Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
Chương 21: Phong tình [2]
[8] Đăng Tang Uông Ba
Khi ở trong cung Potala,
Là Phật sống Tsangyang Gyatso,
Mua say trên đường phố Lhasa,
Là lãng tử Dangsang Wangpo.
Trên đường phố của thành Lhasa, Tsangyang Gyatso tuấn tú tình cờ gặp một đám hát rong trẻ tuổi, họ đều có tuổi xuân phơi phới, tụ tập một chỗ uống rượu ca hát, cười đùa vui chơi. Trước đây Tsangyang Gyatso chỉ ở địa phương nhỏ Monyu uống rượu ca hát với người trong họ, chưa từng được chiêm ngưỡng vẻ phồn hoa của đô thị này. Ngài đã sớm chán ghét cuộc sống khô khan đơn điệu như kẻ tù tội suốt năm năm, một đêm mua say khiến Ngài thật sự nếm được mùi vị tốt đẹp của tuổi hoa gấm vóc. Tsangyang Gyatso cảm thấy cuộc sống như vậy mới là đãi ngộ một thanh niên tiêu sái hai mươi tuổi nên hưởng thụ. So ra, mỗi ngày ngồi trên ngai Phật của cung Potala, được mọi người cung kính lễ bái, thật là chẳng chút thú vị.
Lẽ nào người trên đời đều là như thế, những thứ mình có được, đều cảm thấy không hoàn mỹ. Nhữnng thứ không có, lại cứ nghĩ đủ mọi cách khát khao đạt được. Con người vì có theo đuổi, có tưởng nhớ, mới vĩnh viễn không có thỏa mãn. Những thanh niên lang thang đầu đường xó chợ của Lhasa kia, lại rất mực hâm mộ Tsangyang Gyatso tuổi tác tương đương với họ. Hâm mộ Ngài sinh ra đã có danh hiệu Phật sống cao quý, không cần phiêu bạt chốn nhân gian khói lửa, không cần thần phục dưới chân bất cứ người nào. Nhưng lại không biết, tất cả những điều đó là khổ nạn ông trời áp đặt cho Ngài, Ngài chỉ muốn cuộc sống bình thường, tự do không gò bó, có thể giống tất cả trai trẻ, ban ngày làm việc, ban đêm uống rượu vui chơi hết mình ở quán rượu.
Có lúc thay vì tỉnh táo, nhiều người lại mong ước có thể sống mơ màng như kẻ trong mộng. Đó là vì đời người có quá nhiều gánh nặng, khi chúng ta không thể trốn tránh, thì đôi khi cũng cần buông thả. Tsangyang Gyatso năm mười lăm tuổi, mơ hồ vì kiếp trước chưa biết của mình, làm Đạt Lai Lạt Ma thứ 6, gánh vác trách nhiệm. Vì đến quá gấp gáp, lại thêm cuộc sống tựa chim lồng năm năm, Ngài càng khao khát cơn say hơn bất cứ ai. Do đó khi Tsangyang Gyatso có cơ hội rời cung Potala, đi trên đường phố Lhasa, người tiêu sái nhất, phong lưu nhất, phóng túng nhất, triệt để nhất, chẳng ai ngoài Ngài.
Chỉ một đêm vui mặc sức đã khiến Tsangyang Gyatso cảm thấy hưng phấn và vui vẻ trước giờ chưa từng có. Trước khi trời sáng, Ngài đúng giờ về đến bên cửa ngách dưới chân Hồng Sơn, dùng chìa khóa mà tự mình lắp để mở cửa, đi vào cung Potala như chẳng có việc gì xảy ra. Trở về tẩm cung của mình, nhanh chóng gỡ tóc giả trên đầu xuống, thay áo sư màu đỏ, đứng trước gương, Ngài lại đã trở thành Đạt Lai thứ 6, vị vua lớn nhất của cung Potala. Lần đầu tiên, Ngài đứng trước gương nở một nụ cười hài lòng ngọt ngào với chính mình. Dù trên mặt vẫn còn tràn trề ý say chưa tỉnh, nhưng Ngài hiểu rõ một cách tỉnh táo, cuối cùng cũng đã triệt để sống một lần vì bản thân.
Thế nhưng rượu ở đầu phố Lhasa tựa như một ly thuốc độc, nếm một lần sẽ ghiền. Người của Tsangyang Gyatso đã trở về cung Potala, lòng của Ngài vẫn lưu lại ở quán rượu nhỏ trên phố Barkhor, không quên được khói lửa nhân gian mù mịt nơi đó, không quên được tiếng cười nói vui vẻ trên đường phố. Năm năm rồi, đây là lần đầu tiên Ngài đi ra cung Potala, hơn nữa là vào ban đêm, một mình khẽ khàng lẻn ra ngoài. Chuyến vi hành của Ngài thật là kích thích, thật chẳng dễ dàng, điều đó khiến Ngài càng thêm lưu luyến và hướng đến thế giới bên ngoài. Trái tim được buông thả một lần giống như chim ưng bay lượn cuồng dại, bay thật cao, thật xa, muốn thu về, đã là không thể.
Ban ngày, Tsangyang Gyatso ngồi nghiêm trang trên ngai Phật chí tôn, nghe Thượng Sư nghiêm cẩn trước mặt thảo luận việc cúng tế, tiếp nhận lễ bái của họ. Đệ Ba Sangye Gyatso trước sau một mực nghiêm khắc với Ngài, nhưng đã không còn quan trọng nữa, Tsangyang Gyatso không để tâm. Ngài đã không quý báu gì vị trí Phật sống này, không quý báu gì cây quyền trượng không có được kia, cũng không muốn quan tâm cục diện chính trị rối rắm của Tây Tạng. Cũng không muốn vì chúng sinh, đọc những kinh văn đã sớm vô vị, nghe tiếng niệm Phật đơn điệu. Một chút lưu niệm cuối cùng còn lại của cung Potala đối với Ngài, cũng bị khói lửa của phố Barkhor phủ kín.
Không kịp nữa rồi, trái tim buông thả ấy đã bay quá xa. Người đa tình xưa nay đều quyết liệt, Ngài có thể không cúi cái đầu cao ngạo vì danh lợi, nhưng sẽ khom người cúi đầu vì một phút tự do. Chúng ta nên biết, Tsangyang Gyatso sẽ không an phận thủ thường sống trong cung Potala nữa, Ngài nhất định sẽ lại chuốc say trong quán rượu nhỏ trên phố Barkhor. Đợi đến khi màn đêm buông xuống, lúc những người đi kora đã rời khỏi, quạ sẻ im tiếng, cả cung điện trầm lắng ngủ say, Ngài sẽ thay trang phục hoa lệ, đội tóc giả, lại làm chàng trai anh tuấn tên Dangsang Wangpo. Mà đa tình như Ngài, lại chỉ cùng những kẻ đàn hát kia uống rượu vui tràn hay sao? Trong quán rượu đèn đuốc lờ mờ kia, nhất định sẽ có một ả dạ oanh xinh đẹp chờ đợi Ngài, nhưng lần gặp gỡ tình cờ đó sẽ đem đến cho Ngài một trận tình kiếp ra sao?
Nếu để Tsangyang Gyatso dùng thân phận Phật sống và tu hành năm năm đổi lấy một cuộc tình, Ngài sẽ chẳng chút do dự rời khỏi cung Potala. Dù lang thang trên đường phố Lhasa, làm một lãng tử, Ngài cũng cam tâm tình nguyện. Tiếp nhận phiêu bạt, là vì e sợ trái tim bị giam cầm, dù lênh đênh trôi dạt là chốn về, Ngài cũng cố chấp không hối hận.
Khi ở trong cung Potala,
Là Phật sống Tsangyang Gyatso,
Mua say trên đường phố Lhasa,
Là lãng tử Dangsang Wangpo.
Trên đường phố của thành Lhasa, Tsangyang Gyatso tuấn tú tình cờ gặp một đám hát rong trẻ tuổi, họ đều có tuổi xuân phơi phới, tụ tập một chỗ uống rượu ca hát, cười đùa vui chơi. Trước đây Tsangyang Gyatso chỉ ở địa phương nhỏ Monyu uống rượu ca hát với người trong họ, chưa từng được chiêm ngưỡng vẻ phồn hoa của đô thị này. Ngài đã sớm chán ghét cuộc sống khô khan đơn điệu như kẻ tù tội suốt năm năm, một đêm mua say khiến Ngài thật sự nếm được mùi vị tốt đẹp của tuổi hoa gấm vóc. Tsangyang Gyatso cảm thấy cuộc sống như vậy mới là đãi ngộ một thanh niên tiêu sái hai mươi tuổi nên hưởng thụ. So ra, mỗi ngày ngồi trên ngai Phật của cung Potala, được mọi người cung kính lễ bái, thật là chẳng chút thú vị.
Lẽ nào người trên đời đều là như thế, những thứ mình có được, đều cảm thấy không hoàn mỹ. Nhữnng thứ không có, lại cứ nghĩ đủ mọi cách khát khao đạt được. Con người vì có theo đuổi, có tưởng nhớ, mới vĩnh viễn không có thỏa mãn. Những thanh niên lang thang đầu đường xó chợ của Lhasa kia, lại rất mực hâm mộ Tsangyang Gyatso tuổi tác tương đương với họ. Hâm mộ Ngài sinh ra đã có danh hiệu Phật sống cao quý, không cần phiêu bạt chốn nhân gian khói lửa, không cần thần phục dưới chân bất cứ người nào. Nhưng lại không biết, tất cả những điều đó là khổ nạn ông trời áp đặt cho Ngài, Ngài chỉ muốn cuộc sống bình thường, tự do không gò bó, có thể giống tất cả trai trẻ, ban ngày làm việc, ban đêm uống rượu vui chơi hết mình ở quán rượu.
Có lúc thay vì tỉnh táo, nhiều người lại mong ước có thể sống mơ màng như kẻ trong mộng. Đó là vì đời người có quá nhiều gánh nặng, khi chúng ta không thể trốn tránh, thì đôi khi cũng cần buông thả. Tsangyang Gyatso năm mười lăm tuổi, mơ hồ vì kiếp trước chưa biết của mình, làm Đạt Lai Lạt Ma thứ 6, gánh vác trách nhiệm. Vì đến quá gấp gáp, lại thêm cuộc sống tựa chim lồng năm năm, Ngài càng khao khát cơn say hơn bất cứ ai. Do đó khi Tsangyang Gyatso có cơ hội rời cung Potala, đi trên đường phố Lhasa, người tiêu sái nhất, phong lưu nhất, phóng túng nhất, triệt để nhất, chẳng ai ngoài Ngài.
Chỉ một đêm vui mặc sức đã khiến Tsangyang Gyatso cảm thấy hưng phấn và vui vẻ trước giờ chưa từng có. Trước khi trời sáng, Ngài đúng giờ về đến bên cửa ngách dưới chân Hồng Sơn, dùng chìa khóa mà tự mình lắp để mở cửa, đi vào cung Potala như chẳng có việc gì xảy ra. Trở về tẩm cung của mình, nhanh chóng gỡ tóc giả trên đầu xuống, thay áo sư màu đỏ, đứng trước gương, Ngài lại đã trở thành Đạt Lai thứ 6, vị vua lớn nhất của cung Potala. Lần đầu tiên, Ngài đứng trước gương nở một nụ cười hài lòng ngọt ngào với chính mình. Dù trên mặt vẫn còn tràn trề ý say chưa tỉnh, nhưng Ngài hiểu rõ một cách tỉnh táo, cuối cùng cũng đã triệt để sống một lần vì bản thân.
Thế nhưng rượu ở đầu phố Lhasa tựa như một ly thuốc độc, nếm một lần sẽ ghiền. Người của Tsangyang Gyatso đã trở về cung Potala, lòng của Ngài vẫn lưu lại ở quán rượu nhỏ trên phố Barkhor, không quên được khói lửa nhân gian mù mịt nơi đó, không quên được tiếng cười nói vui vẻ trên đường phố. Năm năm rồi, đây là lần đầu tiên Ngài đi ra cung Potala, hơn nữa là vào ban đêm, một mình khẽ khàng lẻn ra ngoài. Chuyến vi hành của Ngài thật là kích thích, thật chẳng dễ dàng, điều đó khiến Ngài càng thêm lưu luyến và hướng đến thế giới bên ngoài. Trái tim được buông thả một lần giống như chim ưng bay lượn cuồng dại, bay thật cao, thật xa, muốn thu về, đã là không thể.
Ban ngày, Tsangyang Gyatso ngồi nghiêm trang trên ngai Phật chí tôn, nghe Thượng Sư nghiêm cẩn trước mặt thảo luận việc cúng tế, tiếp nhận lễ bái của họ. Đệ Ba Sangye Gyatso trước sau một mực nghiêm khắc với Ngài, nhưng đã không còn quan trọng nữa, Tsangyang Gyatso không để tâm. Ngài đã không quý báu gì vị trí Phật sống này, không quý báu gì cây quyền trượng không có được kia, cũng không muốn quan tâm cục diện chính trị rối rắm của Tây Tạng. Cũng không muốn vì chúng sinh, đọc những kinh văn đã sớm vô vị, nghe tiếng niệm Phật đơn điệu. Một chút lưu niệm cuối cùng còn lại của cung Potala đối với Ngài, cũng bị khói lửa của phố Barkhor phủ kín.
Không kịp nữa rồi, trái tim buông thả ấy đã bay quá xa. Người đa tình xưa nay đều quyết liệt, Ngài có thể không cúi cái đầu cao ngạo vì danh lợi, nhưng sẽ khom người cúi đầu vì một phút tự do. Chúng ta nên biết, Tsangyang Gyatso sẽ không an phận thủ thường sống trong cung Potala nữa, Ngài nhất định sẽ lại chuốc say trong quán rượu nhỏ trên phố Barkhor. Đợi đến khi màn đêm buông xuống, lúc những người đi kora đã rời khỏi, quạ sẻ im tiếng, cả cung điện trầm lắng ngủ say, Ngài sẽ thay trang phục hoa lệ, đội tóc giả, lại làm chàng trai anh tuấn tên Dangsang Wangpo. Mà đa tình như Ngài, lại chỉ cùng những kẻ đàn hát kia uống rượu vui tràn hay sao? Trong quán rượu đèn đuốc lờ mờ kia, nhất định sẽ có một ả dạ oanh xinh đẹp chờ đợi Ngài, nhưng lần gặp gỡ tình cờ đó sẽ đem đến cho Ngài một trận tình kiếp ra sao?
Nếu để Tsangyang Gyatso dùng thân phận Phật sống và tu hành năm năm đổi lấy một cuộc tình, Ngài sẽ chẳng chút do dự rời khỏi cung Potala. Dù lang thang trên đường phố Lhasa, làm một lãng tử, Ngài cũng cam tâm tình nguyện. Tiếp nhận phiêu bạt, là vì e sợ trái tim bị giam cầm, dù lênh đênh trôi dạt là chốn về, Ngài cũng cố chấp không hối hận.
Bình luận truyện