Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
Chương 50: Chuyển thế
Chúng ta đều là khách
qua đường giữa chốn hồng trần, cũng từng hiểu biết nhân quả, lại không
thể lĩnh ngộ huyền cơ trong đó. Đời này nếu chịu hết khổ nạn, xem như là tiêu trừ nghiệt trái kiếp trước, đời này nếu suôn sẻ bình thản, chỉ xem như là phúc báo có được.
Đều nói một người có linh tính, có thể sẽ trong mơ, hoặc trong một số hình ảnh, biết được kiếp trước và kiếp sau của mình. Bản thân giấc mơ chính là một sự hư ảo, nhưng nhiều người lại bằng lòng chìm đắm trong mơ, mượn tưởng tượng mỹ lệ tuyệt vời, để an ủi buồn khổ trong hiện thực. “Lâm Xuyên tứ mộng[1]” của Thang Hiển Tổ đến nay vẫn được mọi người si mê, là vì tất cả câu chuyện đều xảy ra trong mơ. Trong mơ có nhiều điều kỳ diệu, khó nói nên lời. Trong mơ, có thể không lo cảnh xuân tươi đẹp phải chăng như mây khói thoảng qua, không quản dòng chảy thời gian phải chăng như nước xuân cuồn cuộn một đi không trở lại.
[1] Lâm Xuyên tứ mộng: bốn vở kịch do Thang Hiển Tổ sáng tác, đều liên quan đến chữ “mộng”. Gồm Tứ Tiêu Ký (Tứ Thoa Ký), Mẫu Đơn Đình, Nam Kha Ký, Hàm Đan Ký.
Chúng ta đều là khách qua đường giữa chốn hồng trần, cũng từng hiểu biết nhân quả, lại không thể lĩnh ngộ huyền cơ trong đó. Đời này nếu chịu hết khổ nạn, xem như là tiêu trừ nghiệt trái kiếp trước; đời này nếu suôn sẻ bình thản, chỉ xem như là phúc báo có được. Không ai có thể lật xem kiếp trước của mình, cũng không ai có thể biết được kiếp sau của mình, tất cả suy đoán, đều như đúng như sai.
Do đó đối với chuyển thế của Đạt Lai Lạt Ma các đời ở Tây Tạng, sẽ sinh ra lòng hiếu kỳ, luôn không nhịn được hỏi: Rốt cuộc làm thế nào để tìm được linh đồng chuyển thế? Chẳng lẽ người chết rồi thật sự sẽ có chuyển thế? Cứ xem là có chuyển thế, lẽ nào quá trình phức tạp này sẽ không xuất hiện sai sót? Về việc làm sao tìm kiếm linh đồng chuyển thế và xác nhận linh đồng chuyển thế, trước đây đã có trình bày, nhưng vẫn có quá nhiều huyền cơ không thể giải thích, khiến người nghĩ mãi không hiểu. Lời tiên đoán đáng tin hay không? Cao tăng bói quẻ đáng tin hay không? Nước hồ thánh đáng tin hay không? Còn những hiện tượng thiên văn thần kỳ kia có đáng tin hay không? Nếu nhiều thứ trên thế gian không đáng tin, vậy thì sao vẫn có nhiều tín đồ phủ phục dưới chân Phật như thế để cầu nguyện độ hóa và siêu thoát?
Muốn nhắn với hạc trắng,
Mượn đôi cánh để bay.
Chẳng xa, đến Litang,
Rồi sẽ quay lại ngay.
Bài thơ này năm xưa Tsangyang Gyatso viết trên đường rời Lhasa bị giải về kinh. Ban đầu nhiều người không hiểu thâm ý của nó, cho rằng Tsangyang Gyatso lưu lại duyên cũ gì đó ở Litang, do đó nguyện mượn đôi cánh của hạc tiên, bay đến nơi đó, tìm kiếm người Ngài muốn tìm, kết thúc chuyện Ngài muốn kết thúc. Mãi đến sau này, Tsangyang Gyatso thần bí mất tích ở hồ Thanh Hải, không biết đi đâu. Thế là, các sư của tu viện Ganden[2], tu viện Drepung và tu viện Sera, dựa vào bài thơ này của Ngài, lĩnh ngộ ra điều ảo diệu trong đó, ở một địa phương gọi là Litang, tìm được Kelzang Gyatso, tôn làm Đạt Lat Lạt Ma thứ 7.
[2] Tu viện Ganden (Cam Đan): cách Lhasa khoảng 50km, do Đại sư Tsongkhapa xây năm 1409, cùng với Drepung và Sera được gọi là “ba tu viện lớn của Lhasa”.
Năm 1708, ngày 19 tháng 7 năm Chuột Đất của Rabqung[3] thứ 12 lịch Tạng, Kelzang Gyatso sinh ra ở Duokang mạn dưới Litang. Về một số truyền kỳ lúc Ngài chào đời, có thể lúc đó đã xuất hiện thiên tượng khác lạ nào đó nhưng không ai còn ghi nhớ. Nhưng là một linh đồng chuyển thế, nhất định có điểm không như người thường. Khi Kelzang Gyatso chào đời, Tsangyang Gyatso đã mất tích ở hồ Thanh Hải gần hai năm, còn Yeshey Gyatso do Lha-bzang Khan nâng đỡ cũng đã tọa sàng ở cung Potala một năm. Vị Đạt Lai thứ 6 Yeshey Gyatso diễn lại vai trò Tsangyang Gyatso năm xưa, làm con cờ của Lha-bzang Khan, mặc cho y sắp xếp.
[3] Rabaqung: chu kỳ 60 năm của lịch Tạng.
Yeshy Gyatso dù được vua Khang Hy của Đại Thanh thừa nhận, ban cho ấn vàng, hạ chiếu sắc phong làm Đạt Lai Lạt Ma thứ 6, nhưng chưa từng được sư sãi công nhận, cũng không được tín đồ Tây Tạng thật sự kính ngưỡng. Còn Lha-bzang Khan một mình nắm lấy quyền lực chính trị cũng chưa hề thật sự có được lòng dân, cao tăng của tu viện Ganden, tu viện Drepung và tu viện Sera hết sức bất mãn đối với việc Lha-bzang Khan tự tiện quyết định phế lập Đạt Lai Lạt Ma. Các sư sãi còn lại cũng chưa hề ngừng tìm kiếm linh đồng chuyển thế của Tsangyang Gyatso, sau đó trong thơ tình của Tsangyang Gyatso để lại, họ tìm được phương hướng của Phật sống, chính là nơi hạc tiên phải bay đến - Litang.
Cao tăng của ba tu viện lớn tin chắc thơ tình của Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Tsangyang Gyatso ẩn giấu huyền cơ, là để ngầm chỉ cho họ nơi tồn tại của linh đồng chuyển thế của Ngài. Thế là họ đã tổ chức nhiều sư sãi đến Litang, và tìm được đứa trẻ tên là Kelzang Gyatso, lại thông qua nghiệm chứng nhiều phương diện, xác định đứa bé đó chính là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 6. Họ dâng thư cho vua Đại Thanh, ra sức yêu cầu phế bỏ Đạt Lai giả do Lha-bzang Khan lập, công nhận lại Kelzang Gyatso là thân phận linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 6.
Lúc đó cục thế Tây Tạng vẫn gió mưa rung chuyển, tuy Lha-bzang Khan đã chiến thắng Đệ Ba Sangye Gyatso, đuổi Phật sống Tsangyang Gyatso đi, nhưng cách làm của y không được mọi người tán thành. Nhiều bộ lạc như hổ đói chờ mồi lăm le nhòm ngó y, vị trí thủ lĩnh Tây Tạng của y cũng lung lay muốn đổ. Do mấy lần biến động, vua Khang Hy cũng không dám hành động thiếu suy nghĩ, nhà vua không phế bỏ Yeshey Gyatso, giữ thái độ trung lập trước thân phận của linh đồng chuyển thế Kelzang Gyatso. Nhưng nhà vua có lòng quan tâm chăm sóc đặc biệt đối với đứa trẻ này, chuyển bé đến ở trong phạm vi thế lực của bộ lạc Khoshut tại Thanh Hải, và đưa bé đến tu viện Kumbum[4] cạo đầu đi tu học kinh.
[4] Tu viện Kumbum (Tháp Nhĩ Tự): cách thành phố Tây Ninh thủ phủ tỉnh Thanh Hải 25km, xây năm 1560, là nơi sinh của Đại sư Tsongkhapa người sáng lập phái Gelug.
Mãi đến năm 1717, Lha-bzang Khan bị quân đội Dzungar giết, Yeshey Gyatso bị giam cầm, thân phận Phật sống của Yeshey cũng tự nhiên bị tín đồ Tây Tạng lật đổ. Năm 1719, vua Đại Thanh bình định xong phản loạn Dzungar, mới chính thức thừa nhận thân phận linh đồng chuyển thế của Kelzang Gyatso. Hoàng tử thứ 14 của Khang Hy và mấy vị đại thần cùng ba ngàn binh sĩ, từ Tây Ninh đến tu viện Kumbum, bố trí đại quân Hán Mông, làm tốt mọi việc chuẩn bị để nghênh đón linh đồng chuyển thế. Năm sau, hoàng tử mang ấn vàng và sách vàng của Khang Hy ban cho Đạt Lai Lạt Ma đến, đồng thời cử hành lễ lớn tọa sàng long trọng cho Kelzang Gyatso ở cung Potala.
Kelzang Gyatso tuy được quyết định là linh đồng chuyển thế của Tsangyang Gyatso, và được sư sãi của phái Gelug công nhận Ngài là Đạt Lai thứ 7, nhưng chính phủ triều Thanh lại kiên trì Kelzang Gyasto là Đạt Lai thứ 6, cho rằng Kelzang Gyatso là tiếp nhận thay thế chứ không phải kế thừa pháp vị của Đạt Lai thứ 6 đã bị phết truất, không thể công nhận làm Đạt Lai thứ 7. Sau đó vì nhân dân Tây Tạng trước cho rằng Kelzang Gyatso là Đạt Lai thứ 7, mãi đến năm Càn Long[5] thứ 48, khi vua Càn Long phong Jamphel Gyatso[6] làm Đạt Lai thứ 8, có nghĩa ngầm thừa nhận Kelzang Gyatso là Đạt Lai thứ 7, còn Tsangyang Gyatso cũng thuận lý thành chương trở thành Đạt Lai thứ 6.
[5] Càn Long (1711-1799): Hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh, tên húy Hoằng Lịch, miếu hiệu Thanh Cao Tông. Thời kỳ trị vì 1736-1795, là thời cực thịnh về kinh tế và quân sự của nhà Thanh.
[6] Jamphel Gyasto (Cường Bạch Gia Mục Thố, 1758-1804): Đạt Lai Lạt Ma thứ 8
Ngày Kelzang Gyatso cử hành điển lễ tọa sàng ở cung Potala, trăm ngàn tín đồ trong thành Lhasa phủ phục dưới chân Hồng Sơn, tụng niệm kinh Phật, dùng nghi thức thành kính nhất bày tỏ họ đi theo Đạt Lai Lạt Ma thứ 7, tuyên bố với núi xanh nguy nga và sông ngòi cuồn cuộn tín ngưỡng cả đời không đổi của họ. Điển lễ tọa sàng lần này chẳng hề thua kém phong quang khi Tsangyang Gyatso tọa sàng năm xưa. Lịch sử chẳng qua diễn lại từng màn hý kịch, thứ thay đổi chỉ là những vai diễn vội vã lướt qua, có một ngày, chúng ta đều sẽ biến mất không vướng bận, trở thành quá khứ, trở thành lịch sử.
Trên ấn vàng nhà Thanh ban cho Kelzang Gyasto có khắc: “Hoằng Pháp Giác Chúng Đệ Lục Thế Đạt Lai Lạt Ma Chi Ấn[7]”. Nếu Kelzang Gyasto là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso, thế thì Ngài lẽ đương nhiên phải là Đạt Lai Lạt Ma thứ 7. Nếu Kelzang Gyatso không phải là linh đồng chuyển thế của Tsangyang Gyatso, thế thì Ngài tồn tại với thân phận nào? Nếu năm xưa Tsangyang Gyatso thật sự bệnh chết ở hồ Thanh Hải, thế thì Kelzang Gyatso có lẽ thật sự là linh đồng chuyển thế trong thơ Ngài chỉ ra, nhưng nếu giống như “Bí truyện” kể, Ngài không chết đi, mà phiêu bạt giang hồ, sau cùng ẩn náu ở Alxa, thế thì từ đâu ra cách nói linh đồng chuyển thế của Tsangyang Gyatso?
[7] Ấn của Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 hoằng dương Phật pháp giác ngộ chúng sinh.
Lịch sử đan xen phức tạp, huyền cơ trùng trùng, thực là quá đỗi lằng nhằng. Không ai có thể đưa ra một câu trả lời xác định về việc Tsangyang Gyatso đi đâu, làm gì, về lai lịch của Kelzang Gyatso. Bản thân lịch sử chính là một vũ đài kỳ quái sặc sỡ, biết bao người tồn tại không rõ ràng, lại ra đi không rõ ràng, trước giờ đều không thật sự nắm giữ cuộc đời của mình. Bản thân Kelzang Gyatso cũng không hiểu rõ, rốt cuộc lấy thân phận nào ngồi trên ngai Phật của cung Potala, ngồi suốt mấy mươi năm. Về câu đố thân phận của mình, Ngài không hỏi, cũng không cách gì hỏi được. Chỉ đành tin tưởng mình thật sự là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso, tin tưởng mình là Phật sống theo lời tiên đoán trong thơ của Tsangyang Gyatso. Bởi vì, Litang là quê hương của Ngài.
Ngày 15 tháng 9 năm 1720, Kelzang Gyatso cử hành điển lễ tọa sàng ở cung Potala, tôn Ban Thiền thứ 5 Lobasang Yeshe làm thầy, thọ giới sa di. Sau đó vào tu viện Drepung học kinh. Năm 1727, Kelzang Gyatso hai mươi tuổi, lại thọ giới tỳ khưu từ Ban Thiền thứ 5. Sau khi tự mình chấp chính, Kelzang Gyatso dốc sức vào sự vụ tôn giáo, hoằng dương Phật pháp, tạo phúc chúng sinh. Ngài sống cả đời khiêm tốn tiết kiệm giản dị, rất được dân chúng Tây Tạng kính yêu.
Trong lịch sử Phật giáo Tạng truyền Tây Tạng, đã xuất hiện ba vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 6. Tất cả những chuyện này, duyên khởi từ Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso, chính Ngài đã diễn dịch truyền kỳ, lại tiếp diễn truyền kỳ. Nhưng ba vị Đạt Lai này cũng chỉ là thanh y trên vũ đài cung Potala, bất lực đạo diễn màn kịch của người khác, nhưng nào đã được sở hữu bản thân chân thực? Tsangyang Gyatso dù vẫn được người đời sau ngược dòng hoài niệm, nhưng cả đời của Ngài rốt cuộc là một câu đố không thể giải đáp. Yeshey Gyatso càng đáng buồn hơn, ở trong cung Potala mười một năm, đến nay cả một sợi tóc của Ngài cũng không tìm được. Còn Kelzang Gyatso định sẵn là bình dị, có lẽ Ngài cũng chỉ là một vật thay thế, dùng nhục thân của Ngài để thay thế một vị trí hư không.
Trước những nghi hoặc không thể giải thích, chúng ta rốt cuộc nên tin điều gì, không nên tin điều gì? Có lẽ chúng ta nên giống như mây trắng gió mát, nhàn nhã tự tại, không phiền lo, quấy nhiễu. Giống như những người dân Tạng thành kính kia, tin tưởng sự tồn tại của Thần Phật, tin tưởng mỗi một áng mây trắng, mỗi một chú linh dương Tạng đều có linh tính không thể nói bằng lời. Như vậy sẽ không cần tìm kiếm lời giải cho câu đố hiểm hóc kia, không cần biết chân tướng của ba trăm năm trước. Cứ để câu đố mãi mãi là câu đố, để hôm qua mãi mãi qua đi, để câu chuyện mãi mãi chỉ là câu chuyện. Người hiền lành như bạn và tôi, chỉ ở một góc của trần thế, trầm tĩnh yên ổn, là tốt rồi.
Đều nói một người có linh tính, có thể sẽ trong mơ, hoặc trong một số hình ảnh, biết được kiếp trước và kiếp sau của mình. Bản thân giấc mơ chính là một sự hư ảo, nhưng nhiều người lại bằng lòng chìm đắm trong mơ, mượn tưởng tượng mỹ lệ tuyệt vời, để an ủi buồn khổ trong hiện thực. “Lâm Xuyên tứ mộng[1]” của Thang Hiển Tổ đến nay vẫn được mọi người si mê, là vì tất cả câu chuyện đều xảy ra trong mơ. Trong mơ có nhiều điều kỳ diệu, khó nói nên lời. Trong mơ, có thể không lo cảnh xuân tươi đẹp phải chăng như mây khói thoảng qua, không quản dòng chảy thời gian phải chăng như nước xuân cuồn cuộn một đi không trở lại.
[1] Lâm Xuyên tứ mộng: bốn vở kịch do Thang Hiển Tổ sáng tác, đều liên quan đến chữ “mộng”. Gồm Tứ Tiêu Ký (Tứ Thoa Ký), Mẫu Đơn Đình, Nam Kha Ký, Hàm Đan Ký.
Chúng ta đều là khách qua đường giữa chốn hồng trần, cũng từng hiểu biết nhân quả, lại không thể lĩnh ngộ huyền cơ trong đó. Đời này nếu chịu hết khổ nạn, xem như là tiêu trừ nghiệt trái kiếp trước; đời này nếu suôn sẻ bình thản, chỉ xem như là phúc báo có được. Không ai có thể lật xem kiếp trước của mình, cũng không ai có thể biết được kiếp sau của mình, tất cả suy đoán, đều như đúng như sai.
Do đó đối với chuyển thế của Đạt Lai Lạt Ma các đời ở Tây Tạng, sẽ sinh ra lòng hiếu kỳ, luôn không nhịn được hỏi: Rốt cuộc làm thế nào để tìm được linh đồng chuyển thế? Chẳng lẽ người chết rồi thật sự sẽ có chuyển thế? Cứ xem là có chuyển thế, lẽ nào quá trình phức tạp này sẽ không xuất hiện sai sót? Về việc làm sao tìm kiếm linh đồng chuyển thế và xác nhận linh đồng chuyển thế, trước đây đã có trình bày, nhưng vẫn có quá nhiều huyền cơ không thể giải thích, khiến người nghĩ mãi không hiểu. Lời tiên đoán đáng tin hay không? Cao tăng bói quẻ đáng tin hay không? Nước hồ thánh đáng tin hay không? Còn những hiện tượng thiên văn thần kỳ kia có đáng tin hay không? Nếu nhiều thứ trên thế gian không đáng tin, vậy thì sao vẫn có nhiều tín đồ phủ phục dưới chân Phật như thế để cầu nguyện độ hóa và siêu thoát?
Muốn nhắn với hạc trắng,
Mượn đôi cánh để bay.
Chẳng xa, đến Litang,
Rồi sẽ quay lại ngay.
Bài thơ này năm xưa Tsangyang Gyatso viết trên đường rời Lhasa bị giải về kinh. Ban đầu nhiều người không hiểu thâm ý của nó, cho rằng Tsangyang Gyatso lưu lại duyên cũ gì đó ở Litang, do đó nguyện mượn đôi cánh của hạc tiên, bay đến nơi đó, tìm kiếm người Ngài muốn tìm, kết thúc chuyện Ngài muốn kết thúc. Mãi đến sau này, Tsangyang Gyatso thần bí mất tích ở hồ Thanh Hải, không biết đi đâu. Thế là, các sư của tu viện Ganden[2], tu viện Drepung và tu viện Sera, dựa vào bài thơ này của Ngài, lĩnh ngộ ra điều ảo diệu trong đó, ở một địa phương gọi là Litang, tìm được Kelzang Gyatso, tôn làm Đạt Lat Lạt Ma thứ 7.
[2] Tu viện Ganden (Cam Đan): cách Lhasa khoảng 50km, do Đại sư Tsongkhapa xây năm 1409, cùng với Drepung và Sera được gọi là “ba tu viện lớn của Lhasa”.
Năm 1708, ngày 19 tháng 7 năm Chuột Đất của Rabqung[3] thứ 12 lịch Tạng, Kelzang Gyatso sinh ra ở Duokang mạn dưới Litang. Về một số truyền kỳ lúc Ngài chào đời, có thể lúc đó đã xuất hiện thiên tượng khác lạ nào đó nhưng không ai còn ghi nhớ. Nhưng là một linh đồng chuyển thế, nhất định có điểm không như người thường. Khi Kelzang Gyatso chào đời, Tsangyang Gyatso đã mất tích ở hồ Thanh Hải gần hai năm, còn Yeshey Gyatso do Lha-bzang Khan nâng đỡ cũng đã tọa sàng ở cung Potala một năm. Vị Đạt Lai thứ 6 Yeshey Gyatso diễn lại vai trò Tsangyang Gyatso năm xưa, làm con cờ của Lha-bzang Khan, mặc cho y sắp xếp.
[3] Rabaqung: chu kỳ 60 năm của lịch Tạng.
Yeshy Gyatso dù được vua Khang Hy của Đại Thanh thừa nhận, ban cho ấn vàng, hạ chiếu sắc phong làm Đạt Lai Lạt Ma thứ 6, nhưng chưa từng được sư sãi công nhận, cũng không được tín đồ Tây Tạng thật sự kính ngưỡng. Còn Lha-bzang Khan một mình nắm lấy quyền lực chính trị cũng chưa hề thật sự có được lòng dân, cao tăng của tu viện Ganden, tu viện Drepung và tu viện Sera hết sức bất mãn đối với việc Lha-bzang Khan tự tiện quyết định phế lập Đạt Lai Lạt Ma. Các sư sãi còn lại cũng chưa hề ngừng tìm kiếm linh đồng chuyển thế của Tsangyang Gyatso, sau đó trong thơ tình của Tsangyang Gyatso để lại, họ tìm được phương hướng của Phật sống, chính là nơi hạc tiên phải bay đến - Litang.
Cao tăng của ba tu viện lớn tin chắc thơ tình của Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Tsangyang Gyatso ẩn giấu huyền cơ, là để ngầm chỉ cho họ nơi tồn tại của linh đồng chuyển thế của Ngài. Thế là họ đã tổ chức nhiều sư sãi đến Litang, và tìm được đứa trẻ tên là Kelzang Gyatso, lại thông qua nghiệm chứng nhiều phương diện, xác định đứa bé đó chính là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 6. Họ dâng thư cho vua Đại Thanh, ra sức yêu cầu phế bỏ Đạt Lai giả do Lha-bzang Khan lập, công nhận lại Kelzang Gyatso là thân phận linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 6.
Lúc đó cục thế Tây Tạng vẫn gió mưa rung chuyển, tuy Lha-bzang Khan đã chiến thắng Đệ Ba Sangye Gyatso, đuổi Phật sống Tsangyang Gyatso đi, nhưng cách làm của y không được mọi người tán thành. Nhiều bộ lạc như hổ đói chờ mồi lăm le nhòm ngó y, vị trí thủ lĩnh Tây Tạng của y cũng lung lay muốn đổ. Do mấy lần biến động, vua Khang Hy cũng không dám hành động thiếu suy nghĩ, nhà vua không phế bỏ Yeshey Gyatso, giữ thái độ trung lập trước thân phận của linh đồng chuyển thế Kelzang Gyatso. Nhưng nhà vua có lòng quan tâm chăm sóc đặc biệt đối với đứa trẻ này, chuyển bé đến ở trong phạm vi thế lực của bộ lạc Khoshut tại Thanh Hải, và đưa bé đến tu viện Kumbum[4] cạo đầu đi tu học kinh.
[4] Tu viện Kumbum (Tháp Nhĩ Tự): cách thành phố Tây Ninh thủ phủ tỉnh Thanh Hải 25km, xây năm 1560, là nơi sinh của Đại sư Tsongkhapa người sáng lập phái Gelug.
Mãi đến năm 1717, Lha-bzang Khan bị quân đội Dzungar giết, Yeshey Gyatso bị giam cầm, thân phận Phật sống của Yeshey cũng tự nhiên bị tín đồ Tây Tạng lật đổ. Năm 1719, vua Đại Thanh bình định xong phản loạn Dzungar, mới chính thức thừa nhận thân phận linh đồng chuyển thế của Kelzang Gyatso. Hoàng tử thứ 14 của Khang Hy và mấy vị đại thần cùng ba ngàn binh sĩ, từ Tây Ninh đến tu viện Kumbum, bố trí đại quân Hán Mông, làm tốt mọi việc chuẩn bị để nghênh đón linh đồng chuyển thế. Năm sau, hoàng tử mang ấn vàng và sách vàng của Khang Hy ban cho Đạt Lai Lạt Ma đến, đồng thời cử hành lễ lớn tọa sàng long trọng cho Kelzang Gyatso ở cung Potala.
Kelzang Gyatso tuy được quyết định là linh đồng chuyển thế của Tsangyang Gyatso, và được sư sãi của phái Gelug công nhận Ngài là Đạt Lai thứ 7, nhưng chính phủ triều Thanh lại kiên trì Kelzang Gyasto là Đạt Lai thứ 6, cho rằng Kelzang Gyatso là tiếp nhận thay thế chứ không phải kế thừa pháp vị của Đạt Lai thứ 6 đã bị phết truất, không thể công nhận làm Đạt Lai thứ 7. Sau đó vì nhân dân Tây Tạng trước cho rằng Kelzang Gyatso là Đạt Lai thứ 7, mãi đến năm Càn Long[5] thứ 48, khi vua Càn Long phong Jamphel Gyatso[6] làm Đạt Lai thứ 8, có nghĩa ngầm thừa nhận Kelzang Gyatso là Đạt Lai thứ 7, còn Tsangyang Gyatso cũng thuận lý thành chương trở thành Đạt Lai thứ 6.
[5] Càn Long (1711-1799): Hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh, tên húy Hoằng Lịch, miếu hiệu Thanh Cao Tông. Thời kỳ trị vì 1736-1795, là thời cực thịnh về kinh tế và quân sự của nhà Thanh.
[6] Jamphel Gyasto (Cường Bạch Gia Mục Thố, 1758-1804): Đạt Lai Lạt Ma thứ 8
Ngày Kelzang Gyatso cử hành điển lễ tọa sàng ở cung Potala, trăm ngàn tín đồ trong thành Lhasa phủ phục dưới chân Hồng Sơn, tụng niệm kinh Phật, dùng nghi thức thành kính nhất bày tỏ họ đi theo Đạt Lai Lạt Ma thứ 7, tuyên bố với núi xanh nguy nga và sông ngòi cuồn cuộn tín ngưỡng cả đời không đổi của họ. Điển lễ tọa sàng lần này chẳng hề thua kém phong quang khi Tsangyang Gyatso tọa sàng năm xưa. Lịch sử chẳng qua diễn lại từng màn hý kịch, thứ thay đổi chỉ là những vai diễn vội vã lướt qua, có một ngày, chúng ta đều sẽ biến mất không vướng bận, trở thành quá khứ, trở thành lịch sử.
Trên ấn vàng nhà Thanh ban cho Kelzang Gyasto có khắc: “Hoằng Pháp Giác Chúng Đệ Lục Thế Đạt Lai Lạt Ma Chi Ấn[7]”. Nếu Kelzang Gyasto là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso, thế thì Ngài lẽ đương nhiên phải là Đạt Lai Lạt Ma thứ 7. Nếu Kelzang Gyatso không phải là linh đồng chuyển thế của Tsangyang Gyatso, thế thì Ngài tồn tại với thân phận nào? Nếu năm xưa Tsangyang Gyatso thật sự bệnh chết ở hồ Thanh Hải, thế thì Kelzang Gyatso có lẽ thật sự là linh đồng chuyển thế trong thơ Ngài chỉ ra, nhưng nếu giống như “Bí truyện” kể, Ngài không chết đi, mà phiêu bạt giang hồ, sau cùng ẩn náu ở Alxa, thế thì từ đâu ra cách nói linh đồng chuyển thế của Tsangyang Gyatso?
[7] Ấn của Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 hoằng dương Phật pháp giác ngộ chúng sinh.
Lịch sử đan xen phức tạp, huyền cơ trùng trùng, thực là quá đỗi lằng nhằng. Không ai có thể đưa ra một câu trả lời xác định về việc Tsangyang Gyatso đi đâu, làm gì, về lai lịch của Kelzang Gyatso. Bản thân lịch sử chính là một vũ đài kỳ quái sặc sỡ, biết bao người tồn tại không rõ ràng, lại ra đi không rõ ràng, trước giờ đều không thật sự nắm giữ cuộc đời của mình. Bản thân Kelzang Gyatso cũng không hiểu rõ, rốt cuộc lấy thân phận nào ngồi trên ngai Phật của cung Potala, ngồi suốt mấy mươi năm. Về câu đố thân phận của mình, Ngài không hỏi, cũng không cách gì hỏi được. Chỉ đành tin tưởng mình thật sự là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso, tin tưởng mình là Phật sống theo lời tiên đoán trong thơ của Tsangyang Gyatso. Bởi vì, Litang là quê hương của Ngài.
Ngày 15 tháng 9 năm 1720, Kelzang Gyatso cử hành điển lễ tọa sàng ở cung Potala, tôn Ban Thiền thứ 5 Lobasang Yeshe làm thầy, thọ giới sa di. Sau đó vào tu viện Drepung học kinh. Năm 1727, Kelzang Gyatso hai mươi tuổi, lại thọ giới tỳ khưu từ Ban Thiền thứ 5. Sau khi tự mình chấp chính, Kelzang Gyatso dốc sức vào sự vụ tôn giáo, hoằng dương Phật pháp, tạo phúc chúng sinh. Ngài sống cả đời khiêm tốn tiết kiệm giản dị, rất được dân chúng Tây Tạng kính yêu.
Trong lịch sử Phật giáo Tạng truyền Tây Tạng, đã xuất hiện ba vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 6. Tất cả những chuyện này, duyên khởi từ Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso, chính Ngài đã diễn dịch truyền kỳ, lại tiếp diễn truyền kỳ. Nhưng ba vị Đạt Lai này cũng chỉ là thanh y trên vũ đài cung Potala, bất lực đạo diễn màn kịch của người khác, nhưng nào đã được sở hữu bản thân chân thực? Tsangyang Gyatso dù vẫn được người đời sau ngược dòng hoài niệm, nhưng cả đời của Ngài rốt cuộc là một câu đố không thể giải đáp. Yeshey Gyatso càng đáng buồn hơn, ở trong cung Potala mười một năm, đến nay cả một sợi tóc của Ngài cũng không tìm được. Còn Kelzang Gyatso định sẵn là bình dị, có lẽ Ngài cũng chỉ là một vật thay thế, dùng nhục thân của Ngài để thay thế một vị trí hư không.
Trước những nghi hoặc không thể giải thích, chúng ta rốt cuộc nên tin điều gì, không nên tin điều gì? Có lẽ chúng ta nên giống như mây trắng gió mát, nhàn nhã tự tại, không phiền lo, quấy nhiễu. Giống như những người dân Tạng thành kính kia, tin tưởng sự tồn tại của Thần Phật, tin tưởng mỗi một áng mây trắng, mỗi một chú linh dương Tạng đều có linh tính không thể nói bằng lời. Như vậy sẽ không cần tìm kiếm lời giải cho câu đố hiểm hóc kia, không cần biết chân tướng của ba trăm năm trước. Cứ để câu đố mãi mãi là câu đố, để hôm qua mãi mãi qua đi, để câu chuyện mãi mãi chỉ là câu chuyện. Người hiền lành như bạn và tôi, chỉ ở một góc của trần thế, trầm tĩnh yên ổn, là tốt rồi.
Bình luận truyện