Dữ Đạo Hữu Duyên

Chương 1: Thế gian có chân pháp trường sinh



Mùng ba tháng ba có địa long ngẩng đầu, sức sống thiên nhiên lan tỏa bỗng chốc làm thế gian như bừng tỉnh, đâu đó thấp thoáng nụ hoa chớm nở, cỏ cây mọc rợn trời, chim chóc cũng đua nhau trở lại từ phương nam xa xôi.

Núi lẻ xa xa mơ hồ có khói bốc lên, một tiếng chuông vang từ cổ quan xa xôi mãi chẳng dừng lại khiến người ta thoáng cảm thấy nét thanh tịnh nơi sơn dã.

Dù nơi này chẳng có sông lớn chảy qua tận chân trời nhưng lại có một cảm giác rất khác lạ.

Dưới chân ngọn núi đơn côi có một thôn xóm chẳng lớn cũng chẳng nhỏ, khói trắng nhìn thấy từ xa bốc lên từ đây.

Trên đỉnh núi có một đạo quan nhỏ, dù cho không lớn, nhưng kiến trúc cơ bản đều đủ cả, quả thực giống như câu "chim sẻ tuy nhỏ nhưng cũng đủ ngũ tạng" vậy.

Trong quan có hai đạo sĩ, một già một trẻ. Lão đạo sĩ mặt đầy vết nhăn, da khô nứt nẻ nhưng ánh mắt lại rất có thần, dù không có hình tượng tiên phong đạo cốt, lại hơn hẳn đám thanh niên ở tinh thần.

Tiểu đạo sĩ ước chừng mười một tuổi, mặt mũi tươi trẻ, vóc dáng cân dối, người cao năm xích, lại mặc một bộ đạo bào màu xanh, đúng là tràn đầy vẻ thanh xuân.

"Lâm lang chấn hưởng.

Thập phương túc thanh.

Hà hải tĩnh mặc.

Sơn nhạc hàm yên.

Vạn linh trấn mật.

Chiêu tập quần tiên.

Thiên vô phân uế.

Địa vô yêu trần.

Minh tuệ đỗng thanh.

Đại lượng huyền huyền"*

http://thantienvietnam.com/cac-bai-khan-le/693-de-nhi-dien-so-giang-vuong-xa-toi-cuu-kho-bao-thien-d...

Hai người xếp bằng niệm kinh văn, hai giọng già trẻ liên tục vang lên giữa núi rừng yên tĩnh chẳng hề có bất cứ âm thanh nào khác xen vào.

Đó là kinh văn.

Rất lâu sau hai đạo sĩ mới niệm xong. Tiểu đạo sĩ nhìn về núi rừng hoang vắng rồi trông lại đạo quan bé nhỏ, ánh mắt không ngừng thay đổi.

Lão đạo sĩ nhìn đồ nhi của mình rồi thoáng lắc đầu, sau đó lão cất lời: "Cảm thấy nơi này yên ắng quá, tụng kinh không vui nên buồn chán sao?"

Lão cũng hiểu cho đứa trẻ này, thật ra nó cũng coi như là ngoan ngoãn chứ không phải hư đốn gì, chẳng qua đúng là không thấy tụng kinh giữa núi vắng có gì hay thôi.

Chỉ là tính nết trẻ con mà thôi.

Tiểu đạo sĩ không nói gì, cũng chẳng hề phủ nhận, có thể ngầm hiểu rằng tụng kinh đúng là nhàm chán.

"Sư phụ, ngài thường nói kinh văn có đường lên trời, như vậy ngài đã lên trời rồi sao? Lên bầu trời trên kia ư?"

Lão đạo nhăn mi như là nghĩ ngợi, lại như tức cười, còn có đôi phần buồn bã: "Kinh văn này quả thực có đường lên trời, chỉ có điều..."

Thấy lão đạo đau buồn, tiểu đạo sĩ không nói thêm gì nữa, nó sợ rằng sẽ chọc phải chỗ đau buồn của lão đạo, vạn nhất sư phụ khóc thật thì sẽ làm sao đây?

Làm sao đây?

Khi nó khóc lúc nhỏ sư phụ thường dùng hồ lô đường dỗ dành nó, giờ nó lớn hơn tám tuổi rồi, hồ lô đường đã không còn dỗ được nữa.

Vậy nếu sư phụ lớn hơn mình rất nhiều kia khóc thì phải làm sao để dỗ dành đây?

Thấy tiểu đạo sĩ cúi đầu trầm ngâm thì lão đạo sĩ mở lời: "Tụng kinh vạn lần, rõ lấy huyền diệu, thành tâm tụng kinh, thần lực gia trì, đó là việc người tu hành tất phải làm, là bản phận."

Nói xong lão đạo cũng không tiếp tục thêm lời. Thiên chu xán bân bân hề, vạn biến tương khả đổ. Thần minh hốt cáo nhân hề, tâm linh sạ tự ngộ** ( Trích Đại Đan Phú)

Nhưng lão đã tu đạo một đời lại chưa từng chứng được tâm linh mà đạt đến trường sinh bất tử.

Mây trắng lững lờ trên trời cao, thêm mấy năm nữa cũng là lúc lão cưỡi hạc về trời.

Sau cùng lão nhìn tiểu đạo sĩ bảo: "Đi chơi đi, nhớ về lúc trời sắp tối."

Tiểu đạo sĩ nghe vậy thì kinh ngạc ngẩng đầu nhìn.

Nhưng nó lại nhớ tới vẻ cô đơn khi nãy của sư phụ nên kiềm nén vui mừng đáp: "Đồ nhi không đi, đồ nhi hôm nay muốn tu hành."

"Vậy thì con tu hành đi, chum nước đã không còn nước.." Lão đạo đột nhiên đứng dậy rồi chậm rãi đi ra ngoài, khi lão bước ra khỏi cửa cũng là lúc giữa trưa, lão nhìn trời lẩm bẩm.

"Ở cạnh vi sư, bảy năm, bảy năm là tốt rồi!"

...

Xuân đi thu tới, chớp mắt đã bảy năm trôi qua.

Sau bảy năm, tiểu đạo sĩ đã mười tám tuổi, hôm nay chính là lễ thành niên của nó, vì thế nó đã dậy từ sớm, hoàn toàn khác với việc chỉ tỉnh dậy lúc mặt trời lên cao hay bị sư phụ thúc giục như mọi khi.

Còn hôm nay, nó không chỉ dậy sớm, mà còn quét sạch toàn bộ tam thanh đại điện, trong trong ngoài, vô cùng kì lạ.

"Sư phụ còn chưa dậy, mình lại quét thêm một lần.

Ngay khi tiểu đạo sĩ lấy chổi đi ra thì lão đạo sĩ tiến vào: "Ồ, Trần nhi sao hôm nay lại chăm chỉ vậy, chẳng lẽ lão đạo còn đang mơ?" Nói xong lão quay đầu lại như chuẩn bị ngủ thêm.

"Sư phụ, người đừng trêu con, hôm nay là lễ thành nhân của con, tất nhiên là phải chăm chỉ hơn rồi." Tiểu đạo sĩ đỏ mặt kéo lão đạo sĩ lại.

Thiên hạ này, con trai mười tám thành nhân là chuyện đã được công nhận. Làm lễ thành nhân xong tức là đã không còn là trẻ con nữa, bắt đầu phải gánh vác trách nhiệm.

Lão đạo cười, làn da găm đen trên gương mặt đầy nếp nhăn khi cười lên lại khiến người ta thấy vô cùng thoải mái: "Phải rồi, hôm nay con đã lớn rồi."

Làm lễ rất đơn giản, lão đạo sĩ buộc tóc cho tiểu đạo sĩ, đồng thời dạy một số đạo lý làm người, đến khi búi xong, lễ cũng hết.

"Sư phụ, con bỗng cảm thấy có chút mất mát." Tiểu đạo sĩ hơi chút buồn bã nói.

"Sao lại thấy mất mát?"

"Nghe nói lễ trưởng thành của con cháu thế gia có trưởng bối ngồi trên thượng vị, lại đón khách tứ phương, người đông như kiến, chẳng hề có chỗ trống, đúng là cực kì khí khái... còn con thì.."

Tay lão đạo bỗng dừng lại, lão buồn rầu nói: "Đúng vậy, lễ trưởng thành của Trương Đạo Trần Trương đại đạo trưởng ngươi đây chỉ có một lão già đen đúa như ta, thật sự là có lỗi."

Trương Đạo Trần lúc này đang đưa lưng về phía lão đạo nên nghe được câu nói trách móc ấy bỗng sợ hãi.

Xong, sư phụ tức giận!

Nó vội vã đổi giọng: "Thật ra con rất hạnh phúc, ăn no, mặc ấm, còn có sư phụ chí cao vô thượng không gì sánh được dạy con tu hành.."

Lão đạo lắc đầu bảo: "Được rồi, đừng nịnh bợ, sư phụ không cần đâu."

"..."

"Lễ này là muốn con tự lập sống, vi sư có vài lời, con nhớ cho kỹ."

Lão đạo nói mấy lời ấy mà tay run rung, Trương Nhược Trần bỗng thấy rùng mình.

Cảm giác ấy khiến hắn rất khó chịu.

Trong lư hương có ba cây hương đã sắp cháy hết.

"Một, bản quan dù nhỏ nhưng cũng là đạo quan, không thể giết người bừa bãi, họa hại nhân gian."

"Hai, thế gian hiểm ác, nhân tâm khó dò, phải giữ lấy linh thai trong sáng, bảo vệ bản tâm."

"Ba, tu hành phải cần cù, không được ba ngày ngủ hai."

Càng nói hơi lão càng yếu, lão càng nói, Trương Nhược Trần lại càng sợ, mắt bắt đầu đỏ lên.

"Bốn, không được kén ăn."

"Năm, buổi tối nhớ đắp mền."

"Sáu...."

...

Càng nói về sau thì lão đạo càng không nói về đạo lý nữa mà chỉ còn nhắc về chuyện sinh hoạt hằng ngày, Trương Nhược Trần thì chẳng hé răng trong khi trước nay nó vẫn chẳng thích nghe lão đạo càu nhàu.

Nhưng giờ nó lại chỉ mong sư phụ nói mãi, nói không bao giờ ngừng lại.

Thật lạ.

Ba nén hương đã không còn được nửa thốn.

"Mười bảy, vi sư có thể có đồ nhi như con, thật sự, thật sự tự hào."

Lão đạo hết câu thì ba nén hương cũng tắt.

Mặt lão đạo vẫn còn cười!

Có lẽ, điều thứ mười bảy là thứ cuối cùng lão muốn nói, vậy nên mới không hề tiếc nuối.

Trương Nhược Trần run rẩy, nước mắt không thể kiềm nén mà tràn mi.

Nó chuyển mình tới nhẹ nhàng vuốt vẻ gương mặt đen đúa đầy nếp nhăn ấy mà nghẹn ngào.

"Bảy năm trước ngài bảo đồ nhi theo ngày bảy năm, thật ra đồ nhi đã nghe được, nhưng đồ nhi sợ người không vui nên làm bộ không nghe thấy mà thôi."

"Sư phụ, ngài cả đời cũng không thấy chân tu.." Trương Nhược Trần lau nước mắt: "Vậy con là đệ tử của người, con sẽ thay người đi kiểm chứng, thế gian này..."

"Có chân pháp trường sinh!"

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện