Chương 543: Bày mưu lập kế (1)
Tháng sáu năm Thái Bình thứ chín (năm 210)
Sau khi đã chuẩn bị chu xong xuôi mọi việc, Mã Dược đang chuẩn bị khởi binh xuôi nam thì Bùi Định (trưởng tử của Bùi Nguyên Thiệu) và Thư Hộc (con của Thư Thụ) đột nhiên mặc quần áo tang tới Lạc Dương kiến giá. Cự Ngôn Bình Bắc Vương Bùi Nguyên Thiệu và Thứ sử Sóc Châu Thư Thụ cả hai đã lần lượt qua đời chết bệnh trong vòng một tháng. Mã Dươc nghe được tin tức liền khóc rống lên trước mặt văn võ bá quan. Mấy cựu thần như Giả Hủ, Quả Ninh, Phó Tiếp, Pháp Chân cũng sụt sùi hồi lâu.
Mã Dược cho phép Bùi Định thừa hưởng tước Bình Bắc Vương, cùng Chu Thương, Quản Khởi thống lĩnh mười lăm vạn thiết kỵ của ba vạn hộ Mạc Bắc xuôi nam Trung Nguyên, cử Chinh Đông tướng quân Cao Thuận khởi mười lăm vạn quân Quan Đông, Chinh Tây tướng quân Phương Duyệt khởi mười lăm vạn quân Quan Trung, Chinh Bắc tướng quân Hứa Chử khởi mười lăm vạn quân Hà Bắc. Trấn tây tướng quân Trương Tú khởi mười vạn quân Tây Xuyên, trước sau tiến tới Giang Lăng hội quân với mười lăm vạn quân Kinh Châu của Chinh Nam tướng quân Từ Hoảng.
Mã Dược tự mình thống lĩnh mười vạn thiết kỵ tinh nhuệ hợp binh với mười lăm vạn thiết kỵ Mạc Bắc xuôi nam.
Tháng chín, năm Thái Bình thứ chín, các lộ quân Lương tụ tập ở Giang Lăng, tổng cộng có hơn một trăm vạn các loại quân thuỷ, bộ, kỵ nhưng nói xưng lên ba trăm vạn.
Mã Dược lại sai sứ truyền hịch cho Ngô, Sở, muốn cùng Tôn Quyền, Tào Chân đánh một trận ở Xích Bích. Tin tức truyền tới gây chân động Kinh, Dương.
Kiến Nghiệp, Ngô cung
"Bệ hạ!" Tư Đồ Trương Chiêu quỳ dạp bên dưới, khóc rống lên can gián: "Nay ba trăm vạn đại quân Bắc Lương ồ ạt xuôi nam. Cho dù Ngô, Sở có liên minh cũng, binh lực cũng không quá ba mươi vạn, không thể chống lại được. Nếu như ngoan cố chống lại thì không nghi ngờ gì nữa chỉ như châu chấu đá xe. Tại sao không sớm đầu hàng, bảo toàn cho bách tính? Nếu cứ khăn khăn chống lại thì sẽ ngọc nát đá tan, trăm họ lầm than".
"Bệ hạ."
"Bệ hạ."
"Bệ hạ."
Trương Hoàng, Bộ Chất, Ngu Phiên cũng rối rít bước ra, quỳ dạp trước bệ rồng, cố gắng khuyên can Tôn Quyền đầu hàng quân Bắc Lương.
"Các vị đại nhân nói sai rồi" Tôn Quyền cực kỳ giận dữ đang muốn phát tác thì bất chợt Đô đốc thuỷ quân Lữ Mông bước ra nói: "Nước Ngô ta có năm vạn tướng sĩ thuỷ quân. Chiến thuyền lớn nhỏ gần vạn chiếc. Bắc Lương có ba trăm vạn đại quân xuôi nam nhưng chúng từ xa tới, nhất định có nhiều khó khăn. Quân ta chỉ cần dùng Trường Giang rộng lớn, hiểm trở để tử thủ. Quân Lương đánh lâu không thắng, tất sẽ thối chí lui quân. Sao có thể không chiến mà hàng?"
Phiêu Kỵ tướng quân Thái Sử Từ cũng bước ra quát to: "Ngoại trừ năm vạn thuỷ quân, Đông Ngô ta vẫn còn mười vạn bộ binh tinh nhuệ. Cái gì gọi là không thể đánh lại?"
"Đúng. Tuyệt đối không hàng!". Bạn đang đọc chuyện tại truyenbathu.vn
"Bệ hạ, không thể đầu hàng".
"Thần thề sống chết không đầu hàng".
Thái Sử Từ vừa nói xong, các võ tướng còn lại, Hạ Tề, Tổ Lang, Toàn Tông, Chu Nhiên cũng đều rối rít bước ra khỏi hàng, yêu cầu quyết tử chiến cùng với quân Lương.
Sắc mặt Tôn Quyền âm trầm, bất định. Bất chợt ngay trong lúc này hắn nhớ tới Chu Du. Nếu có Đại đô đốc ba quân Chu Du ở đây, chỉ e sẽ không có cuộc tranh luận hàng, hay chiến này? Hơn nữa nếu thực sự liên minh với quân Sở, đối kháng với quân Lương, ngoại trừ Chu Du ra, không ai có đủ tư cách thống lĩnh ba quân. Nghĩ vậy Tôn Quyền không còn do dự nữa, hắn quát to: "Kim Ngô vệ ở đâu?"
Chấp Kim Ngô Tống Khiêm vội vàng bước ra nói: "Có vi thần".
Tôn Quyền nói: "Ngay lập tức phái người tới Sài Tang, triệu Đại đô đốc Chu Du về đây".
"Thần tuân chỉ".
Tống Khiêm lĩnh mệnh ngay lập tức rời đi.
Lúc này Tôn Quyền mới nhìn quần thần nói: "Chiến hay hàng đợi sau khi Đại đô đốc tới hãy thương nghị tiếp. Bãi triều".
Hán Thọ, Sở cung.
So với việc văn quan võ tướng của Đông Ngô chia làm hai phái chiến, hoà. Quần thần trên dưới của nước Sở lại tỏ ra rất đoàn kết. Trên thực tế từ sau khi chuyển về nam, Gia Cát Lượng đã dần dần tiêu trừ ảnh hưởng của các gia tộc Sái, Hoàng, Vương cầm đầu sĩ tộc Kinh Tương ra khỏi trung tâm quyền lực. Hiện tại quyền lực cao nhất của nước Sở đã nằm trong tay Tào Chân và Gia Cát Lượng.
Ba trăm vạn đại quân Lương áp sát biên giới. Vua tôi nước Sở lại đoàn kết chưa từng có.
Sau khi nhận được hịch truyền của Lương Thái Tổ Mã Dược, Tào Chân khẩn cấp cho đòi Thừa tướng Gia Cát Lượng, Đại tướng quân Trương Liêu, Phiêu Kỵ tướng quân Trương Cáp cùng với văn quan võ tướng như Văn Sính, Nguỵ Diên, Trình Dục, Cổ Quy, Vương Sán tới thương thảo đối sách.
"Bệ hạ, tuy quân Lương xưng là ba trăm vạn quân nhưng thần cho rằng nhiều nhất chỉ có một trăm vạn quân".
Đại điện Hoàng cung, Gia Cát Lượng đang chậm rãi nói. Sau khi trải qua gần mười năm tôi luyện, lúc này Gia Cát Lượng đã trưởng thành hơn rất nhiều.
Tào Chân hỏi: "Tại sao Thừa tướng lại quả quyết như vậy?"
Gia Cát Lượng nói: "Có thể căn cứ vào binh lực phân bố ở đại doanh các nơi của nước Lương mà kết luận. Lương quốc của Mã đồ phu có tổng cộng bẩy đại doanh truân binh. Trong đó đại doanh Lạc Dương trú đóng thiết kỵ Tây Lương tinh nhuệ nhất, tổng binh lực tả hữu là mười lăm vạn. Kỵ binh ba vạn hộ Mặc Bắc, cũng có binh lực tổng cổng mười lăm vạn. Ngoại trừ hai nơi đó ra còn có đại doanh truân điền Hà Bắc, Quan Đông, Kinh Châu, Quan Trung, Tây Xuyên. Mỗi truân điền đại doanh đó có binh lực từ mười tới mười lăm vạn đại quân. Đại doanh thuỷ quân ở Tương Dương có thể có hơn mười vạn binh lực. Nói tóm lại tổng binh lực quân Lương chỉ vào khoảng một trăm hai mươi vạn".
Đại tướng quân Trương Liêu nói: "Coi như chỉ có một trăm hai mươi vạn quân cũng vượt quá xa binh lực Sở quốc chúng ta".
"Đúng vậy" Phiêu Kỵ tướng quân Trương Cáp phụ hoạ: "Quân ta chỉ có sáu vạn bộ binh. Bốn vạn bộ binh. Binh lực không vượt quá mười vạn quân. Cứ coi như chúng ta liên thủ với quân Ngô, binh lực hai nước cộng lại cũng không quá hai mươi vạn, không bằng một phần tư quân Lương".
"Nhị vị tướng quân hoàn toàn không cần lo lắng" Gia Cát Lượng cực kỳ tự tin nói. "Mặc dù binh lực quân Lương đông đảo nhưng phần lớn lại là kỵ binh và bộ binh, tổng binh lực thuỷ quân chỉ có khoảng mười vạn, trong khi đó binh lực thuỷ quân Ngô, Sở cộng lại cũng có chín vạn quân. Nói về thuỷ quân, binh lực của hai bên có thể nói chỉ tương đương nhau. Hơn nữa liên quân Ngô, Sở có Chu Du, Sái Mạo, Lục Tốn, Lữ Mông là những thống soái thuỷ quân xuất sắc, quân Lương ngoài Cam Ninh ra thì còn có ai?"
"Mã đồ phu truyền hịch muốn đánh một trận với liên quân Ngô, Sở ở Xích Bích. Thần cho là hắn đang tự tìm lấy cái chết" Vương Sán cũng phụ hoạ: "Đương nhiên kỵ binh và bộ binh của quân Lương kiêu dũng thiện chiến. Nhưng nếu một trăm vạn đại quân kia không thể vượt Trường Giang vậy liệu có sự khác nhau về binh lực không? Thần cho là trong cuộc chiến Xích Bích, quan trọng nhất vẫn là thuỷ quân. Nói cách khác liên quân Ngô Sở, chỉ có chân chính đối đầu với mười vạn thuỷ quân Kinh Châu của Cam Ninh mà thôi".
"Thì ra là như vậy".
"Đã hiểu rồi".
Sau khi được Gia Cát Lượng, Vương Sán phân tích một hồi, Trương Liêu, Trương Cáp gật đầu bừng tỉnh, có cảm giác như trút nỗi lo trong lòng.
Trên thực tế Gia Cát Lượng, Vương Sán đã vạch ra vấn đề mấu chốt nhất của cuộc chiến Xích Bích.
Mấu chốt của cuộc chiến Xích Bích chính là thuỷ quân. Nếu như thuỷ quân của liên quân Ngô, Sở có thể đánh bại thuỷ quân Kinh Châu của Cam Ninh ở cuộc chiến Xích Bích, công cuộc nam chinh của quân Lương sẽ thất bại thảm hại và chấm dứt.
Ngược lại thuỷ quân của liên quân Ngô, Sở thất bại trong tay thuỷ quân của Cam Ninh thì cho dù liên quân Ngô, Sở có binh lực kỵ, bộ ngang với quân Lương, cũng không có cách nào ngăn cản thiết kỵ quân Lương xuôi nam.
"Hiểu rồi" Tào Chân vỗ án, hắn cao giọng nói: "Vấn đề mấu chốt của cuộc chiến này là thuỷ quân của liên quân Ngô, Sở có thể tiêu diệt hoàn toàn mười vạn thuỷ quân Kinh Châu của Cam Ninh hay không. Vì để đạt được mục tiêu chiến lược này, Trẫm cho rằng nhất định phải giao thuỷ quân nước Sở cho Đại đô đốc quân Ngô là Chu Du thống nhất chỉ huy để đồng tâm hiệp lực công phá quân Lương. Chẳng hay chư vị nghĩ thế nào?"
Gia Cát Lượng nghiêm nghị nói: "Tấm lòng của Bệ hạ làm kẻ khác thán phục. Thần cho là có thể".
Mấy người Trương Liêu, Trương Cáp, Cổ Quỳcũng rối rít phụ hoạ: "Bệ hạ anh minh".
Quyết định của Tào Chân nhìn như là lỗ mãng nhưng kỳ thật lại cực kỳ anh minh. Nếu luận về tài cầm quân, đương thời không có ai xuất sắc hơn Chu Du, dù là Lương Thái Tổ Mã Dược cũng tự nhận kém hơn Chu Du một bậc. Tuy Chu Du thất bại trong cuộc chiến Hoài Nam nhưng hắn không thua ở khả năng cầm quân mà hắn thua ở chỗ thực lực quân Ngô không bằng quân Lương. Cho dù Chu Du có tài năng lệch đất thì hắn tuyệt đối cũng không thể có khả năng làm xoay chuyển đất trời.
Vì vậy Tào Chân quyết định giao thuỷ quân của nước Sở cho Chu Du thống nhất chỉ huy, không nghi ngờ gì nữa đây là quyết định rất chính xác, giải quyết thuận lợi vấn đề phối hợp giữa thuỷ quân của hai nước. Mặc dù thuỷ quân của quân Sở ở vào vị trí phụ thuộc vào quân Ngô nhưng Tào Chân không nghĩ đó là vấn đề quan trọng nhất. Vấn đề quan trọng nhất là chiến thắng trong cuộc chiến Xích Bích làm thất bại âm mưu xuôi nam đánh chiếm Kinh, Dương của Mã đồ phu.
Giang Lăng, đại trướng của Mã Dược.
Tư Mã Ý chỉ tay vào bản đồ, hắn nhìn Mã Dược và văn võ đại thần nói: "Bệ hạ, chư vị đại nhân, mật thám mới cấp báo: Đô đốc thuỷ quân Đông Ngô là Lữ Mông thống lĩnh ba vạn thuỷ quân, hơn năm ngàn chiến thuyền lớn nhỏ vào đóng ở Hạ Khẩu. Đô đốc thuỷ quân nước Sở cũng chuyển đại trại thuỷ quân từ Ba Lăng về Xích Bích. Lúc này thuỷ quân hai nước Ngô, Sở phân ra đóng ở Hạ Khẩu, Xích Bích làm thành thế hỗ trợ lẫn nhau, ở vào thế giằng co với đại trại thuỷ quân chúng ta ở cảng Ô Lâm".
Mã Dược gật đầu. Hắn đứng thẳng người, ưỡn bụng rồi thong thả bước đi trong đại trướng. Gần mười năm sống trong nhung lụa đã khiến cho thể hình của hắn biến đổi nghiêm trọng. Thân thể béo phì của hắn dần dần làm chiếc áo Long bào màu vàng nứt ra. Quả thật có một phong thái uy nghi khác thường của bậc đế vương. Bước đi mấy bước trong đại trướng, Mã Dược đột nhiên dừng chân, hắn lớn tiếng nói: "Bộ binh quân Ngô, Sở không đáng nói. Duy chỉ có thuỷ quân của chúng quả thật là một mối hoạ trong lòng".
Nói một hồi rồi Mã Dược trầm giọng nói: "Chư vị ái khanh, cuộc chiến Xích Bích này nên đánh như thế nào?"
Mã Dược vừa dứt lời, Pháp Chính liền nói: "Bệ hạ, quân ta có ưu thế binh lực tuyệt đối. Thần cho là nhất định phải phát huy ưu thế binh lực ở mức tối đa, ngăn cản hành động của liên quân Ngô, Sở".
Mã Dược vui vẻ nói: "Nói cụ thể đi".
Pháp Chính bước tới trước bản đồ, hắn chỉ tay dọc theo sông Trường Giang, cao giọng nói: "Có thể triển khai một trăm vạn đại quân kỵ, bộ ra đóng ở phía bắc Trường Giang, từ duyên hải Giang Lăng tới cảng Ô Lâm, phân chia ra làm tổng cộng mười đại doanh, chuẩn bị mười cầu phao vượt sông. Vì để ngăn cản quân ta vượt sông, liên quân Ngô, Sở sẽ chia binh ra tập kích. Một khi như vậy, binh lực ở đại trại thuỷ quân của quân Ngô, Sở ở Xích Bích, Hạ Khẩu sẽ suy yếu đi rất nhiều".
Mã Dược nói: "Thuyền bè để bắc cầu phao thì lấy ở đâu?"
Bình luận truyện