Học Sinh Nghèo Vượt Khó
Chương 1-2: Một trăm yên
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
2
Đặt đồng xu cuối cùng vào là hoàn chỉnh.
Nhưng nếu muốn xem toàn bộ bức ảnh thì phải thu nhỏ nó lại. Khi đó, đồng xu đặt trên màn hình bỗng to hơn những đồng xu khác rất nhiều, trông khá là “lạc quẻ”.
“Lạc quẻ”.
Vương Tử Chu cất đồng xu, cầm bàn chải đánh răng, tiếp tục nhiệm vụ còn dang dở.
Sau đó thoa kem dưỡng, dọn dẹp phòng tắm, đóng cửa sổ, tắt đèn, cuối cùng cũng nằm lên giường trước mười hai giờ. Vương Tử Chu không có thói quen nghịch điện thoại trên giường nhưng hôm nay cô đặc biệt đặt điện thoại bên gối.
Vào “Hội cựu sinh viên ĐH J ở Kansai*” – một nhóm chat đã bị tắt thông báo từ lâu, cô gõ một cái tên vào thanh tìm kiếm thành viên nhưng chỉ nhận lại dòng thông báo lạnh lùng từ hệ thống: “Không tìm được người dùng ‘Trần Ổ”’.
*Kansai là một trong chín vùng địa lý của Nhật, gồm bảy tỉnh: Nara, Wakayama, Mie, Kyoto, Osaka, Hyogo, và Shiga.
Đây là nhóm của cựu sinh viên trường ĐH J hiện đang ở vùng Kansai, Nhật Bản. Các thành viên trong nhóm đều dùng tên thật, tại sao lại không tìm thấy? Chỉ có một câu trả lời – người đó không ở trong nhóm.
Không biết ma xui quỷ khiến thế nào, cô nhắn tin cho người được đánh dấu bạn thân trong Wechat.
Vương Tử Chu: Trần Ổ không ở trong Hội đồng hương ở Kansai hả?
Người bạn có tên “Tưởng Kiếm Chiếu” nhanh chóng hiển thị “đang soạn tin” nhưng mười giây sau, tin nhắn đến vẻn vẹn ba chữ: Không lạ lắm.
Vương Tử Chu đang gõ “Hôm nay tao gặp bạn ấy”, chưa kịp gửi đi thì bên kia đã nhắn tin mới.
Tưởng Kiếm Chiếu: Chúng mày có quen biết gì nhau đâu.
Không quen.
Nhưng Vương Tử Chu biết cậu, biết từ khi mới vào năm nhất. Cậu không nổi tiếng trong trường nhưng cô vẫn biết.
Một khoa Toán, một khoa Tiếng Nhật, bốn năm chung trường nhưng gần như không có giao thoa, tốt nghiệp đại học là đi du học. Vương Tử Chu biết cậu cũng đi Kyoto, cũng ở ĐH K nhưng hơn một năm rồi, gần học cao học xong rồi mà họ chưa từng gặp nhau ở bất kỳ đâu trong khuôn viên trường, cho đến hai tiếng trước.
Ừ không quen thật.
Chưa từng nói với nhau lấy một lời.
À đâu, nói rồi, vào hai tiếng trước.
Vương Tử Chu xóa tin nhắn ban đầu, gõ lại lần nữa, lần này chỉ có hai chữ: “Trả tiền.”
Tưởng Kiếm Chiếu không trả lời.
Từ khi học thẳng*, đồng chí Tưởng Kiếm Chiếu tiếp tục vừa đếm số tóc rụng vừa mài đũng qu@n trên giảng đường khoa Lịch sử ĐH J. Giờ này còn chưa ngủ thì 90% là đang chạy deadline bài tập. Vừa nãy trả lời với tốc độ tên lửa hẳn là tranh thủ lúc chuyển tab từ tài liệu lịch sử qua Word.
*Học thẳng: Sinh viên ĐH trực tiếp lấy học vị tiến sĩ (học liền thạc sĩ và tiến sĩ).
Không trả lời chắc là bị deadline bắt cóc mất rồi.
Vương Tử Chu đợi năm phút mà không có câu trả lời nên thôi. Khi đã thân đến một mức độ nào đó thì không trả lời ngay là chuyện thường tình ở huyện. Nhắn tin xong có khi mất nửa ngày, thậm chí là một hai ngày mới được trả lời. Có khi đang bận bù đầu, thấy tin nhắn đến thì ngó một cái, lắm lúc còn quên nhắn lại. Tất nhiên, trên cơ sở là bạn mình hoàn toàn không có vấn đề gì với việc “trả lời chậm”.
Trước khi bật chế độ ngủ của điện thoại, Vương Tử Chu gửi thêm một tin nhắn nữa.
Và nhận được câu trả lời lúc 3:20 sáng giờ Bắc Kinh.
Tưởng Kiếm Chiếu làm xong bài tập môn Nghiên cứu tài liệu lịch sử, tắt đèn bàn, đi vệ sinh rồi mới bò lên giường cầm điện thoại. Trong khung chat nằm hai tin nhắn…
Vương Tử Chu: Trả tiền.
Vương Tử Chu: Gửi tao WeChat của Trần Ổ đi.
Tưởng Kiếm Chiếu gõ “Trả tiền gì” vào ô nhập, xóa hết gõ “Mày vay tiền người ta á? Sao mày lại vay?”, xóa dấu hỏi chấm, bổ sung “Sao mày lại vay tiền nó?” ngón cái chợt khựng lại.
Mới làm bài xong đau hết cả đầu, Tưởng Kiếm Chiếu nhăn mặt, cái gì vậy trời, xóa hết tin đã soạn, trả lời ngắn gọn “Lạ lùng ghê”.
Rồi cô tìm “Trần Ổ” trong danh sách bạn bè, chuyển tiếp trang cá nhân của cậu bạn cấp 3 cho Vương Tử Chu.
Vương Tử Chu thấy địa chỉ liên hệ lúc 7:01 sáng.
Báo thức vừa reo cô đã dậy, mở khóa màn hình thì thấy “Tưởng Kiếm Chiếu gửi danh thiếp Trần Ổ cho bạn”.
Vương Tử Chu bấm vào xem trang cá nhân.
Không có biệt hiệu, tên WeChat là tên thật, avatar trắng xóa, Vương Tử Chu bấm vào xem mới nhận ra hình như là ảnh chụp mặt sông trong sương mù.
Trần Ổ và Tưởng Kiếm Chiếu là bạn cấp ba, cả hai là người Giang Âm.
Núi phía Bắc, sông phía Nam đều là âm*.
*Với địa hình Trung Quốc, theo thuyết âm dương, núi phía Nam là dương, núi phía Bắc là âm, sông phía Bắc là dương, sông phía Nam là âm.
Giang Âm Giang Âm, phía Nam Trường Giang.
Dòng sông trên ảnh có phải là Trường Giang không? Nhìn kỹ hình như còn có bóng con thuyền trên sông nhưng sương mù dày quá, thu nhỏ lại nhìn như một tờ giấy Tuyên* trắng loang màu nước rửa bút.
*Giấy Tuyên là loại giấy có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, mềm mịn, phù hợp để viết, vẽ.
Nghĩ vậy, Vương Tử Chu di di ngón cái, phân vân có nên bấm kết bạn luôn không.
Ánh mặt trời rọi qua tấm rèm mỏng tràn vào phòng, ve đã bắt đầu chăm chỉ luyện giọng buổi sớm. Ngồi trong nắng mai một hồi, Vương Tử Chu quyết định chạy bộ trước, mọi chuyện để sau. Uống nước, thay quần áo, đeo tai nghe chống ồn, xuống cầu thang, giãn cơ, chạy chầm chậm hết ngõ hẻm đến bờ sông, thả người chạy dọc theo sông Kamo về phía Bắc. Phòng khám, quán nhậu, khách sạn dường như vẫn ngủ yên, chỉ có cửa hàng tiện lợi đang nhộn nhịp chào đón cư dân trên đường đi làm đi học.
Vương Tử Chu thường chạy dọc theo bờ Đông sông Kamo đến tòa nhà phía Tây của bệnh viện khoa Y ĐH K rồi quay lại, trên đường mua nước và bữa sáng ở FamilyMart Kawabata Sanjo rồi chậm rãi đi bộ về nhà. Hôm nay cũng không ngoại lệ.
Sau khi thanh toán tiền, đồng hồ thông minh hỏi “Dừng trạng thái tập luyện?”. Cô giơ cổ tay xem tốc độ chạy – trạng thái hôm nay không ổn cho lắm. Vừa vặn nắp chai vừa bước ra khỏi cửa hàng tiện lợi, Vương Tử Chu lấy điện thoại trong túi đeo tay, lại tìm danh thiếp của người nọ, do dự vài giây rồi nhấp “Thêm vào Danh bạ”.
Nắng chiếu vào màn hình phản quang chói mắt.
Một ô thông báo màu trắng vuông vắn hiện lên màn hình, hiển thị:
Vương Tử Chu thở hắt.
Vừa lên lầu thì nhận được tin nhắn trả lời.
Cô chụp màn hình, gửi cho Tưởng Kiếm Chiếu, uống nước rồi đi bộ về nhà.
Vương Tử Chu mở khóa vào nhà, đặt chai nước xuống, đáp: “Sao giờ?”
Vương Tử Chu không trả lời.
Cô ngửa đầu uống hết chai nước rồi đi tắm, thay một bộ quần áo ngắn, đứng dưới điều hòa ăn xong bữa sáng mua ở FamilyMart rồi mở máy tính bắt đầu làm việc.
Năm nhất đã hoàn thành toàn bộ tín chỉ, năm hai không cần đi học, cô cũng không thích ngồi trong phòng nghiên cứu. Giảng viên hướng dẫn là một nhà giáo già, luôn tin rằng đâu rồi sẽ có đó, với học sinh cũng vậy, cứ thả cho tự lớn là được. Thế nên ngoài các buổi hẹn, họp nhóm, dự tọa đàm và tìm sách, tra tư liệu trong thư viện của khoa nghiên cứu, Vương Tử Chu gần như không bao giờ chủ động đến trường, tuy ở rất gần.
Cũng ít giao lưu với mọi người.
Nghĩ thế thì cô ở ĐH K hơn một năm mà chưa gặp Trần Ổ cũng phải thôi.
Kết bạn cũng chẳng để làm gì.
Tò mò chỉ trỗi dậy nhất thời rồi thoáng qua.
Vương Tử Chu không tốn quá nhiều thời gian vào vấn đề này.
Cô di chuyển con trỏ chuột, bắt đầu một ngày làm việc mới: dịch một bản thảo phỏng vấn gần 4000 chữ từ tiếng Trung sang tiếng Nhật. Việc do biên tập viên độc lập bên Nhật đặt, quá trình hợp tác đơn giản, chỉ cần thống nhất số lượng chữ, giá cả và thời gian giao bản thảo là được. Tuy số lượng không nhiều nhưng lương tính theo một nghìn chữ, nói chung là gấp ba, bốn lần tiền cô dịch sách báo. Nếu có thời gian rảnh giữa các dự án dịch sách thì Vương Tử Chu cũng khá hài lòng với những công việc như thế.
Nói chung, với độ dài thế này, nếu bản thảo không thuộc lĩnh vực lạ mang tính chuyên ngành cao, Vương Tử Chu sẽ dành hai đến ba ngày để hoàn thành nó. Dịch sơ qua trong một, hai ngày đầu và tự soát lại hai lần trước khi gửi cho biên tập.
Cô rất quan tâm đến chất lượng của bản dịch cuối cùng vì có cần chạy đua với thời gian đâu. Tuy nhiên giá dịch văn bản không cao, hơn nữa làm chậm cũng ảnh hưởng đến kế sinh nhai nên không đến mức phải vắt óc kén chọn từng câu từng chữ suốt ngày suốt đêm.
Bản thảo hôm nay là một buổi phỏng vấn liên quan đến triển lãm về lịch sử nghệ thuật của viện bảo tàng. Ngoài chú âm của một số danh từ riêng chữ Hán khiến Vương Tử Chu do dự thì không có nội dung nào quá phức tạp.
Cô ngồi đó từ sáng đến tối, chỉ xuống nhà mua bánh mì và nước ép rau lót dạ. Ngoài cửa sổ mặt trời sắp lặn đến nơi mà nghĩ mãi vẫn không có đáp án cho câu hỏi tối nay ăn gì. Lục tung ví đựng thẻ, cô bất ngờ phát hiện hôm nay được ăn ramen miễn phí khi kiểm tra thẻ tích điểm của quán mì.
Thế thì đi thôi.
Gió chiều mùa hạ vẫn nóng hầm hập nhưng không hiểu sao khoảnh khắc bước ra khỏi phòng điều hòa lại thoải mái lạ kỳ. Lỗ chân lông nở ra dễ chịu, làn da lành lạnh như được đôi tay ấm áp vuốt v e, nhưng được đâu vài phút là bắt đầu đổ mồ hôi.
Một khi đã đổ mồ hôi thì gió cũng không còn đáng yêu nữa, thậm chí tiếng ve râm ran gọi hè cũng trở thành tiếng ồn khó tả.
Đường phố giống như thứ dung dịch sặc sỡ bị đun sôi ùng ục.
Ô tô và xe đạp có lối đi riêng, người dân và khách du lịch chen chúc trên đường đi bộ. Họ đi một mình, đi cùng nhau, ánh sáng trên quần áo, mặt mũi biến đổi theo đèn đường và đèn điện trong quán xá.
Thành phố về đêm là một thế giới bị chi phối bởi các loại ánh sáng nhân tạo. Nhưng hôm nay Vương Tử Chu thấy mặt trăng, thậm chí còn định vị chính xác vị trí của sao Hôm.
Sáng quá.
Vương Tử Chu đeo tai nghe không dây, bật một bài hát bất kỳ trong điện thoại.
Mở chức năng chống ồn của tai nghe là tất cả âm thanh trên đường được giảm đi đáng kể. Đường phố bỗng trở thành một thế giới gần như phim câm, âm nhạc trong tai nghe trở nên rõ ràng, trong trẻo, đồng thời cũng khuếch đại tiếng nuốt và thở của bản thân.
Đúng, có thể nghe rất rõ tiếng thở của chính mình.
Nếu bây giờ bạn uống một hớp soda thì đừng vội nuốt xuống, bởi bạn có thể nghe thấy tiếng bong bóng đua nhau vỡ tan trong miệng như một bữa tiệc sôi động.
Một bữa tiệc chỉ mình ta hay biết.
Vương Tử Chu bỗng thấy hoài niệm cảm giác đó, cô đi bộ dọc hướng Bắc Kawabata, việc đầu tiên cô làm sau khi rẽ trái qua cầu sang bờ Tây của sông Kamo là mua một chai đồ uống có ga trong cửa hàng tiện lợi.
Cô ra ngoài, mở nắp chai, ngửa đầu uống một hớp lớn và giữ nó lại như đang súc miệng vậy.
Bong bóng vỡ òa trong hân hoan.
Vương Tử Chu vui vẻ đi về phía cửa hàng ramen, đến ngã tư, cô đang định tranh thủ đèn xanh còn sáng để chạy qua đường… nói đúng ra là chân đã chạm đến vạch kẻ đường rồi, thì chợt thấy một bóng hình quen thuộc.
Tiếng lộp độp reo vui trong miệng dần biến mất, thay vào đó là tiếng thở ngày một rõ ràng.
Vương Tử Chu lùi lại một bước, dừng lại phía sau người nọ.
Cậu đang cúi đầu, cũng đeo tai nghe chống ồn, đợi đèn xanh bên kia bật sáng.
Không đến năm mươi centimet thôi, với khoảng cách ấy, Vương Tử Chu chỉ cần vươn tay là có thể chạm vào vai cậu.
Chào nhau một câu có khó không? Chắc là không.
Nhưng cơ hội luôn chế giễu và bỏ ta lại khi ta còn đang mải đắn đo trong những câu tự vấn vô nghĩa thế này.
Đèn xanh bên đây biến thành đèn đỏ, đèn xanh bên kia vụt sáng, Vương Tử Chu đứng đó nhìn Trần Ổ bước lên vạch kẻ, băng qua đường về phía ngã tư bên kia.
Bong bóng đã thôi không còn reo nữa.
Tiệc của chúng đã tàn.
2
Đặt đồng xu cuối cùng vào là hoàn chỉnh.
Nhưng nếu muốn xem toàn bộ bức ảnh thì phải thu nhỏ nó lại. Khi đó, đồng xu đặt trên màn hình bỗng to hơn những đồng xu khác rất nhiều, trông khá là “lạc quẻ”.
“Lạc quẻ”.
Vương Tử Chu cất đồng xu, cầm bàn chải đánh răng, tiếp tục nhiệm vụ còn dang dở.
Sau đó thoa kem dưỡng, dọn dẹp phòng tắm, đóng cửa sổ, tắt đèn, cuối cùng cũng nằm lên giường trước mười hai giờ. Vương Tử Chu không có thói quen nghịch điện thoại trên giường nhưng hôm nay cô đặc biệt đặt điện thoại bên gối.
Vào “Hội cựu sinh viên ĐH J ở Kansai*” – một nhóm chat đã bị tắt thông báo từ lâu, cô gõ một cái tên vào thanh tìm kiếm thành viên nhưng chỉ nhận lại dòng thông báo lạnh lùng từ hệ thống: “Không tìm được người dùng ‘Trần Ổ”’.
*Kansai là một trong chín vùng địa lý của Nhật, gồm bảy tỉnh: Nara, Wakayama, Mie, Kyoto, Osaka, Hyogo, và Shiga.
Đây là nhóm của cựu sinh viên trường ĐH J hiện đang ở vùng Kansai, Nhật Bản. Các thành viên trong nhóm đều dùng tên thật, tại sao lại không tìm thấy? Chỉ có một câu trả lời – người đó không ở trong nhóm.
Không biết ma xui quỷ khiến thế nào, cô nhắn tin cho người được đánh dấu bạn thân trong Wechat.
Vương Tử Chu: Trần Ổ không ở trong Hội đồng hương ở Kansai hả?
Người bạn có tên “Tưởng Kiếm Chiếu” nhanh chóng hiển thị “đang soạn tin” nhưng mười giây sau, tin nhắn đến vẻn vẹn ba chữ: Không lạ lắm.
Vương Tử Chu đang gõ “Hôm nay tao gặp bạn ấy”, chưa kịp gửi đi thì bên kia đã nhắn tin mới.
Tưởng Kiếm Chiếu: Chúng mày có quen biết gì nhau đâu.
Không quen.
Nhưng Vương Tử Chu biết cậu, biết từ khi mới vào năm nhất. Cậu không nổi tiếng trong trường nhưng cô vẫn biết.
Một khoa Toán, một khoa Tiếng Nhật, bốn năm chung trường nhưng gần như không có giao thoa, tốt nghiệp đại học là đi du học. Vương Tử Chu biết cậu cũng đi Kyoto, cũng ở ĐH K nhưng hơn một năm rồi, gần học cao học xong rồi mà họ chưa từng gặp nhau ở bất kỳ đâu trong khuôn viên trường, cho đến hai tiếng trước.
Ừ không quen thật.
Chưa từng nói với nhau lấy một lời.
À đâu, nói rồi, vào hai tiếng trước.
Vương Tử Chu xóa tin nhắn ban đầu, gõ lại lần nữa, lần này chỉ có hai chữ: “Trả tiền.”
Tưởng Kiếm Chiếu không trả lời.
Từ khi học thẳng*, đồng chí Tưởng Kiếm Chiếu tiếp tục vừa đếm số tóc rụng vừa mài đũng qu@n trên giảng đường khoa Lịch sử ĐH J. Giờ này còn chưa ngủ thì 90% là đang chạy deadline bài tập. Vừa nãy trả lời với tốc độ tên lửa hẳn là tranh thủ lúc chuyển tab từ tài liệu lịch sử qua Word.
*Học thẳng: Sinh viên ĐH trực tiếp lấy học vị tiến sĩ (học liền thạc sĩ và tiến sĩ).
Không trả lời chắc là bị deadline bắt cóc mất rồi.
Vương Tử Chu đợi năm phút mà không có câu trả lời nên thôi. Khi đã thân đến một mức độ nào đó thì không trả lời ngay là chuyện thường tình ở huyện. Nhắn tin xong có khi mất nửa ngày, thậm chí là một hai ngày mới được trả lời. Có khi đang bận bù đầu, thấy tin nhắn đến thì ngó một cái, lắm lúc còn quên nhắn lại. Tất nhiên, trên cơ sở là bạn mình hoàn toàn không có vấn đề gì với việc “trả lời chậm”.
Trước khi bật chế độ ngủ của điện thoại, Vương Tử Chu gửi thêm một tin nhắn nữa.
Và nhận được câu trả lời lúc 3:20 sáng giờ Bắc Kinh.
Tưởng Kiếm Chiếu làm xong bài tập môn Nghiên cứu tài liệu lịch sử, tắt đèn bàn, đi vệ sinh rồi mới bò lên giường cầm điện thoại. Trong khung chat nằm hai tin nhắn…
Vương Tử Chu: Trả tiền.
Vương Tử Chu: Gửi tao WeChat của Trần Ổ đi.
Tưởng Kiếm Chiếu gõ “Trả tiền gì” vào ô nhập, xóa hết gõ “Mày vay tiền người ta á? Sao mày lại vay?”, xóa dấu hỏi chấm, bổ sung “Sao mày lại vay tiền nó?” ngón cái chợt khựng lại.
Mới làm bài xong đau hết cả đầu, Tưởng Kiếm Chiếu nhăn mặt, cái gì vậy trời, xóa hết tin đã soạn, trả lời ngắn gọn “Lạ lùng ghê”.
Rồi cô tìm “Trần Ổ” trong danh sách bạn bè, chuyển tiếp trang cá nhân của cậu bạn cấp 3 cho Vương Tử Chu.
Vương Tử Chu thấy địa chỉ liên hệ lúc 7:01 sáng.
Báo thức vừa reo cô đã dậy, mở khóa màn hình thì thấy “Tưởng Kiếm Chiếu gửi danh thiếp Trần Ổ cho bạn”.
Vương Tử Chu bấm vào xem trang cá nhân.
Không có biệt hiệu, tên WeChat là tên thật, avatar trắng xóa, Vương Tử Chu bấm vào xem mới nhận ra hình như là ảnh chụp mặt sông trong sương mù.
Trần Ổ và Tưởng Kiếm Chiếu là bạn cấp ba, cả hai là người Giang Âm.
Núi phía Bắc, sông phía Nam đều là âm*.
*Với địa hình Trung Quốc, theo thuyết âm dương, núi phía Nam là dương, núi phía Bắc là âm, sông phía Bắc là dương, sông phía Nam là âm.
Giang Âm Giang Âm, phía Nam Trường Giang.
Dòng sông trên ảnh có phải là Trường Giang không? Nhìn kỹ hình như còn có bóng con thuyền trên sông nhưng sương mù dày quá, thu nhỏ lại nhìn như một tờ giấy Tuyên* trắng loang màu nước rửa bút.
*Giấy Tuyên là loại giấy có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, mềm mịn, phù hợp để viết, vẽ.
Nghĩ vậy, Vương Tử Chu di di ngón cái, phân vân có nên bấm kết bạn luôn không.
Ánh mặt trời rọi qua tấm rèm mỏng tràn vào phòng, ve đã bắt đầu chăm chỉ luyện giọng buổi sớm. Ngồi trong nắng mai một hồi, Vương Tử Chu quyết định chạy bộ trước, mọi chuyện để sau. Uống nước, thay quần áo, đeo tai nghe chống ồn, xuống cầu thang, giãn cơ, chạy chầm chậm hết ngõ hẻm đến bờ sông, thả người chạy dọc theo sông Kamo về phía Bắc. Phòng khám, quán nhậu, khách sạn dường như vẫn ngủ yên, chỉ có cửa hàng tiện lợi đang nhộn nhịp chào đón cư dân trên đường đi làm đi học.
Vương Tử Chu thường chạy dọc theo bờ Đông sông Kamo đến tòa nhà phía Tây của bệnh viện khoa Y ĐH K rồi quay lại, trên đường mua nước và bữa sáng ở FamilyMart Kawabata Sanjo rồi chậm rãi đi bộ về nhà. Hôm nay cũng không ngoại lệ.
Sau khi thanh toán tiền, đồng hồ thông minh hỏi “Dừng trạng thái tập luyện?”. Cô giơ cổ tay xem tốc độ chạy – trạng thái hôm nay không ổn cho lắm. Vừa vặn nắp chai vừa bước ra khỏi cửa hàng tiện lợi, Vương Tử Chu lấy điện thoại trong túi đeo tay, lại tìm danh thiếp của người nọ, do dự vài giây rồi nhấp “Thêm vào Danh bạ”.
Nắng chiếu vào màn hình phản quang chói mắt.
Một ô thông báo màu trắng vuông vắn hiện lên màn hình, hiển thị:
Vương Tử Chu thở hắt.
Vừa lên lầu thì nhận được tin nhắn trả lời.
Cô chụp màn hình, gửi cho Tưởng Kiếm Chiếu, uống nước rồi đi bộ về nhà.
Vương Tử Chu mở khóa vào nhà, đặt chai nước xuống, đáp: “Sao giờ?”
Vương Tử Chu không trả lời.
Cô ngửa đầu uống hết chai nước rồi đi tắm, thay một bộ quần áo ngắn, đứng dưới điều hòa ăn xong bữa sáng mua ở FamilyMart rồi mở máy tính bắt đầu làm việc.
Năm nhất đã hoàn thành toàn bộ tín chỉ, năm hai không cần đi học, cô cũng không thích ngồi trong phòng nghiên cứu. Giảng viên hướng dẫn là một nhà giáo già, luôn tin rằng đâu rồi sẽ có đó, với học sinh cũng vậy, cứ thả cho tự lớn là được. Thế nên ngoài các buổi hẹn, họp nhóm, dự tọa đàm và tìm sách, tra tư liệu trong thư viện của khoa nghiên cứu, Vương Tử Chu gần như không bao giờ chủ động đến trường, tuy ở rất gần.
Cũng ít giao lưu với mọi người.
Nghĩ thế thì cô ở ĐH K hơn một năm mà chưa gặp Trần Ổ cũng phải thôi.
Kết bạn cũng chẳng để làm gì.
Tò mò chỉ trỗi dậy nhất thời rồi thoáng qua.
Vương Tử Chu không tốn quá nhiều thời gian vào vấn đề này.
Cô di chuyển con trỏ chuột, bắt đầu một ngày làm việc mới: dịch một bản thảo phỏng vấn gần 4000 chữ từ tiếng Trung sang tiếng Nhật. Việc do biên tập viên độc lập bên Nhật đặt, quá trình hợp tác đơn giản, chỉ cần thống nhất số lượng chữ, giá cả và thời gian giao bản thảo là được. Tuy số lượng không nhiều nhưng lương tính theo một nghìn chữ, nói chung là gấp ba, bốn lần tiền cô dịch sách báo. Nếu có thời gian rảnh giữa các dự án dịch sách thì Vương Tử Chu cũng khá hài lòng với những công việc như thế.
Nói chung, với độ dài thế này, nếu bản thảo không thuộc lĩnh vực lạ mang tính chuyên ngành cao, Vương Tử Chu sẽ dành hai đến ba ngày để hoàn thành nó. Dịch sơ qua trong một, hai ngày đầu và tự soát lại hai lần trước khi gửi cho biên tập.
Cô rất quan tâm đến chất lượng của bản dịch cuối cùng vì có cần chạy đua với thời gian đâu. Tuy nhiên giá dịch văn bản không cao, hơn nữa làm chậm cũng ảnh hưởng đến kế sinh nhai nên không đến mức phải vắt óc kén chọn từng câu từng chữ suốt ngày suốt đêm.
Bản thảo hôm nay là một buổi phỏng vấn liên quan đến triển lãm về lịch sử nghệ thuật của viện bảo tàng. Ngoài chú âm của một số danh từ riêng chữ Hán khiến Vương Tử Chu do dự thì không có nội dung nào quá phức tạp.
Cô ngồi đó từ sáng đến tối, chỉ xuống nhà mua bánh mì và nước ép rau lót dạ. Ngoài cửa sổ mặt trời sắp lặn đến nơi mà nghĩ mãi vẫn không có đáp án cho câu hỏi tối nay ăn gì. Lục tung ví đựng thẻ, cô bất ngờ phát hiện hôm nay được ăn ramen miễn phí khi kiểm tra thẻ tích điểm của quán mì.
Thế thì đi thôi.
Gió chiều mùa hạ vẫn nóng hầm hập nhưng không hiểu sao khoảnh khắc bước ra khỏi phòng điều hòa lại thoải mái lạ kỳ. Lỗ chân lông nở ra dễ chịu, làn da lành lạnh như được đôi tay ấm áp vuốt v e, nhưng được đâu vài phút là bắt đầu đổ mồ hôi.
Một khi đã đổ mồ hôi thì gió cũng không còn đáng yêu nữa, thậm chí tiếng ve râm ran gọi hè cũng trở thành tiếng ồn khó tả.
Đường phố giống như thứ dung dịch sặc sỡ bị đun sôi ùng ục.
Ô tô và xe đạp có lối đi riêng, người dân và khách du lịch chen chúc trên đường đi bộ. Họ đi một mình, đi cùng nhau, ánh sáng trên quần áo, mặt mũi biến đổi theo đèn đường và đèn điện trong quán xá.
Thành phố về đêm là một thế giới bị chi phối bởi các loại ánh sáng nhân tạo. Nhưng hôm nay Vương Tử Chu thấy mặt trăng, thậm chí còn định vị chính xác vị trí của sao Hôm.
Sáng quá.
Vương Tử Chu đeo tai nghe không dây, bật một bài hát bất kỳ trong điện thoại.
Mở chức năng chống ồn của tai nghe là tất cả âm thanh trên đường được giảm đi đáng kể. Đường phố bỗng trở thành một thế giới gần như phim câm, âm nhạc trong tai nghe trở nên rõ ràng, trong trẻo, đồng thời cũng khuếch đại tiếng nuốt và thở của bản thân.
Đúng, có thể nghe rất rõ tiếng thở của chính mình.
Nếu bây giờ bạn uống một hớp soda thì đừng vội nuốt xuống, bởi bạn có thể nghe thấy tiếng bong bóng đua nhau vỡ tan trong miệng như một bữa tiệc sôi động.
Một bữa tiệc chỉ mình ta hay biết.
Vương Tử Chu bỗng thấy hoài niệm cảm giác đó, cô đi bộ dọc hướng Bắc Kawabata, việc đầu tiên cô làm sau khi rẽ trái qua cầu sang bờ Tây của sông Kamo là mua một chai đồ uống có ga trong cửa hàng tiện lợi.
Cô ra ngoài, mở nắp chai, ngửa đầu uống một hớp lớn và giữ nó lại như đang súc miệng vậy.
Bong bóng vỡ òa trong hân hoan.
Vương Tử Chu vui vẻ đi về phía cửa hàng ramen, đến ngã tư, cô đang định tranh thủ đèn xanh còn sáng để chạy qua đường… nói đúng ra là chân đã chạm đến vạch kẻ đường rồi, thì chợt thấy một bóng hình quen thuộc.
Tiếng lộp độp reo vui trong miệng dần biến mất, thay vào đó là tiếng thở ngày một rõ ràng.
Vương Tử Chu lùi lại một bước, dừng lại phía sau người nọ.
Cậu đang cúi đầu, cũng đeo tai nghe chống ồn, đợi đèn xanh bên kia bật sáng.
Không đến năm mươi centimet thôi, với khoảng cách ấy, Vương Tử Chu chỉ cần vươn tay là có thể chạm vào vai cậu.
Chào nhau một câu có khó không? Chắc là không.
Nhưng cơ hội luôn chế giễu và bỏ ta lại khi ta còn đang mải đắn đo trong những câu tự vấn vô nghĩa thế này.
Đèn xanh bên đây biến thành đèn đỏ, đèn xanh bên kia vụt sáng, Vương Tử Chu đứng đó nhìn Trần Ổ bước lên vạch kẻ, băng qua đường về phía ngã tư bên kia.
Bong bóng đã thôi không còn reo nữa.
Tiệc của chúng đã tàn.
Bình luận truyện