Không Có Người Như Anh
Chương 5: “Trông cậu căng thẳng thế, sợ tôi à?”
“Ơ? Trùng hợp thế sao?” Giọng Lý Chấp hơi lớn, bé mèo đang lười biếng cuộn mình ngủ ở bên cạnh cũng bị đánh thức, anh đưa tay ra vuốt vuốt lông mèo, nói: “Thật sự không ngờ tới.”
Phản ứng của Trần Ngật đối với sự trùng hợp này rất bình thường, nghiêng người ôm mèo vào lòng. Ngón tay với khớp xương rõ ràng chậm rãi vuốt ve lưng mèo, gân xanh trên mu bàn tay như ẩn như hiện theo hành động của anh.Một lúc sau anh mới hỏi: “Anh với Nguyễn Miên quen biết nhau thế nào vậy?”
“Cậu không nhớ à?” Lý Chấp kinh ngạc nhìn anh.
Bàn tay đang vuốt lông mèo của Trần Ngật thoáng dừng lại, nâng mắt đối diện với cái nhìn của Lý Chấp, ngẫm nghĩ một lúc mới hỏi: “Không nhớ gì cơ?”
“Trước đây chúng ta từng gặp Nguyễn Miên rồi, cái lần mà cậu đến chỗ gần quán net ăn thịt nướng ấy, cô bé ấy đi lạc đến trước cửa quán net, còn tưởng anh là người bán thịt nướng.”
Trong lúc nghỉ hè, Trần Ngật đến quán net nhà Lý Chấp ăn thịt nướng không biết bao nhiêu lần, mỗi ngày lại có bao nhiêu người đến như thế, anh thật sự không có ấn tượng với chuyện này mấy.
Lý Chấp không khỏi trợn mắt, “Bằng cái trí nhớ này của cậu, anh nghi ngờ không biết cậu thi được hạng nhất thật không hay là đút tiền đi cửa sau chỗ giáo viên đấy.”
Dù sao đó cũng chẳng phải người quan trọng, Trần Ngật không phí công phí sức nhớ lại đoạn ký ức không mấy ấn tượng kia nữa, dùng cái giọng điệu thờ ơ đâm chọc ngược lại: “Vậy trí nhớ anh tốt như thế, sao không thấy anh thi được hạng nhất bao giờ?”
“…..”
Ăn xong, Lý Chấp trở về siêu thị, Trần Ngật thuận đường đi cùng mua ít đồ dùng này nọ. Trước khi đi, dì giúp việc trong nhà nhờ anh mua mấy gói muối về hộ.
Từ Bình Giang công quán rẽ vào ngõ Bình Giang Tây, gió đêm mát rười rượi, các cửa hàng ở hai bên đường đèn đuốc sáng trưng.
Bóng lưng chàng trai nọ được phủ thêm một lớp ánh sáng hào nhoáng.
Bước vào trong ngõ như bước vào một thế giới khác. Chuyện nhà chuyện cửa, nồi niêu xoong chảo, ánh đèn với tông màu ấm khiến cho khung cảnh đêm đen bình thường này dính thêm mấy phần khói lửa.
Lý Chấp lại mở cửa siêu thị ra, cha anh dẫn ông nội về quê thăm người thân, mai mới trở về. Trong siêu thị tối om, lúc rời đi như thế nào thì bây giờ vẫn như thế đấy.
Trần Ngật bước vào, giơ tay sờ công tắc trên tường rồi nhấn xuống.
“Cạch” một tiếng, bóng đèn sợi đốt dây tóc vôn-fram chớp chớp hai lần rồi mới sáng hẳn, ánh đèn sáng trưng nhanh chóng thu hút côn trùng bay tới.
Lý Chấp đi đến quầy, nhắc nhở anh: “Muối ở dưới kệ thứ ba.”
“Không gấp.” Trần Ngật bước đến góc tường lấy ghế nằm, mở ra đặt cạnh quầy, người thì nằm xuống, tay thì đặt lên bụng, nhắm mắt lại hỏi: “Khi nào chú Lý về?”
“Không có bất ngờ gì xảy ra thì mai về.” Lý Chấp lấy tiền xu từ trong ngắn kéo ra, cứ mười đồng xu thì xếp thành một chồng, thuận miệng hỏi: “Sao hôm nay cô chú không ở nhà vậy?”
“Đoàn múa của mẹ em có một buổi diễn, ba đi cổ vũ rồi.” Mẹ Trần Ngật là vũ công, thời còn son chính là trụ cột của đoàn văn công trong quân đội. Hơn mười năm trước vì công việc của chồng nên đã thuyên chuyển công tác đến Nhà hát lớn ở Bình Thành, bây giờ là diễn viên múa hạng nhất cấp quốc gia.
Trò chuyện một lúc, Lý Chấp cảm thấy khát nước, bèn đi đến phòng bếp rót nước, hỏi Trần Ngật muốn uống trà hay nước lọc.
Trần Ngật đang gối đầu lên cái gối nhỏ làm bằng trúc trên ghế nằm, di động ở trước mặt, ánh sáng màn hình chiếu rọi lên khuôn mặt. Anh lắc đầu nói: “Không cần đâu, em không khát.”
“Thế cậu trông cửa hàng nhé.”
“Ờ.”
Giờ này, mọi người ai cũng vội vã về nhà ăn cơm. Tiếng chuông xe đạp leng keng xuyên qua cửa siêu thị, có lúc còn xen lẫn với tiếng rầm rầm của xe máy.
Nguyễn Miên chiều về đến nhà đã ngủ một giấc, tỉnh dậy xuống tầng dưới đi tắm xong, lúc đầu tóc ướt sũng từ phòng tắm bước ra thì vô tình chạm mặt Triệu Thư Đường vừa từ bên ngoài về.
Nguyễn Miên biết Triệu Thư Đường không muốn nhìn thấy mình, nhưng từ trước đến nay, cô chưa bao giờ thấy cậu ta làm gì quá đáng với bản thân, cùng lắm thì chỉ coi cô như một người xa lạ cùng tồn tại dưới mái hiên mà thôi, cho nên chỉ cần Triệu Thư Đường không chạm vào giới hạn của mình, về cơ bản Nguyễn Miên sẽ không chủ động gây sự với cậu ta.
Trong phòng khách, hai người ăn ý lướt qua nhau.
Bữa chiều Nguyễn Miên ăn khá sớm, giờ có hơi đói bụng, vừa lau tóc vừa đi vào bếp. Trong tủ lạnh ngoài dưa hấu và ít đồ ăn thừa ra thì chẳng còn gì khác.
Cô đeo dép lê đi lên tầng thay áo ngủ, cầm ít tiền lẻ rồi ra khỏi nhà.
Nhà họ Triệu nằm ở nơi sâu nhất trong ngõ, phải đi ra ngoài mới thấy được không khí náo nhiệt. Đi được nửa đường, Nguyễn Miên chạm mặt Đoạn Anh đang dẫn Triệu Thư Dương lê la tán dóc ở bên ngoài, dừng lại chào bà một câu.
Tiếng nói chuyện xung quanh nhỏ dần, Đoạn Anh phủi vỏ hạt dưa trên đùi xuống, ngẩng đầu nhìn cô: “Muộn thế này rồi còn ra ngoài à?”
“Dạ, cháu đến siêu thị phía trước mua ít đồ.” Nguyễn Miên đáp.
Vừa nghe thấy đi siêu thị, Triệu Thư Dương vốn đang ngồi xổm trên đất chơi bắn bi chợt bật người đứng dậy chạy đến trước mặt Nguyễn Miên, kêu la: “Cháu cũng muốn đi.”
Đoạn Anh quở mắng cậu: “Đi cái gì mà đi!”
Nghe thấy vậy, Triệu Thư Dương lập tức bĩu môi, Nguyễn Miên sờ đầu thằng bé, cười nói: “Không sao đâu ạ, siêu thị ở ngay phía trước, cháu dẫn em đi cùng cũng được.”
“Cứ chiều nó.” Nói thì nói thế, nhưng cuối cùng Đoạn Anh cũng thỏa hiệp, “Đừng có mà nó thích cái gì là mua ngay cho nó đấy.”
“Cháu biết rồi ạ.”
Người ngồi xung quanh thấy hai chị em đi xa thì lại bắt đầu cắn hạt dưa tiếp, máu hóng chuyện nổi lên, chuyển từ chuyện vợ chồng con trai nhà nọ bất hiếu đuổi cha già ra khỏi nhà sang chuyện Nguyễn Miên.
Một dì mặc áo lanh hỏi: “Đấy là cô con gái do người vợ mới của Đại Vĩ mang đến à? Trông cũng ngoan ngoãn hiểu chuyện phết đấy nhỉ, còn biết chào hỏi.”
Đoạn Anh cúi đầu vỗ vỗ lớp bụi dính trên ống quần, nói: “Hiểu chuyện gì chứ, ở đây toàn là người lớn, cũng chả thấy nó chào hỏi câu nào.”
Mấy người phụ nữ liếc nhìn nhau, hùa theo vài câu, cho qua chủ đề này.
***
Siêu thị nhà họ Lý ở ngay ngã rẽ, Nguyễn Miên dắt Triệu Thư Dương đi qua. Trước cửa còn có hai bậc thang, Triệu Thư Dương buông tay cô ra, dùng cả tay cả chân bò lên.
Trong cửa hàng có bật đèn, Nguyễn Miên đến gần mới thấy trong quầy có người đang nằm. Quầy kính rộng hơn một mét chỉ che được nửa người trên chứ không che hết nửa người dưới.
Đôi chân thẳng tắp thon dài, ung dung dạng ra, đoạn giữa ống quần và giày là cổ chân tinh tế, xương cổ tay sắc sảo rõ ràng.
Cô tưởng là Lý Chấp nên gọi: “Anh Lý Chấp.”
“Lý Chấp không ở đây.” Người nằm ở đó nghe thấy tiếng nói, vừa trả lời vừa ngồi dậy. Cả khuôn mặt bất ngờ lộ ra dưới ánh đèn, cũng bất ngờ đập thẳng vào mắt Nguyễn Miên.
Anh từ ghế nằm đứng lên, vì quá cao nên mắt hơi cụp xuống, dường như không hề ngạc nhiên khi thấy Nguyễn Miên ở đây, “Mua gì thì tự lấy.”
Nguyễn Miên hoàn toàn ngây ngốc, đầu óc cũng ngây ngốc theo, một lúc lâu sau mới nhớ ra nên đáp lại gì đó, nhưng khi đó Trần Ngật đã nằm xuống lần nữa rồi.
Cô bỏ lỡ cơ hội tốt, nếu cứ thế mở miệng thì có vẻ khá đột ngột và xấu hổ, đành để mặc Triệu Thư Dương kéo đến chỗ kệ hàng hóa.
Cú sốc do đột nhiên nhìn thấy Trần Ngật ở chỗ này quá lớn, dĩ nhiên Nguyễn Miên đã ném sạch những lời dặn dò của Đoạn Anh ra sau đầu, mặc kệ Triệu Thư Dương thích lấy gì thì lấy, đến lúc tính tiền mới nhận ra tiền mang theo không đủ.
Khác với những cửa hàng tạp hóa bình thường khác, siêu thị nhà họ Lý có máy thu ngân chuyên dụng, hàng hóa đều được quét mã để nhập.
Nguyễn Miên không cầm theo nhiều tiền lắm, lúng túng đến nỗi mặt đỏ bừng, lòng bàn tay đổ một lớp mồ hôi, “Xin lỗi, tôi có thể bỏ bớt ít đồ lại được không? Hôm nay không mang đủ tiền.”
“Được.” Trần Ngật gõ mấy cái lên bàn phím, xóa hết những hàng hóa vừa nhập vào máy, “Cậu xem xem muốn bỏ bớt thứ gì.”
“Ừm.”
Nguyễn Miên bỏ lại gần một phần ba đống đồ trên bàn, “Được rồi.”
Trần Ngật liếc nhanh phần còn lại trên bàn rồi cầm lên quét mã lần nữa. Trong suốt quá trình Nguyễn Miên không hề nhìn lên, mắt chỉ dừng trên tay anh.
Cuối cùng số tiền phải trả là 103 đồng. Trần Ngật định thối lại cho Nguyễn Miên 2 đồng, anh lấy hai đồng xu từ trong ngăn kéo ra đặt lên bàn.
Nguyễn Miên đưa tay ra lấy, không biết do quá căng thẳng hay sao, hai đồng xu dính chặt trên mặt bàn như thể mọc chân vậy, làm thế nào cũng không cầm lên được.
Càng sốt ruột càng không cầm lên được.
Trần Ngật thấy thế thì lấy hai đồng xu khác từ trong ngăn kéo ra, lần này không đặt lên bàn mà cầm trên tay đưa thẳng qua, “Đừng cố nữa, này.”
Nguyễn Miên bất đắc dĩ ngẩng đầu lên, chạm phải ánh mắt anh, cố gắng không né tránh, vươn tay ra đáp: “Cảm ơn.”
Trần Ngật lại không đưa luôn, ngón tay mân mê đồng tiền xu, giọng nói vô cùng điềm nhiên, “Bạn học Nguyễn.”
“Ơi?” Nguyễn Miên không ngờ anh đột nhiên gọi mình, chỉ một câu đáp lời một âm tiết đã đủ nghe ra cảm xúc lo lắng trong đó.
“Trông cậu căng thẳng thế, sợ tôi à?” Nói xong, Trần Ngật thả tay ra, hai đồng xu rơi xuống lòng bàn tay đang mở của Nguyễn Miên. Hai đồng xu chạm vào nhau, phát ra âm thanh lanh lảnh.
“….. Không có.” Nguyễn Miên khép tay lại, ngón tay chạm vào đồng xu, dường như có thể cảm nhận được hơi ấm do Trần Ngật lưu lại mấy giây trước.
“Thật sao?” Trần Ngật nhìn thẳng vào mắt Nguyễn Miên.
Cô cố gắng giả bộ bình tĩnh, thực tế thì thở cũng không dám: “Ừm, không có.”
Trần Ngật không đáp, đưa tay cầm hai đồng xu trên bàn lên, động tác dễ dàng đến nỗi như đang cười nhạo sự không thành thật của Nguyễn Miên vậy.
“Về sớm chút.” Nói xong, anh thả lại tiền xu vào ngăn kéo, xoay người nằm xuống ghế lần nữa, cơ thể bị che khuất hơn nửa, lúc này đôi chân dài đặt trên mặt đất.
Nguyễn Miên sững sờ hơn mười giây mới xách đồ lên dắt Triệu Thư Dương ra ngoài. Lúc ra đến cửa vẫn liếc mắt thăm dò thử, tư thế của chàng trai vẫn như cũ.
Triệu Thư Dương nôn nóng muốn về, túm cánh tay Nguyễn Miên đi về phía trước.
Cô bị kéo về phía trước cứ như người mất hồn, không rõ bản thân đang cảm thấy thế nào, chỉ thấy khó chịu trong lòng, như khó thở vậy.
Tối hôm ấy thật lạnh, ánh trăng thì tĩnh mịch. Lần đầu tiên Nguyễn Miên nếm trải cảm giác chua xót, tim đập thình thịch chỉ vì một câu nói, một hành động của ai đó.
***
Nguyễn Miên rời khỏi cửa hàng không bao lâu, Lý Chấp mới từ sân sau bước vào. Anh vừa đi rót nước, nhân tiện đi WC luôn.
“Có người đến mua hàng à?” Anh hỏi.
Trần Ngật “Ừm” một tiếng, cất di động đi, “Tổng cộng 103 đồng, tiền để trong ngăn kéo, muộn rồi, em về trước đây.”
“Ok.” Lý Chấp đặt cốc nước xuống, đi đến kệ hàng cầm mấy túi muối đưa cho anh, “Đừng quên cái này.”
Trần Ngật đưa tay ra nhận lấy, tay khác thò vào túi quần nhưng không chạm vào ví, lúc này mới nhớ ra hồi tối mình về nhà có thay quần áo, quên đút ví vào.
Anh lấy một chiếc túi ra cất muối vào, “Quên mang tiền theo, mai đưa cho anh sau.”
Có mỗi mấy đồng tiền, Lý Chấp thấy anh chuyện bé xé ra to, “Bỏ đi, bữa cơm tối nay đủ để cậu mua một thùng muối luôn.”
“Chuyện gì ra chuyện đấy.” Trần Ngật đi ra ngoài, thuận tay cầm luôn cây kẹo ở cửa, “Mai tính một thể.”
Lý Chấp cười mắng: “Cái thằng này.”
Trần Ngật đi ra khỏi cửa hàng, đứng trước cửa chẳng hiểu sao lại nhìn về hướng ngõ nhỏ. Đây là một con ngõ thẳng tắp, quá nửa là mặt tiền cửa hàng. Trên đường đông người, nhìn thoáng qua chẳng thấy rõ ai với ai.
Anh thu lại tầm mắt, cầm túi muối đi, chẳng hiểu sao lại nhớ đến lời Lý Chấp nói ban chiều, lại ngoảnh đầu nhìn lại, ánh đèn ở cửa siêu thị chiếu sáng một vùng, bóng người lay động.
Ánh đèn mờ ảo, Trần Ngật cũng không nghĩ nhiều nữa.
Đối với anh, hồi ức tối hôm đó chung quy cũng chỉ là một giấc mộng có hay không cũng được. Giờ tỉnh mộng, ngay cả đôi câu vài lời cũng chẳng thèm lưu lại.
Phản ứng của Trần Ngật đối với sự trùng hợp này rất bình thường, nghiêng người ôm mèo vào lòng. Ngón tay với khớp xương rõ ràng chậm rãi vuốt ve lưng mèo, gân xanh trên mu bàn tay như ẩn như hiện theo hành động của anh.Một lúc sau anh mới hỏi: “Anh với Nguyễn Miên quen biết nhau thế nào vậy?”
“Cậu không nhớ à?” Lý Chấp kinh ngạc nhìn anh.
Bàn tay đang vuốt lông mèo của Trần Ngật thoáng dừng lại, nâng mắt đối diện với cái nhìn của Lý Chấp, ngẫm nghĩ một lúc mới hỏi: “Không nhớ gì cơ?”
“Trước đây chúng ta từng gặp Nguyễn Miên rồi, cái lần mà cậu đến chỗ gần quán net ăn thịt nướng ấy, cô bé ấy đi lạc đến trước cửa quán net, còn tưởng anh là người bán thịt nướng.”
Trong lúc nghỉ hè, Trần Ngật đến quán net nhà Lý Chấp ăn thịt nướng không biết bao nhiêu lần, mỗi ngày lại có bao nhiêu người đến như thế, anh thật sự không có ấn tượng với chuyện này mấy.
Lý Chấp không khỏi trợn mắt, “Bằng cái trí nhớ này của cậu, anh nghi ngờ không biết cậu thi được hạng nhất thật không hay là đút tiền đi cửa sau chỗ giáo viên đấy.”
Dù sao đó cũng chẳng phải người quan trọng, Trần Ngật không phí công phí sức nhớ lại đoạn ký ức không mấy ấn tượng kia nữa, dùng cái giọng điệu thờ ơ đâm chọc ngược lại: “Vậy trí nhớ anh tốt như thế, sao không thấy anh thi được hạng nhất bao giờ?”
“…..”
Ăn xong, Lý Chấp trở về siêu thị, Trần Ngật thuận đường đi cùng mua ít đồ dùng này nọ. Trước khi đi, dì giúp việc trong nhà nhờ anh mua mấy gói muối về hộ.
Từ Bình Giang công quán rẽ vào ngõ Bình Giang Tây, gió đêm mát rười rượi, các cửa hàng ở hai bên đường đèn đuốc sáng trưng.
Bóng lưng chàng trai nọ được phủ thêm một lớp ánh sáng hào nhoáng.
Bước vào trong ngõ như bước vào một thế giới khác. Chuyện nhà chuyện cửa, nồi niêu xoong chảo, ánh đèn với tông màu ấm khiến cho khung cảnh đêm đen bình thường này dính thêm mấy phần khói lửa.
Lý Chấp lại mở cửa siêu thị ra, cha anh dẫn ông nội về quê thăm người thân, mai mới trở về. Trong siêu thị tối om, lúc rời đi như thế nào thì bây giờ vẫn như thế đấy.
Trần Ngật bước vào, giơ tay sờ công tắc trên tường rồi nhấn xuống.
“Cạch” một tiếng, bóng đèn sợi đốt dây tóc vôn-fram chớp chớp hai lần rồi mới sáng hẳn, ánh đèn sáng trưng nhanh chóng thu hút côn trùng bay tới.
Lý Chấp đi đến quầy, nhắc nhở anh: “Muối ở dưới kệ thứ ba.”
“Không gấp.” Trần Ngật bước đến góc tường lấy ghế nằm, mở ra đặt cạnh quầy, người thì nằm xuống, tay thì đặt lên bụng, nhắm mắt lại hỏi: “Khi nào chú Lý về?”
“Không có bất ngờ gì xảy ra thì mai về.” Lý Chấp lấy tiền xu từ trong ngắn kéo ra, cứ mười đồng xu thì xếp thành một chồng, thuận miệng hỏi: “Sao hôm nay cô chú không ở nhà vậy?”
“Đoàn múa của mẹ em có một buổi diễn, ba đi cổ vũ rồi.” Mẹ Trần Ngật là vũ công, thời còn son chính là trụ cột của đoàn văn công trong quân đội. Hơn mười năm trước vì công việc của chồng nên đã thuyên chuyển công tác đến Nhà hát lớn ở Bình Thành, bây giờ là diễn viên múa hạng nhất cấp quốc gia.
Trò chuyện một lúc, Lý Chấp cảm thấy khát nước, bèn đi đến phòng bếp rót nước, hỏi Trần Ngật muốn uống trà hay nước lọc.
Trần Ngật đang gối đầu lên cái gối nhỏ làm bằng trúc trên ghế nằm, di động ở trước mặt, ánh sáng màn hình chiếu rọi lên khuôn mặt. Anh lắc đầu nói: “Không cần đâu, em không khát.”
“Thế cậu trông cửa hàng nhé.”
“Ờ.”
Giờ này, mọi người ai cũng vội vã về nhà ăn cơm. Tiếng chuông xe đạp leng keng xuyên qua cửa siêu thị, có lúc còn xen lẫn với tiếng rầm rầm của xe máy.
Nguyễn Miên chiều về đến nhà đã ngủ một giấc, tỉnh dậy xuống tầng dưới đi tắm xong, lúc đầu tóc ướt sũng từ phòng tắm bước ra thì vô tình chạm mặt Triệu Thư Đường vừa từ bên ngoài về.
Nguyễn Miên biết Triệu Thư Đường không muốn nhìn thấy mình, nhưng từ trước đến nay, cô chưa bao giờ thấy cậu ta làm gì quá đáng với bản thân, cùng lắm thì chỉ coi cô như một người xa lạ cùng tồn tại dưới mái hiên mà thôi, cho nên chỉ cần Triệu Thư Đường không chạm vào giới hạn của mình, về cơ bản Nguyễn Miên sẽ không chủ động gây sự với cậu ta.
Trong phòng khách, hai người ăn ý lướt qua nhau.
Bữa chiều Nguyễn Miên ăn khá sớm, giờ có hơi đói bụng, vừa lau tóc vừa đi vào bếp. Trong tủ lạnh ngoài dưa hấu và ít đồ ăn thừa ra thì chẳng còn gì khác.
Cô đeo dép lê đi lên tầng thay áo ngủ, cầm ít tiền lẻ rồi ra khỏi nhà.
Nhà họ Triệu nằm ở nơi sâu nhất trong ngõ, phải đi ra ngoài mới thấy được không khí náo nhiệt. Đi được nửa đường, Nguyễn Miên chạm mặt Đoạn Anh đang dẫn Triệu Thư Dương lê la tán dóc ở bên ngoài, dừng lại chào bà một câu.
Tiếng nói chuyện xung quanh nhỏ dần, Đoạn Anh phủi vỏ hạt dưa trên đùi xuống, ngẩng đầu nhìn cô: “Muộn thế này rồi còn ra ngoài à?”
“Dạ, cháu đến siêu thị phía trước mua ít đồ.” Nguyễn Miên đáp.
Vừa nghe thấy đi siêu thị, Triệu Thư Dương vốn đang ngồi xổm trên đất chơi bắn bi chợt bật người đứng dậy chạy đến trước mặt Nguyễn Miên, kêu la: “Cháu cũng muốn đi.”
Đoạn Anh quở mắng cậu: “Đi cái gì mà đi!”
Nghe thấy vậy, Triệu Thư Dương lập tức bĩu môi, Nguyễn Miên sờ đầu thằng bé, cười nói: “Không sao đâu ạ, siêu thị ở ngay phía trước, cháu dẫn em đi cùng cũng được.”
“Cứ chiều nó.” Nói thì nói thế, nhưng cuối cùng Đoạn Anh cũng thỏa hiệp, “Đừng có mà nó thích cái gì là mua ngay cho nó đấy.”
“Cháu biết rồi ạ.”
Người ngồi xung quanh thấy hai chị em đi xa thì lại bắt đầu cắn hạt dưa tiếp, máu hóng chuyện nổi lên, chuyển từ chuyện vợ chồng con trai nhà nọ bất hiếu đuổi cha già ra khỏi nhà sang chuyện Nguyễn Miên.
Một dì mặc áo lanh hỏi: “Đấy là cô con gái do người vợ mới của Đại Vĩ mang đến à? Trông cũng ngoan ngoãn hiểu chuyện phết đấy nhỉ, còn biết chào hỏi.”
Đoạn Anh cúi đầu vỗ vỗ lớp bụi dính trên ống quần, nói: “Hiểu chuyện gì chứ, ở đây toàn là người lớn, cũng chả thấy nó chào hỏi câu nào.”
Mấy người phụ nữ liếc nhìn nhau, hùa theo vài câu, cho qua chủ đề này.
***
Siêu thị nhà họ Lý ở ngay ngã rẽ, Nguyễn Miên dắt Triệu Thư Dương đi qua. Trước cửa còn có hai bậc thang, Triệu Thư Dương buông tay cô ra, dùng cả tay cả chân bò lên.
Trong cửa hàng có bật đèn, Nguyễn Miên đến gần mới thấy trong quầy có người đang nằm. Quầy kính rộng hơn một mét chỉ che được nửa người trên chứ không che hết nửa người dưới.
Đôi chân thẳng tắp thon dài, ung dung dạng ra, đoạn giữa ống quần và giày là cổ chân tinh tế, xương cổ tay sắc sảo rõ ràng.
Cô tưởng là Lý Chấp nên gọi: “Anh Lý Chấp.”
“Lý Chấp không ở đây.” Người nằm ở đó nghe thấy tiếng nói, vừa trả lời vừa ngồi dậy. Cả khuôn mặt bất ngờ lộ ra dưới ánh đèn, cũng bất ngờ đập thẳng vào mắt Nguyễn Miên.
Anh từ ghế nằm đứng lên, vì quá cao nên mắt hơi cụp xuống, dường như không hề ngạc nhiên khi thấy Nguyễn Miên ở đây, “Mua gì thì tự lấy.”
Nguyễn Miên hoàn toàn ngây ngốc, đầu óc cũng ngây ngốc theo, một lúc lâu sau mới nhớ ra nên đáp lại gì đó, nhưng khi đó Trần Ngật đã nằm xuống lần nữa rồi.
Cô bỏ lỡ cơ hội tốt, nếu cứ thế mở miệng thì có vẻ khá đột ngột và xấu hổ, đành để mặc Triệu Thư Dương kéo đến chỗ kệ hàng hóa.
Cú sốc do đột nhiên nhìn thấy Trần Ngật ở chỗ này quá lớn, dĩ nhiên Nguyễn Miên đã ném sạch những lời dặn dò của Đoạn Anh ra sau đầu, mặc kệ Triệu Thư Dương thích lấy gì thì lấy, đến lúc tính tiền mới nhận ra tiền mang theo không đủ.
Khác với những cửa hàng tạp hóa bình thường khác, siêu thị nhà họ Lý có máy thu ngân chuyên dụng, hàng hóa đều được quét mã để nhập.
Nguyễn Miên không cầm theo nhiều tiền lắm, lúng túng đến nỗi mặt đỏ bừng, lòng bàn tay đổ một lớp mồ hôi, “Xin lỗi, tôi có thể bỏ bớt ít đồ lại được không? Hôm nay không mang đủ tiền.”
“Được.” Trần Ngật gõ mấy cái lên bàn phím, xóa hết những hàng hóa vừa nhập vào máy, “Cậu xem xem muốn bỏ bớt thứ gì.”
“Ừm.”
Nguyễn Miên bỏ lại gần một phần ba đống đồ trên bàn, “Được rồi.”
Trần Ngật liếc nhanh phần còn lại trên bàn rồi cầm lên quét mã lần nữa. Trong suốt quá trình Nguyễn Miên không hề nhìn lên, mắt chỉ dừng trên tay anh.
Cuối cùng số tiền phải trả là 103 đồng. Trần Ngật định thối lại cho Nguyễn Miên 2 đồng, anh lấy hai đồng xu từ trong ngăn kéo ra đặt lên bàn.
Nguyễn Miên đưa tay ra lấy, không biết do quá căng thẳng hay sao, hai đồng xu dính chặt trên mặt bàn như thể mọc chân vậy, làm thế nào cũng không cầm lên được.
Càng sốt ruột càng không cầm lên được.
Trần Ngật thấy thế thì lấy hai đồng xu khác từ trong ngăn kéo ra, lần này không đặt lên bàn mà cầm trên tay đưa thẳng qua, “Đừng cố nữa, này.”
Nguyễn Miên bất đắc dĩ ngẩng đầu lên, chạm phải ánh mắt anh, cố gắng không né tránh, vươn tay ra đáp: “Cảm ơn.”
Trần Ngật lại không đưa luôn, ngón tay mân mê đồng tiền xu, giọng nói vô cùng điềm nhiên, “Bạn học Nguyễn.”
“Ơi?” Nguyễn Miên không ngờ anh đột nhiên gọi mình, chỉ một câu đáp lời một âm tiết đã đủ nghe ra cảm xúc lo lắng trong đó.
“Trông cậu căng thẳng thế, sợ tôi à?” Nói xong, Trần Ngật thả tay ra, hai đồng xu rơi xuống lòng bàn tay đang mở của Nguyễn Miên. Hai đồng xu chạm vào nhau, phát ra âm thanh lanh lảnh.
“….. Không có.” Nguyễn Miên khép tay lại, ngón tay chạm vào đồng xu, dường như có thể cảm nhận được hơi ấm do Trần Ngật lưu lại mấy giây trước.
“Thật sao?” Trần Ngật nhìn thẳng vào mắt Nguyễn Miên.
Cô cố gắng giả bộ bình tĩnh, thực tế thì thở cũng không dám: “Ừm, không có.”
Trần Ngật không đáp, đưa tay cầm hai đồng xu trên bàn lên, động tác dễ dàng đến nỗi như đang cười nhạo sự không thành thật của Nguyễn Miên vậy.
“Về sớm chút.” Nói xong, anh thả lại tiền xu vào ngăn kéo, xoay người nằm xuống ghế lần nữa, cơ thể bị che khuất hơn nửa, lúc này đôi chân dài đặt trên mặt đất.
Nguyễn Miên sững sờ hơn mười giây mới xách đồ lên dắt Triệu Thư Dương ra ngoài. Lúc ra đến cửa vẫn liếc mắt thăm dò thử, tư thế của chàng trai vẫn như cũ.
Triệu Thư Dương nôn nóng muốn về, túm cánh tay Nguyễn Miên đi về phía trước.
Cô bị kéo về phía trước cứ như người mất hồn, không rõ bản thân đang cảm thấy thế nào, chỉ thấy khó chịu trong lòng, như khó thở vậy.
Tối hôm ấy thật lạnh, ánh trăng thì tĩnh mịch. Lần đầu tiên Nguyễn Miên nếm trải cảm giác chua xót, tim đập thình thịch chỉ vì một câu nói, một hành động của ai đó.
***
Nguyễn Miên rời khỏi cửa hàng không bao lâu, Lý Chấp mới từ sân sau bước vào. Anh vừa đi rót nước, nhân tiện đi WC luôn.
“Có người đến mua hàng à?” Anh hỏi.
Trần Ngật “Ừm” một tiếng, cất di động đi, “Tổng cộng 103 đồng, tiền để trong ngăn kéo, muộn rồi, em về trước đây.”
“Ok.” Lý Chấp đặt cốc nước xuống, đi đến kệ hàng cầm mấy túi muối đưa cho anh, “Đừng quên cái này.”
Trần Ngật đưa tay ra nhận lấy, tay khác thò vào túi quần nhưng không chạm vào ví, lúc này mới nhớ ra hồi tối mình về nhà có thay quần áo, quên đút ví vào.
Anh lấy một chiếc túi ra cất muối vào, “Quên mang tiền theo, mai đưa cho anh sau.”
Có mỗi mấy đồng tiền, Lý Chấp thấy anh chuyện bé xé ra to, “Bỏ đi, bữa cơm tối nay đủ để cậu mua một thùng muối luôn.”
“Chuyện gì ra chuyện đấy.” Trần Ngật đi ra ngoài, thuận tay cầm luôn cây kẹo ở cửa, “Mai tính một thể.”
Lý Chấp cười mắng: “Cái thằng này.”
Trần Ngật đi ra khỏi cửa hàng, đứng trước cửa chẳng hiểu sao lại nhìn về hướng ngõ nhỏ. Đây là một con ngõ thẳng tắp, quá nửa là mặt tiền cửa hàng. Trên đường đông người, nhìn thoáng qua chẳng thấy rõ ai với ai.
Anh thu lại tầm mắt, cầm túi muối đi, chẳng hiểu sao lại nhớ đến lời Lý Chấp nói ban chiều, lại ngoảnh đầu nhìn lại, ánh đèn ở cửa siêu thị chiếu sáng một vùng, bóng người lay động.
Ánh đèn mờ ảo, Trần Ngật cũng không nghĩ nhiều nữa.
Đối với anh, hồi ức tối hôm đó chung quy cũng chỉ là một giấc mộng có hay không cũng được. Giờ tỉnh mộng, ngay cả đôi câu vài lời cũng chẳng thèm lưu lại.
Bình luận truyện