Kinh Thánh Của Một Người
Chương 23
Anh nhìn không thấy tiền đồ ló dạng trong cuộc đại hỗn loạn này, chi bằng tìm cách tránh xa mọi hiểm ác. Anh muốn nhặt lại cái thế giới đã bị đánh rơi nơi người con gái bà chủ cho thuê nhà. Nàng có vẻ đẹp khiến anh phải xao xuyến bởi đường cong gợi cảm, khuôn mặt trái xoan, sắc thái yêu kiều, thân hình mềm mại. Cô gái tựa người bên vách nhìn vào, ánh nắng chiếu xiên xiên làm cho vành tai sáng hẳn lên, còn mái tóc thì lung linh bồng bềnh. Nàng đẹp tới mức kinh hãi, sững sờ, thế mà lúc chia tay lại nhìn anh sắc lạnh nhường kia. Nàng đã hiểu lầm anh, anh mong muốn giải tỏa cho nàng, và cũng cho cả chính anh nữa. Anh lần đến khu nhà tĩnh lặng láng giềng, tưởng tượng nơi đó “độc môn độc hộ”, một mảnh đất trời riêng biệt của nàng, tách hẳn với loạn thế ngoài kia. Nhưng anh đã nhầm vì sau cánh cổng to lớn chắc chắn nọ là cả một thế giới hỗn tạp. “Anh tìm ai?” người đàn bà đang hì hục giặt giũ chăn mền trong cái chậu nhôm cất tiếng hỏi. “Tôi đến trả tiền”. “Tiền gì?”. “Tiền thuê phòng đã mấy tháng nay bà chủ không cho người đi thu”. Người đàn bà giặt giũ chăn mền chỉ anh vòng ra góc phía sau, phòng cuối, “Có điều mụ ta bây giờ đâu còn là bà chủ nữa!”. Thế là rõ, bà chủ nhà đã có vấn đề nên gia sản phải sung công, nếu đúng vậy thì nỗi thù hận trong ánh mắt cô gái lại càng thêm sâu đậm và anh càng không nên xáp mặt lần nữa, nói đúng hơn là không có dũng khí gặp nàng.
Tháng ba, anh đi Tà Hà Giản thuộc vùng Sơn Tây ngoại ô Bắc Kinh bằng tàu hàng xuất phát từ ga Tây Trực Môn. Sau mỗi đoàn tàu hàng người ta thường móc thêm toa hành khách. Cơn sốt học sinh sinh viên cả nước lên đường kết bè kéo mảng đã qua, cho nên trong toa hành khách hôm nay chỉ lác đác vài người, tha hồ chọn chỗ yên tĩnh mà ngắm trời đất, cảnh vật. Đoàn tàu chui qua hết hầm này đến hầm khác, rồi uốn lượn trong thung lũng. Ngồi cạnh cửa có thể nhìn thấy đầu máy hơi nước chạy than kiểu cũ đang cần mẫn kéo từng toa hàng nặng vượt núi, còn toa hành khách ghế cứng cuối cùng thì lắc qua lắc lại thật dễ sợ. Đến ga Nhạn Sí, anh nhảy xuống, ngoái nhìn đoàn tàu vòng quanh núi rồi mất hút vào lũng xa, nhân viên điều độ sau khi phất cờ, huýt còi hướng dẫn đoàn tàu an toàn rời ga, liền chui vào một căn nhà nhỏ nhắn thấp tè bên đường, còn lại mình anh đứng trên đống đá dăm lót dưới hàng ray.
Hồi còn là sinh viên, anh đã từng lên vùng Nhạn Sí này lao động, đào hốc trồng cây, cũng vào khoảng tháng ba mùa xuân sớm, đất còn đóng băng chặt cứng, mỗi nhát xẻng phập xuống sâu không được hai tấc; sau mấy ngày cật lực, hai bàn tay đều phồng rộp, rướm máu. Lần ấy lội qua suối sâu bị rơi bao tải đựng toàn cây giống, suýt nữa trôi phăng. Anh nhào ra giành lấy, nước vừa chảy xiết vừa lạnh như dao cắt, may mà chưa phải vĩnh biệt cuộc đời. Sau đó anh được biểu dương, nhưng đoàn thanh niên cộng sản chẳng cần đến anh. Anh và mấy bạn học ngoài đoàn tự xưng hô với nhau là “Lão Phi” (phi đoàn và tất nhiên cũng là phi đảng) đã tụ tập lập nên đội kịch, mới diễn được hai vở thì cán bộ hội sinh viên đến gặp họ, nói chuyện với từng diễn viên, tuy không tuyên bố rõ ràng là cấm chỉ, nhưng người ta chẳng thấy các “Lão Phi” diễn kịch nữa, và tất nhiên đội kịch của các anh tự động giải thể. Các anh đã dàn dựng vở “Ông cậu” của Chekhov, một vở kịch ca ngợi cái đẹp lỗi thời. Thôn nữ nọ đến từ ngoại tỉnh, lương thiện, từ tâm, những mong tất cả đều đẹp đẽ, đẹp người, đẹp nết, đẹp lòng, nhưng nàng âu sầu vỡ mộng, nỗi âu sầu cũng lỗi thời như một tấm ảnh úa vàng bị thiêu cháy.
Từ ga Nhạn Sí đi một đoạn nữa là đến Vĩnh Định Hà. Nếu không gặp mùa mưa lớn, hoặc cửa đập nước trên thượng du không mở thì nước sông trong vắt có thể nhìn thấy đáy. Anh đã đưa Lâm lên đây, chụp ảnh, tâm tình; nàng chân trần, xắn cao váy lội sông, trông thật yêu kiều, ngây thơ và gợi cảm. Sau đó anh và Lâm dắt tay nhau lên núi, ăn cơm, cắm trại, hôn nhau và làm tình. Anh lấy làm tiếc đã không ghi lại khuôn hình nàng khỏa thân trên bãi cỏ, đẹp ôi là đẹp mà giờ đây biết kiếm đâu ra. Đúng là giờ đây anh chẳng biết làm gì và cũng không có việc gì đáng làm, lại trở về bàn giấy biên tập hàng chồng văn bản tuyên truyền; chẳng có ai quản lí anh và anh cũng không đi tạo phản nữa, qua rồi lòng nhiệt thành với loại chính nghĩa mơ hồ như thế. Xung phong cầm đầu lâm trận đã mấy tháng nay; say sưa, phấn chấn như vậy là quá đủ, hà tất phải rước thêm cực vào thân làm gì nữa, nhân khi nước đang chảy xiết mà dũng cảm tách dòng, ham chi mãi với vai diễn anh hùng. Anh cởi giày lột vớ một mình lội sông Vĩnh Định Hà, nhớ Lâm da diết và quyết định về Nam thăm cha, luôn thể hỏi ông cho rõ ràng chuyện khẩu súng mà nàng đã lưu ý nhắc anh.
Cha con anh đã hai năm nay chưa có dịp gặp nhau, kẻ Nam người Bắc, giờ bỗng thấy anh đường đột về thăm nhà, ông cụ mừng vui khôn xiết, bèn ra chợ đen mua đặc sản miền Nam, tôm cua tươi sống và thân hành xuống bếp nấu nướng đãi con. Cha anh lúc này đã học được công chuyện nồi niêu soong chảo, không còn âu sầu ít lời như khi mẹ anh vừa mới qua đời, dáng vẻ nhanh nhẹn hoạt bát hẳn lên, lại quan tâm đến vấn đề chính trị, thời sự. Ông hỏi anh sao lâu nay không thấy một số vị đầu não của Đảng và nhà nước xuất hiện trên báo chí. Khi vào bàn, đã có tí rượu, cha con hưng phấn, anh nhìn ông và kể dăm ba câu chuyện không đăng trên báo, rằng đó là cuộc đấu tranh trên thượng tầng mà bàn dân thiên hạ dưới này khó lòng hiểu rõ. Cha anh nói, ba biết chứ, ở tỉnh này, thành phố này cũng vậy. Ông còn khoe đã tham gia tạo phản, cái lão trưởng phòng tổ chức nhân sự bị đơn vị ông đấu tố, lật đổ nay phải ra rìa, co vòi sang một bên. Anh im lặng, nín nhịn một lát, rồi không thể không nhắc khéo cha mình:
- Ba, ba đừng quên bài học hồi chống hữu phái năm xưa.
- Ba không phản Đảng, không chống cách mạng, ba chỉ nêu ra một vài ý kiến đối với công tác của cá nhân lão ta! - Cha anh lập tức bị kích động, bàn tay cầm li rượu run run, làm cho rượu sóng sánh tràn lên bàn.
- Ba không còn trẻ mỏ gì nữa, lí lịch lại có vấn đề, sao ba có thể tham gia vào một tổ chức như thế kia chứ? Ba nên nhớ mình không có quyền gì mà đeo đuổi phong trào - anh cũng rất xúc động, từ xưa tới nay anh chưa hề có thái độ và lời lẽ như vậy đối với cha mình.
- Tại sao ba không có thể - giọng ông nặng hơn, hỏi anh, đoạn đặt li rượu xuống bàn, nói tiếp - lí lịch của ba đã rất rõ ràng, chưa hề tham gia đảng phái phản cách mạng, không có bất cứ vấn đề chính trị nào cả. Năm ấy Đảng kêu gọi “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, ba chỉ nói, hãy triệt phá bức tường ngăn cách với quần chúng, và dăm ba vấn đề về tác phong công tác của cá nhân lão ta, ba không hề đụng tới một chữ Đảng nào cả, ai ngờ hắn báo thù. Lần đó ba phát biểu tại hội nghị, có đông người, ai nấy đều nghe rõ, có thể làm chứng cho ba. Còn bài báo một trăm chữ viết trên bảng đen cũng là do chi bộ đảng yêu cầu, chứ ba có chủ động đưa ra đâu mà sợ.
- Ba, ba ngây thơ quá. - Anh vừa bắt đầu biện bác thì cha anh đã cắt ngang:
- Anh không phải dạy khôn tôi, và cũng đừng ỷ thế học hành dăm ba chữ mà lên mặt, tại má anh quá ư nuông chiều nên mới hư đốn thế này!
Đợi cha nguôi giận, hạ hỏa, anh mới chậm rãi nói rõ từng chữ:
- Ba, ba có giữ khẩu súng nào hay không?
Đầu óc cha anh bỗng “ùng” một tiếng, ông lịm người, cúi đầu, tay xoay xoay li rượu, không uống mà cũng chẳng nói năng gì cả.
- Ba, có người tiết lộ với con, lí lịch của con có vấn đề - anh giải thích - vì vậy phải tìm đến ba, ba cho con biết, có hay không sự việc đó?
- Đều là do má của con quá thật thà... - cha anh bình tĩnh và thân mật trở lại. Thế có nghĩa là Lâm nói đúng, cha anh từng cất giấu một khẩu súng riêng. Anh lạnh người.
- Một hai năm gì đó sau ngày giải phóng, trên phát xuống bản khai lí lịch yêu cầu mọi người phải điền vào, trong đó có một cột hỏi về vũ khí. Má con thật là đáng trách, khi không mang họa vào thân, bà bảo cứ khai theo sự thực, “tôi đã bán trao tay cho người bạn một khẩu súng lục”...
- Năm nào thưa ba?
- Lâu lắm rồi, thời kì kháng chiến, đang còn chính quyền dân quốc, con chưa ra đời.
- Ba bán cho ai?
- Cho một đồng nghiệp cùng làm việc ở ngân hàng. Má con hỏi, của ấy có tác dụng gì? Ba nói chỉ để phòng thân, vì thời đó rất loạn lạc. Má con lại hỏi, nhưng anh định bắn ai kia chứ, nhỡ cướp cò thì sao? Và cuối cùng ba má đã quyết định bán nó đi - ông cười hồn nhiên. Chuyện này đâu có thể đáng cười, anh nghiêm nét mặt hỏi cha:
- Nhưng trong lí lịch thì lại ghi, “cất giấu súng riêng”.
Cha anh bừng tỉnh, tựa hồ như hét lên:
- Không thể như thế được, đó là sự việc của hơn ba mươi năm về trước!
Cha con nhìn nhau, anh tin cha mình đã nói đúng hơn lí lịch, nhưng vẫn chưa yên tâm:
- Ba, họ có thể điều tra.
- Nghĩa là... - cha anh tư lự.
Nghĩa là chẳng ai dám thừa nhận là đã mua khẩu súng đó. Anh tỏ ra tuyệt vọng, cha anh hai tay úp mặt và cuối cùng hiểu ra sự nghiêm trọng, ông bật khóc. Các món đặc sản tôm cua mà trên miền Bắc thuộc loại quý hiếm giờ đây lạnh ngắt, hai cha con chẳng ai muốn đụng đũa.
Anh nói, anh không trách cứ cha điều gì, cho dù nay mai có sinh chuyện, anh vẫn là con của cha, không thể không nhận cha. Những năm sau “Đại nhảy vọt”, thiên tai nhân họa, mất mùa đói kém, mẹ anh ngây thơ nghe theo lời kêu gọi, tự nguyện lên nông trường lao động cải tạo rồi bị đắm sông chết đuối, cha con anh gà trống nuôi nhau. Anh biết cha rất thương anh, nhìn thấy anh từ trường học về thăm nhà, thân hình phù thũng, ông liền dùng tem phiếu mua thịt hai tháng đổi lấy mỡ lợn cho anh mang đi. Ông nói miền Bắc lạnh lẽo khó tìm cái ăn có chất dinh dưỡng, dưới này đi chợ nông thôn, giá tuy cao một tí mà còn mua được thức ngon, tươi sống. Cha anh đem chảo mỡ còn nóng hôi hổi rót vào can nhựa, đồ đựng co dúm hòa tan, mỡ chảy lênh láng trên bàn dưới đất, hai cha con nhẫn nại lấy thìa vét sạch, cạo hết chỗ mỡ rơi vãi đã nguội và đông cứng. Anh mãi mãi không bao giờ quên cảnh tượng ấy.
- Ba, con về thăm ba và đồng thời hỏi rõ sự việc khẩu súng, vì ba, mà cũng vì con.
- Ba đã bán trao tay cho một đồng nghiệp làm việc ở ngân hàng cách đây hơn ba mươi năm, sau ngày giải phóng chỉ nhận được một lá thư của ông ta, rồi mất hẳn liên lạc, bây giờ mà còn sống chắc vẫn đang công tác tại ngân hàng, con gọi là bác Phương, con có nhớ không, bác ấy rất thích con, sẽ không bán đứng con đâu. Bác Phương không có con, đã muốn nhận con làm con nuôi, nhưng má con lúc ấy không đồng ý.
Trong số những tấm ảnh của gia đình, nếu chưa bị thiêu hủy, anh vẫn nhớ, bác Phương đầu hói, khuôn mặt tròn tròn béo béo, hình hài giống như ngài Di Lặc, nhưng vận Âu phục, thắt cà vạt. Cưỡi trên đùi ông Phật giống mặc đồ Tây ấy là một đứa bé, toàn thân quần áo len, tay cầm cây bút máy Parker mạ vàng. Đứa bé đó chính là anh và cây bút kia bác Phương đã cho anh, nó trở thành bảo bối quý giá nhất của anh thời thơ ấu.
Anh ở nhà với cha chỉ được một ngày và tiếp tục đi xuống miền Nam, phải ngồi tàu hai mươi bốn giờ nữa. Anh tìm đến ngân hàng địa phương, tiếp anh là một thanh niên, cũng ở trong tổ chức quần chúng tạo phản, sau đó cán bộ phụ trách tổ chức nhân sự cho biết, hai mươi năm trước họ Phương đã được phân công về một quỹ tiết kiệm ở ngoại ô, nguyên do là công chức lưu dung không được tín nhiệm cho lắm. Anh tìm đến quỹ tiết kiệm, người ta bảo ông Phương đã về hưu và cho biết địa chỉ. Bà già bán rau mang tạp dề vặn hỏi, cậu tìm ông ta có chuyện gì. Anh trả lời, trên đường công tác, nhân thể ghé thăm bác ấy.
Bà già bán rau lẩm bẩm gì đó rồi nói, ông ta không ở nhà. Anh đoán chắc người này có quan hệ gia đình với bác Phương nên mới trình bày rõ ràng sau trước. Cuối cùng thì anh cũng đạt được mục đích. Bác Phương nay đã hói cả đầu, vành tóc phía dưới đều bạc trắng. Sau khi hàn huyên, hỏi han, xác tín, bác cháu nhận ra nhau, anh đi thẳng vào việc:
- Ba con nói, có nhờ bác bán trao tay một khẩu súng lục?
Anh nhấn mạnh chữ “bán”, chứ không nói họ Phương đã “mua”, ông cụ đặt chén trà xuống và chậm rãi kể lại:
- Đúng là có chuyện này, nhưng đã mấy chục năm về trước, hồi còn tản cư tháo chạy trong kháng chiến kia. Thời đó, binh hoang mã loạn, thổ phỉ khắp nơi, những người làm việc cho ngân hàng như bác đây cũng tích góp được chút ít, tiền giấy thì mất giá nên phải đổi thành kim ngân tế nhuyễn, đi đâu thì mang theo đó, có khẩu súng để đề phòng bất trắc, cũng là chuyện thường tình.
Anh nói, cha anh đã kể cả rồi, thực tình thì chẳng có vấn đề gì lớn, chỉ mỗi bây giờ khẩu súng ấy đang ở đâu thì trở thành cái án còn treo lơ lửng. Người ta tình nghi cha anh cất giấu một khẩu súng riêng, vấn đề này từ lí lịch của cha anh nay chuyển sang cho anh.
- Thật không ngờ, - cụ già Phương thở dài, - đơn vị của ba cháu đã cử người đến điều tra và cũng thật không ngờ lại phiền phức tới cháu nữa.
- Dạ chưa đến lúc, đang là dạng tiềm ẩn, nhưng cháu phải đối phó, phải chuẩn bị trước.
Anh cười vui vẻ và nói rõ không phải đến điều tra để bác Phương yên tâm.
- Bác mua khẩu súng đó - cụ già Phương khẳng định.
- Nhưng ba con nói nhờ bác bán giúp kia mà.
- Bán cho ai?
- Ba con không nói rõ.
- Không phải đâu, chính là bác đã mua nó đấy!
- Ba con có biết không ạ?
- Biết chứ, sau cùng bác đã quẳng nó xuống sông rồi!
- Ba con cũng biết?
- Biết thế nào được, lúc ấy là sau ngày giải phóng, xã hội ổn định, ai còn giữ của ấy làm gì, trong một đêm tối trời bác đã bí mật quẳng nó đi, quẳng xuống sông...
Anh không còn điều gì phải hỏi nữa.
- Nhưng ba cháu khai hóa ra mà làm gì - cụ già Phương trách cứ - ông ấy quả là đa sự!
- Giá mà ba con biết rằng khẩu súng đã được vứt xuống sông... - anh thay cha mình giải thích.
- Vấn đề là ở chỗ ba cháu quá ư thành thật!
- Ba con sợ súng hãy còn, nhỡ điều tra ra, truy hỏi nguồn gốc thì khốn.
- Thật không ngờ, nào ai có nghĩ rằng, sự việc cách đây ba mươi năm, lúc cháu chưa sinh, từ lí lịch ba cháu nay chuyển sang cho cháu. Khẩu súng nằm dưới lòng sông chắc đã rỉ sét hết, không còn tồn tại nữa, nhưng có thể vẫn đang tồn tại trong lí lịch, hồ sơ cá nhân của ông già về hưu này. Anh thầm nghĩ, nhưng không dám nói ra, và lảng sang chuyện khác.
- Nếu sau này còn đến điều tra... Họ Phương vẫn không chịu lẩn tránh trách nhiệm.
- Dạ thưa không...
- Cứ để bác nói, bác già rồi!
- Dạ thưa đằng nào thì khẩu súng cũng rỉ sét hết cả rồi, nó không còn tồn tại nữa, phải không bác Phương?
Cụ già Phương cười mà hai hàng nước mắt không ngăn nổi. Cho bác gửi lời thăm ba cháu, bảo trọng, bảo trọng nghe con.
_________________
Tháng ba, anh đi Tà Hà Giản thuộc vùng Sơn Tây ngoại ô Bắc Kinh bằng tàu hàng xuất phát từ ga Tây Trực Môn. Sau mỗi đoàn tàu hàng người ta thường móc thêm toa hành khách. Cơn sốt học sinh sinh viên cả nước lên đường kết bè kéo mảng đã qua, cho nên trong toa hành khách hôm nay chỉ lác đác vài người, tha hồ chọn chỗ yên tĩnh mà ngắm trời đất, cảnh vật. Đoàn tàu chui qua hết hầm này đến hầm khác, rồi uốn lượn trong thung lũng. Ngồi cạnh cửa có thể nhìn thấy đầu máy hơi nước chạy than kiểu cũ đang cần mẫn kéo từng toa hàng nặng vượt núi, còn toa hành khách ghế cứng cuối cùng thì lắc qua lắc lại thật dễ sợ. Đến ga Nhạn Sí, anh nhảy xuống, ngoái nhìn đoàn tàu vòng quanh núi rồi mất hút vào lũng xa, nhân viên điều độ sau khi phất cờ, huýt còi hướng dẫn đoàn tàu an toàn rời ga, liền chui vào một căn nhà nhỏ nhắn thấp tè bên đường, còn lại mình anh đứng trên đống đá dăm lót dưới hàng ray.
Hồi còn là sinh viên, anh đã từng lên vùng Nhạn Sí này lao động, đào hốc trồng cây, cũng vào khoảng tháng ba mùa xuân sớm, đất còn đóng băng chặt cứng, mỗi nhát xẻng phập xuống sâu không được hai tấc; sau mấy ngày cật lực, hai bàn tay đều phồng rộp, rướm máu. Lần ấy lội qua suối sâu bị rơi bao tải đựng toàn cây giống, suýt nữa trôi phăng. Anh nhào ra giành lấy, nước vừa chảy xiết vừa lạnh như dao cắt, may mà chưa phải vĩnh biệt cuộc đời. Sau đó anh được biểu dương, nhưng đoàn thanh niên cộng sản chẳng cần đến anh. Anh và mấy bạn học ngoài đoàn tự xưng hô với nhau là “Lão Phi” (phi đoàn và tất nhiên cũng là phi đảng) đã tụ tập lập nên đội kịch, mới diễn được hai vở thì cán bộ hội sinh viên đến gặp họ, nói chuyện với từng diễn viên, tuy không tuyên bố rõ ràng là cấm chỉ, nhưng người ta chẳng thấy các “Lão Phi” diễn kịch nữa, và tất nhiên đội kịch của các anh tự động giải thể. Các anh đã dàn dựng vở “Ông cậu” của Chekhov, một vở kịch ca ngợi cái đẹp lỗi thời. Thôn nữ nọ đến từ ngoại tỉnh, lương thiện, từ tâm, những mong tất cả đều đẹp đẽ, đẹp người, đẹp nết, đẹp lòng, nhưng nàng âu sầu vỡ mộng, nỗi âu sầu cũng lỗi thời như một tấm ảnh úa vàng bị thiêu cháy.
Từ ga Nhạn Sí đi một đoạn nữa là đến Vĩnh Định Hà. Nếu không gặp mùa mưa lớn, hoặc cửa đập nước trên thượng du không mở thì nước sông trong vắt có thể nhìn thấy đáy. Anh đã đưa Lâm lên đây, chụp ảnh, tâm tình; nàng chân trần, xắn cao váy lội sông, trông thật yêu kiều, ngây thơ và gợi cảm. Sau đó anh và Lâm dắt tay nhau lên núi, ăn cơm, cắm trại, hôn nhau và làm tình. Anh lấy làm tiếc đã không ghi lại khuôn hình nàng khỏa thân trên bãi cỏ, đẹp ôi là đẹp mà giờ đây biết kiếm đâu ra. Đúng là giờ đây anh chẳng biết làm gì và cũng không có việc gì đáng làm, lại trở về bàn giấy biên tập hàng chồng văn bản tuyên truyền; chẳng có ai quản lí anh và anh cũng không đi tạo phản nữa, qua rồi lòng nhiệt thành với loại chính nghĩa mơ hồ như thế. Xung phong cầm đầu lâm trận đã mấy tháng nay; say sưa, phấn chấn như vậy là quá đủ, hà tất phải rước thêm cực vào thân làm gì nữa, nhân khi nước đang chảy xiết mà dũng cảm tách dòng, ham chi mãi với vai diễn anh hùng. Anh cởi giày lột vớ một mình lội sông Vĩnh Định Hà, nhớ Lâm da diết và quyết định về Nam thăm cha, luôn thể hỏi ông cho rõ ràng chuyện khẩu súng mà nàng đã lưu ý nhắc anh.
Cha con anh đã hai năm nay chưa có dịp gặp nhau, kẻ Nam người Bắc, giờ bỗng thấy anh đường đột về thăm nhà, ông cụ mừng vui khôn xiết, bèn ra chợ đen mua đặc sản miền Nam, tôm cua tươi sống và thân hành xuống bếp nấu nướng đãi con. Cha anh lúc này đã học được công chuyện nồi niêu soong chảo, không còn âu sầu ít lời như khi mẹ anh vừa mới qua đời, dáng vẻ nhanh nhẹn hoạt bát hẳn lên, lại quan tâm đến vấn đề chính trị, thời sự. Ông hỏi anh sao lâu nay không thấy một số vị đầu não của Đảng và nhà nước xuất hiện trên báo chí. Khi vào bàn, đã có tí rượu, cha con hưng phấn, anh nhìn ông và kể dăm ba câu chuyện không đăng trên báo, rằng đó là cuộc đấu tranh trên thượng tầng mà bàn dân thiên hạ dưới này khó lòng hiểu rõ. Cha anh nói, ba biết chứ, ở tỉnh này, thành phố này cũng vậy. Ông còn khoe đã tham gia tạo phản, cái lão trưởng phòng tổ chức nhân sự bị đơn vị ông đấu tố, lật đổ nay phải ra rìa, co vòi sang một bên. Anh im lặng, nín nhịn một lát, rồi không thể không nhắc khéo cha mình:
- Ba, ba đừng quên bài học hồi chống hữu phái năm xưa.
- Ba không phản Đảng, không chống cách mạng, ba chỉ nêu ra một vài ý kiến đối với công tác của cá nhân lão ta! - Cha anh lập tức bị kích động, bàn tay cầm li rượu run run, làm cho rượu sóng sánh tràn lên bàn.
- Ba không còn trẻ mỏ gì nữa, lí lịch lại có vấn đề, sao ba có thể tham gia vào một tổ chức như thế kia chứ? Ba nên nhớ mình không có quyền gì mà đeo đuổi phong trào - anh cũng rất xúc động, từ xưa tới nay anh chưa hề có thái độ và lời lẽ như vậy đối với cha mình.
- Tại sao ba không có thể - giọng ông nặng hơn, hỏi anh, đoạn đặt li rượu xuống bàn, nói tiếp - lí lịch của ba đã rất rõ ràng, chưa hề tham gia đảng phái phản cách mạng, không có bất cứ vấn đề chính trị nào cả. Năm ấy Đảng kêu gọi “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, ba chỉ nói, hãy triệt phá bức tường ngăn cách với quần chúng, và dăm ba vấn đề về tác phong công tác của cá nhân lão ta, ba không hề đụng tới một chữ Đảng nào cả, ai ngờ hắn báo thù. Lần đó ba phát biểu tại hội nghị, có đông người, ai nấy đều nghe rõ, có thể làm chứng cho ba. Còn bài báo một trăm chữ viết trên bảng đen cũng là do chi bộ đảng yêu cầu, chứ ba có chủ động đưa ra đâu mà sợ.
- Ba, ba ngây thơ quá. - Anh vừa bắt đầu biện bác thì cha anh đã cắt ngang:
- Anh không phải dạy khôn tôi, và cũng đừng ỷ thế học hành dăm ba chữ mà lên mặt, tại má anh quá ư nuông chiều nên mới hư đốn thế này!
Đợi cha nguôi giận, hạ hỏa, anh mới chậm rãi nói rõ từng chữ:
- Ba, ba có giữ khẩu súng nào hay không?
Đầu óc cha anh bỗng “ùng” một tiếng, ông lịm người, cúi đầu, tay xoay xoay li rượu, không uống mà cũng chẳng nói năng gì cả.
- Ba, có người tiết lộ với con, lí lịch của con có vấn đề - anh giải thích - vì vậy phải tìm đến ba, ba cho con biết, có hay không sự việc đó?
- Đều là do má của con quá thật thà... - cha anh bình tĩnh và thân mật trở lại. Thế có nghĩa là Lâm nói đúng, cha anh từng cất giấu một khẩu súng riêng. Anh lạnh người.
- Một hai năm gì đó sau ngày giải phóng, trên phát xuống bản khai lí lịch yêu cầu mọi người phải điền vào, trong đó có một cột hỏi về vũ khí. Má con thật là đáng trách, khi không mang họa vào thân, bà bảo cứ khai theo sự thực, “tôi đã bán trao tay cho người bạn một khẩu súng lục”...
- Năm nào thưa ba?
- Lâu lắm rồi, thời kì kháng chiến, đang còn chính quyền dân quốc, con chưa ra đời.
- Ba bán cho ai?
- Cho một đồng nghiệp cùng làm việc ở ngân hàng. Má con hỏi, của ấy có tác dụng gì? Ba nói chỉ để phòng thân, vì thời đó rất loạn lạc. Má con lại hỏi, nhưng anh định bắn ai kia chứ, nhỡ cướp cò thì sao? Và cuối cùng ba má đã quyết định bán nó đi - ông cười hồn nhiên. Chuyện này đâu có thể đáng cười, anh nghiêm nét mặt hỏi cha:
- Nhưng trong lí lịch thì lại ghi, “cất giấu súng riêng”.
Cha anh bừng tỉnh, tựa hồ như hét lên:
- Không thể như thế được, đó là sự việc của hơn ba mươi năm về trước!
Cha con nhìn nhau, anh tin cha mình đã nói đúng hơn lí lịch, nhưng vẫn chưa yên tâm:
- Ba, họ có thể điều tra.
- Nghĩa là... - cha anh tư lự.
Nghĩa là chẳng ai dám thừa nhận là đã mua khẩu súng đó. Anh tỏ ra tuyệt vọng, cha anh hai tay úp mặt và cuối cùng hiểu ra sự nghiêm trọng, ông bật khóc. Các món đặc sản tôm cua mà trên miền Bắc thuộc loại quý hiếm giờ đây lạnh ngắt, hai cha con chẳng ai muốn đụng đũa.
Anh nói, anh không trách cứ cha điều gì, cho dù nay mai có sinh chuyện, anh vẫn là con của cha, không thể không nhận cha. Những năm sau “Đại nhảy vọt”, thiên tai nhân họa, mất mùa đói kém, mẹ anh ngây thơ nghe theo lời kêu gọi, tự nguyện lên nông trường lao động cải tạo rồi bị đắm sông chết đuối, cha con anh gà trống nuôi nhau. Anh biết cha rất thương anh, nhìn thấy anh từ trường học về thăm nhà, thân hình phù thũng, ông liền dùng tem phiếu mua thịt hai tháng đổi lấy mỡ lợn cho anh mang đi. Ông nói miền Bắc lạnh lẽo khó tìm cái ăn có chất dinh dưỡng, dưới này đi chợ nông thôn, giá tuy cao một tí mà còn mua được thức ngon, tươi sống. Cha anh đem chảo mỡ còn nóng hôi hổi rót vào can nhựa, đồ đựng co dúm hòa tan, mỡ chảy lênh láng trên bàn dưới đất, hai cha con nhẫn nại lấy thìa vét sạch, cạo hết chỗ mỡ rơi vãi đã nguội và đông cứng. Anh mãi mãi không bao giờ quên cảnh tượng ấy.
- Ba, con về thăm ba và đồng thời hỏi rõ sự việc khẩu súng, vì ba, mà cũng vì con.
- Ba đã bán trao tay cho một đồng nghiệp làm việc ở ngân hàng cách đây hơn ba mươi năm, sau ngày giải phóng chỉ nhận được một lá thư của ông ta, rồi mất hẳn liên lạc, bây giờ mà còn sống chắc vẫn đang công tác tại ngân hàng, con gọi là bác Phương, con có nhớ không, bác ấy rất thích con, sẽ không bán đứng con đâu. Bác Phương không có con, đã muốn nhận con làm con nuôi, nhưng má con lúc ấy không đồng ý.
Trong số những tấm ảnh của gia đình, nếu chưa bị thiêu hủy, anh vẫn nhớ, bác Phương đầu hói, khuôn mặt tròn tròn béo béo, hình hài giống như ngài Di Lặc, nhưng vận Âu phục, thắt cà vạt. Cưỡi trên đùi ông Phật giống mặc đồ Tây ấy là một đứa bé, toàn thân quần áo len, tay cầm cây bút máy Parker mạ vàng. Đứa bé đó chính là anh và cây bút kia bác Phương đã cho anh, nó trở thành bảo bối quý giá nhất của anh thời thơ ấu.
Anh ở nhà với cha chỉ được một ngày và tiếp tục đi xuống miền Nam, phải ngồi tàu hai mươi bốn giờ nữa. Anh tìm đến ngân hàng địa phương, tiếp anh là một thanh niên, cũng ở trong tổ chức quần chúng tạo phản, sau đó cán bộ phụ trách tổ chức nhân sự cho biết, hai mươi năm trước họ Phương đã được phân công về một quỹ tiết kiệm ở ngoại ô, nguyên do là công chức lưu dung không được tín nhiệm cho lắm. Anh tìm đến quỹ tiết kiệm, người ta bảo ông Phương đã về hưu và cho biết địa chỉ. Bà già bán rau mang tạp dề vặn hỏi, cậu tìm ông ta có chuyện gì. Anh trả lời, trên đường công tác, nhân thể ghé thăm bác ấy.
Bà già bán rau lẩm bẩm gì đó rồi nói, ông ta không ở nhà. Anh đoán chắc người này có quan hệ gia đình với bác Phương nên mới trình bày rõ ràng sau trước. Cuối cùng thì anh cũng đạt được mục đích. Bác Phương nay đã hói cả đầu, vành tóc phía dưới đều bạc trắng. Sau khi hàn huyên, hỏi han, xác tín, bác cháu nhận ra nhau, anh đi thẳng vào việc:
- Ba con nói, có nhờ bác bán trao tay một khẩu súng lục?
Anh nhấn mạnh chữ “bán”, chứ không nói họ Phương đã “mua”, ông cụ đặt chén trà xuống và chậm rãi kể lại:
- Đúng là có chuyện này, nhưng đã mấy chục năm về trước, hồi còn tản cư tháo chạy trong kháng chiến kia. Thời đó, binh hoang mã loạn, thổ phỉ khắp nơi, những người làm việc cho ngân hàng như bác đây cũng tích góp được chút ít, tiền giấy thì mất giá nên phải đổi thành kim ngân tế nhuyễn, đi đâu thì mang theo đó, có khẩu súng để đề phòng bất trắc, cũng là chuyện thường tình.
Anh nói, cha anh đã kể cả rồi, thực tình thì chẳng có vấn đề gì lớn, chỉ mỗi bây giờ khẩu súng ấy đang ở đâu thì trở thành cái án còn treo lơ lửng. Người ta tình nghi cha anh cất giấu một khẩu súng riêng, vấn đề này từ lí lịch của cha anh nay chuyển sang cho anh.
- Thật không ngờ, - cụ già Phương thở dài, - đơn vị của ba cháu đã cử người đến điều tra và cũng thật không ngờ lại phiền phức tới cháu nữa.
- Dạ chưa đến lúc, đang là dạng tiềm ẩn, nhưng cháu phải đối phó, phải chuẩn bị trước.
Anh cười vui vẻ và nói rõ không phải đến điều tra để bác Phương yên tâm.
- Bác mua khẩu súng đó - cụ già Phương khẳng định.
- Nhưng ba con nói nhờ bác bán giúp kia mà.
- Bán cho ai?
- Ba con không nói rõ.
- Không phải đâu, chính là bác đã mua nó đấy!
- Ba con có biết không ạ?
- Biết chứ, sau cùng bác đã quẳng nó xuống sông rồi!
- Ba con cũng biết?
- Biết thế nào được, lúc ấy là sau ngày giải phóng, xã hội ổn định, ai còn giữ của ấy làm gì, trong một đêm tối trời bác đã bí mật quẳng nó đi, quẳng xuống sông...
Anh không còn điều gì phải hỏi nữa.
- Nhưng ba cháu khai hóa ra mà làm gì - cụ già Phương trách cứ - ông ấy quả là đa sự!
- Giá mà ba con biết rằng khẩu súng đã được vứt xuống sông... - anh thay cha mình giải thích.
- Vấn đề là ở chỗ ba cháu quá ư thành thật!
- Ba con sợ súng hãy còn, nhỡ điều tra ra, truy hỏi nguồn gốc thì khốn.
- Thật không ngờ, nào ai có nghĩ rằng, sự việc cách đây ba mươi năm, lúc cháu chưa sinh, từ lí lịch ba cháu nay chuyển sang cho cháu. Khẩu súng nằm dưới lòng sông chắc đã rỉ sét hết, không còn tồn tại nữa, nhưng có thể vẫn đang tồn tại trong lí lịch, hồ sơ cá nhân của ông già về hưu này. Anh thầm nghĩ, nhưng không dám nói ra, và lảng sang chuyện khác.
- Nếu sau này còn đến điều tra... Họ Phương vẫn không chịu lẩn tránh trách nhiệm.
- Dạ thưa không...
- Cứ để bác nói, bác già rồi!
- Dạ thưa đằng nào thì khẩu súng cũng rỉ sét hết cả rồi, nó không còn tồn tại nữa, phải không bác Phương?
Cụ già Phương cười mà hai hàng nước mắt không ngăn nổi. Cho bác gửi lời thăm ba cháu, bảo trọng, bảo trọng nghe con.
_________________
Bình luận truyện