Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
Chương 143: Của hồi môn
Hôm trước mấy đứa nhỏ ngồi đếm lại tiền
quỹ, chờ bán thêm gà đợt Tết này nữa thì sẽ “chia phần” của Cúc tỷ ra. A Cúc mới đầu ngại ngùng không muốn lấy, nhưng mà đâu có gì mà ngại.
– Tỷ giữ làm vốn. Mai mốt muội trồng được vườn cây rồi thì tỷ cần tiền trả cho thợ nữa chứ. Một mình tỷ làm sao khai hoang cả khu đồi được.
Nghe Mai nói vậy a Cúc mới gật đầu. Còn mấy đứa con trai lại tranh nhau hỏi chuyện khai hoang đồi làm gì? Trồng cây gì?
Chuyện này Mai chỉ nói sơ qua, cô định trồng cây ăn trái chỗ đồi cao ở Bình San. Cây ăn trái cần vài năm mới thu được trái, người trồng phải kiên nhẫn, chịu khó. Bù lại mình trồng một lần mà thu hoạch “cả đời”. Nhưng mà điều kiện quan trọng nhứt là phải có đầu ra. Vài năm nữa ở đây là thương cảng sầm uất, chắc chắn sẽ bán được. Cô cần thêm thời gian ươm giống, trồng thử. Cô tính trồng cây con ở nhà mình, khi nào số lượng kha khá sẽ đào gốc rễ mang đến La gia vẫn được.
– Nương thấy ở miệt Trấn Giang dễ trồng hơn. Cây tự nhiên lớn mà cũng sai trái.
Nương nghe chuyện chỗ La gia có thể trồng cây ăn trái, bán ra tiền kiếm sống, bớt chuyện đi săn trong rừng thì rất chú ý.
– Nương không nhớ mấy trái xoài lần trước sao, ăn ngọt hơn ở đây đó.
A An nhắc lại giỏ xoài Hùng huynh cho lúc trước. Thổ nhưỡng ở vùng đồi núi không hẳn là cằn cỗi. Chỗ đất gò cao thì trái sẽ ngọt hơn, đứa nhỏ nhà nông nào cũng biết. Giống như trái cây mùa khô thì nhỏ hơn nhưng luôn ngọt hơn so với mùa mưa.
– Ừ, nương nhớ. Mai, con nhắm trồng được không?
Mai chỉ ra vườn cây sau nhà giải thích thêm:
– Con đang thử ươm giống. Mình cần trồng một vườn lớn cả khu đất thì mới bán cho thương lái được.
Đúng rồi, nhà nông nào cũng có vài cây xoài, vài cây đu đủ hay cam, dừa. Nhưng mà nhiêu đó cây chỉ để trong nhà ăn thôi, đâu thể bán cho thương lái, không lẽ bán một rổ, hai rổ. Trồng thành một vườn lớn thật nhiều, đến mùa trái chín rồi đem đi bán thì đúng là không nghĩ ra. Người nông dân thường chỉ lo trồng cây xanh tốt, bông nhiều trái sai, họ ít nghĩ chuyện phải bán như thế nào, cho ai. Mai chỉ là “á nông dân” thôi, cô lại thường thấy chuyện buôn bán ở hiện đại, đương nhiên không bị gò bó trong suy nghĩ.
Nhắc lại chuyện của hồi môn của cô dâu nhiều khi là lớn, nhiều khi lại không lớn.
Cô dâu mới về nhà chồng đương nhiên không nắm quyền hay giữ tiền rồi. Thậm chí có nhà chồng coi cưới con dâu như người làm việc không công, như nhà chồng ngũ cô vậy. Đàn bà con gái đôi lúc cần có ít tiền riêng chi dùng, sẽ lấy từ của hồi môn.
Của này là chuyện lớn nếu mọi người nghĩ là thể diện của hai đàng. Đàng gái thì khoe ra tiền của nhà mình, con gái mình “quý giá” ra sao. Đàng trai cũng được dịp nở mày nở mặt vì thông gia sang cả.
Thành ra chuyện của hồi môn của cô dâu, quà cưới chú rể luôn là chuyện tế nhị được mọi người tìm hiểu rồi bàn tán nhất trong một cuộc hôn nhân. Đôi khi sự không hài lòng ở chuyện này sẽ thành nguyên nhân bất hòa cho đôi vợ chồng trẻ, còn cho hai nhà thông gia nữa.
Hai nhà sui gia cùng hoàn cảnh, xuất thân thì hiểu nhau rồi sẽ ít so bì. Của hồi môn cho cô dâu ít một phần so với lễ nhà trai là được.
Mai thấy cha nương đã hỏi ý kiến ông bà nội, bàn với nhau mấy ngày mới quyết định của hồi môn a Cúc là hai mươi quan. Lục cô và a Cúc xuất giá gần nhau, nhà nội cũng đang tính toán chuyện của hồi môn cho lục cô. Cha nói không thể để hai cô cháu quá chênh lệch. Nhờ chuyện đóng ghe, nhà nội cũng bán được mẻ nước mắm nên tiền cũng có. Nhưng nhà nội còn có Hân ca đến tuổi thành thân, sắp tới là thất thúc, Bảo ca nữa. Đúng là số tiền chi ra sẽ rất nhiều.
Ở đây người ta nghĩ gả con gái đi thì coi như xong, sẽ không còn liên quan. Nhưng mà như vậy đâu có đúng, máu thịt dòng họ làm sao mà dứt. Mai nghĩ chuyện của hồi môn chỉ cần vừa phải, hợp với khả năng trong nhà là được. Nếu sau này nhà mình khá giả hơn, thì sẽ cho thêm hoặc đỡ đần gì đó cũng được mà.
Hai mươi quan là số tiền không nhỏ, nhà nội đúng là lo lắng cho lục cô ở nhà chồng không tốt mới cho nhiều để hộ thân. Năm đó, ngũ cô xuất giá được cho ba quan. Chỉ là chưa đầy năm thì số tiền đó bị nhà chồng bòn rút hết. Sau đó họ còn bòn rút trực tiếp từ nhà nội luôn, thiệt là!
Lần này chuyện của hồi môn của đàng gái Lê gia và quà cưới của đàng trai La gia đều làm mọi người vui vẻ, thoải mái. Đỗ bà mai càng hoat bát. Hai nhà đều có thành ý, mọi chuyện suôn sẻ, bà coi như được thêm tiếng làm mai tốt.
Qua giờ ngọ thì tiệc xong, ngày mai Hùng huynh sẽ đến làm rể một tháng. Qua tháng hai năm sau thì huynh ấy có thể rước cô dâu về nhà rồi. Chỉ là một tháng làm rể này không phải là nhẹ nhàng thảnh thơi lắm!
Sáng hôm sau ngày Từ tiểu thơ xuất giá, Tương huynh theo nhà ngoại chống ghe đi Long Hồ buôn bán. Lúc nương qua nhà Lưu bá về thở dài nói với ngũ cô.
– Tẩu ấy cứ lo lắng không yên, khóc mắt đỏ hoe. Đang ở cữ mà, đâu thể khóc được.
Hôm trước Lưu bá mang tiền qua mua chiếc ghe lớn để Tương huynh buôn bán xung quanh vùng. Số tiền này là Lưu bá mẫu để dành cưới vợ cho Tương huynh, nay đem ra dùng thì chắc ý Tương huynh chưa muốn thành thân. Lúc đó lại sắp tới ngày Từ tiểu thơ xuất giá, Lưu bá mẫu không yên, lo sợ có chuyện. Cũng may là đã qua rồi, bây giờ huynh ấy đi xa, dần sẽ nguôi ngoai.
Buổi chiều Lưu bá qua uống với cha mấy chén rượu, gương mặt bá ấy cứ dàu dàu.
Chưa đến ngày chợ phiên cuối tháng thì cậu mợ hai đến, còn có tam tẩu và a Duyên theo nữa. Mọi người vui vẻ hỏi thăm chuyện Đông Hồ, Trấn Giang. Mợ hai cười nói với nương:
Abbott & Mosley Cream Carrara– Cô ba vui rồi, có con rể sáng láng giỏi giang như vậy!
Mợ hai là lần đầu gặp Hùng huynh, mợ có vẻ rất vừa ý. Nương thì khỏi nói rồi, vui vẻ ra mặt. A, Mai phải đổi lại gọi là tỷ phu rồi.
Nhà Mai dựng mới thêm mấy gian nhà, để kịp trước Tết cha mời thêm thúc bá đốn gỗ lúc trước đến phụ. Thành ra ai cũng thấy Hùng huynh năng nổ, nhiệt tình làm chân sai vặt, lời một đồn ba bốn. Mấy bà mấy thím trong làng cũng kiếm chuyện ghé ngang nhà cô ngắm nghía. Miệng truyền miệng, người trong làng cũng tham gia bàn tán nói con rể nhà Lê tứ khéo chọn.
Cúc tỷ mắc cỡ trốn biệt trong buồng, thành ra một mình mai tới lui nấu nước, xẻ cau mệt chết được.
Bây giờ thì tam tẩu đang ngồi trong buồng với Cúc tỷ, chắc là đang nói chuyện quần áo cưới và khăn thêu. Nương thấy La gia đơn chiếc nên có ý muốn để Cúc tỷ may luôn hai bộ đồ cưới cho chú rể. Cái này cũng không tính là quá, La bà nội chỉ cần may ba bộ cho người nhà, sẽ đỡ vất vả hơn. Hùng huynh đương nhiên là thích chí rồi. Nương nói hôm trước, hôm sau huynh ấy đã mang vải tới, mang luôn vải làm khăn vấn đầu nữa. Xem ra từ giờ đến hết tháng giêng Cúc tỷ rất bận rộn.
Buổi chiều ăn cơm xong, cậu hai nói mấy chuyện ở nhà ngoại. Đặc biệt chuyện thương tích của dượng năm, thật không nhẹ. Đùi bị cắn trọng thương, một cẳng tay bị gẫy mất. Dì năm khóc cạn nước mắt rồi thì đưa về nhà ngoại chăm sóc. Năm người cùng đi chỉ có ba người còn sống quay về. Hộ vệ Trần gia một người bị cắn nát xương chân, vẫn còn hôn mê.
– Phải đợi dượng ấy khỏe mới tính chuyện sau này. Mấy món định bán dịp Tết này đều để lại nhà trong làng mua giúp. Dù sao cũng sẽ khỏe lại, không vội.
Lần này nhà ngoại còn mua mấy xấp vải tốt để nhà Mai chuẩn bị may đồ Tết, đồ mặc ngày gả a Cúc. Mợ hai biết Mai thích uống nước thơm pha mật ong nên hái theo hơn chục trái thơm lớn, đã chín. Lúc cô bưng mấy chén nước ép thơm lên thì thấy Mợ hai nhét vô tay a Cúc một gói vải, nói:
– Cái này là ông bà ngoại cho cháu làm của hồi môn. Hôm Lễ hỏi nhà ngoại không đến được. Mai mốt Lễ Vu qui sẽ đến.
– Dạ, …
Cúc tỷ ngại ngần chưa chịu nhận. Cậu hai nói:
– Cháu nhận đi,
– Con tạ ơn ông bà ngoại với cậu mợ đi.
Ý cha lên tiếng vậy là coi như nhận rồi. Người lớn quay sang nói chuyện sắp xếp Lễ Vu qui sắp tới. Nên mua rượu, trầu cau ở đâu, mời khách những ai. A Duyên kéo tay Mai nói:
– Cơ ca nói gà vịt lớn hết rồi, làm sao bán đây?
Ha, thì ra a Cơ, a Duyên cũng thích kiếm tiền. Tụi nhỏ thì cũng có lo lắng của tụi nhỏ.
– Ở đây, nhà muội đi Chợ Sông Lớn Giang Thành bán. Trên đó, Hữu ca, Cơ ca chịu cực chống ghe lên chợ ở trấn bán được không? Gần Tết rất nhiều nhà muốn mua.
A, còn cách nữa, mai chợt nhớ đến một nơi có thể bán được nhiều gà vịt.
– Cậu, tụi con đem gà vịt qua chỗ bến ghe thương lái bán được không?
Ở đó khách thương lái mua nhiều, nếu họ mua được cả đàn gà vịt nhà ngoại và nhà cô càng tốt. Đúng rồi, nghe tới đó An ca hớn hở nói:
– Nhà con bán chung luôn, đàn vịt gần 300 con rồi, kiếm thức ăn không dễ.
Qua mùa mưa, thức ăn cho đàn vịt lớn trở thành chuyện rất mệt nhọc. Ngũ cô cả ngày vớt bèo, cắt cây chuối cho đàn vịt ăn thêm. A Phúc thì lo bắt ốc, bắt còng. Để bọn chúng thiếu ăn sẽ xuống sức, đẻ hột ít mà cũng ốm đi.
– Để cậu về rồi lên đó hỏi thử coi sao.
Đem gà vịt đi xa mà cột chân thì tụi nó mất sức, gầy teo sao bán được giá. Mai nhờ nương đan thử cái lồng tre, lúc trên ghe chỉ cần ụp bọn nó lại, vẫn cho ăn uống đều đặn như thường.
Chuyện nọ tiếp chuyện kia, xem ra phải bắt đầu đóng cái ghe đáy rộng rồi. Chuyện cái ghe đáy bằng này chiếm hết tâm trí của Mai mấy ngày sau đó. Cô miệt mài vẽ rồi xóa, lấy mấy miếng gỗ mỏng ghép thử tới lui.
– Tỷ giữ làm vốn. Mai mốt muội trồng được vườn cây rồi thì tỷ cần tiền trả cho thợ nữa chứ. Một mình tỷ làm sao khai hoang cả khu đồi được.
Nghe Mai nói vậy a Cúc mới gật đầu. Còn mấy đứa con trai lại tranh nhau hỏi chuyện khai hoang đồi làm gì? Trồng cây gì?
Chuyện này Mai chỉ nói sơ qua, cô định trồng cây ăn trái chỗ đồi cao ở Bình San. Cây ăn trái cần vài năm mới thu được trái, người trồng phải kiên nhẫn, chịu khó. Bù lại mình trồng một lần mà thu hoạch “cả đời”. Nhưng mà điều kiện quan trọng nhứt là phải có đầu ra. Vài năm nữa ở đây là thương cảng sầm uất, chắc chắn sẽ bán được. Cô cần thêm thời gian ươm giống, trồng thử. Cô tính trồng cây con ở nhà mình, khi nào số lượng kha khá sẽ đào gốc rễ mang đến La gia vẫn được.
– Nương thấy ở miệt Trấn Giang dễ trồng hơn. Cây tự nhiên lớn mà cũng sai trái.
Nương nghe chuyện chỗ La gia có thể trồng cây ăn trái, bán ra tiền kiếm sống, bớt chuyện đi săn trong rừng thì rất chú ý.
– Nương không nhớ mấy trái xoài lần trước sao, ăn ngọt hơn ở đây đó.
A An nhắc lại giỏ xoài Hùng huynh cho lúc trước. Thổ nhưỡng ở vùng đồi núi không hẳn là cằn cỗi. Chỗ đất gò cao thì trái sẽ ngọt hơn, đứa nhỏ nhà nông nào cũng biết. Giống như trái cây mùa khô thì nhỏ hơn nhưng luôn ngọt hơn so với mùa mưa.
– Ừ, nương nhớ. Mai, con nhắm trồng được không?
Mai chỉ ra vườn cây sau nhà giải thích thêm:
– Con đang thử ươm giống. Mình cần trồng một vườn lớn cả khu đất thì mới bán cho thương lái được.
Đúng rồi, nhà nông nào cũng có vài cây xoài, vài cây đu đủ hay cam, dừa. Nhưng mà nhiêu đó cây chỉ để trong nhà ăn thôi, đâu thể bán cho thương lái, không lẽ bán một rổ, hai rổ. Trồng thành một vườn lớn thật nhiều, đến mùa trái chín rồi đem đi bán thì đúng là không nghĩ ra. Người nông dân thường chỉ lo trồng cây xanh tốt, bông nhiều trái sai, họ ít nghĩ chuyện phải bán như thế nào, cho ai. Mai chỉ là “á nông dân” thôi, cô lại thường thấy chuyện buôn bán ở hiện đại, đương nhiên không bị gò bó trong suy nghĩ.
Nhắc lại chuyện của hồi môn của cô dâu nhiều khi là lớn, nhiều khi lại không lớn.
Cô dâu mới về nhà chồng đương nhiên không nắm quyền hay giữ tiền rồi. Thậm chí có nhà chồng coi cưới con dâu như người làm việc không công, như nhà chồng ngũ cô vậy. Đàn bà con gái đôi lúc cần có ít tiền riêng chi dùng, sẽ lấy từ của hồi môn.
Của này là chuyện lớn nếu mọi người nghĩ là thể diện của hai đàng. Đàng gái thì khoe ra tiền của nhà mình, con gái mình “quý giá” ra sao. Đàng trai cũng được dịp nở mày nở mặt vì thông gia sang cả.
Thành ra chuyện của hồi môn của cô dâu, quà cưới chú rể luôn là chuyện tế nhị được mọi người tìm hiểu rồi bàn tán nhất trong một cuộc hôn nhân. Đôi khi sự không hài lòng ở chuyện này sẽ thành nguyên nhân bất hòa cho đôi vợ chồng trẻ, còn cho hai nhà thông gia nữa.
Hai nhà sui gia cùng hoàn cảnh, xuất thân thì hiểu nhau rồi sẽ ít so bì. Của hồi môn cho cô dâu ít một phần so với lễ nhà trai là được.
Mai thấy cha nương đã hỏi ý kiến ông bà nội, bàn với nhau mấy ngày mới quyết định của hồi môn a Cúc là hai mươi quan. Lục cô và a Cúc xuất giá gần nhau, nhà nội cũng đang tính toán chuyện của hồi môn cho lục cô. Cha nói không thể để hai cô cháu quá chênh lệch. Nhờ chuyện đóng ghe, nhà nội cũng bán được mẻ nước mắm nên tiền cũng có. Nhưng nhà nội còn có Hân ca đến tuổi thành thân, sắp tới là thất thúc, Bảo ca nữa. Đúng là số tiền chi ra sẽ rất nhiều.
Ở đây người ta nghĩ gả con gái đi thì coi như xong, sẽ không còn liên quan. Nhưng mà như vậy đâu có đúng, máu thịt dòng họ làm sao mà dứt. Mai nghĩ chuyện của hồi môn chỉ cần vừa phải, hợp với khả năng trong nhà là được. Nếu sau này nhà mình khá giả hơn, thì sẽ cho thêm hoặc đỡ đần gì đó cũng được mà.
Hai mươi quan là số tiền không nhỏ, nhà nội đúng là lo lắng cho lục cô ở nhà chồng không tốt mới cho nhiều để hộ thân. Năm đó, ngũ cô xuất giá được cho ba quan. Chỉ là chưa đầy năm thì số tiền đó bị nhà chồng bòn rút hết. Sau đó họ còn bòn rút trực tiếp từ nhà nội luôn, thiệt là!
Lần này chuyện của hồi môn của đàng gái Lê gia và quà cưới của đàng trai La gia đều làm mọi người vui vẻ, thoải mái. Đỗ bà mai càng hoat bát. Hai nhà đều có thành ý, mọi chuyện suôn sẻ, bà coi như được thêm tiếng làm mai tốt.
Qua giờ ngọ thì tiệc xong, ngày mai Hùng huynh sẽ đến làm rể một tháng. Qua tháng hai năm sau thì huynh ấy có thể rước cô dâu về nhà rồi. Chỉ là một tháng làm rể này không phải là nhẹ nhàng thảnh thơi lắm!
Sáng hôm sau ngày Từ tiểu thơ xuất giá, Tương huynh theo nhà ngoại chống ghe đi Long Hồ buôn bán. Lúc nương qua nhà Lưu bá về thở dài nói với ngũ cô.
– Tẩu ấy cứ lo lắng không yên, khóc mắt đỏ hoe. Đang ở cữ mà, đâu thể khóc được.
Hôm trước Lưu bá mang tiền qua mua chiếc ghe lớn để Tương huynh buôn bán xung quanh vùng. Số tiền này là Lưu bá mẫu để dành cưới vợ cho Tương huynh, nay đem ra dùng thì chắc ý Tương huynh chưa muốn thành thân. Lúc đó lại sắp tới ngày Từ tiểu thơ xuất giá, Lưu bá mẫu không yên, lo sợ có chuyện. Cũng may là đã qua rồi, bây giờ huynh ấy đi xa, dần sẽ nguôi ngoai.
Buổi chiều Lưu bá qua uống với cha mấy chén rượu, gương mặt bá ấy cứ dàu dàu.
Chưa đến ngày chợ phiên cuối tháng thì cậu mợ hai đến, còn có tam tẩu và a Duyên theo nữa. Mọi người vui vẻ hỏi thăm chuyện Đông Hồ, Trấn Giang. Mợ hai cười nói với nương:
Abbott & Mosley Cream Carrara– Cô ba vui rồi, có con rể sáng láng giỏi giang như vậy!
Mợ hai là lần đầu gặp Hùng huynh, mợ có vẻ rất vừa ý. Nương thì khỏi nói rồi, vui vẻ ra mặt. A, Mai phải đổi lại gọi là tỷ phu rồi.
Nhà Mai dựng mới thêm mấy gian nhà, để kịp trước Tết cha mời thêm thúc bá đốn gỗ lúc trước đến phụ. Thành ra ai cũng thấy Hùng huynh năng nổ, nhiệt tình làm chân sai vặt, lời một đồn ba bốn. Mấy bà mấy thím trong làng cũng kiếm chuyện ghé ngang nhà cô ngắm nghía. Miệng truyền miệng, người trong làng cũng tham gia bàn tán nói con rể nhà Lê tứ khéo chọn.
Cúc tỷ mắc cỡ trốn biệt trong buồng, thành ra một mình mai tới lui nấu nước, xẻ cau mệt chết được.
Bây giờ thì tam tẩu đang ngồi trong buồng với Cúc tỷ, chắc là đang nói chuyện quần áo cưới và khăn thêu. Nương thấy La gia đơn chiếc nên có ý muốn để Cúc tỷ may luôn hai bộ đồ cưới cho chú rể. Cái này cũng không tính là quá, La bà nội chỉ cần may ba bộ cho người nhà, sẽ đỡ vất vả hơn. Hùng huynh đương nhiên là thích chí rồi. Nương nói hôm trước, hôm sau huynh ấy đã mang vải tới, mang luôn vải làm khăn vấn đầu nữa. Xem ra từ giờ đến hết tháng giêng Cúc tỷ rất bận rộn.
Buổi chiều ăn cơm xong, cậu hai nói mấy chuyện ở nhà ngoại. Đặc biệt chuyện thương tích của dượng năm, thật không nhẹ. Đùi bị cắn trọng thương, một cẳng tay bị gẫy mất. Dì năm khóc cạn nước mắt rồi thì đưa về nhà ngoại chăm sóc. Năm người cùng đi chỉ có ba người còn sống quay về. Hộ vệ Trần gia một người bị cắn nát xương chân, vẫn còn hôn mê.
– Phải đợi dượng ấy khỏe mới tính chuyện sau này. Mấy món định bán dịp Tết này đều để lại nhà trong làng mua giúp. Dù sao cũng sẽ khỏe lại, không vội.
Lần này nhà ngoại còn mua mấy xấp vải tốt để nhà Mai chuẩn bị may đồ Tết, đồ mặc ngày gả a Cúc. Mợ hai biết Mai thích uống nước thơm pha mật ong nên hái theo hơn chục trái thơm lớn, đã chín. Lúc cô bưng mấy chén nước ép thơm lên thì thấy Mợ hai nhét vô tay a Cúc một gói vải, nói:
– Cái này là ông bà ngoại cho cháu làm của hồi môn. Hôm Lễ hỏi nhà ngoại không đến được. Mai mốt Lễ Vu qui sẽ đến.
– Dạ, …
Cúc tỷ ngại ngần chưa chịu nhận. Cậu hai nói:
– Cháu nhận đi,
– Con tạ ơn ông bà ngoại với cậu mợ đi.
Ý cha lên tiếng vậy là coi như nhận rồi. Người lớn quay sang nói chuyện sắp xếp Lễ Vu qui sắp tới. Nên mua rượu, trầu cau ở đâu, mời khách những ai. A Duyên kéo tay Mai nói:
– Cơ ca nói gà vịt lớn hết rồi, làm sao bán đây?
Ha, thì ra a Cơ, a Duyên cũng thích kiếm tiền. Tụi nhỏ thì cũng có lo lắng của tụi nhỏ.
– Ở đây, nhà muội đi Chợ Sông Lớn Giang Thành bán. Trên đó, Hữu ca, Cơ ca chịu cực chống ghe lên chợ ở trấn bán được không? Gần Tết rất nhiều nhà muốn mua.
A, còn cách nữa, mai chợt nhớ đến một nơi có thể bán được nhiều gà vịt.
– Cậu, tụi con đem gà vịt qua chỗ bến ghe thương lái bán được không?
Ở đó khách thương lái mua nhiều, nếu họ mua được cả đàn gà vịt nhà ngoại và nhà cô càng tốt. Đúng rồi, nghe tới đó An ca hớn hở nói:
– Nhà con bán chung luôn, đàn vịt gần 300 con rồi, kiếm thức ăn không dễ.
Qua mùa mưa, thức ăn cho đàn vịt lớn trở thành chuyện rất mệt nhọc. Ngũ cô cả ngày vớt bèo, cắt cây chuối cho đàn vịt ăn thêm. A Phúc thì lo bắt ốc, bắt còng. Để bọn chúng thiếu ăn sẽ xuống sức, đẻ hột ít mà cũng ốm đi.
– Để cậu về rồi lên đó hỏi thử coi sao.
Đem gà vịt đi xa mà cột chân thì tụi nó mất sức, gầy teo sao bán được giá. Mai nhờ nương đan thử cái lồng tre, lúc trên ghe chỉ cần ụp bọn nó lại, vẫn cho ăn uống đều đặn như thường.
Chuyện nọ tiếp chuyện kia, xem ra phải bắt đầu đóng cái ghe đáy rộng rồi. Chuyện cái ghe đáy bằng này chiếm hết tâm trí của Mai mấy ngày sau đó. Cô miệt mài vẽ rồi xóa, lấy mấy miếng gỗ mỏng ghép thử tới lui.
Bình luận truyện