Kinh Thành Về Đêm (Dạ Lan Kinh Hoa)
Chương 50: Đêm tàn xem sơn hải (1)
Sáng nay.
Tạ Vụ Thanh không có trong phòng, cô tỉnh lại một lát, liền cột tóc xuống giường, mang giày lụa mỏng bước ra ngoài.
Trời vẫn còn sớm, chỉ vừa hừng đông. Ngoại trừ hai quan quân đang trực canh, chưa ai thức dậy.
Tạ Vụ Thanh ngồi trên ghế đá, nhìn mảnh vườn nhỏ trồng rau phía dưới khóm trúc của ông bác. Dù Hà Vị bước khẽ thế nào cũng bị anh phát hiện ngay tức khắc. Anh duỗi tay ôm eo cô, đặt cô ngồi lên đùi.
Trong sương phòng phía Tây có tiếng máy đánh chữ, có lẽ ai đó đang chỉnh sửa lại tư liệu viết tay.
Hà Vị ôm cổ anh, ngồi xuống: “Thức sớm vậy, đang xem vườn rau à?”
“Xem cả cây trúc nữa”, anh nhìn khóm trúc, nhẹ nói, “Phương Bắc không có nhiều trúc, chờ sau này có cơ hội dẫn em về Nam, khắp núi mọc đầy tre trúc, sau mùa mưa, tầm khoảng thời gian này, lên núi đào được không ít măng”.
Anh hỏi cô, có từng thấy ruộng bậc thang chưa?
Chưa được mấy câu đã kể tới bản Tráng bản Miêu, bản làng nằm khuất trong núi, nhà gỗ nối tiếp nhà gỗ, khi trời tối thì thắp đèn dầu. Giống như hoán đổi vị trí với sao trời trong bóng đêm, dường như toàn bộ bản trại đều ẩn sau mây mù, từng đốm sáng lập loè ẩn hiện. “Lúc ấy có người ở Bảo Định theo anh đến Vân Quý, vừa mới vào núi, nửa đêm nghe tiếng ình ịch ình ịch, tưởng có quỷ. Lùng sục mấy ngày mới phát hiện, thì ra có người nhân lúc cả bản đi ngủ, chạy lên đồng cỏ nhuộm quần áo”.
Tạ Vụ Thanh kể vào thời mạt Thanh dân cư thưa thớt, vẫn chưa xây dựng đường bộ, phải vòng từ Hồng Kông đến Hà Nội, Việt Nam rồi mới về lại cố hương. Lại kể sau này khi anh mang binh đến Quảng Tây, vượt qua mười vạn núi cao quanh lưu vực sông Li Giang, anh nhớ mình bắt được mấy tên cướp rồi dẫn theo chúng đến Hà Nội: “Trong đội có người dân tộc Choang, tiếng nói hơi tương đồng với ngôn ngữ bên kia, có thể trao đổi vài câu”.
Cô đoán, anh đang nhớ quê.
Hà Vị ôm siết cổ anh, khẽ nói: “Nơi này cũng là nhà của anh, hôn em đi”.
Dưới ánh nắng ban mai, anh nhìn nhìn cô chăm chú, mãi lúc sau mới cúi đầu mút lấy môi cô.
Đọc Full Tại truyenbathu.vn
Một quan quân canh trực bên ngoài xách theo thùng nước trở về, mới từ giếng nước trong ngõ nhỏ bước tới liền nghiêng người đứng trên bậc thang, nép sau cánh cửa. Để lộ một góc thùng gỗ lắc lư, nước sánh đầy thềm.
Cô thì thầm vào cổ anh: “Hiện tại tâm trạng tốt hơn chưa?”
Tạ Vụ Thanh mỉm cười, nói nhỏ: “Chỉ nhìn cây trúc một lát, ai bảo không tốt chứ?”
Không hiểu vì sao, cô linh tính được sớm muộn gì Tạ Vụ Thanh cũng phải đi, lần nữa xuôi Nam.
Rõ ràng anh chỉ liếc mắt nhìn khóm trúc trong Bách Hoa Thâm Xử, đã có thể kể mấy chuyện lúc còn dẫn binh ở phương Nam.
Nhóm quân phiệt Tây Bắc lần lượt rời khỏi Bắc Bình, chuyện diễn kịch quyên tiền cứu trợ các tỉnh phía Tây cũng không thành công.
Hôm nay, trong lúc cô ở văn phòng công ty vận tải đường thuỷ, nhìn thấy cô bảy từ Giang Chiết trở về, hai cô cháu ngồi nói chuyện vui vẻ, thư ký bỗng trình lên một tấm danh thiếp, là của vị huyện trưởng từng gặp ở Quảng Đức Lâu ngày trước.
“Là ai vậy? Chưa từng nghe con nhắc tới?” Cô bảy nhìn tên người trên danh thiếp.
“Một vị huyện trưởng ở Tây Bắc”, cô bảo thư ký mời người đó vào phòng tiếp khách bên cạnh, pha một ấm trà chiêu đãi, “Hai năm nay Tây Bắc gặp hạn, bọn họ đến Bắc Bình xin cứu trợ”.
Cô bảy thở dài, hất bím tóc suôn mượt ra sau lưng: “Ở đó đúng thật rất thảm, có người treo biển bán vợ con, giá niêm yết rõ ràng. Có người còn tự bán thân, chỉ mong không chết đói”.
Hà Tri Hân có thói quen, mỗi lần ngồi xuống đều kéo bím tóc lên vai, khi muốn đi thì hất ra sau. Cô bảy đến nay chưa lập gia đình nên không thích uốn tóc, vẫn giữ sở thích trong quá khứ, một khi tẩy trang bước xuống sân khấu, chỉ mặc kiểu áo dài cổ xưa, dáng người cùng khí chất không cần dựa vào váy áo yểu điệu của phụ nữ cũng mang lại cảm giác phong lưu.
“Con gặp khách đi, ta đi xem bạn cũ”. Hà Tri Hân nói.
“Cô có biết Chúc tiên sinh cũng đang ở Bắc Bình không?” Lúc cô bảy đẩy cửa kính, Hà Vị bất chợt hỏi.
Hà Tri Hân vịn tay cầm, kinh ngạc quay đầu.
Hà Thất tiên sinh năm xưa vang danh khắp kinh thành, ngay cả trước mặt quân phiệt nắm quyền cũng dám hất hàm kiêu ngạo, ấy vậy mà giờ vì một người xưa lại thất thần trước cháu gái. “Làm giáo viên trong một trường sư phạm”, Hà Vị bảo, “Nếu cô muốn gặp, để cháu tìm cách hẹn người đó tới”.
Hà Tri Hân yên lặng một thoáng, nhỏ giọng nói: “Lần này ta quay về Bắc Bình để bái kiến ân sư, bày tiệc linh đình không ai không biết. Nếu hắn muốn gặp ta, hẳn sẽ tự đến. Nếu hắn đã không muốn, cần gì phải dối gạt người khác?”
Dứt lời, đẩy cửa đi mất.
Hà Vị gặp vị huyện trưởng kia, bàn chuyện quyên góp muối, trong đầu vẫn miên man nhớ đến lời của cô bảy.
Nửa tháng nay Tạ Vụ Thanh không ở Bắc Bình, anh đi Phụng Thiên.
Anh rất hứng thú với xưởng sản xuất công nghiệp quân sự ở Phụng Thiên, trước kia bởi vì Nam – Bắc giằng co, cho dù có đến cũng bị người ta đề phòng, không xem đủ. Lần này vừa đi đứng lại bình thường, anh liền gấp đến chờ không nổi mà ra Bắc.
Hai người giống mấy đôi nam nữ mới yêu đương, gửi điện báo qua lại mỗi ngày. Lúc kể chuyện xưởng công nghiệp quân sự, kể về Phụng Thiên, anh bảo ở thành Phụng Thiên có miếu Hồ Tiên, nằm dưới vọng lâu Đông Nam. Cô đáp lời, ở Bắc Bình có một tháp tên Hồ Tiên, cũng nằm ở vọng lâu Đông Nam.
Trong điện báo hai người nói từ Hồ Tiên đến vọng lâu Đông Nam, cuối cùng kết luận Phụng Thiên và Bắc Bình có điểm tương đồng, âu là vì Tát Mãn giáo [1] từ thời Mãn Thanh.
[1] Tát Mãn giáo, hay còn gọi là Shaman giáo, là một hình thức tôn giáo cổ xưa và rất thịnh hành đối với dân tộc Mãn (Đông Bắc, TQ). Thông qua người môi giới (thường gọi là thầy Vu, thầy Mo) để giao tiếp với các đấng thần linh, truyền đạt nguyện vọng và cầu xin mong muốn với họ. Đối tượng thờ cúng của họ thường là những vị thần có nguồn gốc từ động vật tu Tiên như Chuột Tinh, Gà Tinh, Rắn Tinh (Hồ Tiên Miếu ở đây là Hồ Ly Tinh ạ)
Điện báo ngắn gọn hàm súc, người ngoài nhìn chẳng thấy thú vị, chỉ duy hai người họ vô cùng thích thú.
Sau khi tiễn huyện trưởng về, thư ký mang đến một bức điện tín.
Hà Vị mở tờ giấy sao chép điện tín: Ngõ Áo Tơi, cái tên này thú vị thật.
Cô sửng sốt, ý anh nói là ngõ Nam La Cổ? [2]
Tạ Vụ Thanh về Bắc Bình rồi?
[2] Ngõ Nam La Cổ thuộc quận Đông Thành (Bắc Kinh, TQ), được xây dựng từ thời nhà Nguyên, chạy dọc theo hướng Nam Bắc, dài khoảng 800 mét. Đây được xem là con ngõ có lịch sử lâu đời nhất Bắc Kinh và được bảo toàn nguyên vẹn nhất cho tới nay. Thời trước, ngõ Nam La Cổ là nơi sinh sống của rất nhiều vương hầu, văn nhân làm quan trong triều, đến nay con ngõ vẫn giữ được khối kiến trúc tứ hợp viện hoàn chỉnh. Ngõ Nam La Cổ là một trong những địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Bắc Kinh và từng được tạp chí TIMES công nhận là 1 trong số 20 điểm đến lý tưởng khi du lịch châu Á.
Suy nghĩ này vừa xuất hiện đã bị tiếng chuông điện thoại trong tay cắt đứt.
Hà Vị nhấc ống nghe, kề sát bên mặt.
Tiếng hít thở thuộc về riêng Tạ Vụ Thanh, không giống với ai khác. Cô không thể nói rốt cuộc là khác nhau ở điểm nào, chỉ biết chắc chắn là anh.
Đọc Full Tại truyenbathu.vn
“Vừa nãy đi ngang qua Bạch tháp”, giọng nói của Tạ Vụ Thanh từ đầu bên kia truyền đến, “Nghĩ lúc nhỏ em có thường đến không”.
Bạch tháp ư? Quả nhiên anh đã về Bắc Bình.
Trái tim cô phiêu đãng, nhẹ “vâng” một tiếng: “Thường đến ạ”.
“Sau đó xe chạy qua ngõ Nam La Cổ, lại nghĩ, em từng đến đó chưa”.
“Vâng, cũng thường đến”.
Hai người cả tháng không gặp mặt, cùng cầm ống nghe mỉm cười.
“Lúc trước mỗi khi rời khỏi Bắc Bình, thường nhớ tới em, nhưng có thể chịu đựng được. So với việc để em vất vả khổ cực, lưu lạc khắp nơi cùng anh, để em ở lại Bắc Bình càng ổn thoả. Nhưng lần này đến Phụng Thiên”, anh chợt im lặng một lát rồi nói tiếp, “Anh hình như không nghĩ thế nữa”.
Cô nhìn hình bóng phản chiếu khuôn mặt mình trên tủ sách thuỷ tinh, đang cười sao.
“Trước khi quen em, anh từng nghe rất nhiều chuyện, có liên quan đến quan hệ cha con giữa em với Hà Nhị tiên sinh”, anh bảo, “Khi đó, anh luôn cố đè áp ý nghĩ đưa em đi, vì biết em muốn giữ tròn chữ hiếu. Hiện tại Hà Nhị tiên sinh đã qua đời, Vị Vị, em có bằng lòng suy nghĩ một chút, cùng anh xuôi Nam không?”
Hà Vị hơi xoay người, tựa vào bàn làm việc: “Anh đến Bắc Bình rồi à? Sao không gặp mặt nói trực tiếp?”
“Phải, anh đang ở Bắc Bình”.
Tạ Vụ Thanh đáp: “Mấy năm qua, mỗi lần trực tiếp hỏi em có chịu xuôi Nam cùng anh không, đều bị cô hai từ chối. Lúc này muốn đổi cách, có lẽ, sẽ có chút hy vọng”.
Mắt cô nóng bỏng.
Nhớ lại đúng thật là cô đã không ít lần từ chối anh. Cô yêu Tạ Vụ Thanh nhưng không tài nào theo anh đi được.
“Lần trước, anh lấy công danh nửa đời, cùng trọng binh hai tỉnh cũng không lay chuyển được em”, anh bảo, “Kỳ này, muốn thử lại lần nữa”.
Cô nghẹn đắng.
Hai con người cùng ở Bắc Bình, đã xác nhận quan hệ vợ chồng, lại nói những lời như thế qua điện thoại.
Từ khi quay về Bắc Bình, cô đợi suốt trong viện nhỏ để gả cho anh, chỉ cần gả từ sương phòng đến chính phòng. Nhưng anh luôn bảo chưa phải lúc, không thể qua loa như vậy. Cô muốn kết hôn, anh lại lên kế hoạch đưa cô xuôi Nam.
“Em… chưa từng nghĩ sẽ rời khỏi Bắc Bình, từ nhỏ đã lớn lên ở đây, thành thói quen khó bỏ”. Âm thanh cô run rẩy, khó bình tĩnh lại.
“Nhưng giờ phút này, không muốn làm chậm trễ anh”, cô dịu dàng thì thầm, “Trước đây, lần nào cũng là anh ra Bắc gặp em. Sau này, em không muốn anh lại mạo hiểm nữa, ít nhất không cần vì để gặp em mà mạo hiểm tính mạng”.
Cùng Tạ Vụ Thanh, dẫn theo Tư Niên, sắp xếp lộ trình đơn giản nhất, bí mật nhất, một nhà rời đi.
Ý nghĩ này khiến tim cô đập mạnh đến mức đau ngực.
Một chốc lặng yên, như quay lại hành lang dài bên trong Cung Vương Phủ.
Anh nói, anh không thể không đi, cô bảo, cô không thể không ở lại.
Tạ Vụ Thanh im lặng rất lâu, lâu đến mức làm lòng cô hoảng hốt: “Sao không lên tiếng?”
“Anh đang ở khách sạn Lục Quốc”. Hỏi một đằng, anh trả lời một nẻo.
“Xe đón em đang chờ ngoài cửa”, Tạ Vụ Thanh bổ sung, “Ngoài cửa công ty vận tải đường thuỷ”.
Ống nghe im lặng một lúc trong tay cô. Chẳng lẽ đi ngay bây giờ? Tư Niên còn ở trường học, làm sao tới kịp.
“Anh có người thân vào kinh, muốn gặp em một lần”. Anh lại nói.
Hà Vị thoáng thả lỏng, mặc áo khoác cùng váy trắng, vội vàng chạy ra.
Một chiếc xe màu đen đã đợi từ lâu. Không biết là người thân thế nào khiến anh phái xe đến đón cô trịnh trọng như thế.
Bắc Bình vào đầu thu, trước mắt ngập sắc vàng.
Xe chạy qua đại lộ rộng rãi, rẽ ở lối vào ngõ Đông Giao Dân.
Đọc Full Tại truyenbathu.vn
Phía trước có hàng rào sắt chắn ngang, xe đưa cô đến bên ngoài ngõ Đông Giao Dân, vốn muốn chạy vào nhưng không hiểu sao lại bị ngăn lại, chỉ nói hôm nay ngõ Đông Giao Dân tấp nập, không cho xe tới lui. Trời sắp tối, có người đi bộ vào trong, muốn đến bưu cục lãnh sự quán Đức gửi thư cho người thân, Hà Vị vừa bước xuống xe bị người đó hỏi, lãnh sự quán Đức ở chỗ nào, cô liền chỉ đường cho họ.
Cô theo con đường lát đá dẫn đến cổng vào khách sạn Lục Quốc, băng qua cửa xoay.
Giày cao gót giẫm lên mặt thảm, không có tiếng động. Cửa kính sau lưng cô xoay tròn.
Cách mười mấy bước chân, người đàn ông chờ cô đang đứng đó, phía cuối thảm sàn, dưới cầu thang gỗ đỏ son. Trên người anh mặc trang phục đã lâu không dùng, là quần và ủng quân đội. Áo sơ mi trắng được là thẳng thớm, vừa vặn ôm lấy thân trên, cổ áo sơ mi không đóng, hơi mở ra… Anh vĩnh viễn giống hệt cái đêm họ lần đầu gặp gỡ, vẫn là chàng thiếu niên nổi danh năm ấy.
Tạ Vụ Thanh như đợi rất lâu, hai tay chắp sau lưng, đùa nghịch cây bút máy đen. Anh mang theo tâm sự, đầu ngón tay không ngừng đóng mở bút máy, tạp âm “lạch cạch” theo quy luật hết đóng lại mở, cứ lặp đi lặp lại vang lên từ lòng bàn tay anh.
Có chút giống tiếng đồng hồ nước, từng giọt từng giọt rơi xuống đếm thời gian.
Khoảnh khắc anh trông thấy Hà Vị, nắp bút đóng lại hoàn toàn, đưa cho một thanh niên đứng phía sau. Khuôn mặt người nọ xa lạ, có lẽ vừa từ Phụng Thiên đến.
“Bên ngoài có người chặn lại, xảy ra chuyện gì thế?” Cô cảnh giác nhẹ giọng hỏi.
“Không có gì đâu”, anh đáp, “Bạn học ở Bảo Định đến”.
Trùng hợp thế à?
Ngoài cửa phòng khiêu vũ của khách sạn Lục Quốc có đặt một tấm biển đãi tiệc, người dẫn đầu vẫn như trước là tiểu công tử Đặng gia, tên luôn đặt thứ nhất. Lúc trước khi ghi tên này lên tấm biển đã khiến ông chủ Thái Phong Lâu vốn quen tiếp khách là hậu duệ quý tộc phải khiếp sợ, hiện giờ khi cái tên ấy lần nữa được ghi lên, hắn đã sớm là một tên vô danh nghèo túng, không thể so với vị quý nhân không ai chạm được trước kia.
Sau khi trường quân sự Bảo Định đóng cửa và buổi họp mặt bạn học tan tác, cho đến nay, rất nhiều người trẻ tuổi đã quên mất ngôi trường từng đào tạo vô số tướng lĩnh lừng danh này. Nhưng khi vừa trông thấy những cái tên của hội bạn học Bảo Định trên biển, cô như được nhắc nhớ lại ngôi trường từng một thời huy hoàng ấy.
Dưới tên khách khứa, phía cuối cùng liệt kê thêm giảng võ đường Tây Giang, giảng võ đường lục quân Vân Nam cùng bảy tám cái giảng võ đường khác nhau, những nơi này hiện giờ đã sớm biến mất, hoặc may hơn thì thay tên đổi hiệu… Bày ra trước mắt, giống như chỉ mới hôm qua.
Binh lính gác trước cửa vừa trông thấy Tạ Vụ Thanh, lập tức mở cửa mời vào.
Trong phòng khiêu vũ, khắp nơi đều là đàn ông mặc quân trang, là quân trang vào mười mấy năm trước. Vì mỗi người đến từ mỗi tỉnh khác nhau nên kiểu dáng quân phục cũng không giống, có một số người sau khi tốt nghiệp bỏ việc tòng quân đi theo văn chương, giờ phải lục tìm đồng phục năm đó của trường quân sự mặc lại.
Như quay về thời điểm Cách mạng Tân Hợi diễn ra.
Mỗi một người đàn ông đang hàn huyên với nhau bên bàn tiệc trải khăn trắng, ngồi trên sô pha hay cạnh sàn nhảy, đều không hẹn mà cùng nhìn cô chăm chú, vừa mờ mịt, vừa lễ phép. Đối với họ mà nói, Hà Vị nhỏ tuổi, xem như thuộc lứa con cháu, nhưng vì cô là vợ của Tạ Vụ Thanh nên không thể thiếu lễ nghi nên có.
“Đây đều là bạn của anh sao?”
“Đồng môn ngày xưa, còn có học trò”.
Tạ Vụ Thanh khoác áo ngoài quân phục, ngồi ngay trước mặt.
Bàn tròn cạnh sàn nhảy có Bạch Cẩn Hành và Đặng Nguyên Sơ, còn có người đàn ông ném cái đồng hồ vào mâm bạc, hù doạ cha ruột Hà Vị một phen. Vị tiên sinh năm đó lớn nhất cả đám, hiện giờ đã bước sang tuổi xế chiều, ý cười trên mặt lộ rõ vẻ già nua.
Sau này mấy lần đến Cung Vương Phủ, cô từng gặp lại vị Thiệu tiên sinh này.
“Cô hai”.
“Thiệu tiên sinh”. Cô mỉm cười.
“Anh Thanh mời tôi làm người chứng hôn cho hai người”, Thiệu tiên sinh chỉnh trang quân phục đã lâu không mặc, cười nói.
Trong lòng chấn động, cô nhìn Tạ Vụ Thanh.
Tạ Vụ Thanh hơi cười, cũng không rời mắt khỏi cô.
“Tôi bảo, hiện giờ thanh danh của cô hai rất lớn, chưa chắc chịu nhận một người rớt đài như tôi”. Thiệu tiên sinh cười nói, “Tôi có chuẩn bị sẵn bản thảo rồi, cô hai có muốn nhìn qua chút không?”
Hà Vị như quên hết mọi ngôn ngữ.
“Có hơi đơn sơ”, bàn tay dưới bàn của anh khẽ nắm lấy đôi tay đặt trên đầu gối của cô, “Nhưng chí ít cũng có người thân bạn bè đầy đủ. Vốn anh còn định mời hoa đồng, nhưng sợ phóng viên bên ngoài chụp được, nên bỏ qua bước này”.
Cô nhìn chằm chằm Tạ Vụ Thanh, nhìn thật lâu thật lâu rồi bất chợt cúi đầu, nước mắt rơi xuống.
Thiệu tiên sinh cười một cái rồi rời đi, chuẩn bị nghi thức chứng hôn.
Khách khứa cùng bạn bè lần lượt xuất hiện. Cô bảy đi vào từ cửa hông, đến bên bàn tròn, cười nhìn cô: “Chú chín con bảo, có quá nhiều người chú ý đến ông nên không tới được, để ta toàn quyền đại diện Hà gia”.
Cô không biết đáp gì cho phải, giống như bị người ta đẩy vào một giấc mộng. Là giấc mộng bên trong Tứ Cửu Thành.
“Hôm nay anh được cha giao phó, đến gả em”, Bạch Cẩn Hành cười nói, ngồi xuống cùng bàn cô bảy, “Bên gia đình mẹ ruột cô dâu”.
Mà trên bàn nhà chú rể, chỉ có một mình cô ba Trịnh gia ngồi. Có lúc Trịnh Độ ghé lại gần, ngồi xuống cạnh chị gái, lại bị chị ấy đuổi đi. Cả một bàn lớn nhưng ghế ngồi trống trơn, đều là người nhà Tạ gia.
Cách xa một chút, là những người có quan hệ tốt với cô hai Tạ như công sứ Nga, công sứ Pháp, ngồi bàn cho khách.
Giống như Tạ Vụ Thanh đã phát hết thiệp mời, chỉ chừa một mình cô dâu, còn lại không ai không biết tiệc cưới của họ.
Anh không mặc trang phục của chú rể, chỉ dùng quân phục thay thế, nhưng nhìn qua lại phù hợp với khách khứa mặc quân trang ngồi đầy ở đây, bên ngoài binh lính canh giữ. Vì là ngõ Đông Giao Dân nên phóng viên khó đi vào, tin tức cũng rất khó lọt ra, cho dù có người nhìn thấy danh sách toàn khách quý trong phòng khiêu vũ muốn trộm nghe ngóng, nhìn vào, thấy quân nhân mặc quân phục cũ kỹ ngồi đầy phòng cũng chỉ có thể suy đoán là — buổi tụ hội của những cựu sĩ quan không cam lòng rời khỏi sân khấu lịch sử.
Những nhóm quan quân từng xả thân vì cuộc Cách mạng Tân Hợi, lật đổ triều đại cũ thối nát, đều tụ về nơi này, để chứng kiến một hôn lễ không thể truyền ra ngoài.
Tạ Vụ Thanh tặng cô một lễ cưới, xa xỉ nhất cũng chỉ là công huân của những người ngồi đây. Đơn sơ như thế, nhưng đều thành tâm thành ý.
— HẾT CHƯƠNG 50 —
Tạ Vụ Thanh không có trong phòng, cô tỉnh lại một lát, liền cột tóc xuống giường, mang giày lụa mỏng bước ra ngoài.
Trời vẫn còn sớm, chỉ vừa hừng đông. Ngoại trừ hai quan quân đang trực canh, chưa ai thức dậy.
Tạ Vụ Thanh ngồi trên ghế đá, nhìn mảnh vườn nhỏ trồng rau phía dưới khóm trúc của ông bác. Dù Hà Vị bước khẽ thế nào cũng bị anh phát hiện ngay tức khắc. Anh duỗi tay ôm eo cô, đặt cô ngồi lên đùi.
Trong sương phòng phía Tây có tiếng máy đánh chữ, có lẽ ai đó đang chỉnh sửa lại tư liệu viết tay.
Hà Vị ôm cổ anh, ngồi xuống: “Thức sớm vậy, đang xem vườn rau à?”
“Xem cả cây trúc nữa”, anh nhìn khóm trúc, nhẹ nói, “Phương Bắc không có nhiều trúc, chờ sau này có cơ hội dẫn em về Nam, khắp núi mọc đầy tre trúc, sau mùa mưa, tầm khoảng thời gian này, lên núi đào được không ít măng”.
Anh hỏi cô, có từng thấy ruộng bậc thang chưa?
Chưa được mấy câu đã kể tới bản Tráng bản Miêu, bản làng nằm khuất trong núi, nhà gỗ nối tiếp nhà gỗ, khi trời tối thì thắp đèn dầu. Giống như hoán đổi vị trí với sao trời trong bóng đêm, dường như toàn bộ bản trại đều ẩn sau mây mù, từng đốm sáng lập loè ẩn hiện. “Lúc ấy có người ở Bảo Định theo anh đến Vân Quý, vừa mới vào núi, nửa đêm nghe tiếng ình ịch ình ịch, tưởng có quỷ. Lùng sục mấy ngày mới phát hiện, thì ra có người nhân lúc cả bản đi ngủ, chạy lên đồng cỏ nhuộm quần áo”.
Tạ Vụ Thanh kể vào thời mạt Thanh dân cư thưa thớt, vẫn chưa xây dựng đường bộ, phải vòng từ Hồng Kông đến Hà Nội, Việt Nam rồi mới về lại cố hương. Lại kể sau này khi anh mang binh đến Quảng Tây, vượt qua mười vạn núi cao quanh lưu vực sông Li Giang, anh nhớ mình bắt được mấy tên cướp rồi dẫn theo chúng đến Hà Nội: “Trong đội có người dân tộc Choang, tiếng nói hơi tương đồng với ngôn ngữ bên kia, có thể trao đổi vài câu”.
Cô đoán, anh đang nhớ quê.
Hà Vị ôm siết cổ anh, khẽ nói: “Nơi này cũng là nhà của anh, hôn em đi”.
Dưới ánh nắng ban mai, anh nhìn nhìn cô chăm chú, mãi lúc sau mới cúi đầu mút lấy môi cô.
Đọc Full Tại truyenbathu.vn
Một quan quân canh trực bên ngoài xách theo thùng nước trở về, mới từ giếng nước trong ngõ nhỏ bước tới liền nghiêng người đứng trên bậc thang, nép sau cánh cửa. Để lộ một góc thùng gỗ lắc lư, nước sánh đầy thềm.
Cô thì thầm vào cổ anh: “Hiện tại tâm trạng tốt hơn chưa?”
Tạ Vụ Thanh mỉm cười, nói nhỏ: “Chỉ nhìn cây trúc một lát, ai bảo không tốt chứ?”
Không hiểu vì sao, cô linh tính được sớm muộn gì Tạ Vụ Thanh cũng phải đi, lần nữa xuôi Nam.
Rõ ràng anh chỉ liếc mắt nhìn khóm trúc trong Bách Hoa Thâm Xử, đã có thể kể mấy chuyện lúc còn dẫn binh ở phương Nam.
Nhóm quân phiệt Tây Bắc lần lượt rời khỏi Bắc Bình, chuyện diễn kịch quyên tiền cứu trợ các tỉnh phía Tây cũng không thành công.
Hôm nay, trong lúc cô ở văn phòng công ty vận tải đường thuỷ, nhìn thấy cô bảy từ Giang Chiết trở về, hai cô cháu ngồi nói chuyện vui vẻ, thư ký bỗng trình lên một tấm danh thiếp, là của vị huyện trưởng từng gặp ở Quảng Đức Lâu ngày trước.
“Là ai vậy? Chưa từng nghe con nhắc tới?” Cô bảy nhìn tên người trên danh thiếp.
“Một vị huyện trưởng ở Tây Bắc”, cô bảo thư ký mời người đó vào phòng tiếp khách bên cạnh, pha một ấm trà chiêu đãi, “Hai năm nay Tây Bắc gặp hạn, bọn họ đến Bắc Bình xin cứu trợ”.
Cô bảy thở dài, hất bím tóc suôn mượt ra sau lưng: “Ở đó đúng thật rất thảm, có người treo biển bán vợ con, giá niêm yết rõ ràng. Có người còn tự bán thân, chỉ mong không chết đói”.
Hà Tri Hân có thói quen, mỗi lần ngồi xuống đều kéo bím tóc lên vai, khi muốn đi thì hất ra sau. Cô bảy đến nay chưa lập gia đình nên không thích uốn tóc, vẫn giữ sở thích trong quá khứ, một khi tẩy trang bước xuống sân khấu, chỉ mặc kiểu áo dài cổ xưa, dáng người cùng khí chất không cần dựa vào váy áo yểu điệu của phụ nữ cũng mang lại cảm giác phong lưu.
“Con gặp khách đi, ta đi xem bạn cũ”. Hà Tri Hân nói.
“Cô có biết Chúc tiên sinh cũng đang ở Bắc Bình không?” Lúc cô bảy đẩy cửa kính, Hà Vị bất chợt hỏi.
Hà Tri Hân vịn tay cầm, kinh ngạc quay đầu.
Hà Thất tiên sinh năm xưa vang danh khắp kinh thành, ngay cả trước mặt quân phiệt nắm quyền cũng dám hất hàm kiêu ngạo, ấy vậy mà giờ vì một người xưa lại thất thần trước cháu gái. “Làm giáo viên trong một trường sư phạm”, Hà Vị bảo, “Nếu cô muốn gặp, để cháu tìm cách hẹn người đó tới”.
Hà Tri Hân yên lặng một thoáng, nhỏ giọng nói: “Lần này ta quay về Bắc Bình để bái kiến ân sư, bày tiệc linh đình không ai không biết. Nếu hắn muốn gặp ta, hẳn sẽ tự đến. Nếu hắn đã không muốn, cần gì phải dối gạt người khác?”
Dứt lời, đẩy cửa đi mất.
Hà Vị gặp vị huyện trưởng kia, bàn chuyện quyên góp muối, trong đầu vẫn miên man nhớ đến lời của cô bảy.
Nửa tháng nay Tạ Vụ Thanh không ở Bắc Bình, anh đi Phụng Thiên.
Anh rất hứng thú với xưởng sản xuất công nghiệp quân sự ở Phụng Thiên, trước kia bởi vì Nam – Bắc giằng co, cho dù có đến cũng bị người ta đề phòng, không xem đủ. Lần này vừa đi đứng lại bình thường, anh liền gấp đến chờ không nổi mà ra Bắc.
Hai người giống mấy đôi nam nữ mới yêu đương, gửi điện báo qua lại mỗi ngày. Lúc kể chuyện xưởng công nghiệp quân sự, kể về Phụng Thiên, anh bảo ở thành Phụng Thiên có miếu Hồ Tiên, nằm dưới vọng lâu Đông Nam. Cô đáp lời, ở Bắc Bình có một tháp tên Hồ Tiên, cũng nằm ở vọng lâu Đông Nam.
Trong điện báo hai người nói từ Hồ Tiên đến vọng lâu Đông Nam, cuối cùng kết luận Phụng Thiên và Bắc Bình có điểm tương đồng, âu là vì Tát Mãn giáo [1] từ thời Mãn Thanh.
[1] Tát Mãn giáo, hay còn gọi là Shaman giáo, là một hình thức tôn giáo cổ xưa và rất thịnh hành đối với dân tộc Mãn (Đông Bắc, TQ). Thông qua người môi giới (thường gọi là thầy Vu, thầy Mo) để giao tiếp với các đấng thần linh, truyền đạt nguyện vọng và cầu xin mong muốn với họ. Đối tượng thờ cúng của họ thường là những vị thần có nguồn gốc từ động vật tu Tiên như Chuột Tinh, Gà Tinh, Rắn Tinh (Hồ Tiên Miếu ở đây là Hồ Ly Tinh ạ)
Điện báo ngắn gọn hàm súc, người ngoài nhìn chẳng thấy thú vị, chỉ duy hai người họ vô cùng thích thú.
Sau khi tiễn huyện trưởng về, thư ký mang đến một bức điện tín.
Hà Vị mở tờ giấy sao chép điện tín: Ngõ Áo Tơi, cái tên này thú vị thật.
Cô sửng sốt, ý anh nói là ngõ Nam La Cổ? [2]
Tạ Vụ Thanh về Bắc Bình rồi?
[2] Ngõ Nam La Cổ thuộc quận Đông Thành (Bắc Kinh, TQ), được xây dựng từ thời nhà Nguyên, chạy dọc theo hướng Nam Bắc, dài khoảng 800 mét. Đây được xem là con ngõ có lịch sử lâu đời nhất Bắc Kinh và được bảo toàn nguyên vẹn nhất cho tới nay. Thời trước, ngõ Nam La Cổ là nơi sinh sống của rất nhiều vương hầu, văn nhân làm quan trong triều, đến nay con ngõ vẫn giữ được khối kiến trúc tứ hợp viện hoàn chỉnh. Ngõ Nam La Cổ là một trong những địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Bắc Kinh và từng được tạp chí TIMES công nhận là 1 trong số 20 điểm đến lý tưởng khi du lịch châu Á.
Suy nghĩ này vừa xuất hiện đã bị tiếng chuông điện thoại trong tay cắt đứt.
Hà Vị nhấc ống nghe, kề sát bên mặt.
Tiếng hít thở thuộc về riêng Tạ Vụ Thanh, không giống với ai khác. Cô không thể nói rốt cuộc là khác nhau ở điểm nào, chỉ biết chắc chắn là anh.
Đọc Full Tại truyenbathu.vn
“Vừa nãy đi ngang qua Bạch tháp”, giọng nói của Tạ Vụ Thanh từ đầu bên kia truyền đến, “Nghĩ lúc nhỏ em có thường đến không”.
Bạch tháp ư? Quả nhiên anh đã về Bắc Bình.
Trái tim cô phiêu đãng, nhẹ “vâng” một tiếng: “Thường đến ạ”.
“Sau đó xe chạy qua ngõ Nam La Cổ, lại nghĩ, em từng đến đó chưa”.
“Vâng, cũng thường đến”.
Hai người cả tháng không gặp mặt, cùng cầm ống nghe mỉm cười.
“Lúc trước mỗi khi rời khỏi Bắc Bình, thường nhớ tới em, nhưng có thể chịu đựng được. So với việc để em vất vả khổ cực, lưu lạc khắp nơi cùng anh, để em ở lại Bắc Bình càng ổn thoả. Nhưng lần này đến Phụng Thiên”, anh chợt im lặng một lát rồi nói tiếp, “Anh hình như không nghĩ thế nữa”.
Cô nhìn hình bóng phản chiếu khuôn mặt mình trên tủ sách thuỷ tinh, đang cười sao.
“Trước khi quen em, anh từng nghe rất nhiều chuyện, có liên quan đến quan hệ cha con giữa em với Hà Nhị tiên sinh”, anh bảo, “Khi đó, anh luôn cố đè áp ý nghĩ đưa em đi, vì biết em muốn giữ tròn chữ hiếu. Hiện tại Hà Nhị tiên sinh đã qua đời, Vị Vị, em có bằng lòng suy nghĩ một chút, cùng anh xuôi Nam không?”
Hà Vị hơi xoay người, tựa vào bàn làm việc: “Anh đến Bắc Bình rồi à? Sao không gặp mặt nói trực tiếp?”
“Phải, anh đang ở Bắc Bình”.
Tạ Vụ Thanh đáp: “Mấy năm qua, mỗi lần trực tiếp hỏi em có chịu xuôi Nam cùng anh không, đều bị cô hai từ chối. Lúc này muốn đổi cách, có lẽ, sẽ có chút hy vọng”.
Mắt cô nóng bỏng.
Nhớ lại đúng thật là cô đã không ít lần từ chối anh. Cô yêu Tạ Vụ Thanh nhưng không tài nào theo anh đi được.
“Lần trước, anh lấy công danh nửa đời, cùng trọng binh hai tỉnh cũng không lay chuyển được em”, anh bảo, “Kỳ này, muốn thử lại lần nữa”.
Cô nghẹn đắng.
Hai con người cùng ở Bắc Bình, đã xác nhận quan hệ vợ chồng, lại nói những lời như thế qua điện thoại.
Từ khi quay về Bắc Bình, cô đợi suốt trong viện nhỏ để gả cho anh, chỉ cần gả từ sương phòng đến chính phòng. Nhưng anh luôn bảo chưa phải lúc, không thể qua loa như vậy. Cô muốn kết hôn, anh lại lên kế hoạch đưa cô xuôi Nam.
“Em… chưa từng nghĩ sẽ rời khỏi Bắc Bình, từ nhỏ đã lớn lên ở đây, thành thói quen khó bỏ”. Âm thanh cô run rẩy, khó bình tĩnh lại.
“Nhưng giờ phút này, không muốn làm chậm trễ anh”, cô dịu dàng thì thầm, “Trước đây, lần nào cũng là anh ra Bắc gặp em. Sau này, em không muốn anh lại mạo hiểm nữa, ít nhất không cần vì để gặp em mà mạo hiểm tính mạng”.
Cùng Tạ Vụ Thanh, dẫn theo Tư Niên, sắp xếp lộ trình đơn giản nhất, bí mật nhất, một nhà rời đi.
Ý nghĩ này khiến tim cô đập mạnh đến mức đau ngực.
Một chốc lặng yên, như quay lại hành lang dài bên trong Cung Vương Phủ.
Anh nói, anh không thể không đi, cô bảo, cô không thể không ở lại.
Tạ Vụ Thanh im lặng rất lâu, lâu đến mức làm lòng cô hoảng hốt: “Sao không lên tiếng?”
“Anh đang ở khách sạn Lục Quốc”. Hỏi một đằng, anh trả lời một nẻo.
“Xe đón em đang chờ ngoài cửa”, Tạ Vụ Thanh bổ sung, “Ngoài cửa công ty vận tải đường thuỷ”.
Ống nghe im lặng một lúc trong tay cô. Chẳng lẽ đi ngay bây giờ? Tư Niên còn ở trường học, làm sao tới kịp.
“Anh có người thân vào kinh, muốn gặp em một lần”. Anh lại nói.
Hà Vị thoáng thả lỏng, mặc áo khoác cùng váy trắng, vội vàng chạy ra.
Một chiếc xe màu đen đã đợi từ lâu. Không biết là người thân thế nào khiến anh phái xe đến đón cô trịnh trọng như thế.
Bắc Bình vào đầu thu, trước mắt ngập sắc vàng.
Xe chạy qua đại lộ rộng rãi, rẽ ở lối vào ngõ Đông Giao Dân.
Đọc Full Tại truyenbathu.vn
Phía trước có hàng rào sắt chắn ngang, xe đưa cô đến bên ngoài ngõ Đông Giao Dân, vốn muốn chạy vào nhưng không hiểu sao lại bị ngăn lại, chỉ nói hôm nay ngõ Đông Giao Dân tấp nập, không cho xe tới lui. Trời sắp tối, có người đi bộ vào trong, muốn đến bưu cục lãnh sự quán Đức gửi thư cho người thân, Hà Vị vừa bước xuống xe bị người đó hỏi, lãnh sự quán Đức ở chỗ nào, cô liền chỉ đường cho họ.
Cô theo con đường lát đá dẫn đến cổng vào khách sạn Lục Quốc, băng qua cửa xoay.
Giày cao gót giẫm lên mặt thảm, không có tiếng động. Cửa kính sau lưng cô xoay tròn.
Cách mười mấy bước chân, người đàn ông chờ cô đang đứng đó, phía cuối thảm sàn, dưới cầu thang gỗ đỏ son. Trên người anh mặc trang phục đã lâu không dùng, là quần và ủng quân đội. Áo sơ mi trắng được là thẳng thớm, vừa vặn ôm lấy thân trên, cổ áo sơ mi không đóng, hơi mở ra… Anh vĩnh viễn giống hệt cái đêm họ lần đầu gặp gỡ, vẫn là chàng thiếu niên nổi danh năm ấy.
Tạ Vụ Thanh như đợi rất lâu, hai tay chắp sau lưng, đùa nghịch cây bút máy đen. Anh mang theo tâm sự, đầu ngón tay không ngừng đóng mở bút máy, tạp âm “lạch cạch” theo quy luật hết đóng lại mở, cứ lặp đi lặp lại vang lên từ lòng bàn tay anh.
Có chút giống tiếng đồng hồ nước, từng giọt từng giọt rơi xuống đếm thời gian.
Khoảnh khắc anh trông thấy Hà Vị, nắp bút đóng lại hoàn toàn, đưa cho một thanh niên đứng phía sau. Khuôn mặt người nọ xa lạ, có lẽ vừa từ Phụng Thiên đến.
“Bên ngoài có người chặn lại, xảy ra chuyện gì thế?” Cô cảnh giác nhẹ giọng hỏi.
“Không có gì đâu”, anh đáp, “Bạn học ở Bảo Định đến”.
Trùng hợp thế à?
Ngoài cửa phòng khiêu vũ của khách sạn Lục Quốc có đặt một tấm biển đãi tiệc, người dẫn đầu vẫn như trước là tiểu công tử Đặng gia, tên luôn đặt thứ nhất. Lúc trước khi ghi tên này lên tấm biển đã khiến ông chủ Thái Phong Lâu vốn quen tiếp khách là hậu duệ quý tộc phải khiếp sợ, hiện giờ khi cái tên ấy lần nữa được ghi lên, hắn đã sớm là một tên vô danh nghèo túng, không thể so với vị quý nhân không ai chạm được trước kia.
Sau khi trường quân sự Bảo Định đóng cửa và buổi họp mặt bạn học tan tác, cho đến nay, rất nhiều người trẻ tuổi đã quên mất ngôi trường từng đào tạo vô số tướng lĩnh lừng danh này. Nhưng khi vừa trông thấy những cái tên của hội bạn học Bảo Định trên biển, cô như được nhắc nhớ lại ngôi trường từng một thời huy hoàng ấy.
Dưới tên khách khứa, phía cuối cùng liệt kê thêm giảng võ đường Tây Giang, giảng võ đường lục quân Vân Nam cùng bảy tám cái giảng võ đường khác nhau, những nơi này hiện giờ đã sớm biến mất, hoặc may hơn thì thay tên đổi hiệu… Bày ra trước mắt, giống như chỉ mới hôm qua.
Binh lính gác trước cửa vừa trông thấy Tạ Vụ Thanh, lập tức mở cửa mời vào.
Trong phòng khiêu vũ, khắp nơi đều là đàn ông mặc quân trang, là quân trang vào mười mấy năm trước. Vì mỗi người đến từ mỗi tỉnh khác nhau nên kiểu dáng quân phục cũng không giống, có một số người sau khi tốt nghiệp bỏ việc tòng quân đi theo văn chương, giờ phải lục tìm đồng phục năm đó của trường quân sự mặc lại.
Như quay về thời điểm Cách mạng Tân Hợi diễn ra.
Mỗi một người đàn ông đang hàn huyên với nhau bên bàn tiệc trải khăn trắng, ngồi trên sô pha hay cạnh sàn nhảy, đều không hẹn mà cùng nhìn cô chăm chú, vừa mờ mịt, vừa lễ phép. Đối với họ mà nói, Hà Vị nhỏ tuổi, xem như thuộc lứa con cháu, nhưng vì cô là vợ của Tạ Vụ Thanh nên không thể thiếu lễ nghi nên có.
“Đây đều là bạn của anh sao?”
“Đồng môn ngày xưa, còn có học trò”.
Tạ Vụ Thanh khoác áo ngoài quân phục, ngồi ngay trước mặt.
Bàn tròn cạnh sàn nhảy có Bạch Cẩn Hành và Đặng Nguyên Sơ, còn có người đàn ông ném cái đồng hồ vào mâm bạc, hù doạ cha ruột Hà Vị một phen. Vị tiên sinh năm đó lớn nhất cả đám, hiện giờ đã bước sang tuổi xế chiều, ý cười trên mặt lộ rõ vẻ già nua.
Sau này mấy lần đến Cung Vương Phủ, cô từng gặp lại vị Thiệu tiên sinh này.
“Cô hai”.
“Thiệu tiên sinh”. Cô mỉm cười.
“Anh Thanh mời tôi làm người chứng hôn cho hai người”, Thiệu tiên sinh chỉnh trang quân phục đã lâu không mặc, cười nói.
Trong lòng chấn động, cô nhìn Tạ Vụ Thanh.
Tạ Vụ Thanh hơi cười, cũng không rời mắt khỏi cô.
“Tôi bảo, hiện giờ thanh danh của cô hai rất lớn, chưa chắc chịu nhận một người rớt đài như tôi”. Thiệu tiên sinh cười nói, “Tôi có chuẩn bị sẵn bản thảo rồi, cô hai có muốn nhìn qua chút không?”
Hà Vị như quên hết mọi ngôn ngữ.
“Có hơi đơn sơ”, bàn tay dưới bàn của anh khẽ nắm lấy đôi tay đặt trên đầu gối của cô, “Nhưng chí ít cũng có người thân bạn bè đầy đủ. Vốn anh còn định mời hoa đồng, nhưng sợ phóng viên bên ngoài chụp được, nên bỏ qua bước này”.
Cô nhìn chằm chằm Tạ Vụ Thanh, nhìn thật lâu thật lâu rồi bất chợt cúi đầu, nước mắt rơi xuống.
Thiệu tiên sinh cười một cái rồi rời đi, chuẩn bị nghi thức chứng hôn.
Khách khứa cùng bạn bè lần lượt xuất hiện. Cô bảy đi vào từ cửa hông, đến bên bàn tròn, cười nhìn cô: “Chú chín con bảo, có quá nhiều người chú ý đến ông nên không tới được, để ta toàn quyền đại diện Hà gia”.
Cô không biết đáp gì cho phải, giống như bị người ta đẩy vào một giấc mộng. Là giấc mộng bên trong Tứ Cửu Thành.
“Hôm nay anh được cha giao phó, đến gả em”, Bạch Cẩn Hành cười nói, ngồi xuống cùng bàn cô bảy, “Bên gia đình mẹ ruột cô dâu”.
Mà trên bàn nhà chú rể, chỉ có một mình cô ba Trịnh gia ngồi. Có lúc Trịnh Độ ghé lại gần, ngồi xuống cạnh chị gái, lại bị chị ấy đuổi đi. Cả một bàn lớn nhưng ghế ngồi trống trơn, đều là người nhà Tạ gia.
Cách xa một chút, là những người có quan hệ tốt với cô hai Tạ như công sứ Nga, công sứ Pháp, ngồi bàn cho khách.
Giống như Tạ Vụ Thanh đã phát hết thiệp mời, chỉ chừa một mình cô dâu, còn lại không ai không biết tiệc cưới của họ.
Anh không mặc trang phục của chú rể, chỉ dùng quân phục thay thế, nhưng nhìn qua lại phù hợp với khách khứa mặc quân trang ngồi đầy ở đây, bên ngoài binh lính canh giữ. Vì là ngõ Đông Giao Dân nên phóng viên khó đi vào, tin tức cũng rất khó lọt ra, cho dù có người nhìn thấy danh sách toàn khách quý trong phòng khiêu vũ muốn trộm nghe ngóng, nhìn vào, thấy quân nhân mặc quân phục cũ kỹ ngồi đầy phòng cũng chỉ có thể suy đoán là — buổi tụ hội của những cựu sĩ quan không cam lòng rời khỏi sân khấu lịch sử.
Những nhóm quan quân từng xả thân vì cuộc Cách mạng Tân Hợi, lật đổ triều đại cũ thối nát, đều tụ về nơi này, để chứng kiến một hôn lễ không thể truyền ra ngoài.
Tạ Vụ Thanh tặng cô một lễ cưới, xa xỉ nhất cũng chỉ là công huân của những người ngồi đây. Đơn sơ như thế, nhưng đều thành tâm thành ý.
— HẾT CHƯƠNG 50 —
Bình luận truyện