Hậu Cung Chân Hoàn Truyện
Quyển 8 - Chương 31: Chương 17 - phần 01
Trời
ghen tâm nguyện chẳng chiều nhau[33]
[33] Trích Hoán khê sa - Chuyển chúc phiêu bồng nhất mộng quy của Lý Dục. Dịch thơ: Nguyễn Chí Viễn. Nguyên văn Hán Việt: Thiên giáo tâm nguyện dữ thân vi - ND.
Ngoài cửa sổ, ánh trăng trắng lóa len qua những tán lá cây chiếu rọi vào phòng, chờ đến khi trời sáng thì liền biến thành ánh dương trong vắt và tràn đầy sức sống. Kỳ thực sân vắng lặng thinh cũng được, cung cấm phồn hoa cũng thế, dù tôi giờ đã đứng ở nơi cao nhất trong chốn hậu cung này để cúi nhìn chúng sinh rồi, thế nhưng trái tim thì lại giống như một con cá đang lẳng lặng lặn xuống đáy biển Tử Áo Thành, bình thản đón lấy từng tia sáng len qua mặt biển chiếu xuống, lại bình thản nhìn thời gian trôi qua.
Tôi đã quen rồi, quen với cuộc sống trong chốn hậu cung, không còn khăng khăng đòi có được tình yêu của kẻ quân vương như hồi còn trẻ nữa. Tôi giờ đây đã quen nhìn các phi tần trẻ tuổi hơn tôi dùng trăm phương ngàn kế để tranh giành sự sủng ái có hạn của Huyền Lăng, để mong được Huyền Lăng sủng hạnh, qua đó nâng cao địa vị của bản thân.
Tôi đã dần già đi, thế nhưng sự quan tâm mà Huyền Lăng dành cho tôi vẫn không hề suy giảm, hơn nữa còn đặc biệt hậu đãi cha mẹ tôi. Cho dù Hồ Uẩn Dung vì sự sủng ái của Huyền Lăng mà được sắc phong làm hiền phi thì tôi vẫn là thục phi cao cao tại thượng, địa vị sừng sững không ai lay chuyển được. So với sự huênh hoang tự mãn của Hồ Uẩn Dung vốn xinh đẹp trẻ tuổi, tôi tỏ ra quá yên tĩnh, thường ngày chỉ lẳng lặng xử lý sự vụ trong cung, lẳng lặng nuôi dạy con cái, khi rảnh rỗi thì uống trà trò chuyện với các phi tần có quan hệ thân mật với mình.
Nếu không xảy ra chuyện gì bất ngờ, tôi tin rằng cuộc sống của mình sẽ cứ thế này tiếp mãi, cho tới khi tôi trở thành thái phi, hoặc là thái hậu.
Tất nhiên, trong cuộc sống của tôi cũng có một chuyện khiến tôi cảm thấy vô cùng mới mẻ và thỏa mãn, ấy là Tuyết Phách.
Sau khi từ biên cảnh trở về được hơn chín tháng, tôi liền sinh cho Huyền Lăng cô con gái thứ sáu, phong hiệu là Tuyết Phách Công chúa, nhũ danh là Thiên Vũ. Đó là một cô bé xinh đẹp có làn da trắng ngần tựa như những bông tuyết dưới ánh trăng. Hơn nữa cô bé còn rất thích cười, khi cười trông giống một bông mai đỏ đang dần dần hé nở giữa trời tuyết rơi trắng xóa, trong trẻo và thuần khiết vô cùng.
Lũ trẻ cứ thế lớn lên từng ngày, thời gian cũng từng ngày trôi qua.
Thỉnh thoảng có buổi đêm khuya, Huyền Lăng lại sủng hạnh các phi tần xinh đẹp như hoa ở Đông thất của Nghi Nguyên điện, còn tôi thì ngồi trong Tây thất lẳng lặng chong đèn phê duyệt từng bản tấu sớ. Cuộc sống của tôi cũng không tính là ngồi đáy giếng nhìn trời, ít nhất thì cứ vài tháng một lần tôi lại có thể tới gần với cuộc sống của Huyền Thanh qua các bản tấu chương còn thơm mùi mực.
Từ sau chuyện lần đó, y không về kinh mà tự nhận tội tùy tiện cầm quân xuất quan, sau đó xin được ở lại trấn thủ nơi biên ải coi như chịu phạt.
Y trấn thủ Nhạn Minh quan sáu tháng, quân Hách Hách không dám xâm phạm. Y đi tuần biên cảnh, bước chân trải dài một mạch từ Nhạn Minh quan tới đất Bãi Di ở Nam Chiếu, nơi thân mẫu của mình được sinh ra.
Một năm sau đó, Ngọc Diêu sinh được một cô con gái. Muội ấy vốn tính dịu dàng mà không kém phần kiên nghị, rất được Ma Cách yêu thương, vừa khéo lúc này Đông trướng Yên thị Đóa Lan Ca mắc bệnh qua đời, Ma Cách liền lập Ngọc Diêu làm đại phi của Hách Hách. Năm ấy Huyền Thanh đã thay mặt Đại Chu đưa tặng quà mừng.
Nhạn Minh quan đổ tuyết lớn, y và các tướng sĩ cùng nhau trấn thủ biên quan, trên áo giáp tuyết rơi dày ba tấc, rất được các tướng sĩ kính phục.
Trong thời gian cầm quân, y cùng ăn cùng ngủ với tướng sĩ, không hề vì mình là thân vương mà kiêu ngạo, thế nên mọi người lại càng thêm mến yêu, không ai là không phục.
Y trị quân nghiêm minh, không động đến chút tài sản nào của trăm họ, được người ta gọi là hiền vương.
Y tôn trọng Hách Hách, vỗ về dân chúng, chốn biên cảnh trở nên yên bình, Hỗ Thị càng thêm hưng thịnh, trăm họ được an cư lạc nghiệp.
...
Trong vô số đêm tôi được thị tẩm, trời bên ngoài hoặc là đổ mưa hoặc là trong vắt dưới ánh trăng chiếu rọi, tôi đều khoác áo trở dậy, lẳng lặng đi tới bên ô cửa sổ chạm trổ hình uyên ương mà đứng im đón gió, hy vọng mình có thể mượn ngọn gió thổi tới từ hướng bắc để nghe thấy giọng nói của y, hoặc là cảm nhận được đôi làn hơi thở của y. Cạnh giường có treo một cuộn tranh chữ nền đỏ, bên trên viết một hàng chữ vàng rất lớn: “Hoa thắm trăng tròn người trường cửu.” Hoa thắm trăng tròn dễ kiếm, tiếc rằng người thì lại chẳng thể vĩnh viễn ở bên nhau sum họp vui vầy, nhưng ít nhất bầu trời đêm trên cao bây giờ cũng thuộc về cả tôi và y.
Có điều một hồi lâu sau, bên tai tôi chỉ có tiếng thở đều đều của Huyền Lăng, những âm thanh ấy thực ở gần tôi biết mấy.
Vậy nhưng mỗi lần nhìn thấy những bản tấu sớ như thế, Huyền Lăng sau khi yên tâm lại không kìm được cau mày phiền muộn. “Huyền Thanh làm thế chẳng phải là mua chuộc lòng người ư?”
Tôi không dám khuyên, cũng chẳng dám nói gì, bởi từ sau phen biến cố ở Thái Bình hành cung, Huyền Lăng rất không thích tôi nhắc tới Huyền Thanh. Y lại chỉ tay vào một bản tấu sớ Huyền Thanh dâng lên, gằn giọng nói: “Y lại dâng sớ xin phát thêm quân hưởng[34] cho tướng sĩ để họ được ăn no mặc ấm, chẳng lẽ trẫm thường ngày đối xử với các tướng sĩ ở biên quan rất tệ hay sao?”
[34] Chỉ loại tiền chi dùng cho các việc trong quân đội - ND.
Hủ Quý tần vốn đang hầu hạ cạnh bên rốt cuộc đã không kìm nén được mà bưng một đĩa đồ điểm tâm đi tới, dịu dàng khuyên nhủ: “Lục Vương gia đề nghị như vậy kỳ thực cũng vì mong các tướng sĩ ở biên quan cảm niệm hoàng ân mà trung thành với Hoàng thượng hơn thôi.”
Huyền Lăng nghe thế thì chỉ cười lạnh. “Cảm niệm hoàng ân hay là cảm niệm y vì xin được hoàng ân? Là trung thành với trẫm hay trung thành với y?” Y đưa mắt liếc nhìn Hủ Quý tần một cái rồi lại nói tiếp: “Trẫm nhớ ra rồi, nàng vốn là người của phủ Thanh Hà Vương, tất nhiên phải nói giúp y rồi.” Y bước lên hai bước, đưa tay chụp lấy bờ vai yếu ớt của Hủ Quý tần, quát lên: “Có phải trước khi vào cung nàng đã có tư tình với y rồi không?”
Hủ Quý tần sợ đến nỗi mặt mày tái nhợt, không kìm được bật khóc nức nở. “Thần thiếp sau khi vào cung vẫn luôn theo hầu Hoàng thượng, một lòng trung thành, làm sao lại có tư tình gì được chứ?” Hủ Quý tần nào đã từng thấy Huyền Lăng dữ dằn như vậy, tức thì phủ phục xuống đất, không ngừng khấu đầu đến tứa máu tươi. “Thần thiếp tuyệt đối không có tư tình với lục Vương gia. Mong Hoàng thượng minh giám!” Nhưng Huyền Lăng vẫn không nguôi giận, còn lớn tiếng quát: “Cút, trẫm không muốn gặp lại nàng nữa. Y xin trẫm tăng quân hưởng, trẫm cũng không bao giờ để y được như ý nguyện đâu.”
Kể từ đó, Hủ Quý tần vốn một thời đắc thế bắt đầu thất sủng, Huyền Lăng thì ngày một đa nghi, các phi tần không ai dám bàn tán tới chuyện triều chính, duy có Hồ Uẩn Dung là càng ngày càng đắc sủng.
Hai năm sau, Huyền Thanh lại một lần nữa xin tăng quân lương cho tướng sĩ ở biên ải, nói là vùng Nhạn Minh quan này rét lạnh vô cùng, hy vọng Huyền Lăng có thể ban ân trạch tới đó. Nhưng Huyền Lăng lại chỉ trầm ngâm không trả lời, cuối cùng triệu y về kinh bẩm báo công việc.
Khi tôi gặp lại y lần nữa thì đã là dịp cuối xuân đầu hạ, vì năm nay trời nóng sớm nên lúc này tôi đã đến ở tại Thái Bình hành cung. Dưới ánh dương xuân phủ khắp, những bông sen trong hồ Phiên Nguyệt đã nở ngợp trời ngợp đất, khung cảnh chìm trong một mảng hồng hồng trắng trắng đan xen khó mà phân tách.
Linh Tê rất thích hoa sen, bèn dắt tay tôi cùng tới đó dạo chơi. Linh Tê vốn tính điềm đạm ít nói, cho dù có thích thứ gì cũng không bao giờ lớn tiếng càm ràm hay nằng nặc van xin, chỉ mở to cặp mắt trong veo mọng nước ra nhìn khiến ai cũng phải mềm lòng.
Buổi chiều hôm ấy, tôi một tay dắt Linh Tê, một tay bế Tuyết Phách chậm rãi bước đi bên bờ hồ Phiên Nguyệt. Sau khi đi qua cây cầu Kính trên hồ Phiên Nguyệt thì tới cầu U Phong, dưới cầu hoa sen nở rộ, dõi mắt nhìn đi, đâu đâu cũng thấy những bông hoa trắng ngần thuần khiết, so ra thì còn khiến người ta cảm thấy tâm thần thư thái hơn những loài hoa diêm dúa khác nhiều. Bỗng đâu có một con chuồn chuồn đỏ đậu lại trên một chiếc lá sen xanh biếc, Linh Tê không kìm được mừng rỡ kêu lên: “Chuồn chuồn, chuồn chuồn đỏ kìa...”
Ánh dương rạng rỡ từ trên cao rọi xuống mặt hồ làm phản chiếu những tia sáng vàng ươm chói lóa, tôi nhất thời không mở mắt ra được, chỉ ngửi thấy gần đó thấp thoáng hương hoa tố hinh, hoa nhài, hoa hàm tiếu, dần dần át cả mùi hoa sen, liền lẩm bẩm nói: “Chỗ này không nên trồng những loài hoa khác mới đúng chứ nhỉ?”
Chợt một giọng nói ôn tồn vang lên: “Hương sen đã đủ thanh tân rồi, nếu trồng thêm những loài hoa khác bên cạnh thì mùi hương sẽ trở nên hỗn loạn, không còn thuần khiết nữa.”
Giọng nói quen thuộc ấy vang vọng trong lòng tôi không biết bao nhiêu lần, tôi gần như có thể nghe thấy tiếng tim đập của chính mình. Hơi thở của y vừa quen thuộc lại vừa xa lạ, trong sự khô hanh của gió cát cùng với sự lạnh lẽo của giáp trụ chiến mã lại xen lẫn một tia điềm đạm của hoa đỗ nhược. Tôi chợt cảm thấy cõi lòng thư thái, trái tim chưa bao giờ an định như lúc này.
Tôi mở mắt ra, thấy y đứng ở nơi tận cùng của ánh sáng, tựa như bước ra từ trong mây. Linh Tê chăm chú nhìn một lát rồi thử thăm dò: “Lục vương thúc...”
Y hơi khom người xuống, cặp mắt nheo lại thành hai vầng trăng khuyết cong cong, bên khóe miệng thoáng hiện nụ cười. “Linh Tê đã lớn thế này rồi cơ đấy.”
Y đã đen hơn, cũng gầy hơn, khuôn mặt khi xưa vốn ôn hòa trở nên góc cạnh vì những làn gió cát nơi biên ải, trong cặp mắt như ngưng tụ những tia hàn khí sắc lạnh từ vầng trăng trên cao chiếu xuống, làm tăng thêm mấy phần cương nghị. Vì phải vào cung nên y đã cởi bỏ giáp trụ, chỉ mặc trên người một chiếc áo dài màu trắng may bằng vải lụa, nơi tay áo có thêu mấy chữ vạn màu xanh, vẻ cát bụi dặm trường trên khuôn mặt hãy còn chưa kịp rửa sạch.
Đã bao ngày dài đằng đẵng lặng lẽ trôi qua, tôi gần như là trông mòn con mắt, nay rốt cuộc đã được gặp lại y lần nữa, thật là đột ngột xiết bao. Vô số chuyện xưa liên tục hiện về trước mắt, nhưng lại bị ngăn cách bởi tấm màn thời gian, khiến tôi vừa vui vừa buồn.
Tôi khẽ nói: “Sớm đã nghe nói lục Vương gia sắp về, nhưng không ngờ lại nhanh như thế.”
Dưới ánh dương vừa ấm áp vừa rạng rỡ, y nhìn tôi chăm chú một hồi lâu rồi mới hỏi: “Đã lâu rồi không gặp Thục phi nương nương, nương nương vẫn khỏe chứ?”
Khung cảnh ở Thái Bình hành cung vẫn giống hệt ngày nào, dường như không hề thay đổi, tôi phải cố hết sức mới kìm nén được cơn nghẹn ngào nơi cổ họng, dịu dàng cất tiếng trả lời: “Nhờ phúc của Vương gia, ta vẫn khỏe.”
Y đưa mắt nhìn cô bé đang ngủ say trong lòng tôi, ôn tồn nói: “Đây chắc là Tuyết Phách Công chúa.” Sau khi chăm chú nhìn một lúc, y lại nói tiếp: “Trông giống nương nương quá.”
Linh Tê với một gốc xương bồ bên bờ hồ lại mà nghịch ngợm, đồng thời cười nói: “Dạ phải, đúng là rất giống mà. Muội muội của con bây giờ đã mười bốn tháng tuổi rồi đấy.”
Huyền Thanh nghe thế thì ngẩn ra, lập tức đưa mắt nhìn qua phía tôi, dường như có ý dò hỏi. Tôi hiểu được nỗi nghi hoặc của y, bèn cố hết sức đè nén sự thấp thỏm và sợ hãi trong lòng, khẽ cười, nói: “Hoàng thượng thường ngày thương yêu cô con gái này lắm.” Ánh mắt tôi vẫn giữ nguyên vẻ điềm tĩnh. “Bản cung đã sinh được ba cô con gái rồi mà Vương gia vẫn chỉ có một mình tiểu thế tử, đến giờ vẫn chưa có cô con gái nào nữa.”
Y hơi cụp cặp mi mắt xuống, tựa như một con chim nhẹ nhàng thu cánh về, chỉ khẽ mỉm cười coi như đáp lại. Tôi lại nói tiếp: “Bây giờ Triệt Nhi đã lớn lắm rồi đấy, Vương gia đã gặp thằng bé chưa vậy?”
Y đưa tay vuốt ve khuôn mặt hồng hào như quả táo đỏ của Tuyết Phách vẻ đầy cưng nựng, rồi chậm rãi nói: “Lúc về phủ thay y phục ta gặp rồi, Ngọc Ẩn đã dẫn theo thằng bé đứng ngoài cửa vương phủ chờ ta.” Khẽ cười một tiếng, y lại nói tiếp: “Thằng bé đúng là đã cao hơn nhiều rồi, qua đó đủ thấy Ngọc Ẩn quả thực rất thương yêu nó.”
Tôi thầm máy động trong lòng, bèn nói: “Ngọc Ẩn là một người mẹ tốt.”
Y không trả lời, chỉ khẽ mỉm cười nhìn Tuyết Phách. Dường như cảm nhận được ánh mắt thương yêu của y, Tuyết Phách chậm rãi mở mắt ra, cặp mắt trong veo đen láy nhìn Huyền Thanh vẻ tò mò, một lát sau liền nở nụ cười ngọt ngào vô hạn. Linh Tê cũng khẽ cười, còn lay nhẹ tay tôi, nói: “Mẫu phi, xem ra muội muội rất thích lục vương thúc đấy.”
Huyền Thanh bật cười, chớp chớp mắt với Linh Tê mấy cái, lòng tôi bất giác mềm lại, sinh ra cảm giác quyến luyến và ấm áp khó tả, bàn tay hơi lỏng ra, Huyền Thanh liền đón lấy Tuyết Phách, bế trong lòng một cách rất tự nhiên. Y bế rất cẩn thận, tựa như trong lòng là một thứ bảo vật quý giá nhất trên đời, miệng thì dịu dàng dỗ dành. Tuyết Phách cười rất vui vẻ, tiếng cười trong trẻo vô cùng, hệt như tiếng chuông gió treo trước hiên nhà khiến ai nghe cũng cảm thấy thư thái.
“Hoa sen trong hồ Phiên Nguyệt vẫn như xưa, nương nương thì đã lại có thêm một cô con gái, chắc hẳn cuộc sống trong cung không tệ chút nào.” Giọng nói của y như một dải lụa mềm mại chậm rãi trải ra, ấm áp mà bình tĩnh. “Ta rất yên tâm.”
“Đa tạ Vương gia.” Tôi ngoảnh đầu nhìn những bông sen đang vươn mình đón gió khắp hồ, khẽ cười, nói: “Nơi biên ải ngợp đầy bóng đao bóng kiếm, lại rét lạnh hoang vu, Ngọc Ẩn ở nhà lo lắng cho Vương gia lắm đấy.”
Y nhìn tôi vẻ trìu mến. “Đa tạ Thục phi, sau khi quay về ta sẽ dặn dò Ngọc Ẩn cẩn thận, bảo nàng ấy không cần lo lắng quá mức.”
Y không nói nhiều thêm, chỉ ôm Tuyết Phách trong lòng mà chơi đùa với nó. Tôi lúc này cảm thấy thư thái vô cùng, trong lòng ngợp đầy sự ấm áp. Dư Hàm và Linh Tê hồi nhỏ đều không có cơ hội được y bế trong lòng, chỉ duy có mình Tuyết Phách là có phúc thôi.
“Thục phi nương nương vạn phúc kim an.” Chỉ sau nháy mắt, tâm trạng thư thái của tôi đã bị giọng nói the thé quen thuộc của Lý Trường phá vỡ.
Y mặt mày tươi tắn đứng sau lưng tôi, khom người nói: “Chẳng trách Hoàng thượng đợi mãi mà chẳng thấy Vương gia đến, hóa ra Vương gia đã bị Tuyết Phách Công chúa giữ chân tại đây rồi. Khởi bẩm Vương gia, Hoàng thượng kêu nô tài tới đây mời ngài đấy ạ!”
Huyền Thanh hơi biến sắc mặt, áy náy nói: “Vậy bản vương sẽ đi gặp hoàng huynh ngay.”
Dứt lời, y bèn đưa trả Tuyết Phách lại cho tôi. Bên dưới tã lót, đầu ngón tay y nhẹ nhàng lướt qua cổ tay tôi, mà bên trên đó, tôi vẫn còn đeo chiếc vòng san hô do y tặng ngày nào.
Y cáo từ rời đi, Lý Trường đi theo bên cạnh y, làu bàu nói: “Hoàng thượng thủ túc tình thâm, do đó mới kêu nô tài tới đây xem thế nào đấy.” Vừa nói vừa lén nhìn qua phía tôi, ánh mắt lộ rõ vẻ ưu lo, dường như đang muốn nhắc nhở tôi điều gì.
Sáng hôm sau, tôi nghe nói Huyền Lăng đã giữ Huyền Thanh lại trong cung uống rượu, chuyện trò hết sức vui vẻ, rồi Huyền Thanh say rượu và được đưa qua ngủ lại ở chái điện của Thủy Lục Nam Huân điện.
Đến khi tôi ngủ trưa thức dậy thì Tiểu Hạ Tử tới truyền gọi: “Hoàng thượng đang chờ nương nương ở Thủy Lục Nam Huân điện ạ!”
Vì lần truyền gọi này quá đột ngột nên tôi chỉ kịp trang điểm qua loa, sau đó vội vã tới Thủy Lục Nam Huân điện. Khi tôi đi tới trước cửa điện thì thấy rèm trúc buông lơi lớp lớp, Lý Trường tranh thủ lúc thỉnh an mà ghé đến bên tai tôi khẽ nói: “Chuyện hôm qua, Hoàng thượng và Hiền phi đều đã thấy hết rồi.”
Chẳng qua chỉ là mấy lời ngắn ngủi, tôi cũng chẳng kịp hỏi han kĩ càng, thế nhưng trái tim thì như đã chìm vào trong băng tuyết, toàn thân đều lạnh giá tột cùng.
[33] Trích Hoán khê sa - Chuyển chúc phiêu bồng nhất mộng quy của Lý Dục. Dịch thơ: Nguyễn Chí Viễn. Nguyên văn Hán Việt: Thiên giáo tâm nguyện dữ thân vi - ND.
Ngoài cửa sổ, ánh trăng trắng lóa len qua những tán lá cây chiếu rọi vào phòng, chờ đến khi trời sáng thì liền biến thành ánh dương trong vắt và tràn đầy sức sống. Kỳ thực sân vắng lặng thinh cũng được, cung cấm phồn hoa cũng thế, dù tôi giờ đã đứng ở nơi cao nhất trong chốn hậu cung này để cúi nhìn chúng sinh rồi, thế nhưng trái tim thì lại giống như một con cá đang lẳng lặng lặn xuống đáy biển Tử Áo Thành, bình thản đón lấy từng tia sáng len qua mặt biển chiếu xuống, lại bình thản nhìn thời gian trôi qua.
Tôi đã quen rồi, quen với cuộc sống trong chốn hậu cung, không còn khăng khăng đòi có được tình yêu của kẻ quân vương như hồi còn trẻ nữa. Tôi giờ đây đã quen nhìn các phi tần trẻ tuổi hơn tôi dùng trăm phương ngàn kế để tranh giành sự sủng ái có hạn của Huyền Lăng, để mong được Huyền Lăng sủng hạnh, qua đó nâng cao địa vị của bản thân.
Tôi đã dần già đi, thế nhưng sự quan tâm mà Huyền Lăng dành cho tôi vẫn không hề suy giảm, hơn nữa còn đặc biệt hậu đãi cha mẹ tôi. Cho dù Hồ Uẩn Dung vì sự sủng ái của Huyền Lăng mà được sắc phong làm hiền phi thì tôi vẫn là thục phi cao cao tại thượng, địa vị sừng sững không ai lay chuyển được. So với sự huênh hoang tự mãn của Hồ Uẩn Dung vốn xinh đẹp trẻ tuổi, tôi tỏ ra quá yên tĩnh, thường ngày chỉ lẳng lặng xử lý sự vụ trong cung, lẳng lặng nuôi dạy con cái, khi rảnh rỗi thì uống trà trò chuyện với các phi tần có quan hệ thân mật với mình.
Nếu không xảy ra chuyện gì bất ngờ, tôi tin rằng cuộc sống của mình sẽ cứ thế này tiếp mãi, cho tới khi tôi trở thành thái phi, hoặc là thái hậu.
Tất nhiên, trong cuộc sống của tôi cũng có một chuyện khiến tôi cảm thấy vô cùng mới mẻ và thỏa mãn, ấy là Tuyết Phách.
Sau khi từ biên cảnh trở về được hơn chín tháng, tôi liền sinh cho Huyền Lăng cô con gái thứ sáu, phong hiệu là Tuyết Phách Công chúa, nhũ danh là Thiên Vũ. Đó là một cô bé xinh đẹp có làn da trắng ngần tựa như những bông tuyết dưới ánh trăng. Hơn nữa cô bé còn rất thích cười, khi cười trông giống một bông mai đỏ đang dần dần hé nở giữa trời tuyết rơi trắng xóa, trong trẻo và thuần khiết vô cùng.
Lũ trẻ cứ thế lớn lên từng ngày, thời gian cũng từng ngày trôi qua.
Thỉnh thoảng có buổi đêm khuya, Huyền Lăng lại sủng hạnh các phi tần xinh đẹp như hoa ở Đông thất của Nghi Nguyên điện, còn tôi thì ngồi trong Tây thất lẳng lặng chong đèn phê duyệt từng bản tấu sớ. Cuộc sống của tôi cũng không tính là ngồi đáy giếng nhìn trời, ít nhất thì cứ vài tháng một lần tôi lại có thể tới gần với cuộc sống của Huyền Thanh qua các bản tấu chương còn thơm mùi mực.
Từ sau chuyện lần đó, y không về kinh mà tự nhận tội tùy tiện cầm quân xuất quan, sau đó xin được ở lại trấn thủ nơi biên ải coi như chịu phạt.
Y trấn thủ Nhạn Minh quan sáu tháng, quân Hách Hách không dám xâm phạm. Y đi tuần biên cảnh, bước chân trải dài một mạch từ Nhạn Minh quan tới đất Bãi Di ở Nam Chiếu, nơi thân mẫu của mình được sinh ra.
Một năm sau đó, Ngọc Diêu sinh được một cô con gái. Muội ấy vốn tính dịu dàng mà không kém phần kiên nghị, rất được Ma Cách yêu thương, vừa khéo lúc này Đông trướng Yên thị Đóa Lan Ca mắc bệnh qua đời, Ma Cách liền lập Ngọc Diêu làm đại phi của Hách Hách. Năm ấy Huyền Thanh đã thay mặt Đại Chu đưa tặng quà mừng.
Nhạn Minh quan đổ tuyết lớn, y và các tướng sĩ cùng nhau trấn thủ biên quan, trên áo giáp tuyết rơi dày ba tấc, rất được các tướng sĩ kính phục.
Trong thời gian cầm quân, y cùng ăn cùng ngủ với tướng sĩ, không hề vì mình là thân vương mà kiêu ngạo, thế nên mọi người lại càng thêm mến yêu, không ai là không phục.
Y trị quân nghiêm minh, không động đến chút tài sản nào của trăm họ, được người ta gọi là hiền vương.
Y tôn trọng Hách Hách, vỗ về dân chúng, chốn biên cảnh trở nên yên bình, Hỗ Thị càng thêm hưng thịnh, trăm họ được an cư lạc nghiệp.
...
Trong vô số đêm tôi được thị tẩm, trời bên ngoài hoặc là đổ mưa hoặc là trong vắt dưới ánh trăng chiếu rọi, tôi đều khoác áo trở dậy, lẳng lặng đi tới bên ô cửa sổ chạm trổ hình uyên ương mà đứng im đón gió, hy vọng mình có thể mượn ngọn gió thổi tới từ hướng bắc để nghe thấy giọng nói của y, hoặc là cảm nhận được đôi làn hơi thở của y. Cạnh giường có treo một cuộn tranh chữ nền đỏ, bên trên viết một hàng chữ vàng rất lớn: “Hoa thắm trăng tròn người trường cửu.” Hoa thắm trăng tròn dễ kiếm, tiếc rằng người thì lại chẳng thể vĩnh viễn ở bên nhau sum họp vui vầy, nhưng ít nhất bầu trời đêm trên cao bây giờ cũng thuộc về cả tôi và y.
Có điều một hồi lâu sau, bên tai tôi chỉ có tiếng thở đều đều của Huyền Lăng, những âm thanh ấy thực ở gần tôi biết mấy.
Vậy nhưng mỗi lần nhìn thấy những bản tấu sớ như thế, Huyền Lăng sau khi yên tâm lại không kìm được cau mày phiền muộn. “Huyền Thanh làm thế chẳng phải là mua chuộc lòng người ư?”
Tôi không dám khuyên, cũng chẳng dám nói gì, bởi từ sau phen biến cố ở Thái Bình hành cung, Huyền Lăng rất không thích tôi nhắc tới Huyền Thanh. Y lại chỉ tay vào một bản tấu sớ Huyền Thanh dâng lên, gằn giọng nói: “Y lại dâng sớ xin phát thêm quân hưởng[34] cho tướng sĩ để họ được ăn no mặc ấm, chẳng lẽ trẫm thường ngày đối xử với các tướng sĩ ở biên quan rất tệ hay sao?”
[34] Chỉ loại tiền chi dùng cho các việc trong quân đội - ND.
Hủ Quý tần vốn đang hầu hạ cạnh bên rốt cuộc đã không kìm nén được mà bưng một đĩa đồ điểm tâm đi tới, dịu dàng khuyên nhủ: “Lục Vương gia đề nghị như vậy kỳ thực cũng vì mong các tướng sĩ ở biên quan cảm niệm hoàng ân mà trung thành với Hoàng thượng hơn thôi.”
Huyền Lăng nghe thế thì chỉ cười lạnh. “Cảm niệm hoàng ân hay là cảm niệm y vì xin được hoàng ân? Là trung thành với trẫm hay trung thành với y?” Y đưa mắt liếc nhìn Hủ Quý tần một cái rồi lại nói tiếp: “Trẫm nhớ ra rồi, nàng vốn là người của phủ Thanh Hà Vương, tất nhiên phải nói giúp y rồi.” Y bước lên hai bước, đưa tay chụp lấy bờ vai yếu ớt của Hủ Quý tần, quát lên: “Có phải trước khi vào cung nàng đã có tư tình với y rồi không?”
Hủ Quý tần sợ đến nỗi mặt mày tái nhợt, không kìm được bật khóc nức nở. “Thần thiếp sau khi vào cung vẫn luôn theo hầu Hoàng thượng, một lòng trung thành, làm sao lại có tư tình gì được chứ?” Hủ Quý tần nào đã từng thấy Huyền Lăng dữ dằn như vậy, tức thì phủ phục xuống đất, không ngừng khấu đầu đến tứa máu tươi. “Thần thiếp tuyệt đối không có tư tình với lục Vương gia. Mong Hoàng thượng minh giám!” Nhưng Huyền Lăng vẫn không nguôi giận, còn lớn tiếng quát: “Cút, trẫm không muốn gặp lại nàng nữa. Y xin trẫm tăng quân hưởng, trẫm cũng không bao giờ để y được như ý nguyện đâu.”
Kể từ đó, Hủ Quý tần vốn một thời đắc thế bắt đầu thất sủng, Huyền Lăng thì ngày một đa nghi, các phi tần không ai dám bàn tán tới chuyện triều chính, duy có Hồ Uẩn Dung là càng ngày càng đắc sủng.
Hai năm sau, Huyền Thanh lại một lần nữa xin tăng quân lương cho tướng sĩ ở biên ải, nói là vùng Nhạn Minh quan này rét lạnh vô cùng, hy vọng Huyền Lăng có thể ban ân trạch tới đó. Nhưng Huyền Lăng lại chỉ trầm ngâm không trả lời, cuối cùng triệu y về kinh bẩm báo công việc.
Khi tôi gặp lại y lần nữa thì đã là dịp cuối xuân đầu hạ, vì năm nay trời nóng sớm nên lúc này tôi đã đến ở tại Thái Bình hành cung. Dưới ánh dương xuân phủ khắp, những bông sen trong hồ Phiên Nguyệt đã nở ngợp trời ngợp đất, khung cảnh chìm trong một mảng hồng hồng trắng trắng đan xen khó mà phân tách.
Linh Tê rất thích hoa sen, bèn dắt tay tôi cùng tới đó dạo chơi. Linh Tê vốn tính điềm đạm ít nói, cho dù có thích thứ gì cũng không bao giờ lớn tiếng càm ràm hay nằng nặc van xin, chỉ mở to cặp mắt trong veo mọng nước ra nhìn khiến ai cũng phải mềm lòng.
Buổi chiều hôm ấy, tôi một tay dắt Linh Tê, một tay bế Tuyết Phách chậm rãi bước đi bên bờ hồ Phiên Nguyệt. Sau khi đi qua cây cầu Kính trên hồ Phiên Nguyệt thì tới cầu U Phong, dưới cầu hoa sen nở rộ, dõi mắt nhìn đi, đâu đâu cũng thấy những bông hoa trắng ngần thuần khiết, so ra thì còn khiến người ta cảm thấy tâm thần thư thái hơn những loài hoa diêm dúa khác nhiều. Bỗng đâu có một con chuồn chuồn đỏ đậu lại trên một chiếc lá sen xanh biếc, Linh Tê không kìm được mừng rỡ kêu lên: “Chuồn chuồn, chuồn chuồn đỏ kìa...”
Ánh dương rạng rỡ từ trên cao rọi xuống mặt hồ làm phản chiếu những tia sáng vàng ươm chói lóa, tôi nhất thời không mở mắt ra được, chỉ ngửi thấy gần đó thấp thoáng hương hoa tố hinh, hoa nhài, hoa hàm tiếu, dần dần át cả mùi hoa sen, liền lẩm bẩm nói: “Chỗ này không nên trồng những loài hoa khác mới đúng chứ nhỉ?”
Chợt một giọng nói ôn tồn vang lên: “Hương sen đã đủ thanh tân rồi, nếu trồng thêm những loài hoa khác bên cạnh thì mùi hương sẽ trở nên hỗn loạn, không còn thuần khiết nữa.”
Giọng nói quen thuộc ấy vang vọng trong lòng tôi không biết bao nhiêu lần, tôi gần như có thể nghe thấy tiếng tim đập của chính mình. Hơi thở của y vừa quen thuộc lại vừa xa lạ, trong sự khô hanh của gió cát cùng với sự lạnh lẽo của giáp trụ chiến mã lại xen lẫn một tia điềm đạm của hoa đỗ nhược. Tôi chợt cảm thấy cõi lòng thư thái, trái tim chưa bao giờ an định như lúc này.
Tôi mở mắt ra, thấy y đứng ở nơi tận cùng của ánh sáng, tựa như bước ra từ trong mây. Linh Tê chăm chú nhìn một lát rồi thử thăm dò: “Lục vương thúc...”
Y hơi khom người xuống, cặp mắt nheo lại thành hai vầng trăng khuyết cong cong, bên khóe miệng thoáng hiện nụ cười. “Linh Tê đã lớn thế này rồi cơ đấy.”
Y đã đen hơn, cũng gầy hơn, khuôn mặt khi xưa vốn ôn hòa trở nên góc cạnh vì những làn gió cát nơi biên ải, trong cặp mắt như ngưng tụ những tia hàn khí sắc lạnh từ vầng trăng trên cao chiếu xuống, làm tăng thêm mấy phần cương nghị. Vì phải vào cung nên y đã cởi bỏ giáp trụ, chỉ mặc trên người một chiếc áo dài màu trắng may bằng vải lụa, nơi tay áo có thêu mấy chữ vạn màu xanh, vẻ cát bụi dặm trường trên khuôn mặt hãy còn chưa kịp rửa sạch.
Đã bao ngày dài đằng đẵng lặng lẽ trôi qua, tôi gần như là trông mòn con mắt, nay rốt cuộc đã được gặp lại y lần nữa, thật là đột ngột xiết bao. Vô số chuyện xưa liên tục hiện về trước mắt, nhưng lại bị ngăn cách bởi tấm màn thời gian, khiến tôi vừa vui vừa buồn.
Tôi khẽ nói: “Sớm đã nghe nói lục Vương gia sắp về, nhưng không ngờ lại nhanh như thế.”
Dưới ánh dương vừa ấm áp vừa rạng rỡ, y nhìn tôi chăm chú một hồi lâu rồi mới hỏi: “Đã lâu rồi không gặp Thục phi nương nương, nương nương vẫn khỏe chứ?”
Khung cảnh ở Thái Bình hành cung vẫn giống hệt ngày nào, dường như không hề thay đổi, tôi phải cố hết sức mới kìm nén được cơn nghẹn ngào nơi cổ họng, dịu dàng cất tiếng trả lời: “Nhờ phúc của Vương gia, ta vẫn khỏe.”
Y đưa mắt nhìn cô bé đang ngủ say trong lòng tôi, ôn tồn nói: “Đây chắc là Tuyết Phách Công chúa.” Sau khi chăm chú nhìn một lúc, y lại nói tiếp: “Trông giống nương nương quá.”
Linh Tê với một gốc xương bồ bên bờ hồ lại mà nghịch ngợm, đồng thời cười nói: “Dạ phải, đúng là rất giống mà. Muội muội của con bây giờ đã mười bốn tháng tuổi rồi đấy.”
Huyền Thanh nghe thế thì ngẩn ra, lập tức đưa mắt nhìn qua phía tôi, dường như có ý dò hỏi. Tôi hiểu được nỗi nghi hoặc của y, bèn cố hết sức đè nén sự thấp thỏm và sợ hãi trong lòng, khẽ cười, nói: “Hoàng thượng thường ngày thương yêu cô con gái này lắm.” Ánh mắt tôi vẫn giữ nguyên vẻ điềm tĩnh. “Bản cung đã sinh được ba cô con gái rồi mà Vương gia vẫn chỉ có một mình tiểu thế tử, đến giờ vẫn chưa có cô con gái nào nữa.”
Y hơi cụp cặp mi mắt xuống, tựa như một con chim nhẹ nhàng thu cánh về, chỉ khẽ mỉm cười coi như đáp lại. Tôi lại nói tiếp: “Bây giờ Triệt Nhi đã lớn lắm rồi đấy, Vương gia đã gặp thằng bé chưa vậy?”
Y đưa tay vuốt ve khuôn mặt hồng hào như quả táo đỏ của Tuyết Phách vẻ đầy cưng nựng, rồi chậm rãi nói: “Lúc về phủ thay y phục ta gặp rồi, Ngọc Ẩn đã dẫn theo thằng bé đứng ngoài cửa vương phủ chờ ta.” Khẽ cười một tiếng, y lại nói tiếp: “Thằng bé đúng là đã cao hơn nhiều rồi, qua đó đủ thấy Ngọc Ẩn quả thực rất thương yêu nó.”
Tôi thầm máy động trong lòng, bèn nói: “Ngọc Ẩn là một người mẹ tốt.”
Y không trả lời, chỉ khẽ mỉm cười nhìn Tuyết Phách. Dường như cảm nhận được ánh mắt thương yêu của y, Tuyết Phách chậm rãi mở mắt ra, cặp mắt trong veo đen láy nhìn Huyền Thanh vẻ tò mò, một lát sau liền nở nụ cười ngọt ngào vô hạn. Linh Tê cũng khẽ cười, còn lay nhẹ tay tôi, nói: “Mẫu phi, xem ra muội muội rất thích lục vương thúc đấy.”
Huyền Thanh bật cười, chớp chớp mắt với Linh Tê mấy cái, lòng tôi bất giác mềm lại, sinh ra cảm giác quyến luyến và ấm áp khó tả, bàn tay hơi lỏng ra, Huyền Thanh liền đón lấy Tuyết Phách, bế trong lòng một cách rất tự nhiên. Y bế rất cẩn thận, tựa như trong lòng là một thứ bảo vật quý giá nhất trên đời, miệng thì dịu dàng dỗ dành. Tuyết Phách cười rất vui vẻ, tiếng cười trong trẻo vô cùng, hệt như tiếng chuông gió treo trước hiên nhà khiến ai nghe cũng cảm thấy thư thái.
“Hoa sen trong hồ Phiên Nguyệt vẫn như xưa, nương nương thì đã lại có thêm một cô con gái, chắc hẳn cuộc sống trong cung không tệ chút nào.” Giọng nói của y như một dải lụa mềm mại chậm rãi trải ra, ấm áp mà bình tĩnh. “Ta rất yên tâm.”
“Đa tạ Vương gia.” Tôi ngoảnh đầu nhìn những bông sen đang vươn mình đón gió khắp hồ, khẽ cười, nói: “Nơi biên ải ngợp đầy bóng đao bóng kiếm, lại rét lạnh hoang vu, Ngọc Ẩn ở nhà lo lắng cho Vương gia lắm đấy.”
Y nhìn tôi vẻ trìu mến. “Đa tạ Thục phi, sau khi quay về ta sẽ dặn dò Ngọc Ẩn cẩn thận, bảo nàng ấy không cần lo lắng quá mức.”
Y không nói nhiều thêm, chỉ ôm Tuyết Phách trong lòng mà chơi đùa với nó. Tôi lúc này cảm thấy thư thái vô cùng, trong lòng ngợp đầy sự ấm áp. Dư Hàm và Linh Tê hồi nhỏ đều không có cơ hội được y bế trong lòng, chỉ duy có mình Tuyết Phách là có phúc thôi.
“Thục phi nương nương vạn phúc kim an.” Chỉ sau nháy mắt, tâm trạng thư thái của tôi đã bị giọng nói the thé quen thuộc của Lý Trường phá vỡ.
Y mặt mày tươi tắn đứng sau lưng tôi, khom người nói: “Chẳng trách Hoàng thượng đợi mãi mà chẳng thấy Vương gia đến, hóa ra Vương gia đã bị Tuyết Phách Công chúa giữ chân tại đây rồi. Khởi bẩm Vương gia, Hoàng thượng kêu nô tài tới đây mời ngài đấy ạ!”
Huyền Thanh hơi biến sắc mặt, áy náy nói: “Vậy bản vương sẽ đi gặp hoàng huynh ngay.”
Dứt lời, y bèn đưa trả Tuyết Phách lại cho tôi. Bên dưới tã lót, đầu ngón tay y nhẹ nhàng lướt qua cổ tay tôi, mà bên trên đó, tôi vẫn còn đeo chiếc vòng san hô do y tặng ngày nào.
Y cáo từ rời đi, Lý Trường đi theo bên cạnh y, làu bàu nói: “Hoàng thượng thủ túc tình thâm, do đó mới kêu nô tài tới đây xem thế nào đấy.” Vừa nói vừa lén nhìn qua phía tôi, ánh mắt lộ rõ vẻ ưu lo, dường như đang muốn nhắc nhở tôi điều gì.
Sáng hôm sau, tôi nghe nói Huyền Lăng đã giữ Huyền Thanh lại trong cung uống rượu, chuyện trò hết sức vui vẻ, rồi Huyền Thanh say rượu và được đưa qua ngủ lại ở chái điện của Thủy Lục Nam Huân điện.
Đến khi tôi ngủ trưa thức dậy thì Tiểu Hạ Tử tới truyền gọi: “Hoàng thượng đang chờ nương nương ở Thủy Lục Nam Huân điện ạ!”
Vì lần truyền gọi này quá đột ngột nên tôi chỉ kịp trang điểm qua loa, sau đó vội vã tới Thủy Lục Nam Huân điện. Khi tôi đi tới trước cửa điện thì thấy rèm trúc buông lơi lớp lớp, Lý Trường tranh thủ lúc thỉnh an mà ghé đến bên tai tôi khẽ nói: “Chuyện hôm qua, Hoàng thượng và Hiền phi đều đã thấy hết rồi.”
Chẳng qua chỉ là mấy lời ngắn ngủi, tôi cũng chẳng kịp hỏi han kĩ càng, thế nhưng trái tim thì như đã chìm vào trong băng tuyết, toàn thân đều lạnh giá tột cùng.
Bình luận truyện