Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
Chương 129: Nước lên
Chưa đến rằm Hạ Nguyên, mười lăm tháng mười thì lúa đã chín vàng. Cha nương bón phân thúc cho lúa nhưng chỉ làm cây lúa cao hơn, mà không làm chín sớm. Trong khi Nguyễn gia bên kia thì đã bắt đầu gặt từ mấy ngày trước. Ông nội và tam bá đã vào giúp đập lúa. Mấy nhà trong làng cũng có nhà ra ruộng canh rồi.
Trong tháng chín cha đã giao thêm mười chiếc ghe nữa, đợt này còn bốn chiếc, cha vẫn ở nhà ngoại làm tiếp. Thành ra việc trong nhà là ông nội chỉ dẫn làm. Trần tú tài cũng cho lớp học trò nghỉ từ trước ngày rằm.
Hôm Cúc tỷ về theo ghe nhắn lời ông ngoại, nước thượng nguồn đã lên cao. Mười ngày nửa tháng sẽ tràn về. Nhà ngoại đã cắt lúa xong, nhắn ngoài đây tranh thủ đập nhanh. Tin vừa truyền ra thì nhà nhà đều dọn sân, ra ruộng, tranh thủ cắt trước mấy đám lúa trổ sớm. Lúa trên ruộng hiếm khi chín một lượt, chỗ chín trước, chỗ chín sau là chuyện thường.
Không khí ngoài ruộng đã nhộn nhịp, tiếng người nói chuyện, gọi nhau í ới. Nhà Mai còn có người làm việc, Lưu bá bên kia càng lo lắng hơn. Lưu bá mẫu mang thai tháng thứ tám rồi, đâu thể làm việc nặng. Bên đó chỉ có Lưu bá, Tương huynh và tam Mi tỷ ra ruộng. Nhà Lưu bá ngoài làng chài chưa vô kịp. Những nhà trong làng thì đều lo phần ruộng nhà mình trước. Lưu bá đành gặt bao nhiêu hay bấy nhiêu, vừa gặt vừa lo nước lên, trông ngóng người nhà vào, thiệt là trông trời trong nước trông mây!
Nước còn cao đến đùi a Phúc, hắn vẫn chạy ào ào lùa đàn vịt vào những đám ruộng vừa đập xong. Trên tay còn cầm theo cái đục, tranh thủ bắt cá tôm, cua kiếm thức ăn cho bữa cơm chiều. Mai ở trong nhà với bà nội lo nấu nướng, rồi quét sân coi lúa.
Buổi trưa ngày đầu tiên đập lúa thì sấm chớp ầm ầm, mây đen giăng khắp nơi. Ông nội nói không mưa liền, nhưng mà cộ lúa vừa đầy thì đã xúc vào bao vác vào nhà ngay. Gió mạnh kéo đến qua giờ mùi thì bắt đầu rớt mưa. Mưa không lớn, nhưng mà gió làm thân lúa ngả nghiêng, rụng hột. Nhóm người cắt cũng không theo hàng lối mà chia nhau cắt trước những đám lúc chín vàng, để trên bờ ruộng từng dãy. An ca, Vĩnh ca rồi Hùng huynh nhanh chân chạy lại ôm từng bó đến cộ đập, vất vả tăng gấp đôi.
Nhà Lưu tam bá xem ra nhàn nhã nhất. Năm nay bá ấy trồng chưa đến hai mẫu, lại sạ lúa sau nên vẫn chưa gặt được. Nhưng mà vài ngày nữa lúa chín trúng vào đợt nước lên thì càng cực nhọc hơn.
Sau cơn mưa lớn thì trời quang nắng tốt, thật là may. Bây giờ nhà nhà đều đem lúa ra phơi, tranh thủ sàng rồi quạt hạt lép.
Qua ngày rằm mấy bữa thì cha, thất thúc và Bình ca, còn có Sinh ca, Hữu ca về đến nhà. Chắc đã xong bốn chiếc ghe còn lại rồi. Bình ca giao cho bà nội túi vải đựng bạc rồi nhanh chân theo cha ra ruộng. Mấy ngày nay chắc cha sốt ruột lắm. Có thêm người nên lục cô và a Cúc vào nhà giúp phơi lúa, nấu cơm.
– Bà nội, chiều nay nhà mình ăn cơm ngon một bữa đi.
– Ừ, để coi làm món gì?
– Làm gà nướng kiểu nhà Trương bá, vịt nướng cách đó cũng được.
– Vậy phải nói ngũ cô con vào ướp mới được.
– Dạ,
Lúc trước Trương bá đã hái cho nhà cô rất nhiều quế khô, hột tiêu khô, rồi trồng cây lá quế, cây nghệ ở vườn sau. Qua một mùa mưa, mấy cây này đã phát, nhành lá sum xuê xanh ngát, đến lúc ăn được rồi. Mà ngũ cô lại học được cách ướp và nướng gà rất ngon. Thịt gà hay thịt vịt ăn nướng đều ngon, đều có hương vị riêng; tùy theo sở thích của mọi người. Lớp mỡ dưới da con vịt lúc nướng rất thơm, vừa béo vừa giòn.
Từ hôm bắt đầu mùa gặt, a An cũng bán được thêm hơn chục con gà mập, trứng gà nữa. Mấy nhà trong làng có nuôi gà nhưng chưa đủ lớn, họ cũng muốn để gà mái ấp trứng, nên mua gà nhà Mai ăn để cả nhà có sức đập lúa.
Hơn nửa sân trước đã chất đầy lúa, hai cái bàn tròn kê sát gần nhau, có đống lửa lớn gần cổng. Ăn cơm xong ông nội còn muốn sàng lúa. Ngày mai có nắng tốt tranh thủ phơi khô rồi vô bồ. Gần bảy mẫu ruộng đã đủ cho hai nhà ăn quanh năm, mớ lúa nếp để dành nấu bánh trái cúng ngày Lễ tết. Cực khổ mấy hôm nay đổi lấy cả năm no bụng cũng đáng.
Bữa cơm ngoài gà vịt nướng còn có cá lóc nướng, mấy con cua rang muối để lai rai vài chung rượu. Mai lựa mấy bông lúa chắc hạt, khều mấy cục than đỏ ra cạnh rìa, rồi để bông lúa lên. Tiếng nổ lép bép là thành cớm gạo, mùi thơm nhè nhẹ, ăn vui miệng.
Mùa này tôm cá no đủ mập tròn, gà vịt theo đó cũng sung mãn. An ca mang một con gà, một con vịt nướng cho nhà Lưu bá. Lúc về ca kể chuyện hai nhà ở mé sông chiều nay đã qua phụ Lưu bá đập lúa. A. vậy tốt quá. Nghe tin từ làng chài vào, nhà nội Tương huynh trúng mẻ cá lớn, lo làm mắm cho xong mới vào phụ được.
Thời tiết năm nay mưa nhiều hơn, lúa đập xong rồi mà phơi chưa khô. Mấy nhà đều than thở, trải từng lớp lúa thật mỏng, cào trở thường hơn. Rốt cuộc nhà Mai cũng đập xong lúa. Mấy người lớn chạy qua phụ Lưu bá một tay, còn nhà Đỗ lang y nữa.
Trăng hạ tuần chênh vênh phía Bình San, gió thổi rất mạnh. Một đêm giông gió cũng qua. Mới sáng sớm đã nghe xôn xao tiếng người nói chuyện.
– Nước lên rồi, ngập gần nửa cồn rồi. A, không nghĩ chỉ trong một đêm mà nước lên nhanh vậy. Mấy con bờ nhỏ ngăn mấy đám ruộng đã ngập hết rồi. Ông nội và mấy người lớn nhanh chân vác lúa lên ghe rồi chèo nhanh về làng chài. Bà nội và lục cô cũng theo về.
Lúa vẫn chưa khô, đem về làng chài phải phơi thêm mấy nắng nữa, nhưng chần chờ ở đây thì lo nước lên cao không đi được nữa. Đợi hai ghe nhà nội khuất ở góc cua, cha lại vội chạy ra sau phụ Bình ca, An ca gia cố ao nuôi vịt. Cúc tỷ và ngũ cô thì ôm từng mảng bèo lớn thả vào trong ao. Mấy con vịt thích nhất là rúc mỏ tìm thức ăn trong bụi bèo hoặc đám lát. Có mấy cái này bọn chúng mới không đua theo vịt hoang mà đi mất.
– Cũng may ta kêu a Sinh, a Hữu về sớm, nếu không đến bây giờ về không kịp.
Bây giờ ở Trấn Giang chắc nước đã mênh mông rồi. Không biết nhà a Sao như thế nào? Nền đất bên đó không cao hơn mực nước bao nhiêu.
Không gì cản được được dòng nước, từ sáng đến chiều mà cồn đất giữa sông đã không thấy dạng, chỉ có mảng cây tràm cây đước xanh xanh. Con rạch trước nhà cô đã sắp đầy. Chưa cần lo nhà a Sao, nhà mình không biết có ngập hay không đây?
Cha không biết mực nước sẽ lên cao bao nhiêu nên dặn nương và ngũ cô đương thêm bao đựng lúa. Còn mình thì chống ghe vào làng hỏi thăm Dương ông. Vừa đi một đoạn thì Lưu bá gấp gáp chèo ghe qua, cha hỏi:
– Huynh vào làng hả? Nước lên cao bao nhiêu nữa?
– Chắc còn cao nữa, ta đi tìm bà đỡ. Nàng ấy sắp đến ngày sanh rồi. Ta qua dặn bà ấy.
Đúng rồi, lo chuyện đập lúa mà quên mất Lưu bá mẫu đã sang tháng thứ chín rồi. Nương dặn dò chuyện đương bao rồi xách nón qua thăm Lưu bá mẫu.
Lúc cha về, gương mặt lo lắng nói:
– Nhà Dương ông cũng lo chuyện ngập, đang vô bao hết lúa trong bồ.
Mực nước cao như vậy, nên đất sẽ ẩm, lúa dễ mốc hoặc nảy mầm thì không ăn được. Cha ra gọi Hân ca, thất thúc và Bình ca vào kê khung gỗ cứng cáp để chất lúa lên. Nhà bếp thì ngũ cô và Cúc tỷ nhanh tay đương đệm làm bao.
– Chút theo cha qua nhà Lưu bá kê bồ luôn. Con lựa gỗ chất xuống ghe đi.
Câu sau là cha dặn Bình ca. Bận rộn đến gần tối, nhìn ra ngoài thì mực nước dâng thêm một khúc rồi. Ngoài mặt vũng Đông Hồ lác đác mấy khúc cây bị nước cuốn từ miệt trong ra. Lưu bá và Tương huynh chống ghe qua chở thêm gỗ về. Mọi người ăn cơm chiều xong qua đó tranh thủ làm đêm cho kịp. Nếu không ráng, lỡ đêm nay nước lên thì công sức cả năm bỏ sông bỏ biển hết.
Đến đêm trời lại mưa lâm râm, gió thổi càng mạnh. Mai thao thức ngủ không yên. Cô như cảm thấy nước đang dâng, như có thể “nghe” nước đang chảy cuồn cuộn từ thượng nguồn về đây. Mai hơi sợ, từ nhỏ cô chưa hề trải qua cảnh đồng nước mênh mông như cảnh tượng lúc chiều ở vũng Đông Hồ, đâu đâu cũng là nước. Nhìn có vẻ hiền hòa nhưng chứa trong lòng một sức mạnh rất lớn, không gì cản nổi. Lúc này ở phía thượng nguồn Tiền Giang, Hâu Giang chắc mênh mông biển nước.
Mưa càng lúc càng lớn, gió lạnh lùa qua vách lá xào xạc. Mệt mỏi quá Mai cũng chìm vào giấc ngủ. Đến sáng khi cô giựt mình tỉnh giấc thì trời vẫn còn mưa, là mưa suốt đêm sao?
Phản ứng đầu tiên là cô chồm dậy nhìn xuống nền đất, may quá, chưa ngập!
Cô đi xuống nhà sau thì thấy An ca và Ngũ cô đang ngồi bên rổ hột gà hột vịt:
– Mấy hột đẻ rớt trong nước mau hư, hôm nay chiên ăn đi. Cô sợ làm hột muối cũng không được.
Lúc trước làm một thau hột vịt muối ướp tro. Mấy hôm đập lúa, Mai mang ra cho cả nhà ăn thử, ai cũng thích. Lòng đỏ hột vịt muối bùi bùi, dẻo dẻo, ăn với cháo gạo là ngon nhứt. Hôm nào trong bụng không khỏe, có thể ăn món này, bỏ thêm ít gừng vào cháo, vừa ấm bụng vừa khỏe người. Ngày bà nội về làng chài, nương đã đưa hết cho bà mang về. Mấy hôm nay ngũ cô đang gom hột mới để làm lần hai.
Đàn vịt thấy nước về thì cạp cạp inh ỏi, muốn tuôn theo con nước bơi đi. Con Mực với a Phúc phải lội quanh ao canh chừng. Còn đàn gà thì nhày vội lên chuồng mà đứng.
Trong tháng chín cha đã giao thêm mười chiếc ghe nữa, đợt này còn bốn chiếc, cha vẫn ở nhà ngoại làm tiếp. Thành ra việc trong nhà là ông nội chỉ dẫn làm. Trần tú tài cũng cho lớp học trò nghỉ từ trước ngày rằm.
Hôm Cúc tỷ về theo ghe nhắn lời ông ngoại, nước thượng nguồn đã lên cao. Mười ngày nửa tháng sẽ tràn về. Nhà ngoại đã cắt lúa xong, nhắn ngoài đây tranh thủ đập nhanh. Tin vừa truyền ra thì nhà nhà đều dọn sân, ra ruộng, tranh thủ cắt trước mấy đám lúa trổ sớm. Lúa trên ruộng hiếm khi chín một lượt, chỗ chín trước, chỗ chín sau là chuyện thường.
Không khí ngoài ruộng đã nhộn nhịp, tiếng người nói chuyện, gọi nhau í ới. Nhà Mai còn có người làm việc, Lưu bá bên kia càng lo lắng hơn. Lưu bá mẫu mang thai tháng thứ tám rồi, đâu thể làm việc nặng. Bên đó chỉ có Lưu bá, Tương huynh và tam Mi tỷ ra ruộng. Nhà Lưu bá ngoài làng chài chưa vô kịp. Những nhà trong làng thì đều lo phần ruộng nhà mình trước. Lưu bá đành gặt bao nhiêu hay bấy nhiêu, vừa gặt vừa lo nước lên, trông ngóng người nhà vào, thiệt là trông trời trong nước trông mây!
Nước còn cao đến đùi a Phúc, hắn vẫn chạy ào ào lùa đàn vịt vào những đám ruộng vừa đập xong. Trên tay còn cầm theo cái đục, tranh thủ bắt cá tôm, cua kiếm thức ăn cho bữa cơm chiều. Mai ở trong nhà với bà nội lo nấu nướng, rồi quét sân coi lúa.
Buổi trưa ngày đầu tiên đập lúa thì sấm chớp ầm ầm, mây đen giăng khắp nơi. Ông nội nói không mưa liền, nhưng mà cộ lúa vừa đầy thì đã xúc vào bao vác vào nhà ngay. Gió mạnh kéo đến qua giờ mùi thì bắt đầu rớt mưa. Mưa không lớn, nhưng mà gió làm thân lúa ngả nghiêng, rụng hột. Nhóm người cắt cũng không theo hàng lối mà chia nhau cắt trước những đám lúc chín vàng, để trên bờ ruộng từng dãy. An ca, Vĩnh ca rồi Hùng huynh nhanh chân chạy lại ôm từng bó đến cộ đập, vất vả tăng gấp đôi.
Nhà Lưu tam bá xem ra nhàn nhã nhất. Năm nay bá ấy trồng chưa đến hai mẫu, lại sạ lúa sau nên vẫn chưa gặt được. Nhưng mà vài ngày nữa lúa chín trúng vào đợt nước lên thì càng cực nhọc hơn.
Sau cơn mưa lớn thì trời quang nắng tốt, thật là may. Bây giờ nhà nhà đều đem lúa ra phơi, tranh thủ sàng rồi quạt hạt lép.
Qua ngày rằm mấy bữa thì cha, thất thúc và Bình ca, còn có Sinh ca, Hữu ca về đến nhà. Chắc đã xong bốn chiếc ghe còn lại rồi. Bình ca giao cho bà nội túi vải đựng bạc rồi nhanh chân theo cha ra ruộng. Mấy ngày nay chắc cha sốt ruột lắm. Có thêm người nên lục cô và a Cúc vào nhà giúp phơi lúa, nấu cơm.
– Bà nội, chiều nay nhà mình ăn cơm ngon một bữa đi.
– Ừ, để coi làm món gì?
– Làm gà nướng kiểu nhà Trương bá, vịt nướng cách đó cũng được.
– Vậy phải nói ngũ cô con vào ướp mới được.
– Dạ,
Lúc trước Trương bá đã hái cho nhà cô rất nhiều quế khô, hột tiêu khô, rồi trồng cây lá quế, cây nghệ ở vườn sau. Qua một mùa mưa, mấy cây này đã phát, nhành lá sum xuê xanh ngát, đến lúc ăn được rồi. Mà ngũ cô lại học được cách ướp và nướng gà rất ngon. Thịt gà hay thịt vịt ăn nướng đều ngon, đều có hương vị riêng; tùy theo sở thích của mọi người. Lớp mỡ dưới da con vịt lúc nướng rất thơm, vừa béo vừa giòn.
Từ hôm bắt đầu mùa gặt, a An cũng bán được thêm hơn chục con gà mập, trứng gà nữa. Mấy nhà trong làng có nuôi gà nhưng chưa đủ lớn, họ cũng muốn để gà mái ấp trứng, nên mua gà nhà Mai ăn để cả nhà có sức đập lúa.
Hơn nửa sân trước đã chất đầy lúa, hai cái bàn tròn kê sát gần nhau, có đống lửa lớn gần cổng. Ăn cơm xong ông nội còn muốn sàng lúa. Ngày mai có nắng tốt tranh thủ phơi khô rồi vô bồ. Gần bảy mẫu ruộng đã đủ cho hai nhà ăn quanh năm, mớ lúa nếp để dành nấu bánh trái cúng ngày Lễ tết. Cực khổ mấy hôm nay đổi lấy cả năm no bụng cũng đáng.
Bữa cơm ngoài gà vịt nướng còn có cá lóc nướng, mấy con cua rang muối để lai rai vài chung rượu. Mai lựa mấy bông lúa chắc hạt, khều mấy cục than đỏ ra cạnh rìa, rồi để bông lúa lên. Tiếng nổ lép bép là thành cớm gạo, mùi thơm nhè nhẹ, ăn vui miệng.
Mùa này tôm cá no đủ mập tròn, gà vịt theo đó cũng sung mãn. An ca mang một con gà, một con vịt nướng cho nhà Lưu bá. Lúc về ca kể chuyện hai nhà ở mé sông chiều nay đã qua phụ Lưu bá đập lúa. A. vậy tốt quá. Nghe tin từ làng chài vào, nhà nội Tương huynh trúng mẻ cá lớn, lo làm mắm cho xong mới vào phụ được.
Thời tiết năm nay mưa nhiều hơn, lúa đập xong rồi mà phơi chưa khô. Mấy nhà đều than thở, trải từng lớp lúa thật mỏng, cào trở thường hơn. Rốt cuộc nhà Mai cũng đập xong lúa. Mấy người lớn chạy qua phụ Lưu bá một tay, còn nhà Đỗ lang y nữa.
Trăng hạ tuần chênh vênh phía Bình San, gió thổi rất mạnh. Một đêm giông gió cũng qua. Mới sáng sớm đã nghe xôn xao tiếng người nói chuyện.
– Nước lên rồi, ngập gần nửa cồn rồi. A, không nghĩ chỉ trong một đêm mà nước lên nhanh vậy. Mấy con bờ nhỏ ngăn mấy đám ruộng đã ngập hết rồi. Ông nội và mấy người lớn nhanh chân vác lúa lên ghe rồi chèo nhanh về làng chài. Bà nội và lục cô cũng theo về.
Lúa vẫn chưa khô, đem về làng chài phải phơi thêm mấy nắng nữa, nhưng chần chờ ở đây thì lo nước lên cao không đi được nữa. Đợi hai ghe nhà nội khuất ở góc cua, cha lại vội chạy ra sau phụ Bình ca, An ca gia cố ao nuôi vịt. Cúc tỷ và ngũ cô thì ôm từng mảng bèo lớn thả vào trong ao. Mấy con vịt thích nhất là rúc mỏ tìm thức ăn trong bụi bèo hoặc đám lát. Có mấy cái này bọn chúng mới không đua theo vịt hoang mà đi mất.
– Cũng may ta kêu a Sinh, a Hữu về sớm, nếu không đến bây giờ về không kịp.
Bây giờ ở Trấn Giang chắc nước đã mênh mông rồi. Không biết nhà a Sao như thế nào? Nền đất bên đó không cao hơn mực nước bao nhiêu.
Không gì cản được được dòng nước, từ sáng đến chiều mà cồn đất giữa sông đã không thấy dạng, chỉ có mảng cây tràm cây đước xanh xanh. Con rạch trước nhà cô đã sắp đầy. Chưa cần lo nhà a Sao, nhà mình không biết có ngập hay không đây?
Cha không biết mực nước sẽ lên cao bao nhiêu nên dặn nương và ngũ cô đương thêm bao đựng lúa. Còn mình thì chống ghe vào làng hỏi thăm Dương ông. Vừa đi một đoạn thì Lưu bá gấp gáp chèo ghe qua, cha hỏi:
– Huynh vào làng hả? Nước lên cao bao nhiêu nữa?
– Chắc còn cao nữa, ta đi tìm bà đỡ. Nàng ấy sắp đến ngày sanh rồi. Ta qua dặn bà ấy.
Đúng rồi, lo chuyện đập lúa mà quên mất Lưu bá mẫu đã sang tháng thứ chín rồi. Nương dặn dò chuyện đương bao rồi xách nón qua thăm Lưu bá mẫu.
Lúc cha về, gương mặt lo lắng nói:
– Nhà Dương ông cũng lo chuyện ngập, đang vô bao hết lúa trong bồ.
Mực nước cao như vậy, nên đất sẽ ẩm, lúa dễ mốc hoặc nảy mầm thì không ăn được. Cha ra gọi Hân ca, thất thúc và Bình ca vào kê khung gỗ cứng cáp để chất lúa lên. Nhà bếp thì ngũ cô và Cúc tỷ nhanh tay đương đệm làm bao.
– Chút theo cha qua nhà Lưu bá kê bồ luôn. Con lựa gỗ chất xuống ghe đi.
Câu sau là cha dặn Bình ca. Bận rộn đến gần tối, nhìn ra ngoài thì mực nước dâng thêm một khúc rồi. Ngoài mặt vũng Đông Hồ lác đác mấy khúc cây bị nước cuốn từ miệt trong ra. Lưu bá và Tương huynh chống ghe qua chở thêm gỗ về. Mọi người ăn cơm chiều xong qua đó tranh thủ làm đêm cho kịp. Nếu không ráng, lỡ đêm nay nước lên thì công sức cả năm bỏ sông bỏ biển hết.
Đến đêm trời lại mưa lâm râm, gió thổi càng mạnh. Mai thao thức ngủ không yên. Cô như cảm thấy nước đang dâng, như có thể “nghe” nước đang chảy cuồn cuộn từ thượng nguồn về đây. Mai hơi sợ, từ nhỏ cô chưa hề trải qua cảnh đồng nước mênh mông như cảnh tượng lúc chiều ở vũng Đông Hồ, đâu đâu cũng là nước. Nhìn có vẻ hiền hòa nhưng chứa trong lòng một sức mạnh rất lớn, không gì cản nổi. Lúc này ở phía thượng nguồn Tiền Giang, Hâu Giang chắc mênh mông biển nước.
Mưa càng lúc càng lớn, gió lạnh lùa qua vách lá xào xạc. Mệt mỏi quá Mai cũng chìm vào giấc ngủ. Đến sáng khi cô giựt mình tỉnh giấc thì trời vẫn còn mưa, là mưa suốt đêm sao?
Phản ứng đầu tiên là cô chồm dậy nhìn xuống nền đất, may quá, chưa ngập!
Cô đi xuống nhà sau thì thấy An ca và Ngũ cô đang ngồi bên rổ hột gà hột vịt:
– Mấy hột đẻ rớt trong nước mau hư, hôm nay chiên ăn đi. Cô sợ làm hột muối cũng không được.
Lúc trước làm một thau hột vịt muối ướp tro. Mấy hôm đập lúa, Mai mang ra cho cả nhà ăn thử, ai cũng thích. Lòng đỏ hột vịt muối bùi bùi, dẻo dẻo, ăn với cháo gạo là ngon nhứt. Hôm nào trong bụng không khỏe, có thể ăn món này, bỏ thêm ít gừng vào cháo, vừa ấm bụng vừa khỏe người. Ngày bà nội về làng chài, nương đã đưa hết cho bà mang về. Mấy hôm nay ngũ cô đang gom hột mới để làm lần hai.
Đàn vịt thấy nước về thì cạp cạp inh ỏi, muốn tuôn theo con nước bơi đi. Con Mực với a Phúc phải lội quanh ao canh chừng. Còn đàn gà thì nhày vội lên chuồng mà đứng.
Bình luận truyện