Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
Chương 47: Công việc kéo dài không dứt
Mai rủ Vĩnh ca ra chòi trước sân, chỉ vào cái bếp ấp bằng đất cô đắp tạm lúc trước, giải thích cho Vĩnh ca hiểu công dụng của nó. Nguyên lý của bếp rất đơn giản, bếp ấp chia hai ngăn, ngăn dưới là bếp lò đun lửa truyền nhiệt lên ngăn trên. Trứng đặt vào rổ tre có lót lớp dây gai bện, A Vĩnh rất nhanh hiểu ý Mai.
Từ đầu tháng bảy sư ông đã về chùa lớn ở Cần Bọt tu tập một tháng theo lệ hàng năm của đạo Phật. A Vĩnh cứ cách ngày đến chùa quét dọn rồi về nhà nên làm việc nhà nhiều hơn. Hắn rủ An ca chèo ghe lườn ra ven hồ cạnh rừng tràm tìm trứng vịt hoang. Đi gần nửa buổi chiều hai đứa tìm được năm ổ trứng hơn năm mươi quả, chỉ khéo léo nhặt trứng không phá tổ để vịt sẽ đến đẻ tiếp, còn hái được mấy rổ tre núm tràm.
Đến lúc ăn cơm chiều, nương nói nhà Lưu bá đặt đóng xuồng ở Trấn Giang. Là chỗ nhà ngoại Tương huynh đặt trước đây, nghe nói chỗ đó đóng xuồng rất tôt, xài bền.
– Tốn hết hai mươi ba quan.
Cả nhà nghe đều hâm mộ. Tưởng tượng đến lúc nhà mình cũng có xuồng lớn như vậy thì tốt biết mấy.
– Nhà mình gắng sang năm mua.
Free Domain Name with every hosting package.
– Nương định chuẩn bị ít đồ gửi cho nhà ngoại. Bá mẫu nói sẽ ghé chợ Trấn Giang, từ đó đến thăm nhà ngoại cũng gần.
– Nàng chuẩn bị nhiều đồ chút.
– Được.
Cha nương nói xong chuyện thì Mai nháy mắt nhìn Vĩnh ca, thất thúc cười nói:
– Cái gì? Trưa ta thấy hai đứa đắp cục đất gì trong chòi vậy?
– Cái gì cục đất chứ!
Mai bĩu môi phản bác, trong nhà đã quen nhìn a Vĩnh và a Mai rù rì với nhau. Chỉ là sau đó sẽ luôn có ‘ý tưởng’ mới làm cả nhà bận rộn muốn chết. Cũng may là nhờ vậy mà kiếm được không ít tiền.
– Con định thử ấp trứng vịt nuôi, chỉ là không biết làm sao giữ lửa liên tục,
Vĩnh ca mô tả và giải thích bếp ấp trứng như thế nào.
– Giống như lò nung gạch sao?
Nương rất nhanh hỏi.
– Dạ, Đúng rồi,
Mai vui mừng trả lời. Cô quên là ở đây người ta đã có lò nung làm đồ gốm, đồ sành, gạch ngói xây nhà.
– Cha thấy trong lò nung người ta có dùng than củi. Cái này phải mua.
Than củi, than đá thường do người Chân Lạp lấy cây trong rừng đốt thành, phía Cần Bọt, Lũng Kỳ có rất nhiều nhà làm than củi. Những nhà giàu hay dùng đốt trong phòng giữ ấm hay sắc thuốc. Nhà Mai chưa có tiền mua, hơn nữa Mai nói mấy lần ấp đầu có thể không được nên không thể tốn tiền mua than củi được.
Tính tới lui một hồi thì là dùng củi bình thường. Cha nương sẽ canh lửa buổi tối để giữ ấm cho lò ấp.
– Đệ cũng canh lửa buổi tối. Ca, tẩu còn làm việc ban ngày không thể thức suốt đêm.
Giống như mấy lần trước, người lớn trong nhà từ An ca trở lên sẽ thay phiên nhau canh lửa cho lò ấp trứng đầu tiên. Việc cần làm nối tiếp nhau dài thêm là sửa lò ấp, nhặt trứng vịt nước. Thêm nữa là làm khung uốn gỗ, đốn cây gỗ to ngâm nước, chăm sóc ruộng lúa, khoai và đậu. Rãnh rỗi khẩn hoang, nuôi gà và hai việc kiếm tiền là nấu đường, nấu dầu.
Lúc trước nhà Mai đã chỉ Lưu bá mẫu và tam Mi cách làm mỡ thực vật để dùng trong nhà, có dặn nhà bá mẫu không nói ra bên ngoài. Nhà Lưu bá gửi mỡ này ra nhà nội Tương huynh ở làng chài ăn thử, cộng thêm việc nhà Lưu bá khấm khá, sắm ghe mới. Cho nên nhà Lưu tam ông mới có ý định vào đây sống.
Mấy hôm sau, Lưu bá và Tương huynh đi Trấn Giang, năm ngày sau thì chèo xuồng mới mua về. Chiếc xuồng dài mười thước, rộng hai thước, có mui ở giữa. Chiếc xuồng tam bản mới vẫn thơm mùi gỗ, hai mũi xuồng thon nhọn vươn cao được vẽ hai mắt bằng sơn đen hai bên rất dữ tợn.
Theo lệ thường là phải đặt tiền trước cho thợ đóng, gần tháng sau mới có xuồng. Nhà Lưu bá gặp may, chiếc xuồng này là đóng cho khách ở Giá Khê nhưng người ta khó khăn chưa đủ tiền nhận. Bên kia đồng ý nhường cho Lưu ý lấy trước, tháng sau nhà họ lấy chiếc khác.
Lưu bá chọn ngày tốt cúng thuỷ thần xin phép cho dùng ghe, cầu thần phù hộ đi đường bình an. Lưu bá mẫn mua con vịt nước, làm thị để nguyên con trên dĩa. Mâm cúng còn có rượu, muối, cháo vịt, trái cây, bình bông và nhang. Lưu bá và Tương huynh nghiêm cẩn đốt nhang khấn vái.
Sống ở vùng sông nước này người dân coi trọng nhất là thần sông. Thần sông có rất nhiều tên gọi, như hà bá, thủy thần, thuồng luồng cũng hóa thần sông. Mỗi tháng người làm nghề đi biển đánh cá, thương lái, lái đò trên sông đều cúng thần khúc sông mình hay qua lại để cầu sự phù hộ.
Lưu bá còn mời nhà ngoại Tương huynh, Dương ông, Nguyễn bá và cha nương đến nhà mở tiệc mừng. Ai cũng mừng cho nhà Lưu bá có chiếc ghe mới. Mấy đứa nhỏ thì khỏi nói, lên xuống săm xoi từng phần chiếc ghe.
Bà ngoại gửi cho nhà Mai mấy loại mức trái cây và nhắn sẽ đến thăm trước khi bắt đầu gặt lúa. Nương nghe xong rất vui mừng, nhưng cũng lo sức khoẻ bà không tốt, đi xa mệt mỏi.
Tháng bảy mưa ngâu – trời mưa sụt sùi là mưa khó chịu nhất. Nương không đi chợ sông lớn được nên mang hai xấp vải cậu hai cho hôm trước ra đo đo tính tính. Hai xấp này không đủ may quần áo cho cả nhà tám người, còn thất thúc nữa.
– Cha các con ra ngoài đi làm, cũng cần tươm tất nên lần này may cho cha một bộ mới màu đen, còn lại một ít may quần dài cho a Tấn, vải xanh này may cho a Cúc. Các con từ từ may sau được không?
Nương thương lượng lúc ăn cơm chiều.
– Ta còn một bộ nguyên, may cho nàng và a Mai đi.
– Đệ cũng không thiếu, tẩu không cần may.
– Con đâu đi ra ngoài, đâu cần đồ mới.
Ba người được may đều lên tiếng từ chối, thật ra Mai biết tính toán của nương, tính vậy cũng hợp lý. Cúc tỷ đến tuổi mai mối, có đồ mới gặp khách đàng hoàng, lịch sự.
– Nương tính vậy cũng được mà. Không lâu nữa mình bán gà, đóng ghe bán sẽ có tiền mua vải may quần áo tụi con cũng được.
Mấy đứa còn lại đều gật đầu, nhắc tới việc bán gà làm tụi nhỏ rất hớn hở. Đàn gà hai mươi con đã lớn, mỗi con được khoảng một cân (=0,618kg) rồi. Nghe nương nói đến mùa gặt lúa cho bọn chúng xuống ăn lúa rụng chúng sẽ rất nhanh lớn, Tết bán rất được giá.
– Vậy từ từ may đi nương, đợi thêm mấy tháng gặt lúa xong rảnh rang may.
Cúc tỷ không muốn mình có đồ mới mà các em không có. Xưa giờ chỉ có chị nhường em chứ ai lại giành mặc đồ mới, người ta biết được sẽ cười nàng chết.
Cuối cùng gác lại chuyện may đồ, cha sẽ ở nhà vài ngày đóng bộ ván nhà trên cho khách và thêm sạp tre ở bếp nữa. Lúc bà ngoại đến thăm có chỗ nghỉ, không chật như lần bà nội ở đây.
– À, chiều ta thấy nhà Lưu huynh có khách, là nhà Lưu tam thúc đến sao?
Cha đột nhiên thông báo,
– Chắc là vậy, chàng qua chào không?
– Sáng mai qua, giờ tối rồi.
– Ca, đệ tính về thăm nhà mấy ngày, quá giang ghe Lưu tam thúc luôn.
– Ừ, về thăm cha nương đi, việc trong này ca làm được.
A, mấy đứa nhỏ nhăn nhó, than thở trong im lặng. đọc chương mới tại dienvan.space. Việc nhiều lắm, không có thất thúc là cả đám sẽ thêm nhiều việc làm rồi. Mai gắp cho thúc đầu cá lóc to, nói:
– Thúc về rồi cháu nhớ thúc lắm, mau trở vô nha. Vĩnh ca cũng trông thúc, ai cũng trông hết!
– Đúng đó, ai cũng trông thúc hết!
A Vĩnh hùa theo nịnh nọt quá trớn làm cả nhà cười lăn, a Phúc gắp cái đuôi cá vào chén thúc ấy ha ha nói:
– Mấy con gà cũng trông thúc!
Ha ha ha. Ăn no, cười nhiều đến đau bụng luôn!
Nương gói gém các loại rau, củ ngoài làng chài không có, còn thêm mứt bà ngoại gửi cho vảo giỏ đệm để thúc mang về.
Từ đầu tháng bảy sư ông đã về chùa lớn ở Cần Bọt tu tập một tháng theo lệ hàng năm của đạo Phật. A Vĩnh cứ cách ngày đến chùa quét dọn rồi về nhà nên làm việc nhà nhiều hơn. Hắn rủ An ca chèo ghe lườn ra ven hồ cạnh rừng tràm tìm trứng vịt hoang. Đi gần nửa buổi chiều hai đứa tìm được năm ổ trứng hơn năm mươi quả, chỉ khéo léo nhặt trứng không phá tổ để vịt sẽ đến đẻ tiếp, còn hái được mấy rổ tre núm tràm.
Đến lúc ăn cơm chiều, nương nói nhà Lưu bá đặt đóng xuồng ở Trấn Giang. Là chỗ nhà ngoại Tương huynh đặt trước đây, nghe nói chỗ đó đóng xuồng rất tôt, xài bền.
– Tốn hết hai mươi ba quan.
Cả nhà nghe đều hâm mộ. Tưởng tượng đến lúc nhà mình cũng có xuồng lớn như vậy thì tốt biết mấy.
– Nhà mình gắng sang năm mua.
Free Domain Name with every hosting package.
– Nương định chuẩn bị ít đồ gửi cho nhà ngoại. Bá mẫu nói sẽ ghé chợ Trấn Giang, từ đó đến thăm nhà ngoại cũng gần.
– Nàng chuẩn bị nhiều đồ chút.
– Được.
Cha nương nói xong chuyện thì Mai nháy mắt nhìn Vĩnh ca, thất thúc cười nói:
– Cái gì? Trưa ta thấy hai đứa đắp cục đất gì trong chòi vậy?
– Cái gì cục đất chứ!
Mai bĩu môi phản bác, trong nhà đã quen nhìn a Vĩnh và a Mai rù rì với nhau. Chỉ là sau đó sẽ luôn có ‘ý tưởng’ mới làm cả nhà bận rộn muốn chết. Cũng may là nhờ vậy mà kiếm được không ít tiền.
– Con định thử ấp trứng vịt nuôi, chỉ là không biết làm sao giữ lửa liên tục,
Vĩnh ca mô tả và giải thích bếp ấp trứng như thế nào.
– Giống như lò nung gạch sao?
Nương rất nhanh hỏi.
– Dạ, Đúng rồi,
Mai vui mừng trả lời. Cô quên là ở đây người ta đã có lò nung làm đồ gốm, đồ sành, gạch ngói xây nhà.
– Cha thấy trong lò nung người ta có dùng than củi. Cái này phải mua.
Than củi, than đá thường do người Chân Lạp lấy cây trong rừng đốt thành, phía Cần Bọt, Lũng Kỳ có rất nhiều nhà làm than củi. Những nhà giàu hay dùng đốt trong phòng giữ ấm hay sắc thuốc. Nhà Mai chưa có tiền mua, hơn nữa Mai nói mấy lần ấp đầu có thể không được nên không thể tốn tiền mua than củi được.
Tính tới lui một hồi thì là dùng củi bình thường. Cha nương sẽ canh lửa buổi tối để giữ ấm cho lò ấp.
– Đệ cũng canh lửa buổi tối. Ca, tẩu còn làm việc ban ngày không thể thức suốt đêm.
Giống như mấy lần trước, người lớn trong nhà từ An ca trở lên sẽ thay phiên nhau canh lửa cho lò ấp trứng đầu tiên. Việc cần làm nối tiếp nhau dài thêm là sửa lò ấp, nhặt trứng vịt nước. Thêm nữa là làm khung uốn gỗ, đốn cây gỗ to ngâm nước, chăm sóc ruộng lúa, khoai và đậu. Rãnh rỗi khẩn hoang, nuôi gà và hai việc kiếm tiền là nấu đường, nấu dầu.
Lúc trước nhà Mai đã chỉ Lưu bá mẫu và tam Mi cách làm mỡ thực vật để dùng trong nhà, có dặn nhà bá mẫu không nói ra bên ngoài. Nhà Lưu bá gửi mỡ này ra nhà nội Tương huynh ở làng chài ăn thử, cộng thêm việc nhà Lưu bá khấm khá, sắm ghe mới. Cho nên nhà Lưu tam ông mới có ý định vào đây sống.
Mấy hôm sau, Lưu bá và Tương huynh đi Trấn Giang, năm ngày sau thì chèo xuồng mới mua về. Chiếc xuồng dài mười thước, rộng hai thước, có mui ở giữa. Chiếc xuồng tam bản mới vẫn thơm mùi gỗ, hai mũi xuồng thon nhọn vươn cao được vẽ hai mắt bằng sơn đen hai bên rất dữ tợn.
Theo lệ thường là phải đặt tiền trước cho thợ đóng, gần tháng sau mới có xuồng. Nhà Lưu bá gặp may, chiếc xuồng này là đóng cho khách ở Giá Khê nhưng người ta khó khăn chưa đủ tiền nhận. Bên kia đồng ý nhường cho Lưu ý lấy trước, tháng sau nhà họ lấy chiếc khác.
Lưu bá chọn ngày tốt cúng thuỷ thần xin phép cho dùng ghe, cầu thần phù hộ đi đường bình an. Lưu bá mẫn mua con vịt nước, làm thị để nguyên con trên dĩa. Mâm cúng còn có rượu, muối, cháo vịt, trái cây, bình bông và nhang. Lưu bá và Tương huynh nghiêm cẩn đốt nhang khấn vái.
Sống ở vùng sông nước này người dân coi trọng nhất là thần sông. Thần sông có rất nhiều tên gọi, như hà bá, thủy thần, thuồng luồng cũng hóa thần sông. Mỗi tháng người làm nghề đi biển đánh cá, thương lái, lái đò trên sông đều cúng thần khúc sông mình hay qua lại để cầu sự phù hộ.
Lưu bá còn mời nhà ngoại Tương huynh, Dương ông, Nguyễn bá và cha nương đến nhà mở tiệc mừng. Ai cũng mừng cho nhà Lưu bá có chiếc ghe mới. Mấy đứa nhỏ thì khỏi nói, lên xuống săm xoi từng phần chiếc ghe.
Bà ngoại gửi cho nhà Mai mấy loại mức trái cây và nhắn sẽ đến thăm trước khi bắt đầu gặt lúa. Nương nghe xong rất vui mừng, nhưng cũng lo sức khoẻ bà không tốt, đi xa mệt mỏi.
Tháng bảy mưa ngâu – trời mưa sụt sùi là mưa khó chịu nhất. Nương không đi chợ sông lớn được nên mang hai xấp vải cậu hai cho hôm trước ra đo đo tính tính. Hai xấp này không đủ may quần áo cho cả nhà tám người, còn thất thúc nữa.
– Cha các con ra ngoài đi làm, cũng cần tươm tất nên lần này may cho cha một bộ mới màu đen, còn lại một ít may quần dài cho a Tấn, vải xanh này may cho a Cúc. Các con từ từ may sau được không?
Nương thương lượng lúc ăn cơm chiều.
– Ta còn một bộ nguyên, may cho nàng và a Mai đi.
– Đệ cũng không thiếu, tẩu không cần may.
– Con đâu đi ra ngoài, đâu cần đồ mới.
Ba người được may đều lên tiếng từ chối, thật ra Mai biết tính toán của nương, tính vậy cũng hợp lý. Cúc tỷ đến tuổi mai mối, có đồ mới gặp khách đàng hoàng, lịch sự.
– Nương tính vậy cũng được mà. Không lâu nữa mình bán gà, đóng ghe bán sẽ có tiền mua vải may quần áo tụi con cũng được.
Mấy đứa còn lại đều gật đầu, nhắc tới việc bán gà làm tụi nhỏ rất hớn hở. Đàn gà hai mươi con đã lớn, mỗi con được khoảng một cân (=0,618kg) rồi. Nghe nương nói đến mùa gặt lúa cho bọn chúng xuống ăn lúa rụng chúng sẽ rất nhanh lớn, Tết bán rất được giá.
– Vậy từ từ may đi nương, đợi thêm mấy tháng gặt lúa xong rảnh rang may.
Cúc tỷ không muốn mình có đồ mới mà các em không có. Xưa giờ chỉ có chị nhường em chứ ai lại giành mặc đồ mới, người ta biết được sẽ cười nàng chết.
Cuối cùng gác lại chuyện may đồ, cha sẽ ở nhà vài ngày đóng bộ ván nhà trên cho khách và thêm sạp tre ở bếp nữa. Lúc bà ngoại đến thăm có chỗ nghỉ, không chật như lần bà nội ở đây.
– À, chiều ta thấy nhà Lưu huynh có khách, là nhà Lưu tam thúc đến sao?
Cha đột nhiên thông báo,
– Chắc là vậy, chàng qua chào không?
– Sáng mai qua, giờ tối rồi.
– Ca, đệ tính về thăm nhà mấy ngày, quá giang ghe Lưu tam thúc luôn.
– Ừ, về thăm cha nương đi, việc trong này ca làm được.
A, mấy đứa nhỏ nhăn nhó, than thở trong im lặng. đọc chương mới tại dienvan.space. Việc nhiều lắm, không có thất thúc là cả đám sẽ thêm nhiều việc làm rồi. Mai gắp cho thúc đầu cá lóc to, nói:
– Thúc về rồi cháu nhớ thúc lắm, mau trở vô nha. Vĩnh ca cũng trông thúc, ai cũng trông hết!
– Đúng đó, ai cũng trông thúc hết!
A Vĩnh hùa theo nịnh nọt quá trớn làm cả nhà cười lăn, a Phúc gắp cái đuôi cá vào chén thúc ấy ha ha nói:
– Mấy con gà cũng trông thúc!
Ha ha ha. Ăn no, cười nhiều đến đau bụng luôn!
Nương gói gém các loại rau, củ ngoài làng chài không có, còn thêm mứt bà ngoại gửi cho vảo giỏ đệm để thúc mang về.
Bình luận truyện