Họa Quốc

Quyển 1 - Chương 3



Khương Trầm Ngư cùng tỉ tỉ lặng lẽ bước tứi, gương mặt Hy Hòa phu nhân từ mơ hồ chuyển thành rõ rệt, giống như một bức họa, dần dần phác họa đường nét, tô điểm màu sắc, cuối cùng thành cảnh tượng sắc nét, tươi đẹp:

Dùng dãy núi xa xa trong làn sương mờ ngưng tụ thành hàng mi dài, dùng đôi cánh linh động đan vào nhau thành đôi mắt, dùng làn mưa liên miên vẽ thành xương cốt, dùng cánh hoa còn long lanh sương sớm để tô hồng bờ môi... cứ thế thoắt đã hiện ra trước mặt.

Phút giây trước, còn trắng tinh đơn điệu, phút giây sau, đã tươi thắm sắc màu khiến người ta hoa mắt.

Trong khoảnh khắc này, dường như có một bàn tay vô hình đang khua khua trước mặt nàng, trần thế vẫn đục đột nhiên trong trẻo, nhân gian đen trắng phút giây đó rực rỡ sán lạn, phong lưu ý nhị vô cùng, diễm lệ tuyệt sắc khôn xiết, hết thảy đều vì phong  thái dung mạo của người con gái này mà bị lung lay chao đảo.

Khương Trầm Ngư toàn thân chấn động, cơ hồ không biết mình đang ở đâu.

Từ nhỏ tới lớn, từ nàng nghe nhiều nhất chính là “Đẹp”. Bất cứ người nào gặp nào đều kinh ngạc không ngớt, thốt lên: “Con gái út của Khương gia đúng là đẹp quá!”, “Ai da, đây là Trầm Ngư ư, cái tên này vừa cao ngạo, lại vừa tương xứng. Một người đẹp như tranh thế này, không biết phải tu mấy kiếp mới có được phúc phận này”.

Trước đó, Chiêu Loan còn tán tụng vẻ đẹp của nàng,khen nàng là đệ nhất mỹ nhân của Bích quốc. Tuy khi đó nàng lập tức khiêm tốn phủ nhận nhưng trong lòng không khỏi có phần đắc ý.

Nhưng giờ phút này, lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy nghi dung của Hy Hòa phu nhân, tựa như có một chậu nước lạnh tạt xuống, làm nàng lạnh toát từ đầu đến chân.

Người con gái này, người con gái này… xinh đẹp sống động như thế, phong nhã tuyệt thế như thế, mỹ mạo bức người như thế!

Làm sao nàng có thể sánh được?

Nàng bỗng tự thấy xấu hổ.

Bên tai nghe thấy La công công nói: “Phu nhân, cơ thể người xưa nay yếu đuối, quỳ lâu như thế, sau này mắc bệnh thì làm thế nào? Xin người hãy thương xót lão nô đứng hầu nửa ngày nay, người mà không đứng dậy, hoàng thượng sẽ không cho lão nô trở về đâu…”

Sau đó, Hy Hòa cuối cùng cũng cất tiếng: “Thần thiếp kém cỏi, đến thánh chỉ cũng không giữ đươc, khiến thiên nhan hổ thẹn, tự thấy vạn chết khó từ, khẩn thiết xin hoàng thượng trách tội”.

Giọng nói của nàng cũng rất đặc biệt, mang theo sự cương quyết cứng cỏi, sự mềm mại lười biếng, âm cuối mỗi từ vừa dứt khoát lại vừa níu kéo.

“Ai da, phu nhân của tôi ơi, hoàng thương sao nỡ trách tội người? Đến quỳ còn không nỡ bắt người quỳ, nếu không còn dặn dò lão nô ra đón người vào làm gì? Người mau đứng dậy đi…”.

“Hoàng thượng nếu không trách tội, thần thiếp sẽ không đứng dậy”. Lời lẽ hờ hũng nhưng lại khiến người ta cảm thấy một sự kiên trì khó tả. Hy Hòa nhìn thẳng phía trước, nhưng lại không nhìn vào ai, khóe môi khẽ nhếch, nhoẻn một nụ cười cố chấp – uể oải – tà mị vô song.

Đến đây thì La công công cũng hết cách. Thái độ này của nàng cho thấy nếu không có một kết quả thì quyết không thôi. Nói là trách tội nàng, kỳ thực đối tượng nhằm vào chẳng phải là Tiết Thái sao? Mà nhằm vào Tiết Thái chính tức là nhằm vào chính hoàng hậu?

Thế nhưng, thánh chỉ rơi xuống nước đã thực sự khiến nàng tóm được thời cơ tốt nhất.

Lại nhìn hoàng hậu, sắc mặt nàng trông càng trắng bệch, cuối cùng mỉm cười khổ não, cũng quỳ phục xuống. Nữ quan xung quanh lũ lượt kinh sợ kêu lên, Chiêu Loan vội đưa tay ra đỡ cuống quit nói: “Hoàng tẩu, tẩu làm gì thế?”.

Tiết hoàng hậu nhìn Hy Hòa chằm chằm, trầm giọng nói: “Cháu tan gang bướng, mạo phạm thánh chỉ, là do thần thiếp quản giáo không nghiêm. Hoàng thượng nếu có trách phạt, xin hãy trách phạt thần thiếp, Tiêu Thái còn nhỏ…”. Nói đến đây, đã gần nghẹn ngào, bao chữ “ Chưa biết gì”, không sao nói tiếp được nữa.

Chiêu Loan nghe thấy càng giận hơn, căm hận nhìn Hy Hòa trừng trừng, mà Hy Hòa vẫn nhìn thẳng về phía trước, gương mặt tuyệt sắc đó đầy vẻ châm biếm, ngay cả hoàng hậu cũng không coi ra gì.

Khương Trầm Ngư trong lòng kinh ngạc, không kìm được nghĩ, cái gì khiến nàng ta càn rỡ đến thế?

Nghe nói, Hy Hòa phu nhân xuất thân từ phố chợ, phụ thâm Diệp Nhiễm là tú tài thì trăm lần mà không đỗ, mẫu thân Phượng thị bán mì kiếm ăn, vì làm mì rất ngon, nên nức tiếng gần xa, Suy Ông Ngôn Duệ vì nghiện món mì của bà, nên đã thu nhận một học sinh học mãi không thành tài như Diệp Nhiễm. Sau này, Diệp Nhiễm không biết vì sao đã trở thành môn khách của Kỳ Úc Hầu, nhưng  vẫn tầm thường vô dụng, cuối cùng ham ngủ nát rượu, mẫu thân nàng không chịu được đã tự vẫn mà chết. Diệp Nhiễm không những không vì thế mà ngừng phóng túng, ngược lại càng “Nát” hơn, để trả tiền rượu còn đem bán con gái. Hy Hòa đã bị bán vào trong cung như thế. Từ sau khi nàng vào cung, Diệp Nhiễm nốc rượu càng nhiều hơn nữa, cuối cùng ngã xuống nước mà chết. Cứ thế đến nay, nàng đã trở thành vô thân vô thích.

Một người con gái không có thân phận, không có chỗ dựa như thế, tuy dựa vào dung mạo tuyệt sắc hơn người mà được sủng ái nhất thời, nhưng sự sủng asicuar đáng quân vương xưa nay chẳng dài lâu, sao nàng dám càn rỡ phóng túng, ép người quá đáng như thế? Sao không chừa lại đường lui cho mình?

Trong con mắt của một người từ nhỏ đã được giáo dục phải nhã đức khiêm cung, tiến lui hợp lẽ (*) như Khương Trầm Ngư, đây hẳn là một chuyện không thể tin nổi. Lúc  này, nàng nhìn nữ tử cách hơn mười bước kia, chỉ cảm thấy trái tim đập thình thịch, kinh ngạc lạ thường.

Trong Cảnh Dương điện, vẫn trang nghiêm, im ắng không tiếng đông.

Ngoài Cảnh Dương điện, mỗi người một vẻ mặt khác nhau.

Sắc trời càng lúc càng âm u, nặng nề, trong gió buốt lất phất tuyết trắng, không biết là nữ quan nào hô lên: “A, tuyết rơi rồi!”.

Khương Trầm Ngư ngẩng đầu lên nhìn, thấy hoa tuyết lả tả bay bay. 

Giữa thời tiết thế này,đến đứng còn thấy khó chịu, lạnh cóng chân tay, chứ đừng nói là quỳ. Nhưng vị Hy Hòa phu nhân đó, trên tóc đã kết bằn vụn, nói không chừng là từ dưới hồ lên đã đến thẳng đây, đến tóc ướt còn chưa lau khô?

La công công quay người dặn dò một câu, lập tức có một tiểu thái giám cầm một chiếc ô tới, La công công xòe ô che trên đầu Hy Hoà, van nài nói: “Phu nhân, người nhìn xem, tuyết đã bắt đầu rơi rồi, hơn nữa trời đã sập tối, người đã quỳ một canh giờ rồi, dù là chân sắt cũng không chịu nổi, lão nô cầu xin người, người hãy đứng dậy đi!”.

Hy Hòa không nhúc nhích.

Bên này, Chiêu Loan cũng khuyên hoàng hậu: “Hoàng tẩu, việc này căn bản không phải là lỗi của tẩu, tẩu quỳ làm gì? Khi ấy đã có thánh chỉ trong tay, người ta sao không nói sớm? Kẻ không biết không có tôi, huống hồ chiếu theo luật lệ của triều ta, phi tử phải nhường đường hoàng hậu, hoàng tẩu, tẩu và Tiết Thái đều không sai!”.

Tiết hoàng hậu cười khổ một tiếng, cũng không chịu đứng dậy.

Cứ như thế, biến thành cục diện hai bên giằng co.

Hoàng đế lại chần chừ không tỏ thái độ, nhìn sự việc không có hồi kết, một giọng nói từ xa truyền tới: “Tiết Thái mạo phạm thánh uy, xin tới nhận tội”.

Tất cả ngẩng đầu, chỉ thấy một đứa bé bảy tuổi điên cuồng chạy tới, đến trước điện, lạnh lùng, khinh miệt nhìn Hy Hòa một cái, rồi quỳ phịch xuống đất, và còn quỳ cạnh nàng, ngang vai với nàng.

Lúc này, tình thế càng loạn. Chiêu Loan vội vàng lên kéo hắn: “Tiểu Tiết Thái, ngươi làm gì vậy? Mau đứng dậy đi”.

Tiết thái lắc đầu, khuôn mặt trắng trẻo hồng hào đầy vẻ kiên trì, đôi mắt đen lay láy như hạt châu nhìn về cửa điện, cao giọng nói: “Ai làm người đó chịu. Ngựa là do thần đánh, người là do thần hại, không liên quan đến cô cô! Cúi xin hoàng thượng niệm tình cả nhà Tiết thị không có công lao cũng có khổ lao mà không truy cứu người xung quanh, chỉ phạt một mình thần, Tiết Thái tạ ân!”. Dứt lời, dập đầu rất mạnh xuống đất.

Thềm đá bạch ngọc, lạnh đến thấu xương, mà đứa trẻ đó dập  đầu hết lần này đến lần khác, da trán xây xước, máu từ từ chảy xuống, làm nhạt nhòa cả gương mặt tuấn mỹ, thanh tú, đúng là đáng thương không tả xiết.

Tiết Thái vốn được mọi người yêu mến, nay lại phải chịu tội như thế, thực khiến người ta thấy mà đau lòng, vì thế lại càng oán hận Hy Hòa hơn, tại sao một đứa trẻ  như  thế cũng không chịu buông tha. Còn Hy Hòa quỳ sát bên hắn, nhìn hắn dập đầu, ánh mắt sang lấp lánh, có vẻ rất thích thú, cuối cùng lại nhếch môi cười nhạt như châm biếm, như vui sướng, càng giống như không liên quan đến mình.

Tiết Thái nghe thấy tiếng cười của nàng ánh mắt đột ngột biến đổi, quay đầu nhìn nàng với thần sắc vô cùng phức tạp, sau đó đứng dậy,chậm rãi nói: “Tiết Thái hiểu rồi. Tiết Thái nguyện lấy cái chết để trả lại sự thanh bạch cho gia môn”. Nói xong liền đập đầu vào lan can bên cạnh.

Tiếng thét thất thanh đột nhiên vang lên.

May là La công công bên canh tuy niên kỷ đã cao, nhưng thân thủ vẫn còn nhanh nhẹn, từ phía sau ôm lấy hắn, vì thế Tiết Thái tuy đập đầu vào đá nhưng chỉ bị ngất đi.

(*) Nhã đức khiêm cung, tiến lui hợp lẽ: Các đức tính cần có của một tiểu thư khuê các là Nhã ( tao nhã), Đức ( đức hạnh), Khiêm ( khiêm nhường), Cung ( cung kính), tiến lui hợp lẽ là hành xử mọi việc đều phải theo lẽ, căn cứ vào hoàn cảnh sao cho tỏa đáng (ND)

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện