Hắc Thánh Thần Tiêu
Chương 57: Kiếm bạc áo lam
Đánh ra hai chưởng liên hoàn không trúng địch, địch lại ở sau lưng Tào Đôn Nhân hết sức hãi hùng không còn dám nghĩ gì hơn, vội nhào xuống vọt nhanh tới trước, sợ địch thủ tấn công bất ngờ.
Nhưng thiếu niên không hề xuất thủ, dù đã bị lão tấn công hai lần.
Bên trong Tường Vân đã biết rõ tình hình khẽ gắt :
- Rõ thật là thứ vô dụng!
Nàng vội đứng lên vừa phẩy tay vừa gắt :
- Ra mau!
Lục Châu bước tới mở toang cánh cửa mui thuyền.
Thiếu niên lúc đó đứng chắp hai tay sau lưng, ung dung nhìn trời, nhìn nước tựa hồ không hay biết có kẻ mở cửa bước ra.
Còn Tào Đôn Nhân thì vừa thẹn vừa giận, cung tay toan tiến tới, song vừa trông thấy Tường Vân vội buông thõng tay xuống đứng lặng, gượng mặt hầm hầm.
Nằm trong rương lắng nghe âm thinh của thiếu niên, Bạch Thiếu Huy ngờ ngợ đã gặp hắn ở đâu rồi. Giờ hắn đã qua thuyền, cửa mui thuyền lại mở chàng nhìn qua lỗ thông hơi trông thấy hắn rõ ràng.
Chàng giật mình thầm nghĩ :
- “Thì ra chính hắn! Thư sinh áo lam mà mình và Trương Lão Quả đã gặp tại tòa trang viện bỏ hoang bên ngoài thành Nhạc Dương! Sau này mình còn gặp hắn một lần nữa trên dòng Hoán Hoa khuê trong đêm gặp Hoán Hoa công chúa”.
Bên ngoài Tường Vân từ từ hỏi :
- Vô duyên vô cớ trên dòng sông lớn, tướng công lại chặn thuyền của tôi, chẳng hay tướng công có ý tứ gì?
Giọng nói có sự ngầm trách cứ một hành động sỗ sàng, gần như thô bạo không hợp với phong thái của con người khiết nhã, tuy nhiên vẫn ấm dịu như thường, chứng tỏ nàng ôn hòa nhã nhặn giữ cho bầu không khí khỏi phải căng thẳng với nhau.
Thiếu niên áo lam giương đôi mắt sáng ngời nhìn Tường Vân bật cười cao ngạo :
- Nếu tại hạ nhớ đúng, thì cô nương là người danh kỹ có cái tên Tường Vân tại đất Đô thành?
Tường Vân khẽ vén một chéo áo tỏ vẻ khép nép :
- Chính tôi!
Thiếu niên áo lam đảo mắt liếc nhanh sang Tào Đôn Nhân cười lạnh tiếp :
- Không ngờ cô nương lại có một tên lão nô khá như hắn! Tại hạ phải nhìn nhận hắn là một lão thủ trên giang hồ vậy!
Hắn nhấn mạnh hai tiếng lão nô, cố ý khêu động Tào Đôn Nhân cho lão nổi xung lên.
Tào Đôn Nhân với ngoại hiệu “Trích Tinh Thủ” từng tung hoành trên giang hồ có lúc đã tạo được thanh danh khá lẫy lừng, hiện tai nghe thiếu niên liệt lão vào hạng nô dịch, dù là nô dịch của Tường Vân, kể ra cũng không đến nỗi quá nhục nhã, song dù muốn dù không lão cũng bị chạm tự ái nhiều, lão muốn một mất một còn với hắn ngại vì có Tường Vân đứng đó, lão không thể sính cường, đành quắc mắt căm hờn nhìn hắn.
Tường Vân giữ sự trầm tĩnh như thường, thản nhiên nói tiếp :
- Tướng công không đáp câu hỏi của tôi? Tướng công chặn thuyền để làm gì?
Thiếu niên áo lam cười nhẹ :
- Cô nương cũng chưa đáp câu hỏi của tại hạ! Cô nương đi về đâu?
Tường Vân điểm nụ cười :
- Chừng như câu hỏi đó, tướng công chưa thốt ngay với tôi!
Thiếu niên áo lam lạnh lùng :
- Thì bây giờ tại hạ chuyển sang cô nương!
Tường Vân gật đầu :
- Tướng công muốn biết! Tôi xin cho tướng công biết là tôi về quê đây!
Thiếu niên áo lam cười lạnh :
- Tại hạ chỉ sợ không phải như thế đâu!
Tường Vân cô nương vẫn điềm nhiên :
- Kỳ thật! Tôi về nguyên quán thì tôi bảo về nguyên quán, sao tướng công lại không tin tôi? Tôi nói dối làm gì?
Thiếu niên áo lam lảng sang đề khác :
- Cô nương chở quá nhiều rương như vậy, chẳng hay những chiếc rương này có chứa đựng những vật gì?
Tường Vân khẽ chớp mắt, nhưng lại lấy lại bình tĩnh nhoẻn miệng cười duyên.
- Tôi trót dấn thân vào kiếp sống yên hoa, tự nhiên trong bao nhiêu năm trời có dành dụm được phần nào tài sản, thì ngày về quê phải mang theo để chi độ trọn khoảng đời thừa, tướng công vượt thuyền theo dõi chung quy cũng vì mấy rương vật dụng đó chăng! Nếu tướng công thấy cần, xin cứ lấy mà dùng.
Bạch Thiếu Huy cười thầm :
- “À! Hắn bị nàng gán cho một hành động của kẻ cướp! Thương hại thay cho hắn!”
Thiếu niên áo lam thoáng đỏ mặt hét lên :
- Nói nhảm! Cô nương xem tại hạ là hạng người thế nào, mà dám buông lời như vậy?
Tường Vân vờ kinh ngạc :
- Thế tướng công không vì mấy rương tài sản của tôi à? Vậy thực sự tướng công muốn gì?
Thiếu niên áo lam lạnh lùng đáp :
- Đừng dài dòng lôi thôi gì cả! Hiện tại trên giang hồ có nhiều hào kiệt mất tích bất ngờ, sự kiện đó làm chấn động toàn thể võ lâm, mọi người đều lo sợ. Giờ đây cô nương nói về quê, chở quá nhiều rương to trong thuyền, ai hiểu được cô nương đài tải những gì?
Bạch Thiếu Huy thầm nghĩ :
- “Hắn đúng là con người đa sự! Nếu ta không có ý trở lại Bách Hoa cốc, thì bọn Tường Vân làm sao nhốt ta nổi trong rương mà mang đi? Không khéo hắn lại làm hỏng mưu đồ của ta mất!”
Tường Vân không hề nao núng, điềm nhiên điểm một nụ cười :
- Tướng công nói đùa đấy chứ? Ai mất tích thì mặc ai điều đó có liên can gì đến một người sinh sống trong giới yên hoa?
Nàng không để thiếu niên mở miệng, nghiêm giọng tiếp :
- Nhưng dù tôi nói thế nào, tướng công vẫn khăng khăng đề quyết tôi có hành tàng bí ẩn. Được rồi, bây giờ chỉ còn một cách là tôi bảo chúng nó mở nắp từng chiếc rương một cho tướng công khám, có như vậy tướng công mới chịu tin cho.
Nàng không đợi thiếu niên nói làm sao, vội quay đầu lại bảo bọn Lục Châu, Lục Ngọc :
- Vàng thiệt không sợ lửa đỏ, các người cứ mở nắp rương cho tướng công khám xét đi.
Tào Đôn Nhân giật mình, không hiểu Tường Vân có ý tứ gì mà dám ra lệnh liều lĩnh như vậy!
Chính thiếu niên áo lam cũng kinh dị vô cùng, ý định của Tường Vân thật ra ngoài chỗ tưởng tượng của hắn.
Lục Châu và Lục Ngọc bước vào mui thuyền, khệ nệ khiêng một chiếc rương một sắp dài từ cửa vào trong, chiếc rương chứa Bạch Thiếu Huy được đặt tận trong cùng.
Tường Vân phẩy tay mời :
- Xin tướng công vào khoang thuyền, nhìn cho rõ ràng để không còn nghi ngờ gì tôi nữa!
Thiếu niên áo lam không hề sợ hãi, vừa cười lạnh vừa bước tới. Tường Vân theo sau liền, khoảng cách giữa đôi bên độ ba thước, nếu Tường Vân đưa tay tới là chạm vào lưng hắn ngay.
Bạch Thiếu Huy thầm trách :
- “Thiếu niên này sơ suất đến thế là cùng! Nếu Tường Vân nhân lúc bất thần điểm vào yếu huyệt sau lưng hắn, thì hắn có tránh kịp chăng?”
Vào trong mui thuyền, đến cạnh chiếc rương thứ nhất thiếu niên dừng lại.
Lục Châu và Lục Ngọc hì hục mở khóa nắp rương lôi từng món vật dụng bên trong ra, bỏ ngổn ngang trên sàn thuyền. Có một hộp phấn vuột khỏi tay một nàng rơi ra, phấn đổ tung ra, bụi phấn bay lên mùi thơm phưng phức.
Tường Vân cau mày tỏ vẻ tiếc rẻ, nhưng không buông lời quở trách hai nàng tỳ nữ, đậy nắp rương lại khiêng qua một bên đẩy chiếc thứ hai tới cũng làm y như thế.
Trong khoảnh khắc cuộc khám xét đã điểm đến chiếc thứ năm.
Lục Châu ngẩng mặt nhìn Tường Vân hỏi :
- Bây giờ còn chiếc rương thứ sáu chiếc cuối cùng, có nên mở không hở cô nương?
Bạch Thiếu Huy lúc đó lo lắng vô cùng, chàng thầm nghĩ :
- “Tất cả có sáu chiếc rương, đã mở hết năm rồi, mà năm chiếc đó lại không chứa người vậy thì bọn Vương Lập Văn ở đâu? Họ bị quản thúc trên một chiếc thuyền khác chăng?”
Tường Vân điểm một nụ cười nhìn Thiếu niên áo lam :
- Tướng công đã hài lòng rồi chứ? Còn chiếc cuối cùng kia có nên mở luôn không?
Thiếu niên áo lam ngưng trọng thần sắc, nhìn quanh các chiếc rương một vòng, đoạn cười lạnh :
- Ít nhất cô nương cũng nên bảo chúng quét hốt chỗ phấn rơi vãi kia đi! Cái loại mê hồn hương phấn đó, không có hiệu quả gì đâu!
Bạch Thiếu Huy thầm nghĩ :
- “À! hắn cũng khá lắm! Ta cứ lo sợ hão cho hắn!”
Tường Vân thoáng biến sắc, gượng điểm một nụ cười :
- Tướng công đa nghi có khác!
Nàng cao giọng một chút :
- Lục Châu! Hốt nhanh đi, đừng để bẩn mắt tướng công!
Thiếu niên áo lam ngẩng cao mặt :
- Còn chiếc rương cuối cùng kia, dĩ nhiên cũng phải làm!
Tường Vân cau mày :
- Tướng công thực sự là ai?
Thiếu niên áo lam lạnh lùng :
- Tại hạ là Phạm Thù.
Tường Vân a lên một tiếng :
- Vậy ra, tướng công là Phạm công tử!
Thiếu niên áo lam trầm giọng :
- Cô nương cố ý dần dà kéo dài thời gian, có phải cố chờ sự tiếp viện ở phía sau sắp đến chăng?
Tường Vân đã lấy lại sự bình tĩnh, mỉm cười :
- Phạm công tử đơn thân độc kiếm, đón chặn thuyền chắc tất tự cho mình là tay có tài quán thế?
Thiếu niên áo lam quay lại nhìn nàng :
- Bằng vào khẩu khí của cô nương, tại hạ tưởng cô nương muốn động thủ?
Tường Vân thản nhiên :
- Vì Phạm công tử muốn khám xét chiếc rương cuối cùng, nên tôi bắt buộc phải có ý định đó, bởi chẳng còn cách nào khác hơn!
Giọng nàng dịu nhưng thái độ nàng cứng rằn, cái dẫn chứng chính tỏ nàng bị bức mà hành động, cái vững chứng tỏ nàng không hề khuất phục trước một uy lực nào.
Thiếu niên áo lam hừ lạnh :
- Được lắm! Chỉ cần cô nương thắng được tại hạ là tại hạ vỗ tay hoan hô mà đi ngay!
Hắn tỏ vẻ tự phụ rõ rệt!
Tường Vân nhếch mép cười mỉa :
- Phạm công tử nói sai rồi!
Thiếu niên áo lam trố mắt :
- Sai?
Tường Vân nhìn hắn :
- Tôi bại dĩ nhiên công tử tùy ý khám xét chiếc rương cuối cùng, ví dụ tôi thắng, thì tưởng công tử còn thong thả thế nào được mà hòng rời khỏi thuyền?
Thiếu niên áo lam nhướng cao mày :
- Tại hạ xem cô nương có những thủ đoạn gì, dám bộc lộ niềm tin đến thế?
Tường Vân quay sang bọn nữ tỳ :
- Lục Châu mang kiếm lại đây cho ta!
Nàng cười nhẹ nói tiếp :
- Đã lâu tôi không có dịp sử dụng kiếm, hôm nay hân hạnh gặp cao nhân, cũng nên thỉnh giáo vài đường.
Lục Châu mang đến một thanh đoản kiếm cài trong chiếc vỏ bằng da cá nược.
Tường Vân vừa tiếp thanh kiếm, vừa nhìn sang thiếu niên :
- Mui thuyền chật hẹp, mình ra phía trước kia được rộng rãi hơn!
Khẽ điểm mũi chân nàng nhún mình nhảy vọt ra ngoài, thân pháp vừa nhanh vừa nhẹ, tỏ rõ một công lực tu vi khá thâm hậu.
Thiếu niên áo lam chắp tay sau lưng, ung dung bước từng bước một theo ra, hắn thong thả thốt :
- Võ công cô nương có hạng lắm đó, thảo nào mà chẳng có khẩu khí cao ngạo!
Tường Vân lạnh lùng :
- Phạm công tử rút kiếm đi thôi!
Thiếu niên áo lam đưa ánh mắt nhìn giòng nước thản nhiên đáp :
- Cô nương cứ tự tiện xuất thủ!
Hắn có cái thái độ khinh miệt Tường Vân rõ rệt, không thủ kiếm nơi tay, không buồn lưu ý đến nàng, hắn cho rằng bất quá nàng chỉ múa rối trước mặt hắn, chứ vị tất sẽ làm gì nổi hắn.
Phần Tường Vân cũng muốn trông thấy hắn xuất chiêu, hầu nhận định thủ pháp của hắn như thế nào, nên mới nhường hắn tiến công trước, nàng quên đi chỗ tự trọng của một nam nhân chẳng bao giờ xuất thủ trước nữ nhân cả.
Nghe hắn bảo thế thấy thái độ khinh khỉnh của hắn, nàng tức song vẫn dằn lòng buông một câu đầy khách sáo :
- Đã vậy tôi xin phô diễn tài mọn, mong công tử chỉ điểm cho nhé!
Cánh tay ngọc vung lên ánh thép chớp ngời.
Đoản kiếm bay qua vẽ thành ba điểm hoa, ba đóa kiếm hoa nhắm vào ba yếu huyệt của thiếu niên bay tới.
Thiếu niên áo lam khẽ lách mình sang một bên, nhường cho ba đóa hoa kiếm lao trượt vào khoảng không. Hắn vẫn ung dung chắp hai tay sau lưng, không hề rút kiếm ra khỏi vỏ.
Đánh hụt chiêu đầu, Tường Vân thu kiếm về nàng không tấn công tiếp gằn giọng hỏi :
- Công tử không xuất thủ?
Thiếu niên áo lam lắc đầu :
- Chưa cần thiết! Cô nương cứ tự tiện đừng ngại gì cả!
Tường Vân có vẻ giận :
- Vậy công tử hãy cẩn thận đấy!
Chỉ trong chớp mắt nàng đã phóng ra năm chiêu kiếm. Kiếm phong vùn vụt, kiếm ảnh chớp ngời bao quanh thiếu niên.
Thiếu niên gật gù :
- Khá đây!
Hắn đề tụ chân khí, lùi lại hai bước hừ lên một tiếng, cánh tay vung lên, trong tay đã có thanh trường kiếm, ánh kiếm chớp như sao sáng.
Hắn lùi lại, Tường Vân theo sát liền, đoản kiếm không ngừng loang loáng quanh người thiếu niên, thân liền với kiếm, nàng luôn luôn xoắn tít bên thiếu niên, vũ lộng đoản kiếm ào ào, khí thế hết sức hùng dung.
Trái với lối chiến động của nàng, thiếu niên áp dụng chiến dịch, cứ đứng nguyên tại chỗ, nhận định từng chiêu số của địch, vung kiếm hóa giải kịp thời kịp lúc, tuy hắn không xuất thủ ồ ạt như địch, đường kiếm của hắn linh ảo như thường.
Trong khoảnh khắc Tường Vân đã công hơn mười chiêu kiếm, thiếu niên đều hóa giải dễ dàng.
Thấy không tạo được ưu thế, Tường Vân mất cả bình tĩnh hét to :
- Ngươi hãy tiếp thêm mấy chiêu nữa của bổn cô nương xem sao!
Nàng không còn giữ lễ độ bởi sau cuộc chiến này rồi, dù muốn dù không họ sẽ trở thành thù, nếu chiếc rương thứ sáu được mở ra, là chân tướng của bọn Tường Vân lộ rõ, nếu không mở được thì thiếu niên áo lam ân hận vô cùng.
Mở được hay không là do sự thắng bại của song phương, đã ở tư thế như vậy có khách sáo cũng bằng thừa.
Tường Vân càng vũ lộng bảo kiếm, giở hết tuyệt học ra thi triển, tưởng chừng nàng quyết tử với đối phương phải nắm phần thắng mới mong bảo toàn được bí mật đang nằm trong chiếc rương thứ sáu.
Thiếu niên áo lam bật cười khanh khách :
- Khá lắm đó! Nhưng đề phòng bổn công tử phản công đây!
Hắn quét thanh trường kiếm một vòng, đánh hất lên một nhát.
Xoảng!
Hàng ngàn tia lửa lóa lên, thanh đoản kiếm vuột khỏi tay Tường Vân bay vút đi cắm phập vào mui thuyền, lút hơn một tấc.
Thiếu niên áo lam hoành trường kiếm ngang ngực, đứng nhìn Tường Vân thoái hậu mấy bước, nàng không ngã, đôi mắt lại nhắm nghiền ra tại chỗ đứng như tượng gỗ.
Thì ra chẳng những nàng bị chấn động đến buông kiếm mà nàng còn bị điểm trúng vào yếu huyệt, khiến thân hình bất động, chẳng còn cử động được nữa.
Lục Châu và Lục Ngọc đứng một bên theo dõi cuộc chiến, không tài nào nhận định nổi thủ pháp thần kỳ của thiếu niên áo lam.
Thiếu niên áo lam không nhân thắng thế mà tiến công tiếp, hắn lạnh lùng nói :
- Tiếp được ba chiêu kiếm của ta, kể ra trên giang hồ cũng chẳng có mấy tay. Ta thành thật khen người luyện được kiếm pháp khá cao đấy!
Tào Đôn Nhân thoạt đầu còn khinh thường thiếu niên đến đó mới hãi hùng thất sắc. Nhưng lão đâu có thể đứng đó khoanh tay nhìn Tường Vân uất hận với cái thảm bại vừa rồi?
Lão nhân khi thiếu niên thốt lên câu nói nhanh như chớp đảo bộ vọt tới đánh ra một chưởng vào sau lưng hắn.
Vô ích, thiếu niên dường như có phòng bị, nghe tiếng gió vừa rít lên, hắn quát to :
- Loài chuột nhắt! Đừng mong ám toán ta!
Đồng thời hắn xoay người lại, thanh trường kiếm đã quét ngang một vòng, Tào Đôn Nhân hét lên thất thanh toan rụt tay về nhưng không kịp.
Cũng may thiếu niên thay vì quét bề lưỡi, lại quét bề sống, hơn nữa hắn chỉ dùng một công lực rất nhẹ nhàng thành ra sống kiếm chạm khẽ vào cổ tay lão, lão nghe cánh tay tê dại buông thõng xuống ngay, không còn cử động được nữa.
Thiếu niên áo lam cười lạnh :
- Tạm tha cho người lần đầu.
Hắn bỏ mặt bọn Tường Vân tại đó, bước thẳng vào mui thuyền. Nhưng Lục Châu và Lục Ngọc đã đứng chắn tại cửa.
Bạch Thiếu Huy thầm than :
- “Vậy là mình không còn hy vọng gì trở lại Bách Hoa cốc nữa rồi! Hắn sẽ phát hiện ra mình, sẽ làm hỏng mưu đồ của mình!”
Bỗng Lục Châu và Lục Ngọc quát to :
- Đứng lại!
Đồng thời hai thanh đoản kiếm từ tay hai nàng chớp ngời lên, chém xả xuống đầu thiếu niên.
Thiếu niên áo lam khẽ hất trường kiếm lên, hét lớn :
- Các người định chắn lối ta?
Xoảng! Xoảng!
Hai thanh đoản kiếm bật trở lại, Lục Châu và Lục Ngọc mỗi nàng ngã dạt sang một bên, bỏ lối trống chàng thiếu niên tiến vào.
Thiếu niên vung kiếm chém bay khóa, đưa chân hất nắp chiếc rương.
Bạch Thiếu Huy vờ bị điểm huyệt nằm thu hình bất động.
Trông thấy chàng thiếu niên hừ lạnh.
- Đúng như ta dự liệu!
Hắn cử kiếm lên trong tư thế chém xuống.
Lục Châu thét hoảng :
- Ngươi không được sát hại hắn!
Nàng đinh ninh là thiếu niên có ý giết chàng.
Nhưng không! Làm gì thiếu niên có ý giết chàng? Bất quá hắn cử kiếm giáng xuống mượn kiếm khí giải huyệt cho chàng.
Bạch Thiếu Huy biết rõ đó là thủ pháp thượng thừa giải huyệt chỉ có những tay siêu đẳng trong võ lâm mới áp dụng được.
Chàng thán phục thiếu niên quả có võ công phi phàm, bây giờ huyệt đạo đã được khai rồi, chàng không thể vờ nằm bất động mãi được, nên uể oải đứng dậy.
Thiếu niên áo lam nhìn chàng không chớp mắt.
- Huynh đài đã bị chúng bắt mang đi phải không?
Bạch Thiếu Huy đã cố tình trở lại Bách Hoa cốc bao giờ chịu nói sự thật, chàng làm vẻ ngơ ngơ ngác ngác hỏi lại :
- Tại hạ bị ai bắt mang đi?
Nhưng thiếu niên không hề xuất thủ, dù đã bị lão tấn công hai lần.
Bên trong Tường Vân đã biết rõ tình hình khẽ gắt :
- Rõ thật là thứ vô dụng!
Nàng vội đứng lên vừa phẩy tay vừa gắt :
- Ra mau!
Lục Châu bước tới mở toang cánh cửa mui thuyền.
Thiếu niên lúc đó đứng chắp hai tay sau lưng, ung dung nhìn trời, nhìn nước tựa hồ không hay biết có kẻ mở cửa bước ra.
Còn Tào Đôn Nhân thì vừa thẹn vừa giận, cung tay toan tiến tới, song vừa trông thấy Tường Vân vội buông thõng tay xuống đứng lặng, gượng mặt hầm hầm.
Nằm trong rương lắng nghe âm thinh của thiếu niên, Bạch Thiếu Huy ngờ ngợ đã gặp hắn ở đâu rồi. Giờ hắn đã qua thuyền, cửa mui thuyền lại mở chàng nhìn qua lỗ thông hơi trông thấy hắn rõ ràng.
Chàng giật mình thầm nghĩ :
- “Thì ra chính hắn! Thư sinh áo lam mà mình và Trương Lão Quả đã gặp tại tòa trang viện bỏ hoang bên ngoài thành Nhạc Dương! Sau này mình còn gặp hắn một lần nữa trên dòng Hoán Hoa khuê trong đêm gặp Hoán Hoa công chúa”.
Bên ngoài Tường Vân từ từ hỏi :
- Vô duyên vô cớ trên dòng sông lớn, tướng công lại chặn thuyền của tôi, chẳng hay tướng công có ý tứ gì?
Giọng nói có sự ngầm trách cứ một hành động sỗ sàng, gần như thô bạo không hợp với phong thái của con người khiết nhã, tuy nhiên vẫn ấm dịu như thường, chứng tỏ nàng ôn hòa nhã nhặn giữ cho bầu không khí khỏi phải căng thẳng với nhau.
Thiếu niên áo lam giương đôi mắt sáng ngời nhìn Tường Vân bật cười cao ngạo :
- Nếu tại hạ nhớ đúng, thì cô nương là người danh kỹ có cái tên Tường Vân tại đất Đô thành?
Tường Vân khẽ vén một chéo áo tỏ vẻ khép nép :
- Chính tôi!
Thiếu niên áo lam đảo mắt liếc nhanh sang Tào Đôn Nhân cười lạnh tiếp :
- Không ngờ cô nương lại có một tên lão nô khá như hắn! Tại hạ phải nhìn nhận hắn là một lão thủ trên giang hồ vậy!
Hắn nhấn mạnh hai tiếng lão nô, cố ý khêu động Tào Đôn Nhân cho lão nổi xung lên.
Tào Đôn Nhân với ngoại hiệu “Trích Tinh Thủ” từng tung hoành trên giang hồ có lúc đã tạo được thanh danh khá lẫy lừng, hiện tai nghe thiếu niên liệt lão vào hạng nô dịch, dù là nô dịch của Tường Vân, kể ra cũng không đến nỗi quá nhục nhã, song dù muốn dù không lão cũng bị chạm tự ái nhiều, lão muốn một mất một còn với hắn ngại vì có Tường Vân đứng đó, lão không thể sính cường, đành quắc mắt căm hờn nhìn hắn.
Tường Vân giữ sự trầm tĩnh như thường, thản nhiên nói tiếp :
- Tướng công không đáp câu hỏi của tôi? Tướng công chặn thuyền để làm gì?
Thiếu niên áo lam cười nhẹ :
- Cô nương cũng chưa đáp câu hỏi của tại hạ! Cô nương đi về đâu?
Tường Vân điểm nụ cười :
- Chừng như câu hỏi đó, tướng công chưa thốt ngay với tôi!
Thiếu niên áo lam lạnh lùng :
- Thì bây giờ tại hạ chuyển sang cô nương!
Tường Vân gật đầu :
- Tướng công muốn biết! Tôi xin cho tướng công biết là tôi về quê đây!
Thiếu niên áo lam cười lạnh :
- Tại hạ chỉ sợ không phải như thế đâu!
Tường Vân cô nương vẫn điềm nhiên :
- Kỳ thật! Tôi về nguyên quán thì tôi bảo về nguyên quán, sao tướng công lại không tin tôi? Tôi nói dối làm gì?
Thiếu niên áo lam lảng sang đề khác :
- Cô nương chở quá nhiều rương như vậy, chẳng hay những chiếc rương này có chứa đựng những vật gì?
Tường Vân khẽ chớp mắt, nhưng lại lấy lại bình tĩnh nhoẻn miệng cười duyên.
- Tôi trót dấn thân vào kiếp sống yên hoa, tự nhiên trong bao nhiêu năm trời có dành dụm được phần nào tài sản, thì ngày về quê phải mang theo để chi độ trọn khoảng đời thừa, tướng công vượt thuyền theo dõi chung quy cũng vì mấy rương vật dụng đó chăng! Nếu tướng công thấy cần, xin cứ lấy mà dùng.
Bạch Thiếu Huy cười thầm :
- “À! Hắn bị nàng gán cho một hành động của kẻ cướp! Thương hại thay cho hắn!”
Thiếu niên áo lam thoáng đỏ mặt hét lên :
- Nói nhảm! Cô nương xem tại hạ là hạng người thế nào, mà dám buông lời như vậy?
Tường Vân vờ kinh ngạc :
- Thế tướng công không vì mấy rương tài sản của tôi à? Vậy thực sự tướng công muốn gì?
Thiếu niên áo lam lạnh lùng đáp :
- Đừng dài dòng lôi thôi gì cả! Hiện tại trên giang hồ có nhiều hào kiệt mất tích bất ngờ, sự kiện đó làm chấn động toàn thể võ lâm, mọi người đều lo sợ. Giờ đây cô nương nói về quê, chở quá nhiều rương to trong thuyền, ai hiểu được cô nương đài tải những gì?
Bạch Thiếu Huy thầm nghĩ :
- “Hắn đúng là con người đa sự! Nếu ta không có ý trở lại Bách Hoa cốc, thì bọn Tường Vân làm sao nhốt ta nổi trong rương mà mang đi? Không khéo hắn lại làm hỏng mưu đồ của ta mất!”
Tường Vân không hề nao núng, điềm nhiên điểm một nụ cười :
- Tướng công nói đùa đấy chứ? Ai mất tích thì mặc ai điều đó có liên can gì đến một người sinh sống trong giới yên hoa?
Nàng không để thiếu niên mở miệng, nghiêm giọng tiếp :
- Nhưng dù tôi nói thế nào, tướng công vẫn khăng khăng đề quyết tôi có hành tàng bí ẩn. Được rồi, bây giờ chỉ còn một cách là tôi bảo chúng nó mở nắp từng chiếc rương một cho tướng công khám, có như vậy tướng công mới chịu tin cho.
Nàng không đợi thiếu niên nói làm sao, vội quay đầu lại bảo bọn Lục Châu, Lục Ngọc :
- Vàng thiệt không sợ lửa đỏ, các người cứ mở nắp rương cho tướng công khám xét đi.
Tào Đôn Nhân giật mình, không hiểu Tường Vân có ý tứ gì mà dám ra lệnh liều lĩnh như vậy!
Chính thiếu niên áo lam cũng kinh dị vô cùng, ý định của Tường Vân thật ra ngoài chỗ tưởng tượng của hắn.
Lục Châu và Lục Ngọc bước vào mui thuyền, khệ nệ khiêng một chiếc rương một sắp dài từ cửa vào trong, chiếc rương chứa Bạch Thiếu Huy được đặt tận trong cùng.
Tường Vân phẩy tay mời :
- Xin tướng công vào khoang thuyền, nhìn cho rõ ràng để không còn nghi ngờ gì tôi nữa!
Thiếu niên áo lam không hề sợ hãi, vừa cười lạnh vừa bước tới. Tường Vân theo sau liền, khoảng cách giữa đôi bên độ ba thước, nếu Tường Vân đưa tay tới là chạm vào lưng hắn ngay.
Bạch Thiếu Huy thầm trách :
- “Thiếu niên này sơ suất đến thế là cùng! Nếu Tường Vân nhân lúc bất thần điểm vào yếu huyệt sau lưng hắn, thì hắn có tránh kịp chăng?”
Vào trong mui thuyền, đến cạnh chiếc rương thứ nhất thiếu niên dừng lại.
Lục Châu và Lục Ngọc hì hục mở khóa nắp rương lôi từng món vật dụng bên trong ra, bỏ ngổn ngang trên sàn thuyền. Có một hộp phấn vuột khỏi tay một nàng rơi ra, phấn đổ tung ra, bụi phấn bay lên mùi thơm phưng phức.
Tường Vân cau mày tỏ vẻ tiếc rẻ, nhưng không buông lời quở trách hai nàng tỳ nữ, đậy nắp rương lại khiêng qua một bên đẩy chiếc thứ hai tới cũng làm y như thế.
Trong khoảnh khắc cuộc khám xét đã điểm đến chiếc thứ năm.
Lục Châu ngẩng mặt nhìn Tường Vân hỏi :
- Bây giờ còn chiếc rương thứ sáu chiếc cuối cùng, có nên mở không hở cô nương?
Bạch Thiếu Huy lúc đó lo lắng vô cùng, chàng thầm nghĩ :
- “Tất cả có sáu chiếc rương, đã mở hết năm rồi, mà năm chiếc đó lại không chứa người vậy thì bọn Vương Lập Văn ở đâu? Họ bị quản thúc trên một chiếc thuyền khác chăng?”
Tường Vân điểm một nụ cười nhìn Thiếu niên áo lam :
- Tướng công đã hài lòng rồi chứ? Còn chiếc cuối cùng kia có nên mở luôn không?
Thiếu niên áo lam ngưng trọng thần sắc, nhìn quanh các chiếc rương một vòng, đoạn cười lạnh :
- Ít nhất cô nương cũng nên bảo chúng quét hốt chỗ phấn rơi vãi kia đi! Cái loại mê hồn hương phấn đó, không có hiệu quả gì đâu!
Bạch Thiếu Huy thầm nghĩ :
- “À! hắn cũng khá lắm! Ta cứ lo sợ hão cho hắn!”
Tường Vân thoáng biến sắc, gượng điểm một nụ cười :
- Tướng công đa nghi có khác!
Nàng cao giọng một chút :
- Lục Châu! Hốt nhanh đi, đừng để bẩn mắt tướng công!
Thiếu niên áo lam ngẩng cao mặt :
- Còn chiếc rương cuối cùng kia, dĩ nhiên cũng phải làm!
Tường Vân cau mày :
- Tướng công thực sự là ai?
Thiếu niên áo lam lạnh lùng :
- Tại hạ là Phạm Thù.
Tường Vân a lên một tiếng :
- Vậy ra, tướng công là Phạm công tử!
Thiếu niên áo lam trầm giọng :
- Cô nương cố ý dần dà kéo dài thời gian, có phải cố chờ sự tiếp viện ở phía sau sắp đến chăng?
Tường Vân đã lấy lại sự bình tĩnh, mỉm cười :
- Phạm công tử đơn thân độc kiếm, đón chặn thuyền chắc tất tự cho mình là tay có tài quán thế?
Thiếu niên áo lam quay lại nhìn nàng :
- Bằng vào khẩu khí của cô nương, tại hạ tưởng cô nương muốn động thủ?
Tường Vân thản nhiên :
- Vì Phạm công tử muốn khám xét chiếc rương cuối cùng, nên tôi bắt buộc phải có ý định đó, bởi chẳng còn cách nào khác hơn!
Giọng nàng dịu nhưng thái độ nàng cứng rằn, cái dẫn chứng chính tỏ nàng bị bức mà hành động, cái vững chứng tỏ nàng không hề khuất phục trước một uy lực nào.
Thiếu niên áo lam hừ lạnh :
- Được lắm! Chỉ cần cô nương thắng được tại hạ là tại hạ vỗ tay hoan hô mà đi ngay!
Hắn tỏ vẻ tự phụ rõ rệt!
Tường Vân nhếch mép cười mỉa :
- Phạm công tử nói sai rồi!
Thiếu niên áo lam trố mắt :
- Sai?
Tường Vân nhìn hắn :
- Tôi bại dĩ nhiên công tử tùy ý khám xét chiếc rương cuối cùng, ví dụ tôi thắng, thì tưởng công tử còn thong thả thế nào được mà hòng rời khỏi thuyền?
Thiếu niên áo lam nhướng cao mày :
- Tại hạ xem cô nương có những thủ đoạn gì, dám bộc lộ niềm tin đến thế?
Tường Vân quay sang bọn nữ tỳ :
- Lục Châu mang kiếm lại đây cho ta!
Nàng cười nhẹ nói tiếp :
- Đã lâu tôi không có dịp sử dụng kiếm, hôm nay hân hạnh gặp cao nhân, cũng nên thỉnh giáo vài đường.
Lục Châu mang đến một thanh đoản kiếm cài trong chiếc vỏ bằng da cá nược.
Tường Vân vừa tiếp thanh kiếm, vừa nhìn sang thiếu niên :
- Mui thuyền chật hẹp, mình ra phía trước kia được rộng rãi hơn!
Khẽ điểm mũi chân nàng nhún mình nhảy vọt ra ngoài, thân pháp vừa nhanh vừa nhẹ, tỏ rõ một công lực tu vi khá thâm hậu.
Thiếu niên áo lam chắp tay sau lưng, ung dung bước từng bước một theo ra, hắn thong thả thốt :
- Võ công cô nương có hạng lắm đó, thảo nào mà chẳng có khẩu khí cao ngạo!
Tường Vân lạnh lùng :
- Phạm công tử rút kiếm đi thôi!
Thiếu niên áo lam đưa ánh mắt nhìn giòng nước thản nhiên đáp :
- Cô nương cứ tự tiện xuất thủ!
Hắn có cái thái độ khinh miệt Tường Vân rõ rệt, không thủ kiếm nơi tay, không buồn lưu ý đến nàng, hắn cho rằng bất quá nàng chỉ múa rối trước mặt hắn, chứ vị tất sẽ làm gì nổi hắn.
Phần Tường Vân cũng muốn trông thấy hắn xuất chiêu, hầu nhận định thủ pháp của hắn như thế nào, nên mới nhường hắn tiến công trước, nàng quên đi chỗ tự trọng của một nam nhân chẳng bao giờ xuất thủ trước nữ nhân cả.
Nghe hắn bảo thế thấy thái độ khinh khỉnh của hắn, nàng tức song vẫn dằn lòng buông một câu đầy khách sáo :
- Đã vậy tôi xin phô diễn tài mọn, mong công tử chỉ điểm cho nhé!
Cánh tay ngọc vung lên ánh thép chớp ngời.
Đoản kiếm bay qua vẽ thành ba điểm hoa, ba đóa kiếm hoa nhắm vào ba yếu huyệt của thiếu niên bay tới.
Thiếu niên áo lam khẽ lách mình sang một bên, nhường cho ba đóa hoa kiếm lao trượt vào khoảng không. Hắn vẫn ung dung chắp hai tay sau lưng, không hề rút kiếm ra khỏi vỏ.
Đánh hụt chiêu đầu, Tường Vân thu kiếm về nàng không tấn công tiếp gằn giọng hỏi :
- Công tử không xuất thủ?
Thiếu niên áo lam lắc đầu :
- Chưa cần thiết! Cô nương cứ tự tiện đừng ngại gì cả!
Tường Vân có vẻ giận :
- Vậy công tử hãy cẩn thận đấy!
Chỉ trong chớp mắt nàng đã phóng ra năm chiêu kiếm. Kiếm phong vùn vụt, kiếm ảnh chớp ngời bao quanh thiếu niên.
Thiếu niên gật gù :
- Khá đây!
Hắn đề tụ chân khí, lùi lại hai bước hừ lên một tiếng, cánh tay vung lên, trong tay đã có thanh trường kiếm, ánh kiếm chớp như sao sáng.
Hắn lùi lại, Tường Vân theo sát liền, đoản kiếm không ngừng loang loáng quanh người thiếu niên, thân liền với kiếm, nàng luôn luôn xoắn tít bên thiếu niên, vũ lộng đoản kiếm ào ào, khí thế hết sức hùng dung.
Trái với lối chiến động của nàng, thiếu niên áp dụng chiến dịch, cứ đứng nguyên tại chỗ, nhận định từng chiêu số của địch, vung kiếm hóa giải kịp thời kịp lúc, tuy hắn không xuất thủ ồ ạt như địch, đường kiếm của hắn linh ảo như thường.
Trong khoảnh khắc Tường Vân đã công hơn mười chiêu kiếm, thiếu niên đều hóa giải dễ dàng.
Thấy không tạo được ưu thế, Tường Vân mất cả bình tĩnh hét to :
- Ngươi hãy tiếp thêm mấy chiêu nữa của bổn cô nương xem sao!
Nàng không còn giữ lễ độ bởi sau cuộc chiến này rồi, dù muốn dù không họ sẽ trở thành thù, nếu chiếc rương thứ sáu được mở ra, là chân tướng của bọn Tường Vân lộ rõ, nếu không mở được thì thiếu niên áo lam ân hận vô cùng.
Mở được hay không là do sự thắng bại của song phương, đã ở tư thế như vậy có khách sáo cũng bằng thừa.
Tường Vân càng vũ lộng bảo kiếm, giở hết tuyệt học ra thi triển, tưởng chừng nàng quyết tử với đối phương phải nắm phần thắng mới mong bảo toàn được bí mật đang nằm trong chiếc rương thứ sáu.
Thiếu niên áo lam bật cười khanh khách :
- Khá lắm đó! Nhưng đề phòng bổn công tử phản công đây!
Hắn quét thanh trường kiếm một vòng, đánh hất lên một nhát.
Xoảng!
Hàng ngàn tia lửa lóa lên, thanh đoản kiếm vuột khỏi tay Tường Vân bay vút đi cắm phập vào mui thuyền, lút hơn một tấc.
Thiếu niên áo lam hoành trường kiếm ngang ngực, đứng nhìn Tường Vân thoái hậu mấy bước, nàng không ngã, đôi mắt lại nhắm nghiền ra tại chỗ đứng như tượng gỗ.
Thì ra chẳng những nàng bị chấn động đến buông kiếm mà nàng còn bị điểm trúng vào yếu huyệt, khiến thân hình bất động, chẳng còn cử động được nữa.
Lục Châu và Lục Ngọc đứng một bên theo dõi cuộc chiến, không tài nào nhận định nổi thủ pháp thần kỳ của thiếu niên áo lam.
Thiếu niên áo lam không nhân thắng thế mà tiến công tiếp, hắn lạnh lùng nói :
- Tiếp được ba chiêu kiếm của ta, kể ra trên giang hồ cũng chẳng có mấy tay. Ta thành thật khen người luyện được kiếm pháp khá cao đấy!
Tào Đôn Nhân thoạt đầu còn khinh thường thiếu niên đến đó mới hãi hùng thất sắc. Nhưng lão đâu có thể đứng đó khoanh tay nhìn Tường Vân uất hận với cái thảm bại vừa rồi?
Lão nhân khi thiếu niên thốt lên câu nói nhanh như chớp đảo bộ vọt tới đánh ra một chưởng vào sau lưng hắn.
Vô ích, thiếu niên dường như có phòng bị, nghe tiếng gió vừa rít lên, hắn quát to :
- Loài chuột nhắt! Đừng mong ám toán ta!
Đồng thời hắn xoay người lại, thanh trường kiếm đã quét ngang một vòng, Tào Đôn Nhân hét lên thất thanh toan rụt tay về nhưng không kịp.
Cũng may thiếu niên thay vì quét bề lưỡi, lại quét bề sống, hơn nữa hắn chỉ dùng một công lực rất nhẹ nhàng thành ra sống kiếm chạm khẽ vào cổ tay lão, lão nghe cánh tay tê dại buông thõng xuống ngay, không còn cử động được nữa.
Thiếu niên áo lam cười lạnh :
- Tạm tha cho người lần đầu.
Hắn bỏ mặt bọn Tường Vân tại đó, bước thẳng vào mui thuyền. Nhưng Lục Châu và Lục Ngọc đã đứng chắn tại cửa.
Bạch Thiếu Huy thầm than :
- “Vậy là mình không còn hy vọng gì trở lại Bách Hoa cốc nữa rồi! Hắn sẽ phát hiện ra mình, sẽ làm hỏng mưu đồ của mình!”
Bỗng Lục Châu và Lục Ngọc quát to :
- Đứng lại!
Đồng thời hai thanh đoản kiếm từ tay hai nàng chớp ngời lên, chém xả xuống đầu thiếu niên.
Thiếu niên áo lam khẽ hất trường kiếm lên, hét lớn :
- Các người định chắn lối ta?
Xoảng! Xoảng!
Hai thanh đoản kiếm bật trở lại, Lục Châu và Lục Ngọc mỗi nàng ngã dạt sang một bên, bỏ lối trống chàng thiếu niên tiến vào.
Thiếu niên vung kiếm chém bay khóa, đưa chân hất nắp chiếc rương.
Bạch Thiếu Huy vờ bị điểm huyệt nằm thu hình bất động.
Trông thấy chàng thiếu niên hừ lạnh.
- Đúng như ta dự liệu!
Hắn cử kiếm lên trong tư thế chém xuống.
Lục Châu thét hoảng :
- Ngươi không được sát hại hắn!
Nàng đinh ninh là thiếu niên có ý giết chàng.
Nhưng không! Làm gì thiếu niên có ý giết chàng? Bất quá hắn cử kiếm giáng xuống mượn kiếm khí giải huyệt cho chàng.
Bạch Thiếu Huy biết rõ đó là thủ pháp thượng thừa giải huyệt chỉ có những tay siêu đẳng trong võ lâm mới áp dụng được.
Chàng thán phục thiếu niên quả có võ công phi phàm, bây giờ huyệt đạo đã được khai rồi, chàng không thể vờ nằm bất động mãi được, nên uể oải đứng dậy.
Thiếu niên áo lam nhìn chàng không chớp mắt.
- Huynh đài đã bị chúng bắt mang đi phải không?
Bạch Thiếu Huy đã cố tình trở lại Bách Hoa cốc bao giờ chịu nói sự thật, chàng làm vẻ ngơ ngơ ngác ngác hỏi lại :
- Tại hạ bị ai bắt mang đi?
Bình luận truyện