Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
Chương 43: Dì dượng năm đến thăm
Tứ Mi đi về, Mai đặt rổ núm tràm trên sàn cây ngoài bếp thì nghe tiếng tứ Mi nói vọng vào.
– Mai tỷ, có khách tìm.
– Ra liền.
Ai mà tìm nhà mình, là Tiêu Ân thúc sao? Vừa nghĩ cô vừa ra ngoài. Trên cầu nước có người đàn ông đang buộc ghe, nhìn rất lạ, cô chưa gặp bao giờ. Buộc ghe xong ông bước xuống ghe nói vọng vào trong.
– Nàng xong chưa? Không phải đã dọn tối qua rồi.
– Chàng mang giúp ta đi.
Free Domain Name with every hosting package.
Tiếng người đàn bà trẻ vang lên, âm điệu nghe hơi quen. Thiếu phụ nhìn thấy Mai đứng bờ rạch thì tươi cười gọi:
– A Mai, đã lớn vậy sao? Nhớ dì năm không?
À, dì năm là em gái út của nương sao, hèn gì giọng nói hơi quen. Mai khoanh tay thưa dì, dượng năm.
– Nương trong nhà, con đi gọi nương.
Lúc nương cùng Cúc tỷ đi ra thì thấy hai người ôm hai túi vải lớn đi vào. Nương vội đi lên đỡ, nắm tay dì nói:
– Sao biết nhà tỷ, muội khoẻ không?
Dì năm không xúc động như nương mà cười vui vẻ trả lời:
– Nhị ca chỉ đường, muội đến đây là biết khoẻ rồi.
Quay sang nói với người đàn ông bên cạnh:
– Chàng còn nhớ tam tỷ không đó!
– Tam tỷ khoẻ.
Giọng nói lơ lớ của người Tàu di cư đến đây, lần đầu tiên Mai nghe nên hơi lạ tai. Mai nhìn kỹ hơn, dáng người vừa tầm, không mập không ốm, da cũng hơi ngăm đen. Nếu không nhìn kỹ đôi mắt hơi nhỏ và nghe giọng nói thì khó biết là người Tàu. Đôi mắt nhỏ nhưng lấp lánh tinh anh, đôi mắt không láo liên nhưng lại quan sát rất nhanh ngôi nhà và người trong nhà. Chắc dượng cũng không ngờ có người đang quan sát mình.
Mấy ngày trước dì dượng đến thăm ông bà ngoại mới biết chuyện nhà Mai. Dượng làm nghề mua bán trên ghe; mua hàng hoá từ Cù Lao Phố (1) về bán ở các làng gần đó. Đây là lần đầu dì dượng đi xuống vùng này. Dì kể mấy chuyện nhà ngoại rồi chuyện dì dượng đi buôn bán ở đâu trong hai năm qua cho nương nghe. Sau đó mở cái túi vải to hơn ra, đem ra ba đôi giày vải xanh đậm, cái lược gỗ đưa cho nương:
– Cái này nương và muội làm cho ba mẹ con tỷ, lược này cũng vậy, răng lược mài kỹ không bị đứt tóc. Tỷ cắt tóc mượn sao?
– Ừ, mới cắt mấy hôm trước cho a Cúc.
Mấy hôm trước nương nhờ Lưu bá mẫu sang cắt tóc mượn cho Cúc tỷ, tóc nương giờ chỉ dài qua vai, ở nhà hoặc ra ruộng nương chỉ kẹp tóc, quấn khăn. Lúc đi ra ngoài nương mới dùng tóc mượn của bà ngoại búi sau đầu.
Tóc mượn cắt ra được chải gội sạch sẽ, hong nắng sớm mấy ngày, uốn thành vòng gói kỹ cất đi. Lúc con gái sắp xuất giá người mẹ sẽ dạy con gái cách búi tóc, vấn tóc theo kiểu thiếu phụ. Nếu tóc con gái không đủ dài, đủ dày thì dùng tóc mượn của nương nối vào để búi tóc đẹp.
Mấy gói còn lại là gia vị, có một bình dầu thắp không phải dầu lửa mà là dầu đậu phộng; còn có một gói kẹo đường và mứt hạt sen, mứt khoai lang.
– Trên ghe có mấy túi đậu, nhị ca nói nhà tỷ có trồng đậu, khoai nhưng muội cứ chở đến tỷ thiếu thì lấy làm giống hoặc nấu chè cho mấy đứa nhỏ ăn.
– Dượng và muội đến đây là được rồi, đem theo đồ làm gì, nặng nề.
– Có nặng gì đâu.
Dượng năm mỉm cười nghe hai người nói chuyện cũng không xen vào, thỉnh thoảng nhấp ly nước ấm.
– Không thấy tỷ phu đâu?
– Chàng đi phụ dựng nhà mới trong làng, ta bảo a An đi cho chàng hay rồi. Trưa nay về ăn cơm với dượng. Trưa nay muốn ăn gì?
Nói rồi nương kéo dì năm xuống bếp, chắc muốn nói mấy chuyện riêng tư. Dượng năm thấy vậy cũng ý tứ đứng lên kêu Mai dẫn ra ruộng xem. Mai lấy nón lá đưa dượng rồi cùng ra ngoài.
Lúa đã cao gần tới hông, mặt nước ruộng cỡ hai gang tay, cá con, cua đồng, tôm rủ nhau xẹt ngang xẹt dọc trong gốc lúa như chơi trốn tìm. Thấy bóng người đi tới lặn xuống làm đục nước. Mai không biết dượng muốn xem gì nên dẫn ra bụi cây lớn, chỉ xung quanh:
– Nhà cháu có ba mẫu từ chỗ cây thốt nốt đó đến chỗ thất thúc và Bình ca đó, đang khẩn hoang thêm miếng đó.
Dượng thấy Mai chỉ về hướng có mấy đứa nhỏ đang nhổ cỏ, đào rễ thì cúi xuống cởi giày vải để trên gốc cây.
– Ta đến đó làm một chút, còn sớm.
– A, dượng biết làm ruộng sao?
Mai buột miệng nói. Dượng không nói chỉ liếc cô nghĩ ‘bé con nhanh miệng, ta mà không biết làm ruộng liệu có cưới được dì năm ngươi không? Cũng phải ở rể, làm cỏ chai tay đó.’
Dượng quả thật biết làm, cũng có sức. Đến trưa thì cha về, đi ra ruộng nói:
– Dượng vô nhà nghỉ đi, từ từ ta làm cũng xong.
– Tỷ phu về rồi.
Hai người vừa hỏi thăm vừa đi vào nhà, mấy đứa nhỏ chạy trước rửa mặt rửa tay. Cơm trưa chia hai mâm, nhà trên là cha, dượng, thất thúc và Bình ca; còn lại ngồi sạp tre ở bếp. Tính tình dì năm cởi mở hoạt bát nên bữa cơm náo nhiệt hơn hàng ngày. A Phúc bị dì bẹo hai bên má chắc đau nên hắn ngồi nhích xa ra, bĩu môi ăn cơm làm mọi người càng buồn cười.
Tuy vào đây a Phúc cũng giúp làm mấy việc lặt vặt nhưng có nương ép ăn ép ngủ, hắn đã tròn lên một chút, tay chân cũng có thịt, không khẳng khiu, gương mặt tròn tròn da thịt mát rượi. Thất thúc cũng hay ghẹo hắn.
– Cắt đầu ba vá cho a Phúc đi, nhìn giống chú tiểu trong chùa, trắng trắng mủm mỉm.
Cách làng chài một quãng có ngôi chùa của người Chân Lạp, chú tiểu và Vãi trong chùa không đi đánh cá chỉ trồng ít rau, khoai làm lương thực nên mấy chú tiểu trắng mập hơn mấy đứa nhỏ làng chài. Người Chân Lạp rất xem trọng sư vãi, mỗi ngày đều đến chùa chiền cúng dường bái lại. Có một số gia đình đem con gửi vào chùa học chữ, học đạo. Khi lớn lên có thể tịnh tu như sư vãi hay hoàn tục lập gia đình đều được.
Mỗi lần a Phúc nghe vậy hắn đều bĩu môi, ngó lơ thất thúc mấy ngày.
Nhà mới trong làng dựng gần xong nên cha báo Bùi ông nghỉ ở nhà đãi dì dượng. Ăn trưa xong, Cúc tỷ dọn mứt khoai lang, hạt sen cả nhà vừa ăn vừa nói chuyện, dượng năm nhìn dì một cái rồi nhẹ giọng nói:
– Nhị ca nói nhà tỷ phu muốn bán đường và mỡ thực vật, ta và a Trà cũng đi mấy làng gần Cù Lao Phố bán hàng. Tỷ phu muốn gửi bán không?
Đương nhiên là muốn bán rồi, chỉ là đi từ đây đến đó hai ba ngày, quả thật không tiện. Dầu dừa để lâu sẽ có mùi làm thức ăn không ngon.
– Cha, tháng sau nhà Lưu bá đóng ghe làm lái chợ Sông lớn mấy ngày chợ phiên. Ngày khác mình mượn ghe đi nhà ngoại về kịp không?
Bình ca hỏi.
– Sợ không kịp, cũng không thể mượn ghe Lưu bá riết.
Xem ra là không được rồi.
– Từ từ tìm cách đi. Tiền này nương bán lần trước dùm tỷ đó.
Dì năm thấy mọi người bàn tính không xong, chán nản nên cắt ngang nói, đưa cho nương túi tiền.
– Nương có giữ lại phần ta gửi tặng không?
– Đương nhiên là có rồi, lần nào lấy ra ăn cũng vui cười nói do cháu ngoại hiếu thảo cho đấy.
Dì cười ha ha nói làm cha nương cũng vui vẻ. Cha mẹ biết con sốngtốt, dùng đồ con cháu biếu ít nhiều đều thấy vui. Con cháu hiếu thuận ông bà nghe vậy ai chẳng thích. Đọc chương mới tại dienvan.space
– Hôm trước đặt làm dụng cụ còn thiếu hơn một quan, giờ có tiền này cũng yên tâm rồi.
Dì dượng chỉ ở lại mấy ngày nên nhà Mai tranh thủ nấu đường, nấu dầu gửi theo bán, chỗ ngủ cũng phải sắp xếp lại. Mấy đứa con trai ra ghe ngủ, cha và dượng ngủ ván gỗ nhà trên, nương và dì ngủ trong phòng. Đợi mấy hôm có dụng cụ cha sẽ đóng thêm một bộ ván bên trái nhà trên cho khách.
– Mai tỷ, có khách tìm.
– Ra liền.
Ai mà tìm nhà mình, là Tiêu Ân thúc sao? Vừa nghĩ cô vừa ra ngoài. Trên cầu nước có người đàn ông đang buộc ghe, nhìn rất lạ, cô chưa gặp bao giờ. Buộc ghe xong ông bước xuống ghe nói vọng vào trong.
– Nàng xong chưa? Không phải đã dọn tối qua rồi.
– Chàng mang giúp ta đi.
Free Domain Name with every hosting package.
Tiếng người đàn bà trẻ vang lên, âm điệu nghe hơi quen. Thiếu phụ nhìn thấy Mai đứng bờ rạch thì tươi cười gọi:
– A Mai, đã lớn vậy sao? Nhớ dì năm không?
À, dì năm là em gái út của nương sao, hèn gì giọng nói hơi quen. Mai khoanh tay thưa dì, dượng năm.
– Nương trong nhà, con đi gọi nương.
Lúc nương cùng Cúc tỷ đi ra thì thấy hai người ôm hai túi vải lớn đi vào. Nương vội đi lên đỡ, nắm tay dì nói:
– Sao biết nhà tỷ, muội khoẻ không?
Dì năm không xúc động như nương mà cười vui vẻ trả lời:
– Nhị ca chỉ đường, muội đến đây là biết khoẻ rồi.
Quay sang nói với người đàn ông bên cạnh:
– Chàng còn nhớ tam tỷ không đó!
– Tam tỷ khoẻ.
Giọng nói lơ lớ của người Tàu di cư đến đây, lần đầu tiên Mai nghe nên hơi lạ tai. Mai nhìn kỹ hơn, dáng người vừa tầm, không mập không ốm, da cũng hơi ngăm đen. Nếu không nhìn kỹ đôi mắt hơi nhỏ và nghe giọng nói thì khó biết là người Tàu. Đôi mắt nhỏ nhưng lấp lánh tinh anh, đôi mắt không láo liên nhưng lại quan sát rất nhanh ngôi nhà và người trong nhà. Chắc dượng cũng không ngờ có người đang quan sát mình.
Mấy ngày trước dì dượng đến thăm ông bà ngoại mới biết chuyện nhà Mai. Dượng làm nghề mua bán trên ghe; mua hàng hoá từ Cù Lao Phố (1) về bán ở các làng gần đó. Đây là lần đầu dì dượng đi xuống vùng này. Dì kể mấy chuyện nhà ngoại rồi chuyện dì dượng đi buôn bán ở đâu trong hai năm qua cho nương nghe. Sau đó mở cái túi vải to hơn ra, đem ra ba đôi giày vải xanh đậm, cái lược gỗ đưa cho nương:
– Cái này nương và muội làm cho ba mẹ con tỷ, lược này cũng vậy, răng lược mài kỹ không bị đứt tóc. Tỷ cắt tóc mượn sao?
– Ừ, mới cắt mấy hôm trước cho a Cúc.
Mấy hôm trước nương nhờ Lưu bá mẫu sang cắt tóc mượn cho Cúc tỷ, tóc nương giờ chỉ dài qua vai, ở nhà hoặc ra ruộng nương chỉ kẹp tóc, quấn khăn. Lúc đi ra ngoài nương mới dùng tóc mượn của bà ngoại búi sau đầu.
Tóc mượn cắt ra được chải gội sạch sẽ, hong nắng sớm mấy ngày, uốn thành vòng gói kỹ cất đi. Lúc con gái sắp xuất giá người mẹ sẽ dạy con gái cách búi tóc, vấn tóc theo kiểu thiếu phụ. Nếu tóc con gái không đủ dài, đủ dày thì dùng tóc mượn của nương nối vào để búi tóc đẹp.
Mấy gói còn lại là gia vị, có một bình dầu thắp không phải dầu lửa mà là dầu đậu phộng; còn có một gói kẹo đường và mứt hạt sen, mứt khoai lang.
– Trên ghe có mấy túi đậu, nhị ca nói nhà tỷ có trồng đậu, khoai nhưng muội cứ chở đến tỷ thiếu thì lấy làm giống hoặc nấu chè cho mấy đứa nhỏ ăn.
– Dượng và muội đến đây là được rồi, đem theo đồ làm gì, nặng nề.
– Có nặng gì đâu.
Dượng năm mỉm cười nghe hai người nói chuyện cũng không xen vào, thỉnh thoảng nhấp ly nước ấm.
– Không thấy tỷ phu đâu?
– Chàng đi phụ dựng nhà mới trong làng, ta bảo a An đi cho chàng hay rồi. Trưa nay về ăn cơm với dượng. Trưa nay muốn ăn gì?
Nói rồi nương kéo dì năm xuống bếp, chắc muốn nói mấy chuyện riêng tư. Dượng năm thấy vậy cũng ý tứ đứng lên kêu Mai dẫn ra ruộng xem. Mai lấy nón lá đưa dượng rồi cùng ra ngoài.
Lúa đã cao gần tới hông, mặt nước ruộng cỡ hai gang tay, cá con, cua đồng, tôm rủ nhau xẹt ngang xẹt dọc trong gốc lúa như chơi trốn tìm. Thấy bóng người đi tới lặn xuống làm đục nước. Mai không biết dượng muốn xem gì nên dẫn ra bụi cây lớn, chỉ xung quanh:
– Nhà cháu có ba mẫu từ chỗ cây thốt nốt đó đến chỗ thất thúc và Bình ca đó, đang khẩn hoang thêm miếng đó.
Dượng thấy Mai chỉ về hướng có mấy đứa nhỏ đang nhổ cỏ, đào rễ thì cúi xuống cởi giày vải để trên gốc cây.
– Ta đến đó làm một chút, còn sớm.
– A, dượng biết làm ruộng sao?
Mai buột miệng nói. Dượng không nói chỉ liếc cô nghĩ ‘bé con nhanh miệng, ta mà không biết làm ruộng liệu có cưới được dì năm ngươi không? Cũng phải ở rể, làm cỏ chai tay đó.’
Dượng quả thật biết làm, cũng có sức. Đến trưa thì cha về, đi ra ruộng nói:
– Dượng vô nhà nghỉ đi, từ từ ta làm cũng xong.
– Tỷ phu về rồi.
Hai người vừa hỏi thăm vừa đi vào nhà, mấy đứa nhỏ chạy trước rửa mặt rửa tay. Cơm trưa chia hai mâm, nhà trên là cha, dượng, thất thúc và Bình ca; còn lại ngồi sạp tre ở bếp. Tính tình dì năm cởi mở hoạt bát nên bữa cơm náo nhiệt hơn hàng ngày. A Phúc bị dì bẹo hai bên má chắc đau nên hắn ngồi nhích xa ra, bĩu môi ăn cơm làm mọi người càng buồn cười.
Tuy vào đây a Phúc cũng giúp làm mấy việc lặt vặt nhưng có nương ép ăn ép ngủ, hắn đã tròn lên một chút, tay chân cũng có thịt, không khẳng khiu, gương mặt tròn tròn da thịt mát rượi. Thất thúc cũng hay ghẹo hắn.
– Cắt đầu ba vá cho a Phúc đi, nhìn giống chú tiểu trong chùa, trắng trắng mủm mỉm.
Cách làng chài một quãng có ngôi chùa của người Chân Lạp, chú tiểu và Vãi trong chùa không đi đánh cá chỉ trồng ít rau, khoai làm lương thực nên mấy chú tiểu trắng mập hơn mấy đứa nhỏ làng chài. Người Chân Lạp rất xem trọng sư vãi, mỗi ngày đều đến chùa chiền cúng dường bái lại. Có một số gia đình đem con gửi vào chùa học chữ, học đạo. Khi lớn lên có thể tịnh tu như sư vãi hay hoàn tục lập gia đình đều được.
Mỗi lần a Phúc nghe vậy hắn đều bĩu môi, ngó lơ thất thúc mấy ngày.
Nhà mới trong làng dựng gần xong nên cha báo Bùi ông nghỉ ở nhà đãi dì dượng. Ăn trưa xong, Cúc tỷ dọn mứt khoai lang, hạt sen cả nhà vừa ăn vừa nói chuyện, dượng năm nhìn dì một cái rồi nhẹ giọng nói:
– Nhị ca nói nhà tỷ phu muốn bán đường và mỡ thực vật, ta và a Trà cũng đi mấy làng gần Cù Lao Phố bán hàng. Tỷ phu muốn gửi bán không?
Đương nhiên là muốn bán rồi, chỉ là đi từ đây đến đó hai ba ngày, quả thật không tiện. Dầu dừa để lâu sẽ có mùi làm thức ăn không ngon.
– Cha, tháng sau nhà Lưu bá đóng ghe làm lái chợ Sông lớn mấy ngày chợ phiên. Ngày khác mình mượn ghe đi nhà ngoại về kịp không?
Bình ca hỏi.
– Sợ không kịp, cũng không thể mượn ghe Lưu bá riết.
Xem ra là không được rồi.
– Từ từ tìm cách đi. Tiền này nương bán lần trước dùm tỷ đó.
Dì năm thấy mọi người bàn tính không xong, chán nản nên cắt ngang nói, đưa cho nương túi tiền.
– Nương có giữ lại phần ta gửi tặng không?
– Đương nhiên là có rồi, lần nào lấy ra ăn cũng vui cười nói do cháu ngoại hiếu thảo cho đấy.
Dì cười ha ha nói làm cha nương cũng vui vẻ. Cha mẹ biết con sốngtốt, dùng đồ con cháu biếu ít nhiều đều thấy vui. Con cháu hiếu thuận ông bà nghe vậy ai chẳng thích. Đọc chương mới tại dienvan.space
– Hôm trước đặt làm dụng cụ còn thiếu hơn một quan, giờ có tiền này cũng yên tâm rồi.
Dì dượng chỉ ở lại mấy ngày nên nhà Mai tranh thủ nấu đường, nấu dầu gửi theo bán, chỗ ngủ cũng phải sắp xếp lại. Mấy đứa con trai ra ghe ngủ, cha và dượng ngủ ván gỗ nhà trên, nương và dì ngủ trong phòng. Đợi mấy hôm có dụng cụ cha sẽ đóng thêm một bộ ván bên trái nhà trên cho khách.
Bình luận truyện