Hoàng Cung

Chương 28: Phiên ngoại Chính triều đại sự



Đại Nguyên quốc triều có bốn rường cột chính.

Cột trụ đầu tiên không cần nói cũng đoán được đó chính là thừa tướng Bá Nhan, kẻ hết lòng phò tá hoàng thượng ngay từ buổi đầu đăng cơ.

Cột trụ thứ hai là thống lĩnh tam quân đại tướng Bốc Lỗ Nhạc, là kẻ nắm trong tay binh quyền được hoàng thượng tin tưởng nhất.

Cột trụ thứ ba là hình bộ thượng thư Trần Tam Nguyên, cũng tức là đại hùng nhân bên cạnh hoàng thượng. Xét về công trạng y tuyệt đối không thua kém Bá Nhan thừa tướng là bao, vốn dĩ y đã giúp vua giải tỏa không ít chuyện phiền não.

Cột trụ còn lại… Cũng là cột trụ khiến nhiều người căm phẫn nhất, không ai khác hơn là hộ bộ thượng thư đương triều, chưởng quản mệnh mạch kinh tế quốc gia, Nhi Vân Ý.

……………………….

Nhưng Nhi Vân Ý thủy chung là người như thế nào mà lại khiến cho đồng liêu chốn quan trường căm phẫn như vậy?

Nhi Vân Ý vốn là kẻ mang trong mình hai dòng máu, nửa thuộc về người Hán, nửa còn lại là của người Khiết Đan. Có lẽ vì thế nên từ nhỏ Vân Ý đã chịu sự giáo dục nghiêm khắc hơn tất cả các môn sinh khác.

Vân Ý là con của một vị quan tri phủ nên ông đã sớm lĩnh ngộ được đạo lý làm quan ngay từ khi còn là một môn sinh nhỏ bé. Thêm nữa là đầu óc Vân Ý khá nhạy bén với những con số, vì vậy mỗi khi phải thu thuế để nộp lại cho triều đình thì phụ thân y liền nhờ đến y tính toán sổ sách hộ, mặc dù năm đó Vân Ý chỉ mới có mười bốn tuổi.

Nhưng điều đó cũng không làm ảnh hưởng đến việc Nhi đại nhân bị các triều thần căm phẫn…….

Hẳn nhiên giữ chức hộ bộ thì tiền muôn bạc lượng đếm hoài không hết. Thêm nữa là việc ngày nào cũng phải tiếp xúc với kim ngân châu báu và cả những thứ thuế của từng vùng, từng địa phương… Vậy nên ta thường nghĩ rằng kẻ chấp chưởng quản mệnh kinh tế quốc gia phải là người cao cao tại thượng, xem tiền như cỏ rác….

Nhưng ta đã phạm phải một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng a.

Nhi Vân Ý đại nhân của chúng ta vốn dĩ bản tính keo kiệt chết người.

Buổi đầu làm quan do thấy rằng y không tham của công nên hoàng thượng đã có ý trọng dụng. Về sau ngài lại phát hiện ra thế mạnh này của y nữa liền giao luôn cho việc đảm nhiệm chức hộ bộ thượng thư quản lý mạch mệnh kinh tế quốc gia.

Nhớ lại vào năm Hoàng Hà vỡ đê, dù rằng ngân khố đã xuất ra để kịp thời cứu tế cho dân chúng, nhưng hộ bộ thượng thư của chúng ta vẫn cố gắng tính toán lại một lần nữa số ngân lượng ấy xem coi có xuất hiện chênh lệch nào không. Không chỉ có vậy, y còn tự thân đến từng địa phương một để xem xét tình hình cứu trợ. Để rồi sau khi đã nắm đủ những bằng chứng cần thiết, Nhi đại nhân nhanh chóng hồi kinh diện thánh hòng bẩm báo lên vua những khoảng chi thu bất hợp lý của bọn quan lại địa phương cùng với những trò lố lăng khiến cho dân tình căm phẫn…

Điều làm cho y căm phẫn nhất đó chính là việc quan tri phủ địa phương dám mời y uống thứ rượu hoa điêu quý giá trong khi dân tình trong vùng đang kêu than đói khổ đến tận trời xanh…

– Hồi bẩm hoàng thượng, theo thần được biết rượu hoa điêu là đến sáu, bảy lượng bạc một chun, trong khi với số tiền đó bọn họ có thể đem đi cứu tế dân chúng thì tốt biết bao…… Còn nữa……..

Hộ bộ đại nhân đôi mắt rưng rưng kể lể toàn bộ sự tình. Kỳ thật thâm tâm y cũng rất lo cho dân chúng nhưng ẩn ý sâu tận bên trong lời nói của y là…”Tại sao mấy cái tên hỗn đản đó không đổi rượu thành bạc rồi đem cho ta có phải tốt hơn không? Thật là bậy bạ quá mà….”

Hoàng đế cao cao tại thượng nhìn y ngữ khí nóng giận huơ tay múa chân cũng đủ đoán được phần nào nguyên do khiến y sinh khí đến vậy. Vốn dĩ trong lòng ngài đã nghi ngờ, định là sẽ cử mật thám xuống tận nơi điều tra. Nhưng nay lại được hộ bộ đại nhân rảnh rỗi đi điều tra giúp thật khiến cho ngài cao hứng. Ngài nhìn Nhi đại nhân bằng đôi mắt mang đầy tiếu ý… Để rồi ngài hài lòng gật đầu và cho phép y lui. Ngay sau đó ngài cho truyền hình bộ thượng thư Trần Tam Nguyên vào hầu…..

………………………………

Ngoại trừ việc chi tiêu kĩ lưỡng ra thì việc lấy tiền từ tay Nhi thượng thư quả thật là khó còn hơn lên trời.

Thường các quan hộ bộ từ đó đến nay hay thích làm tròn số bổng lộc các quan nhận được để tiện cho việc tính toán sổ sách… Và hiển nhiên Nhi đại nhân cũng vậy, nhưng cách làm tròn của y là làm tròn xuống.

Thói thường vốn cùng là quan lại với nhau nên phải làm tròn lên chứ ít kẻ nào tự ý gây xích mích với các bằng hữu chốn quan trường của mình bằng cách làm tròn xuống khiến số bổng lộc của các đại quan tự dưng lại giảm đi một ít… Tuy chỉ là một ít nhưng cũng đủ khiến cho có kẻ thù ghét vị hộ thượng thư trẻ tuổi này. Nhưng căm phẫn là một chuyện, chẳng lẽ lại vì mấy đồng bạc lẻ mà đánh mất đi thân phận sao? Với lại Vân Ý đại nhân đã đưa ra những biện minh chính đáng cho việc làm này nên hầu hết tất cả đều phải câm nín mà nhẫn nhịn y trước mặt hoàng thượng.

Xét cho cùng thì chẳng phải nào là hộ bộ đại nhân nông nỗi. Y đã suy xét rất kĩ rồi, mỗi người giảm bớt vài đồng lẻ gom lại cũng đủ tiền để mua gạo cứu tế cho dân tỵ nạn. Vài đồng bạc lẻ đối với các đại quan chỉ đáng để vứt cho ăn mày, nhưng với dân chúng đã là có thể mua gạo nuôi sống cả nhà. Vậy nên, vừa giúp dễ kết toán sổ sách, vừa có thể dự trù sẵn một khoản lớn ngân lượng để mua gạo cứu giúp dân bị nạn. Nhất tiễn hạ song điêu.

Nhi đại nhân không chỉ dòm ngó đến bổng lộc của các đại quan, mà ngay cả đến hậu cung y cũng đã từng có không ít suy nghĩ… Vì phàm là người được vua sủng ái thì ngoại trừ bổng lộc vua ban còn được ân điển các loại kỳ trân dược quý để dưỡng nhan bổ sắc. Tuy thâm tâm rất muốn cắt giảm bớt khoản này nhưng vì lực bất tòng tâm nên y chưa thể làm gì được…

Có lẽ nhờ tính cách keo kiệt chết người như vậy đã khiến cho quốc khố của đại Nguyên triều trở nên sung túc nhất trong tất cả các tiền triều hoàng đế từ trước đến giờ.

…………………………….

Nhưng phàm là vỏ quýt dày ắc sẽ có móng tay nhọn. Lần tai họa đó có lẽ cả đời này hộ bộ thượng thư cũng không cách nào quên được.

Đó là lần mà hộ bộ thượng thư bắt đầu chú ý đến bổng lộc của hoàng thân quốc thích. Thế là từng vị vương tử một liền bị y âm thầm tính toán bổng lộc so với từng khu vực chấp chưởng. Tất cả đều ổn, chỉ riêng có vị vương gia Thái An Cáp Long là kẻ khiến cho y sinh khí nhất.

“Quái, quái, quái… tại sao đã nhắm giữ một vùng rộng lớn thế mà còn phải chi ra nhiều bổng lộc cho hắn vậy?”

Ai… Vốn dĩ hoàng thượng làm cái gì cũng đã có liệu trù trước cả rồi, Thái An vương gia chính là kẻ hiền thần luôn âm thầm đứng phía sau hỗ trợ hoàng thượng. Vị vương tử này đồng thời cũng là thống lĩnh ám vệ quân chịu trách nhiệm đào tạo ám vệ ngày đêm bảo đảm sự an nguy của hoàng thất.

Từ lúc Thiết Mộc Nhĩ hoàng đế lên ngôi cho đến nay Thái An vương là kẻ luôn nhất mực trung thành, hàng năm số tiền vàng hắn đóng góp vào quốc khố ắc hẳn phải nhiều hơn những kẻ khác.

Nhưng tiếc là chi tiết này lại bị hộ bộ thượng thư bỏ quên đâu đó. Nhìn chung y đã quyết tâm đi đến tận Thái An phủ để xem thực hư cuộc sống của vị vương tử này là như thế nào để khiến cho vua ban cho hắn nhiều bổng lộc đến vậy…

……………………………………..

Thái An vương đón tiếp Vân Ý rất nồng hậu, còn đối đãi tốt hơn cả những quan lại khác nữa. Rượu thịt mang ra nhiều không kể xiết, ca kĩ, tài nữ được kéo đến để hầu hạ vị đại nhân mới đến này… Nhưng tất cả những điều đó cũng không thể khiến cho Nhi đại nhân giảm bớt những ác cảm về vị vương gia này.

Và hiển nhiên Nhi đại nhân chẳng thể nào ngờ đến ánh mắt kẻ ấy nhìn mình thủy chung là có ý gì…

Nhưng sau hôm đó thì có lẽ y đã được biết.

Vào sáng hôm sau ta nghe được từ phòng của Thái An vương…

– Hỗn đản, khốn kiếp…..

– Hahaha…. Bình tĩnh nào Ý Ý. Do tối qua cả hai ta đều uống quá say khiến cho bổn vương và ngươi đều không giữ được bình tĩnh a…

– Bình hoa bằng ngọc quý… không được, kỳ lân huyền thạch… không được…. Ách… Ta quên đây là đồ của ngươi….

Tội nghiệp Vân Ý đại nhân, đã muốn dùng đồ vật ném vào vị vương gia kia nhưng còn suy nghĩ đến giá trị của chúng.

Hiển nhiên sau một hồi hô phong hoán vũ, Vân Ý đại nhân mới gục xuống giường để rồi khóc lóc thảm thiết.

– Ý Ý ngoan… Bổn vương đâu có nói là không chịu trách nhiệm đâu a….

Bốp

Một cái gối lao thẳng vào mặt Thái An vương, để rồi lúc này vương gia chuyển từ dáng vẻ ôn hòa nhã nhặn sang tức giận.

– Hảo, là ngươi tự ý gây sự trước…

– Á………

Rồi sau đó chẳng biết sự việc ra sao nữa, chỉ biết là Thái An vương gia bỗng dưng lại là kẻ có uy nhất đối với Vân Ý đại nhân, hiển nhiên là chỉ đứng sau hoàng đế bệ hạ.

Còn việc bổng lộc của hoàng thất có nên giảm đi hay không đều không nghe Vân Ý đại nhân nhắc đến nữa. Có lẽ y đã quên, hoặc không muốn quên cũng không được.

………………………………

Nếu đã nói đến Nhi đại nhân nhiều như vậy chắc hẳn sẽ không thể không nhắc đến Trần đại nhân. Vì giữa hai người này ngoại trừ tình bằng hữu chi giao chốn quan trường còn có cả một mối ân oán khó bày tỏ… Thủy chung cũng chỉ vì Tam Nguyên đại nhân là huynh đệ kết nghĩa cùng Thái An vương và y cũng chính là kẻ đã đẩy Vân Ý đại nhân rơi vào tình cảnh bi đát như hiện nay….

Quả thật Trần đại nhân cư nhiên gieo thù chuốc oán khá nhiều a…

Vậy Trần thượng thư này thủy chung là người như thế nào?

Ngoại trừ dáng vẻ ngọc thụ lâm phong anh tuấn phi phàm, Trần Tam Nguyên còn là kẻ có tài năng và cơ trí hơn người, cùng với cá tính quật cường và cách đối nhân xử thế khéo léo… Trần đại nhân đã khiến cho không ít các tiểu thư con nhà quyền quý ngày đêm ôm mộng tương tư, mong muốn được trở thành thê tử đầu ấp tay gối cùng y…

Nhưng có lẽ các vị tiểu thư ấy đã không thể ngờ rằng Trần thượng thư còn có không ít những “ưu điểm” khác nữa, ví như giảo hoặc, quỷ kế đa đoan, mượn gió bẻ măng, tham lam, dĩ công vi tư, ỷ mạnh hiếp yếu……..

Còn nhiều nữa nhưng đây chỉ là một trong số những điều mà Lâm Sĩ Nghị đại nhân đã đút kết ra được qua những lần đi kinh lý cùng y. Vậy nên kẻ có thể hiểu được Tam Nguyên đại nhân nhất chỉ có mình Sĩ Nghị đại nhân…

Có lẽ vì mối thâm tình ấy mà Lâm Sĩ Nghị rất thường được Trần đại nhân chiếu cố tệ xá…

Nhưng thủy chung nếu không có tài đức gì thì Trần thượng thư đã không được vua tin tưởng giao cho nhiều trọng trách đến vậy. Từ việc thay vua vi hành đến việc thu thập tội chứng của những kẻ phản nghịch đều do một tay y đảm nhiệm…

Riêng Bá Nhan thừa tướng và Bốc Lỗ Nhạc từ xưa đến nay đều là những lão thần tận tụy với vua, trung hiếu với nước nên không cần nói thêm nhiều về họ.

………………………..

Tảo triều chính sự buổi hôm đó khi long khẩu vừa phán lệnh sẽ lập Hạ Minh Ngọc làm mẫu nghi thiên hạ đã khiến cho không ít triều thần chấn động tâm tưởng.

Trước nhất là Nhi Vân Ý…

“Ta ủng hộ quyết định lập Hạ Minh Ngọc làm hoàng hậu….. Vì thật lòng mà nói thì ta đã bị hành động của y thuyết phục… Qua lời kể của đám công công ta được biết rằng y vốn dĩ chỉ là một quý phi đang lúc được vua ân sủng, thế mà lại đi xin cùng vua cho những người nghèo đói được hưởng nhờ ân phúc hằng năm thay vì phải xin ban thêm bổng lộc cho dòng họ mình… Nhưng âu đó cũng là cách hay, vì làm như thế bá tánh lê dân sẽ gia tăng thêm lòng tin vào sự nhân từ độ lượng của bệ hạ…”

Nhi đại nhân lại tiếp tục đắm chìm trong suy nghĩ.

“Hoàng thượng vì nhất mực yêu sủng người này nên đã bãi bỏ việc tuyển tú nữ nhập cung, như thế sẽ đỡ ra một khoảng ngân sách cho việc chu toàn phấn son, xiêm y cùng các loại kỳ trân dị thảo…. Tóm lại Hạ Minh Ngọc nhất định chỉ đem lại lợi chứ tuyệt không có hại…..”

Nhìn về phía Trần Tam Nguyên đại nhân xem liệu ngài ấy đang suy nghĩ những gì?

“Hahahaha chỉ chờ khi đại lễ sắc phong hoàn tất cũng là lúc thánh chỉ tứ hôn ban xuống… Xem ra sắp tới này ta phải bận rộn chuyện hôn sự rồi.”

Ánh mắt của vị đại quan này bỗng chốc ánh lên nét giảo hoặc khó lường, hiển nhiên kẻ đọc được ánh mắt ấy hiện thời chỉ duy có một người, đó chính là đương kim hoàng đế Thiết Mộc Nhĩ.

Thừa tướng Bá Nhan vốn dĩ là trọng thần trong triều, ý kiến của ông cũng được cho là có giá trị nhất. Riêng ông thì không phản đối gì về việc hoàng đế chọn Hạ Minh Ngọc, vì ông biết tính cách của Thiết Mộc Nhĩ, vốn dĩ ngài không phải là kẻ dễ bỏ cuộc, phàm là cái ngài đã muốn tức sẽ đoạt lấy nó cho bằng được. Cá tính bá đạo quật cường ấy đã giúp ngài bình định cả đế quốc rộng lớn và giờ đây chỉ một việc cỏn con này chắc chắn Thiết Mộc Nhĩ sẽ tự có hướng giải quyết.

Hạ Minh Ngọc tuy là nam nhân nhưng lại được vua yêu thương sủng ái hơn tất cả các cung tần mỹ nữ khác. Ông đã từng nghe nói khá nhiều về Hạ gia, vốn dĩ nam nhân họ Hạ gồm toàn những kẻ có tài, trên thông thiên văn dưới thạo địa lý, nhưng từ khi thế cuộc đổi dời họ chuyển sang sống ẩn dật nơi sơn cùng thủy tận. Khả hãn đời trước đã từng ban chiếu triệu hồi họ Hạ về kinh giúp vua tạo dựng cơ đồ nhưng vẫn không nhận được hồi báo. Kẻ có tài không được trọng dụng tức lãng phí, nhưng nay Hạ Minh Ngọc lại chịu đứng ra đảm đương việc triều chính hộ vua âu cũng là một điều tốt.

Hiển nhiên ngoại trừ điều đó ra cũng sẽ có một vài thứ không được thuận tiện, đó là lễ giáo phép tắc từ xưa đến nay chưa từng có việc tương tự thế này xảy ra. Nhưng điều đó không phải là lý do hợp lý, vì người Khiết Đan vốn chẳng hề coi trọng lễ giáo phép tắc như người Hán, mà chỉ cần thấy đúng thì cứ làm.

“Thiết nghĩ đứng đầu ngọn cuồng phong để cản gió thật chẳng khác nào đi làm một việc ngu ngốc. Vậy nên ta quyết không đi tìm việc ngu ngốc mà làm.”

Sau cùng là thống lĩnh tam quân đại tướng Bốc Lỗ Nhạc.

“Ta vốn chẳng quan tâm nhiều đến việc hoàng thượng muốn lập ai làm hậu. Các lão già cổ hủ chỉ giỏi đưa ra những lý lẽ biện minh cho cái gọi là phép tắc lễ giáo gì đó…. Với ta chỉ cần biết kẻ được vua tín nhiệm có phải là người hiền tài phù hợp không là đủ. Ta nhận thấy Hạ Minh Ngọc vốn có khí chất của bậc mẫu nghi thiên hạ. Có y cạnh bên thường xuyên dùng lời lẽ khuyên giải hoàng thượng giảm bớt tội án cho các tội nhân, tù binh cùng một số kẻ phản nghịch… âu cũng là điều tốt. Như thế người Hán sẽ thấy rằng người Khiết Đan ta có lòng nhân hậu, thưởng phạt phân minh. Chỉ cần thu phục được nhân tâm tức thời xã tắc sẽ vững như bàn thạch….”

Cả bốn đều có chung suy nghĩ tán đồng với việc lập Hạ Minh Ngọc làm hậu. Chỉ là… Nếu tiểu Ngọc mà biết việc cá nhân mình đã làm lại gây nên một làn sóng không nhỏ trong lòng các vị đại thần chắc hẳn nhất thời sẽ chịu đựng không nổi mà ngất đi.

Hiển nhiên quỳ phía dưới vẫn còn các vị đại thần khác có con cái làm quý phi trong cung lại đang rất muốn liều chết phản đối việc lập hậu này. Nhưng kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt, thấy rõ hoàng đế yêu thương Minh Ngọc đến vậy, cản lại ý vua chỉ có con đường chết. Vậy nên cần phải nhẫn nhịn chờ đợi đến thời cơ thích hợp để triệt hạ tên Hán tộc tiểu hồ ly này.

“Chỉ cần Nhi Vân Ý lên tiếng phản đối là ta sẽ mượn danh Thái An vương ra hù cho hắn sợ…”

Trần đại nhân mỉm cười nhìn về phía gương mặt đang cau có tựa hồ như thiếu ngủ ấy.

Để rồi Vân Ý đại nhân trừng mắt nhìn lại và không ngại ngùng đáp trả bằng suy nghĩ.

“Nhìn cái gì? Tin là ta sẽ đem chuyện tốt lành ngày xưa của ngươi đi nói cho Sĩ Nghị đệ biết không?”

“Hai vị thượng thư đại nhân ấy sao lại nhìn nhau như muốn ăn tươi nuốt sống đối phương thế không biết?”

Bá Nhạc thừa tướng khẽ lắc đầu trước những con người trẻ tuổi này.

“Trần Tam Nguyên, ngươi có ta chưa đủ nay lại muốn thêm Vân Ý huynh nữa hả? Đồ vô lương tâm. Có phải ngươi muốn chết rồi không?????”

Sĩ Nghị đại nhân ánh mắt như giết người nhìn về phía Trần thượng thư.

“Mệnh ta thật khổ a… Nương tử lại hiểu lầm ta nữa rồi….”

Nhìn vẻ mặt Trần thượng thư đau khổ đáng thương tựa hồ như một hài tử nhỏ làm lỗi đang muốn giải thích rõ ngọn ngành… Vậy mà Sĩ Nghị đại nhân lại chẳng thèm để tâm đến, còn kẻ đứng ngoài cuộc như Vân Ý đại nhân thì đang phì cười trong bụng.

………………………………

Để đến khi hoàng thượng hạ lệnh sắc phong cùng với nghi lễ được diễn ra một cách long trọng, cả thảy bá quan văn võ liền cùng với bốn vị trọng thần quỳ xuống tung hô thiên tuế ba lần để tỏ ý thuần phục ngôi vị mẫu nghi thiên hạ…….

Hết phiên ngoại

Cám ơn mọi người đã ủng hộ, các bạn yên tâm vì phiên ngoại còn khá dài nên Hoàng cung thật sự vẫn chưa kết thúc đâu. Sắp tới này còn có con của bạn hoàng và bạn Ngọc xuất hiện nữa ^_^

Iu mọi người nhiều *hun*


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện