Không Có Người Như Anh
Chương 26-1: Chúc cậu lên đường bình an, tiền đồ Như gấm (1)
Không bao lâu sau buổi liên hoan chia tay, Nguyễn Minh Khoa đột nhiên trở lại từ Tây Bắc, nguyên nhân cụ thể thì ông không nói, Nguyễn Miên chỉ nhớ khoảng thời gian ấy ông suốt ngày nhốt mình trong thư phòng. Có một buổi tối, vì bên ngoài trời mưa to nên cô cứ lăn qua lộn lại không ngủ được mới đứng dậy ra phòng khách uống nước, lại phát hiện cửa thư phòng đang mở, Nguyễn Minh Khoa đứng trước cửa sổ, bóng lưng cô đơn quạnh quẽ, trên bàn là một đống tàn thuốc còn chưa tắt, xung quanh khói thuốc lượn lờ, mùi khói khiến con người ta ngột ngạt.
Chắc là nghe thấy tiếng động ngoài cửa, Nguyễn Minh Khoa quay đầu nhìn lại. Trông thấy Nguyễn Miên, ông dập tắt tàn thuốc trên tay, cất bước về phía cô, “Sao muộn vậy rồi con còn chưa ngủ?”
“Không ngủ được ạ.” Nguyễn Miên nhìn hai mái đầu nhiễm bạc của cha, chớp chớp mắt, hỏi: “Ba, ba đây là…”
Là gì chứ.
Cô cũng chẳng nói nên lời.
“Ba không sao, con đừng lo.” Nguyễn Minh Khoa đưa tay đóng cửa thư phòng lại, nắm lấy bả vai Nguyễn Miên dẫn cô ra phòng khách, “Nếu không ngủ được thì ngồi nói chuyện với ba một lát.”
Nguyễn Miên ngồi xuống cùng ông, trên bàn là dụng cụ pha trà Nguyễn Minh Khoa thường mang ra chơi khi ông ở nhà. Ông bật đèn lên, khuya rồi vẫn còn dọn chúng ra.
Mùi thơm của trà và nước sôi nhanh chóng lan tràn trong không khí.
Nguyễn Miên kéo đệm ngồi trên sàn nhà. Cô không có được sự tao nhã như Nguyễn Minh Khoa, ngày xưa ông từng bảo cô nhận xét xem cảm giác khi uống trà như thế nào, cô chỉ thốt ra được hai chữ “Uống ngon”, thỉnh thoảng lôi ra được vài từ trong kho từ vựng nghe còn giống cảm nhận, Nguyễn Minh Khoa sẽ lắc đầu cười, cũng không nói gì nhiều.
Nguyễn Miên nhấp một ngụm trà nóng, nghe Nguyễn Minh Khoa trò chuyện về phong thổ ở Tây Bắc. Dự án của bọn họ được thiết lập ở gần sa mạc, bão cát mịt mù cả ngày, đến tối nhiệt độ giảm đột ngột, dải ngân hà đổ xuống, như thể với tay là chạm đến được.
Nguyễn Minh Khoa nói hơn nửa tiếng mới ngừng, sau đó ông hỏi Nguyễn Miên tình hình hai năm gần đây.
“Cũng chẳng có chuyện gì đặc biệt xảy ra.” Nguyễn Miên đặt chén trà xuống, “Chỉ có học và thi, học kỳ hai lớp 11 con tham gia đội tuyển Vật lý của trường, sau đó được giải Nhì, rồi cố gắng ôn tập thi vào đại học.”
Nguyễn Minh Khoa cười: “Không thể ngày nào cũng chỉ học được, chẳng lẽ không làm quen với bạn mới à? Miên Miên nhà ta ưu tú thế này, chắc bạn bè xung quanh không ít đâu nhỉ?”
Nguyễn Miên ôm đầu gối, ngượng ngùng sờ chóp mũi, “Con không quen nhiều bạn lắm, nhưng hình như có rất nhiều người biết con.”
Cô nhớ đến những tờ lưu bút nhận được trước khi thi đại học, hết lớp này đến lớp khác.
Ngoài cửa, tiếng mưa hắt lên ô cửa kính, trong phòng đượm mùi trà thơm, trên chiếc bàn nhỏ gần sô pha có một tấm ảnh chụp một nhà ba người bọn họ ở cổng trường Trung học số Sáu từ ba năm trước.
Theo tầm mắt của Nguyễn Miên, Nguyễn Minh Khoa cũng nhìn thấy tấm ảnh kia, ông cười hỏi: “Nói như thế, ở trường Miên Miên nhà ta nổi tiếng lắm đây, có ai thích con không?”
Hiển nhiên Nguyễn Miên không ngờ cha lại hỏi vấn đề này, mặt lập tức đỏ oạch, ấp úng không biết nên trả lời như thế nào.
Nguyễn Minh Khoa đã từng trải qua cái tuổi này nên rất hiểu, ông cười ôn hòa, “Thế chắc là có à?”
Nguyễn Miên gác cằm lên đầu gối, khẽ nói: “Là con thích người khác ạ.”
Nguyễn Minh Khoa đặt tấm ảnh trên tay xuống, ngẩng đầu nhìn sang, “Thế có thể tâm sự với ba cậu bạn đó là người như thế nào được không,?”
Nguyễn Miên im lặng một lúc rồi mới nói: “Cậu ấy là một chàng trai cực kỳ ưu tú, con thích cậu ấy nhưng cậu ấy không biết.”
Lông mày bên phải của Nguyễn Minh Khoa hơi nhướng lên, đây là động tác quen thuộc mỗi khi ông ngạc nhiên, “Thì ra là yêu đơn phương à.”
Đêm khuya là chất xúc tác của cảm xúc, nó hé mở những tâm sự thầm kín nhất của cô gái, sau đó từ từ mở ra, phơi bày trước mắt người khác.
Nguyễn Miên đã tâm sự với Nguyễn Minh Khoa rất nhiều.
Từ những rung động đầu tiên, nỗi chua chát và khổ sở trong lòng, nỗ lực để được anh nhìn thấy, đến quyết định vào đội tuyển vì anh, nhưng cũng vì anh mà bỏ lỡ cơ hội được tuyển thẳng vào đại học.
Rồi đến sự chia xa lúc này.
Hơn bảy trăm ngày đêm này, lúc kể chỉ mất có vài chục phút ngắn ngủi, so ra thì có vẻ vô cùng mỏng manh và nhỏ bé, tựa như trên con đường đời dài đằng đẵng, cô chỉ có thể là một trong những vị khách qua đường không đáng nhắc đến trong sinh mệnh của anh, rồi sẽ bị dòng sông thời gian vùi lấp và quên lãng.
Hai cha con trò chuyện đến hơn nửa đêm.
Nguyễn Minh Khoa không đánh giá quá nhiều về đoạn tình cảm đơn phương này của Nguyễn Miên, ông chỉ nói với cô rằng, thời gian sẽ làm hao mòn vài thứ, nhưng cũng sẽ khiến nhiều chuyện thay đổi, có lẽ một ngày nào đó trong tương lai, các con sẽ gặp lại, sẽ mở ra một câu chuyện mới.
Có lẽ con sẽ gặp được những người bạn mới, có một cuộc sống mới, nhưng những chuyện sau này chẳng ai có thể nói trước được.
…..
Mấy hôm sau, Nguyễn Minh Khoa bắt đầu thường xuyên đi sớm về trễ, trong nhà thỉnh thoảng lại có người đến, mỗi khi Nguyễn Miên hỏi, Nguyễn Minh Khoa lại nói không có gì, bảo cô đừng lo lắng quá.
Cứ như thế, sự hồi hộp vì chờ đợi kết quả thi đại học của Nguyễn Miên dần chuyển thành nỗi lo lắng cho cha mình.
Trong kỳ thi đại học năm đó, đề thi tổ hợp tự nhiên của Bình Thành nhìn chung thì đơn giản, nhưng đề Văn được xếp vào một trong số những tỉnh khó nhất cả nước, rất nhiều người ngã ngựa vì môn Văn.
Năm nay trường Trung học số Tám không có Trạng Nguyên, những học sinh được nhà trường coi trọng phát huy không được tốt như bình thường.
Nguyễn Miên tổng điểm là 683, hơn 100 điểm so với điểm sàn và xếp thứ 39 toàn tỉnh, nhưng điểm này thấp hơn 10 điểm so với mong muốn của cô, cũng chỉ cao hơn 2 điểm so với trường mà cô đăng ký.
Nhưng thành tích này đã được xem là tốt rồi, cuối tuần Nguyễn Miên đến trường nhận tờ hướng dẫn, Chu Hải còn đưa cho cô mấy trường đại học khác để tham khảo.
“Cám ơn thầy Chu ạ.” Khi đó đã là giữa hè, Nguyễn Miên ở trong văn phòng của Chu Hải trò chuyện một lúc, lúc đi ra trùng hợp gặp ba, bốn bạn học từ dưới đi lên, bốn người đứng ở chỗ râm mát dưới tầng hàn huyên một lúc.
Cơn gió mùa hạ luôn mang theo hơi nóng hầm hập. Một lúc sau, Nguyễn Miên tạm biệt bọn họ, lúc về đi ngang qua sân bóng rổ đông đúc, cô đứng ở ven đường nhìn một lúc lâu.
Mấy hôm sau, Nguyễn Miên nhận được rất nhiều tin nhắn từ nhiều người, từ bạn bè cho đến người thân, rất nhiều.
Buổi tối trước hôm điền nguyện vọng một ngày, Nguyễn Miên ra ngoài ăn cơm cùng cha mẹ.
Từ sau khi ly hôn, mối quan hệ giữa Nguyễn Minh Khoa và Phương Như Thanh hòa hoãn hơn trước nhiều, đều không có ý can thiệp vào chuyện điền nguyện vọng của con gái.
Nguyễn Miên chỉ muốn đến trường đại học kia, sau điền nguyện vọng thì chỉ điền hai nguyện vọng cùng một trường, những nguyện vọng khác đều để trống.
Khoảng thời gian chờ kết quả trúng tuyển, Chu Tú Quân muốn về quê nghỉ dưỡng, cô bèn về quê sống một thời gian với bà.
Mấy ngày nay Nguyễn Miên luôn tắt điện thoại, ngày nào cũng ngủ đến khi tự tỉnh, ăn trưa xong thì dạy Nguyễn Tuấn học, tối thỉnh thoảng sẽ ra ngoài đi dạo, nhưng hầu hết thời gian chỉ ngồi trong sân ăn dưa hấu ngắm trăng. Đối với cô, khoảng thời gian ấy vừa thảnh thơi vừa thoải mái.
Cho đến hôm có kết quả, điện thoại trong nhà bị Phương Như Thanh gọi liên hồi, lúc đó Nguyễn Miên mới nhớ ra chuyện này. Cô cúp điện thoại, lấy giấy dự thi trong túi ra, chạy đến nhà Nguyễn Tuấn, mượn máy tính lên mạng đăng nhập vào trang web chính thức của trường.
Cứ cách mười phút Phương Như Thanh lại gọi một cuộc, đến lần thứ tư, Nguyễn Miên mới nói với bà rằng mình đã trượt trường Đại học Q.
Bên kia yên tĩnh một lúc, sau đó Phương Như Thanh mới nói: “Không sao, vẫn còn nguyện vọng hai mà đúng không?”
Nguyễn Miên tắt trang web đi, đứng dậy đi ra ngoài, hít sâu một hơi rồi mới nói: “Mẹ, con xin lỗi, nguyện vọng thứ nhất và thứ hai của con đều điền cùng một trường.”
“…..” Phương Như Thanh cúp máy.
Đến tối, Nguyễn Miên lại nhận được điện thoại của Nguyễn Minh Khoa. Từ trong cơn giận dữ của bà, Nguyễn Minh Khoa mới biết con gái được 683 điểm mà vẫn thi trượt, mặc dù có ngạc nhiên nhưng không phải không hiểu được.
“Mẹ con hay để tâm đến những chuyện này, chuyện con thi trượt là một đả kích quá lớn đối với bà ấy, qua một thời gian là ổn.” Nguyễn Minh Khoa hỏi, “Thế bây giờ con định làm gì?”
“Học lại ạ.”
“Đã suy nghĩ từ lâu rồi à?”
Nguyễn Miên khẽ “Dạ”, ngẩng đầu nhìn ánh trăng trên bầu trời, “Con xin lỗi ba, con đã để mọi người thất vọng rồi, nhưng con không muốn bản thân phải nuối tiếc.”
“Không sao đâu con gái à, đây là cuộc sống của con, đi hướng nào là do con quyết định, người làm cha mẹ như chúng ta không thể đi cùng con đến hết đời, chỗ mẹ con ba sẽ giải quyết.” Nguyễn Minh Khoa nói: “Dù thế nào đi nữa, ba vẫn mong con có thể tiến bước về phía trước mà không phải nuối tiếc bất cứ điều gì.”
“Vâng.”
Chuyện Nguyễn Miên thi trượt nhanh chóng đến tai Chu Hải và mấy người bạn quen biết, mà cô cũng nhận được tin tốt của các bạn.
Lương Dập Nhiên đến Đại học F, Mạnh Tinh Lan và Giang Nhượng cùng đến Đại học J cùng thành phố với cậu ta, Thẩm Du đăng ký vào quân đội, mà Trần Ngật đã lâu không thấy tin tức thì nhận được thông báo trúng tuyển chính thức của trường Đại học California.
Đối với chuyện thi trượt của Nguyễn Miên, bọn họ vừa tiếc nuối lại có thể hiểu được.
Một ngày nào đó của tháng Tám, thông qua Mạnh Tinh Lan, Nguyễn Miên biết ba ngày sau là bữa tiệc tri ân thầy cô của Trần Ngật, cô nàng lên QQ hỏi Nguyễn Miên có đến không.
Khi đó Nguyễn Miên đã đến lớp học lại của trường Trung học số Sáu, cô nói với Mạnh Tinh Lan hôm đó còn có tiết học, chắc là không có thời gian.
Mạnh Tinh Lan không nói thêm nữa, nhanh chóng chuyển sang chuyện khác.
Cuối tuần, Nguyễn Miên trở lại ngõ Bình Giang Tây, định mang ít đồ đạc ở đó về gia viên Nam Hồ.
Từ lúc nghỉ hè, Lý Chấp đã thi được bằng lái, lái xe giúp cô chuyển đồ, Nguyễn Miên mời anh ăn tối ở quầy thịt nướng gần tiểu khu.
Gió mùa hạ mang theo cảm giác mát rượi mơ hồ.
Lần thứ ba Lý Chấp vươn tay ra sau lưng đập muỗi, cầm đồ uống trên bàn lên uống một ngụm, “Sao em không học lại ở trường Trung học số Tám?”
Nguyễn Miên cười hỏi: “Chẳng lẽ Trung học số Sáu không tốt bằng?”
Lý Chấp cười: “Em biết ý anh không phải là vậy mà.”
Nguyễn Miên cụp mắt suy nghĩ, sau đó mới nói: “Đối với em, Trung học số Tám là một đoạn hồi ức tốt đẹp, em đã trải qua hai năm đáng nhớ nhất trong đời ở nơi ấy, em hy vọng mọi chuyện sẽ dừng lại ở đó.”
Cô ngẩng đầu nhìn ngọn đèn neon đằng xa, khẽ thầm thì: “Dừng lại ở khoảnh khắc tốt đẹp nhất ấy.”
Lý Chấp nhún vai, “Anh hiểu.”
Nguyễn Miên thu lại tầm mắt, dừng trên mặt anh vài giây rồi nâng cốc lên với anh, “Hai năm qua, anh đã giúp em rất nhiều, em cũng không biết nên nói thế nào, cũng không biết trước đây anh từng gặp chuyện gì, đành chúc anh có thể sống vui vẻ thoải mái, với điều kiện là phải luôn bình an.”
Lý Chấp hơi giật mình, nhưng nhanh chóng quay đầu lại rồi bật cười, nâng cốc lên chạm cốc với cô, tiếng thủy tinh chạm vào nhanh phát ra âm thanh thanh thúy.
Anh nói: “Vậy hy vọng chúng ta đều có thể sống vui vẻ thoải mái một chút.”
Hôm ấy là ngày 17 tháng 8 năm 2010, Nguyễn Miên mười bảy tuổi bắt đầu một cuộc sống mới chỉ thuộc về “Nguyễn Miên”.
…..
Đối với Nguyễn Miên, một năm học lại kia không tính là vất vả, những cuộc thi liên tiếp nhau và vô số lần ngắm trăng bầu bạn đã cùng cô vượt qua biết bao đêm dài dằng dặc.
Mà năm đó cũng đã xảy ra rất nhiều chuyện. Cũng là khi ấy, Nguyễn Miên mới biết khoảng thời gian Nguyễn Minh Khoa về nhà hồi cô thi đại học thật ra là do tổ dự án của ông xảy ra vấn đề, ông là một trong số những người phụ trách chính nên bị cấp trên ra lệnh cưỡng chế tạm dừng tất cả chức vụ, suýt nữa thì rơi vào cảnh lao tù.
Sau đó sự việc được điều tra rõ ràng, Nguyễn Minh Khoa cũng trở lại tổ dự án, nhưng sau này Nguyễn Miên mỗi khi nhớ lại vẫn còn sợ hãi.
Tết Âm lịch năm 2011, sự nghiệp của Triệu Ứng Vĩ cuối cùng cũng có dấu hiệu khởi sắc, ông đã mở một công ty nhỏ ở Bình Thành. Công ty thương mại nước ngoài nơi Phương Như Thanh làm việc cũng khởi tử hồi sinh, một nhóm công nhân cũ ở lại đều được khen thưởng, Phương Như Thanh cũng vì vậy mà được thăng chức thành Trưởng bộ phận.
Hồi thi đại học, Triệu Thư Đường phát huy như bình thường, đến Đại học Z ở phương Nam, một năm chỉ có kỳ nghỉ đông và nghỉ hè mới về nhà một chuyến. Trong khi đó, mâu thuẫn giữa Đoạn Anh và Phương Như Thanh mãi không dịu đi. Có hôm cuối tuần Nguyễn Miên về nhà tình cờ thấy bọn họ cãi cọ om sòm.
Những lúc ấy, cô sẽ dẫn Triệu Thư Dương ra ngoài đi khắp các ngõ ngách trong ngõ nhỏ, nếu như từ nhỏ đã phải lớn lên trong sự cãi vã ầm ĩ của người lớn, tâm lý và tính cách đứa trẻ đó sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Có thể là tự ti, có thể là phản nghịch, nhưng tóm lại đó là chuyện không tốt.
Sau đó của sau đó, chắc Triệu Ứng Vĩ cũng nhận ra mẹ mình quá vô lý khi suốt ngày cố tình gây sự nên đã mua một căn nhà cũ có diện tích không lớn lắm ở Bình Thành, dẫn Phương Như Thanh và Triệu Thư Dương qua đó.
Vì chuyện ấy, Đoạn Anh mấy ngày không ăn không uống, ở nhà khóc lóc kể rằng nuôi được một thằng con bất hiếu, lúc đó ba người bọn họ chẳng ai được sống yên ổn.
Nguyễn Miên có tâm mà không có lực, Phương Như Thanh cũng bảo cô không cần quan tâm.
Cứ thế nhoáng một cái lại đến mùa hạ năm sau.
Năm ngoái trường Trung học số Sáu mở sáu lớp học lại, năm lớp tự nhiên và một lớp xã hội. Học sinh các lớp này đều là những người năm ngoái dự định thi vào các trường top đầu hoặc chỉ kém top đầu một chút, cuối cùng vì đủ loại lý do nên thi trượt, áp lực cạnh tranh cũng không nhỏ.
Nguyễn Miên nhớ lúc ấy người điểm số cao nhất là một chàng trai tên là Hà Trạch Xuyên, thi đại học được 693, đã đỗ Đại học Z, đi học được một tháng rồi không hiểu tại sao lại nghỉ học và chạy đến đây học lại.
Lúc ấy chuyện nghỉ học còn ầm ĩ một thời gian, cha mẹ cậu ta đuổi theo đến tận Trung học số Sáu vừa đánh vừa mắng, lôi cậu ta về đi học lại. Nhưng cậu ta nói gì cũng không chịu đi, cuối cùng lấy tính mạng của mình ra ép cha mẹ thỏa hiệp.
Nhưng lúc đó cậu ta và Nguyễn Miên không cùng lớp, sau này lúc thi vào đại học mới quen biết.
Học sinh học lại là người đã từng trải qua kỳ thi đại học, lần thứ hai đi thi có cảm giác như đã trải qua mấy đời. Hôm kiểm tra sức khỏe để thi đại học, trong lớp Nguyễn Miên có người bị choáng, gần như ngất xỉu lúc bị lấy máu, khiến giáo viên và bạn bè giật hết cả mình.
Sau đó là một khoảng thời gian hỗn loạn. Mười ngày trước khi thi đại học, trường Trung học số Sáu cho nghỉ, học sinh lớp 12 trút hết bất mãn một trận, cuối cùng bắt đầu cùng nhau hát vang.
Nhà Nguyễn Miên ở ngay đối diện trường học, cô ôm một chồng sách, giẫm lên những trang sách bị xé nát, rời khỏi trường trong tiếng ca “Hôm nay chỉ còn lại thân xác / Chào đón những năm tháng huy hoàng / Suốt đời trải qua đấu tranh lưỡng lự / Tự tin có thể thay đổi tương lai”.
Sau này, khi cô nhớ lại những ngày đó, chỉ nhớ rõ nắng chiều hôm ấy rất đẹp.
Trong hai ngày thi đại học, Phương Như Thanh xin nghỉ phép đến gia viên Nam Hồ với cô, lần này Nguyễn Miên lại được xếp thi ở trường Trung học số Sáu.
Kỳ thi lần trước như vẫn còn đang ở ngay trước mắt, Phương Như Thanh cảm thấy chuyện Nguyễn Miên được xếp thi ở đây không may cho lắm nên ở nhà thắp hai nén hương.
Nguyễn Miên thì lại thấy bình thường, thậm chí cô còn thấy thoải mái hơn lần trước nhiều. Kết thúc môn thi tiếng Anh cuối cùng, cô cảm thấy lần này thi không tệ lắm.
Tối hôm đó trong lớp không tổ chức liên hoan chia tay, Nguyễn Miên về nhà tắm rửa xong thì đi ngủ luôn, nhưng nửa đêm tự nhiên tỉnh dậy.
Cô rời giường lấy cuốn nhật ký đã gần một năm rồi không viết thêm gì mới từ trong ngắn kéo ra, ngồi trên bàn mở ra xem.
16/08/2008.
Nhĩ Đông Trần, Ngật trong Tháp Phật sừng sững hái được sao.
31/08/2008.
Chuyện gì đã xảy ra vậy?
08/10/2008.
Mất mặt thật.
…..
15/11/2008.
Chạy được hạng Nhất.
26/11/2008.
Chụp ảnh chung.
…..
31/12/2008.
Thịnh Hoan.
20/01/2009.
Nguyện hằng năm vẫn mong gặp người.
19/02/2009.
Vào cùng một lớp đội tuyển với cậu ấy.
…..
01/09/2009.
Cậu ấy phải ra nước ngoài.
20/01/2010.
Tôi sẽ không thích cậu ấy nữa.
…..
Màn đêm ngoài cửa sổ dày đặc. Một năm nay, Bình Thành lại xây dựng thêm mấy tòa nhà thương mại lớn. Vào mùa hè, rất nhiều gương mặt lạ lẫm xuất hiện, những ngọn đèn của mấy tòa nhà cao tầng chưa bao giờ tắt, tô điểm cho màn đêm đen kịt.
Mà một năm này, hình như cho đến bây giờ Nguyễn Miên chẳng có gì tiến triển, chuyện liên quan đến Trần Ngật cũng chỉ còn lại một sự kiện duy nhất.
Cô đề bút viết sự kiện này lên một trang giấy mới.
08/06/2011.
Tôi gạt mọi người thầm thích cậu ấy một năm.
Chắc là nghe thấy tiếng động ngoài cửa, Nguyễn Minh Khoa quay đầu nhìn lại. Trông thấy Nguyễn Miên, ông dập tắt tàn thuốc trên tay, cất bước về phía cô, “Sao muộn vậy rồi con còn chưa ngủ?”
“Không ngủ được ạ.” Nguyễn Miên nhìn hai mái đầu nhiễm bạc của cha, chớp chớp mắt, hỏi: “Ba, ba đây là…”
Là gì chứ.
Cô cũng chẳng nói nên lời.
“Ba không sao, con đừng lo.” Nguyễn Minh Khoa đưa tay đóng cửa thư phòng lại, nắm lấy bả vai Nguyễn Miên dẫn cô ra phòng khách, “Nếu không ngủ được thì ngồi nói chuyện với ba một lát.”
Nguyễn Miên ngồi xuống cùng ông, trên bàn là dụng cụ pha trà Nguyễn Minh Khoa thường mang ra chơi khi ông ở nhà. Ông bật đèn lên, khuya rồi vẫn còn dọn chúng ra.
Mùi thơm của trà và nước sôi nhanh chóng lan tràn trong không khí.
Nguyễn Miên kéo đệm ngồi trên sàn nhà. Cô không có được sự tao nhã như Nguyễn Minh Khoa, ngày xưa ông từng bảo cô nhận xét xem cảm giác khi uống trà như thế nào, cô chỉ thốt ra được hai chữ “Uống ngon”, thỉnh thoảng lôi ra được vài từ trong kho từ vựng nghe còn giống cảm nhận, Nguyễn Minh Khoa sẽ lắc đầu cười, cũng không nói gì nhiều.
Nguyễn Miên nhấp một ngụm trà nóng, nghe Nguyễn Minh Khoa trò chuyện về phong thổ ở Tây Bắc. Dự án của bọn họ được thiết lập ở gần sa mạc, bão cát mịt mù cả ngày, đến tối nhiệt độ giảm đột ngột, dải ngân hà đổ xuống, như thể với tay là chạm đến được.
Nguyễn Minh Khoa nói hơn nửa tiếng mới ngừng, sau đó ông hỏi Nguyễn Miên tình hình hai năm gần đây.
“Cũng chẳng có chuyện gì đặc biệt xảy ra.” Nguyễn Miên đặt chén trà xuống, “Chỉ có học và thi, học kỳ hai lớp 11 con tham gia đội tuyển Vật lý của trường, sau đó được giải Nhì, rồi cố gắng ôn tập thi vào đại học.”
Nguyễn Minh Khoa cười: “Không thể ngày nào cũng chỉ học được, chẳng lẽ không làm quen với bạn mới à? Miên Miên nhà ta ưu tú thế này, chắc bạn bè xung quanh không ít đâu nhỉ?”
Nguyễn Miên ôm đầu gối, ngượng ngùng sờ chóp mũi, “Con không quen nhiều bạn lắm, nhưng hình như có rất nhiều người biết con.”
Cô nhớ đến những tờ lưu bút nhận được trước khi thi đại học, hết lớp này đến lớp khác.
Ngoài cửa, tiếng mưa hắt lên ô cửa kính, trong phòng đượm mùi trà thơm, trên chiếc bàn nhỏ gần sô pha có một tấm ảnh chụp một nhà ba người bọn họ ở cổng trường Trung học số Sáu từ ba năm trước.
Theo tầm mắt của Nguyễn Miên, Nguyễn Minh Khoa cũng nhìn thấy tấm ảnh kia, ông cười hỏi: “Nói như thế, ở trường Miên Miên nhà ta nổi tiếng lắm đây, có ai thích con không?”
Hiển nhiên Nguyễn Miên không ngờ cha lại hỏi vấn đề này, mặt lập tức đỏ oạch, ấp úng không biết nên trả lời như thế nào.
Nguyễn Minh Khoa đã từng trải qua cái tuổi này nên rất hiểu, ông cười ôn hòa, “Thế chắc là có à?”
Nguyễn Miên gác cằm lên đầu gối, khẽ nói: “Là con thích người khác ạ.”
Nguyễn Minh Khoa đặt tấm ảnh trên tay xuống, ngẩng đầu nhìn sang, “Thế có thể tâm sự với ba cậu bạn đó là người như thế nào được không,?”
Nguyễn Miên im lặng một lúc rồi mới nói: “Cậu ấy là một chàng trai cực kỳ ưu tú, con thích cậu ấy nhưng cậu ấy không biết.”
Lông mày bên phải của Nguyễn Minh Khoa hơi nhướng lên, đây là động tác quen thuộc mỗi khi ông ngạc nhiên, “Thì ra là yêu đơn phương à.”
Đêm khuya là chất xúc tác của cảm xúc, nó hé mở những tâm sự thầm kín nhất của cô gái, sau đó từ từ mở ra, phơi bày trước mắt người khác.
Nguyễn Miên đã tâm sự với Nguyễn Minh Khoa rất nhiều.
Từ những rung động đầu tiên, nỗi chua chát và khổ sở trong lòng, nỗ lực để được anh nhìn thấy, đến quyết định vào đội tuyển vì anh, nhưng cũng vì anh mà bỏ lỡ cơ hội được tuyển thẳng vào đại học.
Rồi đến sự chia xa lúc này.
Hơn bảy trăm ngày đêm này, lúc kể chỉ mất có vài chục phút ngắn ngủi, so ra thì có vẻ vô cùng mỏng manh và nhỏ bé, tựa như trên con đường đời dài đằng đẵng, cô chỉ có thể là một trong những vị khách qua đường không đáng nhắc đến trong sinh mệnh của anh, rồi sẽ bị dòng sông thời gian vùi lấp và quên lãng.
Hai cha con trò chuyện đến hơn nửa đêm.
Nguyễn Minh Khoa không đánh giá quá nhiều về đoạn tình cảm đơn phương này của Nguyễn Miên, ông chỉ nói với cô rằng, thời gian sẽ làm hao mòn vài thứ, nhưng cũng sẽ khiến nhiều chuyện thay đổi, có lẽ một ngày nào đó trong tương lai, các con sẽ gặp lại, sẽ mở ra một câu chuyện mới.
Có lẽ con sẽ gặp được những người bạn mới, có một cuộc sống mới, nhưng những chuyện sau này chẳng ai có thể nói trước được.
…..
Mấy hôm sau, Nguyễn Minh Khoa bắt đầu thường xuyên đi sớm về trễ, trong nhà thỉnh thoảng lại có người đến, mỗi khi Nguyễn Miên hỏi, Nguyễn Minh Khoa lại nói không có gì, bảo cô đừng lo lắng quá.
Cứ như thế, sự hồi hộp vì chờ đợi kết quả thi đại học của Nguyễn Miên dần chuyển thành nỗi lo lắng cho cha mình.
Trong kỳ thi đại học năm đó, đề thi tổ hợp tự nhiên của Bình Thành nhìn chung thì đơn giản, nhưng đề Văn được xếp vào một trong số những tỉnh khó nhất cả nước, rất nhiều người ngã ngựa vì môn Văn.
Năm nay trường Trung học số Tám không có Trạng Nguyên, những học sinh được nhà trường coi trọng phát huy không được tốt như bình thường.
Nguyễn Miên tổng điểm là 683, hơn 100 điểm so với điểm sàn và xếp thứ 39 toàn tỉnh, nhưng điểm này thấp hơn 10 điểm so với mong muốn của cô, cũng chỉ cao hơn 2 điểm so với trường mà cô đăng ký.
Nhưng thành tích này đã được xem là tốt rồi, cuối tuần Nguyễn Miên đến trường nhận tờ hướng dẫn, Chu Hải còn đưa cho cô mấy trường đại học khác để tham khảo.
“Cám ơn thầy Chu ạ.” Khi đó đã là giữa hè, Nguyễn Miên ở trong văn phòng của Chu Hải trò chuyện một lúc, lúc đi ra trùng hợp gặp ba, bốn bạn học từ dưới đi lên, bốn người đứng ở chỗ râm mát dưới tầng hàn huyên một lúc.
Cơn gió mùa hạ luôn mang theo hơi nóng hầm hập. Một lúc sau, Nguyễn Miên tạm biệt bọn họ, lúc về đi ngang qua sân bóng rổ đông đúc, cô đứng ở ven đường nhìn một lúc lâu.
Mấy hôm sau, Nguyễn Miên nhận được rất nhiều tin nhắn từ nhiều người, từ bạn bè cho đến người thân, rất nhiều.
Buổi tối trước hôm điền nguyện vọng một ngày, Nguyễn Miên ra ngoài ăn cơm cùng cha mẹ.
Từ sau khi ly hôn, mối quan hệ giữa Nguyễn Minh Khoa và Phương Như Thanh hòa hoãn hơn trước nhiều, đều không có ý can thiệp vào chuyện điền nguyện vọng của con gái.
Nguyễn Miên chỉ muốn đến trường đại học kia, sau điền nguyện vọng thì chỉ điền hai nguyện vọng cùng một trường, những nguyện vọng khác đều để trống.
Khoảng thời gian chờ kết quả trúng tuyển, Chu Tú Quân muốn về quê nghỉ dưỡng, cô bèn về quê sống một thời gian với bà.
Mấy ngày nay Nguyễn Miên luôn tắt điện thoại, ngày nào cũng ngủ đến khi tự tỉnh, ăn trưa xong thì dạy Nguyễn Tuấn học, tối thỉnh thoảng sẽ ra ngoài đi dạo, nhưng hầu hết thời gian chỉ ngồi trong sân ăn dưa hấu ngắm trăng. Đối với cô, khoảng thời gian ấy vừa thảnh thơi vừa thoải mái.
Cho đến hôm có kết quả, điện thoại trong nhà bị Phương Như Thanh gọi liên hồi, lúc đó Nguyễn Miên mới nhớ ra chuyện này. Cô cúp điện thoại, lấy giấy dự thi trong túi ra, chạy đến nhà Nguyễn Tuấn, mượn máy tính lên mạng đăng nhập vào trang web chính thức của trường.
Cứ cách mười phút Phương Như Thanh lại gọi một cuộc, đến lần thứ tư, Nguyễn Miên mới nói với bà rằng mình đã trượt trường Đại học Q.
Bên kia yên tĩnh một lúc, sau đó Phương Như Thanh mới nói: “Không sao, vẫn còn nguyện vọng hai mà đúng không?”
Nguyễn Miên tắt trang web đi, đứng dậy đi ra ngoài, hít sâu một hơi rồi mới nói: “Mẹ, con xin lỗi, nguyện vọng thứ nhất và thứ hai của con đều điền cùng một trường.”
“…..” Phương Như Thanh cúp máy.
Đến tối, Nguyễn Miên lại nhận được điện thoại của Nguyễn Minh Khoa. Từ trong cơn giận dữ của bà, Nguyễn Minh Khoa mới biết con gái được 683 điểm mà vẫn thi trượt, mặc dù có ngạc nhiên nhưng không phải không hiểu được.
“Mẹ con hay để tâm đến những chuyện này, chuyện con thi trượt là một đả kích quá lớn đối với bà ấy, qua một thời gian là ổn.” Nguyễn Minh Khoa hỏi, “Thế bây giờ con định làm gì?”
“Học lại ạ.”
“Đã suy nghĩ từ lâu rồi à?”
Nguyễn Miên khẽ “Dạ”, ngẩng đầu nhìn ánh trăng trên bầu trời, “Con xin lỗi ba, con đã để mọi người thất vọng rồi, nhưng con không muốn bản thân phải nuối tiếc.”
“Không sao đâu con gái à, đây là cuộc sống của con, đi hướng nào là do con quyết định, người làm cha mẹ như chúng ta không thể đi cùng con đến hết đời, chỗ mẹ con ba sẽ giải quyết.” Nguyễn Minh Khoa nói: “Dù thế nào đi nữa, ba vẫn mong con có thể tiến bước về phía trước mà không phải nuối tiếc bất cứ điều gì.”
“Vâng.”
Chuyện Nguyễn Miên thi trượt nhanh chóng đến tai Chu Hải và mấy người bạn quen biết, mà cô cũng nhận được tin tốt của các bạn.
Lương Dập Nhiên đến Đại học F, Mạnh Tinh Lan và Giang Nhượng cùng đến Đại học J cùng thành phố với cậu ta, Thẩm Du đăng ký vào quân đội, mà Trần Ngật đã lâu không thấy tin tức thì nhận được thông báo trúng tuyển chính thức của trường Đại học California.
Đối với chuyện thi trượt của Nguyễn Miên, bọn họ vừa tiếc nuối lại có thể hiểu được.
Một ngày nào đó của tháng Tám, thông qua Mạnh Tinh Lan, Nguyễn Miên biết ba ngày sau là bữa tiệc tri ân thầy cô của Trần Ngật, cô nàng lên QQ hỏi Nguyễn Miên có đến không.
Khi đó Nguyễn Miên đã đến lớp học lại của trường Trung học số Sáu, cô nói với Mạnh Tinh Lan hôm đó còn có tiết học, chắc là không có thời gian.
Mạnh Tinh Lan không nói thêm nữa, nhanh chóng chuyển sang chuyện khác.
Cuối tuần, Nguyễn Miên trở lại ngõ Bình Giang Tây, định mang ít đồ đạc ở đó về gia viên Nam Hồ.
Từ lúc nghỉ hè, Lý Chấp đã thi được bằng lái, lái xe giúp cô chuyển đồ, Nguyễn Miên mời anh ăn tối ở quầy thịt nướng gần tiểu khu.
Gió mùa hạ mang theo cảm giác mát rượi mơ hồ.
Lần thứ ba Lý Chấp vươn tay ra sau lưng đập muỗi, cầm đồ uống trên bàn lên uống một ngụm, “Sao em không học lại ở trường Trung học số Tám?”
Nguyễn Miên cười hỏi: “Chẳng lẽ Trung học số Sáu không tốt bằng?”
Lý Chấp cười: “Em biết ý anh không phải là vậy mà.”
Nguyễn Miên cụp mắt suy nghĩ, sau đó mới nói: “Đối với em, Trung học số Tám là một đoạn hồi ức tốt đẹp, em đã trải qua hai năm đáng nhớ nhất trong đời ở nơi ấy, em hy vọng mọi chuyện sẽ dừng lại ở đó.”
Cô ngẩng đầu nhìn ngọn đèn neon đằng xa, khẽ thầm thì: “Dừng lại ở khoảnh khắc tốt đẹp nhất ấy.”
Lý Chấp nhún vai, “Anh hiểu.”
Nguyễn Miên thu lại tầm mắt, dừng trên mặt anh vài giây rồi nâng cốc lên với anh, “Hai năm qua, anh đã giúp em rất nhiều, em cũng không biết nên nói thế nào, cũng không biết trước đây anh từng gặp chuyện gì, đành chúc anh có thể sống vui vẻ thoải mái, với điều kiện là phải luôn bình an.”
Lý Chấp hơi giật mình, nhưng nhanh chóng quay đầu lại rồi bật cười, nâng cốc lên chạm cốc với cô, tiếng thủy tinh chạm vào nhanh phát ra âm thanh thanh thúy.
Anh nói: “Vậy hy vọng chúng ta đều có thể sống vui vẻ thoải mái một chút.”
Hôm ấy là ngày 17 tháng 8 năm 2010, Nguyễn Miên mười bảy tuổi bắt đầu một cuộc sống mới chỉ thuộc về “Nguyễn Miên”.
…..
Đối với Nguyễn Miên, một năm học lại kia không tính là vất vả, những cuộc thi liên tiếp nhau và vô số lần ngắm trăng bầu bạn đã cùng cô vượt qua biết bao đêm dài dằng dặc.
Mà năm đó cũng đã xảy ra rất nhiều chuyện. Cũng là khi ấy, Nguyễn Miên mới biết khoảng thời gian Nguyễn Minh Khoa về nhà hồi cô thi đại học thật ra là do tổ dự án của ông xảy ra vấn đề, ông là một trong số những người phụ trách chính nên bị cấp trên ra lệnh cưỡng chế tạm dừng tất cả chức vụ, suýt nữa thì rơi vào cảnh lao tù.
Sau đó sự việc được điều tra rõ ràng, Nguyễn Minh Khoa cũng trở lại tổ dự án, nhưng sau này Nguyễn Miên mỗi khi nhớ lại vẫn còn sợ hãi.
Tết Âm lịch năm 2011, sự nghiệp của Triệu Ứng Vĩ cuối cùng cũng có dấu hiệu khởi sắc, ông đã mở một công ty nhỏ ở Bình Thành. Công ty thương mại nước ngoài nơi Phương Như Thanh làm việc cũng khởi tử hồi sinh, một nhóm công nhân cũ ở lại đều được khen thưởng, Phương Như Thanh cũng vì vậy mà được thăng chức thành Trưởng bộ phận.
Hồi thi đại học, Triệu Thư Đường phát huy như bình thường, đến Đại học Z ở phương Nam, một năm chỉ có kỳ nghỉ đông và nghỉ hè mới về nhà một chuyến. Trong khi đó, mâu thuẫn giữa Đoạn Anh và Phương Như Thanh mãi không dịu đi. Có hôm cuối tuần Nguyễn Miên về nhà tình cờ thấy bọn họ cãi cọ om sòm.
Những lúc ấy, cô sẽ dẫn Triệu Thư Dương ra ngoài đi khắp các ngõ ngách trong ngõ nhỏ, nếu như từ nhỏ đã phải lớn lên trong sự cãi vã ầm ĩ của người lớn, tâm lý và tính cách đứa trẻ đó sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Có thể là tự ti, có thể là phản nghịch, nhưng tóm lại đó là chuyện không tốt.
Sau đó của sau đó, chắc Triệu Ứng Vĩ cũng nhận ra mẹ mình quá vô lý khi suốt ngày cố tình gây sự nên đã mua một căn nhà cũ có diện tích không lớn lắm ở Bình Thành, dẫn Phương Như Thanh và Triệu Thư Dương qua đó.
Vì chuyện ấy, Đoạn Anh mấy ngày không ăn không uống, ở nhà khóc lóc kể rằng nuôi được một thằng con bất hiếu, lúc đó ba người bọn họ chẳng ai được sống yên ổn.
Nguyễn Miên có tâm mà không có lực, Phương Như Thanh cũng bảo cô không cần quan tâm.
Cứ thế nhoáng một cái lại đến mùa hạ năm sau.
Năm ngoái trường Trung học số Sáu mở sáu lớp học lại, năm lớp tự nhiên và một lớp xã hội. Học sinh các lớp này đều là những người năm ngoái dự định thi vào các trường top đầu hoặc chỉ kém top đầu một chút, cuối cùng vì đủ loại lý do nên thi trượt, áp lực cạnh tranh cũng không nhỏ.
Nguyễn Miên nhớ lúc ấy người điểm số cao nhất là một chàng trai tên là Hà Trạch Xuyên, thi đại học được 693, đã đỗ Đại học Z, đi học được một tháng rồi không hiểu tại sao lại nghỉ học và chạy đến đây học lại.
Lúc ấy chuyện nghỉ học còn ầm ĩ một thời gian, cha mẹ cậu ta đuổi theo đến tận Trung học số Sáu vừa đánh vừa mắng, lôi cậu ta về đi học lại. Nhưng cậu ta nói gì cũng không chịu đi, cuối cùng lấy tính mạng của mình ra ép cha mẹ thỏa hiệp.
Nhưng lúc đó cậu ta và Nguyễn Miên không cùng lớp, sau này lúc thi vào đại học mới quen biết.
Học sinh học lại là người đã từng trải qua kỳ thi đại học, lần thứ hai đi thi có cảm giác như đã trải qua mấy đời. Hôm kiểm tra sức khỏe để thi đại học, trong lớp Nguyễn Miên có người bị choáng, gần như ngất xỉu lúc bị lấy máu, khiến giáo viên và bạn bè giật hết cả mình.
Sau đó là một khoảng thời gian hỗn loạn. Mười ngày trước khi thi đại học, trường Trung học số Sáu cho nghỉ, học sinh lớp 12 trút hết bất mãn một trận, cuối cùng bắt đầu cùng nhau hát vang.
Nhà Nguyễn Miên ở ngay đối diện trường học, cô ôm một chồng sách, giẫm lên những trang sách bị xé nát, rời khỏi trường trong tiếng ca “Hôm nay chỉ còn lại thân xác / Chào đón những năm tháng huy hoàng / Suốt đời trải qua đấu tranh lưỡng lự / Tự tin có thể thay đổi tương lai”.
Sau này, khi cô nhớ lại những ngày đó, chỉ nhớ rõ nắng chiều hôm ấy rất đẹp.
Trong hai ngày thi đại học, Phương Như Thanh xin nghỉ phép đến gia viên Nam Hồ với cô, lần này Nguyễn Miên lại được xếp thi ở trường Trung học số Sáu.
Kỳ thi lần trước như vẫn còn đang ở ngay trước mắt, Phương Như Thanh cảm thấy chuyện Nguyễn Miên được xếp thi ở đây không may cho lắm nên ở nhà thắp hai nén hương.
Nguyễn Miên thì lại thấy bình thường, thậm chí cô còn thấy thoải mái hơn lần trước nhiều. Kết thúc môn thi tiếng Anh cuối cùng, cô cảm thấy lần này thi không tệ lắm.
Tối hôm đó trong lớp không tổ chức liên hoan chia tay, Nguyễn Miên về nhà tắm rửa xong thì đi ngủ luôn, nhưng nửa đêm tự nhiên tỉnh dậy.
Cô rời giường lấy cuốn nhật ký đã gần một năm rồi không viết thêm gì mới từ trong ngắn kéo ra, ngồi trên bàn mở ra xem.
16/08/2008.
Nhĩ Đông Trần, Ngật trong Tháp Phật sừng sững hái được sao.
31/08/2008.
Chuyện gì đã xảy ra vậy?
08/10/2008.
Mất mặt thật.
…..
15/11/2008.
Chạy được hạng Nhất.
26/11/2008.
Chụp ảnh chung.
…..
31/12/2008.
Thịnh Hoan.
20/01/2009.
Nguyện hằng năm vẫn mong gặp người.
19/02/2009.
Vào cùng một lớp đội tuyển với cậu ấy.
…..
01/09/2009.
Cậu ấy phải ra nước ngoài.
20/01/2010.
Tôi sẽ không thích cậu ấy nữa.
…..
Màn đêm ngoài cửa sổ dày đặc. Một năm nay, Bình Thành lại xây dựng thêm mấy tòa nhà thương mại lớn. Vào mùa hè, rất nhiều gương mặt lạ lẫm xuất hiện, những ngọn đèn của mấy tòa nhà cao tầng chưa bao giờ tắt, tô điểm cho màn đêm đen kịt.
Mà một năm này, hình như cho đến bây giờ Nguyễn Miên chẳng có gì tiến triển, chuyện liên quan đến Trần Ngật cũng chỉ còn lại một sự kiện duy nhất.
Cô đề bút viết sự kiện này lên một trang giấy mới.
08/06/2011.
Tôi gạt mọi người thầm thích cậu ấy một năm.
Bình luận truyện