Hậu Cung Chân Hoàn Truyện
Quyển 4 - Chương 1: Cam lộ mạc sầu
Khi chúng tôi tới chùa Cam Lộ thì trời đã về chiều, ngôi chùa tọa lạc nơi ngoại ô kinh thành này là đệ nhất Phật tự của Đại Chu, được xây dựng trên một đỉnh núi rộng và thoáng đãng, bên trong là điện đường hùng vĩ, uy nghi, mái cong cao vút, nhìn rất có khí thế.
Vừa xuống xe ngựa, một làn gió núi lập tức thổi tới khiến toàn thân tôi lạnh toát. Hoán Bích và Cận Tịch vội vàng thu dọn hành lý rồi cùng nhảy xuống xe, mỗi người đứng một bên đỡ lấy tôi. Cận Tịch thấp giọng nói: “Gió núi trong độ tháng Mười này đã lạnh lắm rồi, nương tử vừa mới sinh nở, đừng để bị cảm lạnh.”
Sau khi rời cung, nàng ta không gọi tôi là “nương nương” nữa, sợ tôi thương tâm phiền não, vả lại thân phận của tôi bây giờ quả thực không rõ ràng, do đó đành tạm gọi là “nương tử”. Trong lúc trò chuyện, nàng ta đã khoác lên người tôi một chiếc áo choàng dài.
Vầng tà dương sắp lặn treo trên vách núi dựng đứng phía đối diện đỏ rực tựa màu máu, khiến nửa bầu trời nhìn như bị lửa thiêu, làm cho người ta cảm thấy bức bối, khó chịu vô cùng. Ánh hoàng hôn mờ mịt hệt như một làn sương mù dần lan tỏa, những ngọn núi xung quanh đều trở nên nặng nề, từ trong ngôi chùa cổ bị che khuất bởi những gốc tùng lớn có tiếng chuông thong thả vang xa, kèm với đó là mây khói lượn lờ, khiến trái tim vốn phập phù của người ta dần trở nên an định.
Tôi bình tĩnh nói: “Trống chiều chuông sớm, đó chính là cuộc sống của chúng ta sau này.”
Chúng tôi còn đang nhìn ngó, hai tiểu ni cô trẻ tuổi bước ra, sau khi quan sát chúng tôi một lát bèn hỏi: “Mấy vị có phải vừa từ hoàng cung đến không? Sư phụ trụ trì dặn bọn ta tới đây đưa mấy vị vào chùa.”
Tôi hơi khom người hành lễ, sau đó liền cùng Hoán Bích và Cận Tịch đi theo sau bọn họ. Đi qua điện chính và điện bên của chùa Cam Lộ, lại đi thêm một hồi lâu nữa, chúng tôi mới nhìn thấy mấy gian nhà trệt thấp bé. Bọn họ dẫn chúng tôi vào, nói: “Đây là nơi ở của mấy vị sau này, mấy vị có thể cất đồ vào bên trong.”
Mấy gian nhà này tuy nhỏ nhưng có vẻ rất sạch sẽ, ngăn nắp, bên trong kê một chiếc giường lớn, một chiếc bàn, mấy chiếc ghế, nơi góc tường còn có một vại nước, hết sức đơn sơ.
Hai tiểu ni cô lại nói: “Mời các vị theo bọn ta tới đại điện, sư phụ trụ trì và mọi người đều đã đợi ở đó rồi!”
Hoán Bích khom người, cười, nói: “Đã làm phiền rồi!”
Trong đại điện thắp đèn sáng trưng, nghi ngút khói hương, mùi dầu thơm tỏa ra rất nồng. Tôi vừa sinh nở được vài ngày, ngửi thấy thứ mùi này thì hơi khó chịu, bất giác khẽ ho hai tiếng. Trong điện tuy có nhiều người nhưng lại rất tĩnh lặng. Nghe thấy hai tiếng ho kia của tôi, tất cả đồng loạt ngoảnh đầu nhìn qua. Người đứng đầu là một ni cô dáng vẻ hiền hòa, thân thiện, bà ta chậm rãi cất tiếng: “Ngươi tới rồi!”
Tôi cảm thấy hơi xấu hổ, vội rảo bước đi lên phía trước. Bà ta chỉ vào một chiếc bồ đoàn ở phía dưới, tôi hiểu ý, liền quỳ xuống đó, Hoán Bích và Cận Tịch cũng vội vàng quỳ xuống theo.
Chỉ nghe bà ta ôn tồn nói: “Trong cung đã ban ý chỉ, vị quý nhân này sẽ để tóc tu hành. Có điều, đã vào cửa Phật rồi, nhất định phải tuân thủ giới luật.” Thế rồi bà ta liền giảng giải về thanh quy giới luật, sau đó mới nói: “Bần ni pháp hiệu Tĩnh Ngạn, là trụ trì của chùa này. Ngươi đã vào chùa rồi, tất nhiên phải xa cách hồng trần, cũng không còn là quý nhân trong cung nữa, không thể dùng lối xưng hô cũ được, bần ni sẽ đặt một pháp hiệu cho ngươi.” Dừng một chút, bà ta nói tiếp: “Các đệ tử của bần ni pháp hiệu đều dùng chữ ‘Mạc’ làm đầu.” Bà ta khẽ buông tiếng thở dài. “Trông ngươi giữa nơi ấn đường thấp thoáng nét sầu, vậy hãy đặt hiệu là ‘Mạc Sầu’ đi.”
Mạc Sầu, nghe chẳng giống pháp hiệu của một tỷ khâu ni[1] gì cả, nhưng tôi không tiện dị nghị, chỉ đành vâng lời, trong lòng bất giác dâng trào cảm giác buồn bã.
[1] Tỷ khâu ni là từ dùng để chỉ những vị nữ tu Phật giáo, về mặt ý nghĩa thì hoàn toàn tương đồng với ni cô – ND.
Còn nhớ hồi nhỏ tôi cùng ca ca ngồi học trong thư phòng, mùa hè trời nóng nực khiến người ta mơ màng buồn ngủ, đã thế phu tử còn toàn giảng về Tứ thư, ũ kinh buồn chán chết người, nói cái gì mà “Kinh thi ba trăm bài, đọc rồi không suy nghĩ bừa bãi… Quan quan thư cưu, tại hà chi châu, ấy là nói về cái đức của người làm phi tần, tiểu thư là thiên kim khuê các, không thể không ghi nhớ kĩ…”
Tôi miệng cứ “ưm ưm a a” ngoan ngoãn đáp lời, nhưng nhìn bộ râu dài không ngừng đung đưa của phu tử, cặp mắt tôi chừng như khép lại đến nơi.
Dưới giàn nho mùa hè, vầng dương rực rỡ như ánh lên một màu trắng toát, chúng len qua kẽ lá chiếu xuống vô số đốm nhỏ, tạo thành những bóng trắng hoặc tròn hoặc không tròn trên mặt đất, tựa như những bông tuyết còn chưa tan.
Mùa hạ thật dài, tưởng chừng không thể nào hết được. Lũ ve sầu không ngừng kêu vang, tiếng sau dài hơn tiếng trước, như thể muốn so kè với ánh nắng ban ngày xem thứ nào khiến người ta chán ghét hơn. Ngủ trưa dậy, đầu óc tôi đã tỉnh táo nhưng lại không muốn mở mắt. Ngoài cửa sổ có tiếng cười khúc khích của con gái, tôi đoán hẳn là Lưu Chu và Hoán Bích đang chơi chọi cỏ, nếu không thì cũng là Phân Nhi đang làm nũng nhờ mấy gã người hầu bắt dế giúp cho.
Ca ca không biết đã vào từ bao giờ, mỉm cười, cầm một cuốn sách gõ nhẹ vào đầu tôi. “Còn giả vờ ngủ nữa, nhìn xem ta mang thứ hay ho gì đến cho muội này.” Thứ hay ho cái gì chứ, chẳng qua chỉ là một tập thơ từ thời Nam Bắc triều. Ca ca cười, nói: “Phu tử giảng bài khô khốc như vậy, đừng nói là một đứa con gái như muội, đến ta cũng thấy buồn ngủ. Tập thơ từ cung đình này ta khó khăn lắm mới tìm được, muội giữ lấy mà xem… Có điều, nhớ đừng để mẹ biết, kẻo lại bị mắng cho một trận.”
Thế là tôi bèn giấu nó đi như giấu báu vật, vì đề phòng bị mẹ phát hiện, trước lúc ngủ mới lén mở ra xem một, hai bài, đọc nửa hiểu nửa không nhưng lòng vẫn say mê, nơi khóe miệng như thoang thoảng hương thơm, ngày đêm lẩm bẩm. Sáng sớm ngủ dậy, Lưu Chu trêu tôi: “Tiểu thư đọc sách đến si mê rồi, đêm qua ngủ mơ còn nói cái gì mà ‘đất Lạc Dương cô gái Mạc Sầu’. Mạc Sầu? Tiểu thư biết một vị tiểu thư có tên như vậy ở Lạc Dương sao?”
Lưu Chu, Lưu Chu, từng lời nói, tiếng cười ngày đó dường như vẫn văng vẳng bên tai, cứ nghĩ tới là lòng tôi lại đau nhói.
Phải rồi, “đất Lạc Dương cô gái Mạc Sầu” là lời trong bài Mạc Sầu ca[2], ngày xưa tôi từng thích nhất bài thơ này.
[2] Một tác phẩm của Lương Vũ Đế Tiêu Diễn thời Nam Bắc triều – ND.
Khó khăn lắm mới chờ được My Trang tới chơi, tôi vội kéo tỷ ấy lại, chậm rãi đọc từng câu cho tỷ ấy nghe, bộ dạng như vừa có được một món bảo bối. “Nước Hoàng Hà về đông chảy mãi, đất Lạc Dương cô gái Mạc Sầu, mười ba biết dệt lụa màu, năm lên mười bốn hái dâu ngoài đồng, mười lăm tuổi lấy chồng Lư thị, mười sáu sinh con quý A Hầu. Lư gia lan quế đẹp sao! Uất kim, tô hợp ngạt ngào mùi hương. Mười hai hàng trâm vàng cài tóc, hài tơ thêu ngũ sắc chân mang. San hô rực rỡ bóng gương, nô tỳ đứng cạnh nhắc rương đựng giày. Giàu sang kể có ai bì được, đời người còn nguyện ước gì sao? Hờn kia ôm tự thuở nào, nhà bên đông chẳng gả vào Vương gia[3].”
[3] Đây là toàn bài Mạc Sầu ca, tên khác là Hà trung chi thủy ca, dịch thơ: Lang Xet Tu. Nguyên văn Hán Việt: Hà trung chi thủy hướng đông lưu, Lạc Dương nữ nhi danh Mạc Sầu. Mạc Sầu thập tam năng chức khỉ, thập thứ thải tang nam mạch đầu. Thập ngũ giá vi Lô gia phụ, thập lục sinh nhi tự A Hầu. Lô gia lan thất quế vi lương, trung hữu uất kim tô hợp hương. Đầu thượng kim sai thập nhị hành, túc hạ ti lý ngũ văn chương. San hô quải kính lạn sinh quang, bình đầu nô tử đề lý tương. Nhân sinh phú quý hà sở vọng, hận bất giá dữ đông gia Vương – ND.
My Trang đã đọc hai cuốn Nữ tắc và Nữ huấn đến thuộc làu nhưng lại không chú tâm lắm tới mặt thơ từ. Vào những lúc thế này, tỷ ấy thường ngồi dưới cửa sổ, tập trung vào việc thêu những bức hình đẹp đẽ, lúc thì là “Ngũ phúc phùng thọ”, lúc lại là “Ngọc đường như ý”, những cuộn chỉ màu rực rỡ xung quanh như càng tôn lên dáng vẻ đoan trang, điềm đạm của tỷ ấy. Năm đó, tỷ ấy mới mười hai tuổi nhưng đã có được khí độ trầm tĩnh mà một tiểu thư khuê tú nên có rồi. Tôi thì được cha nuông chiều quá, thành ra tính cách có phần bướng bỉnh.
Tỷ ấy lẳng lặng nghe xong, khẽ mỉm cười với tôi, nụ cười ấy hệt như một bông sen trắng thuần khiết đột nhiên nở rộ giữa đầm nước xanh biếc, vầng hào quang mà bông sen ấy tỏa ra không khác gì ánh ngọc, vượt hẳn lên sóng nước rì rào, rực rỡ không gì so được.
Tỷ ấy buông kim chỉ xuống, cẩn thận rửa tay, nói: “Ta nghe không hiểu lắm, chỉ cảm thấy số của Mạc Sầu đúng là tốt thật. Bản thân đa tài đa nghệ, chồng là quý tử nhà giàu, mười sáu tuổi đã sinh được con trai, tất nhiên có được địa vị vững chắc ở nhà chồng, ra vào đều có kẻ hầu người hạ, phú quý phi phàm.” Thoáng dừng lại, tỷ ấy mỉm cười, nói tiếp: “Có được tao ngộ như vậy, ấy chính là kết quả tốt nhất đối với một nữ tử trên thế gian này rồi. Hoàn Nhi, nếu sau này muội và ta được như Mạc Sầu, thực cũng không mong gì hơn nữa.”
Phải rồi, tất cả những sự trông mong trong khuê các của chúng tôi lúc đó chẳng qua là có được một tình lang như ý, được sống một cuộc đời bình an, sung túc mà thôi.
Thế nhưng My Trang chợt cau đôi mày thanh tú. “Có điều, ta thực không hiểu nổi, cuộc sống của Mạc Sầu tốt đến thế, cô ấy còn điều gì không thỏa mãn nữa? ‘Hờn kia ôm tự thuở nào, nhà bên đông chẳng gả vào Vương gia’, cô ấy thực không nên than thở như vậy!”
Mạc Sầu, Mạc Sầu, tôi cười, nói: “Mạc Sầu được gả vào nơi phú quý nhưng cả bài thơ lại chẳng hề nói phu quân của cô ấy anh tuấn, bất phàm thế nào, yêu cô ấy, kính cô ấy ra sao. Nếu gặp phải một phu quân tồi tệ, chẳng hề yêu thương mình, dù có được sống trong nhung lụa thì cũng chỉ là một nữ tử cô đơn giữa chốn hào môn mà thôi. Khi ấy dù sinh được con trai, có được địa vị chính thất thì cũng có gì đáng để vui mừng chứ?”
My Trang khẽ buông tiếng thở dài. “Nói vậy cũng phải, kẻ phú quý cũng có sự khó xử của kẻ phú quý, tóm lại, mỗi người trên đời này đều có nỗi khổ riêng.”
Tôi học theo lời hát kịch, cất tiếng ngâm nga: “Than nhân gian chuyện chẳng bao giờ toàn vẹn, nay mới tin, dù vợ chồng ân ái, lòng tất vẫn còn nỗi bất bình.”
My Trang “úi chà” một tiếng, đứng dậy làm bộ định đánh tôi. “Con gái con lứa, vừa đọc một bài thơ linh tinh rồi, bây giờ lại hát thứ lời kịch chẳng đâu vào đâu này, chẳng có chút dáng vẻ của một thiên kim khuê các, còn ra thể thống gì nữa?”
Tôi vội xoay người, nấp sau bức bình phong, cười nói: “My tỷ tỷ tha cho muội lần này đi, muội chẳng qua chỉ nhất thời ham chơi mà thôi!” Tôi cười đến rát cả cổ họng, không ngớt phân bua: “Muội không cố ý dùng lời này để chế nhạo tỷ tỷ đâu.”
My Trang chỉnh lại quần áo, ngạo nghễ nói: “Đương nhiên rồi, phu quân của Thẩm My Trang ta nhất định phải là người xuất chúng, bọn ta nhất định sẽ sống bên nhau đến lúc đầu bạc răng long.” Dứt lời, ngay đến khóe mắt của tỷ ấy cũng bất giác đỏ lựng.
My Trang của ngày đó thực kiêu ngạo biết mấy, tự tin biết mấy, hừng hực khí thế biết mấy, trong mắt là những tia sáng rạng ngời, tựa như một gốc linh chi siêu phàm thoát tục, thực khác hẳn với vị Thẩm Tiệp dư lánh đời trong Tồn Cúc đường bây giờ.
Tôi thầm ngơ ngẩn, bỗng nhớ tới ngày mình rời cung, My Trang đứng phía trong bức tường đỏ rực, dõi mắt nhìn theo tôi tới tận cuối con đường. Sự âu lo và dặn dò khi đó lại hiện lên trong lòng tôi nhưng chỉ còn là một bóng dáng thê lương đứng lẻ loi, cô độc bên dưới chiếc ô của Ôn Thực Sơ.
Trong những tháng ngày chìm nổi ở chốn hậu cung, bị những cuộc phân tranh không ngừng bám lấy, My Trang nào có từng thật lòng vui vẻ bao giờ.
Rồi tôi lại nhớ đến quãng thời gian khi mình vừa đắc sủng, nữ tỳ đỡ nhẹ thân ngà, buổi đầu mưa móc mặn mà vua ban[4].
[4] Trích Trường Hận Ca, Bạch Cư Dị. Nguyên văn Hán Việt: Thị nhi phù khởi kiều vô lực, thủy thị tân thừa ân trạch thời – ND.
Trong những tháng ngày trẻ trung, sôi nổi ấy, tôi được đấng quân vương sủng ái hết lòng, hoàn toàn chẳng biết cảm giác buồn thương là gì.
Không biết là buổi sớm hôm nào, độ đó, xe Phượng Loan Xuân Ân liền mạch bảy ngày đưa tôi đến Nghi Nguyên điện, tôi vì ham ngủ, thức giấc muộn hơn so với thường ngày một chút, khi mở mắt thì thấy Huyền Lăng đang ngồi trên giường mỉm cười, chăm chú nhìn tôi. Tôi không khỏi ngạc nhiên, hỏi y tại sao lại tan triều sớm thế.
Y nhẹ nhàng nằm xuống, ung dung đáp: “Ái khanh ngủ ngon, thực là một bức tranh mỹ nữ say giấc nồng đẹp tuyệt vời, trẫm sao nỡ rời đi để rồi phải nhìn những khuôn mặt lúc nào cũng cứng nhắc của đám thần tử kia.”
Tôi vừa kinh hãi vừa e thẹn, vội vàng nói: “Như vậy sao được? Thần thiếp đâu quan trọng bằng việc quốc gia đại sự chứ, Hoàng thượng mau mau lên triều đi thôi!”
Huyền Lăng ngáp dài một cái, đưa ngón tay trỏ tới nhẹ nhàng vuốt ve bờ má tôi, khẽ nở nụ cười. “Hiếm hoi lắm mới có một ngày như vậy, coi như là để các đại thần được dịp nghỉ ngơi, mà trẫm cũng được an nhàn một chút!” Tôi đang định khuyên tiếp, ngón tay trỏ của y đã đặt lên môi tôi. “Nàng cứ ngủ đi. Còn về buổi triều sớm… dù sao cũng đã quá thời gian, trẫm có đi cũng chẳng kịp, chi bằng không đi nữa thì hơn.”
Tôi đành không nói gì thêm, nằm lặng lẽ trong vòng tay vững chãi của y. Khi đó, xuân về hoa nở, ô cửa sổ sơn đỏ chạm hoa trong Đông thất đang mở hé, từng làn gió dịu dàng thổi tới mang theo hương hoa phảng phất, chầm chậm lan tỏa khắp phòng, tựa như đôi tay ngọc ngà của một người con gái đang nhẹ nhàng vén bức màn lên, khung cảnh hư hư ảo ảo. Sau cơn gió, hoa anh đào ngoài điện rơi lả tả như mưa, từng phiến từng phiến đỏ tươi múa may trong gió, in lên bức màn mỏng manh trong suốt treo giữa điện, vô cùng mê ly.
Vừa ngẩng lên, tôi đã bắt gặp ánh mắt chứa chan tình cảm của Huyền Lăng, mà ánh mắt ấy chỉ nhìn tôi, khiến cả thân thể lẫn trái tim tôi đều như tan chảy.
Thế nhưng ngay lúc đó, Phương Nhược lại cung kính gõ cửa, nói là có tấu chương khẩn cấp.
Huyền Lăng có chút buồn bực, không thể không đi, đành nói với tôi: “Chỉ trách Lý Trường hồ đồ, thường ngày không chú tâm nhắc nhở đám nô tài, khiến bọn chúng không hiểu được một câu nói.”
Tôi nhất thời không hiểu, lòng tò mò nổi lên, bèn hỏi: “Là câu gì?”
Huyền Lăng nở một nụ cười giảo hoạt. “Kẻ hầu chẳng báo tên khách sớm, mới được giai nhân tên Mạc Sầu[5].”
[5] Trích Phú Bình Thiếu Hầu, Lý Thương Ẩn. Nguyên văn Hán Việt: Đương quan bất báo xâm thần khách, tân đắc giai nhân tự Mạc Sầu – ND.
Tôi cả thẹn, khẽ phỉ phui một tiếng, cúi đầu nói: “Hoàng thượng chẳng đàng hoàng gì cả, chỉ biết trêu người ta thôi!”
Những ngày tháng đẹp đẽ ấy rốt cuộc chỉ là một giấc mộng hư ảo mà thôi.
Giờ đây, chỉ còn lại một câu than thở: Bốn mươi năm trọn là thiên tử, chẳng sánh chàng Lư có Mạc Sầu[6].
[6] Trích Mã Ngôi kỳ 2, Lý Thương Ẩn, dịch thơ Mai Lang, toàn bài: “Ngoài bể nghe đồn có chín châu, kiếp này chưa chắc, chắc chi sau? Chỉ nghe hổ lữ đêm khua mõ, nào thấy kê nhân sáng gọi chầu. Đương độ lục quân cùng đóng ngựa, nhớ đêm thất tịch ngửng cười Ngâu. Than ôi, bốn kỷ trên ngôi báu, mà kém nhà Lư có Mạc Sầu.” Gò Mã Ngôi là nơi Dương Quý Phi tự tử, bài thơ này chế giễu tình yêu của Đường Minh Hoàng chỉ là hư ảo, không đáng tin cậy, đồng thời than tiếc vận mệnh bi thảm của Dương Quý Phi – ND.
Mạc Sầu dù cả đời không có được tình yêu nhưng ít nhất cũng còn được bình an đến già, có thể ngày ngày ở bên người nhà, con cái. Còn tôi, tình yêu đặt nhầm nơi, nhà tan cửa nát, cha mẹ anh em đều chẳng được yên, ngay đến đứa con gái duy nhất cũng phải rời xa, thực chẳng bằng được một phần vạn của Mạc Sầu!
Đến bây giờ, ngồi buồn trước gương, mang theo nỗi buồn đi ngủ, lại mang theo nỗi buồn thức giấc, quả thực nên khuyên bản thân một câu “đừng buồn[7]” rồi.
[7] Cái tên Mạc Sầu mang nghĩa là đừng buồn – ND.
Đúng lúc tôi đang ngơ ngẩn, Tĩnh Ngạn đưa mắt nhìn Hoán Bích và Cận Tịch sau lưng tôi, nói: “Người trong cửa Phật vốn không nên được người khác hầu hạ, có điều trong cung đã truyền lời xuống, rằng để ngươi học theo tiền lệ trước đây của Thư Quý phi…” Bà ta vội vàng sửa lời: “Tội quá… Là tiền lệ của Xung Tĩnh tiên sư, cứ để hai người bọn họ đi theo ngươi mà cùng tu hành vậy.”
Hoán Bích và Cận Tịch thoáng lộ nét mừng, lập tức đồng ý. Tôi ngẩng lên, nơi chính điện không thờ Như Lai hay Quan Âm, mà là một bức tượng Địa Tạng Bồ Tát rất lớn. Phía trước tượng Phật có đặt một lò hương đá, bên trên khắc ba chữ “Thiên cổ đấu”. Bên phải chiếc giường đá, dưới lò hương có khắc hàng chữ “Phúc sinh cam lộ địa, Thọ tề ngọc giản thiên”, phía bên trái thì khắc “Lập vào ngày lành mùa đông năm Long Khánh thứ mười”.
Tượng Phật mang màu vàng rực rỡ, dưới ánh đèn nến sáng trưng lại càng toát lên khí phái trang nghiêm. Nơi đáy lòng tôi bỗng xao động, nhớ tới Lung Nguyệt vừa ra đời, nhất thời buồn khổ không thôi, khẽ nói: “Độ hết chúng sinh, mới chứng quả vị Bồ Đề; địa ngục chưa sạch bóng tội nhân, thề không thành Phật. Ta không vào địa ngục ai vào địa ngục? Bồ Tát quả nhiên Phật pháp sâu dày.”
Tĩnh Ngạn đưa mắt nhìn tôi, cầm lấy chiếc bảo bình ở ngay cạnh, đưa tay nhúng nước sương trong bình rồi điểm vào trán tôi, nói: “Thích Ca Mâu Ni có lời rằng: ‘Ta vì đại chúng nói lời cam lộ tịnh pháp’, cam lộ có thể hóa giải sự buồn khổ nơi thế gian, ngươi đã rời khỏi chốn hồng trần rồi, mọi sự phiền não đều nên vứt bỏ.”
Giọng bà ta đầy vẻ xót thương, thần sắc thì rất mực hiền hòa, tựa như có thể nhìn thấu nỗi bất lực của tôi. Tôi khẽ gật đầu, coi như tỏ ý cảm ơn. Bà ta chỉ vào vị ni cô cao lớn vạm vỡ bên cạnh, nói tiếp: “Đây là sư muội ta, pháp hiệu Tịnh Bạch, chưởng quản mọi việc vụn vặt ở chùa này, sau này nếu ngươi có thiếu thứ gì thì có thể tìm đến.”
Sau mấy lời dặn dò, tất cả liền giải tán.
Giữa đêm gió lớn, lớp giấy dán cửa sổ bị gió thổi kêu “bùng bục” không ngừng, tựa như tiếng nghẹn ngào khóc lóc. Tôi ngồi trên ghế, Cận Tịch chong đèn, sắp xếp quần áo.
Tôi khẽ nói: “Có gì đâu mà sắp xếp, chẳng qua là ít đồ lót để thay đổi hằng ngày thôi, từ nay chỉ còn bộ đồ màu xám này theo ta đến già.”
Cận Tịch không nói, Hoán Bích thì khẽ cười một tiếng, nói: “Pháp hiệu của tiểu thư quả là đặc biệt. Mạc Sầu, không giống như một pháp hiệu bình thường, mà cứ như tên của một vị tiểu thư khuê các vậy.”
Tôi nói: “Trụ trì chẳng qua muốn nhắc nhở ta rằng đã vào cửa Phật rồi thì đừng nên nghĩ tới những sự ưu sầu phiền não nơi thế tục nữa.” Tôi lẩm bẩm nói: “Chẳng sánh chàng Lư có Mạc Sầu? Phải là ‘kiếp này chưa chắc, chắc chi sau’ mới đúng.”
Hoán Bích không nghe rõ, tò mò hỏi: “Tiểu thư nói gì vậy?”
Tôi mỉm cười hờ hững. “Không có gì. Kể từ nay việc quan trọng nhất trong cuộc đời ta là ngày đêm cầu khấn, hy vọng cha anh ở nơi Xuyên Bắc, Lĩnh Nam và Lung Nguyệt ở trong cung có thể được bình an cả đời. Đây là tâm nguyện duy nhất của ta lúc này.”
Hoán Bích cắn môi, khẽ nói: “Đây cũng là tâm nguyện duy nhất của nô tỳ.”
Tôi lẳng lặng lắng nghe tiếng gió, gió ở trong núi và gió ở trong cung thực không giống nhau chút nào. Gió nơi cung đình dù có dịu dàng, ấm áp đến mấy, bên trong rốt cuộc vẫn thấp thoáng sự ớn lạnh do âm khí quá nhiều. Còn gió ở trong núi luôn vù vù tràn qua mạnh mẽ. Tôi ngồi đã lâu, thân thể đột nhiên lạnh run từng đợt, nơi bụng truyền tới những cơn đau quặn thắt, tựa như có một con rắn nhỏ đang quậy phá trong đó vậy. Hoán Bích thấy sắc mặt tôi không tốt, vội bước tới, hỏi: “Tiểu thư sao vậy? Sắc mặt người khó coi quá!”
Cận Tịch nghe thấy động tĩnh, lập tức bỏ dở việc trong tay, bước tới nói: “Nương tử vừa mới sinh nở, trong người còn máu đọng chưa ra hết, hôm nay lại phải ngồi xe ngựa vất vả một phen, e là không ổn lắm!” Nàng ta lộ rõ vẻ nôn nóng. “Nước trong lò còn chưa sôi, cần phải đi tìm một ít đường đỏ về hòa với nước nóng uống nữa, như vậy mới hiệu nghiệm.”
Tôi thầm cảm thấy bất an nhưng không thể không tỏ ra kiên cường. “Trong thời gian ngắn thì tìm đâu ra đường đỏ chứ, cứ để ta nhịn một chút là được.”
Cận Tịch vội nói: “Những bệnh vặt trong thời gian ở cữ không thể xem thường, chỉ sơ sẩy một chút thôi cũng có thể lưu lại mầm bệnh cả đời đấy!” Nói rồi, nàng ta liền đứng dậy. “Nô tỳ tới chỗ ni cô ở phòng kế bên hỏi xin một ít vậy!”
Cận Tịch khoác áo đứng dậy ra ngoài, Hoán Bích vội đỡ tôi nằm xuống, đắp cho tôi mấy lớp chăn bông. Tôi thầm lo lắng, cuộc sống trong chùa tất nhiên không thể so với trong cung, thân thể tôi còn chưa bình phục hẳn, thành ra làm liên lụy đến Cận Tịch và Hoán Bích phải vất vả chăm sóc, nghĩ như vậy, cơn đau trong bụng lại càng dữ dội.
Chẳng biết đã qua bao lâu, cửa mở ra kêu “két” một tiếng, Cận Tịch đã về, nàng ta cất giọng bất lực: “Giữa đêm khuya, chắc mọi người đều đã ngủ rồi, không ai chịu mở cửa, đừng nói gì tới việc cho ít đường đỏ.” Sau đó, nàng ta lại hạ thấp giọng: “Ta vừa đi tìm Tịnh Bạch sư phụ, bị bà ta quát cho mấy câu, có điều tạm thời vẫn chưa dám làm kinh động tới sư phụ trụ trì.”
Hoán Bích nghĩ là tôi đã ngủ, thấp giọng thở dài, nói: “Vừa rồi sư phụ trụ trì còn nói là học theo tiền lệ của Thư Quý phi, ai ngờ vừa mới xoay người đi là ngay đến canh nóng, nước nóng cũng chẳng có.”
Tôi loáng thoáng nghe thấy vậy, lại càng cảm thấy khó chịu.
Đột nhiên Cận Tịch nghĩ đến điều gì, bèn xoa tay, mừng rỡ nói: “Bên dưới gốc cây lớn phía đằng xa kia có một gian nhà đơn độc, chẳng biết là của vị sư phụ nào, để ta tới đó một chuyến thử xem.”
Hoán Bích vội cất tiếng ngăn lại: “Hồi chiều tối nghe hai tiểu ni cô dẫn đường nói, người sống ở đó là một vị ni cô tính tình cổ quái, bình thường không có ai dám dây tới. Nên đi tìm người khác thì hơn.”
Cận Tịch nói: “Vừa rồi người khác không chịu mở cửa, bây giờ chỉ e lại càng không chịu. Ta cứ đi xem thử đã rồi tính sau.” Sau đó, nàng ta lại dặn dò: “Đợi nước sôi nhớ đun thêm siêu nữa, để tiện cho nương tử lau rửa người.”
Một lát sau, Cận Tịch vẫn chưa trở về, thân thể tôi càng giá lạnh hơn. Chợt nghe cánh cửa bị đẩy mạnh, phát ra một tiếng “rầm” rất lớn. Một bóng người màu trắng đột ngột bước vào cùng làn gió lạnh, Hoán Bích kinh hãi kêu lên: “Là ai đó?”
Người đó không trả lời, chạy thẳng đến trước giường của tôi, đưa tay sờ lên trán rồi lại bắt mạch cho tôi, tư thế thô lỗ nhưng nhanh nhẹn, một lát sau liền nhìn tôi, lạnh lùng nói: “Ngươi vừa mới sinh nở, phải vậy không?”
Tôi gắng gượng ngẩng đầu, thấy người đó mặt mũi khá dữ dằn nhưng cũng có mấy phần nhan sắc, chỉ là nhan sắc đó sớm đã bị băng sương bao phủ, trông vô cùng lạnh lùng. Tôi thấy bà ta ăn mặc theo lối ni cô, đoán chừng cũng là đồng môn trong chùa, bèn ra hiệu bảo Hoán Bích đừng sợ, cố gắng cất tiếng: “Đúng vậy, đến hôm nay đã là ngày thứ ba rồi!”
Bà ta khẽ “hừ” một tiếng, khuôn mặt lộ rõ vẻ xem thường, nói: “Sinh con cho đám nam nhân thối tha kia làm gì chứ! Đáng đời!” Nói rồi liền lấy một bọc đồ cất trước ngực ra, vứt xuống đầu giường. “Chỗ này đủ cho ngươi uống rồi!”
Hoán Bích vội mở ra xem, lập tức mừng rỡ bật thốt: “Là đường đỏ! Dễ chừng phải có tới ba, bốn cân đấy!”
Người đó không phản ứng, lại lấy ra thêm mấy lát gừng tươi, hờ hững nói: “Ngậm vào miệng đi, thứ này có thể phát nhiệt.”
Nói xong, bà ta liền giống như đang giận ai, rảo bước thoăn thoắt rời đi như một làn gió.
Sau đó, Cận Tịch chạy vào, thở hồng hộc nói: “Người đó đi nhanh quá, nô tỳ không thể theo kịp.”
Tôi hỏi: “Bà ta chính là người có tính tình cổ quái kia sao?”
Cận Tịch đáp “vâng” rồi lại nói: “Nô tỳ chẳng còn cách nào, chỉ đành tìm đến van nài một phen, ai ngờ bà ta vừa nghe nô tỳ nói xin đường đỏ để cứu người, lập tức mở cửa ngay.”
Hoán Bích đỡ tôi dậy, cho tôi uống một chén nước đường đỏ rất đặc, nói: “Giữa chốn Phật môn mà không ngờ đám ni cô ở ngay kế bên lại không chịu tới giúp đỡ một chút, thực khiến người ta nguội lòng. Nô tỳ cứ ngỡ người xuất gia lấy từ bi làm đầu, chẳng ngờ lại giống hệt đám người trong cung.”
Tôi lắc đầu cười gượng. “Chúng ta bị phế bỏ tước vị và trục xuất khỏi cung đình, là người mà Hoàng thượng đã ruồng bỏ, sao dám so với Thư Quý phi được. Bà ấy tự nguyện xin rời cung, để tóc tu hành với thân phận Quý thái phi, tất nhiên khác hẳn chúng ta rồi!” Hoán Bích thoáng lộ vẻ buồn bã, tôi sợ nàng ta khó chịu thay tôi, liền chuyển chủ đề: “Vị ni cô vừa rồi mặt mũi tuy lạnh lùng nhưng quả là một người tốt bụng hiếm có.”
Thế rồi bèn ngậm một lát gừng tươi, thầm nghĩ tới Lung Nguyệt của tôi, sau đó mơ màng chìm vào giấc ngủ…
Vừa xuống xe ngựa, một làn gió núi lập tức thổi tới khiến toàn thân tôi lạnh toát. Hoán Bích và Cận Tịch vội vàng thu dọn hành lý rồi cùng nhảy xuống xe, mỗi người đứng một bên đỡ lấy tôi. Cận Tịch thấp giọng nói: “Gió núi trong độ tháng Mười này đã lạnh lắm rồi, nương tử vừa mới sinh nở, đừng để bị cảm lạnh.”
Sau khi rời cung, nàng ta không gọi tôi là “nương nương” nữa, sợ tôi thương tâm phiền não, vả lại thân phận của tôi bây giờ quả thực không rõ ràng, do đó đành tạm gọi là “nương tử”. Trong lúc trò chuyện, nàng ta đã khoác lên người tôi một chiếc áo choàng dài.
Vầng tà dương sắp lặn treo trên vách núi dựng đứng phía đối diện đỏ rực tựa màu máu, khiến nửa bầu trời nhìn như bị lửa thiêu, làm cho người ta cảm thấy bức bối, khó chịu vô cùng. Ánh hoàng hôn mờ mịt hệt như một làn sương mù dần lan tỏa, những ngọn núi xung quanh đều trở nên nặng nề, từ trong ngôi chùa cổ bị che khuất bởi những gốc tùng lớn có tiếng chuông thong thả vang xa, kèm với đó là mây khói lượn lờ, khiến trái tim vốn phập phù của người ta dần trở nên an định.
Tôi bình tĩnh nói: “Trống chiều chuông sớm, đó chính là cuộc sống của chúng ta sau này.”
Chúng tôi còn đang nhìn ngó, hai tiểu ni cô trẻ tuổi bước ra, sau khi quan sát chúng tôi một lát bèn hỏi: “Mấy vị có phải vừa từ hoàng cung đến không? Sư phụ trụ trì dặn bọn ta tới đây đưa mấy vị vào chùa.”
Tôi hơi khom người hành lễ, sau đó liền cùng Hoán Bích và Cận Tịch đi theo sau bọn họ. Đi qua điện chính và điện bên của chùa Cam Lộ, lại đi thêm một hồi lâu nữa, chúng tôi mới nhìn thấy mấy gian nhà trệt thấp bé. Bọn họ dẫn chúng tôi vào, nói: “Đây là nơi ở của mấy vị sau này, mấy vị có thể cất đồ vào bên trong.”
Mấy gian nhà này tuy nhỏ nhưng có vẻ rất sạch sẽ, ngăn nắp, bên trong kê một chiếc giường lớn, một chiếc bàn, mấy chiếc ghế, nơi góc tường còn có một vại nước, hết sức đơn sơ.
Hai tiểu ni cô lại nói: “Mời các vị theo bọn ta tới đại điện, sư phụ trụ trì và mọi người đều đã đợi ở đó rồi!”
Hoán Bích khom người, cười, nói: “Đã làm phiền rồi!”
Trong đại điện thắp đèn sáng trưng, nghi ngút khói hương, mùi dầu thơm tỏa ra rất nồng. Tôi vừa sinh nở được vài ngày, ngửi thấy thứ mùi này thì hơi khó chịu, bất giác khẽ ho hai tiếng. Trong điện tuy có nhiều người nhưng lại rất tĩnh lặng. Nghe thấy hai tiếng ho kia của tôi, tất cả đồng loạt ngoảnh đầu nhìn qua. Người đứng đầu là một ni cô dáng vẻ hiền hòa, thân thiện, bà ta chậm rãi cất tiếng: “Ngươi tới rồi!”
Tôi cảm thấy hơi xấu hổ, vội rảo bước đi lên phía trước. Bà ta chỉ vào một chiếc bồ đoàn ở phía dưới, tôi hiểu ý, liền quỳ xuống đó, Hoán Bích và Cận Tịch cũng vội vàng quỳ xuống theo.
Chỉ nghe bà ta ôn tồn nói: “Trong cung đã ban ý chỉ, vị quý nhân này sẽ để tóc tu hành. Có điều, đã vào cửa Phật rồi, nhất định phải tuân thủ giới luật.” Thế rồi bà ta liền giảng giải về thanh quy giới luật, sau đó mới nói: “Bần ni pháp hiệu Tĩnh Ngạn, là trụ trì của chùa này. Ngươi đã vào chùa rồi, tất nhiên phải xa cách hồng trần, cũng không còn là quý nhân trong cung nữa, không thể dùng lối xưng hô cũ được, bần ni sẽ đặt một pháp hiệu cho ngươi.” Dừng một chút, bà ta nói tiếp: “Các đệ tử của bần ni pháp hiệu đều dùng chữ ‘Mạc’ làm đầu.” Bà ta khẽ buông tiếng thở dài. “Trông ngươi giữa nơi ấn đường thấp thoáng nét sầu, vậy hãy đặt hiệu là ‘Mạc Sầu’ đi.”
Mạc Sầu, nghe chẳng giống pháp hiệu của một tỷ khâu ni[1] gì cả, nhưng tôi không tiện dị nghị, chỉ đành vâng lời, trong lòng bất giác dâng trào cảm giác buồn bã.
[1] Tỷ khâu ni là từ dùng để chỉ những vị nữ tu Phật giáo, về mặt ý nghĩa thì hoàn toàn tương đồng với ni cô – ND.
Còn nhớ hồi nhỏ tôi cùng ca ca ngồi học trong thư phòng, mùa hè trời nóng nực khiến người ta mơ màng buồn ngủ, đã thế phu tử còn toàn giảng về Tứ thư, ũ kinh buồn chán chết người, nói cái gì mà “Kinh thi ba trăm bài, đọc rồi không suy nghĩ bừa bãi… Quan quan thư cưu, tại hà chi châu, ấy là nói về cái đức của người làm phi tần, tiểu thư là thiên kim khuê các, không thể không ghi nhớ kĩ…”
Tôi miệng cứ “ưm ưm a a” ngoan ngoãn đáp lời, nhưng nhìn bộ râu dài không ngừng đung đưa của phu tử, cặp mắt tôi chừng như khép lại đến nơi.
Dưới giàn nho mùa hè, vầng dương rực rỡ như ánh lên một màu trắng toát, chúng len qua kẽ lá chiếu xuống vô số đốm nhỏ, tạo thành những bóng trắng hoặc tròn hoặc không tròn trên mặt đất, tựa như những bông tuyết còn chưa tan.
Mùa hạ thật dài, tưởng chừng không thể nào hết được. Lũ ve sầu không ngừng kêu vang, tiếng sau dài hơn tiếng trước, như thể muốn so kè với ánh nắng ban ngày xem thứ nào khiến người ta chán ghét hơn. Ngủ trưa dậy, đầu óc tôi đã tỉnh táo nhưng lại không muốn mở mắt. Ngoài cửa sổ có tiếng cười khúc khích của con gái, tôi đoán hẳn là Lưu Chu và Hoán Bích đang chơi chọi cỏ, nếu không thì cũng là Phân Nhi đang làm nũng nhờ mấy gã người hầu bắt dế giúp cho.
Ca ca không biết đã vào từ bao giờ, mỉm cười, cầm một cuốn sách gõ nhẹ vào đầu tôi. “Còn giả vờ ngủ nữa, nhìn xem ta mang thứ hay ho gì đến cho muội này.” Thứ hay ho cái gì chứ, chẳng qua chỉ là một tập thơ từ thời Nam Bắc triều. Ca ca cười, nói: “Phu tử giảng bài khô khốc như vậy, đừng nói là một đứa con gái như muội, đến ta cũng thấy buồn ngủ. Tập thơ từ cung đình này ta khó khăn lắm mới tìm được, muội giữ lấy mà xem… Có điều, nhớ đừng để mẹ biết, kẻo lại bị mắng cho một trận.”
Thế là tôi bèn giấu nó đi như giấu báu vật, vì đề phòng bị mẹ phát hiện, trước lúc ngủ mới lén mở ra xem một, hai bài, đọc nửa hiểu nửa không nhưng lòng vẫn say mê, nơi khóe miệng như thoang thoảng hương thơm, ngày đêm lẩm bẩm. Sáng sớm ngủ dậy, Lưu Chu trêu tôi: “Tiểu thư đọc sách đến si mê rồi, đêm qua ngủ mơ còn nói cái gì mà ‘đất Lạc Dương cô gái Mạc Sầu’. Mạc Sầu? Tiểu thư biết một vị tiểu thư có tên như vậy ở Lạc Dương sao?”
Lưu Chu, Lưu Chu, từng lời nói, tiếng cười ngày đó dường như vẫn văng vẳng bên tai, cứ nghĩ tới là lòng tôi lại đau nhói.
Phải rồi, “đất Lạc Dương cô gái Mạc Sầu” là lời trong bài Mạc Sầu ca[2], ngày xưa tôi từng thích nhất bài thơ này.
[2] Một tác phẩm của Lương Vũ Đế Tiêu Diễn thời Nam Bắc triều – ND.
Khó khăn lắm mới chờ được My Trang tới chơi, tôi vội kéo tỷ ấy lại, chậm rãi đọc từng câu cho tỷ ấy nghe, bộ dạng như vừa có được một món bảo bối. “Nước Hoàng Hà về đông chảy mãi, đất Lạc Dương cô gái Mạc Sầu, mười ba biết dệt lụa màu, năm lên mười bốn hái dâu ngoài đồng, mười lăm tuổi lấy chồng Lư thị, mười sáu sinh con quý A Hầu. Lư gia lan quế đẹp sao! Uất kim, tô hợp ngạt ngào mùi hương. Mười hai hàng trâm vàng cài tóc, hài tơ thêu ngũ sắc chân mang. San hô rực rỡ bóng gương, nô tỳ đứng cạnh nhắc rương đựng giày. Giàu sang kể có ai bì được, đời người còn nguyện ước gì sao? Hờn kia ôm tự thuở nào, nhà bên đông chẳng gả vào Vương gia[3].”
[3] Đây là toàn bài Mạc Sầu ca, tên khác là Hà trung chi thủy ca, dịch thơ: Lang Xet Tu. Nguyên văn Hán Việt: Hà trung chi thủy hướng đông lưu, Lạc Dương nữ nhi danh Mạc Sầu. Mạc Sầu thập tam năng chức khỉ, thập thứ thải tang nam mạch đầu. Thập ngũ giá vi Lô gia phụ, thập lục sinh nhi tự A Hầu. Lô gia lan thất quế vi lương, trung hữu uất kim tô hợp hương. Đầu thượng kim sai thập nhị hành, túc hạ ti lý ngũ văn chương. San hô quải kính lạn sinh quang, bình đầu nô tử đề lý tương. Nhân sinh phú quý hà sở vọng, hận bất giá dữ đông gia Vương – ND.
My Trang đã đọc hai cuốn Nữ tắc và Nữ huấn đến thuộc làu nhưng lại không chú tâm lắm tới mặt thơ từ. Vào những lúc thế này, tỷ ấy thường ngồi dưới cửa sổ, tập trung vào việc thêu những bức hình đẹp đẽ, lúc thì là “Ngũ phúc phùng thọ”, lúc lại là “Ngọc đường như ý”, những cuộn chỉ màu rực rỡ xung quanh như càng tôn lên dáng vẻ đoan trang, điềm đạm của tỷ ấy. Năm đó, tỷ ấy mới mười hai tuổi nhưng đã có được khí độ trầm tĩnh mà một tiểu thư khuê tú nên có rồi. Tôi thì được cha nuông chiều quá, thành ra tính cách có phần bướng bỉnh.
Tỷ ấy lẳng lặng nghe xong, khẽ mỉm cười với tôi, nụ cười ấy hệt như một bông sen trắng thuần khiết đột nhiên nở rộ giữa đầm nước xanh biếc, vầng hào quang mà bông sen ấy tỏa ra không khác gì ánh ngọc, vượt hẳn lên sóng nước rì rào, rực rỡ không gì so được.
Tỷ ấy buông kim chỉ xuống, cẩn thận rửa tay, nói: “Ta nghe không hiểu lắm, chỉ cảm thấy số của Mạc Sầu đúng là tốt thật. Bản thân đa tài đa nghệ, chồng là quý tử nhà giàu, mười sáu tuổi đã sinh được con trai, tất nhiên có được địa vị vững chắc ở nhà chồng, ra vào đều có kẻ hầu người hạ, phú quý phi phàm.” Thoáng dừng lại, tỷ ấy mỉm cười, nói tiếp: “Có được tao ngộ như vậy, ấy chính là kết quả tốt nhất đối với một nữ tử trên thế gian này rồi. Hoàn Nhi, nếu sau này muội và ta được như Mạc Sầu, thực cũng không mong gì hơn nữa.”
Phải rồi, tất cả những sự trông mong trong khuê các của chúng tôi lúc đó chẳng qua là có được một tình lang như ý, được sống một cuộc đời bình an, sung túc mà thôi.
Thế nhưng My Trang chợt cau đôi mày thanh tú. “Có điều, ta thực không hiểu nổi, cuộc sống của Mạc Sầu tốt đến thế, cô ấy còn điều gì không thỏa mãn nữa? ‘Hờn kia ôm tự thuở nào, nhà bên đông chẳng gả vào Vương gia’, cô ấy thực không nên than thở như vậy!”
Mạc Sầu, Mạc Sầu, tôi cười, nói: “Mạc Sầu được gả vào nơi phú quý nhưng cả bài thơ lại chẳng hề nói phu quân của cô ấy anh tuấn, bất phàm thế nào, yêu cô ấy, kính cô ấy ra sao. Nếu gặp phải một phu quân tồi tệ, chẳng hề yêu thương mình, dù có được sống trong nhung lụa thì cũng chỉ là một nữ tử cô đơn giữa chốn hào môn mà thôi. Khi ấy dù sinh được con trai, có được địa vị chính thất thì cũng có gì đáng để vui mừng chứ?”
My Trang khẽ buông tiếng thở dài. “Nói vậy cũng phải, kẻ phú quý cũng có sự khó xử của kẻ phú quý, tóm lại, mỗi người trên đời này đều có nỗi khổ riêng.”
Tôi học theo lời hát kịch, cất tiếng ngâm nga: “Than nhân gian chuyện chẳng bao giờ toàn vẹn, nay mới tin, dù vợ chồng ân ái, lòng tất vẫn còn nỗi bất bình.”
My Trang “úi chà” một tiếng, đứng dậy làm bộ định đánh tôi. “Con gái con lứa, vừa đọc một bài thơ linh tinh rồi, bây giờ lại hát thứ lời kịch chẳng đâu vào đâu này, chẳng có chút dáng vẻ của một thiên kim khuê các, còn ra thể thống gì nữa?”
Tôi vội xoay người, nấp sau bức bình phong, cười nói: “My tỷ tỷ tha cho muội lần này đi, muội chẳng qua chỉ nhất thời ham chơi mà thôi!” Tôi cười đến rát cả cổ họng, không ngớt phân bua: “Muội không cố ý dùng lời này để chế nhạo tỷ tỷ đâu.”
My Trang chỉnh lại quần áo, ngạo nghễ nói: “Đương nhiên rồi, phu quân của Thẩm My Trang ta nhất định phải là người xuất chúng, bọn ta nhất định sẽ sống bên nhau đến lúc đầu bạc răng long.” Dứt lời, ngay đến khóe mắt của tỷ ấy cũng bất giác đỏ lựng.
My Trang của ngày đó thực kiêu ngạo biết mấy, tự tin biết mấy, hừng hực khí thế biết mấy, trong mắt là những tia sáng rạng ngời, tựa như một gốc linh chi siêu phàm thoát tục, thực khác hẳn với vị Thẩm Tiệp dư lánh đời trong Tồn Cúc đường bây giờ.
Tôi thầm ngơ ngẩn, bỗng nhớ tới ngày mình rời cung, My Trang đứng phía trong bức tường đỏ rực, dõi mắt nhìn theo tôi tới tận cuối con đường. Sự âu lo và dặn dò khi đó lại hiện lên trong lòng tôi nhưng chỉ còn là một bóng dáng thê lương đứng lẻ loi, cô độc bên dưới chiếc ô của Ôn Thực Sơ.
Trong những tháng ngày chìm nổi ở chốn hậu cung, bị những cuộc phân tranh không ngừng bám lấy, My Trang nào có từng thật lòng vui vẻ bao giờ.
Rồi tôi lại nhớ đến quãng thời gian khi mình vừa đắc sủng, nữ tỳ đỡ nhẹ thân ngà, buổi đầu mưa móc mặn mà vua ban[4].
[4] Trích Trường Hận Ca, Bạch Cư Dị. Nguyên văn Hán Việt: Thị nhi phù khởi kiều vô lực, thủy thị tân thừa ân trạch thời – ND.
Trong những tháng ngày trẻ trung, sôi nổi ấy, tôi được đấng quân vương sủng ái hết lòng, hoàn toàn chẳng biết cảm giác buồn thương là gì.
Không biết là buổi sớm hôm nào, độ đó, xe Phượng Loan Xuân Ân liền mạch bảy ngày đưa tôi đến Nghi Nguyên điện, tôi vì ham ngủ, thức giấc muộn hơn so với thường ngày một chút, khi mở mắt thì thấy Huyền Lăng đang ngồi trên giường mỉm cười, chăm chú nhìn tôi. Tôi không khỏi ngạc nhiên, hỏi y tại sao lại tan triều sớm thế.
Y nhẹ nhàng nằm xuống, ung dung đáp: “Ái khanh ngủ ngon, thực là một bức tranh mỹ nữ say giấc nồng đẹp tuyệt vời, trẫm sao nỡ rời đi để rồi phải nhìn những khuôn mặt lúc nào cũng cứng nhắc của đám thần tử kia.”
Tôi vừa kinh hãi vừa e thẹn, vội vàng nói: “Như vậy sao được? Thần thiếp đâu quan trọng bằng việc quốc gia đại sự chứ, Hoàng thượng mau mau lên triều đi thôi!”
Huyền Lăng ngáp dài một cái, đưa ngón tay trỏ tới nhẹ nhàng vuốt ve bờ má tôi, khẽ nở nụ cười. “Hiếm hoi lắm mới có một ngày như vậy, coi như là để các đại thần được dịp nghỉ ngơi, mà trẫm cũng được an nhàn một chút!” Tôi đang định khuyên tiếp, ngón tay trỏ của y đã đặt lên môi tôi. “Nàng cứ ngủ đi. Còn về buổi triều sớm… dù sao cũng đã quá thời gian, trẫm có đi cũng chẳng kịp, chi bằng không đi nữa thì hơn.”
Tôi đành không nói gì thêm, nằm lặng lẽ trong vòng tay vững chãi của y. Khi đó, xuân về hoa nở, ô cửa sổ sơn đỏ chạm hoa trong Đông thất đang mở hé, từng làn gió dịu dàng thổi tới mang theo hương hoa phảng phất, chầm chậm lan tỏa khắp phòng, tựa như đôi tay ngọc ngà của một người con gái đang nhẹ nhàng vén bức màn lên, khung cảnh hư hư ảo ảo. Sau cơn gió, hoa anh đào ngoài điện rơi lả tả như mưa, từng phiến từng phiến đỏ tươi múa may trong gió, in lên bức màn mỏng manh trong suốt treo giữa điện, vô cùng mê ly.
Vừa ngẩng lên, tôi đã bắt gặp ánh mắt chứa chan tình cảm của Huyền Lăng, mà ánh mắt ấy chỉ nhìn tôi, khiến cả thân thể lẫn trái tim tôi đều như tan chảy.
Thế nhưng ngay lúc đó, Phương Nhược lại cung kính gõ cửa, nói là có tấu chương khẩn cấp.
Huyền Lăng có chút buồn bực, không thể không đi, đành nói với tôi: “Chỉ trách Lý Trường hồ đồ, thường ngày không chú tâm nhắc nhở đám nô tài, khiến bọn chúng không hiểu được một câu nói.”
Tôi nhất thời không hiểu, lòng tò mò nổi lên, bèn hỏi: “Là câu gì?”
Huyền Lăng nở một nụ cười giảo hoạt. “Kẻ hầu chẳng báo tên khách sớm, mới được giai nhân tên Mạc Sầu[5].”
[5] Trích Phú Bình Thiếu Hầu, Lý Thương Ẩn. Nguyên văn Hán Việt: Đương quan bất báo xâm thần khách, tân đắc giai nhân tự Mạc Sầu – ND.
Tôi cả thẹn, khẽ phỉ phui một tiếng, cúi đầu nói: “Hoàng thượng chẳng đàng hoàng gì cả, chỉ biết trêu người ta thôi!”
Những ngày tháng đẹp đẽ ấy rốt cuộc chỉ là một giấc mộng hư ảo mà thôi.
Giờ đây, chỉ còn lại một câu than thở: Bốn mươi năm trọn là thiên tử, chẳng sánh chàng Lư có Mạc Sầu[6].
[6] Trích Mã Ngôi kỳ 2, Lý Thương Ẩn, dịch thơ Mai Lang, toàn bài: “Ngoài bể nghe đồn có chín châu, kiếp này chưa chắc, chắc chi sau? Chỉ nghe hổ lữ đêm khua mõ, nào thấy kê nhân sáng gọi chầu. Đương độ lục quân cùng đóng ngựa, nhớ đêm thất tịch ngửng cười Ngâu. Than ôi, bốn kỷ trên ngôi báu, mà kém nhà Lư có Mạc Sầu.” Gò Mã Ngôi là nơi Dương Quý Phi tự tử, bài thơ này chế giễu tình yêu của Đường Minh Hoàng chỉ là hư ảo, không đáng tin cậy, đồng thời than tiếc vận mệnh bi thảm của Dương Quý Phi – ND.
Mạc Sầu dù cả đời không có được tình yêu nhưng ít nhất cũng còn được bình an đến già, có thể ngày ngày ở bên người nhà, con cái. Còn tôi, tình yêu đặt nhầm nơi, nhà tan cửa nát, cha mẹ anh em đều chẳng được yên, ngay đến đứa con gái duy nhất cũng phải rời xa, thực chẳng bằng được một phần vạn của Mạc Sầu!
Đến bây giờ, ngồi buồn trước gương, mang theo nỗi buồn đi ngủ, lại mang theo nỗi buồn thức giấc, quả thực nên khuyên bản thân một câu “đừng buồn[7]” rồi.
[7] Cái tên Mạc Sầu mang nghĩa là đừng buồn – ND.
Đúng lúc tôi đang ngơ ngẩn, Tĩnh Ngạn đưa mắt nhìn Hoán Bích và Cận Tịch sau lưng tôi, nói: “Người trong cửa Phật vốn không nên được người khác hầu hạ, có điều trong cung đã truyền lời xuống, rằng để ngươi học theo tiền lệ trước đây của Thư Quý phi…” Bà ta vội vàng sửa lời: “Tội quá… Là tiền lệ của Xung Tĩnh tiên sư, cứ để hai người bọn họ đi theo ngươi mà cùng tu hành vậy.”
Hoán Bích và Cận Tịch thoáng lộ nét mừng, lập tức đồng ý. Tôi ngẩng lên, nơi chính điện không thờ Như Lai hay Quan Âm, mà là một bức tượng Địa Tạng Bồ Tát rất lớn. Phía trước tượng Phật có đặt một lò hương đá, bên trên khắc ba chữ “Thiên cổ đấu”. Bên phải chiếc giường đá, dưới lò hương có khắc hàng chữ “Phúc sinh cam lộ địa, Thọ tề ngọc giản thiên”, phía bên trái thì khắc “Lập vào ngày lành mùa đông năm Long Khánh thứ mười”.
Tượng Phật mang màu vàng rực rỡ, dưới ánh đèn nến sáng trưng lại càng toát lên khí phái trang nghiêm. Nơi đáy lòng tôi bỗng xao động, nhớ tới Lung Nguyệt vừa ra đời, nhất thời buồn khổ không thôi, khẽ nói: “Độ hết chúng sinh, mới chứng quả vị Bồ Đề; địa ngục chưa sạch bóng tội nhân, thề không thành Phật. Ta không vào địa ngục ai vào địa ngục? Bồ Tát quả nhiên Phật pháp sâu dày.”
Tĩnh Ngạn đưa mắt nhìn tôi, cầm lấy chiếc bảo bình ở ngay cạnh, đưa tay nhúng nước sương trong bình rồi điểm vào trán tôi, nói: “Thích Ca Mâu Ni có lời rằng: ‘Ta vì đại chúng nói lời cam lộ tịnh pháp’, cam lộ có thể hóa giải sự buồn khổ nơi thế gian, ngươi đã rời khỏi chốn hồng trần rồi, mọi sự phiền não đều nên vứt bỏ.”
Giọng bà ta đầy vẻ xót thương, thần sắc thì rất mực hiền hòa, tựa như có thể nhìn thấu nỗi bất lực của tôi. Tôi khẽ gật đầu, coi như tỏ ý cảm ơn. Bà ta chỉ vào vị ni cô cao lớn vạm vỡ bên cạnh, nói tiếp: “Đây là sư muội ta, pháp hiệu Tịnh Bạch, chưởng quản mọi việc vụn vặt ở chùa này, sau này nếu ngươi có thiếu thứ gì thì có thể tìm đến.”
Sau mấy lời dặn dò, tất cả liền giải tán.
Giữa đêm gió lớn, lớp giấy dán cửa sổ bị gió thổi kêu “bùng bục” không ngừng, tựa như tiếng nghẹn ngào khóc lóc. Tôi ngồi trên ghế, Cận Tịch chong đèn, sắp xếp quần áo.
Tôi khẽ nói: “Có gì đâu mà sắp xếp, chẳng qua là ít đồ lót để thay đổi hằng ngày thôi, từ nay chỉ còn bộ đồ màu xám này theo ta đến già.”
Cận Tịch không nói, Hoán Bích thì khẽ cười một tiếng, nói: “Pháp hiệu của tiểu thư quả là đặc biệt. Mạc Sầu, không giống như một pháp hiệu bình thường, mà cứ như tên của một vị tiểu thư khuê các vậy.”
Tôi nói: “Trụ trì chẳng qua muốn nhắc nhở ta rằng đã vào cửa Phật rồi thì đừng nên nghĩ tới những sự ưu sầu phiền não nơi thế tục nữa.” Tôi lẩm bẩm nói: “Chẳng sánh chàng Lư có Mạc Sầu? Phải là ‘kiếp này chưa chắc, chắc chi sau’ mới đúng.”
Hoán Bích không nghe rõ, tò mò hỏi: “Tiểu thư nói gì vậy?”
Tôi mỉm cười hờ hững. “Không có gì. Kể từ nay việc quan trọng nhất trong cuộc đời ta là ngày đêm cầu khấn, hy vọng cha anh ở nơi Xuyên Bắc, Lĩnh Nam và Lung Nguyệt ở trong cung có thể được bình an cả đời. Đây là tâm nguyện duy nhất của ta lúc này.”
Hoán Bích cắn môi, khẽ nói: “Đây cũng là tâm nguyện duy nhất của nô tỳ.”
Tôi lẳng lặng lắng nghe tiếng gió, gió ở trong núi và gió ở trong cung thực không giống nhau chút nào. Gió nơi cung đình dù có dịu dàng, ấm áp đến mấy, bên trong rốt cuộc vẫn thấp thoáng sự ớn lạnh do âm khí quá nhiều. Còn gió ở trong núi luôn vù vù tràn qua mạnh mẽ. Tôi ngồi đã lâu, thân thể đột nhiên lạnh run từng đợt, nơi bụng truyền tới những cơn đau quặn thắt, tựa như có một con rắn nhỏ đang quậy phá trong đó vậy. Hoán Bích thấy sắc mặt tôi không tốt, vội bước tới, hỏi: “Tiểu thư sao vậy? Sắc mặt người khó coi quá!”
Cận Tịch nghe thấy động tĩnh, lập tức bỏ dở việc trong tay, bước tới nói: “Nương tử vừa mới sinh nở, trong người còn máu đọng chưa ra hết, hôm nay lại phải ngồi xe ngựa vất vả một phen, e là không ổn lắm!” Nàng ta lộ rõ vẻ nôn nóng. “Nước trong lò còn chưa sôi, cần phải đi tìm một ít đường đỏ về hòa với nước nóng uống nữa, như vậy mới hiệu nghiệm.”
Tôi thầm cảm thấy bất an nhưng không thể không tỏ ra kiên cường. “Trong thời gian ngắn thì tìm đâu ra đường đỏ chứ, cứ để ta nhịn một chút là được.”
Cận Tịch vội nói: “Những bệnh vặt trong thời gian ở cữ không thể xem thường, chỉ sơ sẩy một chút thôi cũng có thể lưu lại mầm bệnh cả đời đấy!” Nói rồi, nàng ta liền đứng dậy. “Nô tỳ tới chỗ ni cô ở phòng kế bên hỏi xin một ít vậy!”
Cận Tịch khoác áo đứng dậy ra ngoài, Hoán Bích vội đỡ tôi nằm xuống, đắp cho tôi mấy lớp chăn bông. Tôi thầm lo lắng, cuộc sống trong chùa tất nhiên không thể so với trong cung, thân thể tôi còn chưa bình phục hẳn, thành ra làm liên lụy đến Cận Tịch và Hoán Bích phải vất vả chăm sóc, nghĩ như vậy, cơn đau trong bụng lại càng dữ dội.
Chẳng biết đã qua bao lâu, cửa mở ra kêu “két” một tiếng, Cận Tịch đã về, nàng ta cất giọng bất lực: “Giữa đêm khuya, chắc mọi người đều đã ngủ rồi, không ai chịu mở cửa, đừng nói gì tới việc cho ít đường đỏ.” Sau đó, nàng ta lại hạ thấp giọng: “Ta vừa đi tìm Tịnh Bạch sư phụ, bị bà ta quát cho mấy câu, có điều tạm thời vẫn chưa dám làm kinh động tới sư phụ trụ trì.”
Hoán Bích nghĩ là tôi đã ngủ, thấp giọng thở dài, nói: “Vừa rồi sư phụ trụ trì còn nói là học theo tiền lệ của Thư Quý phi, ai ngờ vừa mới xoay người đi là ngay đến canh nóng, nước nóng cũng chẳng có.”
Tôi loáng thoáng nghe thấy vậy, lại càng cảm thấy khó chịu.
Đột nhiên Cận Tịch nghĩ đến điều gì, bèn xoa tay, mừng rỡ nói: “Bên dưới gốc cây lớn phía đằng xa kia có một gian nhà đơn độc, chẳng biết là của vị sư phụ nào, để ta tới đó một chuyến thử xem.”
Hoán Bích vội cất tiếng ngăn lại: “Hồi chiều tối nghe hai tiểu ni cô dẫn đường nói, người sống ở đó là một vị ni cô tính tình cổ quái, bình thường không có ai dám dây tới. Nên đi tìm người khác thì hơn.”
Cận Tịch nói: “Vừa rồi người khác không chịu mở cửa, bây giờ chỉ e lại càng không chịu. Ta cứ đi xem thử đã rồi tính sau.” Sau đó, nàng ta lại dặn dò: “Đợi nước sôi nhớ đun thêm siêu nữa, để tiện cho nương tử lau rửa người.”
Một lát sau, Cận Tịch vẫn chưa trở về, thân thể tôi càng giá lạnh hơn. Chợt nghe cánh cửa bị đẩy mạnh, phát ra một tiếng “rầm” rất lớn. Một bóng người màu trắng đột ngột bước vào cùng làn gió lạnh, Hoán Bích kinh hãi kêu lên: “Là ai đó?”
Người đó không trả lời, chạy thẳng đến trước giường của tôi, đưa tay sờ lên trán rồi lại bắt mạch cho tôi, tư thế thô lỗ nhưng nhanh nhẹn, một lát sau liền nhìn tôi, lạnh lùng nói: “Ngươi vừa mới sinh nở, phải vậy không?”
Tôi gắng gượng ngẩng đầu, thấy người đó mặt mũi khá dữ dằn nhưng cũng có mấy phần nhan sắc, chỉ là nhan sắc đó sớm đã bị băng sương bao phủ, trông vô cùng lạnh lùng. Tôi thấy bà ta ăn mặc theo lối ni cô, đoán chừng cũng là đồng môn trong chùa, bèn ra hiệu bảo Hoán Bích đừng sợ, cố gắng cất tiếng: “Đúng vậy, đến hôm nay đã là ngày thứ ba rồi!”
Bà ta khẽ “hừ” một tiếng, khuôn mặt lộ rõ vẻ xem thường, nói: “Sinh con cho đám nam nhân thối tha kia làm gì chứ! Đáng đời!” Nói rồi liền lấy một bọc đồ cất trước ngực ra, vứt xuống đầu giường. “Chỗ này đủ cho ngươi uống rồi!”
Hoán Bích vội mở ra xem, lập tức mừng rỡ bật thốt: “Là đường đỏ! Dễ chừng phải có tới ba, bốn cân đấy!”
Người đó không phản ứng, lại lấy ra thêm mấy lát gừng tươi, hờ hững nói: “Ngậm vào miệng đi, thứ này có thể phát nhiệt.”
Nói xong, bà ta liền giống như đang giận ai, rảo bước thoăn thoắt rời đi như một làn gió.
Sau đó, Cận Tịch chạy vào, thở hồng hộc nói: “Người đó đi nhanh quá, nô tỳ không thể theo kịp.”
Tôi hỏi: “Bà ta chính là người có tính tình cổ quái kia sao?”
Cận Tịch đáp “vâng” rồi lại nói: “Nô tỳ chẳng còn cách nào, chỉ đành tìm đến van nài một phen, ai ngờ bà ta vừa nghe nô tỳ nói xin đường đỏ để cứu người, lập tức mở cửa ngay.”
Hoán Bích đỡ tôi dậy, cho tôi uống một chén nước đường đỏ rất đặc, nói: “Giữa chốn Phật môn mà không ngờ đám ni cô ở ngay kế bên lại không chịu tới giúp đỡ một chút, thực khiến người ta nguội lòng. Nô tỳ cứ ngỡ người xuất gia lấy từ bi làm đầu, chẳng ngờ lại giống hệt đám người trong cung.”
Tôi lắc đầu cười gượng. “Chúng ta bị phế bỏ tước vị và trục xuất khỏi cung đình, là người mà Hoàng thượng đã ruồng bỏ, sao dám so với Thư Quý phi được. Bà ấy tự nguyện xin rời cung, để tóc tu hành với thân phận Quý thái phi, tất nhiên khác hẳn chúng ta rồi!” Hoán Bích thoáng lộ vẻ buồn bã, tôi sợ nàng ta khó chịu thay tôi, liền chuyển chủ đề: “Vị ni cô vừa rồi mặt mũi tuy lạnh lùng nhưng quả là một người tốt bụng hiếm có.”
Thế rồi bèn ngậm một lát gừng tươi, thầm nghĩ tới Lung Nguyệt của tôi, sau đó mơ màng chìm vào giấc ngủ…
Bình luận truyện