Dưới Nắng Trời Châu Âu
Chương 17: Ý: Tới TRIESTE nhớ về Hà Nội
HÔM TRƯỚC TÌNH CỜ đọc được tờ báo 10 thành phố đẹp bị phớt lờ trên thế giới có nhắc tới Trieste, tôi quay sang bảo với cô bạn cùng nhà trọ: “Tự nhiên tao nhớ Trieste quá mày ạ, nhớ những chiều hoàng hôn vương trên biển, nhớ những con đường chạy dài bên Grande Canal (Kênh Lớn) với những quán cà phê thơm mùi quế.” Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không ngừng thắc mắc tại sao một thành phố đẹp và thơ mộng như Trieste lại bị lãng quên một cách vô tình như thế, dù dưới con mắt của tôi, nhan sắc của Trieste chẳng hề thua kém gì với cô nàng Venice kiều diễm. Trước khi tới Trieste, tôi thấy Venice đẹp lắm, cái đẹp mà tôi cứ ngỡ sẽ khó có nơi nào có thể sánh được, nhưng tới Trieste rồi tôi mới biết, hình như mình đã nhầm.
Tôi đã yêu Trieste ngay từ trên đoạn đường từ sân bay về thành phố, khi xe chạy dọc bờ biển tôi đã không tin vào mắt mình dù lúc đó đã thấm mệt. Những ngày ở đó, tôi được khám phá một miền đất đẹp như mơ mà có lẽ nếu không có bạn mình ở đó, có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ có cơ hội được đặt chân tới. Bởi trong các cuốn sách nói về du lịch châu Âu, Trieste hầu như không được nhắc tới hoặc nếu có, chỉ là một thước phim ngắn hay một vài dòng giới thiệu. Dường như vẻ đẹp của Venice đã làm mờ mắt những du khách tới tới Ý và Trieste bỗng nhiên bị phớt lờ. Nhưng nếu ai đã từng đặt chân tới nơi này, tôi tin rằng họ cũng như tôi, còn muốn quay lại đây, không chỉ một mà còn nhiều lần nữa.
Trieste là thành phố nằm ở miền Đông Bắc của nước Ý, nằm giữa biển Aldriatic và biên giới Ý, giáp với Slovenia. Trong quá trình lịch sử, Trieste chịu ảnh hưởng rất nhiều nền văn hóa Slav và Áo, trước đây thành phố này nằm trong sự quản lý của triều đại Habsburg, cho đến khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất kết thúc thì Trieste mới thuộc về Ý. Vì công việc và cơ hội phát triển ở đây chưa cao nên phần lớn lớp trẻ ở Trieste đều di cư đến nơi khác làm việc thế nên ở Trieste có tới 60% dân số là người già, số còn lại là khách du lịch hoặc các bạn trẻ vùng khác tới đây học.
Lần đầu tới Trieste tôi có cảm giác như mình đang ở Hà Nội và tôi đã không ngần ngại gọi thành phố. Đã dừng chân ở rất nhiều thành phố ở châu Âu nhưng chưa có thành phố nào gợi cho tôi nhớ về Hà Nội nhiều như Trieste. Cuộc sống ở đây dù là ngày hay đêm lúc nào cũng nhộn nhịp và tấp nập nhưng vẫn không hề mất đi cái hồn của một thành phố cổ. Tôi nhớ có một lần Thảo dẫn tôi tới Muggia – một thị trấn nằm ven biển ở Đông Nam Trieste giáp với Slovenia chừng 30 phút đi xe buýt. Đó là lần đầu tiên tôi thực sự nhớ Hà Nội da diết. Cuộc sống ở đây chẳng khác gì một Hà Nội thu nhỏ, có khác chăng một chút là có biển. Buổi chiều khi nắng bắt đầu nhạt, mọi người tập trung ở nhà thờ lớn bên quảng trường. Trẻ con thì nô đùa, hò hét, đá bóng, chơi cầu lông. Người lớn thì uống cà phê, tán dóc hay dẫn con đi dạo. Những con ngõ nhỏ nối dài, sâu hun hút với những ô cửa sổ đã bị bạc màu bởi thời gian. Những ngôi nhà từ xanh đến đỏ bên những chiếc ban công với những chiếc dây phơi quần áo bay bay trong gió. Tất cả những thứ đó dường như đều mang hơi thở của một Hà Nội mà mười năm về trước tôi đã thầm mang theo trong kí ức sang trời Châu Âu. Bất chợt tôi nhớ tới bài hát Hà Nội ngày trở về của nhạc sỹ Phú Quang với những ca từ thật sâu lắng, cho dù Hà Nội không phải là nơi tôi sỉnh ra và lớn lên, nhưng có một cái gì đó như sợi dây tình yêu kết nối tôi và Hà Nội:
“… Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa ô
Như những ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ
Ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế
Như dòng sông Hồng cuộn đỏ mãi trong tôi…”
Có khác chăng bên cạnh tôi bây giờ không phải là dòng sông Hồng cuộn đỏ mà là bờ biển dài xanh thẳm bao la. Tôi không hiểu tại sao khi đứng ở nơi này mà lòng lại khắc khoải nhớ về Hà Nội một cách ồn ào và da diết đến thế. Có bao giờ bạn có cảm giác đó như tôi, đứng giữa một miền xa lạ mà cứ ngỡ, mình đang ở một nơi rất thân thương mà một thời bạn đã từng sống, từng đi qua?
Tới Trieste thì nhất định không thể bỏ qua Lâu đài Miramare – một trong những nơi nghỉ mùa hè của dòng họ Habsburg, nằm trên vách núi đá, được xây dựng trong thế kỷ XIX bởi Đại công tước Ferdinand Miximilian của Áo. Điều khiến tôi ấn tượng trong các căn phòng này không phải vì chúng được trang trí lộng lẫy mà tất cả đều hướng ra mặt biển, nhất là phòng ngủ. Chỉ cần mở mắt ra là đã thấy ánh mặt trời rọi qua khung cửa sổ, phía xa xa là biển trời xanh thẳm. Thật tuyệt vời khi mỗi ban mai được thức dậy trong một khung cảnh đẹp đến thế. Không chỉ có vậy, phía bên ngoài lâu đài là một công viên khá rộng. Chúng tôi dạo bước trên con đường phủ đầy cây, nhìn ra biển và toàn bộ thành phố Trieste mà ngơ ngẩn bởi vẻ đẹp của thành phố.
Cũng nằm sát ven biển và đẹp không thua kém gì Miramare là Lâu đài Dunio, cách trung tâm thành phố một giờ đi xe buýt. Đường tới Dunio khá dốc và ngoằn ngoèo nhưng cảm giác đi trên một con đường với một bên đồi, một bên là biển thật thú vị - điều mà trước đây tôi chỉ thấy trong những bộ phim thì hôm nay đã được tận hưởng nó bằng những cảm xúc thật của mình. Lâu đài này được xây dựng từ thế kỉ thứ XIV và hiện đang dưới quyền sở hữu của Hoàng tử Thurn và Taxis – người mà nhiều năm về trước đã quyết định mở một phần lâu đài cho công chúng vào tham quan, tổ chức các buổi hòa nhạc hay đám cưới. Sau khi “dạo quanh” một vòng phía bên trong, tôi và khoảnh khắc tuyệt vời này và trèo ra phía ngoài ở bên dưới. Trong lúc hai đứa đang thay nhau “tạo mẫu” thì ở phía trên, hai anh chàng quản lý đẹp trai người Ý vẫy tay ra hiệu và đề nghị chúng tôi quay trở lại, Thảo đáp lại một câu khiến tôi không nhịn nổi cười: “Nhưng ở đây đâu có treo biển cấm.”
Thời tiết Ý vào tháng Chín khá dễ chịu vào sáng sớm, tầm khoảng 26 độ nhưng tới bắt đầu vào trưa thì nhiệt độ có thể lên tới 35 độ và khá nóng. Có điều Trieste là thành phố biển nên nhiều gió và điều đó khiến người ta không có cảm giác ngột ngạt khi đi trong thành phố, mặc dù mật độ giao thông ở đây cũng không kém gì so với ở Việt Nam. Tôi thích nhất là những buổi chiều khi nắng đã bắt đầu dịu nhẹ, cùng Thảo dạo phố rồi đi lên những đoạn đường với những ngôi nhà rất cũ mà tôi đoán nếu chỉ tới Trieste một mình, tôi sẽ không bao giờ có thể biết tới những con đường này. Càng đi sâu vào khám phá cuộc sống và đất nước con người Ý, tôi càng nhận ra rằng so với các nước châu Âu khác, Ý không giàu về kinh tế nhưng lại có nền du lịch khá phát triển. Đời sống ở đây so với Đức có phần đắt đỏ hơn, người giàu vẫn cứ giàu, còn nghèo thì vẫn cứ mãi luẩn quẩn trong vòng quay cuộc sống của mình. Tôi nhớ có một bài báo mình đã dọc được ở đâu đó có nói rằng phụ nữ Ý là những người phụ nữ khốn khổ nhất Châu Âu mặc dù người Ý nổi tiếng là luôn có cuộc sống tươi đẹp (la dolce vita). Trong bài báo đó có nhắc đến việc hai phần ba phụ nữ nước này hối tiếc vì đã lập gia đình và có con, ngoài ra họ cho rằng đất nước này vẫn còn tình trạng trọng nam khinh nữ và phụ nữ suốt ngày phải lo việc nhà, trong khi các ông chồng chẳng bao giờ muốn dính tay vào chuyện bếp núc.
Khi mặt trời đã bắt đầu lặn cũng là lúc Trieste ngập tràn trong ánh đèn, những quán bar, những cửa hàng ăn uống lại bắt đầu nhộn nhịp. Ý là nước có nền ẩm thực khá phong phú nên khi tới đây tôi cũng không bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ăn của đất nước này, khi thì Pizza, khi thì Spaghetti được chế biến 100% theo kiểu Ý. Sau bữa ăn, chúng tôi thường đi dạo quanh nhưng khu phố mua sắm rồi ra Quảng trường Thống Nhất Ý (Piazza dell’ Unità d’Italia). Quảng trường này thực sự là trái tim của thành phố với tòa thị chính rực rỡ ánh đèn. Từ quảng trường này, chỉ cần băng qua phía bên kia con đường là đã tới biển. Lần đầu tiên tới đây tôi đã thực sự ngỡ ngàng trước khung cảnh tuyệt đẹp này. Ngồi bên Molo Audace hít thở gió biển, ngắm hoàng hôn và nhìn lên những ngôi nhà nằm nép mình trên những ngọn đồi phía trên cao, tôi có cảm giác như mình đang ở một giấc mơ nào đó mà rất nhiều năm trước đây đã có lần mơ thấy. Có khác chăng những gì đang hiện hữu trước mắt tôi bây giờ là một không gian hoàn toàn có thật.
Chúng tôi ngồi bên bờ biển và nói về những buồn vui trong cuộc sống cho đến khi gió đêm đã bắt đầu se lạnh rồi mới bắt đầu đứng dậy với Canal Grande nhâm nhi ly cappuccino. Kênh này trước đây được xây dựng cho tàu của thương gia giao và nhận hàng trong trung tâm thành phố nhưng bây giờ nó đã không thể đáp ứng được những chức năng ban đầu của mình, tàu lớn không thể vào được nữa nên chỉ có những chiếc thuyền đánh cá mới có thể đi vào được.
Trieste cũng có một quán cà phê khá nổi tiếng nằm cách Quảng trường Thống nhất Ý chừng 150m với cái tên Caffè Tommaseo. Đây là quán cà phê lâu đời nhất Trieste được khai trương vào năm 1830.
Đêm cuối ở Trieste, thay vì uống cappuccino ở Canal Grande, tôi và Thào ghé vào đây thưởng thức đồ uống đúng theo phong cách từ ngàn xưa của Ý rồi đi dạo về ký túc xá. Hơn 11 giờ đêm, đường phố có phần vắng vẻ hơn, nhưng thời tiết khá dễ chịu và mát mẻ. So với các thành phố khác ở Ý thì Trieste khá an toàn, bởi vậy nên Thảo bảo tôi: “Chị em mình có thể đi tới một hai giờ sáng thì cũng chẳng có chuyện gì xảy ra ở đây đâu.” Thật không ngoa chút nào khi thành phố này đã được bình chọn là thành phố hòa bình năm 2009 ở Ý.
Tôi không thể viết hết những kỉ niệm trong suốt bốn ngày ngắn ngủi ở nơi đây, nhưng chắc chắn nó thực sự là những ngày đáng nhớ. Tôi có cơ hội được biết hơn, hiểu hơn về nước Ý xinh đẹp. Không chỉ có vậy, thành phố này đã làm tôi nhớ và yêu Hà Nội nhiều hơn, thứ tình yêu đã ngủ yên nay bất chợt bị đánh thức bằng những ngọt ngào say đắm. Tôi sẽ không quên cô gái Hà Nội tốt bụng đã nhiệt tình làm hướng dẫn viên cho tôi suốt những ngày ở đây và nhường giường cho tôi ngủ. Tôi cũng sẽ không quên bữa cơm sinh viên giản dị với vài miếng thịt và nồi canh mướp đắng do em Quản nấu, mà sau này tôi vẫn nói là món canh mướp đắng ngon nhất từ trước tới nay mà tôi được thưởng thức.
9h tôi, chiếc máy bay của hãng hàng không Ryanair đưa tôi trở về Đức. Không biết vì lý do gì mà máy bay mãi mới hạ cánh được. Kéo va li về nhà nghỉ của sân bay nằm khuất trong rừng lúc 12h đêm, tôi khẽ run vì lạnh, chợt nhớ tới những giọt nắng vàng của Trieste biết bao nhiêu. Thảo nhắn tin cho tôi và nói: “Hội ngộ và chia ly, nhưng em tin mình sẽ gặp lại nhau ở một bầu trời nào đó.” Tôi cũng tin là như thế, biết đâu sẽ lại là Trieste nữa thì sao. Ai mà biết được!? Sau này khi ngồi lật lại những bức hình đã chụp ở Trieste, tôi vẫn không quên cái cảm giác mỗi đêm đi dạo ra quảng trường Thống Nhất Ý, băng qua con đường rồi ngồi bên Molo Audace hít thở gió biển cho đến khi bắt đầu thấy lành lạnh thì đi về Grande Canal uống cappuccino. Tôi nhớ cả buổi chiều lang thang ở thị trấn Muggia ngắm nhìn hoàng hôn buông trên biển để rồi sau này trong những giấc mơ về châu Âu của tôi Trieste hiện lên như một cô gái nhỏ với vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm, khiến cho những ai đã từng đến nơi này đều thấy trái tim mình rộn rã bình yên.
Tôi đã yêu Trieste ngay từ trên đoạn đường từ sân bay về thành phố, khi xe chạy dọc bờ biển tôi đã không tin vào mắt mình dù lúc đó đã thấm mệt. Những ngày ở đó, tôi được khám phá một miền đất đẹp như mơ mà có lẽ nếu không có bạn mình ở đó, có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ có cơ hội được đặt chân tới. Bởi trong các cuốn sách nói về du lịch châu Âu, Trieste hầu như không được nhắc tới hoặc nếu có, chỉ là một thước phim ngắn hay một vài dòng giới thiệu. Dường như vẻ đẹp của Venice đã làm mờ mắt những du khách tới tới Ý và Trieste bỗng nhiên bị phớt lờ. Nhưng nếu ai đã từng đặt chân tới nơi này, tôi tin rằng họ cũng như tôi, còn muốn quay lại đây, không chỉ một mà còn nhiều lần nữa.
Trieste là thành phố nằm ở miền Đông Bắc của nước Ý, nằm giữa biển Aldriatic và biên giới Ý, giáp với Slovenia. Trong quá trình lịch sử, Trieste chịu ảnh hưởng rất nhiều nền văn hóa Slav và Áo, trước đây thành phố này nằm trong sự quản lý của triều đại Habsburg, cho đến khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất kết thúc thì Trieste mới thuộc về Ý. Vì công việc và cơ hội phát triển ở đây chưa cao nên phần lớn lớp trẻ ở Trieste đều di cư đến nơi khác làm việc thế nên ở Trieste có tới 60% dân số là người già, số còn lại là khách du lịch hoặc các bạn trẻ vùng khác tới đây học.
Lần đầu tới Trieste tôi có cảm giác như mình đang ở Hà Nội và tôi đã không ngần ngại gọi thành phố. Đã dừng chân ở rất nhiều thành phố ở châu Âu nhưng chưa có thành phố nào gợi cho tôi nhớ về Hà Nội nhiều như Trieste. Cuộc sống ở đây dù là ngày hay đêm lúc nào cũng nhộn nhịp và tấp nập nhưng vẫn không hề mất đi cái hồn của một thành phố cổ. Tôi nhớ có một lần Thảo dẫn tôi tới Muggia – một thị trấn nằm ven biển ở Đông Nam Trieste giáp với Slovenia chừng 30 phút đi xe buýt. Đó là lần đầu tiên tôi thực sự nhớ Hà Nội da diết. Cuộc sống ở đây chẳng khác gì một Hà Nội thu nhỏ, có khác chăng một chút là có biển. Buổi chiều khi nắng bắt đầu nhạt, mọi người tập trung ở nhà thờ lớn bên quảng trường. Trẻ con thì nô đùa, hò hét, đá bóng, chơi cầu lông. Người lớn thì uống cà phê, tán dóc hay dẫn con đi dạo. Những con ngõ nhỏ nối dài, sâu hun hút với những ô cửa sổ đã bị bạc màu bởi thời gian. Những ngôi nhà từ xanh đến đỏ bên những chiếc ban công với những chiếc dây phơi quần áo bay bay trong gió. Tất cả những thứ đó dường như đều mang hơi thở của một Hà Nội mà mười năm về trước tôi đã thầm mang theo trong kí ức sang trời Châu Âu. Bất chợt tôi nhớ tới bài hát Hà Nội ngày trở về của nhạc sỹ Phú Quang với những ca từ thật sâu lắng, cho dù Hà Nội không phải là nơi tôi sỉnh ra và lớn lên, nhưng có một cái gì đó như sợi dây tình yêu kết nối tôi và Hà Nội:
“… Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa ô
Như những ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ
Ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế
Như dòng sông Hồng cuộn đỏ mãi trong tôi…”
Có khác chăng bên cạnh tôi bây giờ không phải là dòng sông Hồng cuộn đỏ mà là bờ biển dài xanh thẳm bao la. Tôi không hiểu tại sao khi đứng ở nơi này mà lòng lại khắc khoải nhớ về Hà Nội một cách ồn ào và da diết đến thế. Có bao giờ bạn có cảm giác đó như tôi, đứng giữa một miền xa lạ mà cứ ngỡ, mình đang ở một nơi rất thân thương mà một thời bạn đã từng sống, từng đi qua?
Tới Trieste thì nhất định không thể bỏ qua Lâu đài Miramare – một trong những nơi nghỉ mùa hè của dòng họ Habsburg, nằm trên vách núi đá, được xây dựng trong thế kỷ XIX bởi Đại công tước Ferdinand Miximilian của Áo. Điều khiến tôi ấn tượng trong các căn phòng này không phải vì chúng được trang trí lộng lẫy mà tất cả đều hướng ra mặt biển, nhất là phòng ngủ. Chỉ cần mở mắt ra là đã thấy ánh mặt trời rọi qua khung cửa sổ, phía xa xa là biển trời xanh thẳm. Thật tuyệt vời khi mỗi ban mai được thức dậy trong một khung cảnh đẹp đến thế. Không chỉ có vậy, phía bên ngoài lâu đài là một công viên khá rộng. Chúng tôi dạo bước trên con đường phủ đầy cây, nhìn ra biển và toàn bộ thành phố Trieste mà ngơ ngẩn bởi vẻ đẹp của thành phố.
Cũng nằm sát ven biển và đẹp không thua kém gì Miramare là Lâu đài Dunio, cách trung tâm thành phố một giờ đi xe buýt. Đường tới Dunio khá dốc và ngoằn ngoèo nhưng cảm giác đi trên một con đường với một bên đồi, một bên là biển thật thú vị - điều mà trước đây tôi chỉ thấy trong những bộ phim thì hôm nay đã được tận hưởng nó bằng những cảm xúc thật của mình. Lâu đài này được xây dựng từ thế kỉ thứ XIV và hiện đang dưới quyền sở hữu của Hoàng tử Thurn và Taxis – người mà nhiều năm về trước đã quyết định mở một phần lâu đài cho công chúng vào tham quan, tổ chức các buổi hòa nhạc hay đám cưới. Sau khi “dạo quanh” một vòng phía bên trong, tôi và khoảnh khắc tuyệt vời này và trèo ra phía ngoài ở bên dưới. Trong lúc hai đứa đang thay nhau “tạo mẫu” thì ở phía trên, hai anh chàng quản lý đẹp trai người Ý vẫy tay ra hiệu và đề nghị chúng tôi quay trở lại, Thảo đáp lại một câu khiến tôi không nhịn nổi cười: “Nhưng ở đây đâu có treo biển cấm.”
Thời tiết Ý vào tháng Chín khá dễ chịu vào sáng sớm, tầm khoảng 26 độ nhưng tới bắt đầu vào trưa thì nhiệt độ có thể lên tới 35 độ và khá nóng. Có điều Trieste là thành phố biển nên nhiều gió và điều đó khiến người ta không có cảm giác ngột ngạt khi đi trong thành phố, mặc dù mật độ giao thông ở đây cũng không kém gì so với ở Việt Nam. Tôi thích nhất là những buổi chiều khi nắng đã bắt đầu dịu nhẹ, cùng Thảo dạo phố rồi đi lên những đoạn đường với những ngôi nhà rất cũ mà tôi đoán nếu chỉ tới Trieste một mình, tôi sẽ không bao giờ có thể biết tới những con đường này. Càng đi sâu vào khám phá cuộc sống và đất nước con người Ý, tôi càng nhận ra rằng so với các nước châu Âu khác, Ý không giàu về kinh tế nhưng lại có nền du lịch khá phát triển. Đời sống ở đây so với Đức có phần đắt đỏ hơn, người giàu vẫn cứ giàu, còn nghèo thì vẫn cứ mãi luẩn quẩn trong vòng quay cuộc sống của mình. Tôi nhớ có một bài báo mình đã dọc được ở đâu đó có nói rằng phụ nữ Ý là những người phụ nữ khốn khổ nhất Châu Âu mặc dù người Ý nổi tiếng là luôn có cuộc sống tươi đẹp (la dolce vita). Trong bài báo đó có nhắc đến việc hai phần ba phụ nữ nước này hối tiếc vì đã lập gia đình và có con, ngoài ra họ cho rằng đất nước này vẫn còn tình trạng trọng nam khinh nữ và phụ nữ suốt ngày phải lo việc nhà, trong khi các ông chồng chẳng bao giờ muốn dính tay vào chuyện bếp núc.
Khi mặt trời đã bắt đầu lặn cũng là lúc Trieste ngập tràn trong ánh đèn, những quán bar, những cửa hàng ăn uống lại bắt đầu nhộn nhịp. Ý là nước có nền ẩm thực khá phong phú nên khi tới đây tôi cũng không bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ăn của đất nước này, khi thì Pizza, khi thì Spaghetti được chế biến 100% theo kiểu Ý. Sau bữa ăn, chúng tôi thường đi dạo quanh nhưng khu phố mua sắm rồi ra Quảng trường Thống Nhất Ý (Piazza dell’ Unità d’Italia). Quảng trường này thực sự là trái tim của thành phố với tòa thị chính rực rỡ ánh đèn. Từ quảng trường này, chỉ cần băng qua phía bên kia con đường là đã tới biển. Lần đầu tiên tới đây tôi đã thực sự ngỡ ngàng trước khung cảnh tuyệt đẹp này. Ngồi bên Molo Audace hít thở gió biển, ngắm hoàng hôn và nhìn lên những ngôi nhà nằm nép mình trên những ngọn đồi phía trên cao, tôi có cảm giác như mình đang ở một giấc mơ nào đó mà rất nhiều năm trước đây đã có lần mơ thấy. Có khác chăng những gì đang hiện hữu trước mắt tôi bây giờ là một không gian hoàn toàn có thật.
Chúng tôi ngồi bên bờ biển và nói về những buồn vui trong cuộc sống cho đến khi gió đêm đã bắt đầu se lạnh rồi mới bắt đầu đứng dậy với Canal Grande nhâm nhi ly cappuccino. Kênh này trước đây được xây dựng cho tàu của thương gia giao và nhận hàng trong trung tâm thành phố nhưng bây giờ nó đã không thể đáp ứng được những chức năng ban đầu của mình, tàu lớn không thể vào được nữa nên chỉ có những chiếc thuyền đánh cá mới có thể đi vào được.
Trieste cũng có một quán cà phê khá nổi tiếng nằm cách Quảng trường Thống nhất Ý chừng 150m với cái tên Caffè Tommaseo. Đây là quán cà phê lâu đời nhất Trieste được khai trương vào năm 1830.
Đêm cuối ở Trieste, thay vì uống cappuccino ở Canal Grande, tôi và Thào ghé vào đây thưởng thức đồ uống đúng theo phong cách từ ngàn xưa của Ý rồi đi dạo về ký túc xá. Hơn 11 giờ đêm, đường phố có phần vắng vẻ hơn, nhưng thời tiết khá dễ chịu và mát mẻ. So với các thành phố khác ở Ý thì Trieste khá an toàn, bởi vậy nên Thảo bảo tôi: “Chị em mình có thể đi tới một hai giờ sáng thì cũng chẳng có chuyện gì xảy ra ở đây đâu.” Thật không ngoa chút nào khi thành phố này đã được bình chọn là thành phố hòa bình năm 2009 ở Ý.
Tôi không thể viết hết những kỉ niệm trong suốt bốn ngày ngắn ngủi ở nơi đây, nhưng chắc chắn nó thực sự là những ngày đáng nhớ. Tôi có cơ hội được biết hơn, hiểu hơn về nước Ý xinh đẹp. Không chỉ có vậy, thành phố này đã làm tôi nhớ và yêu Hà Nội nhiều hơn, thứ tình yêu đã ngủ yên nay bất chợt bị đánh thức bằng những ngọt ngào say đắm. Tôi sẽ không quên cô gái Hà Nội tốt bụng đã nhiệt tình làm hướng dẫn viên cho tôi suốt những ngày ở đây và nhường giường cho tôi ngủ. Tôi cũng sẽ không quên bữa cơm sinh viên giản dị với vài miếng thịt và nồi canh mướp đắng do em Quản nấu, mà sau này tôi vẫn nói là món canh mướp đắng ngon nhất từ trước tới nay mà tôi được thưởng thức.
9h tôi, chiếc máy bay của hãng hàng không Ryanair đưa tôi trở về Đức. Không biết vì lý do gì mà máy bay mãi mới hạ cánh được. Kéo va li về nhà nghỉ của sân bay nằm khuất trong rừng lúc 12h đêm, tôi khẽ run vì lạnh, chợt nhớ tới những giọt nắng vàng của Trieste biết bao nhiêu. Thảo nhắn tin cho tôi và nói: “Hội ngộ và chia ly, nhưng em tin mình sẽ gặp lại nhau ở một bầu trời nào đó.” Tôi cũng tin là như thế, biết đâu sẽ lại là Trieste nữa thì sao. Ai mà biết được!? Sau này khi ngồi lật lại những bức hình đã chụp ở Trieste, tôi vẫn không quên cái cảm giác mỗi đêm đi dạo ra quảng trường Thống Nhất Ý, băng qua con đường rồi ngồi bên Molo Audace hít thở gió biển cho đến khi bắt đầu thấy lành lạnh thì đi về Grande Canal uống cappuccino. Tôi nhớ cả buổi chiều lang thang ở thị trấn Muggia ngắm nhìn hoàng hôn buông trên biển để rồi sau này trong những giấc mơ về châu Âu của tôi Trieste hiện lên như một cô gái nhỏ với vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm, khiến cho những ai đã từng đến nơi này đều thấy trái tim mình rộn rã bình yên.
Bình luận truyện