Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
Chương 64: Mua bán trao đổi
Mấy ngày tiếp theo
vội vã trôi qua, cái ghe thứ ba chưa xong thì có khách từ trong làng đến xem. Nhìn chiếc ghe được ghép ván đáy, ván be, đóng cong vững chắc, ông khách hài lòng hỏi giá.
– Hôm trước ta nghe nói mười lăm quan, giờ sao là hai mươi?
– Phải, cái ghe hôm trước nhỏ hơn so với ghe này, mũi ghe cũng thấp hơn, lúc chèo nặng tay.
Ông khách ngập ngừng rồi nói:
– Không giấu gì đệ, nhà ta mới chuyển vào gần Dương thúc trong kia. Dựng nhà, nộp thuế đất chỉ còn cỡ mười lăm quan. Ta tính mua ghe đi lại đánh cá chờ vụ mùa sau. Bây giờ không đủ tiền rồi, đệ có đóng cái ghe nhỏ hơn giá mười lăm quan không?
– Được, chỉ là huynh đợi thêm, gần một con trăng mới xong.
– Vậy à, chắc cũng phải chờ thôi.
Ông khách có vẻ tiếc nhìn chiếc ghe mấy lượt, nhưng cũng quay về. Lúc nói chuyện mấy đứa nhỏ trong xưởng đều nghe, nên cha quay lại nói:
– Ta nghĩ mình đóng cỡ nhỏ, cỡ lớn để nhà người ta dễ chọn lựa.
Mai nghĩ nghĩ rồi nói:
– Cha nói đúng, nhà mình làm hai cỡ càng tốt. Chỉ là con thấy ông khách này muốn đánh cá vẫn nên dùng ghe lớn mới an toàn.
– Phải, con nói phải. Không lẽ mình cho ông ấy nợ?
– Cha, không nên cho nợ. Con tính cách này cha thấy được không?
Cách mà Mai tính là nhà người khác có sức lao động thì đi đốn gỗ hoặc xẻ gỗ bù lại tiền còn thiếu, vừa giúp nhà cô đỡ công. Nhà cô đóng ghe nhanh hơn mà nhà họ cũng mua được. Nhà nông sau mùa gặt nhàn rỗi, có việc này làm không phải ra tiền nhưng cũng gián tiếp mua được tài sản.
– Cha nghĩ ông ấy sẽ đồng ý.
Nếu là ông trước đây có việc như vậy ông cũng sẽ đồng ý làm. Chiếc ghe là tài sản quý trong nhà, đi lại, đánh cá, làm mua bán, lái đò đều nhờ nó. Cha dặn dò mấy việc xong thì đi về hướng nhà ông khách ở trong làng.
Ngày mai là rằm, nương soạn rổ trái cây, hai cân gạo cùng một bó nhang kêu Mai đem cúng dường tịnh xá. Cô rủ a Phúc và con Mực cùng đi. Tháng mười một trời đã ít mưa, chỉ thỉnh thoảng vài cơn mưa nhỏ. Cây cỏ xung quanh xanh mát, ao sen rộng đầy lá non vươn lên, tràn ra từng mảng lớn.
Tịnh xá gọn gàng sạch đẹp hơn trước, Mai thấy sư ông cùng hai nhóc trạc tuổi a Vĩnh đang cọ rửa mấy lu nước ở sân trong. Cô và a Phúc chào sư ông, mang rổ vào phòng rồi cũng ra phụ rửa lu.
– Sắp đến mùa nắng, cần trữ nước ngọt pha trà dâng lễ Phật.
– Dạ, lu này đủ dùng không sư ông?
Mai nhìn gần chục cái lu xếp dọc theo mái hiên, có mấy nắp lu bể nên dùng đan tre thay thế. Hai nhóc nhị Thân, tam Tuất cháu Dương ông đã biết a Phúc từ trước. Ba đứa rất nhanh đùa giỡn, còn vẫy nước lên con Mực làm nó chạy vòng vòng tránh, sủa ư ử trong miệng.
– Đủ dùng rồi.
– Sư ông, cháu nghe nói lá sen non phơi khô dùng rất tốt, đúng không?
– Đúng rồi, lát nữa cháu theo sư ông đi hái, ao sen mùa này nước sâu.
– Dạ.
Gần nửa canh giờ sau mấy đứa nhỏ mang rổ đi theo sư ông ra ao sen. Sư ông không cho xuống nước, chỉ kéo lá sen gần bờ hái. Vừa hái lá sen ông vừa chỉ cách phơi và sao lá sen để dành, cách dùng lá sen trị bệnh.
– Vài hôm nữa ta đi Nam Vang, gần rằm tháng chạp mới về.
– Dạ,, sư ông có dặn dò gì không?
– Không, ta đã sắp xếp hết rồi. Lúc về có thể có thứ đặc biệt cho con.
– Thật? Cho con?
Sư ông cười nhìn Mai, cô bé này giống đom đóm nhỏ giữa đêm hè, tự thân phát ra ánh sáng lung linh. Nó không biết rằng ánh sáng ấy là kim chỉ nam cho người lỡ bước hay cô độc, mang lại niềm vui trong tâm tưởng người nhìn thấy nó. Những thay đổi ở nhà Mai, ảnh hưởng đến làng này sư ông đều nhìn thấy.
Mai về nhà mang lá sen ra phơi nắng, cô giữ lại lá non nhất rửa sạch cắt nhỏ làm rau sống, lá sen non ăn sống cũng có tác dụng an thần giúp ngủ ngon, điều hoà khí huyết. Mai kể nương nghe chuyện sư ông đi Nam Vang.
– Nương làm cơm nắm muối mè cho sư ông mang theo được không?
– Sao không được, nói a Vĩnh nhắc nương ngày nào sư ông đi.
Nghĩ nghĩ một chút nương quay sang Cúc tỷ nói:
– Con lấy khoai lang làm mứt khô, đi Nam Vang xa xôi, khoai lang để được lâu hơn.
Ba mẹ con đang sắp xếp thì cha về, cha vui vẻ nói:
– Nhà bên đó đồng ý rồi. Trưa nay ăn cơm xong sẽ đi đốn gỗ ngay, ta đi cùng để chỉ cây nào dùng được. Trưa nay nàng dọn cơm sớm chút.
– Được.
Lá sen chưa kịp ráo nước thì trời đổ mưa, Mai và a Phúc vội gom lại mang vào nhà.
– Nương ơi, nhà mình đủ lu hứng nước mưa không?
Mai chợt nhớ việc trữ nước ngọt dùng trong mùa nắng. Đến mùa khô, chỉ có nước uống mới dùng nước mưa. Nước sinh hoạt có khi nước nấu ăn cũng phải dùng nước sông rạch. Nước mặn từ sông múc lên lóng mặn, lóng phèn hai ba ngày mới dùng. Nhưng làm thức ăn vẫn không ngon, giặt quần áo mau hư, tắm đương nhiên cũng không bằng nước mưa, còn bị ngứa và khô da.
– Đợi hôm chợ phiên nương mua thêm mấy cái lu nữa.
Trời mưa cũng không ảnh hưởng việc cha và bốn người nhà nhà bá bá trong làng đi vào rừng đốn gỗ.
Phía ngã rẽ từ vũng Đông Hồ vào làng có chiếc ghe lớn, mui che bằng vải xanh, mũi ghe ngẩng cao lướt nhẹ vào hướng nhà Nguyễn bá. Nghe nói ngày mai Nguyễn gia mới đi đón Trang tỷ, chẳng lẽ nhà chồng đưa tỷ ấy về sao? Cũng vội vàng quá.
Đúng như Mai đoán, a Vĩnh từ nhà Đỗ lang y về nói. Nhà chồng tỷ ấy đưa về Nguyễn gia chờ ngày sanh nở, còn mời lang y đến xem mạch, bốc thuốc bồi dưỡng thân thể. Mai có dự cảm nhà chồng Trang tỷ không đơn giản, có tính toán gì đó.
Chuyện nhà Mai bán ghe nhận làm công thay tiền còn thiếu truyền ra trong làng rất nhanh. Hôm sau Dương ông đến xem chiếc ghe hứa bán cho vị bá bá trong làng, vị này là cháu trong họ của ông. Ông xem rất kỹ chiếc ghe đã được trát keo chờ khô để hạ thuỷ, có vẻ hài lòng nói với cha:
– Nhà cháu làm được như vầy thật tốt. Người dân chúng ta có ghe xuồng thì quanh năm kiếm miếng ăn cũng dễ dàng, thật quý.
Cha không giỏi đưa đẩy lời nói, chỉ cười nói:
– Không có gì, Nhà cháu cũng cần người phụ làm..
Lúc trước nghe ở nhà nói nhà Lê tứ có nuôi gà rừng, vịt hoang. Ông nghĩ là mấy đứa nhỏ thèm ăn thịt nên nuôi vài con. Ai dè phía sân sau là đàn gà rừng lớn trọng đang dạo tìm thức ăn, dưới ruộng là đàn vịt hơn trăm con đang giỡn nước. Thật sự nuôi được sao? Trước giờ không ai nghĩ nuôi chúng, dù sao cũng có sẵn trong rừng, dưới sông, đặt bẫy là có.
Dương ông đang miên man suy nghĩ thì có hai người Lưu bá và Lưu tam bá đi vào. Mọi người chào hỏi xong, uống chén nước trên bàn, Lưu tam bá nói:
– Đệ cũng biết nhà ta mới vào đây, còn nhiều khó khăn muốn mua ghe mà không có tiền. Ta nghe nói đệ nhận làm công thay tiền nên đến hỏi xem cụ thể làm sao.
Lưu tam bá cũng ‘thẳng thắn’ quá, có mặt Dương ông cũng không ngại. Cha nhìn Dương ông ý hỏi, thấy ông gật đầu nên kể rõ chuyện đã thương lượng. Thật ra chuyện này không có gì phải giấu. Lưu bá nghe xong gật đầu nói:
– Cách này tốt, đệ làm được vậy giúp người làng mình có phương tiện sinh sống.
Lưu tam bá hơi nhăn mày, đúng là làm tốt, nhưng nhà ông là quen biết. Ông dẫn Lưu bá đến cùng là muốn nhân hai nhà thân mà kiếm thêm chút lợi ích, tỷ như ông không cần bỏ ra tiền. Xem ra có tiền lệ cháu Dương ông rồi, nhà ông không bỏ ra tiền là không được. Đọc chương mới tại dienvan.space
– Ta về xem ở nhà còn bao nhiêu tiền.
Mai châm thêm nước ấm vào bình, đứng sau lưng cha nói:
– Cha cháu tính đóng hai cỡ xuồng, cỡ nhỏ như cái đầu tiên mười lăm quan. Cỡ lớn như cái đó là hai mươi quan.
Cha gật đầu xác nhận.
– Gần đến Tết rồi, đệ chỉ đóng được hai cái nữa, huynh xem muốn mua cỡ nào thì báo đệ biết.
Tuy rằng Mai không biết Lưu tam bá đang suy tính cái gì, nhưng có Dương ông và Lưu bá ở đây rất tốt. Nói chuyện rõ ràng như vậy không mích lòng nhà nào.
– Hôm trước ta nghe nói mười lăm quan, giờ sao là hai mươi?
– Phải, cái ghe hôm trước nhỏ hơn so với ghe này, mũi ghe cũng thấp hơn, lúc chèo nặng tay.
Ông khách ngập ngừng rồi nói:
– Không giấu gì đệ, nhà ta mới chuyển vào gần Dương thúc trong kia. Dựng nhà, nộp thuế đất chỉ còn cỡ mười lăm quan. Ta tính mua ghe đi lại đánh cá chờ vụ mùa sau. Bây giờ không đủ tiền rồi, đệ có đóng cái ghe nhỏ hơn giá mười lăm quan không?
– Được, chỉ là huynh đợi thêm, gần một con trăng mới xong.
– Vậy à, chắc cũng phải chờ thôi.
Ông khách có vẻ tiếc nhìn chiếc ghe mấy lượt, nhưng cũng quay về. Lúc nói chuyện mấy đứa nhỏ trong xưởng đều nghe, nên cha quay lại nói:
– Ta nghĩ mình đóng cỡ nhỏ, cỡ lớn để nhà người ta dễ chọn lựa.
Mai nghĩ nghĩ rồi nói:
– Cha nói đúng, nhà mình làm hai cỡ càng tốt. Chỉ là con thấy ông khách này muốn đánh cá vẫn nên dùng ghe lớn mới an toàn.
– Phải, con nói phải. Không lẽ mình cho ông ấy nợ?
– Cha, không nên cho nợ. Con tính cách này cha thấy được không?
Cách mà Mai tính là nhà người khác có sức lao động thì đi đốn gỗ hoặc xẻ gỗ bù lại tiền còn thiếu, vừa giúp nhà cô đỡ công. Nhà cô đóng ghe nhanh hơn mà nhà họ cũng mua được. Nhà nông sau mùa gặt nhàn rỗi, có việc này làm không phải ra tiền nhưng cũng gián tiếp mua được tài sản.
– Cha nghĩ ông ấy sẽ đồng ý.
Nếu là ông trước đây có việc như vậy ông cũng sẽ đồng ý làm. Chiếc ghe là tài sản quý trong nhà, đi lại, đánh cá, làm mua bán, lái đò đều nhờ nó. Cha dặn dò mấy việc xong thì đi về hướng nhà ông khách ở trong làng.
Ngày mai là rằm, nương soạn rổ trái cây, hai cân gạo cùng một bó nhang kêu Mai đem cúng dường tịnh xá. Cô rủ a Phúc và con Mực cùng đi. Tháng mười một trời đã ít mưa, chỉ thỉnh thoảng vài cơn mưa nhỏ. Cây cỏ xung quanh xanh mát, ao sen rộng đầy lá non vươn lên, tràn ra từng mảng lớn.
Tịnh xá gọn gàng sạch đẹp hơn trước, Mai thấy sư ông cùng hai nhóc trạc tuổi a Vĩnh đang cọ rửa mấy lu nước ở sân trong. Cô và a Phúc chào sư ông, mang rổ vào phòng rồi cũng ra phụ rửa lu.
– Sắp đến mùa nắng, cần trữ nước ngọt pha trà dâng lễ Phật.
– Dạ, lu này đủ dùng không sư ông?
Mai nhìn gần chục cái lu xếp dọc theo mái hiên, có mấy nắp lu bể nên dùng đan tre thay thế. Hai nhóc nhị Thân, tam Tuất cháu Dương ông đã biết a Phúc từ trước. Ba đứa rất nhanh đùa giỡn, còn vẫy nước lên con Mực làm nó chạy vòng vòng tránh, sủa ư ử trong miệng.
– Đủ dùng rồi.
– Sư ông, cháu nghe nói lá sen non phơi khô dùng rất tốt, đúng không?
– Đúng rồi, lát nữa cháu theo sư ông đi hái, ao sen mùa này nước sâu.
– Dạ.
Gần nửa canh giờ sau mấy đứa nhỏ mang rổ đi theo sư ông ra ao sen. Sư ông không cho xuống nước, chỉ kéo lá sen gần bờ hái. Vừa hái lá sen ông vừa chỉ cách phơi và sao lá sen để dành, cách dùng lá sen trị bệnh.
– Vài hôm nữa ta đi Nam Vang, gần rằm tháng chạp mới về.
– Dạ,, sư ông có dặn dò gì không?
– Không, ta đã sắp xếp hết rồi. Lúc về có thể có thứ đặc biệt cho con.
– Thật? Cho con?
Sư ông cười nhìn Mai, cô bé này giống đom đóm nhỏ giữa đêm hè, tự thân phát ra ánh sáng lung linh. Nó không biết rằng ánh sáng ấy là kim chỉ nam cho người lỡ bước hay cô độc, mang lại niềm vui trong tâm tưởng người nhìn thấy nó. Những thay đổi ở nhà Mai, ảnh hưởng đến làng này sư ông đều nhìn thấy.
Mai về nhà mang lá sen ra phơi nắng, cô giữ lại lá non nhất rửa sạch cắt nhỏ làm rau sống, lá sen non ăn sống cũng có tác dụng an thần giúp ngủ ngon, điều hoà khí huyết. Mai kể nương nghe chuyện sư ông đi Nam Vang.
– Nương làm cơm nắm muối mè cho sư ông mang theo được không?
– Sao không được, nói a Vĩnh nhắc nương ngày nào sư ông đi.
Nghĩ nghĩ một chút nương quay sang Cúc tỷ nói:
– Con lấy khoai lang làm mứt khô, đi Nam Vang xa xôi, khoai lang để được lâu hơn.
Ba mẹ con đang sắp xếp thì cha về, cha vui vẻ nói:
– Nhà bên đó đồng ý rồi. Trưa nay ăn cơm xong sẽ đi đốn gỗ ngay, ta đi cùng để chỉ cây nào dùng được. Trưa nay nàng dọn cơm sớm chút.
– Được.
Lá sen chưa kịp ráo nước thì trời đổ mưa, Mai và a Phúc vội gom lại mang vào nhà.
– Nương ơi, nhà mình đủ lu hứng nước mưa không?
Mai chợt nhớ việc trữ nước ngọt dùng trong mùa nắng. Đến mùa khô, chỉ có nước uống mới dùng nước mưa. Nước sinh hoạt có khi nước nấu ăn cũng phải dùng nước sông rạch. Nước mặn từ sông múc lên lóng mặn, lóng phèn hai ba ngày mới dùng. Nhưng làm thức ăn vẫn không ngon, giặt quần áo mau hư, tắm đương nhiên cũng không bằng nước mưa, còn bị ngứa và khô da.
– Đợi hôm chợ phiên nương mua thêm mấy cái lu nữa.
Trời mưa cũng không ảnh hưởng việc cha và bốn người nhà nhà bá bá trong làng đi vào rừng đốn gỗ.
Phía ngã rẽ từ vũng Đông Hồ vào làng có chiếc ghe lớn, mui che bằng vải xanh, mũi ghe ngẩng cao lướt nhẹ vào hướng nhà Nguyễn bá. Nghe nói ngày mai Nguyễn gia mới đi đón Trang tỷ, chẳng lẽ nhà chồng đưa tỷ ấy về sao? Cũng vội vàng quá.
Đúng như Mai đoán, a Vĩnh từ nhà Đỗ lang y về nói. Nhà chồng tỷ ấy đưa về Nguyễn gia chờ ngày sanh nở, còn mời lang y đến xem mạch, bốc thuốc bồi dưỡng thân thể. Mai có dự cảm nhà chồng Trang tỷ không đơn giản, có tính toán gì đó.
Chuyện nhà Mai bán ghe nhận làm công thay tiền còn thiếu truyền ra trong làng rất nhanh. Hôm sau Dương ông đến xem chiếc ghe hứa bán cho vị bá bá trong làng, vị này là cháu trong họ của ông. Ông xem rất kỹ chiếc ghe đã được trát keo chờ khô để hạ thuỷ, có vẻ hài lòng nói với cha:
– Nhà cháu làm được như vầy thật tốt. Người dân chúng ta có ghe xuồng thì quanh năm kiếm miếng ăn cũng dễ dàng, thật quý.
Cha không giỏi đưa đẩy lời nói, chỉ cười nói:
– Không có gì, Nhà cháu cũng cần người phụ làm..
Lúc trước nghe ở nhà nói nhà Lê tứ có nuôi gà rừng, vịt hoang. Ông nghĩ là mấy đứa nhỏ thèm ăn thịt nên nuôi vài con. Ai dè phía sân sau là đàn gà rừng lớn trọng đang dạo tìm thức ăn, dưới ruộng là đàn vịt hơn trăm con đang giỡn nước. Thật sự nuôi được sao? Trước giờ không ai nghĩ nuôi chúng, dù sao cũng có sẵn trong rừng, dưới sông, đặt bẫy là có.
Dương ông đang miên man suy nghĩ thì có hai người Lưu bá và Lưu tam bá đi vào. Mọi người chào hỏi xong, uống chén nước trên bàn, Lưu tam bá nói:
– Đệ cũng biết nhà ta mới vào đây, còn nhiều khó khăn muốn mua ghe mà không có tiền. Ta nghe nói đệ nhận làm công thay tiền nên đến hỏi xem cụ thể làm sao.
Lưu tam bá cũng ‘thẳng thắn’ quá, có mặt Dương ông cũng không ngại. Cha nhìn Dương ông ý hỏi, thấy ông gật đầu nên kể rõ chuyện đã thương lượng. Thật ra chuyện này không có gì phải giấu. Lưu bá nghe xong gật đầu nói:
– Cách này tốt, đệ làm được vậy giúp người làng mình có phương tiện sinh sống.
Lưu tam bá hơi nhăn mày, đúng là làm tốt, nhưng nhà ông là quen biết. Ông dẫn Lưu bá đến cùng là muốn nhân hai nhà thân mà kiếm thêm chút lợi ích, tỷ như ông không cần bỏ ra tiền. Xem ra có tiền lệ cháu Dương ông rồi, nhà ông không bỏ ra tiền là không được. Đọc chương mới tại dienvan.space
– Ta về xem ở nhà còn bao nhiêu tiền.
Mai châm thêm nước ấm vào bình, đứng sau lưng cha nói:
– Cha cháu tính đóng hai cỡ xuồng, cỡ nhỏ như cái đầu tiên mười lăm quan. Cỡ lớn như cái đó là hai mươi quan.
Cha gật đầu xác nhận.
– Gần đến Tết rồi, đệ chỉ đóng được hai cái nữa, huynh xem muốn mua cỡ nào thì báo đệ biết.
Tuy rằng Mai không biết Lưu tam bá đang suy tính cái gì, nhưng có Dương ông và Lưu bá ở đây rất tốt. Nói chuyện rõ ràng như vậy không mích lòng nhà nào.
Bình luận truyện