Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
Chương 139: Đoản đao
Nhà Mai lại quay về nhịp sống ngày thường. Hôm trước a Phúc nhùng nhằng không chịu đi học, hắn nói ở nhà chơi với Mai cho đỡ buồn. Cô phải hầm hừ nói:
– Đệ làm biếng thì có, không đi học rồi sao về giúp tỷ viết chữ. Không thấy tay tỷ đau sao?
Nghe đến đó thì hắn lật đật ôm giỏ đệm chạy theo a An, cũng còn biết thương mình. Nương cứ nhìn cánh tay cô, rồi nước da xanh mét của cô mà rươm rướm nước mắt. Lúc nghe lang y nói vài năm nữa cánh tay sẽ khỏi, nương mới không sụt sùi nữa.
Hôm chợ phiên, Hùng huynh và a Sao đến chơi. Nương và Cúc tỷ làm thức ăn trưa đặc biệt thịnh soạn. A Sao ha ha cười nói:
– Bà nội ta khen ngươi gan dạ quá!
Mai cười cảm ơn La bà, còn cám ơn hắn cho mượn cái áo da trâu.
– Không có gì, ngươi thích thì cứ lấy mặc. Mai mốt ta xin cha tìm mua cái khác. Mà sao, bộ cung tên tốt không?
Trời, thì ra chuyện hắn quan tâm nhất là hỏi xem bộ cung tên mới có tốt không, thiệt là.
– Chưa có xài tới.
– Sao vậy?
Mai liếc hắn, không dùng là tốt chứ sao? Một đám người lớn đi chung, mà Mai phải bắn tên thì họ cũng “vô dụng” quá đi. Nhắc chuyện này Mai mới nhớ, cô có việc nhờ cậy Trần gia.
Sau hôm về làng, ba người Trần gia có đến đây, đem trà rượu đến nói cảm ơn. Họ biết ý không đưa bạc như ở chỗ Lâm bá. Mấy người lớn trò chuyện, thăm hỏi một hồi thì về. Vết thương của Trần gia đã gần lành, không hiểu sao họ vẫn nấn ná ở lại.
Sáng nay, Mai xin cha nương đến nhà Đỗ lang y chung với Vĩnh ca. Tiếng là tạ ơn lang y, cô còn muốn gặp Trần gia có việc. Tối qua cô đã xin cha, cha đồng ý rồi.
Trần gia đang ngồi yên trên ghế để Đỗ lang y thay thuốc rịt vết thương. Móng vuốt cọp luôn có độc (thật ra là vi trùng) nên vết thương nó gây ra lâu lành hơn, còn bị nhiễm trùng nên miệng vết thương lớn và sâu. Lúc Trần gia mới đến, ông có nói chuyện Mai đã chữa trị sơ qua. Đỗ lang y gật đầu, cũng không ý kiến gì. “không phải nên chê bai cô gái nhỏ làm liều sao?” Trần gia nghĩ.
Người ta hay nói nghề nào cũng có ganh đua, so bì. Lang y cũng vậy, ai cũng muốn chỉ có mình ra tay trị cho bệnh nhân; không thích người khác ý kiến chen vào. Vị Đỗ lang y này thật sự “đại lượng” vậy sao?
“Tiếc là con gái”, tiếng Đỗ lang y lẩm bẩm một mình lọt vào tai ba người Trần gia. Thật sự đứa bé gái biết y thuật? Trần gia nhớ lại chuyện Mai dặn dò mấy món ăn dưỡng thân bổ máu trên đường về. Đúng là con bé xanh xao, yếu ớt; nhưng không đến nỗi hôn mê. Lượng máu chảy xuống dụ con sấu kia không nhiều với người lớn, nhưng đối với đứa nhỏ như vậy không phải ít.
Đợi khi cha con Đỗ lang y rời đi, ông nói:
– Hôm về đây, hai ngươi nghĩ có cách nào đi nhanh hơn không?
Hai hộ vệ không theo kịp suy nghĩ của ông, một lát sau hiểu ra mới lên tiếng:
– Chúng ta thay phiên chèo ngày đêm, có người sức lớn thì nhanh hơn cỡ một canh giờ. Trừ khi dùng, …
Trần gia trầm ngâm suy nghĩ “chắc chắn hai đứa nhỏ đó chưa hề biết thuyền chiến mà hộ vệ định nhắc đến. Vậy là còn có cách khác? Xem ra tiểu cô nương đó biết, quan trọng là có muốn dùng hay không thôi. Tại thời điểm đó mà vẫn chưa dùng đến cách cuối thì đúng là đủ kiên cường”.
– Để ý xem Lê gia có gì lạ không.
– Tuân lệnh.
Người hộ vệ trẻ hơn chắp tay nhận lệnh rồi ra ngoài. Mấy ngày nay ba người không vội rời đi, để Trần gia dưỡng thương, và nghỉ ngơi cũng tốt.
Lúc a Vĩnh và Mai đến nhà Đỗ lang y thì thấy ông đang uống trà, trò chuyện cùng Trần gia. Hai đứa nhỏ bước lên chắp tay chào rồi lui xuống sân sau. A Vĩnh lo làm nhiệm vụ, mang cây lá thuốc ra phơi, theo sư huynh lựa, phân loại lá thuốc. Mùi thuốc thoang thoảng trong không khí thật dễ chịu. Đỗ bá mẫu mang ra một dĩa bánh mứt cho Mai, hiền từ nói:
– Cháu ngồi chơi thôi, đừng tốn sức.
– Dạ, cháu khỏe rồi, tạ ơn bá mẫu.
Bà gật gật đầu rồi đi vào trong, để ba đứa nhỏ ở lại sân thuốc tự ý. Con trai lớn Đỗ lang y Đỗ Tầm rất ít nói, siêng năng, cũng là người thuần hậu, đối đãi với sư đệ a Vĩnh thật lòng. Chỉ là không hiểu sao đã hai mươi tuổi rồi mà chưa thành thân. Đỗ bá mẫu không sốt ruột sao?
Mai thoáng quan sát huynh ấy. Tướng mạo dễ nhìn, không quá anh tuấn, nhưng không dị hình; hơn nữa là người sẽ nối nghiệp nhà làm lang y. Lẽ ra mấy ông bà mai sẽ nhộn nhịp tới lui chứ? Hay là có bệnh khó nói? Ha ha, Mai phì cười mình ngớ ngẩn. Đúng là rảnh rỗi quá nghĩ chuyện không đâu.
– Muội muốn gặp Trần gia?
Hi hi, mai hơi mỉm cười gật đầu. Thì ra Đỗ huynh cũng tinh ý quá. Cô đang trông chừng đợi Trần gia nói chuyện xong thì xin gặp.
Lát sau, Đỗ huynh mang mấy thang thuốc đặt lên mâm gỗ, nói với cô.
– Trần gia sắp rời đi, thuốc này là mang theo. Muội mang qua cho ông ấy đi.
Ha, Mai càng thấy “thuận mắt” với Đỗ huynh rồi. Cô mang mâm gỗ ra phía trước. Nhà Đỗ lang y có xây hai phòng ở cách sân trước một đoạn dành cho bệnh nhân ngụ. Mai thấy cách này rất thuận tiện, tách riêng sinh hoạt của thân nhân lang y và bệnh nhân.
Một hộ vệ đứng ở hiên trước như canh gác, Mai hơi nhún gối chào.
– Cháu mang thang thuốc cho Trần gia. – Mời Lê cô nương vào.
Trần gia đang ngồi ở bàn tròn gỗ. Mai chào xong thì đặt mâm gỗ lên bàn. Cô chưa kịp mở lời Trần gia đã hỏi:
– Cháu có việc gì không?
A, nhìn mặt cô dễ đoán vậy sao? Mai hấp háy mắt nhìn ông ấy nói.
– Dạ, cháu có chuyện hỏi thăm Trần gia.
– Chuyện gì?
Mai cũng không vòng vo, cô kể chuyện mình muốn tìm mua hai thanh đoản đao tốt. Thật ra lúc ở rừng cô chỉ muốn mua một cây cho a Sao. Nhưng hôm qua cô nghĩ mình cũng nên đáp lễ tấm lòng của a Báo. Mặc dù a Báo đã có bộ cung tên, nhưng khi cần cận chiến, đoản đao hiệu quả hơn nhiều. Hơn nửa, không phải dễ dàng mua được. Trần gia có vẻ là người có thể giúp được chuyện này.
– Ta sắp rời đi. Có thể không quay lại đây nữa.
– Trần gia có thể chuyển dượng năm cháu ở Trấn Giang, mong người hỗ trợ!
Thấy ông ấy còn trầm ngâm suy nghĩ, Mai đành dùng chiêu cuối để trao đổi.
– Trần gia thấy ghe nhỏ nhà cháu đóng không? Dùng rất tốt trong đám rừng đước, mùa nước lên. Cái này là nhà cháu nghĩ ra.
Vừa nói cô vừa lấy từ trong túi nhỏ ở tay áo mấy tờ giấy. Là bản vẽ nguyên lý cân bằng đáy ghe nhỏ. Trần gia đưa mắt nhìn mấy tờ giấy, ông xem thoáng qua, ánh mắt nhìn Mai sâu hơn. Cô cũng không ngại, còn hơi mỉm cười nói:
– Cháu có mang theo một ít bạc, là tiền góp riêng của cháu. Trần gia xem còn thiếu hay không?
Liên tiếp nói như vầy là cô đã thể hiện hết thành ý muốn mua đoản đao rồi. Có nó, a Sao và a Báo sẽ có thêm cơ hội khi hữu sự, nên cô không ngại cầu người.
– Được, coi như ta trao đổi với tiểu cô nương.
– Dạ, đa tạ Trần gia. Vậy cháu xin cáo từ. Chúc ngài thượng lộ bình an.
Ông gật đầu nhìn Mai rời đi. Cô đi thẳng vào sân phơi thuốc, a Vĩnh mang mẹt tre đến gần hỏi:
– Được không?
– Được rồi.
Mai chỉ ống tay áo ý nói đã trao đổi với bản vẽ rồi. Cô nhỏ giọng nói tiếp:
– Ca nghĩ nếu ông ngoại biết sẽ giận muội không?
Lần đó, cô định nhờ mua giúp lúa giống đã khiến ông ngoại lo lắng như vậy. Lần này mặc dù cha đã đồng ý, nhưng ông ngoại chắc sẽ la rầy.
– Ta nghĩ không đâu, chuyện này khác. Muội không thấy mấy ngày mọi người đi rừng đâu. Ông ngày đêm lo lắng không yên. Lúc nghe tin dượng đã về trước đó, ông giận run lên. Lúc đó cả nhà ai cũng sợ. Dì năm không dám khóc luôn, nương gói ghém cho dì ấy đi đó.
Mai nghĩ chắc ông ngoại giận bản thân mình nhiều hơn, để con cháu vì mình vào rừng nguy hiểm thì tâm ông đau đớn biết mấy. Mai có thể tưởng tượng cảnh ông ngoại gầy gầy xương xương trông về hướng rừng xa. Giống như dáng bụi tre già bị nắng hạn khô cháy nhưng vẫn gắng sức chống chọi, đem thân mình làm tường thành che chắn cho đám con cháu vươn lên.
Ừ, lần này là Mai mua đoản đao để đền ơn La gia và Lý gia, chắc ông ngoại còn khen cô nữa chứ!
Trước khi rời đi, hộ vệ đã báo tin tức thu được về nhà Lê Tứ. Trần gia trầm ngâm hỏi:
– Trấn Giang có nhà nào mua hai mươi chiếc ghe?
– Bẩm, thuộc hạ không đoán được. Nhưng nghe nói mấy tháng trước Mạc gia có đi đón Mạc phu nhân ở đó.
– Không lẽ là Bùi gia? Cử thêm người về đó đi. Sẵn tìm hai đoản đao, loại tốt một chút. À, đến Lê gia chọn mua cái ghe lớn. Ngày mai lên đường.
– Tuân lệnh!
Vào một buổi sang trời trong, Dương ông, Đỗ lang y và Lê tứ cùng tiễn Trần gia lên đường. Lúc về Dương ông còn vỗ vai Lê tứ nói:
– Vị này không biết là ai, nhìn phong thái không phải phường đạo tặc. Qua Tết ta có dịp đi Lũng Kỳ thử tìm hiểu tin tức xem sao.
Lê tứ gật đầu ý hiểu. Ông đã kể mấy chuyện chính xảy ra trong rừng cho Dương ông nghe. Từ lúc về đây, Trần gia và hộ vệ đã dấu đi sự sắc sảo và bản lĩnh. Các vũ khí cũng không thấy nữa, chắc được giấu trong hành trang. Họ hành động kín kẽ như vậy làm Dương ông hơi lo lắng. Chuyện giặc cướp giả trang dọ thám không phải chưa từng có, cẩn thận vẫn hơn.
– Đệ làm biếng thì có, không đi học rồi sao về giúp tỷ viết chữ. Không thấy tay tỷ đau sao?
Nghe đến đó thì hắn lật đật ôm giỏ đệm chạy theo a An, cũng còn biết thương mình. Nương cứ nhìn cánh tay cô, rồi nước da xanh mét của cô mà rươm rướm nước mắt. Lúc nghe lang y nói vài năm nữa cánh tay sẽ khỏi, nương mới không sụt sùi nữa.
Hôm chợ phiên, Hùng huynh và a Sao đến chơi. Nương và Cúc tỷ làm thức ăn trưa đặc biệt thịnh soạn. A Sao ha ha cười nói:
– Bà nội ta khen ngươi gan dạ quá!
Mai cười cảm ơn La bà, còn cám ơn hắn cho mượn cái áo da trâu.
– Không có gì, ngươi thích thì cứ lấy mặc. Mai mốt ta xin cha tìm mua cái khác. Mà sao, bộ cung tên tốt không?
Trời, thì ra chuyện hắn quan tâm nhất là hỏi xem bộ cung tên mới có tốt không, thiệt là.
– Chưa có xài tới.
– Sao vậy?
Mai liếc hắn, không dùng là tốt chứ sao? Một đám người lớn đi chung, mà Mai phải bắn tên thì họ cũng “vô dụng” quá đi. Nhắc chuyện này Mai mới nhớ, cô có việc nhờ cậy Trần gia.
Sau hôm về làng, ba người Trần gia có đến đây, đem trà rượu đến nói cảm ơn. Họ biết ý không đưa bạc như ở chỗ Lâm bá. Mấy người lớn trò chuyện, thăm hỏi một hồi thì về. Vết thương của Trần gia đã gần lành, không hiểu sao họ vẫn nấn ná ở lại.
Sáng nay, Mai xin cha nương đến nhà Đỗ lang y chung với Vĩnh ca. Tiếng là tạ ơn lang y, cô còn muốn gặp Trần gia có việc. Tối qua cô đã xin cha, cha đồng ý rồi.
Trần gia đang ngồi yên trên ghế để Đỗ lang y thay thuốc rịt vết thương. Móng vuốt cọp luôn có độc (thật ra là vi trùng) nên vết thương nó gây ra lâu lành hơn, còn bị nhiễm trùng nên miệng vết thương lớn và sâu. Lúc Trần gia mới đến, ông có nói chuyện Mai đã chữa trị sơ qua. Đỗ lang y gật đầu, cũng không ý kiến gì. “không phải nên chê bai cô gái nhỏ làm liều sao?” Trần gia nghĩ.
Người ta hay nói nghề nào cũng có ganh đua, so bì. Lang y cũng vậy, ai cũng muốn chỉ có mình ra tay trị cho bệnh nhân; không thích người khác ý kiến chen vào. Vị Đỗ lang y này thật sự “đại lượng” vậy sao?
“Tiếc là con gái”, tiếng Đỗ lang y lẩm bẩm một mình lọt vào tai ba người Trần gia. Thật sự đứa bé gái biết y thuật? Trần gia nhớ lại chuyện Mai dặn dò mấy món ăn dưỡng thân bổ máu trên đường về. Đúng là con bé xanh xao, yếu ớt; nhưng không đến nỗi hôn mê. Lượng máu chảy xuống dụ con sấu kia không nhiều với người lớn, nhưng đối với đứa nhỏ như vậy không phải ít.
Đợi khi cha con Đỗ lang y rời đi, ông nói:
– Hôm về đây, hai ngươi nghĩ có cách nào đi nhanh hơn không?
Hai hộ vệ không theo kịp suy nghĩ của ông, một lát sau hiểu ra mới lên tiếng:
– Chúng ta thay phiên chèo ngày đêm, có người sức lớn thì nhanh hơn cỡ một canh giờ. Trừ khi dùng, …
Trần gia trầm ngâm suy nghĩ “chắc chắn hai đứa nhỏ đó chưa hề biết thuyền chiến mà hộ vệ định nhắc đến. Vậy là còn có cách khác? Xem ra tiểu cô nương đó biết, quan trọng là có muốn dùng hay không thôi. Tại thời điểm đó mà vẫn chưa dùng đến cách cuối thì đúng là đủ kiên cường”.
– Để ý xem Lê gia có gì lạ không.
– Tuân lệnh.
Người hộ vệ trẻ hơn chắp tay nhận lệnh rồi ra ngoài. Mấy ngày nay ba người không vội rời đi, để Trần gia dưỡng thương, và nghỉ ngơi cũng tốt.
Lúc a Vĩnh và Mai đến nhà Đỗ lang y thì thấy ông đang uống trà, trò chuyện cùng Trần gia. Hai đứa nhỏ bước lên chắp tay chào rồi lui xuống sân sau. A Vĩnh lo làm nhiệm vụ, mang cây lá thuốc ra phơi, theo sư huynh lựa, phân loại lá thuốc. Mùi thuốc thoang thoảng trong không khí thật dễ chịu. Đỗ bá mẫu mang ra một dĩa bánh mứt cho Mai, hiền từ nói:
– Cháu ngồi chơi thôi, đừng tốn sức.
– Dạ, cháu khỏe rồi, tạ ơn bá mẫu.
Bà gật gật đầu rồi đi vào trong, để ba đứa nhỏ ở lại sân thuốc tự ý. Con trai lớn Đỗ lang y Đỗ Tầm rất ít nói, siêng năng, cũng là người thuần hậu, đối đãi với sư đệ a Vĩnh thật lòng. Chỉ là không hiểu sao đã hai mươi tuổi rồi mà chưa thành thân. Đỗ bá mẫu không sốt ruột sao?
Mai thoáng quan sát huynh ấy. Tướng mạo dễ nhìn, không quá anh tuấn, nhưng không dị hình; hơn nữa là người sẽ nối nghiệp nhà làm lang y. Lẽ ra mấy ông bà mai sẽ nhộn nhịp tới lui chứ? Hay là có bệnh khó nói? Ha ha, Mai phì cười mình ngớ ngẩn. Đúng là rảnh rỗi quá nghĩ chuyện không đâu.
– Muội muốn gặp Trần gia?
Hi hi, mai hơi mỉm cười gật đầu. Thì ra Đỗ huynh cũng tinh ý quá. Cô đang trông chừng đợi Trần gia nói chuyện xong thì xin gặp.
Lát sau, Đỗ huynh mang mấy thang thuốc đặt lên mâm gỗ, nói với cô.
– Trần gia sắp rời đi, thuốc này là mang theo. Muội mang qua cho ông ấy đi.
Ha, Mai càng thấy “thuận mắt” với Đỗ huynh rồi. Cô mang mâm gỗ ra phía trước. Nhà Đỗ lang y có xây hai phòng ở cách sân trước một đoạn dành cho bệnh nhân ngụ. Mai thấy cách này rất thuận tiện, tách riêng sinh hoạt của thân nhân lang y và bệnh nhân.
Một hộ vệ đứng ở hiên trước như canh gác, Mai hơi nhún gối chào.
– Cháu mang thang thuốc cho Trần gia. – Mời Lê cô nương vào.
Trần gia đang ngồi ở bàn tròn gỗ. Mai chào xong thì đặt mâm gỗ lên bàn. Cô chưa kịp mở lời Trần gia đã hỏi:
– Cháu có việc gì không?
A, nhìn mặt cô dễ đoán vậy sao? Mai hấp háy mắt nhìn ông ấy nói.
– Dạ, cháu có chuyện hỏi thăm Trần gia.
– Chuyện gì?
Mai cũng không vòng vo, cô kể chuyện mình muốn tìm mua hai thanh đoản đao tốt. Thật ra lúc ở rừng cô chỉ muốn mua một cây cho a Sao. Nhưng hôm qua cô nghĩ mình cũng nên đáp lễ tấm lòng của a Báo. Mặc dù a Báo đã có bộ cung tên, nhưng khi cần cận chiến, đoản đao hiệu quả hơn nhiều. Hơn nửa, không phải dễ dàng mua được. Trần gia có vẻ là người có thể giúp được chuyện này.
– Ta sắp rời đi. Có thể không quay lại đây nữa.
– Trần gia có thể chuyển dượng năm cháu ở Trấn Giang, mong người hỗ trợ!
Thấy ông ấy còn trầm ngâm suy nghĩ, Mai đành dùng chiêu cuối để trao đổi.
– Trần gia thấy ghe nhỏ nhà cháu đóng không? Dùng rất tốt trong đám rừng đước, mùa nước lên. Cái này là nhà cháu nghĩ ra.
Vừa nói cô vừa lấy từ trong túi nhỏ ở tay áo mấy tờ giấy. Là bản vẽ nguyên lý cân bằng đáy ghe nhỏ. Trần gia đưa mắt nhìn mấy tờ giấy, ông xem thoáng qua, ánh mắt nhìn Mai sâu hơn. Cô cũng không ngại, còn hơi mỉm cười nói:
– Cháu có mang theo một ít bạc, là tiền góp riêng của cháu. Trần gia xem còn thiếu hay không?
Liên tiếp nói như vầy là cô đã thể hiện hết thành ý muốn mua đoản đao rồi. Có nó, a Sao và a Báo sẽ có thêm cơ hội khi hữu sự, nên cô không ngại cầu người.
– Được, coi như ta trao đổi với tiểu cô nương.
– Dạ, đa tạ Trần gia. Vậy cháu xin cáo từ. Chúc ngài thượng lộ bình an.
Ông gật đầu nhìn Mai rời đi. Cô đi thẳng vào sân phơi thuốc, a Vĩnh mang mẹt tre đến gần hỏi:
– Được không?
– Được rồi.
Mai chỉ ống tay áo ý nói đã trao đổi với bản vẽ rồi. Cô nhỏ giọng nói tiếp:
– Ca nghĩ nếu ông ngoại biết sẽ giận muội không?
Lần đó, cô định nhờ mua giúp lúa giống đã khiến ông ngoại lo lắng như vậy. Lần này mặc dù cha đã đồng ý, nhưng ông ngoại chắc sẽ la rầy.
– Ta nghĩ không đâu, chuyện này khác. Muội không thấy mấy ngày mọi người đi rừng đâu. Ông ngày đêm lo lắng không yên. Lúc nghe tin dượng đã về trước đó, ông giận run lên. Lúc đó cả nhà ai cũng sợ. Dì năm không dám khóc luôn, nương gói ghém cho dì ấy đi đó.
Mai nghĩ chắc ông ngoại giận bản thân mình nhiều hơn, để con cháu vì mình vào rừng nguy hiểm thì tâm ông đau đớn biết mấy. Mai có thể tưởng tượng cảnh ông ngoại gầy gầy xương xương trông về hướng rừng xa. Giống như dáng bụi tre già bị nắng hạn khô cháy nhưng vẫn gắng sức chống chọi, đem thân mình làm tường thành che chắn cho đám con cháu vươn lên.
Ừ, lần này là Mai mua đoản đao để đền ơn La gia và Lý gia, chắc ông ngoại còn khen cô nữa chứ!
Trước khi rời đi, hộ vệ đã báo tin tức thu được về nhà Lê Tứ. Trần gia trầm ngâm hỏi:
– Trấn Giang có nhà nào mua hai mươi chiếc ghe?
– Bẩm, thuộc hạ không đoán được. Nhưng nghe nói mấy tháng trước Mạc gia có đi đón Mạc phu nhân ở đó.
– Không lẽ là Bùi gia? Cử thêm người về đó đi. Sẵn tìm hai đoản đao, loại tốt một chút. À, đến Lê gia chọn mua cái ghe lớn. Ngày mai lên đường.
– Tuân lệnh!
Vào một buổi sang trời trong, Dương ông, Đỗ lang y và Lê tứ cùng tiễn Trần gia lên đường. Lúc về Dương ông còn vỗ vai Lê tứ nói:
– Vị này không biết là ai, nhìn phong thái không phải phường đạo tặc. Qua Tết ta có dịp đi Lũng Kỳ thử tìm hiểu tin tức xem sao.
Lê tứ gật đầu ý hiểu. Ông đã kể mấy chuyện chính xảy ra trong rừng cho Dương ông nghe. Từ lúc về đây, Trần gia và hộ vệ đã dấu đi sự sắc sảo và bản lĩnh. Các vũ khí cũng không thấy nữa, chắc được giấu trong hành trang. Họ hành động kín kẽ như vậy làm Dương ông hơi lo lắng. Chuyện giặc cướp giả trang dọ thám không phải chưa từng có, cẩn thận vẫn hơn.
Bình luận truyện