Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
Chương 42: Hồ thánh
Nếu trên đời này có ai đó khiến bạn không từ bỏ được, có việc gì khiến bạn phiền não khổ sở,
nên học cách dửng dưng quên đi, chọn lựa kề cận một cảnh đẹp, làm một
người yên tịnh từ bi.
Yêu một người có lẽ chỉ là trong chớp mắt, quên một người lại có thể cần cả một đời. Biết rõ như thế, nhưng nhiều người vẫn phải yêu, thậm chí ngàn dặm xa xôi truy tìm tình yêu, muốn kết một đoạn tình duyên trong kiếp này, để tuổi xuân không hối, đời người không tiếc. Có điều tình yêu cần trao ra, cần gánh vác, dù phụ bạc cũng phải nhẫn nhịn, dù phản bội cũng cần khoan dung. Dẫu có một ngày mất đi, dùng thời gian trọn đời để gìn giữ hoài tưởng, cũng sẽ không cảm thấy nặng nề mệt nhọc, tình yêu như vậy, mới được xem là tình yêu chân chính.
Yêu một phong cảnh cũng như vậy, chỉ là gặp gỡ trong thoáng chốc, cần dùng cả đời ghi nhớ. Thật ra tôi không phải là người thích phiêu bạt, chưa hề nguyện ý vắng lạnh đi lại trên đường, thậm chí e sợ như bèo trôi không gốc không rễ lênh đênh. Tôi khát khao yên ổn, dù một gian nhà nhỏ hẹp đơn sơ, cũng đủ để đặt xuống một linh hồn chán ngán trôi giạt. Nếu có thể, đời này sẽ ở dưới một gốc hoa mai, lặng nghe dòng chảy thời gian, cùng khói lửa nhân gian hững hờ đi lướt qua nhau.
Có lẽ chúng ta thường hay được nghe một câu chuyện thế này, một người cực kỳ tàn nhẫn, ngẫu nhiên gặp được một vị cao tăng, nghe sư giảng kinh nói thiền, chợt tỉnh ngộ, bèn quyết ý bỏ dao đồ tể xuống, từ đó cải tà quy chính. Hoặc gặp một thước phim chất phác cảm động nào đó, một phong cảnh khiến y trong lòng xao xuyến, bèn hối hận vì ban đầu không làm khác đi, thề chết làm người lương thiện. Lúc đó, Phật có tha thứ cho y không? Người đời có dung nạp y không? Có, nhiều sai lầm đều đáng được khoan dung tha thứ. Nếu trên đời này có ai đó khiến bạn không từ bỏ được, có việc gì khiến bạn phiền não khổ sở, nên học cách dửng dưng quên đi, chọn lựa kề cận một cảnh đẹp, làm một người yên tịnh từ bi.
Ở nơi xa xôi ấy, không biết là gió mát mời gọi, hay là mây trắng vẫy tay, nhiều người đã gặp gỡ hồ Thanh Hải như thế. Độ sâu thẳm của vùng nước trong xanh đó mang sự quen thuộc và cảm động khiến người vừa gặp đã xiêu lòng. Chẳng ai hay biết hồ này rốt cuộc từ đâu đến, dừng đỗ đã bao năm trên cao nguyên này. Nó ẩn giấu vẻ đẹp của mình, chẳng phải sợ người đời quấy nhiễu. Biết bao khách qua đường vội vã tìm kiếm nó, lưu lại truyền thuyết và câu chuyện ở đây, hồ Thanh Hải đều thuần túy trước sau như một.
Có người nói, đây là quê hương của linh hồn, chỉ thích hợp cho linh hồn cư trú. Còn thân thể của chúng ta, dù đến được chốn này rồi vẫn phải rời đi. Đó là vì chúng ta không có nổi sự tốt đẹp quá đỗi thuần túy, không có nổi thì chỉ có thể cất kín trong lòng, để chờ năm tháng sau này từ từ nhớ lại. Mỗi năm thường có nhiều loại chim muông di cư đến đây, chúng nguyện ý dừng bước vì mảng xanh trong này, an gia lạc hộ, đời đời sinh sôi ở hồ Thanh Hải. Còn hồ Thanh Hải cũng cho chúng gửi gắm mộng tưởng, gửi gắm hạnh phúc.
Khi chúng ta thiết tha mải miết ngắm nhìn mặt nước hồ dưới trời xanh đất tuyết này, sẽ không nén được suy tư, màu lam trong vắt ấy là giọt nước mắt công chúa Văn Thành để lại khi dõi về Trường An[1] ư? Hay là lời than thở Tsangyang Gyatso đánh rơi khi đi đến nơi này? Năm tháng đã để rơi một số câu chuyện ở hồ Thanh Hải, những câu chuyện này lại được cất giữ trong bộ sách cổ của hồ, để chúng ta đọc đi đọc lại. Những năm qua, biết bao người vội vã đến hồ Thanh Hải, rốt cuộc là vì hồ nước này, hay là vì câu chuyện từng xảy ra ở đây? Nếu là nước hồ, vì sao nó không chút đổi sắc, vẫn có thể bình yên không gợn sóng như thế? Nếu là câu chuyện, đời người mây nước, chúng ta đến cuối cùng còn tìm được những gì?
[1] Trường An: kinh đô nhà Đường, nay là thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Con người khi đắc ý ngược lại sẽ sinh ra nhiều dục vọng, khi thất ý lại rất dễ thỏa mãn. Đây là một mảnh đất cằn cỗi mà màu mỡ, khi bạn đến cảm thấy chẳng có gì cả, khi bạn đi lại cảm thấy tay nải đã bị thời gian và câu chuyện của cao nguyên nhét đầy. Dù không đích thân đến, chỉ mượn một tấm ảnh, cũng sẽ ngã vào trong hồ nước xang lam sâu thẳm đó, cam nguyện mơ một giấc mơ đi xa. Ký ức lờ mờ sẽ đưa chúng ta rời đến niên đại xa xôi, muốn thử tìm kiếm biển biếc nương dâu của quá khứ từ trong một mặt nước hồ.
Ba trăm năm trước, Tsangyang Gyatso bị sứ giả Khang Hy phái đi và quân đội của Lha-bzang Khan áp giải đến đây, ở bên hồ Thanh Hải, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Cái ngày lẫn lộn khó phân đó, đến nay vẫn khiến người ta không ngừng truy cứu, nhưng trước sau không tìm được một chút manh mối nào. Lịch sử cũng từng đưa ra nhiều ghi chép, nhưng trước sau không có một câu trả lời xác định. Có lẽ vì sự phi phàm của Tsangyang Gyatso, mọi người bằng lòng rằng kết thúc đó là một câu đố vĩnh viễn không thể giải đáp, như vậy trong lòng một vạn người, sẽ có thể sinh ra một vạn kiểu tưởng tượng.
Lịch sử xưa nay không có chân thực tuyệt đối, trải qua gọt giũa trau chuốt của muôn ngàn người đời, nó sớm đã mất đi dáng vẻ ban đầu, chỉ lưu lại một số dấu vết thoắt ẩn thoắt hiện, chờ người sau suy đoán tìm tòi. Biết bao chân tướng chìm sâu trong nước biếc trời cao, chẳng có lấy một bọt sóng đẹp đẽ. Hồ Thanh Hải không lời, nó là tượng trưng của thần linh, tỏ tường tất cả quá khứ, nhưng không thể để chân tướng bộc bạch. Chân tướng ẩn náu trong nước hồ, hóa thành bí mật vĩnh viễn.
Ở hồ Thanh Hải, có nhiều tin đồn dân gian, bởi vì hư ảo mà càng mê ly. Những tin đồn đó giống như thơ tình của Tsangyang Gyatso, có thể diễn dịch ra hơn trăm thứ câu chữ khác nhau, chúng ta chỉ cần chọn một bản mình thích là được. Duy có một bản không ai chịu tin, không một ai tin cuộc đời của Tsangyang Gyatso sẽ chung kết hạ màn ở hồ Thanh Hải. Ngài là Phật sống, là tượng trưng của thần, không ai có thể hỏi tội Ngài, có thể giam cầm cuộc đời Ngài, càng không ai có thể sắp xếp kết cuộc của Ngài. Dù chết, cũng nên có cách chết của Phật sống, chết một cách cao ngạo.
Có người suy đoán, hay là Tsangyang Gyatso nhìn thấy mặt nước hồ này, liền không muốn rời khỏi nữa. Cuối cùng Ngài vẫn không thể rời được núi thần hồ thánh nơi đây, không rời được các tín đồ ủng hộ Ngài, do đó Ngài không cam lòng bị lưu đày, thà rằng lẳng lặng ẩn tích ở đây. Hoặc giả Ngài đã sớm sắp xếp sẵn một kết cuộc như câu đố cho bản thân, chính là vì muốn người đời mãi mãi không thể quên Ngài. Ngài là Phật sống, không cần giao phó với bất cứ ai, đối với Ngài, vua chúa nhân gian chẳng qua chỉ là một kiểu tồn tại hão.
Vì Ngài coi khinh kiếp sống qua ngày, hay là số mệnh có sắp xếp khác? Tóm lại chẳng nơi nào có thể tìm được. Cảnh giới tối cao nhà Phật nói là Niết bàn[2] sống lại, chẳng lẽ Tsangyang Gyatso mượn nước hồ này, đạp sóng ngồi thuyền, đến bờ bên kia, ngắm hoa sen Ban Nhược nở rộ? Nhưng bao nhiêu người vì tìm kiếm Ngài, trăng mờ bến đò, lang thang không chốn nương thân ở đây, mà vẫn si tâm không đổi. Song chung quy có một vầng mặt trời đỏ canh giữ ở đây, ánh vàng lóng lánh ấy như ánh sáng của từ bi, ánh sáng của cát tường tỏa ra từ giữa vầng trán Phật tổ, vô tư chiếu rọi khắp đất đai non sông. Mọi người tắm gội trong ánh vàng, có thể hưởng thụ sự bình đẳng và khoan hậu mà thiên nhiên ban cho.
[2] Niết bàn: là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn “nirvāṇa”, nghĩa là bị dập tắt, thổi tắt. Thuật ngữ nirvāṇa cũng được dịch nghĩa là Diệt, Diệt tận, Diệt độ, Tịch diệt, Bất sinh, Viên tịch, và vì sự tịch diệt được hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật nên nirvāṇa cũng được dịch ý là Giải thoát, Vô vi, An lạc.
Đã ba trăm năm, không biết là thời gian vô tình, hay là con người vô tình, chúng ta thật sự không cần so đo tính toán. Trầm ngâm suy nghĩ, không biết người thế nào mới có thể đổi sắc cùng nước hồ Thanh Hải, tình cảm thế nào mới có thể sánh ngang với vẻ đẹp trong thơ ca của Tsangyang Gyatso? Lưu lại, phải chăng là chờ đợi hư vọng? Rời đi, lại phải chăng là tràn đầy buồn rầu? Lúc đến, cho rằng nơi đây chính là quê hương, khoác tay nải lên, vẫn làm lại khách qua đường như cũ.
Yêu một người có lẽ chỉ là trong chớp mắt, quên một người lại có thể cần cả một đời. Biết rõ như thế, nhưng nhiều người vẫn phải yêu, thậm chí ngàn dặm xa xôi truy tìm tình yêu, muốn kết một đoạn tình duyên trong kiếp này, để tuổi xuân không hối, đời người không tiếc. Có điều tình yêu cần trao ra, cần gánh vác, dù phụ bạc cũng phải nhẫn nhịn, dù phản bội cũng cần khoan dung. Dẫu có một ngày mất đi, dùng thời gian trọn đời để gìn giữ hoài tưởng, cũng sẽ không cảm thấy nặng nề mệt nhọc, tình yêu như vậy, mới được xem là tình yêu chân chính.
Yêu một phong cảnh cũng như vậy, chỉ là gặp gỡ trong thoáng chốc, cần dùng cả đời ghi nhớ. Thật ra tôi không phải là người thích phiêu bạt, chưa hề nguyện ý vắng lạnh đi lại trên đường, thậm chí e sợ như bèo trôi không gốc không rễ lênh đênh. Tôi khát khao yên ổn, dù một gian nhà nhỏ hẹp đơn sơ, cũng đủ để đặt xuống một linh hồn chán ngán trôi giạt. Nếu có thể, đời này sẽ ở dưới một gốc hoa mai, lặng nghe dòng chảy thời gian, cùng khói lửa nhân gian hững hờ đi lướt qua nhau.
Có lẽ chúng ta thường hay được nghe một câu chuyện thế này, một người cực kỳ tàn nhẫn, ngẫu nhiên gặp được một vị cao tăng, nghe sư giảng kinh nói thiền, chợt tỉnh ngộ, bèn quyết ý bỏ dao đồ tể xuống, từ đó cải tà quy chính. Hoặc gặp một thước phim chất phác cảm động nào đó, một phong cảnh khiến y trong lòng xao xuyến, bèn hối hận vì ban đầu không làm khác đi, thề chết làm người lương thiện. Lúc đó, Phật có tha thứ cho y không? Người đời có dung nạp y không? Có, nhiều sai lầm đều đáng được khoan dung tha thứ. Nếu trên đời này có ai đó khiến bạn không từ bỏ được, có việc gì khiến bạn phiền não khổ sở, nên học cách dửng dưng quên đi, chọn lựa kề cận một cảnh đẹp, làm một người yên tịnh từ bi.
Ở nơi xa xôi ấy, không biết là gió mát mời gọi, hay là mây trắng vẫy tay, nhiều người đã gặp gỡ hồ Thanh Hải như thế. Độ sâu thẳm của vùng nước trong xanh đó mang sự quen thuộc và cảm động khiến người vừa gặp đã xiêu lòng. Chẳng ai hay biết hồ này rốt cuộc từ đâu đến, dừng đỗ đã bao năm trên cao nguyên này. Nó ẩn giấu vẻ đẹp của mình, chẳng phải sợ người đời quấy nhiễu. Biết bao khách qua đường vội vã tìm kiếm nó, lưu lại truyền thuyết và câu chuyện ở đây, hồ Thanh Hải đều thuần túy trước sau như một.
Có người nói, đây là quê hương của linh hồn, chỉ thích hợp cho linh hồn cư trú. Còn thân thể của chúng ta, dù đến được chốn này rồi vẫn phải rời đi. Đó là vì chúng ta không có nổi sự tốt đẹp quá đỗi thuần túy, không có nổi thì chỉ có thể cất kín trong lòng, để chờ năm tháng sau này từ từ nhớ lại. Mỗi năm thường có nhiều loại chim muông di cư đến đây, chúng nguyện ý dừng bước vì mảng xanh trong này, an gia lạc hộ, đời đời sinh sôi ở hồ Thanh Hải. Còn hồ Thanh Hải cũng cho chúng gửi gắm mộng tưởng, gửi gắm hạnh phúc.
Khi chúng ta thiết tha mải miết ngắm nhìn mặt nước hồ dưới trời xanh đất tuyết này, sẽ không nén được suy tư, màu lam trong vắt ấy là giọt nước mắt công chúa Văn Thành để lại khi dõi về Trường An[1] ư? Hay là lời than thở Tsangyang Gyatso đánh rơi khi đi đến nơi này? Năm tháng đã để rơi một số câu chuyện ở hồ Thanh Hải, những câu chuyện này lại được cất giữ trong bộ sách cổ của hồ, để chúng ta đọc đi đọc lại. Những năm qua, biết bao người vội vã đến hồ Thanh Hải, rốt cuộc là vì hồ nước này, hay là vì câu chuyện từng xảy ra ở đây? Nếu là nước hồ, vì sao nó không chút đổi sắc, vẫn có thể bình yên không gợn sóng như thế? Nếu là câu chuyện, đời người mây nước, chúng ta đến cuối cùng còn tìm được những gì?
[1] Trường An: kinh đô nhà Đường, nay là thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Con người khi đắc ý ngược lại sẽ sinh ra nhiều dục vọng, khi thất ý lại rất dễ thỏa mãn. Đây là một mảnh đất cằn cỗi mà màu mỡ, khi bạn đến cảm thấy chẳng có gì cả, khi bạn đi lại cảm thấy tay nải đã bị thời gian và câu chuyện của cao nguyên nhét đầy. Dù không đích thân đến, chỉ mượn một tấm ảnh, cũng sẽ ngã vào trong hồ nước xang lam sâu thẳm đó, cam nguyện mơ một giấc mơ đi xa. Ký ức lờ mờ sẽ đưa chúng ta rời đến niên đại xa xôi, muốn thử tìm kiếm biển biếc nương dâu của quá khứ từ trong một mặt nước hồ.
Ba trăm năm trước, Tsangyang Gyatso bị sứ giả Khang Hy phái đi và quân đội của Lha-bzang Khan áp giải đến đây, ở bên hồ Thanh Hải, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Cái ngày lẫn lộn khó phân đó, đến nay vẫn khiến người ta không ngừng truy cứu, nhưng trước sau không tìm được một chút manh mối nào. Lịch sử cũng từng đưa ra nhiều ghi chép, nhưng trước sau không có một câu trả lời xác định. Có lẽ vì sự phi phàm của Tsangyang Gyatso, mọi người bằng lòng rằng kết thúc đó là một câu đố vĩnh viễn không thể giải đáp, như vậy trong lòng một vạn người, sẽ có thể sinh ra một vạn kiểu tưởng tượng.
Lịch sử xưa nay không có chân thực tuyệt đối, trải qua gọt giũa trau chuốt của muôn ngàn người đời, nó sớm đã mất đi dáng vẻ ban đầu, chỉ lưu lại một số dấu vết thoắt ẩn thoắt hiện, chờ người sau suy đoán tìm tòi. Biết bao chân tướng chìm sâu trong nước biếc trời cao, chẳng có lấy một bọt sóng đẹp đẽ. Hồ Thanh Hải không lời, nó là tượng trưng của thần linh, tỏ tường tất cả quá khứ, nhưng không thể để chân tướng bộc bạch. Chân tướng ẩn náu trong nước hồ, hóa thành bí mật vĩnh viễn.
Ở hồ Thanh Hải, có nhiều tin đồn dân gian, bởi vì hư ảo mà càng mê ly. Những tin đồn đó giống như thơ tình của Tsangyang Gyatso, có thể diễn dịch ra hơn trăm thứ câu chữ khác nhau, chúng ta chỉ cần chọn một bản mình thích là được. Duy có một bản không ai chịu tin, không một ai tin cuộc đời của Tsangyang Gyatso sẽ chung kết hạ màn ở hồ Thanh Hải. Ngài là Phật sống, là tượng trưng của thần, không ai có thể hỏi tội Ngài, có thể giam cầm cuộc đời Ngài, càng không ai có thể sắp xếp kết cuộc của Ngài. Dù chết, cũng nên có cách chết của Phật sống, chết một cách cao ngạo.
Có người suy đoán, hay là Tsangyang Gyatso nhìn thấy mặt nước hồ này, liền không muốn rời khỏi nữa. Cuối cùng Ngài vẫn không thể rời được núi thần hồ thánh nơi đây, không rời được các tín đồ ủng hộ Ngài, do đó Ngài không cam lòng bị lưu đày, thà rằng lẳng lặng ẩn tích ở đây. Hoặc giả Ngài đã sớm sắp xếp sẵn một kết cuộc như câu đố cho bản thân, chính là vì muốn người đời mãi mãi không thể quên Ngài. Ngài là Phật sống, không cần giao phó với bất cứ ai, đối với Ngài, vua chúa nhân gian chẳng qua chỉ là một kiểu tồn tại hão.
Vì Ngài coi khinh kiếp sống qua ngày, hay là số mệnh có sắp xếp khác? Tóm lại chẳng nơi nào có thể tìm được. Cảnh giới tối cao nhà Phật nói là Niết bàn[2] sống lại, chẳng lẽ Tsangyang Gyatso mượn nước hồ này, đạp sóng ngồi thuyền, đến bờ bên kia, ngắm hoa sen Ban Nhược nở rộ? Nhưng bao nhiêu người vì tìm kiếm Ngài, trăng mờ bến đò, lang thang không chốn nương thân ở đây, mà vẫn si tâm không đổi. Song chung quy có một vầng mặt trời đỏ canh giữ ở đây, ánh vàng lóng lánh ấy như ánh sáng của từ bi, ánh sáng của cát tường tỏa ra từ giữa vầng trán Phật tổ, vô tư chiếu rọi khắp đất đai non sông. Mọi người tắm gội trong ánh vàng, có thể hưởng thụ sự bình đẳng và khoan hậu mà thiên nhiên ban cho.
[2] Niết bàn: là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn “nirvāṇa”, nghĩa là bị dập tắt, thổi tắt. Thuật ngữ nirvāṇa cũng được dịch nghĩa là Diệt, Diệt tận, Diệt độ, Tịch diệt, Bất sinh, Viên tịch, và vì sự tịch diệt được hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật nên nirvāṇa cũng được dịch ý là Giải thoát, Vô vi, An lạc.
Đã ba trăm năm, không biết là thời gian vô tình, hay là con người vô tình, chúng ta thật sự không cần so đo tính toán. Trầm ngâm suy nghĩ, không biết người thế nào mới có thể đổi sắc cùng nước hồ Thanh Hải, tình cảm thế nào mới có thể sánh ngang với vẻ đẹp trong thơ ca của Tsangyang Gyatso? Lưu lại, phải chăng là chờ đợi hư vọng? Rời đi, lại phải chăng là tràn đầy buồn rầu? Lúc đến, cho rằng nơi đây chính là quê hương, khoác tay nải lên, vẫn làm lại khách qua đường như cũ.
Bình luận truyện