Dưới Đóa Hoa Hồng
Chương 111
Ngày ông chủ Nhan tới nhà họ Nhan lúc còn trẻ là giữa mùa hè, ông ấy vẫn còn là một tên ăn mày đầu đường xó chợ, trên người mặc một chiếc áo tay ngắn màu xám rất cũ kỹ, cánh tay trái không cử động được quấn băng vải màu trắng xung quanh, cứ như vậy cùng Phó Dung Dữ bước vào trong dinh thự.
Lúc đi qua phòng sách, một giọng nói dịu dàng truyền đến từ cửa bên: “Anh Dung Dữ, anh mang theo ai đến vậy?”
Bước chân của ông ấy bỗng dưng dừng lại, ánh mắt cũng nhìn sang, lập tức nhìn thấy một cô gái trời sinh như ngọc, khi gió thổi qua, cô dùng ngón tay chống lên nửa cánh cửa, làn váy trắng bị gió thổi tung khẽ lay động quanh mắt cá chân.
Chỉ trong một khoảnh khắc như vậy, ông chủ Nhan vô thức muốn trốn sau lưng Phó Dung Dữ.
Chỉ sợ rằng dáng vẻ nghèo túng th0 tục của mình thế này sẽ làm cho Tiểu Tiên Nữ này sợ hãi.
Ông ấy cúi gằm mặt, mí mắt mỏng từ đầu đến cuối luôn rủ xuống, cứ như vậy im lặng nhìn Phó Dung Dữ đi về phía trước, nhẹ giọng hỏi: “Thầy đâu rồi?”
“Đang pha trà.”
Khi Tiểu Tiên Nữ trả lời giọng nói vẫn nhẹ nhàng, rất nhiệt tình muốn dẫn bọn họ qua đó, bàn chân nhỏ nhắn bước từng bước nhỏ còn không quên từ tốn chào hỏi với ông ấy: “Chào anh, em tên là Tạ Âm Lâu, còn anh tên gì?”
Ông chủ Nhan ngẩng đầu nhìn cô, giọng nói lại mắc kẹt trong cổ họng một lúc lâu cũng không thể nói một lời nào.
Bởi vì ông ấy không có tên, từ khi sinh ra đã không tên không họ.
Cũng may Tạ Âm Lâu từ trước đến nay biết cách quan sát nét mặt để nói chuyện, nên không hỏi thêm câu nào nữa, cứ tự nhiên mà gọi ông ta là anh.
Vào ngày hôm đó, ông chủ Nhan gặp được ông chủ của tòa dinh thự này, cũng thuận theo tự nhiên được giữ lại.
Ông ấy mấy năm rồi không được học hành, bình thường đều làm chút việc vặt ở nhà họ Nhan, khi rãnh rỗi sẽ nằm trước bệ cửa sổ nghe Nhan Phùng khanh giảng bài, rất nhiều lần ông ấy nhìn thấy Tiểu Tiên Nữ đang ngồi lặng lẽ viết chữ.
Nhan Phùng Khanh thấy ông ấy là người thích viết chữ, có một ngày đã gọi ông ấy tới phòng sách hỏi: “Cậu bao nhiêu tuổi rồi?”
Ông ấy cúi đầu đứng trước bàn sách, hai vai đứng rất thẳng, chỉ là dáng người không cao, dáng vẻ gầy gò như bị suy dinh dưỡng, sợ bị người khác coi thường nên khi nói chuyện thường quen nói dối về tuổi tác: “Hai mươi ba ạ.”
Nhan Phùng khanh khẽ nhíu mày, trầm tư một hồi rồi nói: “Ở tuổi này đi học cũng đã hơi muộn.”
Nhìn đôi lông mày rậm rạp của ông ấy, lại hỏi: “Muốn đi học không?”
Ông chủ Nhan gật đầu, một lát sau lại lắc đầu: “Tôi muốn biết chữ để làm ăn.”
Nhan Phùng Khanh cũng cảm thấy hơi bất ngờ, lần đầu tiên cẩn thận nhìn kỹ người thanh niên gầy gò tiều tụy ở trước mặt này, ông ấy không được đẹp trai cho lắm, kém Phó Dung Dữ rất xa, thậm chí tướng mạo còn có chút cảm giác không tốt, cũng bởi vì đã lăn lộn ở trên đường nhiều năm nên trong lòng sớm đã nhiễm sự gai góc thù địch.
Mà trên người ông ấy cũng mang theo một sự liều lĩnh, không chịu thua vận mệnh.
Nhan Phùng Khanh không nói gì nữa, phất tay bảo ông ấy ra ngoài.
Nhưng đến ngày hôm sau lại sai người để thêm một cái bàn và một cái ghế dưới bệ cửa sổ, để mỗi buổi sáng ông ấy có thể ngồi học.
Ông chủ Nhan học rất chậm, chữ viết cũng rất xấu, phần lớn thời gian có không ít người lén lút chê cười ông ấy.
Chỉ có Tạ Âm Lâu chủ động bắt chuyện với ông ấy, nhẹ giọng hỏi: “Này, anh thật sự đã hai mươi ba tuổi rồi sao?”
Ông chủ Nhan nhìn cô như người bị câm điếc không nói gì.
Tạ Âm Lâu cũng không giận, lông mi cong cong nói: “Anh lớn hơn em mười mấy tuổi, vậy thì em sẽ gọi anh là chú.”
Ông chủ Nhan để cô muốn gọi là gì thì gọi, viết chữ xong ông ấy cất giấy bút, lại sờ lên băng vải quấn quanh cánh tay.
Vết thương dưới lớp băng vải đã sớm kín miệng, nhưng để lại vết sẹo cực kì khó nhìn, ở nhà họ Nhan ông ấy không muốn để lộ ra, sợ bị người ngoài nhìn thấy, cho nên khi Tạ Âm Lâu muốn nhìn đã từ chối rất lạnh lùng.
“Cháu xem xong sẽ gặp ác mộng.”
Tạ Âm Lâu cau mày, bỗng nhiên đưa tay lên sờ lỗ tai của ông ta: “Chỗ này của chú cũng có vết sẹo, cháu nhìn thấy cũng không gặp ác mộng, anh Dung Dữ nói lá gan của cháu rất lớn.”
Ông chủ Nhan hơi nghiêng đầu, cảm nhận được đầu ngón tay của cô lướt qua da mình, thoang thoảng một mùi thơm ngọt ngào.
Chỉ là trong chốc lát đã không còn, Tạ Âm Lâu chưa bao giờ làm khó người khác, rất nhanh đã cười nói: “Không nhìn thì không nhìn nữa, vậy cháu tặng cho chú một món quà, chú đừng từ chối nhé?”
Ông chủ Nhan vô thức hỏi: “Cái gì?”
Tạ Âm Lâu từ trong cặp sách của mình lấy ra một lọ thủy tinh cực xinh đẹp đưa cho ông ấy: “Mỹ phẩm dưỡng da dùng để trị sẹo, cháu lấy từ chỗ của mẹ đó, buổi tối chú tự bôi lên cho mình, không cần phải quấn cái này vào ngày nắng nóng nữa.”
Ông chủ Nhân nhìn cô một lúc lâu mới nhận lấy một cách máy móc.
Ý cười trong mắt Tạ Âm Lâu lại càng rạng rỡ hơn, ôm lấy cặp sách: “Cháu và anh Dung Dữ hẹn tan học ra bờ sông mò cua, chú đi chung không?”
Vốn dĩ ông chủ Nhan muốn từ chối, nhưng nghĩ lại đã mấy ngày không gặp Phó Dung Dữ.
Ông ấy cẩn thận cất kỹ lọ thủy tinh, đồng ý lời mời của Tạ Âm lâu: “Tôi có kinh nghiệm mò cua.”
....
Kem trị sẹo của Tạ Âm Lâu rất hữu dụng, vết sẹo bị chó dữ cắn trên cánh tay ông ấy cũng đã mờ đi, ngoại trừ vết sẹo từ mang tai đến tận vai đã khắc sâu vào trong xương, giống như bị cháy xém tàn nhẫn để lại dấu vết trên da.
Ông ấy giữ lại vết sẹo này giống như một kỷ vật cho quá khứ có xuất thân không vẻ vang của mình.
Vào năm thứ ba ở nhà họ Nhan, ông ấy đã lấy họ Nhan, dựa vào địa vị của nhà họ Nhan trong giới tri thức để bắt đầu kinh doanh mua bán đồ cổ.
Vì để có thể biết được đâu là hàng thật, ông ấy lục tung thư viện của nhà họ Nhan, từ khi biết chữ thì liều mạng học tập.
Ban đầu chỉ dựa vào đôi mắt để tìm kiếm những đồ vật cổ có giá trị ở trong phố đồ cổ, sau đó bán lại chênh lệch giá kiếm lời.
Ông ấy không tham số tiền này, tất cả đều giao lại cho Nhan Phùng Khanh.
Đó là sinh hoạt phí ăn mặc ngủ nghỉ và học phí của ông ấy kể từ khi nhận sự giúp đỡ của nhà họ Nhan cho đến nay.
Nhan Phùng Khanh nhìn số tiền này, sau đó lại cẩn thận quan sát ông ấy một lần nữa, cậu thanh niên trẻ tuổi trước kia bị chó dữ cắn gây thương thích lộ ra vẻ yếu ớt bây giờ đã lột xác trở nên rất trưởng thành, đầu đinh lông mày rậm, mặt mày vẫn như cũ, mặc áo khoác màu đen và quần dài, mang theo một khí chất rất mâu thuẫn.
Đã có chút phong độ của người trí thức nhàn nhạt, lại có sự ngang bướng lăn lộn trên đường phố.
Ông ấy khụy hai đầu gối xuống, dập đầu về phía Nhan Phùng Khanh, giọng nói nghiêm túc trước nay chưa từng có: “Ông Nhan, số tiền này vẫn không thể trả nổi ân tình mà ngài đối với tôi, sau này, nếu tôi có thể có được thành quả nhất định sẽ phụng dưỡng ngài.”
Nhan Phùng Khanh có rất nhiều học trò và con cháu, nên không cần ông ấy đến phụng dưỡng.
Đánh giá một lát, giọng nói hiền hậu vang lên: “Cậu còn muốn ở lại nhà họ Nhan nữa không?”
“Vâng.”
“Ta ở tuổi này, khi nhận Âm Lâu cũng đã nói...Con bé là học trò cuối cùng.”
Lời này của Nhan Phùng Khanh không phải là giả, cho dù sau này ông cụ nhìn thấy tài năng của Phó Dung Dữ, có thích đến thế nào cũng không chính thức nhận anh là học trò.
Nói xong một hồi lâu mới từ từ nói tiếp: “Cậu không danh không phận sống ở nhà họ Nhan, người bên ngoài cười nhạo cậu là con chó canh cửa cũng không quan tâm sao?”
Ông chủ Nhan vẫn duy trì tư thế quỳ dưới đất, khẽ lắc đầu.
Bầu không khí trong phòng sách dần dần yên tĩnh, Nhan Phùng Khanh cuối cùng đưa ra ba quy ước với ông ấy, muốn ở lại nhà họ Nhan tiếp tục buôn bán đồ cổ cũng được, nhưng không được phép làm ra những chuyện không có tính người, lừa tiền của người khác.
Nếu không thì dinh thự của nhà họ Nhan này không thể chứa chấp được người miệng đầy dối trá.
Sau khi quy ước ba điều kiện, người vừa mới đi ra khỏi phòng sách, bên kia bình phong đã có tiếng động truyền đến.
Tạ Âm Lâu rón rén đi tới, đầu tiên liếc nhìn tiền đặt trên bàn, nũng nịu nói với Nhan Phùng Khanh có hơi nghiêm khắc: “Thầy, con cảm thấy chú ấy là một người đàn ông có khí phách.”
Nhan Phùng Khanh bưng chén trà ở bên cạnh lên, nhấp một hớp cho nhuận họng: “Hửm?”
“Thầy nhìn xem, chú ấy rõ ràng có thể ăn chực ở nhà họ Nhan, nhưng khi có khả năng kiếm tiền lại trả nợ ngay lập tức, người như thế này làm sao có thể làm ra những chuyện trộm cắp lừa gạt được...”
Tạ Âm Lâu dùng đầu ngón tay trắng nõn mảnh khảnh đếm số tiền này, mỗi đồng tiền kiếm được đều phải vất vả chạy đến phố đồ cổ để tìm hàng, dùng hết miệng lưỡi để mua được sau đó lại bán ra ngoài để kiếm lời, mặc dù không nhiều nhưng là toàn bộ tài sản của ông ấy.
Cô nói mấy lời khen ngợi ở trước mặt thầy xong, khi đêm đến lại tìm được bọn họ đang ở dưới cây hồng ở sân sau.
....
Ông chủ Nhan muốn mở một cửa hàng nhỏ ở phố đồ cổ, ông ấy đã tích lũy được kinh nghiệm chọn hàng, bây giờ chỉ còn thiếu vốn khởi nghiệp, đầu tiên là Phó Dung Dữ hào phóng cho ông ấy vay một khoản tiền.
Tạ Âm Lâu cũng rất nhiệt tình giúp đỡ, quay về lấy tiền tiêu vặt để dành được ra.
Kể từ đó, ông chủ Nhan chính thức mở cửa tiệm đồ cổ.
Ông ấy ít thời gian ở nhà họ Nhan hơn, cả ngày bắt đầu lăn lộn khắp các phố lớn ngõ nhỏ, thỉnh thoảng Tạ Âm Lâu tan học sẽ đến tìm ông ấy, thích nhất lượn lờ trong cửa hàng, cảm thấy vắng lặng nên chuyển một hai cái bình hoa cổ trong nhà mình tới.
Cô nói dùng nó để giữ thể diện.
“Khách vừa đi vào trong tiệm mà nhìn thấy đồ cổ bày ở trong tủ đều là giả thì làm sao còn làm ăn với chú nữa.”
Tạ Âm Lâu tự có lý lẽ riêng, lại nhẹ nhàng nói: “Yên tâm đi, cháu chuyển từ trong phòng sách của ba cháu, ông ấy đi theo mẹ cháu ra ngoài quay phim rồi, sẽ không về nhà trong nửa năm tới.”
Ông chủ Nhan đành phải khóa gấp cửa sổ, sợ món đồ cổ hàng thật này bị ăn cắp, quay người thì thấy Tạ Âm Lâu đã nhàn nhã ngồi trên ghế, đung đưa bàn chân nhỏ giống như bạch ngọc cắn hạt dưa.
“Tiểu Quan Âm.”
“Chú muốn cảm ơn cháu sao?”
Ông ấy còn chưa nói gì đã bị câu hỏi của cô chặn lại.
Tạ Âm Lâu cắn hạt dưa cười nói: “Không cần cảm ơn đâu, ai bảo cháu thích chú chứ.”
Ông chủ Nhan cổ họng có hơi chua chát: “Thích?”
“Đúng thế, giống như là cháu thích thầy, thích anh Dung Dữ....Thích mấy em trai của cháu, cũng thích chú nữa.”
Đôi mắt của Tạ Âm Lâu quá trong sáng khiến cho ông ấy không dám nhìn thẳng.
Qua hồi lâu, ông ấy theo thói quen mím chặt môi, coi như đã nở một nụ cười: “Tôi biết, cô thích rất nhiều người.”
Tạ Âm Lâu lau lau tay vào khăn lau, giọng nói nhẹ nhàng nghe rất êm tai: “Đúng rồi, cháu thấy hàng xóm láng giềng đều gọi chú là ông chủ Nhan, chú mang họ của thầy vậy tại sao không đặt tên cho mình?”
Ông chủ Nhan đi đến bên cạnh bàn, tiện thể rót cho cô một ly nước: “Tôi không có tên.”
“Vậy cháu giúp chú đặt tên nhé?”
Tạ Âm Lâu thấy ông ấy không từ chối, hàng lông mi tinh xảo rũ xuống quan sát tiệm đồ cổ này, suy nghĩ rất nghiêm túc: “Tên là Nhan Cát Thành đi.”
“Nhan Cát Thành...”
“Ừm, cháu hi vọng chú may mắn được như ý, sự nghiệp thành công.”
Đầu ngón tay của Tạ Âm Lâu lấy chút nước viết lên trên bàn mấy chữ xinh xắn, nét mặt tươi cười lọt vào trong mắt của ông ấy.
Nhan Cát Thành.
Ba chữ này thể hiện ông ta không còn là kẻ vô danh lang thang ở đầu đường nữa, mà là ông chủ Nhan mở ra tiệm đồ cổ nổi tiếng này.
Không biết là do cái tên của Tạ Âm Lâu đặt cho tốt, hay là hiệu quả từ hai cái bình hoa cổ.
Từ ngày hôm đó chuyện làm ăn của cửa tiệm càng ngày càng tốt.
Ông ấy vô cùng may mắn, trước khi làm kinh doanh đã thắp hương cúi bái một bức chân dung Quan Âm ở nội đường, cuối cùng tìm được một món đồ cổ quý giá thực sự.
Cũng bởi vậy, danh tiếng của bản thân trong giới đồ cổ tăng vọt.
Khi người ngoài hỏi ông ấy tên là gì, ông ấy vẫn chuyện trò vui vẻ nói: “Tất cả mọi người đều gọi tôi là ông chủ Nhan vô danh.”
Còn cái tên Nhan Cát Thành mà Tạ Âm Lâu đặt cho ông ấy.
Trong những năm qua, ông ấy muốn cất giấu như một món đồ cổ, giấu ở nơi hẻo lánh không muốn cho ai biết.
Không muốn chia sẻ với bất kì kẻ nào.
Đây là Tiểu Quan Âm phổ độ chúng sinh ban cho ông ta.
- -----oOo------
Lúc đi qua phòng sách, một giọng nói dịu dàng truyền đến từ cửa bên: “Anh Dung Dữ, anh mang theo ai đến vậy?”
Bước chân của ông ấy bỗng dưng dừng lại, ánh mắt cũng nhìn sang, lập tức nhìn thấy một cô gái trời sinh như ngọc, khi gió thổi qua, cô dùng ngón tay chống lên nửa cánh cửa, làn váy trắng bị gió thổi tung khẽ lay động quanh mắt cá chân.
Chỉ trong một khoảnh khắc như vậy, ông chủ Nhan vô thức muốn trốn sau lưng Phó Dung Dữ.
Chỉ sợ rằng dáng vẻ nghèo túng th0 tục của mình thế này sẽ làm cho Tiểu Tiên Nữ này sợ hãi.
Ông ấy cúi gằm mặt, mí mắt mỏng từ đầu đến cuối luôn rủ xuống, cứ như vậy im lặng nhìn Phó Dung Dữ đi về phía trước, nhẹ giọng hỏi: “Thầy đâu rồi?”
“Đang pha trà.”
Khi Tiểu Tiên Nữ trả lời giọng nói vẫn nhẹ nhàng, rất nhiệt tình muốn dẫn bọn họ qua đó, bàn chân nhỏ nhắn bước từng bước nhỏ còn không quên từ tốn chào hỏi với ông ấy: “Chào anh, em tên là Tạ Âm Lâu, còn anh tên gì?”
Ông chủ Nhan ngẩng đầu nhìn cô, giọng nói lại mắc kẹt trong cổ họng một lúc lâu cũng không thể nói một lời nào.
Bởi vì ông ấy không có tên, từ khi sinh ra đã không tên không họ.
Cũng may Tạ Âm Lâu từ trước đến nay biết cách quan sát nét mặt để nói chuyện, nên không hỏi thêm câu nào nữa, cứ tự nhiên mà gọi ông ta là anh.
Vào ngày hôm đó, ông chủ Nhan gặp được ông chủ của tòa dinh thự này, cũng thuận theo tự nhiên được giữ lại.
Ông ấy mấy năm rồi không được học hành, bình thường đều làm chút việc vặt ở nhà họ Nhan, khi rãnh rỗi sẽ nằm trước bệ cửa sổ nghe Nhan Phùng khanh giảng bài, rất nhiều lần ông ấy nhìn thấy Tiểu Tiên Nữ đang ngồi lặng lẽ viết chữ.
Nhan Phùng Khanh thấy ông ấy là người thích viết chữ, có một ngày đã gọi ông ấy tới phòng sách hỏi: “Cậu bao nhiêu tuổi rồi?”
Ông ấy cúi đầu đứng trước bàn sách, hai vai đứng rất thẳng, chỉ là dáng người không cao, dáng vẻ gầy gò như bị suy dinh dưỡng, sợ bị người khác coi thường nên khi nói chuyện thường quen nói dối về tuổi tác: “Hai mươi ba ạ.”
Nhan Phùng khanh khẽ nhíu mày, trầm tư một hồi rồi nói: “Ở tuổi này đi học cũng đã hơi muộn.”
Nhìn đôi lông mày rậm rạp của ông ấy, lại hỏi: “Muốn đi học không?”
Ông chủ Nhan gật đầu, một lát sau lại lắc đầu: “Tôi muốn biết chữ để làm ăn.”
Nhan Phùng Khanh cũng cảm thấy hơi bất ngờ, lần đầu tiên cẩn thận nhìn kỹ người thanh niên gầy gò tiều tụy ở trước mặt này, ông ấy không được đẹp trai cho lắm, kém Phó Dung Dữ rất xa, thậm chí tướng mạo còn có chút cảm giác không tốt, cũng bởi vì đã lăn lộn ở trên đường nhiều năm nên trong lòng sớm đã nhiễm sự gai góc thù địch.
Mà trên người ông ấy cũng mang theo một sự liều lĩnh, không chịu thua vận mệnh.
Nhan Phùng Khanh không nói gì nữa, phất tay bảo ông ấy ra ngoài.
Nhưng đến ngày hôm sau lại sai người để thêm một cái bàn và một cái ghế dưới bệ cửa sổ, để mỗi buổi sáng ông ấy có thể ngồi học.
Ông chủ Nhan học rất chậm, chữ viết cũng rất xấu, phần lớn thời gian có không ít người lén lút chê cười ông ấy.
Chỉ có Tạ Âm Lâu chủ động bắt chuyện với ông ấy, nhẹ giọng hỏi: “Này, anh thật sự đã hai mươi ba tuổi rồi sao?”
Ông chủ Nhan nhìn cô như người bị câm điếc không nói gì.
Tạ Âm Lâu cũng không giận, lông mi cong cong nói: “Anh lớn hơn em mười mấy tuổi, vậy thì em sẽ gọi anh là chú.”
Ông chủ Nhan để cô muốn gọi là gì thì gọi, viết chữ xong ông ấy cất giấy bút, lại sờ lên băng vải quấn quanh cánh tay.
Vết thương dưới lớp băng vải đã sớm kín miệng, nhưng để lại vết sẹo cực kì khó nhìn, ở nhà họ Nhan ông ấy không muốn để lộ ra, sợ bị người ngoài nhìn thấy, cho nên khi Tạ Âm Lâu muốn nhìn đã từ chối rất lạnh lùng.
“Cháu xem xong sẽ gặp ác mộng.”
Tạ Âm Lâu cau mày, bỗng nhiên đưa tay lên sờ lỗ tai của ông ta: “Chỗ này của chú cũng có vết sẹo, cháu nhìn thấy cũng không gặp ác mộng, anh Dung Dữ nói lá gan của cháu rất lớn.”
Ông chủ Nhan hơi nghiêng đầu, cảm nhận được đầu ngón tay của cô lướt qua da mình, thoang thoảng một mùi thơm ngọt ngào.
Chỉ là trong chốc lát đã không còn, Tạ Âm Lâu chưa bao giờ làm khó người khác, rất nhanh đã cười nói: “Không nhìn thì không nhìn nữa, vậy cháu tặng cho chú một món quà, chú đừng từ chối nhé?”
Ông chủ Nhan vô thức hỏi: “Cái gì?”
Tạ Âm Lâu từ trong cặp sách của mình lấy ra một lọ thủy tinh cực xinh đẹp đưa cho ông ấy: “Mỹ phẩm dưỡng da dùng để trị sẹo, cháu lấy từ chỗ của mẹ đó, buổi tối chú tự bôi lên cho mình, không cần phải quấn cái này vào ngày nắng nóng nữa.”
Ông chủ Nhân nhìn cô một lúc lâu mới nhận lấy một cách máy móc.
Ý cười trong mắt Tạ Âm Lâu lại càng rạng rỡ hơn, ôm lấy cặp sách: “Cháu và anh Dung Dữ hẹn tan học ra bờ sông mò cua, chú đi chung không?”
Vốn dĩ ông chủ Nhan muốn từ chối, nhưng nghĩ lại đã mấy ngày không gặp Phó Dung Dữ.
Ông ấy cẩn thận cất kỹ lọ thủy tinh, đồng ý lời mời của Tạ Âm lâu: “Tôi có kinh nghiệm mò cua.”
....
Kem trị sẹo của Tạ Âm Lâu rất hữu dụng, vết sẹo bị chó dữ cắn trên cánh tay ông ấy cũng đã mờ đi, ngoại trừ vết sẹo từ mang tai đến tận vai đã khắc sâu vào trong xương, giống như bị cháy xém tàn nhẫn để lại dấu vết trên da.
Ông ấy giữ lại vết sẹo này giống như một kỷ vật cho quá khứ có xuất thân không vẻ vang của mình.
Vào năm thứ ba ở nhà họ Nhan, ông ấy đã lấy họ Nhan, dựa vào địa vị của nhà họ Nhan trong giới tri thức để bắt đầu kinh doanh mua bán đồ cổ.
Vì để có thể biết được đâu là hàng thật, ông ấy lục tung thư viện của nhà họ Nhan, từ khi biết chữ thì liều mạng học tập.
Ban đầu chỉ dựa vào đôi mắt để tìm kiếm những đồ vật cổ có giá trị ở trong phố đồ cổ, sau đó bán lại chênh lệch giá kiếm lời.
Ông ấy không tham số tiền này, tất cả đều giao lại cho Nhan Phùng Khanh.
Đó là sinh hoạt phí ăn mặc ngủ nghỉ và học phí của ông ấy kể từ khi nhận sự giúp đỡ của nhà họ Nhan cho đến nay.
Nhan Phùng Khanh nhìn số tiền này, sau đó lại cẩn thận quan sát ông ấy một lần nữa, cậu thanh niên trẻ tuổi trước kia bị chó dữ cắn gây thương thích lộ ra vẻ yếu ớt bây giờ đã lột xác trở nên rất trưởng thành, đầu đinh lông mày rậm, mặt mày vẫn như cũ, mặc áo khoác màu đen và quần dài, mang theo một khí chất rất mâu thuẫn.
Đã có chút phong độ của người trí thức nhàn nhạt, lại có sự ngang bướng lăn lộn trên đường phố.
Ông ấy khụy hai đầu gối xuống, dập đầu về phía Nhan Phùng Khanh, giọng nói nghiêm túc trước nay chưa từng có: “Ông Nhan, số tiền này vẫn không thể trả nổi ân tình mà ngài đối với tôi, sau này, nếu tôi có thể có được thành quả nhất định sẽ phụng dưỡng ngài.”
Nhan Phùng Khanh có rất nhiều học trò và con cháu, nên không cần ông ấy đến phụng dưỡng.
Đánh giá một lát, giọng nói hiền hậu vang lên: “Cậu còn muốn ở lại nhà họ Nhan nữa không?”
“Vâng.”
“Ta ở tuổi này, khi nhận Âm Lâu cũng đã nói...Con bé là học trò cuối cùng.”
Lời này của Nhan Phùng Khanh không phải là giả, cho dù sau này ông cụ nhìn thấy tài năng của Phó Dung Dữ, có thích đến thế nào cũng không chính thức nhận anh là học trò.
Nói xong một hồi lâu mới từ từ nói tiếp: “Cậu không danh không phận sống ở nhà họ Nhan, người bên ngoài cười nhạo cậu là con chó canh cửa cũng không quan tâm sao?”
Ông chủ Nhan vẫn duy trì tư thế quỳ dưới đất, khẽ lắc đầu.
Bầu không khí trong phòng sách dần dần yên tĩnh, Nhan Phùng Khanh cuối cùng đưa ra ba quy ước với ông ấy, muốn ở lại nhà họ Nhan tiếp tục buôn bán đồ cổ cũng được, nhưng không được phép làm ra những chuyện không có tính người, lừa tiền của người khác.
Nếu không thì dinh thự của nhà họ Nhan này không thể chứa chấp được người miệng đầy dối trá.
Sau khi quy ước ba điều kiện, người vừa mới đi ra khỏi phòng sách, bên kia bình phong đã có tiếng động truyền đến.
Tạ Âm Lâu rón rén đi tới, đầu tiên liếc nhìn tiền đặt trên bàn, nũng nịu nói với Nhan Phùng Khanh có hơi nghiêm khắc: “Thầy, con cảm thấy chú ấy là một người đàn ông có khí phách.”
Nhan Phùng Khanh bưng chén trà ở bên cạnh lên, nhấp một hớp cho nhuận họng: “Hửm?”
“Thầy nhìn xem, chú ấy rõ ràng có thể ăn chực ở nhà họ Nhan, nhưng khi có khả năng kiếm tiền lại trả nợ ngay lập tức, người như thế này làm sao có thể làm ra những chuyện trộm cắp lừa gạt được...”
Tạ Âm Lâu dùng đầu ngón tay trắng nõn mảnh khảnh đếm số tiền này, mỗi đồng tiền kiếm được đều phải vất vả chạy đến phố đồ cổ để tìm hàng, dùng hết miệng lưỡi để mua được sau đó lại bán ra ngoài để kiếm lời, mặc dù không nhiều nhưng là toàn bộ tài sản của ông ấy.
Cô nói mấy lời khen ngợi ở trước mặt thầy xong, khi đêm đến lại tìm được bọn họ đang ở dưới cây hồng ở sân sau.
....
Ông chủ Nhan muốn mở một cửa hàng nhỏ ở phố đồ cổ, ông ấy đã tích lũy được kinh nghiệm chọn hàng, bây giờ chỉ còn thiếu vốn khởi nghiệp, đầu tiên là Phó Dung Dữ hào phóng cho ông ấy vay một khoản tiền.
Tạ Âm Lâu cũng rất nhiệt tình giúp đỡ, quay về lấy tiền tiêu vặt để dành được ra.
Kể từ đó, ông chủ Nhan chính thức mở cửa tiệm đồ cổ.
Ông ấy ít thời gian ở nhà họ Nhan hơn, cả ngày bắt đầu lăn lộn khắp các phố lớn ngõ nhỏ, thỉnh thoảng Tạ Âm Lâu tan học sẽ đến tìm ông ấy, thích nhất lượn lờ trong cửa hàng, cảm thấy vắng lặng nên chuyển một hai cái bình hoa cổ trong nhà mình tới.
Cô nói dùng nó để giữ thể diện.
“Khách vừa đi vào trong tiệm mà nhìn thấy đồ cổ bày ở trong tủ đều là giả thì làm sao còn làm ăn với chú nữa.”
Tạ Âm Lâu tự có lý lẽ riêng, lại nhẹ nhàng nói: “Yên tâm đi, cháu chuyển từ trong phòng sách của ba cháu, ông ấy đi theo mẹ cháu ra ngoài quay phim rồi, sẽ không về nhà trong nửa năm tới.”
Ông chủ Nhan đành phải khóa gấp cửa sổ, sợ món đồ cổ hàng thật này bị ăn cắp, quay người thì thấy Tạ Âm Lâu đã nhàn nhã ngồi trên ghế, đung đưa bàn chân nhỏ giống như bạch ngọc cắn hạt dưa.
“Tiểu Quan Âm.”
“Chú muốn cảm ơn cháu sao?”
Ông ấy còn chưa nói gì đã bị câu hỏi của cô chặn lại.
Tạ Âm Lâu cắn hạt dưa cười nói: “Không cần cảm ơn đâu, ai bảo cháu thích chú chứ.”
Ông chủ Nhan cổ họng có hơi chua chát: “Thích?”
“Đúng thế, giống như là cháu thích thầy, thích anh Dung Dữ....Thích mấy em trai của cháu, cũng thích chú nữa.”
Đôi mắt của Tạ Âm Lâu quá trong sáng khiến cho ông ấy không dám nhìn thẳng.
Qua hồi lâu, ông ấy theo thói quen mím chặt môi, coi như đã nở một nụ cười: “Tôi biết, cô thích rất nhiều người.”
Tạ Âm Lâu lau lau tay vào khăn lau, giọng nói nhẹ nhàng nghe rất êm tai: “Đúng rồi, cháu thấy hàng xóm láng giềng đều gọi chú là ông chủ Nhan, chú mang họ của thầy vậy tại sao không đặt tên cho mình?”
Ông chủ Nhan đi đến bên cạnh bàn, tiện thể rót cho cô một ly nước: “Tôi không có tên.”
“Vậy cháu giúp chú đặt tên nhé?”
Tạ Âm Lâu thấy ông ấy không từ chối, hàng lông mi tinh xảo rũ xuống quan sát tiệm đồ cổ này, suy nghĩ rất nghiêm túc: “Tên là Nhan Cát Thành đi.”
“Nhan Cát Thành...”
“Ừm, cháu hi vọng chú may mắn được như ý, sự nghiệp thành công.”
Đầu ngón tay của Tạ Âm Lâu lấy chút nước viết lên trên bàn mấy chữ xinh xắn, nét mặt tươi cười lọt vào trong mắt của ông ấy.
Nhan Cát Thành.
Ba chữ này thể hiện ông ta không còn là kẻ vô danh lang thang ở đầu đường nữa, mà là ông chủ Nhan mở ra tiệm đồ cổ nổi tiếng này.
Không biết là do cái tên của Tạ Âm Lâu đặt cho tốt, hay là hiệu quả từ hai cái bình hoa cổ.
Từ ngày hôm đó chuyện làm ăn của cửa tiệm càng ngày càng tốt.
Ông ấy vô cùng may mắn, trước khi làm kinh doanh đã thắp hương cúi bái một bức chân dung Quan Âm ở nội đường, cuối cùng tìm được một món đồ cổ quý giá thực sự.
Cũng bởi vậy, danh tiếng của bản thân trong giới đồ cổ tăng vọt.
Khi người ngoài hỏi ông ấy tên là gì, ông ấy vẫn chuyện trò vui vẻ nói: “Tất cả mọi người đều gọi tôi là ông chủ Nhan vô danh.”
Còn cái tên Nhan Cát Thành mà Tạ Âm Lâu đặt cho ông ấy.
Trong những năm qua, ông ấy muốn cất giấu như một món đồ cổ, giấu ở nơi hẻo lánh không muốn cho ai biết.
Không muốn chia sẻ với bất kì kẻ nào.
Đây là Tiểu Quan Âm phổ độ chúng sinh ban cho ông ta.
- -----oOo------
Bình luận truyện