Hai Số Phận
Chương 39
Albel dự đoán rằng việc Kennedy đến khai mạc khách sạn Nam tước sẽ được đưa lên trang đầu các báo ở Mỹ xem ra không hoàn toàn đúng lắm. Mặc dầu vị ứng cử viên kia có khai mạc khách sạn thật đấy, nhưng ông ta còn xuất hiện ở hàng chục chỗ khác tại Los Angeles trong ngày hôm đó và tối hôm sau còn có cuộc tranh luận trực tiếp với Nixon trên vô tuyến truyền hình. Tuy nhiên việc khai mạc khách sạn Nam tước mới nhất ấy cũng được báo chí đưa tin khá rộng rãi, và Vincent Hogan cũng đảm bảo riêng với Abel rằng Keunedy vẫn chưa quên cái việc nhỏ kia.
Nhà hàng của Florentyna chỉ cách khách sạn Nam tước mới có vài trăm thước thôi, nhưng hai bố con không gặp nhau.
Sau những kết quả ở bang Illinois và John F.Kennedy có vẻ như chắc chắn sẽ làm Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, Abel uống rượu chúc mừng sức khỏe Thị trưởng Daley và tổ chức liên hoan ở Trụ sở đảng Dân chủ trên quảng trường Thời Đại. Mãi đến năm giờ sáng hôm sau ông mới về nhà.
- Mình có bao nhiêu chuyện để mà liên hoan, - ông bảo George - Mình sắp sửa là...
Nói chưa hết câu, ông đã lăn ra ngủ. George cười và đặt ông lên giường.
William ngồi trong thư viện nhà ông ở Đường 68 theo dõi kết quả bầu cử. Sau khi thông báo về kết quả ở Illinois mà những kết quả này phải đến mười giờ sáng hôm sau mới được khẳng định. (William chưa bao giờ tin ở Thị trưởng Daley) Walter Cronkite tuyên bố coi như đã xong cả rồi, bây giờ chỉ còn lại có tiếng gào thét nữa thôi, William nhấc điện thoại lên gọi cho số của Thaddeus Ghen ở nhà riêng. Ông nói:
- SỐ tiền hai mươi lăm nghìn đô la ấy coi như đã được đầu tư đúng chỗ rồi, Thaddeus. Bây giờ chúng ta hãy tin chắc rằng không có thời kỳ trăng mật cho ông Rosnovski nữa đâu. ông đừng làm gì hết trước khi ông ta lên đường đi Thổ Nhĩ Kỳ.
William bỏ máy xuống và lên giường nằm. Ông thất vọng vì Richard Nixon đã không đánh bại được Kennedy, và thế là người anh em họ hàng xa của ông, Henry Cabot Lodge, không được làm phó Tổng thống.
Nhưng chẳng may...
******
Khi Abel nhận được giấy mời đến một trong những vũ hội khai mạc của Tổng thống Kennedy ở thủ đô Washington, ông nghĩ chỉ có một người duy nhất ông muốn chia sẻ vinh dự này thôi. ông trao đổi với George và sau đó phải đồng ý với ông ta rằng Florentyna sẽ không bao giờ đi theo ông đến dự trừ phi cô biết chắc mối thù giữa ông bố Richard sẽ được giải quyết. Thế là ông biết sẽ phải đi một mình.
Để có thể đi Washinton dự lễ, Abel phải hoãn chuyến đi Châu Âu và Trung Đông. Ông không thể vắng mặt tại cuộn lễ khánh thành này nhưng vẫn có thề hoãn việc khai mạc Nam tước ở Istanbul lại ít ngày.
Abel có một bộ đồ xanh thẫm mới kiểu bảo thủ giành riêng cho dịp này, và ông cũng đã giành riêng cả phòng đặc biệt trong khách sạn Nam tước Washington vào hôm đó. Ông khoan khoái ngồi xem vị Tổng thống trẻ và đầy sức sống đọc diễn văn khai mạc, tràn đầy hy vọng và hứa hẹn trong tương lai.
- Một thế hệ mới của những người Mỹ sinh ra trong thế kỷ này - Abel thấy trong đó có mình rồi - được tôi luyện trong chiến tranh - Abel lại thấy có mình - được một nền hòa bình vất vả cay đắng rèn rũa - lại đúng với Abel rồi - Đừng hỏi đất nước có thể làm gì cho mình mà hỏi xem mình làm được gì cho đất nước.
Đám đông đứng dậy hoan hô, quên cả tuyết rơi xuống đầy người, bị hút vào bài diễn văn hùng hồn của vị Tồng thống mới.
Abel trở về khách sạn Nam tước Washington trong lòng rất phấn khởi. Ông tắm rồi lại thay bộ đồ dự tiệc với ca-vát trắng. Những thứ này cũng đặc biệt sắm cho dịp này. Ngắm mình trong gương, Abel phải thừa nhận rằng bộ đồ mặc chưa phải là diện và mốt nhất.
Người thợ chuyên may cho ông đã hết sức cố gắng mới làm được như vậy. Trong ba năm qua ông thợ đã phải ba lần làm lại những bộ đồ rộng hơn cho Abel. Giá có Florentyna ở đây, chắc thế nào cô cũng ''mắng" cho ông một trận về chuyện không chịu giữ người để béo phệ ra như vậy. Tại sao ông vẫn cứ luôn luôn nghĩ đến Florentyna thế nhỉ? òng xem lại những huân chương của mình. Trước hết là huân chương cựu binh Ba Lan, rồi những huân chương phục vụ quân đội trên sa mạc và ở Châu Âu, rồi đến những huân chương ông gọi là dao dĩa, vì phục vụ hậu cần ăn uống trong quân đội.
Tối hôm đó có tất cả bảy vũ hội khai mạc được tiến hành ở Washington. Giấy mời của Abel được ngồi ở phòng truyền thống Thủ đô. ông ngồi trong một góc dành cho những đảng viên Dân chủ người Ba Lan của New York và Chicago. Họ có nhiều cái để cùng liên hoan với nhau. Edmund Muskie được vào Thượng viện và mười nhân vật dân chủ Ba Lan khác được bầu vào Quốc hội. Không ai nhắc đến tên hai người Ba Lan khác cũng mới được bầu nhưng là của đảng Cộng hòa.
Abel qua một tối rất vui vẻ với hai người bạn cũ trước đây đã cùng với ông lập nên nhóm Ba Lan - Mỹ trong Quốc hội. Họ đều hỏi thăm Florentyna.
Vũ hội bị ngắt quãng do John F.Kennedy và bà vợ rất đẹp là Jacquelìne bước vào. HỌ đứng đó chừng mười lăm phút, nói chuyện với mấy người được chọn lọc rất cẩn thận rồi lại tiếp tục đến chỗ khác. Mặc dầu Abel không được trực tiếp nói chuyện với Tổng thống, nhưng ông cũng rời bàn ra đứng ở một chỗ thế nào Kennedy cũng phải đi qua, và ông cố nói được một câu với Vincent Hogan khi thấy anh ta cùng đi với bộ sậu chung quanh Kennedy.
- Ông Rosnovski, may mắn gặp ông ở đây.
Abel rất muốn nói cho anh ta biết là với ông chẳng có gì may mắn cả, nhưng lúc này đây thì cả thời gian và địa điểm đều như vậy. Hogan cầm lấy cánh tay Abel và kéo ông bước nhanh đến sau một cái cột đá cẩm thạch.
- Lúc này không thể nói nhiều với ông được, ông Rosnovski, vì tôi phải đi kèm với Tổng thống, nhưng tôi chắc trong tương lai gần đây sẽ gọi đến cho ông. Tất nhiên, lúc này Tổng thống đang có nhiều những cuộc hẹn khác.
- Tất nhiên - Abel nói.
- Nhưng tôi hy vọng, - Vincent Hogan nói tiếp, - trường hợp của ông, mọi thứ sẽ được khẳng định vào cuối tháng ba hoặc đầu tháng tư. Tôi xin là người đầu tiên được chúc mừng ông, ông Rosnovski nhé. Tôi tin chắc rằng ông sẽ phục vụ Tổng thống rất tốt.
Abel nhìn theo Vincent Hogan gần như đang chạy để theo kịp đoàn người tùy tùng Kennedy lúc này đã bước vào một đoàn xe sang trọng mở cửa sẵn.
- Trông ông có vẻ hài lòng lắm nhỉ, - một người bạn Ba Lan của Abel lên tiếng khi thấy ông trở về bàn và ngồi xuống bắt đầu ăn miếng bít tết dai ngoách, thứ bít tết mà ở khách sạn Nam tước không cho phép làm như vậy. - Kennedy có mời ông ra làm Bộ trưởng Ngoại giao không?
Họ đều cười.
- Chưa đâu, - Abel nói. - Nhưng ông ấy có nói với tôi rằng ăn ở trong Nhà Trắng không thể sang bằng ở các khách sạn Nam tước được.
Sáng hôm sau Abel bay ngay về New York sau khi đã đến thăm nhà thờ Ba Lan ở Nghĩa trang Quốc gia.
Đến đây ông nghĩ tới cả hai Florentyna. Sân bay Washington hết sức lộn xộn và Abel về đến Nam tước New York chậm mất ba tiếng so với dự kiến. George cùng xuống ăn tối với ông và khi thấy Abel gọi một chai Dom Perigon thì ông yên trí là mọi việc đều tốt đẹp cả.
- Tối nay chúng ta liên hoan, - Abel nói. - Tôi có gặp Mogan ở vũ hội và hắn ta bảo cuộc hẹn sẽ được khẳng định trong mấy tuần tới. Có lẽ sẽ có công bố chính thức ngay sau khi tôi đi Trung Đông về.
- Chúc mừng anh, Abel. Tôi biết không có ai đáng hưởng vinh dự này hơn anh được.
- Cảm ơn anh, George. Tôi có thể đảm bảo là phần thưởng của anh cũng không phải là suông, vì sau khi mọi thứ đã chính thức rồi, tôi sẽ cử anh làm quyền Chủ tịch Công ty Nam tước trong khi tôi vắng mặt.
George uống một cốc sâm banh nữa. Hai người đã uống hết nửa chai.
- Lần này anh sẽ đi vắng bao lâu, Abel?
- Chỉ ba tuần thôi. Tôi muốn kiểm tra lại xem bọn Ả rập ấy có ăn cắp hết của tôi không, rồi tiếp tục sang Istanbul để khai mạc khách sạn Nam tước Istanbul. Trên đường tôi sẽ đi qua London và Paris nữa.
George gọi thêm sâm banh.
Abel ở London thêm ba ngày ngoài kế hoạch, tìm cách giải quyết những vấn đề của Nam tước London với một anh quản lý mà anh này hình như đổ tội mọi thứ cho các tổ chức công đoàn Anh. Hóa ra Nam tước London lại là một trong những thất bại ít có của Abel, mặc dầu ông vẫn chưa hiểu được cụ thể tại sao khách sạn này tiếp tục thua lỗ. Ông đã tính đến đóng cửa nó, nhưng Công ty Nam tước cần phải có mặt ở thành phố thủ đô nước Anh này, vì vậy ông lại một lần nữa đuổi người quản lý và tìm người khác thay thế.
Paris thì ngược lại. Khách sạn này là một trong những thành công lớn nhất của ông ở Châu Âu. ông đã có lần thừa nhận với Florentyna rằng Nam tước Paris là khách sạn ông thích nhất. Abel thấy mọi thứ trên đường Raspail đều rất có tổ chức. ông chỉ ở lại Paris hai ngày rồi bay tiếp sang Trung Đông.
Bây giờ Abel có địa điểm ở năm nước Ả rập vùng Vịnh Ba tư, nhưng chỉ có mỗi Nam tước ở Riyadh là đang thật sự tiến hành xây dựng. Nếu còn trẻ tuổi, chắc Abel đã ở lại Trung Đông đến vài năm để uốn nắn cho những người A rập ở đây biết làm ăn tử tế. Nhưng ông không thể chịu được đất cát với cái nóng ở đây và uống rượu whisky thì lại không sẵn sàng có. Ông cũng không thể chịu được những người địa phương. Ông để cho một trợ lý phó chủ tịch ở đây làm việc và bảo anh ta rằng chỉ khi nào quản được những người Trung Đông này thì mới cho trở về Mỹ mà quản những tay bất trị. Ông để tay trợ lý phó chủ tịch tội nghiệp đó ở lai một cái địa ngục giàu có nhất rồi đi tiếp sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Mấy năm qua Abel đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần để quan sát tiến trình xây dựng Nam tước Istanbul. Với Abel thì bao giờ cũng phải có cái gì đặc biệt về Constantinople, vì ông quá nhớ cái thành phố này.
Ông rất mong mở được một khách sạn Nam tước mới ở cái đất nước mà ông đã rời nó ra đi làm một cuộc sống mới ở Mỹ.
Về đến phòng đặc biệt, Abel thấy có đến mười lăm giấy mời gửi đến chờ trả lời. Bao giờ cũng vậy, cứ vào mỗi dịp khai mạc khách sạn là có rất nhiều giấy mời từ các nơi gửi đến yêu cầu, nhất là của những nhân vật chuyên đi ăn uống không mất tiền mà không biết họ ở đâu xuất hiện ra đông như vậy. Cứ như có phép ảo thuật ấy. Tuy nhiên, lần này có hai giấy mời đi ăn tối mà Abel lấy làm chắc chắn không thể liệt vào loại chuyên đi ăn ghẹ được, đó là hai vị đại sứ của Mỹ và Anh. Giấy mời lại là ở cơ quan sứ quán cũ của Anh, đối với Abel thật không cưỡng lại nổi vì đã gần bốn chục năm nay ông chưa về thăm chỗ này.
Tối hôm đó, Abel là khách của ngài Bemard Burrows, đại sứ của Nữ hoàng Anh ở Thổ Nhĩ Kỳ. ông ngạc nhiên thấy mình được xếp ngồi ở bên phải bà vợ Đại sứ một quyền ưu tiên mà Abel chưa bao giờ có được ở bất cứ sứ quán nào trong quá khứ. Ăn tiệc xong, ông lấy làm lạ với cái truyền thống quái gở của Anh là các bà phụ nữ kéo ra ngoài để các ông ngồi lại đó hút xì-gà và uống rượu poc-tô hoặc brandy. Abel được mời đến ngồi với vị đại sứ Mỹ, ông Fletcher Warren, để uống rượu poc-tô trong thư viện của ngài Bernard. Ngài Bernard tỏ ý trách đại sứ Mỹ là đã để ông ta mời Nam tước Chicago đến ăn tiệc trước.
- Người Anh là một giống người thích oai, - đại sứ Mỹ châm một điếu xì-gà Cu ba nói.
- Còn tôi thì chỉ thấy người Mỹ có một điều, - ngài Bernard nói, - đó là họ không biết khi nào họ bị đánh bại một cách lịch sự.
Abel nghe hai nhà ngoại giao nói chọc nhau và không hiểu tại sao họ lại mời ông vào chỗ riêng biệt này. Ngài Bernard mời Abel nếm rượu vang poc-tô và đại sứ Mỹ nâng cốc.
- Chúc Abel Rosnovski, - ông nói.
Ngài Bemard cũng nâng cốc. Ông ta nói:
- Tôi hiểu là chúc mừng cũng được rồi đấy.
Abel đỏ mặt vội nhìn sang phía Fletcher Warren xem thế nào.
- Ồ tôi để lộ bí mật rồi chăng, Fletcher? - Ngài Bernard nói, và quay sang đại sứ Mỹ. - ông bảo tôi rằng ai cũng biết chuyện đó cả rồi, phải không ông bạn.
- Phải đấy, - Fletcher Warren nói. - Vì người Anh chả giữ kín được cái gì quá lâu.
- Có phải vì thế mà các anh phải mất đến mấy năm mới phát hiện ra là chúng tôi đang đánh nhau với Đức chứ gì? - ngài Bernard nói.
Vị đại sứ Mỹ cười.
- Tôi nghe nói ít ngày nữa sẽ công bố chính thức.
Hai người quay sang nhìn Abel. Ông vẫn im lặng.
- Vậy thì có lẽ tôi là người đầu tiên chúc mừng ngài đấy, - ngài Bernard nói. - Tôi chúc mừng ngài trong chức vụ mới được rất nhiều hạnh phúc.
Abel đỏ mặt nghe nói đến cái chữ mà mấy tháng qua ông vẫn thường thốt lên với chính mình khi nhìn vào gương.
- Ông phải quen dần với việc người ta kêu mình bằng ngài, - vị đại sứ Anh nói tiếp. - Và một lô những thứ còn tệ hơn thế kia. Nhất là những chức tước chết tiệt mà vì thế ông đã phải dự hết cuộc này đến cuộc khác. Nếu bây giờ ông có vấn dề lên cân thì nó sẽ không thấm gì so với khi ông đã hoàn thành nhiệm kỳ công việc. ấy thế nhưng ông vẫn còn được sống để cảm ơn cuộc Chiến tranh Lạnh đấy. Đó là một điều khiến cho cuộc sống xã hội của ông còn có ranh giới được.
Vị đại sứ Mỹ cười.
- Giỏi đấy, Abel, và tôi cũng chúc mừng cho những thành công liên tiếp của ông. Chuyến đi gần đây nhất là ông về Ba Lan hồi nào? - ông ta hỏi.
- Tôi chỉ trở về quê nhà có một lần, thăm qua chốc lát, cách đây đã mấy năm rồi, - Abel nói. - Từ đó, tôi vẫn mong được quay lại nữa.
- Phải, ông sẽ quay lại trong khải hoàn, - Fletcher Warren nói. - Ông có quen với sứ quán của ta ở Warsaw không?
- Không, tôi không quen, - Abel thú nhận.
- Tòa nhà đó cũng không tồi, - ngài Bamard nói. - Cũng là để nhắc nhở cho các ngài nhớ rằng chỉ có sau Chiến tranh thế giới thứ hai mới đặt chân lên Châu Âu được. Nhưng thức ăn thì khủng khiếp. Tôi rất mong ông làm được cái gì đó về mặt này, ông Rosnovski. Tôi e rằng cách duy nhất có lẽ là ông phải cho xây một khách sạn Nam tước ở Warsaw. Với tư cách là một đại sứ, đó là điều tối thiểu người ta mong đợi ở một người Ba Lan cũ.
Abel ngồi trong tâm trạng phấn khởi hết sức, cười với những câu nói đùa của ngài Bernard. Ông thấy mình uống rượu vang hơi nhiều hơn mọi khi, thấy thoải mái dễ chịu, với mình và với đời. ông sốt ruột muốn quay về Mỹ để nói với Florentyna tin này, vì việc bổ nhiệm hình như đã có vẻ chính thức. Cô sẽ rất tự hào về ông. Ông quyết định là về đến New York ông sẽ giữ chỗ đi luôn sang San Francisco và làm lành với cô ông đã định làm thế từ trước rồi và bây giờ ông có cớ để làm. Phần nào ông cũng sẽ cố gắng tỏ ra ưa thích anh bạn Kane kia, nhưng nó không được tự xưng là Kane với ông nữa. Tên nó là gì ấy nhỉ, Richard ư? Phải đấy, Richard. Abel bỗng cảm thấy nhẹ người sau khi đã có quyết định như thế.
Sau khi cả ba người đã quay ra với các bà ở phòng khách chính, Abel giơ tay để lên vai Đại sứ Anh và nói:
- Thưa Ngài, tôi xin phép về.
- Về với Nam tước hả, - ngài Benlard nói. - Để tôi đưa ông ra xe, ông bạn thân mến.
Bà vợ ông Đại sứ đứng chào Abel ở cửa.
- Xin chúc bà ngủ ngon, thưa bà Burrows, và xin cảm ơn bà về buổi tối đáng ghi nhớ này.
Bà ta cười.
- Tôi có thể biết cái điều không được biết, ông Rosnovski ạ, nhưng cũng xin chúc mừng việc ông được bổ nhiệm. Hẳn ông phải rất tự hào trở về nơi ông sinh trưởng với tư cách là đại diện cao cấp cho đất nước mình.
- Vâng, thưa bà, - Abel đáp gọn.
Ngài Bernard tiễn ông xuống các bậc thềm đá của sứ quán Anh ra chiếc xe đang đợi. Người lái xe mở cửa xe.
- Chúc ông ngủ ngon, ông Rosnovski, - ngài Bemard nói, - và chúc mừng ông may mắn ở Warsaw. Nhân đây, xin hỏi ông có hài lòng với bữa ăn đầu tiên ở sứ quán Anh không?
- Thực ra là bữa thứ hai, thưa ngài Bernard.
- Trước ông đã có đến đây rồi ư? Trời ơi, khi kiểm tra lại sổ ghi các tên khách, tôi không thể tìm thấy tên ông.
- Không, - Abel nói. - Lần trước ăn ở sứ quán Anh là tôi ăn dưới bếp. Tôi chắc ở trong bếp họ không có sổ ghi tên khách. Nhưng đó là bữa ăn ngon nhất phải nhiều năm mới có được. . .
Abel mỉm cười và trèo lên sau xe. ông có thể thấy ngài Bemard ngẩn ngơ không biết có nên tin vào điều ông vừa nói không.
Ngồi trên xe về khách sạn Nam tước, ông gõ gõ ngón tay vào cửa sổ xe và khẽ hát trong cổ. Ông muốn về Mỹ ngay sáng hôm sau, nhưng ông không thể bỏ bữa tiệc do Fletcher Warren mời đến đại sứ quán Mỹ tối hôm sau. Một đại sứ tương lai là phải làm như thế thôi ông bạn ạ. ông tưởng như vẫn còn nghe thấy ngài Bernard nói bên tai.
Bữa ăn với Đại Bứ Mỹ hóa ra cũng là một dịp thú vị Abel phải giải thích cho những người khách đến dự về việc tại sao ông đã phải ăn trong bếp sứ quán Anh.
Lúc ông nói sự thật, hết thảy mọi người đều nhìn ông bằng con mắt ngạc nhiên kính phục. ông không chắc có nhiều người trong số đó tin là ông suýt bị chặt cụt tay hay không, nhưng mọi người ai cũng khen cái vòng bạc và tối hôm đó ai cũng gọi ông bằng "ngài".
Hôm sau Abel dậy sớm để sẵn sàng bay về Mỹ.
****
Chiếc máy bay DC-8 đỗ xuống Belgrade và phải nằm tịt ở đó mười sáu tiếng chờ sửa chữa lại. Họ bảo với ông là có chuyện trục trặc ở bộ phận hạ cánh. ông ngồi trong phòng đợi sân bay, nhấp thứ cà phê Nam tư không thể nào uống được. Sự tương phản giữa sứ quán Anh với cái quầy ăn tạm ở nước này khiến Abel nhớ mãi không quên được. Cuối cùng, máy bay cất cánh để rồi lại bị hoãn ở Amsterdam. Lần này, hành khách được yêu cầu đổi sang máy bay khác.
Về đến sân bay Icuewild, coi như Abel đã đi chuyến này hết gần ba mươi sáu tiếng. ông mệt quá đến không bước đi nổi nữa. Vừa ra khỏi khu vực Hải quan, ông bỗng thấy mình bị một lô nhà báo vây quanh, máy ảnh chụp tí tách loang loáng. ông toét miệng cười. Chắc là công bố rồi, ông nghĩ bụng. Bây giờ là chính thức đây. ông đứng thẳng người lên, chậm chạp bước một cách đàng hoàng, giấu cái dáng chân thọt. Không thấy George đâu, còn các nhà nhiếp ảnh thì cứ chen nhau để chụp ông.
Rồi ông thấy George đứng ở bên rìa đám đông, người như mất hồn. Qua hàng rào, Abel bỗng thấy tim mình như rụng xuống, còn một nhà báo thì không những không hỏi cảm tưởng ông như thế nào khi là người Mỹ gốc Ba Lan đầu tiên được bổ nhiệm làm đại sứ ở Warsaw, mà anh ta lại gào lên
- Ông có câu trả lời gì cho những lời buộc tội không?
Máy ảnh lại chớp lên nhoang nhoáng cùng với các câu hỏi khác.
- Những lời buộc tội có đúng không, ông Rosnovski?
- Thực tế ông đã trả cho nghị sĩ Osborne bao nhiêu tiền?
- Ông có phủ nhận những lời buộc tội ấy không?
- Ông trở về Mỹ để ra tòa đó chăng?
Họ ghi những câu trả lời của Abel mặc dầu ông không nói gì. Rồi bỗng ông quát to lên:
- Cho tôi ra khỏi chỗ này đi!
George cố chen lên đến chỗ Abel và len qua đám đông ra xe Cadillac đang chờ ở ngoài. Abel cúi xuống đưa hai tay lên che đầu trong khi đèn máy ảnh vẫn tiếp tục nháy. George quát người lái xe cho chạy ngay đi.
- về Nam tước, thưa ông? - Anh ta hỏi.
- Không, về chỗ cô Rosnovski ở đường 57. - George trả lời.
- Tại sao? - Abel hỏi.
- Vì báo chí đang kéo đầy đến Nam tước.
- Tôi không hiểu, - Abel nói. - ở Istanbul họ đối đãi với tôi như với một đại sứ, thế mà về đến nhà lại như một phạm nhân là thế nào? Có chuyện gì thế, George?
- Anh muốn nghe tôi nói tất cả hay chờ gặp luật sư của anh? - George hỏi.
- Luật sư của tôi? Anh thuê người đại diện cho tôi à? - Abel hỏi.
- H. Trafford Jilks, người khá nhất và đắt tiền nhất. Tôi nghĩ trong tình thế này anh không ngại gì về tiền cả, Abel.
- Đúng đấy, George, tôi xin lỗi. Bây giờ ông ta đâu?
- Tôi đề ông ta ở lại tòa, nhưng ông ta bảo xong việc là ông ta về đây ngay.
- Tôi không thể chờ lâu thế được, George. Anh cứ nói qua cho tôi biết là cái gì đã, nói cái xấu nhất ấy.
George hít lấy một hơi dài. Ông nói:
- Có giấy bắt giam anh.
- Về tội gì?
- Hối lộ quan chức chính phủ.
- Cả đời tôi chưa bao giờ dính đến một quan chức chính phủ nào, - Abel nói.
- Tôi biết, nhưng Henry Osbome có dính đến, và những gì ông ta làm hình như là nhân danh anh hoặc thay mặt anh.
- Ôi lạy Chúa,- Abel nói. - Lẽ ra tôi không bao giờ dùng ông ta. Tôi đã để cho cái điều cả hai cùng ghét Kane làm cho đầu óc mình bị ngu mất rồi. Nhưng tôi vẫn còn chưa thể tin được là Henry nói hết, vì cuối cùng chính ông ta cũng bị tội kia mà.
- Nhưng Henry đã biến mất rồi, - George nói. - Và điều ngạc nhiên lớn nhất là tự nhiên tất cả các khoản nợ của ông ta đã được bí mật thanh toán hết.
- William Kane rồi, - Abel bật ra.
- Không thấy gì chỉ về hướng đó, - George nói. - Không có chứng cớ gì ông ta dính líu đến chuyện này.
- Ai cần gì chứng cớ? Làm sao các nhà cầm quyền có được những tài liệu này?
- Không rõ lắm, - George. - Hình như có một gói hồ sơ nặc danh gửi thẳng đến Bộ Tư pháp ở Washington.
- Chắc là gửi từ bưu điện New York, - Abel nói.
-Không, từ Chicago.
Abel im lặng một lúc.
- Không thể là Henry gửi hồ sơ ấy cho họ, - ông nói - Như vậy vô lý.
- Sao anh biết chắc như vậy ? - George hỏi.
- Vì anh vừa bảo là các khoản nợ của ông ta được thanh toán, và chắc chắn là Bộ Tư Pháp nếu không tóm được món bở này thì họ sẽ không chịu ra tay. Henry có thể đã bán hồ sơ cho một người nào khác. Nhưng người đó là ai? Điều duy nhất chắc chắn là ông ta không bao giờ trực tiếp thả cái tin ấy cho Kane.
- Trực tiếp ư ? - George nói.
- Phải, trực tiếp, - Abel nhắc lại. - Có thể ông ta không bán trực tiếp. Có thể Kane đã thu xếp một người môi giới nào đó giải quyết toàn bộ vụ này nếu họ biết Henry đang mắc nợ rất nhiều và bọn cá cược đang đe dọa ông ta.
- Có thể đúng đấy, Abel. Chả cần phải một anh thám tử cũng có thể khám phá ra những vấn đề tài chính của Henry. Bất cứ ai ngồi ở một quầy rượu Chicago cũng có thể biết chuyện đó. Nhưng đừng vội kết luận gì. Để xem luật sư của anh nói thế nào đã.
Chiếc xe Cadillac dừng lại trước ngôi nhà cũ của Florentyna. Abel đã giữ lại ngôi nhà này với hy vọng một ngày kia con gái ông sẽ quay về George đã trông thấy Trafford Jilks đứng chờ sẵn ở cửa. Ông mở cho họ vào. Ngồi xong đâu đấy, George rót cho Abel một cốc whisky lớn. Abel uống một hơi cạn rồi đưa cốc cho George róc tiếp.
- Ông cứ nói cái tệ nhất ấy, ông Jilks. Ta giải quyết cho xong chuyện này đi.
- Tôi rất tiếc, ông Rosnovski, - ông ta lên tiếng. - Ông Novak có cho tôi biết về chuyện ở Warsaw.
- Bây giờ thì hết rồi. Ta nên quên cái gọi là "thưa Ngài" ấy đi thôi. Ông có thể tin chắc là nếu Vincent Hogan được hỏi đến, ông ta sẽ không còn nhớ cả tên tôi nữa kia. Nào, ông Jilks, họ ghép tôi vào những tội gì?
- Ông bị kết án mười bảy tội hối lộ và làm hư hỏng quan chức chính phủ ở mười bốn bang khác nhau. Tôi đã tạm thời thu xếp với Bộ tư pháp để người ta đến bắt ông tại nhà này vào sáng mai. Họ cũng không phản đối nếu ta nộp tiền để được tạm tha.
- Thế thì dễ chịu đấy, Abel nói, - nhưng nếu họ chứng minh được đầy đủ các tội thì sao?
- Ồ thế nào họ chả chứng minh được một số tội, - Tranfford Jilks nói. - Nhưng chừng nào Henry Osborne còn lủi trốn thì họ còn khó chưa thể đổ hết các tội cho ông được. Dù sao ông cũng phải thừa nhận sự thật là dù ông có tội hay không thì tai vạ cũng đã xảy ra rồi, ông Rosnovski.
- Tôi hiểu rõ quá đi chứ, - Abel nói, đưa mắt liếc nhìn trang đầu tờ Tin tức hàng ngày Tranfford Jilks mang theo. - Bây giờ thì ông phải tìm ra xem kẻ nào đã mua hồ sơ ấy của Henry Osborne, ông Jilks. Ông cần bao nhiêu người để làm việc này cứ thuê hết. Tôi không ngại tốn kém. Nhưng ông phải tìm ra, và tìm ra cho nhanh, vì nếu cuối cùng đó đúng là William Kane thì tôi sẽ cho hắn đứt luôn.
- Ông đã đang gay go rồi đấy, đừng có làm cho rắc rối thêm, - Tranfford Jilks nói. - Khéo rồi lại không rút ra được.
- Ông yên trí, - Abel nói. - Khi nào tôi cho Kane đi đứt thì đó sẽ là hợp pháp và hoàn toàn có danh dự.
- Ông nghe kỹ tôi nói nhé, ông Rosnovski. Lúc này ông hãy quên William Kane đi, và hãy lo về vụ xử sắp tới. Đó sẽ là sự kiện quan trọng nhất trong đời ông trừ phi ông không cần gì đến chuyện ngồi tù trong mười năm tới. Tối nay thì ông không còn có thể làm gì được nữa. Tôi sẽ cho ngươi của tôi đi tìm Henry Osborne, và sẽ đưa ra một lời tuyên bố ngắn cho báo chí bác bỏ những tội đó, nói rằng sau đây sẽ có lời giải thích đầy đủ chứng minh rằng ông hoàn toàn vô tội.
- Ta làm thế được không ? - George hỏi với vẻ hy vọng.
- Không đâu, - Jilks nói, - nhưng nó cho tôi có thêm thời gian để suy nghĩ. Khi nào ông Rosnoyski có dịp xem lại toàn bộ hồ sơ tên tuổi ấy, ông sẽ thấy là tôi rất ngạc nhiên phát hiện ra ông không hề có quan hệ trực tiếp gì với bất cứ ai trong đó. Rất có thể là Henry Osbome trước sau vẫn chỉ làm trung gian mà không bao giờ đưa ông Rosnovski vào đây cả. Như thế thì việc của tôi là phải chứng minh rằng Osborne đã vượt quyền của mình với tư cách là một giám đốc của công ty Xin ông nhớ cho nhé, ông Rosnovski, nếu ông gặp bất cứ người nào có tên trong hồ sơ đó thì ông phải cho tôi biết ngay vì, lạy Chúa, tôi chắc chắn mười mươi là Bộ Tư pháp sẽ dùng những người đó làm nhân chứng để chống lại chúng ta. Tôi sẽ để một bản sao hồ sơ lại cho ông rồi đến mai bắt đầu lo chuyện này. Ông cứ đi nằm và cố ngủ lấy một giấc. Chắc ông vừa đi về mệt lắm rồi. Sáng mai tôi gặp lại ông.
Abel bị bắt một cách lặng lẽ tại nhà con gái ông vào 8 giờ rưỡi sáng. Cảnh sát và viên chức tòa án liên bang của phần Nam New York đưa xe đến đem ông đi. Màu sắc rực rỡ trang trí trên các cửa hàng nhân ngay lễ thánh Valentine khiến Abel càng cảm thấy cô đơn. Jilks tưởng mình đã thu xếp được kín đáo không cho báo chí biết đến, nhưng khi Abel vừa tới tòa án thì ông lập tức đã bị phóng viên và nhiếp ảnh vây quanh. Ông cố gắng chịu đựng để đi vào phòng xử, George đi trước và Jilks theo sau. Họ yên lặng ngồi trong phòng chờ đến lượt mình.
Lúc được gọi ra, quá trình tuyên án chỉ có vài phút và không khí buồn tẻ một cách kỳ lạ. Thư ký tòa đọc lời tuyên án, Tranfford Jilks trả lời "không có tội" thay mặt cho khách hàng của mình và yêu cầu được nộp tiền để tạm tha. Như đã được thỏa thuận trước, tòa không bác ý kiến đó. Jilks đề nghị chánh án Prescott cho ba tháng để chuẩn bị bào chữa. Tòa cho hoãn ngày xử đến 17 tháng Năm.
Abel lại được tự do, đàng hoàng ra đối diện với báo chí và nhiếp ảnh. Lái xe đã cho xe chờ sẵn dưới bậc thềm và mở cửa sau. Máy đã nổ sẵn, người lái xe phải khéo lắm mới khỏi đụng vào các phóng viên báo chí vẫn đi theo hỏi chuyện. Về đến đường 57 rồi, Abel mới để tay lên vai George:
- Bây giờ nhé, George, anh sẽ trực tiếp quản lý công ty trong thời gian ba tháng để tôi chuẩn bị việc chống án với ông Jilks. Ta hãy hy vọng là sau đó anh sẽ không phải một mình quản lý công ty nữa, - Abel gượng cười nói.
- Cố nhiên là không rồi, Abel. Ông Jilks sẽ gỡ được cho anh, rồi anh xem. - George xách cái cặp lên và cầm lấy cánh tay Abel. - Anh cứ yên trí, - ông nói rồi từ giã hai người kia.
Khi vào ngồi trong phòng khách rồi, Abel nói với nhà luật sư.
- Tôi không biết là nếu không có George thì tôi xoay xở ra sao. Hai chúng tôi cùng đi tàu đến đây từ gần bốn chục năm trước, và cùng trải qua không biết bao nhiêu gian khổ. Bây giờ xem ra trước mắt vẫn còn nhiều gian khổ chứ chưa hết. Thôi, ta tiếp tục làm cái gì đó đi, ông Jilks. Ông không có tin gì mới về Henry Osborne sao?
- Không, nhưng tôi có sáu người đang đi tìm và tôi biết là Bộ Tư pháp ít ra cũng có sáu người nữa. Vì vậy, có thể chắc chắn là sẽ tìm ta ông ta, tất nhiên là không thể cho họ tìm thấy trước.
- Còn cái người mà Osborne bán hồ sơ cho anh ta?- Abel hỏi.
- Tôi đã có người tin cậy ở Chicago được phân công tìm rồi.
- Tốt, Abel nói. - Bây giờ đến lúc xem lại cái hồ sơ tên tuổi ông để lại cho tôi đêm qua.
Tranfford Jilks bắt đầu bằng việc đọc lại lời tuyên án của tòa, rồi sau đó cùng với Abel đi vào chi tiết của từng tội trạng.
Sau gần ba tuần gặp nhau liên tục như vậy và Jilks tin rằng Abel không còn có điều gì khác nữa để nói, ông ta đành để cho khách hàng của mình được nghỉ ngơi. Suốt ba tuần đó mà không có gì đưa đến tìm hiểu hiện nay Henry Osborne đang ở đâu. Cả những người của Jilks và của BỘ tư pháp đều chịu không tìm ra. Người của Jilks cũng không làm sao tìm được người mà Henry bán tài liệu cho. ông luật sư bắt đầu tự hỏi không biết Abel có hoàn toàn đúng không.
Ngày xử đã đến gần, Albel đã có ý nghĩ rằng không chừng mình có khả năng là phải ngồi tù thật. Bây giờ ông cũng đã năm mươi lăm tuổi. ông lo ngại nghĩ đến triển vọng những năm cuối của đời mình sẽ giống như những năm đầu đã bị tù tội. Tranfford Jilks cũng đã cho thấy là nếu Chính phủ chỉ cần chứng minh một trường hợp thôi thì hồ sơ đó của Osborne đã đủ cho Abel ngồi tù rất lâu rồi. Abel lấy làm căm tức về sự
bất công này - ông cảm thấy thật bất công. - Những việc phi pháp mà Henry Osborne đã nhân danh ông để làm ấy tuy có thật nhưng không phải là cá biệt.
Abel tin rằng không có thứ kinh doanh mới nào phát triển được hoặc không thể có thứ tiền nào kiếm ra được nếu không có những chuyện đấm đút hối lộ cho một số người đã được nêu tên trong hồ sơ này. Ông nghĩ đến vẻ mặt bình tĩnh thản nhiên của anh chàng William Kane ngồi ở Boston những năm xưa, trên một đống tiền được thừa hưởng mà rất có thể là nguồn gốc của những tiền ấy đều nhơ bẩn cả nhưng được che đậy dưới cái vỏ đẹp đẽ từ bao nhiêu đời rồi.
Florentyna viết cho ông một bức thư rất cảm động, kèm theo mấy tấm ảnh con trai của cô, cô nói cô vẫn yêu vẫn kính trọng Abel và tin rằng ông vô tội.
Ba ngày trước khi xử, Bộ tư pháp tìm ra Henry Osborne ở New Orleans. Lẽ ra họ không thể biết ông ta là ai nếu như ông ta không vào một bệnh viện ở địa phương với hai cái chân bị gãy. Một viên cảnh sát phát hiện ra Henry bị thương là do quỵt nợ đánh bạc.
Ở New Orleans người ta rất ghét cái trò này. Viên cảnh sát xác định được đâu ra đấy rồi, tối hôm đó, sau khi bệnh viện đã bó bột cho hai chân của Osborne, cho ông ta ra xe lên máy bay đưa về New York.
Henry Osborne ngay ngày hôm sau bị kết tội âm mưu trốn tránh và cũng không được nộp tiền để tạm tha. Tranfford Jilks xin phép tòa cho ông được hỏi Osborne. Tòa cho phép nhưng Jilks hỏi chuyện mà cũng chẳng biết được gì hơn. Hình như đã rõ ràng và Osborne có mặc cả với chính phủ, trong đó ông ta hứa là sẽ khai hết tội cho Abel cốt để nhẹ tội cho bản thân ông ta.
- Hẳn là ông Osborne sẽ chỉ bị tội rất nhẹ thôi, - ông luật sư lặng lẽ bình luận, - hắn sẽ chơi cái trò ấy đấy!
Abel nói.
- Tôi thì chịu đòn, còn hắn thì thoát.
- Bây giờ thì chúng ta coi như chịu, không biết là hắn đã bán cái hồ sơ chết tiệt ấy cho ai.
Không, ông nhầm đấy ông Rosnovski. ĐÓ là điều ông ta nói ra, - Jilks nói. - Ông ta bảo không phải William Kane. Trong bất cứ hoàn cảnh nào ông ta cũng không bao giờ bán hồ sơ cho Kane. Một người ở Chicago gọi báo cho biết là Harry Smith đã trả tiền mặt cho Osborne để lấy tài liệu đó. Mà ông biết đấy, Harry Smith chỉ là cái tên giả. ở Chicago có đến hàng chục Harry Smith mà không một ai khớp với người như đã mô tả.
- Tìm người đó đi, - Abel nói. - ông phải tìm ra ông ta trước khi tòa xử.
- Chúng tôi đã làm việc đó rồi, - Jilks nói. - Nếu ông ta còn có ở Chicago thì chúng tôi đã giữ ngay trong tuần rồi. Osborne còn nói là cái ông Smith nào đó đảm bảo chỉ dùng tài liệu này cho mục đích riêng thôi chứ không có ý định tiết lộ nội dung cho bất cứ ai trong chính quyền.
- Nhưng tại sao cái ông "Smith" đó lại cần đến những chi tiết ấy làm gì? - Abel hỏi.
- Tôi đoán là có sự tống tiền, vì vậy mà Henry Osborne phải biến đi, để tránh mặt ông. Ông nghĩ xem, ông Rosnovski, có thể là ông ta nói thật. Vả lại, khi nghe nói hồ sơ này đã nằm trong tay BỘ tư pháp thì ông ta cũng lo sợ và thất vọng chẳng kém gì ông khi nghĩ đến những gì sẽ bị tiết lộ. Cho nên tôi không lấy làm lạ thấy ông ta trốn tránh và đến khi bị bắt thì ông ta sẵn sàng khai ra hết.
- Ông biết không, Abel nói, - cái lý do duy nhất tôi dùng con người đó chỉ vì ông ta cũng căm ghét Kane như tôi căm ghét vậy, và đến bây giờ thì Kane chơi cả hai chúng tôi.
- Không có chứng cớ gì cho thấy ông Kane có dính líu vào đây, - Jilks nói.
- Tôi không cần chứng cớ.
Vụ xử được hoãn lại theo yêu cầu của Chính phủ, vì người ta cần có thêm thời gian để thẩm vấn Henry Osborne trước khi quyết định đưa ra xử. Bây giờ ông ta là nhân chứng chủ yếu trong vụ án. Tranfford Jilks kịch liệt phản đối và báo cho tòa biết rằng sức khỏe của khách hàng của ông, bây giờ không còn là một người trẻ tuổi nữa, đang mỗi ngày một sa sút vì bị căng thẳng với những lời buộc tội sai lầm. Chánh án Prescott không nghe. Ông đồng ý với yêu cầu của Chính phủ và hoãn vụ xử thêm bốn tuần nữa.
Thời gian một tháng ấy đối với Abel thật dài, và hai ngày trước khi đưa ra xử, ông đành cho là mình có tội và sẵn sàng chịu án tù một thời gian dài. Thế rồi bỗng người của Tranfforđ Jilks báo tin ở Chicago tìm ra người có tên là Harry Smith, và anh này lại hóa ra một thám tử tư nhân ở địa phương mang tên giả vì khách hàng của anh ta buộc phải như vậy, và khách hàng đó là một công ty luật gia ở New York: Jilks phải bỏ ra một ngàn đô la và mất hai mươi bốn giờ nữa mới được anh chàng Harry Smith này cho biết công ty luật gia ấy là Cohen và Yablons.
- Luật gia của Kane rồi, - Abel nói ngay.
- Ông chắc thế không? - Jilks hỏi.- Căn cứ những điều tôi biết về William Kane thì ông ta không bao giờ dùng đến một công ty của người Do thái đâu.
- Trước đây, khi tôi mua những khách sạn từ ngân hàng Kane thì mọi thứ giấy tờ đều do một người có tên là Thomas Cohen làm. Vì một lý do nào đó, ngân hàng dùng hai luật gia để làm việc chuyển khoản.
- Vậy anh muốn tôi làm gì về việc này,- George hỏi Abel.
- Không nên làm gì hết, - Tranfforđ Jilks nói.- Trước vụ xử, chúng ta không nên làm cho rắc rối thêm. Ông hiểu chứ, ông Rosnovski ?
- Vậy, - Abel nói. - Xử xong tôi sẽ tính chuyện với Kane. Bây giờ, ông nghe đây nhé, ông Jilks, ông hãy nghe cho kỹ. ông phải quay lại chỗ Osborne ngay và bảo cho ông ta biết là hồ sơ đó đã do Harry Smith bán cho William Kane và Kane đã dùng nó để trả thù cả hai người, ông nhớ nhấn mạnh vào chỗ "cả hai người". Tôi cam đoan với ông là khi Osborne nghe nói thế, ông ta sẽ không mở miệng nói gì ở ghế nhân chứng đâu dù cho ông ta đã hứa bất cứ gì với Bộ Tư pháp. Henry Osborne là người duy nhất còn sống để mà căm ghét Kane hơn là tôi ghét nữa kia.
- Tùy ông thôi, - Jilks nói, tuy có vẻ không thông lắm. - Nhưng tôi vẫn phải nói trước để ông biết, ông Rosnovski, rằng ông ta sẽ cứ đồ hết tội cho ông đấy, vì cho đến bây giờ ông ta đã làm một tí gì để đỡ cho ông đâu.
- Ông hãy cứ tin ở tôi, ông Jilks. Nghe nói đến Kane có dính líu vào đây là lập tức ông ta sẽ thay đổi thái độ ngay.
Tối hôm đó, Tranfford Jilks được phép vào thăm Henry Osborne mười phút trong nhà giam. Osborne nghe ông nói nhưng không có phản ứng gì. Jilks tin chắc là điều mình vừa nói không hề tác động chút nào đến nhân chứng đó của Chính phủ. Ông quyết định để đến sáng hôm sau sẽ nói lại cho Abel Rosnovski biết. Ông muốn để khách hàng của mình được một đêm ngủ yên trước khi vụ xử tiến hành vào hôm sau.
Bốn tiếng đồng hồ trước khi vụ xử bắt đầu, người gác nhà giam đem thức ăn sáng vào cho Henry Osborne đã thấy ông ta treo cổ từ bao giờ.
ông ta đã dùng chiếc ca vát Harvard để tự tử.
Vụ xử tiến hành mà không có nhân chứng gì, vì vậy phải kéo dài. Sau khi nghe Tranfford Jilks trình bày về tình trạng sức khỏe của khách hàng mình, Chánh án Prexott đã bác đi. Công chúng theo dõi từng tý một vụ xử Nam tước Chicago trên truyền hình và báo chí. Điều khủng khiếp cho Abel hơn cả là ông thấy Zaphia ngồi trong đám công chúng với vẻ như khoan khoái được thấy ông khổ sở. Sau chín ngày ở tòa, công tố thấy vụ xử này không đứng vững lắm bèn tính chuyện mặc cả với Tranfford Jilks. Trong một lúc nghỉ, Jilks nói lại cho Abel biết về ý của tòa.
- Họ sẽ bỏ không buộc tội hối lộ nếu ông nhận là mình có thiếu sót đối với hai trường hợp nhỏ định mua chuộc quan chức.
- Nếu tôi không nhận gì hết thì liệu có cơ hội thoát không?
- Tôi nghĩ là chỉ có một nửa cơ hội thôi, - Jilks nói.
- Thế nếu không thoát thì sao?
- Chánh án Prescott găng lắm. Xoàng ra cũng sáu năm tù, không kém được một ngày.
- Còn nếu tôi chịu và nhận hai cái lỗi nhỏ kia thì sao?
- Thì chịu phạt nặng đấy. Tôi chắc chỉ đến thế là cùng, - Jilks nói.
Abel ngồi suy nghĩ một lát.
- Được tôi nhận tội. Cho xong cái chuyện chết tiệt này đi.
Các luật sư của chính phủ báo cho chánh án biết là họ hủy bỏ mười lăm tội trạng của Abel Rosnovski.
Tranfford Jilks đứng lên nói trước tòa rằng khách hàng của ông nhận hai tội còn lại kia là có thiếu sót trong hành động. Đoàn thẩm phán được cho trở lại và chánh án Preseott trong khi kết luận đã phê phán Abel rất mạnh, nhắc nhở cho ông ta biết rằng trong cái quyền làm ăn kinh doanh không bao gồm cả quyền mua chuộc công chức nhà nước. Hối lộ là một tội ác, và tội ác đó lại càng nặng nếu nó được tiến hành bởi một người có hiểu biết và có quyền thế, mà những người như vậy không ai lại hạ mình xuống mức đó. ở những nước khác, ông chánh án nói thêm, khiến cho
Abel lại vẫn cảm thấy như mình với nhập cư, hối lộ có thể được chấp nhận như một hành động bình thường trong đời sống hàng ngày nhưng ở trên đất Hoa Kỳ này thì không thế được. Chánh án Prescott tuyên án Abel sáu tháng tù treo với 25.000 đô la tiền phạt, cộng với các khoản chi phí khác.
George đưa cho Abel trở về khách sạn Nam tước. Hai người ngồi trên tầng thượng uống rượu whisky đến hơn một giờ đồng hồ, rồi cuối cùng Abel nói:
- George này, tôi muốn anh tiếp xúc với Peter Parfitt và trả cho ông ta một triệu đô la để lấy cái hai phần trăm trong ngân hàng Lester đi, vì một khi đã nắm trong tay được tám phần trăm cổ phần của ngân hàng là tôi sẽ có thể vận dụng Điều khoản 7 trong quy chế, và tôi sẽ giết William Kane ngay trong phòng giám đốc của hắn.
George gật đầu buồn bã. ông sợ rằng trận chiến vẫn chưa kết thúc.
*******
Mấy ngày sau Bộ Ngoại giao thông báo Ba Lan đã được hưởng quy chế tối huệ quốc trong việc buôn bán với Hoa Kỳ, và đại sứ tương lai của Mỹ ở Warsaw sẽ là John Moors Cabot.
Nhà hàng của Florentyna chỉ cách khách sạn Nam tước mới có vài trăm thước thôi, nhưng hai bố con không gặp nhau.
Sau những kết quả ở bang Illinois và John F.Kennedy có vẻ như chắc chắn sẽ làm Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, Abel uống rượu chúc mừng sức khỏe Thị trưởng Daley và tổ chức liên hoan ở Trụ sở đảng Dân chủ trên quảng trường Thời Đại. Mãi đến năm giờ sáng hôm sau ông mới về nhà.
- Mình có bao nhiêu chuyện để mà liên hoan, - ông bảo George - Mình sắp sửa là...
Nói chưa hết câu, ông đã lăn ra ngủ. George cười và đặt ông lên giường.
William ngồi trong thư viện nhà ông ở Đường 68 theo dõi kết quả bầu cử. Sau khi thông báo về kết quả ở Illinois mà những kết quả này phải đến mười giờ sáng hôm sau mới được khẳng định. (William chưa bao giờ tin ở Thị trưởng Daley) Walter Cronkite tuyên bố coi như đã xong cả rồi, bây giờ chỉ còn lại có tiếng gào thét nữa thôi, William nhấc điện thoại lên gọi cho số của Thaddeus Ghen ở nhà riêng. Ông nói:
- SỐ tiền hai mươi lăm nghìn đô la ấy coi như đã được đầu tư đúng chỗ rồi, Thaddeus. Bây giờ chúng ta hãy tin chắc rằng không có thời kỳ trăng mật cho ông Rosnovski nữa đâu. ông đừng làm gì hết trước khi ông ta lên đường đi Thổ Nhĩ Kỳ.
William bỏ máy xuống và lên giường nằm. Ông thất vọng vì Richard Nixon đã không đánh bại được Kennedy, và thế là người anh em họ hàng xa của ông, Henry Cabot Lodge, không được làm phó Tổng thống.
Nhưng chẳng may...
******
Khi Abel nhận được giấy mời đến một trong những vũ hội khai mạc của Tổng thống Kennedy ở thủ đô Washington, ông nghĩ chỉ có một người duy nhất ông muốn chia sẻ vinh dự này thôi. ông trao đổi với George và sau đó phải đồng ý với ông ta rằng Florentyna sẽ không bao giờ đi theo ông đến dự trừ phi cô biết chắc mối thù giữa ông bố Richard sẽ được giải quyết. Thế là ông biết sẽ phải đi một mình.
Để có thể đi Washinton dự lễ, Abel phải hoãn chuyến đi Châu Âu và Trung Đông. Ông không thể vắng mặt tại cuộn lễ khánh thành này nhưng vẫn có thề hoãn việc khai mạc Nam tước ở Istanbul lại ít ngày.
Abel có một bộ đồ xanh thẫm mới kiểu bảo thủ giành riêng cho dịp này, và ông cũng đã giành riêng cả phòng đặc biệt trong khách sạn Nam tước Washington vào hôm đó. Ông khoan khoái ngồi xem vị Tổng thống trẻ và đầy sức sống đọc diễn văn khai mạc, tràn đầy hy vọng và hứa hẹn trong tương lai.
- Một thế hệ mới của những người Mỹ sinh ra trong thế kỷ này - Abel thấy trong đó có mình rồi - được tôi luyện trong chiến tranh - Abel lại thấy có mình - được một nền hòa bình vất vả cay đắng rèn rũa - lại đúng với Abel rồi - Đừng hỏi đất nước có thể làm gì cho mình mà hỏi xem mình làm được gì cho đất nước.
Đám đông đứng dậy hoan hô, quên cả tuyết rơi xuống đầy người, bị hút vào bài diễn văn hùng hồn của vị Tồng thống mới.
Abel trở về khách sạn Nam tước Washington trong lòng rất phấn khởi. Ông tắm rồi lại thay bộ đồ dự tiệc với ca-vát trắng. Những thứ này cũng đặc biệt sắm cho dịp này. Ngắm mình trong gương, Abel phải thừa nhận rằng bộ đồ mặc chưa phải là diện và mốt nhất.
Người thợ chuyên may cho ông đã hết sức cố gắng mới làm được như vậy. Trong ba năm qua ông thợ đã phải ba lần làm lại những bộ đồ rộng hơn cho Abel. Giá có Florentyna ở đây, chắc thế nào cô cũng ''mắng" cho ông một trận về chuyện không chịu giữ người để béo phệ ra như vậy. Tại sao ông vẫn cứ luôn luôn nghĩ đến Florentyna thế nhỉ? òng xem lại những huân chương của mình. Trước hết là huân chương cựu binh Ba Lan, rồi những huân chương phục vụ quân đội trên sa mạc và ở Châu Âu, rồi đến những huân chương ông gọi là dao dĩa, vì phục vụ hậu cần ăn uống trong quân đội.
Tối hôm đó có tất cả bảy vũ hội khai mạc được tiến hành ở Washington. Giấy mời của Abel được ngồi ở phòng truyền thống Thủ đô. ông ngồi trong một góc dành cho những đảng viên Dân chủ người Ba Lan của New York và Chicago. Họ có nhiều cái để cùng liên hoan với nhau. Edmund Muskie được vào Thượng viện và mười nhân vật dân chủ Ba Lan khác được bầu vào Quốc hội. Không ai nhắc đến tên hai người Ba Lan khác cũng mới được bầu nhưng là của đảng Cộng hòa.
Abel qua một tối rất vui vẻ với hai người bạn cũ trước đây đã cùng với ông lập nên nhóm Ba Lan - Mỹ trong Quốc hội. Họ đều hỏi thăm Florentyna.
Vũ hội bị ngắt quãng do John F.Kennedy và bà vợ rất đẹp là Jacquelìne bước vào. HỌ đứng đó chừng mười lăm phút, nói chuyện với mấy người được chọn lọc rất cẩn thận rồi lại tiếp tục đến chỗ khác. Mặc dầu Abel không được trực tiếp nói chuyện với Tổng thống, nhưng ông cũng rời bàn ra đứng ở một chỗ thế nào Kennedy cũng phải đi qua, và ông cố nói được một câu với Vincent Hogan khi thấy anh ta cùng đi với bộ sậu chung quanh Kennedy.
- Ông Rosnovski, may mắn gặp ông ở đây.
Abel rất muốn nói cho anh ta biết là với ông chẳng có gì may mắn cả, nhưng lúc này đây thì cả thời gian và địa điểm đều như vậy. Hogan cầm lấy cánh tay Abel và kéo ông bước nhanh đến sau một cái cột đá cẩm thạch.
- Lúc này không thể nói nhiều với ông được, ông Rosnovski, vì tôi phải đi kèm với Tổng thống, nhưng tôi chắc trong tương lai gần đây sẽ gọi đến cho ông. Tất nhiên, lúc này Tổng thống đang có nhiều những cuộc hẹn khác.
- Tất nhiên - Abel nói.
- Nhưng tôi hy vọng, - Vincent Hogan nói tiếp, - trường hợp của ông, mọi thứ sẽ được khẳng định vào cuối tháng ba hoặc đầu tháng tư. Tôi xin là người đầu tiên được chúc mừng ông, ông Rosnovski nhé. Tôi tin chắc rằng ông sẽ phục vụ Tổng thống rất tốt.
Abel nhìn theo Vincent Hogan gần như đang chạy để theo kịp đoàn người tùy tùng Kennedy lúc này đã bước vào một đoàn xe sang trọng mở cửa sẵn.
- Trông ông có vẻ hài lòng lắm nhỉ, - một người bạn Ba Lan của Abel lên tiếng khi thấy ông trở về bàn và ngồi xuống bắt đầu ăn miếng bít tết dai ngoách, thứ bít tết mà ở khách sạn Nam tước không cho phép làm như vậy. - Kennedy có mời ông ra làm Bộ trưởng Ngoại giao không?
Họ đều cười.
- Chưa đâu, - Abel nói. - Nhưng ông ấy có nói với tôi rằng ăn ở trong Nhà Trắng không thể sang bằng ở các khách sạn Nam tước được.
Sáng hôm sau Abel bay ngay về New York sau khi đã đến thăm nhà thờ Ba Lan ở Nghĩa trang Quốc gia.
Đến đây ông nghĩ tới cả hai Florentyna. Sân bay Washington hết sức lộn xộn và Abel về đến Nam tước New York chậm mất ba tiếng so với dự kiến. George cùng xuống ăn tối với ông và khi thấy Abel gọi một chai Dom Perigon thì ông yên trí là mọi việc đều tốt đẹp cả.
- Tối nay chúng ta liên hoan, - Abel nói. - Tôi có gặp Mogan ở vũ hội và hắn ta bảo cuộc hẹn sẽ được khẳng định trong mấy tuần tới. Có lẽ sẽ có công bố chính thức ngay sau khi tôi đi Trung Đông về.
- Chúc mừng anh, Abel. Tôi biết không có ai đáng hưởng vinh dự này hơn anh được.
- Cảm ơn anh, George. Tôi có thể đảm bảo là phần thưởng của anh cũng không phải là suông, vì sau khi mọi thứ đã chính thức rồi, tôi sẽ cử anh làm quyền Chủ tịch Công ty Nam tước trong khi tôi vắng mặt.
George uống một cốc sâm banh nữa. Hai người đã uống hết nửa chai.
- Lần này anh sẽ đi vắng bao lâu, Abel?
- Chỉ ba tuần thôi. Tôi muốn kiểm tra lại xem bọn Ả rập ấy có ăn cắp hết của tôi không, rồi tiếp tục sang Istanbul để khai mạc khách sạn Nam tước Istanbul. Trên đường tôi sẽ đi qua London và Paris nữa.
George gọi thêm sâm banh.
Abel ở London thêm ba ngày ngoài kế hoạch, tìm cách giải quyết những vấn đề của Nam tước London với một anh quản lý mà anh này hình như đổ tội mọi thứ cho các tổ chức công đoàn Anh. Hóa ra Nam tước London lại là một trong những thất bại ít có của Abel, mặc dầu ông vẫn chưa hiểu được cụ thể tại sao khách sạn này tiếp tục thua lỗ. Ông đã tính đến đóng cửa nó, nhưng Công ty Nam tước cần phải có mặt ở thành phố thủ đô nước Anh này, vì vậy ông lại một lần nữa đuổi người quản lý và tìm người khác thay thế.
Paris thì ngược lại. Khách sạn này là một trong những thành công lớn nhất của ông ở Châu Âu. ông đã có lần thừa nhận với Florentyna rằng Nam tước Paris là khách sạn ông thích nhất. Abel thấy mọi thứ trên đường Raspail đều rất có tổ chức. ông chỉ ở lại Paris hai ngày rồi bay tiếp sang Trung Đông.
Bây giờ Abel có địa điểm ở năm nước Ả rập vùng Vịnh Ba tư, nhưng chỉ có mỗi Nam tước ở Riyadh là đang thật sự tiến hành xây dựng. Nếu còn trẻ tuổi, chắc Abel đã ở lại Trung Đông đến vài năm để uốn nắn cho những người A rập ở đây biết làm ăn tử tế. Nhưng ông không thể chịu được đất cát với cái nóng ở đây và uống rượu whisky thì lại không sẵn sàng có. Ông cũng không thể chịu được những người địa phương. Ông để cho một trợ lý phó chủ tịch ở đây làm việc và bảo anh ta rằng chỉ khi nào quản được những người Trung Đông này thì mới cho trở về Mỹ mà quản những tay bất trị. Ông để tay trợ lý phó chủ tịch tội nghiệp đó ở lai một cái địa ngục giàu có nhất rồi đi tiếp sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Mấy năm qua Abel đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần để quan sát tiến trình xây dựng Nam tước Istanbul. Với Abel thì bao giờ cũng phải có cái gì đặc biệt về Constantinople, vì ông quá nhớ cái thành phố này.
Ông rất mong mở được một khách sạn Nam tước mới ở cái đất nước mà ông đã rời nó ra đi làm một cuộc sống mới ở Mỹ.
Về đến phòng đặc biệt, Abel thấy có đến mười lăm giấy mời gửi đến chờ trả lời. Bao giờ cũng vậy, cứ vào mỗi dịp khai mạc khách sạn là có rất nhiều giấy mời từ các nơi gửi đến yêu cầu, nhất là của những nhân vật chuyên đi ăn uống không mất tiền mà không biết họ ở đâu xuất hiện ra đông như vậy. Cứ như có phép ảo thuật ấy. Tuy nhiên, lần này có hai giấy mời đi ăn tối mà Abel lấy làm chắc chắn không thể liệt vào loại chuyên đi ăn ghẹ được, đó là hai vị đại sứ của Mỹ và Anh. Giấy mời lại là ở cơ quan sứ quán cũ của Anh, đối với Abel thật không cưỡng lại nổi vì đã gần bốn chục năm nay ông chưa về thăm chỗ này.
Tối hôm đó, Abel là khách của ngài Bemard Burrows, đại sứ của Nữ hoàng Anh ở Thổ Nhĩ Kỳ. ông ngạc nhiên thấy mình được xếp ngồi ở bên phải bà vợ Đại sứ một quyền ưu tiên mà Abel chưa bao giờ có được ở bất cứ sứ quán nào trong quá khứ. Ăn tiệc xong, ông lấy làm lạ với cái truyền thống quái gở của Anh là các bà phụ nữ kéo ra ngoài để các ông ngồi lại đó hút xì-gà và uống rượu poc-tô hoặc brandy. Abel được mời đến ngồi với vị đại sứ Mỹ, ông Fletcher Warren, để uống rượu poc-tô trong thư viện của ngài Bernard. Ngài Bernard tỏ ý trách đại sứ Mỹ là đã để ông ta mời Nam tước Chicago đến ăn tiệc trước.
- Người Anh là một giống người thích oai, - đại sứ Mỹ châm một điếu xì-gà Cu ba nói.
- Còn tôi thì chỉ thấy người Mỹ có một điều, - ngài Bernard nói, - đó là họ không biết khi nào họ bị đánh bại một cách lịch sự.
Abel nghe hai nhà ngoại giao nói chọc nhau và không hiểu tại sao họ lại mời ông vào chỗ riêng biệt này. Ngài Bernard mời Abel nếm rượu vang poc-tô và đại sứ Mỹ nâng cốc.
- Chúc Abel Rosnovski, - ông nói.
Ngài Bemard cũng nâng cốc. Ông ta nói:
- Tôi hiểu là chúc mừng cũng được rồi đấy.
Abel đỏ mặt vội nhìn sang phía Fletcher Warren xem thế nào.
- Ồ tôi để lộ bí mật rồi chăng, Fletcher? - Ngài Bernard nói, và quay sang đại sứ Mỹ. - ông bảo tôi rằng ai cũng biết chuyện đó cả rồi, phải không ông bạn.
- Phải đấy, - Fletcher Warren nói. - Vì người Anh chả giữ kín được cái gì quá lâu.
- Có phải vì thế mà các anh phải mất đến mấy năm mới phát hiện ra là chúng tôi đang đánh nhau với Đức chứ gì? - ngài Bernard nói.
Vị đại sứ Mỹ cười.
- Tôi nghe nói ít ngày nữa sẽ công bố chính thức.
Hai người quay sang nhìn Abel. Ông vẫn im lặng.
- Vậy thì có lẽ tôi là người đầu tiên chúc mừng ngài đấy, - ngài Bernard nói. - Tôi chúc mừng ngài trong chức vụ mới được rất nhiều hạnh phúc.
Abel đỏ mặt nghe nói đến cái chữ mà mấy tháng qua ông vẫn thường thốt lên với chính mình khi nhìn vào gương.
- Ông phải quen dần với việc người ta kêu mình bằng ngài, - vị đại sứ Anh nói tiếp. - Và một lô những thứ còn tệ hơn thế kia. Nhất là những chức tước chết tiệt mà vì thế ông đã phải dự hết cuộc này đến cuộc khác. Nếu bây giờ ông có vấn dề lên cân thì nó sẽ không thấm gì so với khi ông đã hoàn thành nhiệm kỳ công việc. ấy thế nhưng ông vẫn còn được sống để cảm ơn cuộc Chiến tranh Lạnh đấy. Đó là một điều khiến cho cuộc sống xã hội của ông còn có ranh giới được.
Vị đại sứ Mỹ cười.
- Giỏi đấy, Abel, và tôi cũng chúc mừng cho những thành công liên tiếp của ông. Chuyến đi gần đây nhất là ông về Ba Lan hồi nào? - ông ta hỏi.
- Tôi chỉ trở về quê nhà có một lần, thăm qua chốc lát, cách đây đã mấy năm rồi, - Abel nói. - Từ đó, tôi vẫn mong được quay lại nữa.
- Phải, ông sẽ quay lại trong khải hoàn, - Fletcher Warren nói. - Ông có quen với sứ quán của ta ở Warsaw không?
- Không, tôi không quen, - Abel thú nhận.
- Tòa nhà đó cũng không tồi, - ngài Bamard nói. - Cũng là để nhắc nhở cho các ngài nhớ rằng chỉ có sau Chiến tranh thế giới thứ hai mới đặt chân lên Châu Âu được. Nhưng thức ăn thì khủng khiếp. Tôi rất mong ông làm được cái gì đó về mặt này, ông Rosnovski. Tôi e rằng cách duy nhất có lẽ là ông phải cho xây một khách sạn Nam tước ở Warsaw. Với tư cách là một đại sứ, đó là điều tối thiểu người ta mong đợi ở một người Ba Lan cũ.
Abel ngồi trong tâm trạng phấn khởi hết sức, cười với những câu nói đùa của ngài Bernard. Ông thấy mình uống rượu vang hơi nhiều hơn mọi khi, thấy thoải mái dễ chịu, với mình và với đời. ông sốt ruột muốn quay về Mỹ để nói với Florentyna tin này, vì việc bổ nhiệm hình như đã có vẻ chính thức. Cô sẽ rất tự hào về ông. Ông quyết định là về đến New York ông sẽ giữ chỗ đi luôn sang San Francisco và làm lành với cô ông đã định làm thế từ trước rồi và bây giờ ông có cớ để làm. Phần nào ông cũng sẽ cố gắng tỏ ra ưa thích anh bạn Kane kia, nhưng nó không được tự xưng là Kane với ông nữa. Tên nó là gì ấy nhỉ, Richard ư? Phải đấy, Richard. Abel bỗng cảm thấy nhẹ người sau khi đã có quyết định như thế.
Sau khi cả ba người đã quay ra với các bà ở phòng khách chính, Abel giơ tay để lên vai Đại sứ Anh và nói:
- Thưa Ngài, tôi xin phép về.
- Về với Nam tước hả, - ngài Benlard nói. - Để tôi đưa ông ra xe, ông bạn thân mến.
Bà vợ ông Đại sứ đứng chào Abel ở cửa.
- Xin chúc bà ngủ ngon, thưa bà Burrows, và xin cảm ơn bà về buổi tối đáng ghi nhớ này.
Bà ta cười.
- Tôi có thể biết cái điều không được biết, ông Rosnovski ạ, nhưng cũng xin chúc mừng việc ông được bổ nhiệm. Hẳn ông phải rất tự hào trở về nơi ông sinh trưởng với tư cách là đại diện cao cấp cho đất nước mình.
- Vâng, thưa bà, - Abel đáp gọn.
Ngài Bernard tiễn ông xuống các bậc thềm đá của sứ quán Anh ra chiếc xe đang đợi. Người lái xe mở cửa xe.
- Chúc ông ngủ ngon, ông Rosnovski, - ngài Bemard nói, - và chúc mừng ông may mắn ở Warsaw. Nhân đây, xin hỏi ông có hài lòng với bữa ăn đầu tiên ở sứ quán Anh không?
- Thực ra là bữa thứ hai, thưa ngài Bernard.
- Trước ông đã có đến đây rồi ư? Trời ơi, khi kiểm tra lại sổ ghi các tên khách, tôi không thể tìm thấy tên ông.
- Không, - Abel nói. - Lần trước ăn ở sứ quán Anh là tôi ăn dưới bếp. Tôi chắc ở trong bếp họ không có sổ ghi tên khách. Nhưng đó là bữa ăn ngon nhất phải nhiều năm mới có được. . .
Abel mỉm cười và trèo lên sau xe. ông có thể thấy ngài Bemard ngẩn ngơ không biết có nên tin vào điều ông vừa nói không.
Ngồi trên xe về khách sạn Nam tước, ông gõ gõ ngón tay vào cửa sổ xe và khẽ hát trong cổ. Ông muốn về Mỹ ngay sáng hôm sau, nhưng ông không thể bỏ bữa tiệc do Fletcher Warren mời đến đại sứ quán Mỹ tối hôm sau. Một đại sứ tương lai là phải làm như thế thôi ông bạn ạ. ông tưởng như vẫn còn nghe thấy ngài Bernard nói bên tai.
Bữa ăn với Đại Bứ Mỹ hóa ra cũng là một dịp thú vị Abel phải giải thích cho những người khách đến dự về việc tại sao ông đã phải ăn trong bếp sứ quán Anh.
Lúc ông nói sự thật, hết thảy mọi người đều nhìn ông bằng con mắt ngạc nhiên kính phục. ông không chắc có nhiều người trong số đó tin là ông suýt bị chặt cụt tay hay không, nhưng mọi người ai cũng khen cái vòng bạc và tối hôm đó ai cũng gọi ông bằng "ngài".
Hôm sau Abel dậy sớm để sẵn sàng bay về Mỹ.
****
Chiếc máy bay DC-8 đỗ xuống Belgrade và phải nằm tịt ở đó mười sáu tiếng chờ sửa chữa lại. Họ bảo với ông là có chuyện trục trặc ở bộ phận hạ cánh. ông ngồi trong phòng đợi sân bay, nhấp thứ cà phê Nam tư không thể nào uống được. Sự tương phản giữa sứ quán Anh với cái quầy ăn tạm ở nước này khiến Abel nhớ mãi không quên được. Cuối cùng, máy bay cất cánh để rồi lại bị hoãn ở Amsterdam. Lần này, hành khách được yêu cầu đổi sang máy bay khác.
Về đến sân bay Icuewild, coi như Abel đã đi chuyến này hết gần ba mươi sáu tiếng. ông mệt quá đến không bước đi nổi nữa. Vừa ra khỏi khu vực Hải quan, ông bỗng thấy mình bị một lô nhà báo vây quanh, máy ảnh chụp tí tách loang loáng. ông toét miệng cười. Chắc là công bố rồi, ông nghĩ bụng. Bây giờ là chính thức đây. ông đứng thẳng người lên, chậm chạp bước một cách đàng hoàng, giấu cái dáng chân thọt. Không thấy George đâu, còn các nhà nhiếp ảnh thì cứ chen nhau để chụp ông.
Rồi ông thấy George đứng ở bên rìa đám đông, người như mất hồn. Qua hàng rào, Abel bỗng thấy tim mình như rụng xuống, còn một nhà báo thì không những không hỏi cảm tưởng ông như thế nào khi là người Mỹ gốc Ba Lan đầu tiên được bổ nhiệm làm đại sứ ở Warsaw, mà anh ta lại gào lên
- Ông có câu trả lời gì cho những lời buộc tội không?
Máy ảnh lại chớp lên nhoang nhoáng cùng với các câu hỏi khác.
- Những lời buộc tội có đúng không, ông Rosnovski?
- Thực tế ông đã trả cho nghị sĩ Osborne bao nhiêu tiền?
- Ông có phủ nhận những lời buộc tội ấy không?
- Ông trở về Mỹ để ra tòa đó chăng?
Họ ghi những câu trả lời của Abel mặc dầu ông không nói gì. Rồi bỗng ông quát to lên:
- Cho tôi ra khỏi chỗ này đi!
George cố chen lên đến chỗ Abel và len qua đám đông ra xe Cadillac đang chờ ở ngoài. Abel cúi xuống đưa hai tay lên che đầu trong khi đèn máy ảnh vẫn tiếp tục nháy. George quát người lái xe cho chạy ngay đi.
- về Nam tước, thưa ông? - Anh ta hỏi.
- Không, về chỗ cô Rosnovski ở đường 57. - George trả lời.
- Tại sao? - Abel hỏi.
- Vì báo chí đang kéo đầy đến Nam tước.
- Tôi không hiểu, - Abel nói. - ở Istanbul họ đối đãi với tôi như với một đại sứ, thế mà về đến nhà lại như một phạm nhân là thế nào? Có chuyện gì thế, George?
- Anh muốn nghe tôi nói tất cả hay chờ gặp luật sư của anh? - George hỏi.
- Luật sư của tôi? Anh thuê người đại diện cho tôi à? - Abel hỏi.
- H. Trafford Jilks, người khá nhất và đắt tiền nhất. Tôi nghĩ trong tình thế này anh không ngại gì về tiền cả, Abel.
- Đúng đấy, George, tôi xin lỗi. Bây giờ ông ta đâu?
- Tôi đề ông ta ở lại tòa, nhưng ông ta bảo xong việc là ông ta về đây ngay.
- Tôi không thể chờ lâu thế được, George. Anh cứ nói qua cho tôi biết là cái gì đã, nói cái xấu nhất ấy.
George hít lấy một hơi dài. Ông nói:
- Có giấy bắt giam anh.
- Về tội gì?
- Hối lộ quan chức chính phủ.
- Cả đời tôi chưa bao giờ dính đến một quan chức chính phủ nào, - Abel nói.
- Tôi biết, nhưng Henry Osbome có dính đến, và những gì ông ta làm hình như là nhân danh anh hoặc thay mặt anh.
- Ôi lạy Chúa,- Abel nói. - Lẽ ra tôi không bao giờ dùng ông ta. Tôi đã để cho cái điều cả hai cùng ghét Kane làm cho đầu óc mình bị ngu mất rồi. Nhưng tôi vẫn còn chưa thể tin được là Henry nói hết, vì cuối cùng chính ông ta cũng bị tội kia mà.
- Nhưng Henry đã biến mất rồi, - George nói. - Và điều ngạc nhiên lớn nhất là tự nhiên tất cả các khoản nợ của ông ta đã được bí mật thanh toán hết.
- William Kane rồi, - Abel bật ra.
- Không thấy gì chỉ về hướng đó, - George nói. - Không có chứng cớ gì ông ta dính líu đến chuyện này.
- Ai cần gì chứng cớ? Làm sao các nhà cầm quyền có được những tài liệu này?
- Không rõ lắm, - George. - Hình như có một gói hồ sơ nặc danh gửi thẳng đến Bộ Tư pháp ở Washington.
- Chắc là gửi từ bưu điện New York, - Abel nói.
-Không, từ Chicago.
Abel im lặng một lúc.
- Không thể là Henry gửi hồ sơ ấy cho họ, - ông nói - Như vậy vô lý.
- Sao anh biết chắc như vậy ? - George hỏi.
- Vì anh vừa bảo là các khoản nợ của ông ta được thanh toán, và chắc chắn là Bộ Tư Pháp nếu không tóm được món bở này thì họ sẽ không chịu ra tay. Henry có thể đã bán hồ sơ cho một người nào khác. Nhưng người đó là ai? Điều duy nhất chắc chắn là ông ta không bao giờ trực tiếp thả cái tin ấy cho Kane.
- Trực tiếp ư ? - George nói.
- Phải, trực tiếp, - Abel nhắc lại. - Có thể ông ta không bán trực tiếp. Có thể Kane đã thu xếp một người môi giới nào đó giải quyết toàn bộ vụ này nếu họ biết Henry đang mắc nợ rất nhiều và bọn cá cược đang đe dọa ông ta.
- Có thể đúng đấy, Abel. Chả cần phải một anh thám tử cũng có thể khám phá ra những vấn đề tài chính của Henry. Bất cứ ai ngồi ở một quầy rượu Chicago cũng có thể biết chuyện đó. Nhưng đừng vội kết luận gì. Để xem luật sư của anh nói thế nào đã.
Chiếc xe Cadillac dừng lại trước ngôi nhà cũ của Florentyna. Abel đã giữ lại ngôi nhà này với hy vọng một ngày kia con gái ông sẽ quay về George đã trông thấy Trafford Jilks đứng chờ sẵn ở cửa. Ông mở cho họ vào. Ngồi xong đâu đấy, George rót cho Abel một cốc whisky lớn. Abel uống một hơi cạn rồi đưa cốc cho George róc tiếp.
- Ông cứ nói cái tệ nhất ấy, ông Jilks. Ta giải quyết cho xong chuyện này đi.
- Tôi rất tiếc, ông Rosnovski, - ông ta lên tiếng. - Ông Novak có cho tôi biết về chuyện ở Warsaw.
- Bây giờ thì hết rồi. Ta nên quên cái gọi là "thưa Ngài" ấy đi thôi. Ông có thể tin chắc là nếu Vincent Hogan được hỏi đến, ông ta sẽ không còn nhớ cả tên tôi nữa kia. Nào, ông Jilks, họ ghép tôi vào những tội gì?
- Ông bị kết án mười bảy tội hối lộ và làm hư hỏng quan chức chính phủ ở mười bốn bang khác nhau. Tôi đã tạm thời thu xếp với Bộ tư pháp để người ta đến bắt ông tại nhà này vào sáng mai. Họ cũng không phản đối nếu ta nộp tiền để được tạm tha.
- Thế thì dễ chịu đấy, Abel nói, - nhưng nếu họ chứng minh được đầy đủ các tội thì sao?
- Ồ thế nào họ chả chứng minh được một số tội, - Tranfford Jilks nói. - Nhưng chừng nào Henry Osborne còn lủi trốn thì họ còn khó chưa thể đổ hết các tội cho ông được. Dù sao ông cũng phải thừa nhận sự thật là dù ông có tội hay không thì tai vạ cũng đã xảy ra rồi, ông Rosnovski.
- Tôi hiểu rõ quá đi chứ, - Abel nói, đưa mắt liếc nhìn trang đầu tờ Tin tức hàng ngày Tranfford Jilks mang theo. - Bây giờ thì ông phải tìm ra xem kẻ nào đã mua hồ sơ ấy của Henry Osborne, ông Jilks. Ông cần bao nhiêu người để làm việc này cứ thuê hết. Tôi không ngại tốn kém. Nhưng ông phải tìm ra, và tìm ra cho nhanh, vì nếu cuối cùng đó đúng là William Kane thì tôi sẽ cho hắn đứt luôn.
- Ông đã đang gay go rồi đấy, đừng có làm cho rắc rối thêm, - Tranfford Jilks nói. - Khéo rồi lại không rút ra được.
- Ông yên trí, - Abel nói. - Khi nào tôi cho Kane đi đứt thì đó sẽ là hợp pháp và hoàn toàn có danh dự.
- Ông nghe kỹ tôi nói nhé, ông Rosnovski. Lúc này ông hãy quên William Kane đi, và hãy lo về vụ xử sắp tới. Đó sẽ là sự kiện quan trọng nhất trong đời ông trừ phi ông không cần gì đến chuyện ngồi tù trong mười năm tới. Tối nay thì ông không còn có thể làm gì được nữa. Tôi sẽ cho ngươi của tôi đi tìm Henry Osborne, và sẽ đưa ra một lời tuyên bố ngắn cho báo chí bác bỏ những tội đó, nói rằng sau đây sẽ có lời giải thích đầy đủ chứng minh rằng ông hoàn toàn vô tội.
- Ta làm thế được không ? - George hỏi với vẻ hy vọng.
- Không đâu, - Jilks nói, - nhưng nó cho tôi có thêm thời gian để suy nghĩ. Khi nào ông Rosnoyski có dịp xem lại toàn bộ hồ sơ tên tuổi ấy, ông sẽ thấy là tôi rất ngạc nhiên phát hiện ra ông không hề có quan hệ trực tiếp gì với bất cứ ai trong đó. Rất có thể là Henry Osbome trước sau vẫn chỉ làm trung gian mà không bao giờ đưa ông Rosnovski vào đây cả. Như thế thì việc của tôi là phải chứng minh rằng Osborne đã vượt quyền của mình với tư cách là một giám đốc của công ty Xin ông nhớ cho nhé, ông Rosnovski, nếu ông gặp bất cứ người nào có tên trong hồ sơ đó thì ông phải cho tôi biết ngay vì, lạy Chúa, tôi chắc chắn mười mươi là Bộ Tư pháp sẽ dùng những người đó làm nhân chứng để chống lại chúng ta. Tôi sẽ để một bản sao hồ sơ lại cho ông rồi đến mai bắt đầu lo chuyện này. Ông cứ đi nằm và cố ngủ lấy một giấc. Chắc ông vừa đi về mệt lắm rồi. Sáng mai tôi gặp lại ông.
Abel bị bắt một cách lặng lẽ tại nhà con gái ông vào 8 giờ rưỡi sáng. Cảnh sát và viên chức tòa án liên bang của phần Nam New York đưa xe đến đem ông đi. Màu sắc rực rỡ trang trí trên các cửa hàng nhân ngay lễ thánh Valentine khiến Abel càng cảm thấy cô đơn. Jilks tưởng mình đã thu xếp được kín đáo không cho báo chí biết đến, nhưng khi Abel vừa tới tòa án thì ông lập tức đã bị phóng viên và nhiếp ảnh vây quanh. Ông cố gắng chịu đựng để đi vào phòng xử, George đi trước và Jilks theo sau. Họ yên lặng ngồi trong phòng chờ đến lượt mình.
Lúc được gọi ra, quá trình tuyên án chỉ có vài phút và không khí buồn tẻ một cách kỳ lạ. Thư ký tòa đọc lời tuyên án, Tranfford Jilks trả lời "không có tội" thay mặt cho khách hàng của mình và yêu cầu được nộp tiền để tạm tha. Như đã được thỏa thuận trước, tòa không bác ý kiến đó. Jilks đề nghị chánh án Prescott cho ba tháng để chuẩn bị bào chữa. Tòa cho hoãn ngày xử đến 17 tháng Năm.
Abel lại được tự do, đàng hoàng ra đối diện với báo chí và nhiếp ảnh. Lái xe đã cho xe chờ sẵn dưới bậc thềm và mở cửa sau. Máy đã nổ sẵn, người lái xe phải khéo lắm mới khỏi đụng vào các phóng viên báo chí vẫn đi theo hỏi chuyện. Về đến đường 57 rồi, Abel mới để tay lên vai George:
- Bây giờ nhé, George, anh sẽ trực tiếp quản lý công ty trong thời gian ba tháng để tôi chuẩn bị việc chống án với ông Jilks. Ta hãy hy vọng là sau đó anh sẽ không phải một mình quản lý công ty nữa, - Abel gượng cười nói.
- Cố nhiên là không rồi, Abel. Ông Jilks sẽ gỡ được cho anh, rồi anh xem. - George xách cái cặp lên và cầm lấy cánh tay Abel. - Anh cứ yên trí, - ông nói rồi từ giã hai người kia.
Khi vào ngồi trong phòng khách rồi, Abel nói với nhà luật sư.
- Tôi không biết là nếu không có George thì tôi xoay xở ra sao. Hai chúng tôi cùng đi tàu đến đây từ gần bốn chục năm trước, và cùng trải qua không biết bao nhiêu gian khổ. Bây giờ xem ra trước mắt vẫn còn nhiều gian khổ chứ chưa hết. Thôi, ta tiếp tục làm cái gì đó đi, ông Jilks. Ông không có tin gì mới về Henry Osborne sao?
- Không, nhưng tôi có sáu người đang đi tìm và tôi biết là Bộ Tư pháp ít ra cũng có sáu người nữa. Vì vậy, có thể chắc chắn là sẽ tìm ta ông ta, tất nhiên là không thể cho họ tìm thấy trước.
- Còn cái người mà Osborne bán hồ sơ cho anh ta?- Abel hỏi.
- Tôi đã có người tin cậy ở Chicago được phân công tìm rồi.
- Tốt, Abel nói. - Bây giờ đến lúc xem lại cái hồ sơ tên tuổi ông để lại cho tôi đêm qua.
Tranfford Jilks bắt đầu bằng việc đọc lại lời tuyên án của tòa, rồi sau đó cùng với Abel đi vào chi tiết của từng tội trạng.
Sau gần ba tuần gặp nhau liên tục như vậy và Jilks tin rằng Abel không còn có điều gì khác nữa để nói, ông ta đành để cho khách hàng của mình được nghỉ ngơi. Suốt ba tuần đó mà không có gì đưa đến tìm hiểu hiện nay Henry Osborne đang ở đâu. Cả những người của Jilks và của BỘ tư pháp đều chịu không tìm ra. Người của Jilks cũng không làm sao tìm được người mà Henry bán tài liệu cho. ông luật sư bắt đầu tự hỏi không biết Abel có hoàn toàn đúng không.
Ngày xử đã đến gần, Albel đã có ý nghĩ rằng không chừng mình có khả năng là phải ngồi tù thật. Bây giờ ông cũng đã năm mươi lăm tuổi. ông lo ngại nghĩ đến triển vọng những năm cuối của đời mình sẽ giống như những năm đầu đã bị tù tội. Tranfford Jilks cũng đã cho thấy là nếu Chính phủ chỉ cần chứng minh một trường hợp thôi thì hồ sơ đó của Osborne đã đủ cho Abel ngồi tù rất lâu rồi. Abel lấy làm căm tức về sự
bất công này - ông cảm thấy thật bất công. - Những việc phi pháp mà Henry Osborne đã nhân danh ông để làm ấy tuy có thật nhưng không phải là cá biệt.
Abel tin rằng không có thứ kinh doanh mới nào phát triển được hoặc không thể có thứ tiền nào kiếm ra được nếu không có những chuyện đấm đút hối lộ cho một số người đã được nêu tên trong hồ sơ này. Ông nghĩ đến vẻ mặt bình tĩnh thản nhiên của anh chàng William Kane ngồi ở Boston những năm xưa, trên một đống tiền được thừa hưởng mà rất có thể là nguồn gốc của những tiền ấy đều nhơ bẩn cả nhưng được che đậy dưới cái vỏ đẹp đẽ từ bao nhiêu đời rồi.
Florentyna viết cho ông một bức thư rất cảm động, kèm theo mấy tấm ảnh con trai của cô, cô nói cô vẫn yêu vẫn kính trọng Abel và tin rằng ông vô tội.
Ba ngày trước khi xử, Bộ tư pháp tìm ra Henry Osborne ở New Orleans. Lẽ ra họ không thể biết ông ta là ai nếu như ông ta không vào một bệnh viện ở địa phương với hai cái chân bị gãy. Một viên cảnh sát phát hiện ra Henry bị thương là do quỵt nợ đánh bạc.
Ở New Orleans người ta rất ghét cái trò này. Viên cảnh sát xác định được đâu ra đấy rồi, tối hôm đó, sau khi bệnh viện đã bó bột cho hai chân của Osborne, cho ông ta ra xe lên máy bay đưa về New York.
Henry Osborne ngay ngày hôm sau bị kết tội âm mưu trốn tránh và cũng không được nộp tiền để tạm tha. Tranfford Jilks xin phép tòa cho ông được hỏi Osborne. Tòa cho phép nhưng Jilks hỏi chuyện mà cũng chẳng biết được gì hơn. Hình như đã rõ ràng và Osborne có mặc cả với chính phủ, trong đó ông ta hứa là sẽ khai hết tội cho Abel cốt để nhẹ tội cho bản thân ông ta.
- Hẳn là ông Osborne sẽ chỉ bị tội rất nhẹ thôi, - ông luật sư lặng lẽ bình luận, - hắn sẽ chơi cái trò ấy đấy!
Abel nói.
- Tôi thì chịu đòn, còn hắn thì thoát.
- Bây giờ thì chúng ta coi như chịu, không biết là hắn đã bán cái hồ sơ chết tiệt ấy cho ai.
Không, ông nhầm đấy ông Rosnovski. ĐÓ là điều ông ta nói ra, - Jilks nói. - Ông ta bảo không phải William Kane. Trong bất cứ hoàn cảnh nào ông ta cũng không bao giờ bán hồ sơ cho Kane. Một người ở Chicago gọi báo cho biết là Harry Smith đã trả tiền mặt cho Osborne để lấy tài liệu đó. Mà ông biết đấy, Harry Smith chỉ là cái tên giả. ở Chicago có đến hàng chục Harry Smith mà không một ai khớp với người như đã mô tả.
- Tìm người đó đi, - Abel nói. - ông phải tìm ra ông ta trước khi tòa xử.
- Chúng tôi đã làm việc đó rồi, - Jilks nói. - Nếu ông ta còn có ở Chicago thì chúng tôi đã giữ ngay trong tuần rồi. Osborne còn nói là cái ông Smith nào đó đảm bảo chỉ dùng tài liệu này cho mục đích riêng thôi chứ không có ý định tiết lộ nội dung cho bất cứ ai trong chính quyền.
- Nhưng tại sao cái ông "Smith" đó lại cần đến những chi tiết ấy làm gì? - Abel hỏi.
- Tôi đoán là có sự tống tiền, vì vậy mà Henry Osborne phải biến đi, để tránh mặt ông. Ông nghĩ xem, ông Rosnovski, có thể là ông ta nói thật. Vả lại, khi nghe nói hồ sơ này đã nằm trong tay BỘ tư pháp thì ông ta cũng lo sợ và thất vọng chẳng kém gì ông khi nghĩ đến những gì sẽ bị tiết lộ. Cho nên tôi không lấy làm lạ thấy ông ta trốn tránh và đến khi bị bắt thì ông ta sẵn sàng khai ra hết.
- Ông biết không, Abel nói, - cái lý do duy nhất tôi dùng con người đó chỉ vì ông ta cũng căm ghét Kane như tôi căm ghét vậy, và đến bây giờ thì Kane chơi cả hai chúng tôi.
- Không có chứng cớ gì cho thấy ông Kane có dính líu vào đây, - Jilks nói.
- Tôi không cần chứng cớ.
Vụ xử được hoãn lại theo yêu cầu của Chính phủ, vì người ta cần có thêm thời gian để thẩm vấn Henry Osborne trước khi quyết định đưa ra xử. Bây giờ ông ta là nhân chứng chủ yếu trong vụ án. Tranfford Jilks kịch liệt phản đối và báo cho tòa biết rằng sức khỏe của khách hàng của ông, bây giờ không còn là một người trẻ tuổi nữa, đang mỗi ngày một sa sút vì bị căng thẳng với những lời buộc tội sai lầm. Chánh án Prescott không nghe. Ông đồng ý với yêu cầu của Chính phủ và hoãn vụ xử thêm bốn tuần nữa.
Thời gian một tháng ấy đối với Abel thật dài, và hai ngày trước khi đưa ra xử, ông đành cho là mình có tội và sẵn sàng chịu án tù một thời gian dài. Thế rồi bỗng người của Tranfforđ Jilks báo tin ở Chicago tìm ra người có tên là Harry Smith, và anh này lại hóa ra một thám tử tư nhân ở địa phương mang tên giả vì khách hàng của anh ta buộc phải như vậy, và khách hàng đó là một công ty luật gia ở New York: Jilks phải bỏ ra một ngàn đô la và mất hai mươi bốn giờ nữa mới được anh chàng Harry Smith này cho biết công ty luật gia ấy là Cohen và Yablons.
- Luật gia của Kane rồi, - Abel nói ngay.
- Ông chắc thế không? - Jilks hỏi.- Căn cứ những điều tôi biết về William Kane thì ông ta không bao giờ dùng đến một công ty của người Do thái đâu.
- Trước đây, khi tôi mua những khách sạn từ ngân hàng Kane thì mọi thứ giấy tờ đều do một người có tên là Thomas Cohen làm. Vì một lý do nào đó, ngân hàng dùng hai luật gia để làm việc chuyển khoản.
- Vậy anh muốn tôi làm gì về việc này,- George hỏi Abel.
- Không nên làm gì hết, - Tranfforđ Jilks nói.- Trước vụ xử, chúng ta không nên làm cho rắc rối thêm. Ông hiểu chứ, ông Rosnovski ?
- Vậy, - Abel nói. - Xử xong tôi sẽ tính chuyện với Kane. Bây giờ, ông nghe đây nhé, ông Jilks, ông hãy nghe cho kỹ. ông phải quay lại chỗ Osborne ngay và bảo cho ông ta biết là hồ sơ đó đã do Harry Smith bán cho William Kane và Kane đã dùng nó để trả thù cả hai người, ông nhớ nhấn mạnh vào chỗ "cả hai người". Tôi cam đoan với ông là khi Osborne nghe nói thế, ông ta sẽ không mở miệng nói gì ở ghế nhân chứng đâu dù cho ông ta đã hứa bất cứ gì với Bộ Tư pháp. Henry Osborne là người duy nhất còn sống để mà căm ghét Kane hơn là tôi ghét nữa kia.
- Tùy ông thôi, - Jilks nói, tuy có vẻ không thông lắm. - Nhưng tôi vẫn phải nói trước để ông biết, ông Rosnovski, rằng ông ta sẽ cứ đồ hết tội cho ông đấy, vì cho đến bây giờ ông ta đã làm một tí gì để đỡ cho ông đâu.
- Ông hãy cứ tin ở tôi, ông Jilks. Nghe nói đến Kane có dính líu vào đây là lập tức ông ta sẽ thay đổi thái độ ngay.
Tối hôm đó, Tranfford Jilks được phép vào thăm Henry Osborne mười phút trong nhà giam. Osborne nghe ông nói nhưng không có phản ứng gì. Jilks tin chắc là điều mình vừa nói không hề tác động chút nào đến nhân chứng đó của Chính phủ. Ông quyết định để đến sáng hôm sau sẽ nói lại cho Abel Rosnovski biết. Ông muốn để khách hàng của mình được một đêm ngủ yên trước khi vụ xử tiến hành vào hôm sau.
Bốn tiếng đồng hồ trước khi vụ xử bắt đầu, người gác nhà giam đem thức ăn sáng vào cho Henry Osborne đã thấy ông ta treo cổ từ bao giờ.
ông ta đã dùng chiếc ca vát Harvard để tự tử.
Vụ xử tiến hành mà không có nhân chứng gì, vì vậy phải kéo dài. Sau khi nghe Tranfford Jilks trình bày về tình trạng sức khỏe của khách hàng mình, Chánh án Prexott đã bác đi. Công chúng theo dõi từng tý một vụ xử Nam tước Chicago trên truyền hình và báo chí. Điều khủng khiếp cho Abel hơn cả là ông thấy Zaphia ngồi trong đám công chúng với vẻ như khoan khoái được thấy ông khổ sở. Sau chín ngày ở tòa, công tố thấy vụ xử này không đứng vững lắm bèn tính chuyện mặc cả với Tranfford Jilks. Trong một lúc nghỉ, Jilks nói lại cho Abel biết về ý của tòa.
- Họ sẽ bỏ không buộc tội hối lộ nếu ông nhận là mình có thiếu sót đối với hai trường hợp nhỏ định mua chuộc quan chức.
- Nếu tôi không nhận gì hết thì liệu có cơ hội thoát không?
- Tôi nghĩ là chỉ có một nửa cơ hội thôi, - Jilks nói.
- Thế nếu không thoát thì sao?
- Chánh án Prescott găng lắm. Xoàng ra cũng sáu năm tù, không kém được một ngày.
- Còn nếu tôi chịu và nhận hai cái lỗi nhỏ kia thì sao?
- Thì chịu phạt nặng đấy. Tôi chắc chỉ đến thế là cùng, - Jilks nói.
Abel ngồi suy nghĩ một lát.
- Được tôi nhận tội. Cho xong cái chuyện chết tiệt này đi.
Các luật sư của chính phủ báo cho chánh án biết là họ hủy bỏ mười lăm tội trạng của Abel Rosnovski.
Tranfford Jilks đứng lên nói trước tòa rằng khách hàng của ông nhận hai tội còn lại kia là có thiếu sót trong hành động. Đoàn thẩm phán được cho trở lại và chánh án Preseott trong khi kết luận đã phê phán Abel rất mạnh, nhắc nhở cho ông ta biết rằng trong cái quyền làm ăn kinh doanh không bao gồm cả quyền mua chuộc công chức nhà nước. Hối lộ là một tội ác, và tội ác đó lại càng nặng nếu nó được tiến hành bởi một người có hiểu biết và có quyền thế, mà những người như vậy không ai lại hạ mình xuống mức đó. ở những nước khác, ông chánh án nói thêm, khiến cho
Abel lại vẫn cảm thấy như mình với nhập cư, hối lộ có thể được chấp nhận như một hành động bình thường trong đời sống hàng ngày nhưng ở trên đất Hoa Kỳ này thì không thế được. Chánh án Prescott tuyên án Abel sáu tháng tù treo với 25.000 đô la tiền phạt, cộng với các khoản chi phí khác.
George đưa cho Abel trở về khách sạn Nam tước. Hai người ngồi trên tầng thượng uống rượu whisky đến hơn một giờ đồng hồ, rồi cuối cùng Abel nói:
- George này, tôi muốn anh tiếp xúc với Peter Parfitt và trả cho ông ta một triệu đô la để lấy cái hai phần trăm trong ngân hàng Lester đi, vì một khi đã nắm trong tay được tám phần trăm cổ phần của ngân hàng là tôi sẽ có thể vận dụng Điều khoản 7 trong quy chế, và tôi sẽ giết William Kane ngay trong phòng giám đốc của hắn.
George gật đầu buồn bã. ông sợ rằng trận chiến vẫn chưa kết thúc.
*******
Mấy ngày sau Bộ Ngoại giao thông báo Ba Lan đã được hưởng quy chế tối huệ quốc trong việc buôn bán với Hoa Kỳ, và đại sứ tương lai của Mỹ ở Warsaw sẽ là John Moors Cabot.
Bình luận truyện