Hồn Ma Đòi Chồng
Chương 10
Ở vùng kinh xáng này không nơi nào đông khách bằng nhà Huyện Hỉ, bởi vậy chuyện một vài chiếc ghe bầu sang trọng ghé vào bến cùng lúc không phải là chuyện lạ.
Tuy nhiên, lần này có đến bốn chiếc ghe sơn phết sặc sỡ, rèm sáo treo đẹp mắt ghé một lượt đã làm cho đám gia nhân nhốn nháo cả lên. Mà người đứng ngồi không yên lại là cô con gái rượu của nhà Huyện Hỉ. Đã suốt từ sáng sớm, lúc nào cô Hai Tuyết cũng hỏi thăm con Năm Nở, đứa tớ gái riêng của mình:
- Có thấy khách nào tới chưa?
Biết cô chủ mình đang nóng lòng đợi một ai đó, nên Năm Nở trấn an:
- Cô cứ để con canh chừng cho, hễ có khách tới là con chạy vô báo tin ngay!
Đến lúc thấy đoàn ghe bầu vừa cặp bến, con Nở đã ba chân bốn cẳng chạy bay vào phòng riêng của chủ thông báo liền:
- Tới rồi cô Hai ơi!
Hai Tuyết quýnh lên:
- Đông người không?
- Dạ, tới bốn ghe lận, có đến vài chục người!
Dù đã chuẩn bị sẵn, nhưng Tuyết vẫn không bình tĩnh khi hết chụp món này lại chụp sang món khác, một lúc vẫn chưa chọn được cái áo nào để mặc vào. Con Nở lanh lợi, biết tâm trạng chủ nên nó nói ngay:
- Cô Hai nên bận cái áo màu hồng, đẹp hơn màu xanh lục kia.
Lời nhắc của con Nở đã khiến cho Tuyết nhớ ra là đã cả chục lần cô mặc thử chiếc áo dài màu cánh sen mà lần nào nhìn vô kính cũng thấy hài lòng. Vậy thì tại sao phải đổi màu khác...
Con Nở nhanh nhẩu chạy trở ra, nó nói vói lại:
- Khi nào ông bà gọi, con sẽ chạy vô cho cô hay!
Khách từ trên bốn chiếc ghe bầu bước xuống quả là đông như lời mô tả của con Nở. Mà người nào cũng ăn mặc sang trọng, quần lãnh áo lụa đủ sắc màu. Lại có những người bưng mâm quả nữa, giống như một đám hỏi.
Con Nở đứng nhìn mà không chớp mắt, nó tự hỏi:
- Hổng lẽ bữa nay đám hỏi cô Hai Tuyết?
Chuyện trọng đại này sao nó không nghe cô chủ nói? Bởi nhất nhất chuyện gì cô chủ cũng thường thổ lộ với nó, vì cô là người sống khép kín, ít đi lại, không có bạn cũng không se sua, đỏng đảnh như hầu hết các cô tiểu thơ nhà giàu khác.
Khi đoàn khách kéo hết vào nhà, được đích thân ông bà Huyện đón tiếp, thì Nở đã nhanh chân chạy đi báo ngay:
- Đúng là đám hỏi cô ơi! Có đủ lễ bộ, mâm trầu cau, ngũ quả và con còn nghe bên kia nói bữa nay là ngày lành tháng tốt nữa...
Hai Tuyết hơi ngạc nhiên:
- Làm gì có đám hỏi gì ở đây? Bữa nay tao đang chờ gia đình anh Ba Thông qua để...
Con Nở mau miệng:
- Con đâu có thấy thầy ký Thông! Đây toàn là những người lạ không hà.
Tuyết lẩm bẩm:
- Ba má đã đồng ý mời người ta qua mà. Sao lại có khách nào nữa?
Chính ngày hôm qua Tuyết còn nhắc lại chuyện ba má mình chịu cho mời cha mẹ thầy ký Thông sang chơi và cũng chính Tuyết đã cho gia nhân tức tốc đưa ghe sang đó rước họ. Đáng lẽ giờ này họ cũng đã về tới...
- Thưa cô Hai, ông bà cho mời cô Hai ra tiếp khách.
Tiếng của con Sáu Lý, đứa tớ hầu hạ bà Huyện nói vọng ngoài cửa phòng. Hai Tuyết bước vội ra hỏi nó:
- Khách nào vậy?
Con Lý lắc đầu:
- Dạ, con cũng hổng biết. Bà dặn cô sửa soạn quần áo cho chỉnh tề.
Nói xong nó bước trở ra ngay. Tuyết bảo con Nở:
- Mày ra coi kỹ lại coi khách tới làm gì, nói gì rồi vô đây báo ngay cho cô!
Con Nở chạy ra vừa lúc nghe bên khách nói:
- Thưa anh chị Huyện, được sự cho phép của anh chị, vợ chồng tui đã nhờ người coi tuổi rất kỹ, may quá tuổi thằng Tư nhà tui và tuổi cô Hai nhà này hạp nhau vô cùng! Thầy bói nói hai tuổi này mà ăn ở với nhau sẽ sinh quý tử, dựng nên nghiệp lớn sau này!
Họ còn nói nhiều nữa, nhưng nội bấy nhiêu đó cũng đủ làm cho con Nở điếng hồn, nó chạy bay vô, báo tin mà không giữ nổi bình tĩnh:
- Không... không xong rồi... cô Hai. Họ... họ đi... cưới... cưới cô!
- Ai cưới?
- Cưới cô Hai! Họ đang bàn chuyện...
Vừa lúc ấy con Lý lại trở vô:
- Thưa cô Hai, bà hối cô ra liền, nếu không bà vô đó!
Tuyết giục con Nở:
- Mày ra nghe kỹ lại coi!
Con Nở vừa bước ra thì đã thấy bà Huyện bước nhanh vào:
- Sao kêu cả buổi mà không chịu ra vậy, Tuyết! Còn con này nữa, biểu mày kêu mà sao còn ở đây?
Con Nở lúng túng:
- Dạ con... con...
Tuyết bước ra, hỏi mẹ:
- Khách nào vậy má?
Bà Huyện nghiêm giọng:
- Vợ chồng Bá Hộ Tòng bên Cái Tàu. Bữa nay họ qua... coi mắt con.
Tuyết trố mắt nhìn mẹ:
- Má... con đã nói rồi, bữa nay bên nhà thầy ký Thông...
Bà Huyện chặn ngang:
- Ai qua cứ qua, còn đám này ba má đã hẹn trước. Người ta lại mang lễ vật...
Bà ta biết là hố lời nên dừng lại, nhưng Tuyết đã hiểu, cô lớn tiếng:
- Có phải ba má hứa gả con cho họ không?
- Thì... con cứ ra chào người ta đã. Còn gả hay không là quyền của mình, chớ phải lấy ngay đâu mà sợ!
Bà nói xong thì trở ra nhà ngay, nhưng trước khi đi đã không quên thòng một câu:
- Ra ngay, chớ để ba mày vô thì có chuyện lớn đó!
Tuyết buông mình xuống giường, cơn phẫn nộ trào dâng, nhưng nguồn cơn sự việc lại bắt đầu từ cha mẹ, nên cô đâu thể nào trút ra sự thịnh nộ. Bởi vậy chỉ có khóc là hữu hiệu nhất. Tuy nhiên con Nở đã nhắc:
- Cô Hai đừng khóc, son phấn trên mặt hư hết, ông lại nổi giận...
Nó ôm chầm lấy cô chủ, an ủi:
- Không sao đâu cô Hai. Cô cứ ra chào khách, rồi chút nữa khi khách của cô tới thì ắt họ sẽ hiểu. Làm vậy đi cô.
Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng sự khôn dại thì con Nở còn tỏ ra hơn hẳn cô chủ của mình. Cho nên sau khi nghe nó phân tích, Tuyết đã quẹt nước mắt, dặm lại son phấn rồi miễn cưỡng bước ra chào khách.
Người đứng bật dậy trước tiên khi thấy Tuyết xuất hiện là một chàng trai tuổi trên hai mươi, đầu tóc láng bóng, ra dáng công tử nhà giàu. Khi Tuyết cúi chào thì người phụ nữ lớn tuổi bên phía khách lên tiếng ngay:
- Con Hai nhà anh chị quả là đẹp người đẹp nết, xứng đôi với thằng Tư nhà chúng tôi phải biết!
Thấy dáng vẻ miễn cưỡng của con gái, bà Huyện phải lên tiếng trước:
- Bữa nay cháu nó không khoẻ trong người, nên ra chào rồi xin phép cho nó vô nghỉ ngơi.
Người phụ nữ lớn tuổi bên khách đúng là bà bá hộ Tòng, bà ta đứng lên nhanh, vừa chụp lấy tay Tuyết vuốt ve.
- Bác không ngờ cháu lại trắng và đẹp đến như vầy! Cũng may, bác đã lường trước nên cũng không phải thiếu chu đáo...
Bà lấy ngay ra từ trong giỏ xách một chiếc hộp bọc nhung đỏ và nói ngay:
- Cườm tay trắng ngần này mà đeo vòng cẩm thạch thì thua gì Tây Thi!
Bà ta vừa nói, vừa nhanh nhẹn tròng vào cổ tay của Tuyết chiếc vòng cẩm thạch khá to:
- Vòng này tui gởi mua từ bên Hồng Kông, chỉ để tặng cho... con dâu tương lai thôi!
Tuy nhiên, lần này có đến bốn chiếc ghe sơn phết sặc sỡ, rèm sáo treo đẹp mắt ghé một lượt đã làm cho đám gia nhân nhốn nháo cả lên. Mà người đứng ngồi không yên lại là cô con gái rượu của nhà Huyện Hỉ. Đã suốt từ sáng sớm, lúc nào cô Hai Tuyết cũng hỏi thăm con Năm Nở, đứa tớ gái riêng của mình:
- Có thấy khách nào tới chưa?
Biết cô chủ mình đang nóng lòng đợi một ai đó, nên Năm Nở trấn an:
- Cô cứ để con canh chừng cho, hễ có khách tới là con chạy vô báo tin ngay!
Đến lúc thấy đoàn ghe bầu vừa cặp bến, con Nở đã ba chân bốn cẳng chạy bay vào phòng riêng của chủ thông báo liền:
- Tới rồi cô Hai ơi!
Hai Tuyết quýnh lên:
- Đông người không?
- Dạ, tới bốn ghe lận, có đến vài chục người!
Dù đã chuẩn bị sẵn, nhưng Tuyết vẫn không bình tĩnh khi hết chụp món này lại chụp sang món khác, một lúc vẫn chưa chọn được cái áo nào để mặc vào. Con Nở lanh lợi, biết tâm trạng chủ nên nó nói ngay:
- Cô Hai nên bận cái áo màu hồng, đẹp hơn màu xanh lục kia.
Lời nhắc của con Nở đã khiến cho Tuyết nhớ ra là đã cả chục lần cô mặc thử chiếc áo dài màu cánh sen mà lần nào nhìn vô kính cũng thấy hài lòng. Vậy thì tại sao phải đổi màu khác...
Con Nở nhanh nhẩu chạy trở ra, nó nói vói lại:
- Khi nào ông bà gọi, con sẽ chạy vô cho cô hay!
Khách từ trên bốn chiếc ghe bầu bước xuống quả là đông như lời mô tả của con Nở. Mà người nào cũng ăn mặc sang trọng, quần lãnh áo lụa đủ sắc màu. Lại có những người bưng mâm quả nữa, giống như một đám hỏi.
Con Nở đứng nhìn mà không chớp mắt, nó tự hỏi:
- Hổng lẽ bữa nay đám hỏi cô Hai Tuyết?
Chuyện trọng đại này sao nó không nghe cô chủ nói? Bởi nhất nhất chuyện gì cô chủ cũng thường thổ lộ với nó, vì cô là người sống khép kín, ít đi lại, không có bạn cũng không se sua, đỏng đảnh như hầu hết các cô tiểu thơ nhà giàu khác.
Khi đoàn khách kéo hết vào nhà, được đích thân ông bà Huyện đón tiếp, thì Nở đã nhanh chân chạy đi báo ngay:
- Đúng là đám hỏi cô ơi! Có đủ lễ bộ, mâm trầu cau, ngũ quả và con còn nghe bên kia nói bữa nay là ngày lành tháng tốt nữa...
Hai Tuyết hơi ngạc nhiên:
- Làm gì có đám hỏi gì ở đây? Bữa nay tao đang chờ gia đình anh Ba Thông qua để...
Con Nở mau miệng:
- Con đâu có thấy thầy ký Thông! Đây toàn là những người lạ không hà.
Tuyết lẩm bẩm:
- Ba má đã đồng ý mời người ta qua mà. Sao lại có khách nào nữa?
Chính ngày hôm qua Tuyết còn nhắc lại chuyện ba má mình chịu cho mời cha mẹ thầy ký Thông sang chơi và cũng chính Tuyết đã cho gia nhân tức tốc đưa ghe sang đó rước họ. Đáng lẽ giờ này họ cũng đã về tới...
- Thưa cô Hai, ông bà cho mời cô Hai ra tiếp khách.
Tiếng của con Sáu Lý, đứa tớ hầu hạ bà Huyện nói vọng ngoài cửa phòng. Hai Tuyết bước vội ra hỏi nó:
- Khách nào vậy?
Con Lý lắc đầu:
- Dạ, con cũng hổng biết. Bà dặn cô sửa soạn quần áo cho chỉnh tề.
Nói xong nó bước trở ra ngay. Tuyết bảo con Nở:
- Mày ra coi kỹ lại coi khách tới làm gì, nói gì rồi vô đây báo ngay cho cô!
Con Nở chạy ra vừa lúc nghe bên khách nói:
- Thưa anh chị Huyện, được sự cho phép của anh chị, vợ chồng tui đã nhờ người coi tuổi rất kỹ, may quá tuổi thằng Tư nhà tui và tuổi cô Hai nhà này hạp nhau vô cùng! Thầy bói nói hai tuổi này mà ăn ở với nhau sẽ sinh quý tử, dựng nên nghiệp lớn sau này!
Họ còn nói nhiều nữa, nhưng nội bấy nhiêu đó cũng đủ làm cho con Nở điếng hồn, nó chạy bay vô, báo tin mà không giữ nổi bình tĩnh:
- Không... không xong rồi... cô Hai. Họ... họ đi... cưới... cưới cô!
- Ai cưới?
- Cưới cô Hai! Họ đang bàn chuyện...
Vừa lúc ấy con Lý lại trở vô:
- Thưa cô Hai, bà hối cô ra liền, nếu không bà vô đó!
Tuyết giục con Nở:
- Mày ra nghe kỹ lại coi!
Con Nở vừa bước ra thì đã thấy bà Huyện bước nhanh vào:
- Sao kêu cả buổi mà không chịu ra vậy, Tuyết! Còn con này nữa, biểu mày kêu mà sao còn ở đây?
Con Nở lúng túng:
- Dạ con... con...
Tuyết bước ra, hỏi mẹ:
- Khách nào vậy má?
Bà Huyện nghiêm giọng:
- Vợ chồng Bá Hộ Tòng bên Cái Tàu. Bữa nay họ qua... coi mắt con.
Tuyết trố mắt nhìn mẹ:
- Má... con đã nói rồi, bữa nay bên nhà thầy ký Thông...
Bà Huyện chặn ngang:
- Ai qua cứ qua, còn đám này ba má đã hẹn trước. Người ta lại mang lễ vật...
Bà ta biết là hố lời nên dừng lại, nhưng Tuyết đã hiểu, cô lớn tiếng:
- Có phải ba má hứa gả con cho họ không?
- Thì... con cứ ra chào người ta đã. Còn gả hay không là quyền của mình, chớ phải lấy ngay đâu mà sợ!
Bà nói xong thì trở ra nhà ngay, nhưng trước khi đi đã không quên thòng một câu:
- Ra ngay, chớ để ba mày vô thì có chuyện lớn đó!
Tuyết buông mình xuống giường, cơn phẫn nộ trào dâng, nhưng nguồn cơn sự việc lại bắt đầu từ cha mẹ, nên cô đâu thể nào trút ra sự thịnh nộ. Bởi vậy chỉ có khóc là hữu hiệu nhất. Tuy nhiên con Nở đã nhắc:
- Cô Hai đừng khóc, son phấn trên mặt hư hết, ông lại nổi giận...
Nó ôm chầm lấy cô chủ, an ủi:
- Không sao đâu cô Hai. Cô cứ ra chào khách, rồi chút nữa khi khách của cô tới thì ắt họ sẽ hiểu. Làm vậy đi cô.
Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng sự khôn dại thì con Nở còn tỏ ra hơn hẳn cô chủ của mình. Cho nên sau khi nghe nó phân tích, Tuyết đã quẹt nước mắt, dặm lại son phấn rồi miễn cưỡng bước ra chào khách.
Người đứng bật dậy trước tiên khi thấy Tuyết xuất hiện là một chàng trai tuổi trên hai mươi, đầu tóc láng bóng, ra dáng công tử nhà giàu. Khi Tuyết cúi chào thì người phụ nữ lớn tuổi bên phía khách lên tiếng ngay:
- Con Hai nhà anh chị quả là đẹp người đẹp nết, xứng đôi với thằng Tư nhà chúng tôi phải biết!
Thấy dáng vẻ miễn cưỡng của con gái, bà Huyện phải lên tiếng trước:
- Bữa nay cháu nó không khoẻ trong người, nên ra chào rồi xin phép cho nó vô nghỉ ngơi.
Người phụ nữ lớn tuổi bên khách đúng là bà bá hộ Tòng, bà ta đứng lên nhanh, vừa chụp lấy tay Tuyết vuốt ve.
- Bác không ngờ cháu lại trắng và đẹp đến như vầy! Cũng may, bác đã lường trước nên cũng không phải thiếu chu đáo...
Bà lấy ngay ra từ trong giỏ xách một chiếc hộp bọc nhung đỏ và nói ngay:
- Cườm tay trắng ngần này mà đeo vòng cẩm thạch thì thua gì Tây Thi!
Bà ta vừa nói, vừa nhanh nhẹn tròng vào cổ tay của Tuyết chiếc vòng cẩm thạch khá to:
- Vòng này tui gởi mua từ bên Hồng Kông, chỉ để tặng cho... con dâu tương lai thôi!
Bình luận truyện