Chương 16: VÔ THƯỢNG PHÁP QUYẾT
“Quá khứ Di Đà kinh? Này......... Nghe đồn, Đại Thiện tự một trong ba cuốn kinh trấn tự, thần bí khó lường, vô thượng tu luyện Thần hồn thuật? Tử Nhạc thân là một trong thiên hạ bát đại yêu tiên, cũng phải ngàn dặm xa xôi đi tìm khắp nơi, cư nhiên lại giấu trong Võ kinh mà triều đình in ấn?”
Hồng Dịch nhìn cuốn kinh văn trong tay mình, mỏng như cánh ve, vuông vức, màu ám kim, trong tay sờ mềm mại như nước, nhìn chữ nhỏ màu vàng sáng trên mặt trong lòng khiếp sợ tột đỉnh.
Đại Thiện tự là cổ tháp ngàn năm, phi ngựa điểm hương, cao thủ nhiều như mây. Lúc chưa bị tiêu diệt, thiên hạ vô luận bất cứ môn phái nào cũng không thể không thừa nhận đây là thiên hạ đệ nhất tự, thánh địa tu hành thành tựu tối cao.
Mà Đại Thiện tự tu hành bí quyết cao nhất, được ghi chép trong ba cuốn kinh thư Quá khứ, Hiện tại, Tương lai. Quá khứ là “ Di Đà kinh “, hiện tại là “Như Lai kinh “, tương lai là ‘Vô Sinh kinh “.
《 Di Đà kinh 》 là vô thượng tu luyện thần hồn thuật, còn《 Như Lai kinh 》là võ học nhân tiên chi đạo, 《 Vô Sinh kinh 》thần bí khó lường nhất, nghe đồn, ba quyển sách hợp nhất, tìm hiểu thấu đáo là có thể siêu thoát thế gian khổ hải, chân chính đạt tới bờ bên kia.
Hơn nữa ba cuốn kinh thư này, ngay cả Lý Nghiêm người đọc sách tối khinh thường thần phật, nhất quán dùng đại đạo lý của người đọc sách giải thích thần phật, người sáng lập Lý thị học phái, trong bút ký đối với việc không được chính mắt nhìn thấy ba quyển sách này cũng tỏ vẻ đáng tiếc.
Từ điểm này mà xem, Hồng Dịch đọc sách am hiểu nhất nghiền ngẫm tâm tư của tác giả, cũng đủ có thể cho ra một cái kết luận.
Chính là: Ba cuốn kinh thư này đích thật là vô thượng bí quyết.
Loại sách này, so với Võ kinh, Đạo kinh được soạn cẩu thả với hàng đống thiếu sót thì lợi hại nhiều, khác biệt giữa châu ngọc cùng rác rưởi cũng không đủ để hình dung sự sai biệt giữa chúng.
“Có thể là lúc Đại Thiện tự sắp bị hủy diệt, hòa thượng sợ kinh thư này bị người cướp đi, vì thế giấu trong một bộ Võ kinh rất bình thường, vậy là Võ kinh triều đình tự mình khắc ấn khẳng định sẽ không mang đi. Đáng tiếc, Tử Nhạc phải tìm kiếm khắp nơi, không ngờ rằng gần trong gang tấc.....”
Hồng Dịch cầm lấy 《 Di Đà kinh 》, hít thật sâu mấy cái, trấn định lại tâm thần mình.
Người đọc sách đạo lý, gặp sắc không động tâm, gặp bảo vật tâm bất loạn.
Hồng Dịch biết mình vừa rồi suýt nữa đã thất thủ.
Gặp bảo vật tâm bất loạn, không phải đối với bảo vật khinh thường không thèm nhìn, mà là nhắc nhỏ người có bảo vật không được đắc ý vênh váo, bảo trì tâm tính bình tĩnh, nếu không sẽ lộ đủ loại sơ hở, làm cho người hữu tâm phát hiện, rất dễ gặp họa sát thân.
Kinh thư này mềm mại giống như là tơ lụa, lại gặp lửa không cháy, không nói là Hồng Dịch người thông minh biết đạo lý, cho dù là kẻ ngu ngốc cũng biết đây là bảo vật.
“Bất quá nghe đồn Di Đà kinh này tuy rằng là tu luyện thần hồn tối cao bí quyết, nhưng mà Đại Thiện tự nhiều hòa thượng như vậy, trong đó cũng không ít người kinh tài tuyệt diễm, lại không một ai tu luyện thành Dương thần, nếu không, cũng không thể bị đại quân bao vây tiễu trừ sạch sẽ. Xem ra cuốn kinh này, cũng không phải dễ dàng luyện tập tham ngộ, ta bất quá chỉ biết sơ qua pháp môn thần hồn xuất xác, chỉ sợ còn hiểu không tới, nếu Tử Nhạc ở đây thì tốt rồi, có thể cùng hắn tìm hiểu, chỉ tiếc...........”
Hồng Dịch sau khi trấn định trụ lại tâm thần, động tác lanh lẹ đem này cuốn kinh văn như tơ lụa gấp thành một khối khăn tay lớn, cất vào bên trong người, cũng không vội mở ra xem.
Sau khi cất kĩ, tự tin không có sơ hở gì, Hồng Dịch đoan đoan chính chính ngồi xuống, châm một nén nhang, sau đó nhẹ nhàng mài mực, trên giấy viết chữ ” Tĩnh ”.
Liên tiếp viết hơn mười chữ ”Tĩnh”, tâm tư hoàn toàn tĩnh lặng.
Sau khi Hồng Dịch tĩnh tâm, đứng dậy rửa tay, lại nhắm mắt yên tĩnh ngồi xuống, hướng thẳng đến nén hương đang đốt, cả người yên ổn vô cùng, rồi mở to mắt, ánh mắt quét tứ phía, tai chú ý nghe, sau khi xác định bốn phía không có ai, mới rất cẩn thận từ trong ngực lấy kinh văn ra mở rồi tinh tế quan sát.
Người đọc sách chính đáng đều có một bộ quy củ, trong lúc đọc sách, tĩnh tâm, dâng hương, rửa tay, làm một loạt công tác chuẩn bị.
Cái này cũng không phải lễ nghi vô dụng, mà là thủ đoạn điều đình thể xác và tinh thần, giúp mình có thể hết sức chăm chú. Như vậy mới có thể đọc sách tốt được.
Hồng Dịch như thế nào lại không thận trọng đây? Nhất là lúc này đọc”Di Đà kinh” trong truyền thuyết.
Kinh văn lấy từ trong người ra, chất liệu tơ lụa cảm giác thuận hoạt khiến cho Hồng Dịch phi thường thoải mái.
Kinh văn trải trên bàn, vuông vức, dài rộng ba thước, tựa như một bộ tranh chữ lớn, trên mặt chữ viết phi thường nhỏ, cực kỳ nhỏ, bất quá cũng phi thường rõ ràng, như bình thường dùng đao khắc ấn, không có một chỗ nào mơ hồ.
Hơn nữa thể chữ có một loại lực lượng xâm nhập cốt tủy, làm cho người ta sau khi nhìn, có một loại cảm giác những chữ nhỏ này lại chuyển động bay lên. Chữ có linh tính.
“Hảo thư pháp!”
Thấy những chữ này, Hồng Dịch trong lòng nhịn không được kêu một tiếng hảo, hắn tự tin rằng mình viết chữ đã không tồi, nhưng cùng với những chữ trên kinh văn này so sánh ra quả thực là bất nhập lưu.( không cùng level)
Ở giữa kinh văn, là một pho phật tượng màu vàng ngồi trong hư không, vô số nhật nguyệt tinh thần quay quanh, càng tôn thêm vẻ rực rõ lên trên mình kim sắc Phật đà tôn.
Kim sắc Phật đà tôn hai mắt hơi đóng, khoanh chân, hai tay kết ấn, thần thái bình tĩnh, không giống sự uy nghiêm của các tượng Phật khác bên trong chừa miếu, mà lộ ra chính là một loại hơi thở thân thiết, quen thuộc.
Thậm chí Hồng Dịch có cảm giác, Phật tôn này chính là tiền sinh trăm ngàn kiếp khởi nguyên của mình.
“Đây mới là chân chính Phật tượng, thần thái này, khí chất này, có thể cùng người dẫn tới cộng minh. Tồn tại ý cảnh khiến tự thân thành Phật.”
Giáo lí Phật chú ý tới chúng sinh ngang hàng, mỗi người đều có thể thành Phật.
Phật tượng chân chính cũng không cần uy nghiêm, cũng không cần phải thật lớn, mà là khi nhìn vào, làm cho người ta cảm giác được Phật tôn này chính là kiếp trước của mình, phát ra từ người Phật tính Đạo tâm rực rõ.
Đáng tiếc, người có thể vẽ ra Phật tượng như vậy, năm trăm năm cũng không thể ra một bức, đơn thuần chỉ bàn về vẽ tranh, đó là thánh giả trong họa đạo.
Không nói cuốn “ Di Đà kinh “ có phải hay không là vô thượng chính kinh, Hồng Dịch đầu tiên nhìn thấy chính là vô thượng họa đạo.
Hồng Dịch nhìn tượng Phật tôn này trong lòng chấn kinh, hắn đọc qua sách nên đối với tranh chữ cũng có năng lực giám định và thưởng thức, cũng biết một ít tinh nghĩa phật môn.
“Không nói cái khác, chính là chữ này, tranh này, bán đi đều là vật báu vô giá a.” Hồng Dịch cảm thán, sau đó bắt đầu đọc chính tự trên kinh văn.
Mở đầu thiên văn chương này là bốn chữ,”Như ta truyền đạt.............”
“Như ta truyền đạt? Kinh thư này là tự mình nghe thấy Phật thuyết pháp mà ghi lại sao?” Hồng Dịch nghi hoặc nói. Nguyên lai Phật giáo điển tịch, dùng ’Như ta truyền đạt’ để mở đầu, đều là những điều chân chính nghe Phật thuyết pháp từ thời thượng cổ mà lưu lại.
Bốn chữ này, là sự khác nhau giữa điển tịch ngoại đạo và chính kinh.
Dựa theo đạo lý, nếu là pháp môn tu hành, sẽ không xuất hiện bốn chữ này, bởi vì Phật căn bản không truyền tu hành pháp môn, chỉ kêu con người minh tâm kiến tính. Có điểm giống với thượng cổ thánh hiền chỉ dạy hướng dẫn người đọc sách dưỡng chính khí. Đều là phương hướng đại khái, cụ thể như thế nào là minh tâm kiến tính, như thế nào là dưỡng chính khí, đều phải chính mình tìm tòi để có thành tựu cùng đạo lý của chính mình.
Vô luận là Phật hay là thượng cổ thánh hiền, đều chỉ là chỉ ra một con đường cùng phương hướng minh xác (rõ ràng), về phần cụ thể đi ra sao, sợ rằng cả thánh hiền cũng không biết, cần nhờ người đi sau từ từ tìm hiểu.
Vô luận là võ đạo hay là thần hồn tu luyện tiên đạo, đều là Đại Thiện tự trăm ngàn năm hấp thu các loại giáo phái tinh hoa để tinh luyện mà thành.
“Mặc kệ nó, có lẽ tác giả là muốn đem kinh này trở thành chính thức một chút a, xem cụ thể phương pháp tu hành.”
Hồng Dịch đương nhiên sẽ không vì vấn đề này mà dây dưa quá lâu,liền đọc xuống.
Bình luận truyện