Hoàng Lan Trong Mưa
Chương 14: Yêu là phải tranh đấu
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Xuyên qua lớp cửa kính dày được che bởi lớp ri đô màu nâu đen có tiếng khóc thút thít của Bảo Nhi. Cô Tâm Phương đứng bên cạnh vẻ mặt lạnh như tiền quát thêm vào:
“Từ nay mẹ cấm con qua lại với thằng đó, nếu con còn gặp nó mẹ sẽ nhốt con lại.”
Nước mắt ướt hai khóe mi, tiếng nấc dừng lại trong khoảnh khắc, Bảo Nhi lên tiếng:
“Mẹ đừng ép con, dù thế nào con cũng không bỏ anh ấy đâu”
Không chờ mẹ phản ứng Bảo Nhi đã khóc nức nở bỏ chạy về phòng riêng, chỉ còn tiếng cô Tâm Phương bực tức quát:
“Con muốn làm mẹ tức chết sao?”
Rầm…
Cánh cửa đóng sầm lại.
“Tôi vất vả nuôi cô mười chín năm, bây giờ cô báo hiếu tôi thế đấy hả?”
Câu hỏi vọng trong căn nhà, đáp lại chỉ là tiếng khóc mỗi lúc một lớn hơn.
Bình minh rạng rỡ như chiếc ô màu vàng cam xoay mình phía chân trời. Tôi băng nhanh từ nhà để xe về phía khoa. Chỉ còn mấy phút nữa đến giờ vào lớp, dạo này vì nhà xa nên tôi thường xuyên đến muộn. Chạy ngang qua dẫy cọ mọc bên sân của khoa tôi ngạc nhiên vì Bảo Nhi đang ngồi bên ghế đá, có lẽ cô ấy đang chờ tôi. Vội đến gần đã thấy hai mắt Bảo Nhi đỏ hoe, đoán là đêm qua cô ấy đã khóc nhiều, tôi ngồi xuống ghế tôi an ủi:
“Mẹ lại mắng em phải không?”
Bảo Nhi không trả lời, bàn tay bé nhỏ đan lại, hai ngón tay cái khẽ cọ lên nhau, tôi biết là cô ấy đang rất bối rối, Ở bên cô ấy suốt bẩy năm đây chính là thói quen của cô ấy mỗi lúc bối rối nhất. Tôi quên bẵng chuyện vào lớp muộn, ngồi lặng im ở đó.
Gió đưa những chiếc lá khô bay ngang qua chân chúng tôi. Bảo Nhi bần thần lưỡng lự khẽ hỏi tôi:
“Anh cho em mượn tiền mua một chiếc xe đạp được không?”
Tôi hơi bất ngờ, cũng chợt đoán ra là cô ấy không muốn phiền Hoàng Nam đưa đón mỗi sáng, tôi trả lời tự nhiên:
“Tất nhiên là được!” Tôi nhìn đôi mắt đỏ mọng xót ruột nói: “Em đừng lo lắng quá! Dần dần mẹ sẽ chấp nhận chuyện của chúng mình thôi!”
Câu nói của tôi vô tình khiến cô ấy tủi thân. Mắt đã rớm lệ, nấc nấc nói:
“Em hiểu tính mẹ, mẹ đã nói là khó lay chuyển lắm! Nếu không quyết tâm mẹ sẽ không đồng ý đâu!”
Tôi sững người, chợt nhận ra lâu nay mình đã quá vô tâm, để một mình Bảo Nhi đối diện với khó khăn này. Trời trong xanh không một bóng mây nhưng lòng tôi lại đầy những gợn sóng:
“Tan học anh đưa em đi! Mình lên lớp thôi kẻo bị cô bảo vệ bắt được hai đứa trốn học thì ngại lắm!” Tôi cố trêu để Bảo Nhi vui lên.
Bảo Nhi che miệng cười, cô ấy đi về phía khoa trong ánh nắng, tôi ngước nhìn bầu trời xanh thẳm rồi cũng trở về khoa.
… Buổi chiều hai đứa đi chọn mua xe đạp, Bảo Nhi muốn mua xe đạp thường, nhưng tôi cương quyết tìm một chiếc xe đạp điện đã qua sử dụng. Cô ấy có chút băn khoăn rồi cũng ngoan ngoãn theo sau tôi đi khắp chợ xe cũ. Đi chọn cả nửa giờ, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được một chiếc Mô Cha Alaska màu xanh ngọc còn khá mới. Bảo Nhi có vẻ thích chiếc xe, cô ấy đứng bên cạnh hết sờ sờ rồi lại lau lau. Tôi cười trêu:
“Từ bé anh làm xe ôm của em, rút cuộc em có biết đi xe không?”
“Em biết mà, em đâu phải tiểu thư đâu!” Cô ấy nghiêm mặt nhìn tôi.
Tuy Bảo Nhi nói là biết đi xe nhưng thật tình tôi cũng lo, từ hồi học lớp 6 đến giờ nếu không là tôi chở cô ấy đi về thì cũng là mẹ cô ấy đưa đón. Đường xá ở Hà Nội thì đông đúc, người cẩn thận nhiều nhưng người đi ẩu cũng không ít.
Lo lắng nhưng rồi cũng mỉm cười, tôi tự nhủ Bảo Nhi của tôi là người thông minh, chỉ vài ngày sẽ quen với nhịp giao thông khi tự mình cầm lái. Nhưng chuyện trước mắt bây giờ chính là phải làm sao tha chiếc xe đạp về nhà. Tôi đề nghị chở chiếc xe về nhưng Bảo Nhi có vẻ tự tin và háo hức. Dáng nhỏ bé, cô ấy tự dắt chiếc xe đạp ra ngoài. Tôi đành cười đi lấy xe.
Và ở trên đường đúng là được một bữa cười no.
Bụp…
Cô ấy đâm vào tường trong ngõ, tuy là đã kịp phanh giảm gần hết tốc độ.
…
Vù… ù…
“Con bé này đi đứng kiểu gì thế!” Một người đi đường la.
Tôi hú vía, thộn mặt quay sang cúi đầu xin lỗi hai ba lần. Nghiêm mặt toan không cho cô ấy đi nữa thì lại bị nụ cười say mê kia thuyết phục, đành chỉ còn biết nhắc:
“Em đi chậm thôi!”
Cô ấy gật đầu lia lịa, tiếp tục thả tóc bay trong gió…
…
“Bảo Nhi!”
Cô ấy dừng lại bên trên vạch trắng đến hơn hai mét, quay đầu lại hồn nhiên nhìn tôi thắc mắc, tôi nhăn mặt liếc sang cái đèn đỏ bên lề đường nhắc:
“Em vượt đèn đỏ rồi kìa!”
Cô ấy vội tụt xuống xe dắt lùi lại trước vạch trắng cười xí xóa, ngay cả chú công an đứng bên vệ đường cũng lắc đầu cười. Tôi cũng hết cách chỉ có thể nói:
“Thôi lát em đi sát sau anh nhé!”
“Vâng!” Cô ấy lập tức đồng ý, hẳn là vì sợ tôi không cho đi nữa…
Đèn đỏ thứ hai…
Binh…
Cô ấy tông vào xe tôi, tôi quay lại chỉ có thể mỉm cười. Trời mùa đông mà trên trán Bảo Nhi đã lấm tấm mồ hôi hẳn là đang căng thẳng lắm, Tôi chỉ sang quán trà đá vắng khách bên đường nhẹ nhàng nói:
“Mình qua đó nghỉ ngơi uống nước một chút nha!”
“Dạ!”
Chúng tôi rong xe lên vỉa hè, mua hai cốc trà nóng uống cho ấm. Bảo Nhi hai tay cầm ly trà đang bốc khói nghi ngút, nhấm nháp một hai hớp, cố tình tránh né ánh mắt của tôi, hẳn là vẫn sợ tôi lại đổi ý không cho cô ấy đi xe nữa. Tôi nghiêm nghị nhìn cô ấy một hồi lâu, cuối cùng cô ấy cũng quay lại cười trừ.
“Để mai anh đến đón em! Chứ em chưa tự đi một mình đến trường được đâu.” Tôi cương quyết.
Bảo Nhi không cố chấp nịnh nọt tôi nữa, ánh mắt buồn man mát nhìn ra khúc sông uốn lượn bên cầu, rơm rớm nước mắt nói:
“Không được đâu, mẹ nói nếu mẹ bắt gặp anh đi với em mẹ sẽ nhốt em lại.”
Tôi nhìn theo ánh mắt của cô ấy, một thảm cỏ màu xanh lục chen lấm tấm những điểm úa vàng, nhưng là màu xanh vẫn vươn lên phía trên. Trong lòng cũng nảy sinh ra một niềm hy vọng, mỉm cười tôi bảo:
“Em đừng lo lắng quá! Nhất định rồi mẹ sẽ đồng ý thôi.”
“Nếu mẹ nhốt em thật thì phải làm sao?” Bảo Nhi thực sự là rất lo lắng hỏi.
“Thì trèo tường trốn ra!” Tôi trêu.
Bảo Nhi phá lên cười…
“Anh này…!”
“Phải rồi, anh định thuê trọ ngoài này! Trưa nay anh tìm được phòng rồi.” Tôi chuyển chủ đề để thay đổi không khí.
Bảo Nhi vui hẳn lên, dường như đã quên cả nỗi buồn đang trấn giữ trong đầu, hạ cốc trà xuống ngồi sát trước mặt tôi tò mò hỏi:
“Ở đâu vậy anh?”
Tôi cười bí hiểm còn cô ấy thì nhăn nhó thắc mắc. Vốn định bụng sẽ tạo cho cô ấy một bất ngờ, nhưng hiện tại có vẻ là không được rồi, tôi đành chỉ tạo vẻ mặt nghiêm trọng nói:
“Chính là khu trọ đối diên với nhà em.”
“Ah ha ha…”
Cô ấy vòng tay qua cổ mừng rỡ hôn lên má tôi một cái. Cô ấy đúng là thích thú nhất khi nhìn vẻ mặt của tôi lúc này mà, nói vậy chứ những lúc đó là khi tâm-linh hồn tôi đều được dịp thăng hoa lên tám, chín tầng mây xanh đỏ tím vàng. Phải, Bảo Nhi của tôi là người mạnh mẽ như thế, chính sự mạnh mẽ đã thôi miên tôi suốt bảy năm qua.
Khu trọ này chỉ có hai tầng, thường được các bạn sinh viên đến thuê trọ. Tuy đối diện với nhà Bảo Nhi và nhà cũ của ông bà ngoại nhưng mặt tiền lại quay ra khác phố.
Hai hôm trước tôi có xin mẹ chuyển ra trọ ngoài Hà Nội, với lý do là để tiện việc học hành và đi làm thêm nhưng thực chất là để gần Bảo Nhi hơn mới là việc quan trọng nhất. Mấy ngày nay chỉ được gặp cô ấy loáng thoáng ở trường khiến đầu óc tôi trống rỗng, miên man tương tư chẳng làm được việc gì. Nếu Bảo Nhi biết tôi nhớ cô ấy đến như vậy không biết cô ấy sẽ nghĩ gì nữa?
Mẹ không được vui nhưng cuối cùng cũng chấp nhận cho tôi ra ở trọ, còn không quên dặn dò:
“Khi nào rảnh mẹ sẽ ghé qua phòng con!”
Nhưng cho đến tận bây giờ mẹ chỉ đến phòng tôi một lần, tôi hiểu tại sao và cũng không muốn mẹ phải nhớ lại những chuyện buồn đã xảy ra trong quá khứ.
…
Hoa nắng tản mác cuối trời, sau cùng Bảo Nhi cũng có vẻ quen với chiếc xe. Chúng tôi về đến nhà cô ấy khi phố cũng đã lên đèn. Cô Tâm Phương đang lo lắng đứng chờ ở ngoài cửa, nhìn thấy tôi sự tức giận hình như đã che kín cả lo lắng.
Không thể cứ mãi né tránh tôi dừng xe đến trước cổng lễ phép cúi đầu chào:
“Cháu chào cô!”
“Cháu vào nhà đi cô có chuyện muốn nói!” Cô lạnh lùng bỏ vào nhà trước.
Tôi quay sang nhìn vẻ mặt lo lắng của Bảo Nhi, cũng cố trấn tĩnh bước theo cô Tâm Phương vào trong nhà.
“Cháu ngồi xuống đi!” Cô Tâm Phương nhắc.
Tôi đoán chừng câu chuyện cũng dài, nên ngồi xuống ghế sô pha. Bảo Nhi đứng cạnh lo lắng bênh tôi.
“Mẹ, là con nhờ anh ấy đưa về!”
“Không đến lượt con nói!” Cô Tâm Phương gắt.
Bảo Nhi phụng phịu rơm rớm nước mắt đứng lặng bên ghế.
“Cháu và Bảo Nhi nhà cô hoàn cảnh không phù hợp đâu, cháu buông tha cho nó được không?”
“Cháu…” Tôi không nói nên lời.
Câu hỏi của cô quá sốc so với dự liệu của tôi, phải chăng chính là vì tôi đã khiến Bảo Nhi phải chịu những thiệt thòi này. Nếu không phải là tôi mà là Hoàng Nam có lẽ cô ấy sẽ có một cuộc sống viên mãn hơn, không phải lo lắng đến cuộc sống thường nhật cơm áo gạo tiền, cũng không bị mẹ la mắng.
“Mẹ, sao mẹ có thể nói như vậy! Con yêu anh ấy là tự nguyện …” Bảo Nhi nói trong tiếng nấc, hai má ướt nhòa nước mắt.
“Con im ngay! Ở đây con không được phép nói!” Cô Tâm Phương quay sang Bảo Nhi quát.
Tôi đường đường là một nam tử, người tôi muốn bảo vệ suốt đời là Bảo Nhi. Dù rằng biết mình thất thố nhưng tôi vẫn quyết tâm cắn chặt môi nói:
“Cháu biết hoàn cảnh của cháu không được tốt, nhưng cháu rất yêu Bảo Nhi, cháu xin được đem cả cuộc sống của mình ra để bảo vệ cô ấy. Xin cô hãy tác thành cho bọn cháu!”
“Cuộc sống của cậu sao? Cuộc sống của cậu thì có cái gì chứ! Bảo Nhi nó là đứa yếu đuối, đến khả năng tự tồn tại cũng không có, cậu tiếp tục ở bên nó chỉ khiến nó khổ thôi!”
Cô nói không sai, tôi thật sự chẳng có gì ngoài ký ức đẹp đẽ về ông bà ngoại, một cậu sinh viên nghèo, phải làm thuê lấy tiền đóng học. Nhưng Bảo Nhi là sức mạnh và hạnh phúc duy nhất để tôi vượt qua tất cả. Tôi không thể, không thể nào rời xa cô ấy.
“Xin lỗi cháu không thể nghe theo lời cô!” Tôi trực diện cô Tâm Phương dùng cả sự can đảm mà nói.
“Bố cậu dạy cậu nói chuyện với người lớn như vậy sao? Mà phải rồi, một ông giáo có tiền sử nghiện ma túy thì làm sao có thể dạy cậu lễ giáo được chứ!” Cô chửi mỉa mai.
Tôi cảm thấy mình bị xúc phạm, Bảo Nhi vẫn khóc nức nở, tôi thương cô ấy nhưng sự tự ái trong thâm tâm trỗi dậy. Tôi khẽ nắm chặt bàn tay cố gắng kìm nén xúc động trả lời:
“Xin cô đừng xúc phạm đến bố cháu! Ông cũng vì bị người ta lừa gạt mới lâm vào hoàn cảnh đó thôi, hiện tại ông là người có trách nhiệm với gia đình, một người thầy đáng kính trọng, hơn là cái quá khứ không đáng có ấy! Xin phép cô cháu về!”
Tôi đứng thẳng người, lầm lũi mà bước ra cửa, Bảo Nhi chạy theo sau tôi gọi lo lắng.
“Anh Phong… anh Phong…!”
“Con đứng lại cho mẹ!”
Tiếng cô Tâm Phương vọng ra đến ngoài hiên nhà. Tôi thấy lòng buồn thê thảm vội phóng xe vào trong đêm bỏ ngoài tai cả tiếng gọi của Bảo Nhi.
…
Tôi trở về trời mưa lâm thâm ướt đẫm cả chiếc áo khoác da. Tiếng còi xe ùa òa trong đầu, ánh đèn pha loáng thoáng trong suy nghĩ, miên man, trĩu nặng…
Tôi vứt chiếc xe trước cửa lững thững bước vào nhà, cởi chiếc áo da treo qua loa lên móc áo, gục xuống chiếc giường gỗ bên phòng khách lặng im. Tôi thu mình lại trong chăn, buồn đến mức không muốn cựa quậy nữa. Mẹ từ trong phòng đã chạy ra đến nơi, nhìn thấy bộ dạng của tôi lo lắng vội chạy đến sờ trán xem có trúng gió không. Tôi lười nhác kéo chăn kín cái đầu ướt lớm rớm vì nước mưa hắt lúc đi xe nói:
“Con không sao! Con muốn nghỉ ngơi một chút, mẹ để mặc con đi!”
Mẹ đoán được chắc phải có lý do ghê gớm nào đó mới khiến tôi buồn như vậy. Mẹ không hỏi thêm, buồn rầu bỏ vào trong phòng. Con bé Sương bị đánh động cũng rón rén đi xuống ngồi trên đầu giường tôi, nó chỉ ngồi nhìn cái chăn trùm kín cũng không hỏi thêm câu gì…
…
Người ta thường nói “sau cơn mưa trời lại sáng” và sau màn đêm là ánh bình minh. Tôi thức giấc, nỗi buồn đêm qua đã với bớt tám chín phần, tự nghĩ thấy hôm qua mình hành động có chút nông nổi, hẳn là cô Tâm Phương có ý muốn chọc tức để tôi bỏ cuộc nên mới nói ra những lời như vậy.
Bật nước ấm tắm qua, tôi mang theo một số đồ dùng cần thiết xuống chào mẹ:
“Mẹ à, tối nay con ở lại chỗ trọ luôn, cuối tuần con về!”
Đôi mắt mẹ như muốn khóc, miệng như muốn can gián tôi đừng đi, nơi đó là thành phố với trăm ngàn xô bồ. Nhưng mẹ cũng chỉ lặng im không nói được thành lời, mẹ biết dù mẹ có nói thế nào cũng không ngăn cấm được trái tim đang nóng hổi của tôi.
“Nhớ không được bỏ ăn đâu đấy!”
Mẹ chỉ dặn có thế rồi quay mặt đi, tôi đứng nhìn sau lưng mẹ một hồi lâu, cuối cùng cũng dứt lòng mang đồ ra xe nhằm hướng mặt trời mọc mà đi.
Tôi đi sớm hơn mọi ngày vì còn phải mang đồ vào khu nhà trọ rồi mới đến trường. Trưa qua sau khi đặt cọc tiền nhà tôi cũng tranh thủ dọn qua căn phòng. Ở nơi này mở hai cái cửa sổ là có thể nhìn thẳng sang cửa sổ phóng của Bảo Nhi, vì lí do này mà tôi vô cùng thỏa mãn với căn phòng dù tiền trọ có cao hơn nơi khác một chút.
Bật hai cái cửa sổ nhìn sang ban công rủ bóng hoàng lan, tôi bỏ điện thoại ra gọi cho Bảo Nhi.
“Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được…”
Giọng trả lời tự động vang trên điện thoại, tôi lắc đầu lầm bẩm:
“Chắc lại quên sạc điện thoại rồi đây mà!”
Ở dưới sân cũng không thấy chiếc Jaguar đỗ, tôi đoán Bảo Nhi chắc đã đến trường rồi. Bỏ đồ lên góc giường, tôi khoác ba lô phi xuống cầu thang cho kịp giờ vào lớp.
…
“Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được…”
Đã đến giờ nghỉ trưa, tôi gọi mà điện thoại của Bảo Nhi vẫn không liên lạc được, qua bên khoa cũng không thấy cô ấy đâu. Tôi càng thêm lo lắng, không lẽ cô ấy bị mẹ nhốt thật sao?
Chiều trở về phòng trọ, tôi vội bật cửa sổ chờ đợi nhìn sang bên nhà Bảo Nhi. Trời đã tối, sao mọc đầy trên đầu mà vẫn không thấy cô ấy mở cửa, điện thoại cũng không liên lạc được. Tôi dọn qua chỗ ngủ lăn lên giường mệt nhoài thiếp đi.
…
Gió lạnh lùa qua khung cửa bỏ ngỏ đêm qua khiến tôi tỉnh giấc, trời đã sáng tự lúc nào. Tôi lao vội ra cửa sổ đứng đó cả nửa tiếng cũng không thấy Bảo Nhi đâu, buồn đến nao lòng tôi định bụng quay vào chuẩn bị xuống trường.
Mùi hương thoang thoảng bay qua làn gió mát lạnh, ánh sáng lung linh nơi ban công chờ đợi. Phải rồi, chính là cô ấy! Ngẩn ngơ quay lại, một ngày xa nhau mà tôi tưởng như mười năm đã trôi qua. Bên ban công Bảo Nhi mở cửa bước ra, nơi cô ấy đứng gió đông xao xuyến làm tung bay chiếc áo khoác len lưới màu ghi xám trên nền áo sơ mi kẻ ka rô. Quần jean màu đen xoay trong ánh sáng, cô ấy lưỡng lự buồn nhìn sang phía nhà cũ của ông bà ngoại:
“Bảo Nhi!” Tôi gọi khe khẽ!
Cô ấy quay sang vừa mừng rỡ vừa bất ngờ, đáy mắt long lanh, miệng không khỏi thốt nên:
“Anh…!” Cô ấy vội bịt miệng lại cho âm thanh tiếp theo không thoát ra, lại khẽ quay vào trong nhà để ý xem mẹ có nghe thấy không.
“Mẹ nhốt em rồi!” Bảo Nhi ra hiệu.
Cô ấy cố ra hiệu vài thứ nữa nhưng tôi không hiểu chỉ mỉm cười, cơ bản nhìn thấy cô ấy là tôi đã thấy hạnh phúc rồi. Bảo Nhi nhăn mày, vào phòng lấy ra một tờ A4 ở trên ghi ba chữ to bằng bút dạ “Em nhớ anh!” tôi đọc mà hạnh phúc đến suýt khóc. Không cần tôi nói thêm cô ấy cũng hiểu là tôi nhớ cô ấy đến mức nào.
Cả ngày hôm ấy ở trường mà đầu óc tôi chỉ trống rỗng không nhớ là mình đã học được những gì nữa…
Trong phòng Bảo Nhi đang gói ghém đồ đạc, cửa phòng mở cô Tâm Phương tức tối quát ở ngoài vào:
“Con dám bước ra khỏi cửa thì đừng bao giờ trở về nữa!”
Bảo Nhi vừa khóc nức nở vừa gấp đồ, cô ấy thậm chí cũng chẳng biết nên mang những thứ gì, hờn dỗi khóa chiếc vali kéo ra ngoài phòng khách ấm ức nói:
“Hạnh phúc của con do con lựa chọn, mẹ không thể mãi can thiệp vào cuộc sống của con được.”
Bảo Nhi đã ra đến cửa, vốn dĩ chỉ tưởng con bé dọa mình không ngờ nó dám đi thật, cô Tâm Phương không nén nổi cơn giận tiến đến kéo chiếc vali lại, vừa đánh mạnh vào vai Bảo Nhi vừa khóc:
“Con bé hỗn láo này, mẹ đánh chết mày!"
Trong dáng hình mảnh mai nhỏ bé của Bảo Nhi là cả sự quyết tâm mạnh mẽ, dù rằng rất đau lòng khi thấy mẹ như vậy, cô ấy vẫn giật chiếc va li từ tay mẹ, quả quyết trả lời:
“Mẹ muốn thì cứ đánh con đi, chẳng phải mẹ hay đánh con lắm sao, khi mẹ say mẹ đánh, khi mẹ tức mẹ cũng đánh. Con không sợ, không phục mẹ!”
“Con không nghe lời mẹ sau này sẽ ân hận cả đời con biết không?” Cô Tâm Phương vô vọng níu giữ.
“Cho dù yêu anh ấy là sai, chỉ cần anh ấy không buông tay con, cả đời này con nhất định sẽ yêu anh ấy!” Bảo Nhi dùng tất cả sức mạnh từ trái tim nóng ấm nói với mẹ.
Cô Tâm Phương im lặng, ngồi bệt xuống nền nhà mà khóc. Bên ngoài tiếng cổng sắt đóng sầm trong đầu cô, đứa con gái mà cô yêu thương lo lắng lại cãi lại cô, bỏ cô mà đi vì một đứa con trai nghèo kiết xác. Lòng tự trọng của cô bị xúc phạm, nhất định nó sẽ phải ân hận mà quay về cầu xin cô. Cô nhìn theo bóng nó khuất dần sau tấm kính, lại càng khóc lớn hơn bởi khoảng trống cô đơn xung quanh mình.
Tôi lang thang trở về khu nhà trọ lúc trời đã xế tà, dắt xe vào trong sân đập vào mắt tôi là chiếc Mô Cha Alaska màu xanh ngọc dựng ngay ngắn ở dãy để xe. Còn chưa hết bất ngờ bác chủ nhà đã đi ra nói với tôi:
“Phong này, hồi chiều có cô gái đến hỏi thăm cháu. Chắc nó đang chờ cháu trên cửa phòng ấy.”
Là Bảo Nhi thật sao, tôi vội dựng chân chống xe lao thẳng lên phòng…
Một chiếc vali màu hồng nhạt nho nhỏ, Bảo Nhi khuôn mặt ủ rũ ngồi đợi tôi bên cầu thang. Lòng tôi bâng khuâng, hạnh phúc, niềm vui, nỗi buồn đan xen. Tôi bước chậm lại để nhìn rõ bóng hình cô ấy hơn, để xác định với mình là tôi không ảo giác, không phải đang nằm mơ.
Bảo Nhi nghe tiếng bước chân khe khẽ ngước mặt lên, cái nhìn đầu tiên khi thấy tôi cô ấy òa khóc lao thẳng vào lòng tôi. Cô ấy ôm chặt đến mức tôi cảm thấy nghẹt thở mà không dám kêu. Chờ cô ấy bình tâm tôi khẽ ôm lấy bờ vai nhỏ nhắn thủ thỉ hỏi:
“Em chờ anh có lâu không?”
“Không!” Cô ấy phủ nhận.
Nhưng tôi biết là có…
“Mình vào nhà đi…”
Xuyên qua lớp cửa kính dày được che bởi lớp ri đô màu nâu đen có tiếng khóc thút thít của Bảo Nhi. Cô Tâm Phương đứng bên cạnh vẻ mặt lạnh như tiền quát thêm vào:
“Từ nay mẹ cấm con qua lại với thằng đó, nếu con còn gặp nó mẹ sẽ nhốt con lại.”
Nước mắt ướt hai khóe mi, tiếng nấc dừng lại trong khoảnh khắc, Bảo Nhi lên tiếng:
“Mẹ đừng ép con, dù thế nào con cũng không bỏ anh ấy đâu”
Không chờ mẹ phản ứng Bảo Nhi đã khóc nức nở bỏ chạy về phòng riêng, chỉ còn tiếng cô Tâm Phương bực tức quát:
“Con muốn làm mẹ tức chết sao?”
Rầm…
Cánh cửa đóng sầm lại.
“Tôi vất vả nuôi cô mười chín năm, bây giờ cô báo hiếu tôi thế đấy hả?”
Câu hỏi vọng trong căn nhà, đáp lại chỉ là tiếng khóc mỗi lúc một lớn hơn.
***
Bình minh rạng rỡ như chiếc ô màu vàng cam xoay mình phía chân trời. Tôi băng nhanh từ nhà để xe về phía khoa. Chỉ còn mấy phút nữa đến giờ vào lớp, dạo này vì nhà xa nên tôi thường xuyên đến muộn. Chạy ngang qua dẫy cọ mọc bên sân của khoa tôi ngạc nhiên vì Bảo Nhi đang ngồi bên ghế đá, có lẽ cô ấy đang chờ tôi. Vội đến gần đã thấy hai mắt Bảo Nhi đỏ hoe, đoán là đêm qua cô ấy đã khóc nhiều, tôi ngồi xuống ghế tôi an ủi:
“Mẹ lại mắng em phải không?”
Bảo Nhi không trả lời, bàn tay bé nhỏ đan lại, hai ngón tay cái khẽ cọ lên nhau, tôi biết là cô ấy đang rất bối rối, Ở bên cô ấy suốt bẩy năm đây chính là thói quen của cô ấy mỗi lúc bối rối nhất. Tôi quên bẵng chuyện vào lớp muộn, ngồi lặng im ở đó.
Gió đưa những chiếc lá khô bay ngang qua chân chúng tôi. Bảo Nhi bần thần lưỡng lự khẽ hỏi tôi:
“Anh cho em mượn tiền mua một chiếc xe đạp được không?”
Tôi hơi bất ngờ, cũng chợt đoán ra là cô ấy không muốn phiền Hoàng Nam đưa đón mỗi sáng, tôi trả lời tự nhiên:
“Tất nhiên là được!” Tôi nhìn đôi mắt đỏ mọng xót ruột nói: “Em đừng lo lắng quá! Dần dần mẹ sẽ chấp nhận chuyện của chúng mình thôi!”
Câu nói của tôi vô tình khiến cô ấy tủi thân. Mắt đã rớm lệ, nấc nấc nói:
“Em hiểu tính mẹ, mẹ đã nói là khó lay chuyển lắm! Nếu không quyết tâm mẹ sẽ không đồng ý đâu!”
Tôi sững người, chợt nhận ra lâu nay mình đã quá vô tâm, để một mình Bảo Nhi đối diện với khó khăn này. Trời trong xanh không một bóng mây nhưng lòng tôi lại đầy những gợn sóng:
“Tan học anh đưa em đi! Mình lên lớp thôi kẻo bị cô bảo vệ bắt được hai đứa trốn học thì ngại lắm!” Tôi cố trêu để Bảo Nhi vui lên.
Bảo Nhi che miệng cười, cô ấy đi về phía khoa trong ánh nắng, tôi ngước nhìn bầu trời xanh thẳm rồi cũng trở về khoa.
… Buổi chiều hai đứa đi chọn mua xe đạp, Bảo Nhi muốn mua xe đạp thường, nhưng tôi cương quyết tìm một chiếc xe đạp điện đã qua sử dụng. Cô ấy có chút băn khoăn rồi cũng ngoan ngoãn theo sau tôi đi khắp chợ xe cũ. Đi chọn cả nửa giờ, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được một chiếc Mô Cha Alaska màu xanh ngọc còn khá mới. Bảo Nhi có vẻ thích chiếc xe, cô ấy đứng bên cạnh hết sờ sờ rồi lại lau lau. Tôi cười trêu:
“Từ bé anh làm xe ôm của em, rút cuộc em có biết đi xe không?”
“Em biết mà, em đâu phải tiểu thư đâu!” Cô ấy nghiêm mặt nhìn tôi.
Tuy Bảo Nhi nói là biết đi xe nhưng thật tình tôi cũng lo, từ hồi học lớp 6 đến giờ nếu không là tôi chở cô ấy đi về thì cũng là mẹ cô ấy đưa đón. Đường xá ở Hà Nội thì đông đúc, người cẩn thận nhiều nhưng người đi ẩu cũng không ít.
Lo lắng nhưng rồi cũng mỉm cười, tôi tự nhủ Bảo Nhi của tôi là người thông minh, chỉ vài ngày sẽ quen với nhịp giao thông khi tự mình cầm lái. Nhưng chuyện trước mắt bây giờ chính là phải làm sao tha chiếc xe đạp về nhà. Tôi đề nghị chở chiếc xe về nhưng Bảo Nhi có vẻ tự tin và háo hức. Dáng nhỏ bé, cô ấy tự dắt chiếc xe đạp ra ngoài. Tôi đành cười đi lấy xe.
Và ở trên đường đúng là được một bữa cười no.
Bụp…
Cô ấy đâm vào tường trong ngõ, tuy là đã kịp phanh giảm gần hết tốc độ.
…
Vù… ù…
“Con bé này đi đứng kiểu gì thế!” Một người đi đường la.
Tôi hú vía, thộn mặt quay sang cúi đầu xin lỗi hai ba lần. Nghiêm mặt toan không cho cô ấy đi nữa thì lại bị nụ cười say mê kia thuyết phục, đành chỉ còn biết nhắc:
“Em đi chậm thôi!”
Cô ấy gật đầu lia lịa, tiếp tục thả tóc bay trong gió…
…
“Bảo Nhi!”
Cô ấy dừng lại bên trên vạch trắng đến hơn hai mét, quay đầu lại hồn nhiên nhìn tôi thắc mắc, tôi nhăn mặt liếc sang cái đèn đỏ bên lề đường nhắc:
“Em vượt đèn đỏ rồi kìa!”
Cô ấy vội tụt xuống xe dắt lùi lại trước vạch trắng cười xí xóa, ngay cả chú công an đứng bên vệ đường cũng lắc đầu cười. Tôi cũng hết cách chỉ có thể nói:
“Thôi lát em đi sát sau anh nhé!”
“Vâng!” Cô ấy lập tức đồng ý, hẳn là vì sợ tôi không cho đi nữa…
Đèn đỏ thứ hai…
Binh…
Cô ấy tông vào xe tôi, tôi quay lại chỉ có thể mỉm cười. Trời mùa đông mà trên trán Bảo Nhi đã lấm tấm mồ hôi hẳn là đang căng thẳng lắm, Tôi chỉ sang quán trà đá vắng khách bên đường nhẹ nhàng nói:
“Mình qua đó nghỉ ngơi uống nước một chút nha!”
“Dạ!”
Chúng tôi rong xe lên vỉa hè, mua hai cốc trà nóng uống cho ấm. Bảo Nhi hai tay cầm ly trà đang bốc khói nghi ngút, nhấm nháp một hai hớp, cố tình tránh né ánh mắt của tôi, hẳn là vẫn sợ tôi lại đổi ý không cho cô ấy đi xe nữa. Tôi nghiêm nghị nhìn cô ấy một hồi lâu, cuối cùng cô ấy cũng quay lại cười trừ.
“Để mai anh đến đón em! Chứ em chưa tự đi một mình đến trường được đâu.” Tôi cương quyết.
Bảo Nhi không cố chấp nịnh nọt tôi nữa, ánh mắt buồn man mát nhìn ra khúc sông uốn lượn bên cầu, rơm rớm nước mắt nói:
“Không được đâu, mẹ nói nếu mẹ bắt gặp anh đi với em mẹ sẽ nhốt em lại.”
Tôi nhìn theo ánh mắt của cô ấy, một thảm cỏ màu xanh lục chen lấm tấm những điểm úa vàng, nhưng là màu xanh vẫn vươn lên phía trên. Trong lòng cũng nảy sinh ra một niềm hy vọng, mỉm cười tôi bảo:
“Em đừng lo lắng quá! Nhất định rồi mẹ sẽ đồng ý thôi.”
“Nếu mẹ nhốt em thật thì phải làm sao?” Bảo Nhi thực sự là rất lo lắng hỏi.
“Thì trèo tường trốn ra!” Tôi trêu.
Bảo Nhi phá lên cười…
“Anh này…!”
“Phải rồi, anh định thuê trọ ngoài này! Trưa nay anh tìm được phòng rồi.” Tôi chuyển chủ đề để thay đổi không khí.
Bảo Nhi vui hẳn lên, dường như đã quên cả nỗi buồn đang trấn giữ trong đầu, hạ cốc trà xuống ngồi sát trước mặt tôi tò mò hỏi:
“Ở đâu vậy anh?”
Tôi cười bí hiểm còn cô ấy thì nhăn nhó thắc mắc. Vốn định bụng sẽ tạo cho cô ấy một bất ngờ, nhưng hiện tại có vẻ là không được rồi, tôi đành chỉ tạo vẻ mặt nghiêm trọng nói:
“Chính là khu trọ đối diên với nhà em.”
“Ah ha ha…”
Cô ấy vòng tay qua cổ mừng rỡ hôn lên má tôi một cái. Cô ấy đúng là thích thú nhất khi nhìn vẻ mặt của tôi lúc này mà, nói vậy chứ những lúc đó là khi tâm-linh hồn tôi đều được dịp thăng hoa lên tám, chín tầng mây xanh đỏ tím vàng. Phải, Bảo Nhi của tôi là người mạnh mẽ như thế, chính sự mạnh mẽ đã thôi miên tôi suốt bảy năm qua.
Khu trọ này chỉ có hai tầng, thường được các bạn sinh viên đến thuê trọ. Tuy đối diện với nhà Bảo Nhi và nhà cũ của ông bà ngoại nhưng mặt tiền lại quay ra khác phố.
Hai hôm trước tôi có xin mẹ chuyển ra trọ ngoài Hà Nội, với lý do là để tiện việc học hành và đi làm thêm nhưng thực chất là để gần Bảo Nhi hơn mới là việc quan trọng nhất. Mấy ngày nay chỉ được gặp cô ấy loáng thoáng ở trường khiến đầu óc tôi trống rỗng, miên man tương tư chẳng làm được việc gì. Nếu Bảo Nhi biết tôi nhớ cô ấy đến như vậy không biết cô ấy sẽ nghĩ gì nữa?
Mẹ không được vui nhưng cuối cùng cũng chấp nhận cho tôi ra ở trọ, còn không quên dặn dò:
“Khi nào rảnh mẹ sẽ ghé qua phòng con!”
Nhưng cho đến tận bây giờ mẹ chỉ đến phòng tôi một lần, tôi hiểu tại sao và cũng không muốn mẹ phải nhớ lại những chuyện buồn đã xảy ra trong quá khứ.
…
Hoa nắng tản mác cuối trời, sau cùng Bảo Nhi cũng có vẻ quen với chiếc xe. Chúng tôi về đến nhà cô ấy khi phố cũng đã lên đèn. Cô Tâm Phương đang lo lắng đứng chờ ở ngoài cửa, nhìn thấy tôi sự tức giận hình như đã che kín cả lo lắng.
Không thể cứ mãi né tránh tôi dừng xe đến trước cổng lễ phép cúi đầu chào:
“Cháu chào cô!”
“Cháu vào nhà đi cô có chuyện muốn nói!” Cô lạnh lùng bỏ vào nhà trước.
Tôi quay sang nhìn vẻ mặt lo lắng của Bảo Nhi, cũng cố trấn tĩnh bước theo cô Tâm Phương vào trong nhà.
“Cháu ngồi xuống đi!” Cô Tâm Phương nhắc.
Tôi đoán chừng câu chuyện cũng dài, nên ngồi xuống ghế sô pha. Bảo Nhi đứng cạnh lo lắng bênh tôi.
“Mẹ, là con nhờ anh ấy đưa về!”
“Không đến lượt con nói!” Cô Tâm Phương gắt.
Bảo Nhi phụng phịu rơm rớm nước mắt đứng lặng bên ghế.
“Cháu và Bảo Nhi nhà cô hoàn cảnh không phù hợp đâu, cháu buông tha cho nó được không?”
“Cháu…” Tôi không nói nên lời.
Câu hỏi của cô quá sốc so với dự liệu của tôi, phải chăng chính là vì tôi đã khiến Bảo Nhi phải chịu những thiệt thòi này. Nếu không phải là tôi mà là Hoàng Nam có lẽ cô ấy sẽ có một cuộc sống viên mãn hơn, không phải lo lắng đến cuộc sống thường nhật cơm áo gạo tiền, cũng không bị mẹ la mắng.
“Mẹ, sao mẹ có thể nói như vậy! Con yêu anh ấy là tự nguyện …” Bảo Nhi nói trong tiếng nấc, hai má ướt nhòa nước mắt.
“Con im ngay! Ở đây con không được phép nói!” Cô Tâm Phương quay sang Bảo Nhi quát.
Tôi đường đường là một nam tử, người tôi muốn bảo vệ suốt đời là Bảo Nhi. Dù rằng biết mình thất thố nhưng tôi vẫn quyết tâm cắn chặt môi nói:
“Cháu biết hoàn cảnh của cháu không được tốt, nhưng cháu rất yêu Bảo Nhi, cháu xin được đem cả cuộc sống của mình ra để bảo vệ cô ấy. Xin cô hãy tác thành cho bọn cháu!”
“Cuộc sống của cậu sao? Cuộc sống của cậu thì có cái gì chứ! Bảo Nhi nó là đứa yếu đuối, đến khả năng tự tồn tại cũng không có, cậu tiếp tục ở bên nó chỉ khiến nó khổ thôi!”
Cô nói không sai, tôi thật sự chẳng có gì ngoài ký ức đẹp đẽ về ông bà ngoại, một cậu sinh viên nghèo, phải làm thuê lấy tiền đóng học. Nhưng Bảo Nhi là sức mạnh và hạnh phúc duy nhất để tôi vượt qua tất cả. Tôi không thể, không thể nào rời xa cô ấy.
“Xin lỗi cháu không thể nghe theo lời cô!” Tôi trực diện cô Tâm Phương dùng cả sự can đảm mà nói.
“Bố cậu dạy cậu nói chuyện với người lớn như vậy sao? Mà phải rồi, một ông giáo có tiền sử nghiện ma túy thì làm sao có thể dạy cậu lễ giáo được chứ!” Cô chửi mỉa mai.
Tôi cảm thấy mình bị xúc phạm, Bảo Nhi vẫn khóc nức nở, tôi thương cô ấy nhưng sự tự ái trong thâm tâm trỗi dậy. Tôi khẽ nắm chặt bàn tay cố gắng kìm nén xúc động trả lời:
“Xin cô đừng xúc phạm đến bố cháu! Ông cũng vì bị người ta lừa gạt mới lâm vào hoàn cảnh đó thôi, hiện tại ông là người có trách nhiệm với gia đình, một người thầy đáng kính trọng, hơn là cái quá khứ không đáng có ấy! Xin phép cô cháu về!”
Tôi đứng thẳng người, lầm lũi mà bước ra cửa, Bảo Nhi chạy theo sau tôi gọi lo lắng.
“Anh Phong… anh Phong…!”
“Con đứng lại cho mẹ!”
Tiếng cô Tâm Phương vọng ra đến ngoài hiên nhà. Tôi thấy lòng buồn thê thảm vội phóng xe vào trong đêm bỏ ngoài tai cả tiếng gọi của Bảo Nhi.
…
Tôi trở về trời mưa lâm thâm ướt đẫm cả chiếc áo khoác da. Tiếng còi xe ùa òa trong đầu, ánh đèn pha loáng thoáng trong suy nghĩ, miên man, trĩu nặng…
Tôi vứt chiếc xe trước cửa lững thững bước vào nhà, cởi chiếc áo da treo qua loa lên móc áo, gục xuống chiếc giường gỗ bên phòng khách lặng im. Tôi thu mình lại trong chăn, buồn đến mức không muốn cựa quậy nữa. Mẹ từ trong phòng đã chạy ra đến nơi, nhìn thấy bộ dạng của tôi lo lắng vội chạy đến sờ trán xem có trúng gió không. Tôi lười nhác kéo chăn kín cái đầu ướt lớm rớm vì nước mưa hắt lúc đi xe nói:
“Con không sao! Con muốn nghỉ ngơi một chút, mẹ để mặc con đi!”
Mẹ đoán được chắc phải có lý do ghê gớm nào đó mới khiến tôi buồn như vậy. Mẹ không hỏi thêm, buồn rầu bỏ vào trong phòng. Con bé Sương bị đánh động cũng rón rén đi xuống ngồi trên đầu giường tôi, nó chỉ ngồi nhìn cái chăn trùm kín cũng không hỏi thêm câu gì…
…
Người ta thường nói “sau cơn mưa trời lại sáng” và sau màn đêm là ánh bình minh. Tôi thức giấc, nỗi buồn đêm qua đã với bớt tám chín phần, tự nghĩ thấy hôm qua mình hành động có chút nông nổi, hẳn là cô Tâm Phương có ý muốn chọc tức để tôi bỏ cuộc nên mới nói ra những lời như vậy.
Bật nước ấm tắm qua, tôi mang theo một số đồ dùng cần thiết xuống chào mẹ:
“Mẹ à, tối nay con ở lại chỗ trọ luôn, cuối tuần con về!”
Đôi mắt mẹ như muốn khóc, miệng như muốn can gián tôi đừng đi, nơi đó là thành phố với trăm ngàn xô bồ. Nhưng mẹ cũng chỉ lặng im không nói được thành lời, mẹ biết dù mẹ có nói thế nào cũng không ngăn cấm được trái tim đang nóng hổi của tôi.
“Nhớ không được bỏ ăn đâu đấy!”
Mẹ chỉ dặn có thế rồi quay mặt đi, tôi đứng nhìn sau lưng mẹ một hồi lâu, cuối cùng cũng dứt lòng mang đồ ra xe nhằm hướng mặt trời mọc mà đi.
Tôi đi sớm hơn mọi ngày vì còn phải mang đồ vào khu nhà trọ rồi mới đến trường. Trưa qua sau khi đặt cọc tiền nhà tôi cũng tranh thủ dọn qua căn phòng. Ở nơi này mở hai cái cửa sổ là có thể nhìn thẳng sang cửa sổ phóng của Bảo Nhi, vì lí do này mà tôi vô cùng thỏa mãn với căn phòng dù tiền trọ có cao hơn nơi khác một chút.
Bật hai cái cửa sổ nhìn sang ban công rủ bóng hoàng lan, tôi bỏ điện thoại ra gọi cho Bảo Nhi.
“Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được…”
Giọng trả lời tự động vang trên điện thoại, tôi lắc đầu lầm bẩm:
“Chắc lại quên sạc điện thoại rồi đây mà!”
Ở dưới sân cũng không thấy chiếc Jaguar đỗ, tôi đoán Bảo Nhi chắc đã đến trường rồi. Bỏ đồ lên góc giường, tôi khoác ba lô phi xuống cầu thang cho kịp giờ vào lớp.
…
“Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được…”
Đã đến giờ nghỉ trưa, tôi gọi mà điện thoại của Bảo Nhi vẫn không liên lạc được, qua bên khoa cũng không thấy cô ấy đâu. Tôi càng thêm lo lắng, không lẽ cô ấy bị mẹ nhốt thật sao?
Chiều trở về phòng trọ, tôi vội bật cửa sổ chờ đợi nhìn sang bên nhà Bảo Nhi. Trời đã tối, sao mọc đầy trên đầu mà vẫn không thấy cô ấy mở cửa, điện thoại cũng không liên lạc được. Tôi dọn qua chỗ ngủ lăn lên giường mệt nhoài thiếp đi.
…
Gió lạnh lùa qua khung cửa bỏ ngỏ đêm qua khiến tôi tỉnh giấc, trời đã sáng tự lúc nào. Tôi lao vội ra cửa sổ đứng đó cả nửa tiếng cũng không thấy Bảo Nhi đâu, buồn đến nao lòng tôi định bụng quay vào chuẩn bị xuống trường.
Mùi hương thoang thoảng bay qua làn gió mát lạnh, ánh sáng lung linh nơi ban công chờ đợi. Phải rồi, chính là cô ấy! Ngẩn ngơ quay lại, một ngày xa nhau mà tôi tưởng như mười năm đã trôi qua. Bên ban công Bảo Nhi mở cửa bước ra, nơi cô ấy đứng gió đông xao xuyến làm tung bay chiếc áo khoác len lưới màu ghi xám trên nền áo sơ mi kẻ ka rô. Quần jean màu đen xoay trong ánh sáng, cô ấy lưỡng lự buồn nhìn sang phía nhà cũ của ông bà ngoại:
“Bảo Nhi!” Tôi gọi khe khẽ!
Cô ấy quay sang vừa mừng rỡ vừa bất ngờ, đáy mắt long lanh, miệng không khỏi thốt nên:
“Anh…!” Cô ấy vội bịt miệng lại cho âm thanh tiếp theo không thoát ra, lại khẽ quay vào trong nhà để ý xem mẹ có nghe thấy không.
“Mẹ nhốt em rồi!” Bảo Nhi ra hiệu.
Cô ấy cố ra hiệu vài thứ nữa nhưng tôi không hiểu chỉ mỉm cười, cơ bản nhìn thấy cô ấy là tôi đã thấy hạnh phúc rồi. Bảo Nhi nhăn mày, vào phòng lấy ra một tờ A4 ở trên ghi ba chữ to bằng bút dạ “Em nhớ anh!” tôi đọc mà hạnh phúc đến suýt khóc. Không cần tôi nói thêm cô ấy cũng hiểu là tôi nhớ cô ấy đến mức nào.
Cả ngày hôm ấy ở trường mà đầu óc tôi chỉ trống rỗng không nhớ là mình đã học được những gì nữa…
***
Trong phòng Bảo Nhi đang gói ghém đồ đạc, cửa phòng mở cô Tâm Phương tức tối quát ở ngoài vào:
“Con dám bước ra khỏi cửa thì đừng bao giờ trở về nữa!”
Bảo Nhi vừa khóc nức nở vừa gấp đồ, cô ấy thậm chí cũng chẳng biết nên mang những thứ gì, hờn dỗi khóa chiếc vali kéo ra ngoài phòng khách ấm ức nói:
“Hạnh phúc của con do con lựa chọn, mẹ không thể mãi can thiệp vào cuộc sống của con được.”
Bảo Nhi đã ra đến cửa, vốn dĩ chỉ tưởng con bé dọa mình không ngờ nó dám đi thật, cô Tâm Phương không nén nổi cơn giận tiến đến kéo chiếc vali lại, vừa đánh mạnh vào vai Bảo Nhi vừa khóc:
“Con bé hỗn láo này, mẹ đánh chết mày!"
Trong dáng hình mảnh mai nhỏ bé của Bảo Nhi là cả sự quyết tâm mạnh mẽ, dù rằng rất đau lòng khi thấy mẹ như vậy, cô ấy vẫn giật chiếc va li từ tay mẹ, quả quyết trả lời:
“Mẹ muốn thì cứ đánh con đi, chẳng phải mẹ hay đánh con lắm sao, khi mẹ say mẹ đánh, khi mẹ tức mẹ cũng đánh. Con không sợ, không phục mẹ!”
“Con không nghe lời mẹ sau này sẽ ân hận cả đời con biết không?” Cô Tâm Phương vô vọng níu giữ.
“Cho dù yêu anh ấy là sai, chỉ cần anh ấy không buông tay con, cả đời này con nhất định sẽ yêu anh ấy!” Bảo Nhi dùng tất cả sức mạnh từ trái tim nóng ấm nói với mẹ.
Cô Tâm Phương im lặng, ngồi bệt xuống nền nhà mà khóc. Bên ngoài tiếng cổng sắt đóng sầm trong đầu cô, đứa con gái mà cô yêu thương lo lắng lại cãi lại cô, bỏ cô mà đi vì một đứa con trai nghèo kiết xác. Lòng tự trọng của cô bị xúc phạm, nhất định nó sẽ phải ân hận mà quay về cầu xin cô. Cô nhìn theo bóng nó khuất dần sau tấm kính, lại càng khóc lớn hơn bởi khoảng trống cô đơn xung quanh mình.
***
Tôi lang thang trở về khu nhà trọ lúc trời đã xế tà, dắt xe vào trong sân đập vào mắt tôi là chiếc Mô Cha Alaska màu xanh ngọc dựng ngay ngắn ở dãy để xe. Còn chưa hết bất ngờ bác chủ nhà đã đi ra nói với tôi:
“Phong này, hồi chiều có cô gái đến hỏi thăm cháu. Chắc nó đang chờ cháu trên cửa phòng ấy.”
Là Bảo Nhi thật sao, tôi vội dựng chân chống xe lao thẳng lên phòng…
Một chiếc vali màu hồng nhạt nho nhỏ, Bảo Nhi khuôn mặt ủ rũ ngồi đợi tôi bên cầu thang. Lòng tôi bâng khuâng, hạnh phúc, niềm vui, nỗi buồn đan xen. Tôi bước chậm lại để nhìn rõ bóng hình cô ấy hơn, để xác định với mình là tôi không ảo giác, không phải đang nằm mơ.
Bảo Nhi nghe tiếng bước chân khe khẽ ngước mặt lên, cái nhìn đầu tiên khi thấy tôi cô ấy òa khóc lao thẳng vào lòng tôi. Cô ấy ôm chặt đến mức tôi cảm thấy nghẹt thở mà không dám kêu. Chờ cô ấy bình tâm tôi khẽ ôm lấy bờ vai nhỏ nhắn thủ thỉ hỏi:
“Em chờ anh có lâu không?”
“Không!” Cô ấy phủ nhận.
Nhưng tôi biết là có…
“Mình vào nhà đi…”
Bình luận truyện