Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
Chương 73: Đêm Giao thừa đầu tiên
Ngày ba mươi tháng Chạp trời trong xanh, mấy cơn gió nhẹ thổi hiu hiu, lay những lá dừa nước ven sông. Từ sáng giờ cả nhà dậy sớm, cùng nhau quét dọn, gói bánh thật bận rộn.
Mấy đứa con nít trong làng rủ nhau chạy vòng vòng xem nhà nào chưng câu đối, đèn lồng đẹp. A Phúc khoe hai cái đèn bằng nan tre treo ở cổng và hai đèn đất sét hình hoa sen trong nhà mình. Bốn cái đèn này là mấy anh em cô cùng nhau làm. Vải và giấy đều mắc tiền nên đèn nan tre đan dày giống như cái đục. Cái này đốt lửa bên trong không sáng lắm. Không sao, tối nay đốt lúc giao thừa là được rồi.
Cha bày hai mâm cơm cúng, một ngoài sân, một trong nhà. Nương nhỏ giọng nói trong nhà là cúng tổ tiên, ngoài sân là cúng trời đất. Không cho con nít nói lớn, hỏi lung tung, sợ tổ tiên trời đất quở phạt, không nên.
Cúng xong thì quay lại gói bánh tét nhưn mặn là thịt mỡ và đậu xanh. Cũng may là mua cái cối xay về nên xay hạt đậu xanh vỡ ra, ngâm nước từ đêm qua, sáng nay Cúc tỷ phải đãi sạch vỏ mới đem nấu làm nhân được. Tam Mi qua bên này mượn cối xay dùng, vui vẻ nói:
– Nhà tỷ mua cối xay làm muội không phải chờ. Năm rồi mượn cối nhà Dương ông, phải canh lúc nào cối rảnh mới được.
Đúng là chiều hôm qua đến giờ có mấy nhà ở gần đến mượn cối dùng, vừa xay đậu mấy cô nương còn nói chuyện vui vẻ. Chuyện được nói nhiều nhất vẫn là chuyện quần áo của tiểu thơ nhà phú hộ và tiểu thiếp mới.
– Nghe nói tiền thêu viền cổ và tay áo rất mắc đó. Chỉ có ở Trấn lớn mới có người biết thêu đẹp như vậy, không giống chúng ta, chỉ thêu mấy mũi cho nhanh.
– Hình như mũi giày cũng có thêu nữa.
Mỗi người một câu, nói chuyện thêu, may giày, trâm cài, bông tai còn qua kiểu tóc, son phấn trang điểm nữa. Phụ nữ thời nào cũng quan tâm nhất mấy cái này. Hôm nay mấy cô nương cũng sửa soạn quần áo gọn gàng, đầu tóc vấn kiểu cọ mới lạ. Xong mùa gặt, ngày Tết và tháng Giêng là thời gian thư thả nhất. Thanh niên thiếu nữ chăm chút quần áo, mặt mũi đi lễ chùa du xuân, gặp họ hàng, đồng bạn. Mai ngồi canh bếp lửa nghe các cô nói chuyện không khỏi mỉm cười.
Không khí trong làng vui vẻ rôm rả, ai gặp nhau cũng cười nói. Những lo toan mệt nhọc đều quên hết rồi. Lòng người đang mong chờ thời khắc giao thừa, đón năm mới sắp tới!
– Con canh không để nước cạn đó.
– Dạ.
Nước trong nồi bánh lúc nào cũng xâm xấp mặt bánh nếu không bánh chín không đều. Đến khi mặt trời lặn thì hai nồi bánh nhân ngọt cũng chín. Nương vội chọn ba cặp bánh đều, đẹp để vào rổ rồi kêu Vĩnh ca mang qua tịnh xá cúng dường. Bánh nóng bốc khói, hương thơm của lá chuối, nếp mới thoang thoảng, muốn ăn quá!
Mấy cặp bánh còn lại được Bình ca treo lên góc bếp. Có hai đòn bánh dư, nhỏ xíu được lột ra, dùng dây lát cắt thành từng khoanh để lên dĩa cho cả nhà nếm thử. Mai còn lấy ít tôm khô giả nhỏ để trong chén, ai thích có thể rắc lên, vừa mặn vừa ngọt cũng ngon.
Hai nồi bánh nhân mặn này nấu cũng đến sáng mai mới chín. Ai cũng giành được canh bếp đêm giao thừa.
Nhà nào cũng gói bánh Tét cúng tổ tiên. Có vài nhà gói trước giao thừa như nhà Mai, có nhà thì Mùng hai Tết mới gói để cúng Mùng ba. Bếp lửa cháy lập loè, tách tách làm lòng người ấm áp, vui vẻ. Cha nhìn ra xung quanh nói:
– Giờ này cha nương chắc cũng gói xong rồi.
Đây là năm đầu tiên cha ở riêng, gói bánh cúng giao thừa riêng nên không khỏi nhớ nhà nội. Không giống như nương và ngũ cô, tình cảm và thời gian cha ở nhà nội lâu. Hơn nữa trước đây cha cũng không nghĩ là mình sẽ ở xa. Ông vẫn biết sẽ ở riêng nhưng nghĩ là chỉ quanh trong làng chài, cách vài bước chân.
Nương thì dù ở nhà nội lâu nhưng trong lòng đương nhiên là nhớ nhà ngoại nhiều hơn. Bây giờ đây mới là nhà mình, năm đầu tiên tự mình mua thịt, xếp lá, cùng mấy đứa con gói bánh tét, canh bếp. Niềm vui trong lòng nương ẩn hiện trên khoé môi, đôi mắt.
Ngũ cô đã bảy năm ở nhà chồng, ngày ba mươi luôn là ngày vất vả, đôi khi tủi thân, xót xa và chạnh lòng nhớ nhà nhất. Năm nay cô lại cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng, không hẳn là vui nhưng không buồn, không phải rơi nước mắt nhìn người khác vui vầy.
Tứ ca, tứ tẩu và mấy đứa nhỏ luôn chiếu cố, để tâm đến cô. Những lúc buồn thoáng qua rất nhanh, cô không thể phụ lòng mấy đứa nhỏ. Trong lòng cô vẫn luôn mong có một gia đình của mình. Giống tứ tẩu vậy, ngày đêm vất vả lo lắng trước sau nhưng là cho những người mình yêu thương thì đó là hạnh phúc. Hiện giờ cô chỉ có lựa chọn quay về nhà đó, ở nhà cha nương hoặc ở đây, rất rõ ràng nhà tứ ca là nơi tốt nhất.
Quanh bếp lửa mỗi người đều có tâm trạng riêng, nhưng có cùng nhau niềm vui được sưởi ấm. Đây là những giờ khắc thanh nhàn, quẳng đi lo toan, chờ mong năm mới nhiều may mắn, bình an.
Cha đã chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, đèn nhang, rượu, gạo muối, hoa quả và bánh mứt; cây nêu cũng được dựng ở bàn thiên. Ở đây nghi thức cúng, mâm cúng không nhiều như Mai từng đọc trong sách. Có lẽ vùng đất mới này đời sống khó khăn, người xa xứ nên chỉ giữ lại ít phong tục từ quê cũ mà thôi. Hoa cúng Phật ở chùa và cúng tổ tiên ở nhà, chủ yếu là hoa sen, hoa huệ. Mùa sen chưa nở thì dùng lá sen, thêm mấy lá dừa non. Mâm quả có trái dừa gọt hai đầu vỏ xanh, đu đủ, hai trái xoài tượng to vừa chín tới, chùm trái sung xanh.
Cây nêu là cây tre cao bị chặt hết nhánh, chỉ còn lại ngọn và vài nhánh non. Trên ngọn tre buộc vải màu vàng và xấp giấy có vẽ ‘bùa’ là những hình giống bát quái, chữ viết không nhận ra được. Ánh lửa rọi bóng cây nêu ngã dài trên mặt đất.
– Cây nêu đó để làm gì vậy nương?
– Suỵt, nói nhỏ thôi.
Nương ôm a Phúc để hắn ngồi trên đùi rồi nhỏ giọng kể hắn nghe sự tích cây nêu ngày Tết. Mấy đứa nhỏ ngồi tụm lại một chỗ, nghe xong càng ngồi sát lại hơn. Bóng cây nêu ngã dài trên đất khiến người ta liên tưởng đế nhiều chuyện, phải không?
– Nàng doạ tụi nhỏ, tối nay chúng không dám đi tiểu tiện luôn bây giờ.
Cha mỉm cười nhìn a Phúc. Hắn càng chui sâu vào trong lòng nương.
Mai lấy trong buồng ra một chén đèn sáp ong, mang lên nhà trên đốt lên. Mọi người đều vây lại xem.
– Sao con làm được. Làm lúc nào?
– Dạ, con làm mấy ngày trước, lúc cha về nhà nội tảo mộ.
Nói rồi Mai nói sơ cách làm và dùng cái gì để làm. Quan trọng là đèn này cần thêm chụp đèn thì mới không sợ tắt. Nếu làm chụp bằng vải vừa mắc tiền vừa dễ cháy hư. Nghĩ tới nghĩ lui thì làm chụp đèn bằng tre hoặc đất sét thử xem sao.
– Cha, qua giêng mình đi gặp Lý thúc mua thêm sáp ong. Còn chụp đèn tre con nghĩ để tam Mi tỷ và Lưu bá mẫu làm vài mẫu. Nếu dượng năm bán được đèn này thì mình đặt làm nhiều hơn. Chỉ là nhà mình không tiết lộ cách làm này.
– Được, qua giêng cha sẽ đi.
– Nương thấy mấy cái chụp đèn tre làm mẫu thì nhà mình làm luôn, chưa biết bán được hay không.
– Để cô làm cho, con chỉ cô làm là được.
– Dạ.
Chuyện đèn cầy làm cả nhà hưng phấn, có thêm cách kiếm tiền rồi. Đây là hiệu quả mà Mai mong muốn, cô chờ mấy ngày nay rồi. Cúc tỷ liếc Mai, làm cô vội tránh ra, cười ha ha.
Mấy tháng nay ở đây thấy mọi người dùng đèn dầu đậu phộng rất tiết kiệm, giá dầu rất mắc. Muốn chiết xuất dầu phộng không dễ và tỷ lệ dầu chiết xuất không nhiều nên giá dầu rất cao. Thật ra Mai dùng sáp ong làm đèn cầy thì giá cũng không thấp được. Chỉ là mình làm thì nhà mình có để đốt, bán một ít cho nhà giàu ở Trấn Giang. Đèn cầy còn có thể dùng mỡ bò để làm, chưa biết giá có thể thấp hơn hay không.
Cả ngày hôm nay bận rộn nên mấy đứa nhỏ thức đến đầu giờ tý là gục. Chỉ còn ba người lớn, Cúc tỷ và Bình ca là còn thức đến giao thừa. Nếu ở hiện đại, Mai có thể thức một hai giờ sáng, nhưng mấy tháng nay cô quen ngủ sớm, thân thể cũng nhỏ nên không chống lại được. Mi mắt cô đã sụp xuống, đành về buồng ngủ, không đón được giao thừa đầu tiên ở nơi này. Trước khi chìm vào giấc ngủ sâu, Mai thoáng nghe tiếng chuông chùa ngân nga.
Giao thừa rồi!
Chúc mừng năm mới Bình An!
Nhà nhà An Khang Thịnh Vượng!
Mấy đứa con nít trong làng rủ nhau chạy vòng vòng xem nhà nào chưng câu đối, đèn lồng đẹp. A Phúc khoe hai cái đèn bằng nan tre treo ở cổng và hai đèn đất sét hình hoa sen trong nhà mình. Bốn cái đèn này là mấy anh em cô cùng nhau làm. Vải và giấy đều mắc tiền nên đèn nan tre đan dày giống như cái đục. Cái này đốt lửa bên trong không sáng lắm. Không sao, tối nay đốt lúc giao thừa là được rồi.
Cha bày hai mâm cơm cúng, một ngoài sân, một trong nhà. Nương nhỏ giọng nói trong nhà là cúng tổ tiên, ngoài sân là cúng trời đất. Không cho con nít nói lớn, hỏi lung tung, sợ tổ tiên trời đất quở phạt, không nên.
Cúng xong thì quay lại gói bánh tét nhưn mặn là thịt mỡ và đậu xanh. Cũng may là mua cái cối xay về nên xay hạt đậu xanh vỡ ra, ngâm nước từ đêm qua, sáng nay Cúc tỷ phải đãi sạch vỏ mới đem nấu làm nhân được. Tam Mi qua bên này mượn cối xay dùng, vui vẻ nói:
– Nhà tỷ mua cối xay làm muội không phải chờ. Năm rồi mượn cối nhà Dương ông, phải canh lúc nào cối rảnh mới được.
Đúng là chiều hôm qua đến giờ có mấy nhà ở gần đến mượn cối dùng, vừa xay đậu mấy cô nương còn nói chuyện vui vẻ. Chuyện được nói nhiều nhất vẫn là chuyện quần áo của tiểu thơ nhà phú hộ và tiểu thiếp mới.
– Nghe nói tiền thêu viền cổ và tay áo rất mắc đó. Chỉ có ở Trấn lớn mới có người biết thêu đẹp như vậy, không giống chúng ta, chỉ thêu mấy mũi cho nhanh.
– Hình như mũi giày cũng có thêu nữa.
Mỗi người một câu, nói chuyện thêu, may giày, trâm cài, bông tai còn qua kiểu tóc, son phấn trang điểm nữa. Phụ nữ thời nào cũng quan tâm nhất mấy cái này. Hôm nay mấy cô nương cũng sửa soạn quần áo gọn gàng, đầu tóc vấn kiểu cọ mới lạ. Xong mùa gặt, ngày Tết và tháng Giêng là thời gian thư thả nhất. Thanh niên thiếu nữ chăm chút quần áo, mặt mũi đi lễ chùa du xuân, gặp họ hàng, đồng bạn. Mai ngồi canh bếp lửa nghe các cô nói chuyện không khỏi mỉm cười.
Không khí trong làng vui vẻ rôm rả, ai gặp nhau cũng cười nói. Những lo toan mệt nhọc đều quên hết rồi. Lòng người đang mong chờ thời khắc giao thừa, đón năm mới sắp tới!
– Con canh không để nước cạn đó.
– Dạ.
Nước trong nồi bánh lúc nào cũng xâm xấp mặt bánh nếu không bánh chín không đều. Đến khi mặt trời lặn thì hai nồi bánh nhân ngọt cũng chín. Nương vội chọn ba cặp bánh đều, đẹp để vào rổ rồi kêu Vĩnh ca mang qua tịnh xá cúng dường. Bánh nóng bốc khói, hương thơm của lá chuối, nếp mới thoang thoảng, muốn ăn quá!
Mấy cặp bánh còn lại được Bình ca treo lên góc bếp. Có hai đòn bánh dư, nhỏ xíu được lột ra, dùng dây lát cắt thành từng khoanh để lên dĩa cho cả nhà nếm thử. Mai còn lấy ít tôm khô giả nhỏ để trong chén, ai thích có thể rắc lên, vừa mặn vừa ngọt cũng ngon.
Hai nồi bánh nhân mặn này nấu cũng đến sáng mai mới chín. Ai cũng giành được canh bếp đêm giao thừa.
Nhà nào cũng gói bánh Tét cúng tổ tiên. Có vài nhà gói trước giao thừa như nhà Mai, có nhà thì Mùng hai Tết mới gói để cúng Mùng ba. Bếp lửa cháy lập loè, tách tách làm lòng người ấm áp, vui vẻ. Cha nhìn ra xung quanh nói:
– Giờ này cha nương chắc cũng gói xong rồi.
Đây là năm đầu tiên cha ở riêng, gói bánh cúng giao thừa riêng nên không khỏi nhớ nhà nội. Không giống như nương và ngũ cô, tình cảm và thời gian cha ở nhà nội lâu. Hơn nữa trước đây cha cũng không nghĩ là mình sẽ ở xa. Ông vẫn biết sẽ ở riêng nhưng nghĩ là chỉ quanh trong làng chài, cách vài bước chân.
Nương thì dù ở nhà nội lâu nhưng trong lòng đương nhiên là nhớ nhà ngoại nhiều hơn. Bây giờ đây mới là nhà mình, năm đầu tiên tự mình mua thịt, xếp lá, cùng mấy đứa con gói bánh tét, canh bếp. Niềm vui trong lòng nương ẩn hiện trên khoé môi, đôi mắt.
Ngũ cô đã bảy năm ở nhà chồng, ngày ba mươi luôn là ngày vất vả, đôi khi tủi thân, xót xa và chạnh lòng nhớ nhà nhất. Năm nay cô lại cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng, không hẳn là vui nhưng không buồn, không phải rơi nước mắt nhìn người khác vui vầy.
Tứ ca, tứ tẩu và mấy đứa nhỏ luôn chiếu cố, để tâm đến cô. Những lúc buồn thoáng qua rất nhanh, cô không thể phụ lòng mấy đứa nhỏ. Trong lòng cô vẫn luôn mong có một gia đình của mình. Giống tứ tẩu vậy, ngày đêm vất vả lo lắng trước sau nhưng là cho những người mình yêu thương thì đó là hạnh phúc. Hiện giờ cô chỉ có lựa chọn quay về nhà đó, ở nhà cha nương hoặc ở đây, rất rõ ràng nhà tứ ca là nơi tốt nhất.
Quanh bếp lửa mỗi người đều có tâm trạng riêng, nhưng có cùng nhau niềm vui được sưởi ấm. Đây là những giờ khắc thanh nhàn, quẳng đi lo toan, chờ mong năm mới nhiều may mắn, bình an.
Cha đã chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, đèn nhang, rượu, gạo muối, hoa quả và bánh mứt; cây nêu cũng được dựng ở bàn thiên. Ở đây nghi thức cúng, mâm cúng không nhiều như Mai từng đọc trong sách. Có lẽ vùng đất mới này đời sống khó khăn, người xa xứ nên chỉ giữ lại ít phong tục từ quê cũ mà thôi. Hoa cúng Phật ở chùa và cúng tổ tiên ở nhà, chủ yếu là hoa sen, hoa huệ. Mùa sen chưa nở thì dùng lá sen, thêm mấy lá dừa non. Mâm quả có trái dừa gọt hai đầu vỏ xanh, đu đủ, hai trái xoài tượng to vừa chín tới, chùm trái sung xanh.
Cây nêu là cây tre cao bị chặt hết nhánh, chỉ còn lại ngọn và vài nhánh non. Trên ngọn tre buộc vải màu vàng và xấp giấy có vẽ ‘bùa’ là những hình giống bát quái, chữ viết không nhận ra được. Ánh lửa rọi bóng cây nêu ngã dài trên mặt đất.
– Cây nêu đó để làm gì vậy nương?
– Suỵt, nói nhỏ thôi.
Nương ôm a Phúc để hắn ngồi trên đùi rồi nhỏ giọng kể hắn nghe sự tích cây nêu ngày Tết. Mấy đứa nhỏ ngồi tụm lại một chỗ, nghe xong càng ngồi sát lại hơn. Bóng cây nêu ngã dài trên đất khiến người ta liên tưởng đế nhiều chuyện, phải không?
– Nàng doạ tụi nhỏ, tối nay chúng không dám đi tiểu tiện luôn bây giờ.
Cha mỉm cười nhìn a Phúc. Hắn càng chui sâu vào trong lòng nương.
Mai lấy trong buồng ra một chén đèn sáp ong, mang lên nhà trên đốt lên. Mọi người đều vây lại xem.
– Sao con làm được. Làm lúc nào?
– Dạ, con làm mấy ngày trước, lúc cha về nhà nội tảo mộ.
Nói rồi Mai nói sơ cách làm và dùng cái gì để làm. Quan trọng là đèn này cần thêm chụp đèn thì mới không sợ tắt. Nếu làm chụp bằng vải vừa mắc tiền vừa dễ cháy hư. Nghĩ tới nghĩ lui thì làm chụp đèn bằng tre hoặc đất sét thử xem sao.
– Cha, qua giêng mình đi gặp Lý thúc mua thêm sáp ong. Còn chụp đèn tre con nghĩ để tam Mi tỷ và Lưu bá mẫu làm vài mẫu. Nếu dượng năm bán được đèn này thì mình đặt làm nhiều hơn. Chỉ là nhà mình không tiết lộ cách làm này.
– Được, qua giêng cha sẽ đi.
– Nương thấy mấy cái chụp đèn tre làm mẫu thì nhà mình làm luôn, chưa biết bán được hay không.
– Để cô làm cho, con chỉ cô làm là được.
– Dạ.
Chuyện đèn cầy làm cả nhà hưng phấn, có thêm cách kiếm tiền rồi. Đây là hiệu quả mà Mai mong muốn, cô chờ mấy ngày nay rồi. Cúc tỷ liếc Mai, làm cô vội tránh ra, cười ha ha.
Mấy tháng nay ở đây thấy mọi người dùng đèn dầu đậu phộng rất tiết kiệm, giá dầu rất mắc. Muốn chiết xuất dầu phộng không dễ và tỷ lệ dầu chiết xuất không nhiều nên giá dầu rất cao. Thật ra Mai dùng sáp ong làm đèn cầy thì giá cũng không thấp được. Chỉ là mình làm thì nhà mình có để đốt, bán một ít cho nhà giàu ở Trấn Giang. Đèn cầy còn có thể dùng mỡ bò để làm, chưa biết giá có thể thấp hơn hay không.
Cả ngày hôm nay bận rộn nên mấy đứa nhỏ thức đến đầu giờ tý là gục. Chỉ còn ba người lớn, Cúc tỷ và Bình ca là còn thức đến giao thừa. Nếu ở hiện đại, Mai có thể thức một hai giờ sáng, nhưng mấy tháng nay cô quen ngủ sớm, thân thể cũng nhỏ nên không chống lại được. Mi mắt cô đã sụp xuống, đành về buồng ngủ, không đón được giao thừa đầu tiên ở nơi này. Trước khi chìm vào giấc ngủ sâu, Mai thoáng nghe tiếng chuông chùa ngân nga.
Giao thừa rồi!
Chúc mừng năm mới Bình An!
Nhà nhà An Khang Thịnh Vượng!
Bình luận truyện