Kim Giác Quái Đàm Tập 1: Ông Lý
Chương 5
Mẹ tôi kéo rèm phòng tôi lại rồi gọi bố tôi vào.
Ba chúng tôi cùng chen trong một góc tường, mẹ vén rèm ra, chỉ vào cửa sổ nhà ông Lý cho chúng tôi xem.
"Nhà lão Lý treo gương từ khi nào?"
Bố và tôi nhanh chóng nhận thấy có ba chiếc gương nhỏ đang treo bên ngoài cửa sổ nhà lão Lý.
Chiếc gương rất nhỏ, không lớn hơn nắp chai bia bao nhiêu, ba chiếc gương xếp thành một tam giác cân, nếu như không có ánh sáng chiếu vào thì chúng tôi cũng sẽ không chú ý đến.
Việc này trước kia trong thôn rất thường thấy, nhà ai có người gặp nạn hoặc ốm nặng thì sẽ treo gương ra ngoài cửa sổ, nói là như thế có thể bắn ngược lại điều xấu, nhưng nếu gương mà hướng về phía nhà hàng xóm, thì có lúc hai nhà sẽ đánh nhau luôn vì chuyện này.
Cứ tưởng chỉ dân quê mới mê tín, không ngờ dân thành phố cũng thế.
Bố tôi cau mày nói:
“Càng già càng mê tín dị đoan, không có tí công đức nào cả.”
Mẹ tôi bắt đầu bấm đốt ngón tay tính toán, hỏi bố tôi:
"Mấy ngày trước, lúc lão Lý ngồi xe lăn đi ra ngoài đã không đúng lắm rồi, trước đó mấy ngày còn không ra khỏi cửa nữa, tổng cộng lại là mấy ngày?"
"Khoảng một tuần lễ?"
Mẹ tôi đột nhiên nhớ đến, lần cuối lão Lý ra sân phơi nắng còn nói chuyện với tôi.
Tôi nhớ hôm ấy là thứ sáu, còn ngày ông Lý ngồi xe lăn ra ngoài là thứ Bảy của tuần sau đó.
"Thật sự là bảy ngày!"
Mẹ tôi bỗng lộ ra vẻ kinh hoảng mà trước giờ tôi chưa từng thấy, sau đó hỏi tôi:
"Lão Lý hôm đó đã làm gì con?”
Tôi bị bộ dạng này của mẹ dọa sợ, liều mạng lắc đầu.
“Không… không làm gì ạ.”
“Không đúng!’
Mẹ tôi nghĩ lại, hỏi:
"Con nhớ lại xem khi đó, có cảm thấy lão ta có gì không đúng không?”
Tôi suy nghĩ kỹ rồi đáp:
"Ngày hôm đó ông ấy nói chuyện không rõ lắm, chỉ cứ ác ác kêu thôi.”
Tôi chợt giật mình, hôm ngồi trên xe lăn, ông Lý cũng thế, hồi trước, chưa bao giờ ông ấy như vậy.
Mẹ tôi như đột nhiên nghĩ ra điều gì đó rất khủng khiếp, hai mắt thẳng tắp nhìn vào tôi, nhìn lên nhìn xuống hết lần này đến lần khác.
Tôi bị bà nhìn đến dựng cả tóc gáy, nói:
"Mẹ, mẹ đừng nhìn con như vậy."
Mẹ hỏi tôi: "Lão ta có cho con cái gì không?"
Tôi chợt nhớ ra, bật thốt: “Viên kẹo.”
Mẹ tôi cũng nhớ đến, hỏi lại: “Viên kẹo kia trông như thế nào?”
Tôi không nhớ rõ, chỉ đáp:
“Là một viên kẹo nước ngoài, bên trên viết mấy chữ con không rõ, dù sao thì không phải tiếng Anh cũng không phải tiếng Nhật.”
"Con ăn nó rồi?”
Tôi bị mẹ dọa sợ, run rẩy gật đầu.
Mẹ tôi vội hỏi: “Còn có giấy gói kẹo không?”
"Lúc đó đã ném rồi ạ…”
Mẹ tôi bỗng như phát điên, mở cửa lao ra ngoài.
…
Mẹ tôi cúi thấp đầu, siết chặt nắm tay, đi đi lại lại gần cổng hậu viện của nhà ông Lý.
Bộ dạng kia như thể muốn đi giết người vậy.
Bố tôi thấy không ổn nên vội chạy xuống theo.
Tôi cũng đứng ngồi không yên, dựa vào bệ cửa sổ nhìn hai người họ ngồi xổm dưới đất tìm giấy gói kẹo.
Khi đó, điều kiện vệ sinh trong khu ký túc của đơn vị rất tệ, rác rưởi đầy bên lề đường, nhưng dù vậy, mảnh giấy gói kẹo từ tuần trước đã không thể tìm thấy nữa.
Thêm cả việc trên con đường này thường có người qua lại, bố tôi rất trọng thể diện, thấy có người tới là lập tức giả vờ như đang đi dạo, lại còn kéo mẹ tôi đang dẩu mông lục tìm trong bồn cây ven đường đứng dậy nữa.
Hai người tìm một hồi lâu, sau đó bố kéo mẹ đi về, mẹ tôi lải nhà lải nhải trông có vẻ không vui, rồi đột nhiên bà nhặt một viên gạch lên.
Bố tôi thấy không đúng lắm muốn cản lại, nhưng đã muộn.
Mẹ tôi dùng gạch đó đập vỡ cửa sổ nhà ông Lý, choang một tiếng, tôi thấy cái gương đồng nhỏ bên trên đã bị đập vỡ.
Bảo mẫu béo trong phòng đang nấu ăn, lập tức xách dao bếp đi ra.
Bảo mẫu béo này là từ vùng xung quanh tìm tới, chỉ nói tiếng địa phương, nhưng khí thế không yếu chút nào, tức khắc đã cãi nhau dữ dội với mẹ tôi.
Bố tôi bị kẹp ở giữa, đầy mặt khó xử, khuyên hai bên hồi lâu mới kéo được mẹ tôi ra.
Vừa mới vào cửa, mẹ tôi đã bật khóc, trách bố tôi không giúp đỡ bà, bình thường thì khoe mình luyện võ, vậy mà lúc mấu chốt lại nhát như cáy.
Bố tôi cũng tức giận.
"Giúp thế nào hả? Nhà người ta có một bảo mẫu thôi, nếu động thủ thật người ta nằm luôn xuống đất ăn vạ thì làm thế nào? Nếu bảo vì một cái gương mà đánh nhau, truyền ra ngoài chẳng phải sẽ làm hàng xóm cười chết?”
"Đều là do bọn họ làm trò quỷ!"
"Lão ra treo gương lên có thể khiến chúng ta sốt được sao? Nói không chừng là vì nguyên nhân khác, đừng có đến lúc lại phát hiện ra nhận nhầm rồi.”
Mẹ tôi càng khóc to hơn, vừa lau nước mắt vừa nói:
"Tôi sớm đã nhìn ra lão yêu tinh kia có gì đó không đúng rồi, mình còn cứ bảo tôi ghen tị với người ta, bảo tôi là người quê mùa, hôm nay có ba cái gương này, tôi chắc chắn chính là nhà lão giở trò quỷ!”
"Thế… họ định làm gì?”
Mẹ tôi bỗng lộ ra vẻ hung ác.
"Kim Đào nhà chúng ta, đã cho lão yêu tinh kia mượn thọ rồi!”
…
“Nhỏ giọng thôi!” Bố tôi hạ giọng, nhưng vẻ mặt cũng rất hung dữ.
Hung xong, bố tôi lại nói:
"Cái gì... Cái gì mượn thọ? Nghĩ nhiều rồi đấy, làm sao có chuyện đó được?”
Mẹ tôi dùng một tay quệt nước mũi, sau đó ôm lấy tôi, chỉ vào đầu tôi cho bố xem.
"Bây giờ mình nhìn đi, hai bên đầu của Kim Đào là gì đây?”
Lúc đó tôi cũng sợ quá thể, vội vàng sờ lên đầu, nhưng không sờ được gì cả.
Bố tôi nhích lại xem, mặt tức khắc biến sắc.
"Sao lại có tóc bạc hả?”
Tôi vừa nghe liền hoảng, vội đứng dậy nhìn vào gương.
Tóc ở hai bên tai và thái dương của tôi, thực sự có lẫn vài sợi tóc bạc.
Không chỉ vậy, khóe mắt và khóe miệng hình như còn có vài nếp nhăn nhỏ, hai ngày nay tôi sốt quá nên không soi gương, chẳng hiểu sao lại thành ra thế này.
Tôi mới có mười tuổi thôi mà, tại sao lại già đi chứ?
Tôi hơi sợ, sờ sờ đầu, rồi chợt cảm giác được có mấy sợi tóc rụng trên tay.
Bây giờ đỉnh đầu đã bắt đầu rụng tóc à?
Lúc đó tôi mới chú ý đến ngoại hình của mình, bình thường khi không có việc gì, tôi cũng sẽ soi gương, tưởng tượng sau này phải học theo Lưu Đức Hoa rẽ ngôi giữa, ai ngờ giờ đã già mất rồi.
Tôi đang ngoác miệng muốn khóc thì bỗng nhiên răng lại đau, vừa lấy tay sờ vào, hai chiếc răng nanh trái phải tức khắc rụng xuống.
Đây là răng mới thay năm ngoái thôi mà, sao lại rụng được…
Oa một tiếng, tôi bật khóc, lần đầu tiên cảm giác được mình sắp chết.
Bố tôi kinh ngạc nhìn mặt tôi, nói:
"Không phải trúng độc đấy chứ?"
Bố tôi làm trợ giảng cho một giáo sư khoa hóa học, biết rất nhiều về chất độc nên nghĩ đến nó đầu tiên.
Mẹ tôi lắc đầu bảo:
"Không phải chúng ta vừa mới đi bệnh viện kiểm tra sao? Không có gì hết, giờ có đi kiểm tra thêm cũng sẽ không thấy gì, đây chính là tà bệnh!”
Lúc này bố tôi mới thực sự hoảng: "Thật sự là mượn thọ à?"
Mẹ tôi gật đầu, lại hỏi tôi:
"Cái kẹo con ăn hôm đó, có phải bên trên có hai cái lỗ không?"
Trong lòng tôi lộp bộp, khi đó cách xa như thế, sao mẹ tôi biết được?
Bố tôi nhìn biểu hiện của tôi, cũng sợ hãi.
Mẹ tôi ch ảy nước mắt ròng ròng, nghẹn ngào nói:
“Đó là thọ kim người ta mua thọ đấy, con nhận rồi thì là đồng ý với người ta!”
Mẹ tôi chỉ về hướng nhà ông Lý, nói tiếp:
"Lão già kia treo ba tấm gương không phải để cản tai, mà là để lúc mượn thọ có thể lừa được Nhật Du Thần và Dạ Du Thần*, sao tôi lại không nhìn ra sớm hơn cơ chứ!”
Bố tôi hình như cũng nhớ ra điều gì đó.
"Mấy ngày trước, có người trong thành phố nhìn thấy Đại Lý và Tiểu Lý ăn cơm với hai người ngoại quốc, nói là phải đi Đông Nam Á làm ăn, hai tên khốn đó thì biết làm ăn gì? Nói không chừng chính là đám người đó đấy, lũ khốn!”
Mẹ tôi nhìn tôi với vẻ mặt thê lương, rồi đột nhiên nổi cơn thịnh nộ quất tôi.
"Đã bảo đừng có ăn đồ người ta đưa cho mà không chịu nghe!”
Tôi bị sự thay đổi đột ngột của mẹ dọa sợ, quên cả ôm đầu, bị mẹ quất cho mấy phát liền.
Trong phong ba bão táp, tôi lại cảm thấy cái răng bên cạnh hai răng nanh trái phải hình như cũng rụng rồi.
Bố vội ôm mẹ lại.
"Mình điên à?”
Mẹ tôi cuối cùng cũng dừng lại, ánh mắt oán độc nhìn về phía nhà lão Lý.
"Nhà mình thức khuya dậy sớm cũng chỉ kiếm được chưa đầy hai ngàn tệ, lão một mình kiếm tận hai vạn, cũng sống đến một trăm tuổi rồi, vậy mà còn muốn mượn thọ của Kim Đào nhà mình? Mẹ kiếp! Trong trường học này, sao lại bắt nạt người thế chứ?”
Gần đây bố tôi cũng thường hay bị các giáo sư trong văn phòng làm khó dễ, sớm đã nghẹn đầy một bụng hỏa, ông đột ngột đứng dậy, xách cây chày cán bột từ trong bếp ra.
"Để tôi xem lão có thể sống bao lâu!”
Mẹ tôi vội ôm chân bố tôi, cả người bị kéo lê trên sàn.
"Đừng! Nếu đánh chết ông ta thì mình mất việc mất, chúng ta làm sao mà sống nổi? Việc này ta chỉ có thể ngầm hiểu trong lòng thôi, không thể nói ra miệng đâu!”
Bố tôi quăng mạnh cây chày cán bột xuống đất.
“Nhưng bây giờ phải làm sao?”
Hỏi xong, bố chợt phản ứng lại, hỏi mẹ:
“Sao mình lại biết mấy cái này?”
Mẹ tôi lờ bố tôi đi, bỗng nhiên lại sờ vào mái tóc hoa râm của tôi.
"Đều do cha mẹ vô dụng, không thì sao lại để con vướng vào mấy chuyện này chứ? Nếu ông ngoại con mà còn sống, ai dám ức hiếp chúng ta như vậy!”
Nói xong, mẹ tôi đứng dậy, vào nhà tắm rửa mặt, thay bộ quần áo khác rồi tìm bố lấy hai trăm tệ.
Bố tôi hỏi: “Lại làm gì nữa?”
Mẹ đáp: “Về nhà mẹ đẻ, mời chú tư của tôi lên đây.”
…
*Trong thần thoại Trung Hoa có hai vị thần chuyên đi “tuần tra” cả ngày lẫn đêm, có tên gọi chung là Nhật Dạ Du Thần [日夜游神]. Dễ dàng nhận ra trong hai vị sẽ có một người là Nhật Du Thần (Thần tuần tra ban ngày) và người còn lại là Dạ Du Thần (Thần tuần tra ban đêm). Hai vị thần được cho là bắt nguồn từ Đạo Giáo, đồng thời cũng xuất hiện trong khá nhiều ngôi đền ở Trung Quốc.
Ba chúng tôi cùng chen trong một góc tường, mẹ vén rèm ra, chỉ vào cửa sổ nhà ông Lý cho chúng tôi xem.
"Nhà lão Lý treo gương từ khi nào?"
Bố và tôi nhanh chóng nhận thấy có ba chiếc gương nhỏ đang treo bên ngoài cửa sổ nhà lão Lý.
Chiếc gương rất nhỏ, không lớn hơn nắp chai bia bao nhiêu, ba chiếc gương xếp thành một tam giác cân, nếu như không có ánh sáng chiếu vào thì chúng tôi cũng sẽ không chú ý đến.
Việc này trước kia trong thôn rất thường thấy, nhà ai có người gặp nạn hoặc ốm nặng thì sẽ treo gương ra ngoài cửa sổ, nói là như thế có thể bắn ngược lại điều xấu, nhưng nếu gương mà hướng về phía nhà hàng xóm, thì có lúc hai nhà sẽ đánh nhau luôn vì chuyện này.
Cứ tưởng chỉ dân quê mới mê tín, không ngờ dân thành phố cũng thế.
Bố tôi cau mày nói:
“Càng già càng mê tín dị đoan, không có tí công đức nào cả.”
Mẹ tôi bắt đầu bấm đốt ngón tay tính toán, hỏi bố tôi:
"Mấy ngày trước, lúc lão Lý ngồi xe lăn đi ra ngoài đã không đúng lắm rồi, trước đó mấy ngày còn không ra khỏi cửa nữa, tổng cộng lại là mấy ngày?"
"Khoảng một tuần lễ?"
Mẹ tôi đột nhiên nhớ đến, lần cuối lão Lý ra sân phơi nắng còn nói chuyện với tôi.
Tôi nhớ hôm ấy là thứ sáu, còn ngày ông Lý ngồi xe lăn ra ngoài là thứ Bảy của tuần sau đó.
"Thật sự là bảy ngày!"
Mẹ tôi bỗng lộ ra vẻ kinh hoảng mà trước giờ tôi chưa từng thấy, sau đó hỏi tôi:
"Lão Lý hôm đó đã làm gì con?”
Tôi bị bộ dạng này của mẹ dọa sợ, liều mạng lắc đầu.
“Không… không làm gì ạ.”
“Không đúng!’
Mẹ tôi nghĩ lại, hỏi:
"Con nhớ lại xem khi đó, có cảm thấy lão ta có gì không đúng không?”
Tôi suy nghĩ kỹ rồi đáp:
"Ngày hôm đó ông ấy nói chuyện không rõ lắm, chỉ cứ ác ác kêu thôi.”
Tôi chợt giật mình, hôm ngồi trên xe lăn, ông Lý cũng thế, hồi trước, chưa bao giờ ông ấy như vậy.
Mẹ tôi như đột nhiên nghĩ ra điều gì đó rất khủng khiếp, hai mắt thẳng tắp nhìn vào tôi, nhìn lên nhìn xuống hết lần này đến lần khác.
Tôi bị bà nhìn đến dựng cả tóc gáy, nói:
"Mẹ, mẹ đừng nhìn con như vậy."
Mẹ hỏi tôi: "Lão ta có cho con cái gì không?"
Tôi chợt nhớ ra, bật thốt: “Viên kẹo.”
Mẹ tôi cũng nhớ đến, hỏi lại: “Viên kẹo kia trông như thế nào?”
Tôi không nhớ rõ, chỉ đáp:
“Là một viên kẹo nước ngoài, bên trên viết mấy chữ con không rõ, dù sao thì không phải tiếng Anh cũng không phải tiếng Nhật.”
"Con ăn nó rồi?”
Tôi bị mẹ dọa sợ, run rẩy gật đầu.
Mẹ tôi vội hỏi: “Còn có giấy gói kẹo không?”
"Lúc đó đã ném rồi ạ…”
Mẹ tôi bỗng như phát điên, mở cửa lao ra ngoài.
…
Mẹ tôi cúi thấp đầu, siết chặt nắm tay, đi đi lại lại gần cổng hậu viện của nhà ông Lý.
Bộ dạng kia như thể muốn đi giết người vậy.
Bố tôi thấy không ổn nên vội chạy xuống theo.
Tôi cũng đứng ngồi không yên, dựa vào bệ cửa sổ nhìn hai người họ ngồi xổm dưới đất tìm giấy gói kẹo.
Khi đó, điều kiện vệ sinh trong khu ký túc của đơn vị rất tệ, rác rưởi đầy bên lề đường, nhưng dù vậy, mảnh giấy gói kẹo từ tuần trước đã không thể tìm thấy nữa.
Thêm cả việc trên con đường này thường có người qua lại, bố tôi rất trọng thể diện, thấy có người tới là lập tức giả vờ như đang đi dạo, lại còn kéo mẹ tôi đang dẩu mông lục tìm trong bồn cây ven đường đứng dậy nữa.
Hai người tìm một hồi lâu, sau đó bố kéo mẹ đi về, mẹ tôi lải nhà lải nhải trông có vẻ không vui, rồi đột nhiên bà nhặt một viên gạch lên.
Bố tôi thấy không đúng lắm muốn cản lại, nhưng đã muộn.
Mẹ tôi dùng gạch đó đập vỡ cửa sổ nhà ông Lý, choang một tiếng, tôi thấy cái gương đồng nhỏ bên trên đã bị đập vỡ.
Bảo mẫu béo trong phòng đang nấu ăn, lập tức xách dao bếp đi ra.
Bảo mẫu béo này là từ vùng xung quanh tìm tới, chỉ nói tiếng địa phương, nhưng khí thế không yếu chút nào, tức khắc đã cãi nhau dữ dội với mẹ tôi.
Bố tôi bị kẹp ở giữa, đầy mặt khó xử, khuyên hai bên hồi lâu mới kéo được mẹ tôi ra.
Vừa mới vào cửa, mẹ tôi đã bật khóc, trách bố tôi không giúp đỡ bà, bình thường thì khoe mình luyện võ, vậy mà lúc mấu chốt lại nhát như cáy.
Bố tôi cũng tức giận.
"Giúp thế nào hả? Nhà người ta có một bảo mẫu thôi, nếu động thủ thật người ta nằm luôn xuống đất ăn vạ thì làm thế nào? Nếu bảo vì một cái gương mà đánh nhau, truyền ra ngoài chẳng phải sẽ làm hàng xóm cười chết?”
"Đều là do bọn họ làm trò quỷ!"
"Lão ra treo gương lên có thể khiến chúng ta sốt được sao? Nói không chừng là vì nguyên nhân khác, đừng có đến lúc lại phát hiện ra nhận nhầm rồi.”
Mẹ tôi càng khóc to hơn, vừa lau nước mắt vừa nói:
"Tôi sớm đã nhìn ra lão yêu tinh kia có gì đó không đúng rồi, mình còn cứ bảo tôi ghen tị với người ta, bảo tôi là người quê mùa, hôm nay có ba cái gương này, tôi chắc chắn chính là nhà lão giở trò quỷ!”
"Thế… họ định làm gì?”
Mẹ tôi bỗng lộ ra vẻ hung ác.
"Kim Đào nhà chúng ta, đã cho lão yêu tinh kia mượn thọ rồi!”
…
“Nhỏ giọng thôi!” Bố tôi hạ giọng, nhưng vẻ mặt cũng rất hung dữ.
Hung xong, bố tôi lại nói:
"Cái gì... Cái gì mượn thọ? Nghĩ nhiều rồi đấy, làm sao có chuyện đó được?”
Mẹ tôi dùng một tay quệt nước mũi, sau đó ôm lấy tôi, chỉ vào đầu tôi cho bố xem.
"Bây giờ mình nhìn đi, hai bên đầu của Kim Đào là gì đây?”
Lúc đó tôi cũng sợ quá thể, vội vàng sờ lên đầu, nhưng không sờ được gì cả.
Bố tôi nhích lại xem, mặt tức khắc biến sắc.
"Sao lại có tóc bạc hả?”
Tôi vừa nghe liền hoảng, vội đứng dậy nhìn vào gương.
Tóc ở hai bên tai và thái dương của tôi, thực sự có lẫn vài sợi tóc bạc.
Không chỉ vậy, khóe mắt và khóe miệng hình như còn có vài nếp nhăn nhỏ, hai ngày nay tôi sốt quá nên không soi gương, chẳng hiểu sao lại thành ra thế này.
Tôi mới có mười tuổi thôi mà, tại sao lại già đi chứ?
Tôi hơi sợ, sờ sờ đầu, rồi chợt cảm giác được có mấy sợi tóc rụng trên tay.
Bây giờ đỉnh đầu đã bắt đầu rụng tóc à?
Lúc đó tôi mới chú ý đến ngoại hình của mình, bình thường khi không có việc gì, tôi cũng sẽ soi gương, tưởng tượng sau này phải học theo Lưu Đức Hoa rẽ ngôi giữa, ai ngờ giờ đã già mất rồi.
Tôi đang ngoác miệng muốn khóc thì bỗng nhiên răng lại đau, vừa lấy tay sờ vào, hai chiếc răng nanh trái phải tức khắc rụng xuống.
Đây là răng mới thay năm ngoái thôi mà, sao lại rụng được…
Oa một tiếng, tôi bật khóc, lần đầu tiên cảm giác được mình sắp chết.
Bố tôi kinh ngạc nhìn mặt tôi, nói:
"Không phải trúng độc đấy chứ?"
Bố tôi làm trợ giảng cho một giáo sư khoa hóa học, biết rất nhiều về chất độc nên nghĩ đến nó đầu tiên.
Mẹ tôi lắc đầu bảo:
"Không phải chúng ta vừa mới đi bệnh viện kiểm tra sao? Không có gì hết, giờ có đi kiểm tra thêm cũng sẽ không thấy gì, đây chính là tà bệnh!”
Lúc này bố tôi mới thực sự hoảng: "Thật sự là mượn thọ à?"
Mẹ tôi gật đầu, lại hỏi tôi:
"Cái kẹo con ăn hôm đó, có phải bên trên có hai cái lỗ không?"
Trong lòng tôi lộp bộp, khi đó cách xa như thế, sao mẹ tôi biết được?
Bố tôi nhìn biểu hiện của tôi, cũng sợ hãi.
Mẹ tôi ch ảy nước mắt ròng ròng, nghẹn ngào nói:
“Đó là thọ kim người ta mua thọ đấy, con nhận rồi thì là đồng ý với người ta!”
Mẹ tôi chỉ về hướng nhà ông Lý, nói tiếp:
"Lão già kia treo ba tấm gương không phải để cản tai, mà là để lúc mượn thọ có thể lừa được Nhật Du Thần và Dạ Du Thần*, sao tôi lại không nhìn ra sớm hơn cơ chứ!”
Bố tôi hình như cũng nhớ ra điều gì đó.
"Mấy ngày trước, có người trong thành phố nhìn thấy Đại Lý và Tiểu Lý ăn cơm với hai người ngoại quốc, nói là phải đi Đông Nam Á làm ăn, hai tên khốn đó thì biết làm ăn gì? Nói không chừng chính là đám người đó đấy, lũ khốn!”
Mẹ tôi nhìn tôi với vẻ mặt thê lương, rồi đột nhiên nổi cơn thịnh nộ quất tôi.
"Đã bảo đừng có ăn đồ người ta đưa cho mà không chịu nghe!”
Tôi bị sự thay đổi đột ngột của mẹ dọa sợ, quên cả ôm đầu, bị mẹ quất cho mấy phát liền.
Trong phong ba bão táp, tôi lại cảm thấy cái răng bên cạnh hai răng nanh trái phải hình như cũng rụng rồi.
Bố vội ôm mẹ lại.
"Mình điên à?”
Mẹ tôi cuối cùng cũng dừng lại, ánh mắt oán độc nhìn về phía nhà lão Lý.
"Nhà mình thức khuya dậy sớm cũng chỉ kiếm được chưa đầy hai ngàn tệ, lão một mình kiếm tận hai vạn, cũng sống đến một trăm tuổi rồi, vậy mà còn muốn mượn thọ của Kim Đào nhà mình? Mẹ kiếp! Trong trường học này, sao lại bắt nạt người thế chứ?”
Gần đây bố tôi cũng thường hay bị các giáo sư trong văn phòng làm khó dễ, sớm đã nghẹn đầy một bụng hỏa, ông đột ngột đứng dậy, xách cây chày cán bột từ trong bếp ra.
"Để tôi xem lão có thể sống bao lâu!”
Mẹ tôi vội ôm chân bố tôi, cả người bị kéo lê trên sàn.
"Đừng! Nếu đánh chết ông ta thì mình mất việc mất, chúng ta làm sao mà sống nổi? Việc này ta chỉ có thể ngầm hiểu trong lòng thôi, không thể nói ra miệng đâu!”
Bố tôi quăng mạnh cây chày cán bột xuống đất.
“Nhưng bây giờ phải làm sao?”
Hỏi xong, bố chợt phản ứng lại, hỏi mẹ:
“Sao mình lại biết mấy cái này?”
Mẹ tôi lờ bố tôi đi, bỗng nhiên lại sờ vào mái tóc hoa râm của tôi.
"Đều do cha mẹ vô dụng, không thì sao lại để con vướng vào mấy chuyện này chứ? Nếu ông ngoại con mà còn sống, ai dám ức hiếp chúng ta như vậy!”
Nói xong, mẹ tôi đứng dậy, vào nhà tắm rửa mặt, thay bộ quần áo khác rồi tìm bố lấy hai trăm tệ.
Bố tôi hỏi: “Lại làm gì nữa?”
Mẹ đáp: “Về nhà mẹ đẻ, mời chú tư của tôi lên đây.”
…
*Trong thần thoại Trung Hoa có hai vị thần chuyên đi “tuần tra” cả ngày lẫn đêm, có tên gọi chung là Nhật Dạ Du Thần [日夜游神]. Dễ dàng nhận ra trong hai vị sẽ có một người là Nhật Du Thần (Thần tuần tra ban ngày) và người còn lại là Dạ Du Thần (Thần tuần tra ban đêm). Hai vị thần được cho là bắt nguồn từ Đạo Giáo, đồng thời cũng xuất hiện trong khá nhiều ngôi đền ở Trung Quốc.
Bình luận truyện