Lạn Kha Kì Duyên
Chương 74: Muôn hình vạn trạng
Dịch: Phong Thanh
Biên: Cún Con
***
Kế Duyên nhặt chiếc dù bằng giấy dầu và tay nải lên, rồi nhìn cái cần câu bên cạnh. Cái cần này mang theo thì không tiện, vứt lại hơi tiếc. Hắn do dự một hồi, cuối cùng vẫn cất dây và lưỡi câu đi, chỉ để lại cây gậy trúc xanh biếc bên đầm nước.
Hắn nhìn Bích Thủy Đàm một lần nữa. Dù nơi này mỗi năm chỉ có thể sinh ra một con Ngân Khiếu Tử nhưng vậy đã rất thần kỳ rồi.
“Lần tới Kế mỗ phải nấu canh để thử xem mùi vị của con cá này ra sao!”
Kế Duyên lẩm bẩm rồi cất bước rời đi.
Giờ phút này, bên trong núi Lão Hoa ngập tràn sương mù. Bên ngoài cách năm mét không thể nhìn thấy thứ gì nhưng chỉ như vậy cũng chẳng thể ảnh hưởng đến Kế Duyên. Hắn nhanh chóng sải bước vì không có ai dám tùy ý đi lại ở đây.
Kế Duyên phi thân, thỉnh thoảng lại mượn lực dẫm lên cành cây, vách đá hoặc dùng Du Long thân pháp di chuyển cực kỳ tiêu sái. Thân thể hắn nhẹ nhàng như cá gặp nước, trong chốc lát đã vượt qua một đoạn đường núi gập ghềnh.
Trong lúc đi, ngoài việc đối chiếu một số nội dung của Luyện Khí Quyết, Kế Duyên còn suy ngẫm đến tác dụng và biến hóa của ba quân cờ.
Ba quân cờ này, nguồn gốc theo thứ tự là khi hắn hướng đạo cho Lục Sơn Quân, lúc Xích Hồ bái tạ từ biệt trở về rừng và buổi sáng Doãn phu tử xem bức thư chia tay.
Người ở thế giới này chắc chắn sẽ khó mà lý giải được điều huyền bí này. Nhưng đối với Kế Duyên, người đã chứng kiến đủ loại tin tức trên mạng từ kiếp trước, vừa suy đoán vừa nghiền ngẫm thì không khó phát hiện được nguồn gốc căn nguyên. Thời điểm xuất hiện ba quân cờ đều là lúc Kế Duyên ảnh hưởng to lớn với yêu hoặc người trong cuộc.
Đối với Lục Sơn Quân và tiểu hồ ly thì rất dễ lý giải. Chỉ riêng Doãn phu tử là có vẻ kỳ quái. Kế Duyên vô cùng hiểu rõ nhân cách của Doãn Triệu Tiên. Lá thư này có thể đã truyền cảm hứng cho khát vọng của Doãn phu tử và nó đủ lớn đến mức thay đổi tương lai của y.
Vậy thì, quân cờ được sinh ra tương ứng với ý nghĩa vận mệnh ẩn giấu bên trong.
Người có thể tin mệnh số, không thể tin hết mệnh. Mệnh số có thể có, không hẳn không thể sửa.
Mà những sự kiện Kế Duyên trải qua đã tiếp xúc với rất nhiều người. Lâu thì có chín vị thiếu hiệp, gần đây có Ngụy Vô Úy, nhưng vẫn không có quân cờ sinh ra. Có thể do họ không đủ trình độ, cũng có thể do bản thân họ không có “tư chất thành cờ”.
“Vậy vì sao viên cờ đầu tiên của Lục Sơn Quân lại biến thành màu đen?”
Kế Duyên một mình lẩm bẩm. Hắn nhớ lại lúc tiếp xúc với thứ âm tà bên trong miệng giếng. Khi ngón tay tung chiêu làm tà vật trọng thương, khiến thứ ấy bị tiêu diệt thì quân cờ cũng biến thành màu đen.
‘Rốt cuộc vì sao quân cờ lại hóa thành màu đen, do thủy thuộc tính thuần âm, do lệ khí hay lý do nào khác? Điều này có ảnh hưởng đến Lục Sơn Quân hay không nhưng nó có vẻ tác động rất lớn đến ta…’
Nghĩ đến điều này, Kế Duyên vung tay trái lên, một vùng sương trắng tụ hợp lại. Ngay lập tức, lòng bàn tay trái của hắn xuất hiện một quả cầu nước óng ánh.
‘Khả năng ngự thủy của ta mạnh hơn công phu khống hỏa!’
Trước đó, tác dụng lớn nhất của ba quân cờ đối với Kế Duyên chính là phụ trợ Đạo Khí Quyết hội tụ linh khí, nhưng dựa vào phản ứng của ba quân cờ khi thu đan khiến cho hắn phải suy nghĩ sâu xa hơn.
Kế Duyên đã từng nghĩ rằng quân cờ có thể hội tụ được linh khí nhưng không muốn hấp thu, lúc này xem ra chúng càng khát vọng đan khí được hình thành.
‘Đan khí đan lô, quân cờ hút khí, đặc biệt là luồng đan khí quý giá đầu tiên. Quân cờ này ảnh hưởng lớn tới ta hay là ảnh hưởng tới người mà quân cờ ẩn dụ?’
“Phù! Trước hết đánh răng rửa mặt đã…”
Kế Duyên nghĩ rằng bản thân mình chỉ là một nhân vật nhỏ, cần gì phải suy nghĩ phức tạp bèn tự giễu tự cười. Tay hắn bẻ một đoạn dây leo, dùng quả cầu nước trên tay trái vừa đi vừa súc miệng đánh răng. Cuối cùng hắn hất quả cầu nước lên mặt, hai tay xoa xoa…
Khi Kế Duyên ra khỏi núi Lão Hoa, mặt trời cũng đã lên cao. Ánh nắng chiếu rọi làm cho sương mù trong núi dần dần biến mất.
Kế Duyên thi triển tị thủy thuật, hơi nước ẩm ướt trên quần áo lập tức bốc hơi như sương mù, vờn xung quanh thân. Nếu có ai đó bắt gặp bộ dáng này chắc hẳn sẽ ngỡ rằng mình gặp được tiên giáng trần.
Phía nam chân núi có một thôn nhỏ, đa số là mấy hộ đi thuyền đánh cá. Nếu đi theo con đường đất dọc sườn núi sẽ xuất hiện một bến đò tầm trung, kế bên là Tiểu Thuận Hà lấp lánh sóng nước dưới ánh mặt trời.
Vì trời vẫn còn sớm, hầu như chả có ai băng núi đến bên kia huyện Cửu Đạo Khẩu. Tất cả thuyền lớn nhỏ đều bỏ neo đậu tại bến cảng nhưng vẫn có một chiếc thuyền lớn vừa lúc muốn đi Cửu Đạo Khẩu. Có người trên thuyền đi xuống, vài chiếc thuyền con xung quanh vận chuyển hàng, mấy chiếc xe lừa xe ngựa kéo hàng đang dừng ở bến cũng bắt đầu di chuyển.
Chưa tới thời điểm bận rộn nhưng tại đây đã ồn ào, rộn rã.
Tiểu Thuận Hà dù trong tên có chữ “Tiểu” nhưng thực tế không hề nhỏ. Sông rộng khoảng hai mươi đến ba mươi trượng tùy khúc, chảy xuôi theo hướng Đông Nam nối với Xuân Mộc Giang tạo thành một phần mấu chốt trong hệ thống vận tải đường thủy của huyện Cửu Đạo Khẩu.
Kế Duyên gặm miếng bánh ngô còn sót lại, nhẩn nha đi đến bến đò. Hắn bỏ qua những chiếc thuyền lớn, nhìn một vòng rồi đi về phía một chiếc thuyền buồm chở khách nhỏ. Chủ thuyền là một lão hán trên năm mươi tuổi và người con trai trẻ tuổi da ngăm đen đang ngồi nhai bánh mì.
“Nhà đò có đi đến Xuân Huệ Phủ không?”
Giọng nói của Kế Duyên to vang rõ ràng, làm cho hai người trên thuyền đang bận rộn cũng phải ngoái nhìn. Một người mặc áo bào xám, tay áo rộng, thân đeo tay nải lại cầm dù, hình dáng như một nho sinh dù kiểu tóc không giống lắm, mới nhìn khoảng ba bốn mươi tuổi nhưng khuôn mặt trẻ trung khiến cho chủ thuyền không đoán được tuổi thật của vị khách này.
Ông lão đi đến đầu thuyền nói với Kế Duyên.
“Tất nhiên là đi. Tiên sinh ngài đi một mình hay có bạn đi cùng? Ngài muốn bao thuyền cả đi và về hay muốn có thêm khách đi chung?”
Kế Duyên suy nghĩ một chút rồi mới dò hỏi.
“Tại hạ chỉ có một người, không biết giá bao thuyền so với giá có thêm khách đồng hành là bao nhiêu?”
“Nếu ngài bao thuyền, mùa này đi Xuân Huệ Phủ thuận gió, chỉ cần ba ngày là có thể đến. Tự trả tiền thì tiên sinh phải trả trọn, tổng một quan hai trăm văn.”
Một quan hai trăm văn là một ngàn hai trăm văn, hơn một lượng bạc. Giá này hơi mắc, Kế Duyên nhíu mày.
“Nếu chờ khách đi chung thuyền, tiên sinh cần đợi ở đây một lát, ta lập một bảng hiệu đón khách ghi rõ đi Xuân Huệ Phủ. Tiên sinh cũng có thể tự kiếm người đi chung, phí chia đều hoặc tiên sinh nguyện ý có thể trả nhiều một chút, chỉ cần thương lượng ổn là được. Tiên sinh yên tâm, người đi tới Xuân Huệ Phủ mỗi ngày có rất nhiều. Có điều thuyền này nhỏ, nhiều nhất chỉ chở mười người, nếu không buổi tối cũng không có chỗ nghỉ ngơi.”
Kế Duyên nhìn chiếc thuyền, dài chừng ba trượng, thân rộng một trượng, chính giữa là cột buồm dựng thẳng. Phía sau thuyền có ô che, dựng cho khách nhân tránh mưa hoặc nghỉ ngơi.
“Ừ, quấy rầy nhà đò rồi. Tại hạ đi hỏi giá chỗ khác một chút!”
“Tiên sinh cứ tự nhiên, nhưng giá thuê thuyền nhà ta đã hợp lý nhất ở đây rồi!”
Chủ thuyền nói một câu rồi tiếp tục dọn dẹp buồng thuyền với con trai, tựa hồ rất tự tin.
Quả nhiên, Kế Duyên đi một vòng lớn, cuối cùng vẫn về tới đây. Không phải không có thuyền nào tiện nghi hơn, mà hắn tổng hợp thời gian cần thiết và độ sạch sẽ, thoải mái dễ chịu thì thuyền này thích hợp nhất.
Nhà đò thấy hắn trở về liền cười nói.
“Sao rồi, tiên sinh đã quyết định hay chưa?”
“Ừ, nhà đò. Chúng ta đợi thêm nửa ngày. Tốt nhất là có thêm khách đồng hành, nếu không tại hạ sẽ bao thuyền.”
“Quá tốt rồi! Tiên sinh làm chủ liền tốt rồi! Hành trình ba ngày, trên thuyền đều đã chuẩn bị sẵn đồ ăn thức uống, không cần phải thêm tiền cho mấy khoản này!”
Chủ thuyền nói chuyện cung kính hẳn lên. Người đi Xuân Huệ Phủ mỗi ngày đều có, nhưng mọi người đều thích đi loại thuyền lớn chở khách. Thuyền nhỏ của bọn họ thường không làm ăn lớn thế này, vả lại, Kế Duyên suy đi tính lại cũng không thích đi thuyền lớn ồn ào đông đúc.
Nhà đò treo xong bảng hiệu đón khách đi Xuân Huệ Phủ nên Kế Duyên cũng không phải tìm thêm bạn đồng hành. Hắn ngồi ngay đầu thuyền đọc sách, không hề quan tâm đến người khác.
Đồng thời, Kế Duyên đã báo cho chủ thuyền định giá một trăm hai mươi văn một khách, phần còn lại do hắn chi trả. Không phải hắn phô trương giàu có nhưng nếu mọi người cùng chia đều thì người ta chọn trả ít tiền hơn, chen chúc thuyền lớn cũng được.
Lúc gần trưa đứng bóng, tổng cộng có sáu người, hai vị thư sinh kết bạn với nhau, hai ông cháu một già một trẻ, còn có hai người không quen biết, một tráng hán râu quai nón và một nam trung niên gầy gò.
Nhà thuyền chỉ báo giá một trăm hai mươi văn, không hề đề cập đến việc Kế Duyên chi trả phần còn lại theo yêu cầu trước đó của hắn.
Đợi đến giữa trưa, chủ thuyền cố ý đến hỏi thăm Kế Duyên. Bọn họ nhận được sự cho phép thì mở dây thừng, lái thuyền khỏi bến. Mái chèo lớn đong đưa đẩy thuyền chạy về hướng đông nam Tiểu Thuận Hà.
Thuyền phu vừa vung mái chèo vừa cất vang tiếng ca theo nhịp, tiết tấu nhấp nhô càng thêm sảng khoái.
“Thuyền đánh cá... Mái chèo vung... Ngư dân ca... Mừng ung dung...”
Kế Duyên từ đầu đến cuối ngồi ở mũi thuyền đọc sách, dáng vẻ ung dung tự tại. Hắn nghe tiếng ca thì bật cười một tiếng, quay đầu nhìn về hướng đuôi thuyền. Lúc ông lão hát, màu sắc khí vận quanh thân có chút khác biệt so với lúc ban đầu gặp gỡ.
Kế Duyên ngẩng đầu nhìn trời biểu lộ cảm xúc.
“Khí tượng quanh thân, cũng như thiên tượng muôn hình vạn trạng.”
Biên: Cún Con
***
Kế Duyên nhặt chiếc dù bằng giấy dầu và tay nải lên, rồi nhìn cái cần câu bên cạnh. Cái cần này mang theo thì không tiện, vứt lại hơi tiếc. Hắn do dự một hồi, cuối cùng vẫn cất dây và lưỡi câu đi, chỉ để lại cây gậy trúc xanh biếc bên đầm nước.
Hắn nhìn Bích Thủy Đàm một lần nữa. Dù nơi này mỗi năm chỉ có thể sinh ra một con Ngân Khiếu Tử nhưng vậy đã rất thần kỳ rồi.
“Lần tới Kế mỗ phải nấu canh để thử xem mùi vị của con cá này ra sao!”
Kế Duyên lẩm bẩm rồi cất bước rời đi.
Giờ phút này, bên trong núi Lão Hoa ngập tràn sương mù. Bên ngoài cách năm mét không thể nhìn thấy thứ gì nhưng chỉ như vậy cũng chẳng thể ảnh hưởng đến Kế Duyên. Hắn nhanh chóng sải bước vì không có ai dám tùy ý đi lại ở đây.
Kế Duyên phi thân, thỉnh thoảng lại mượn lực dẫm lên cành cây, vách đá hoặc dùng Du Long thân pháp di chuyển cực kỳ tiêu sái. Thân thể hắn nhẹ nhàng như cá gặp nước, trong chốc lát đã vượt qua một đoạn đường núi gập ghềnh.
Trong lúc đi, ngoài việc đối chiếu một số nội dung của Luyện Khí Quyết, Kế Duyên còn suy ngẫm đến tác dụng và biến hóa của ba quân cờ.
Ba quân cờ này, nguồn gốc theo thứ tự là khi hắn hướng đạo cho Lục Sơn Quân, lúc Xích Hồ bái tạ từ biệt trở về rừng và buổi sáng Doãn phu tử xem bức thư chia tay.
Người ở thế giới này chắc chắn sẽ khó mà lý giải được điều huyền bí này. Nhưng đối với Kế Duyên, người đã chứng kiến đủ loại tin tức trên mạng từ kiếp trước, vừa suy đoán vừa nghiền ngẫm thì không khó phát hiện được nguồn gốc căn nguyên. Thời điểm xuất hiện ba quân cờ đều là lúc Kế Duyên ảnh hưởng to lớn với yêu hoặc người trong cuộc.
Đối với Lục Sơn Quân và tiểu hồ ly thì rất dễ lý giải. Chỉ riêng Doãn phu tử là có vẻ kỳ quái. Kế Duyên vô cùng hiểu rõ nhân cách của Doãn Triệu Tiên. Lá thư này có thể đã truyền cảm hứng cho khát vọng của Doãn phu tử và nó đủ lớn đến mức thay đổi tương lai của y.
Vậy thì, quân cờ được sinh ra tương ứng với ý nghĩa vận mệnh ẩn giấu bên trong.
Người có thể tin mệnh số, không thể tin hết mệnh. Mệnh số có thể có, không hẳn không thể sửa.
Mà những sự kiện Kế Duyên trải qua đã tiếp xúc với rất nhiều người. Lâu thì có chín vị thiếu hiệp, gần đây có Ngụy Vô Úy, nhưng vẫn không có quân cờ sinh ra. Có thể do họ không đủ trình độ, cũng có thể do bản thân họ không có “tư chất thành cờ”.
“Vậy vì sao viên cờ đầu tiên của Lục Sơn Quân lại biến thành màu đen?”
Kế Duyên một mình lẩm bẩm. Hắn nhớ lại lúc tiếp xúc với thứ âm tà bên trong miệng giếng. Khi ngón tay tung chiêu làm tà vật trọng thương, khiến thứ ấy bị tiêu diệt thì quân cờ cũng biến thành màu đen.
‘Rốt cuộc vì sao quân cờ lại hóa thành màu đen, do thủy thuộc tính thuần âm, do lệ khí hay lý do nào khác? Điều này có ảnh hưởng đến Lục Sơn Quân hay không nhưng nó có vẻ tác động rất lớn đến ta…’
Nghĩ đến điều này, Kế Duyên vung tay trái lên, một vùng sương trắng tụ hợp lại. Ngay lập tức, lòng bàn tay trái của hắn xuất hiện một quả cầu nước óng ánh.
‘Khả năng ngự thủy của ta mạnh hơn công phu khống hỏa!’
Trước đó, tác dụng lớn nhất của ba quân cờ đối với Kế Duyên chính là phụ trợ Đạo Khí Quyết hội tụ linh khí, nhưng dựa vào phản ứng của ba quân cờ khi thu đan khiến cho hắn phải suy nghĩ sâu xa hơn.
Kế Duyên đã từng nghĩ rằng quân cờ có thể hội tụ được linh khí nhưng không muốn hấp thu, lúc này xem ra chúng càng khát vọng đan khí được hình thành.
‘Đan khí đan lô, quân cờ hút khí, đặc biệt là luồng đan khí quý giá đầu tiên. Quân cờ này ảnh hưởng lớn tới ta hay là ảnh hưởng tới người mà quân cờ ẩn dụ?’
“Phù! Trước hết đánh răng rửa mặt đã…”
Kế Duyên nghĩ rằng bản thân mình chỉ là một nhân vật nhỏ, cần gì phải suy nghĩ phức tạp bèn tự giễu tự cười. Tay hắn bẻ một đoạn dây leo, dùng quả cầu nước trên tay trái vừa đi vừa súc miệng đánh răng. Cuối cùng hắn hất quả cầu nước lên mặt, hai tay xoa xoa…
Khi Kế Duyên ra khỏi núi Lão Hoa, mặt trời cũng đã lên cao. Ánh nắng chiếu rọi làm cho sương mù trong núi dần dần biến mất.
Kế Duyên thi triển tị thủy thuật, hơi nước ẩm ướt trên quần áo lập tức bốc hơi như sương mù, vờn xung quanh thân. Nếu có ai đó bắt gặp bộ dáng này chắc hẳn sẽ ngỡ rằng mình gặp được tiên giáng trần.
Phía nam chân núi có một thôn nhỏ, đa số là mấy hộ đi thuyền đánh cá. Nếu đi theo con đường đất dọc sườn núi sẽ xuất hiện một bến đò tầm trung, kế bên là Tiểu Thuận Hà lấp lánh sóng nước dưới ánh mặt trời.
Vì trời vẫn còn sớm, hầu như chả có ai băng núi đến bên kia huyện Cửu Đạo Khẩu. Tất cả thuyền lớn nhỏ đều bỏ neo đậu tại bến cảng nhưng vẫn có một chiếc thuyền lớn vừa lúc muốn đi Cửu Đạo Khẩu. Có người trên thuyền đi xuống, vài chiếc thuyền con xung quanh vận chuyển hàng, mấy chiếc xe lừa xe ngựa kéo hàng đang dừng ở bến cũng bắt đầu di chuyển.
Chưa tới thời điểm bận rộn nhưng tại đây đã ồn ào, rộn rã.
Tiểu Thuận Hà dù trong tên có chữ “Tiểu” nhưng thực tế không hề nhỏ. Sông rộng khoảng hai mươi đến ba mươi trượng tùy khúc, chảy xuôi theo hướng Đông Nam nối với Xuân Mộc Giang tạo thành một phần mấu chốt trong hệ thống vận tải đường thủy của huyện Cửu Đạo Khẩu.
Kế Duyên gặm miếng bánh ngô còn sót lại, nhẩn nha đi đến bến đò. Hắn bỏ qua những chiếc thuyền lớn, nhìn một vòng rồi đi về phía một chiếc thuyền buồm chở khách nhỏ. Chủ thuyền là một lão hán trên năm mươi tuổi và người con trai trẻ tuổi da ngăm đen đang ngồi nhai bánh mì.
“Nhà đò có đi đến Xuân Huệ Phủ không?”
Giọng nói của Kế Duyên to vang rõ ràng, làm cho hai người trên thuyền đang bận rộn cũng phải ngoái nhìn. Một người mặc áo bào xám, tay áo rộng, thân đeo tay nải lại cầm dù, hình dáng như một nho sinh dù kiểu tóc không giống lắm, mới nhìn khoảng ba bốn mươi tuổi nhưng khuôn mặt trẻ trung khiến cho chủ thuyền không đoán được tuổi thật của vị khách này.
Ông lão đi đến đầu thuyền nói với Kế Duyên.
“Tất nhiên là đi. Tiên sinh ngài đi một mình hay có bạn đi cùng? Ngài muốn bao thuyền cả đi và về hay muốn có thêm khách đi chung?”
Kế Duyên suy nghĩ một chút rồi mới dò hỏi.
“Tại hạ chỉ có một người, không biết giá bao thuyền so với giá có thêm khách đồng hành là bao nhiêu?”
“Nếu ngài bao thuyền, mùa này đi Xuân Huệ Phủ thuận gió, chỉ cần ba ngày là có thể đến. Tự trả tiền thì tiên sinh phải trả trọn, tổng một quan hai trăm văn.”
Một quan hai trăm văn là một ngàn hai trăm văn, hơn một lượng bạc. Giá này hơi mắc, Kế Duyên nhíu mày.
“Nếu chờ khách đi chung thuyền, tiên sinh cần đợi ở đây một lát, ta lập một bảng hiệu đón khách ghi rõ đi Xuân Huệ Phủ. Tiên sinh cũng có thể tự kiếm người đi chung, phí chia đều hoặc tiên sinh nguyện ý có thể trả nhiều một chút, chỉ cần thương lượng ổn là được. Tiên sinh yên tâm, người đi tới Xuân Huệ Phủ mỗi ngày có rất nhiều. Có điều thuyền này nhỏ, nhiều nhất chỉ chở mười người, nếu không buổi tối cũng không có chỗ nghỉ ngơi.”
Kế Duyên nhìn chiếc thuyền, dài chừng ba trượng, thân rộng một trượng, chính giữa là cột buồm dựng thẳng. Phía sau thuyền có ô che, dựng cho khách nhân tránh mưa hoặc nghỉ ngơi.
“Ừ, quấy rầy nhà đò rồi. Tại hạ đi hỏi giá chỗ khác một chút!”
“Tiên sinh cứ tự nhiên, nhưng giá thuê thuyền nhà ta đã hợp lý nhất ở đây rồi!”
Chủ thuyền nói một câu rồi tiếp tục dọn dẹp buồng thuyền với con trai, tựa hồ rất tự tin.
Quả nhiên, Kế Duyên đi một vòng lớn, cuối cùng vẫn về tới đây. Không phải không có thuyền nào tiện nghi hơn, mà hắn tổng hợp thời gian cần thiết và độ sạch sẽ, thoải mái dễ chịu thì thuyền này thích hợp nhất.
Nhà đò thấy hắn trở về liền cười nói.
“Sao rồi, tiên sinh đã quyết định hay chưa?”
“Ừ, nhà đò. Chúng ta đợi thêm nửa ngày. Tốt nhất là có thêm khách đồng hành, nếu không tại hạ sẽ bao thuyền.”
“Quá tốt rồi! Tiên sinh làm chủ liền tốt rồi! Hành trình ba ngày, trên thuyền đều đã chuẩn bị sẵn đồ ăn thức uống, không cần phải thêm tiền cho mấy khoản này!”
Chủ thuyền nói chuyện cung kính hẳn lên. Người đi Xuân Huệ Phủ mỗi ngày đều có, nhưng mọi người đều thích đi loại thuyền lớn chở khách. Thuyền nhỏ của bọn họ thường không làm ăn lớn thế này, vả lại, Kế Duyên suy đi tính lại cũng không thích đi thuyền lớn ồn ào đông đúc.
Nhà đò treo xong bảng hiệu đón khách đi Xuân Huệ Phủ nên Kế Duyên cũng không phải tìm thêm bạn đồng hành. Hắn ngồi ngay đầu thuyền đọc sách, không hề quan tâm đến người khác.
Đồng thời, Kế Duyên đã báo cho chủ thuyền định giá một trăm hai mươi văn một khách, phần còn lại do hắn chi trả. Không phải hắn phô trương giàu có nhưng nếu mọi người cùng chia đều thì người ta chọn trả ít tiền hơn, chen chúc thuyền lớn cũng được.
Lúc gần trưa đứng bóng, tổng cộng có sáu người, hai vị thư sinh kết bạn với nhau, hai ông cháu một già một trẻ, còn có hai người không quen biết, một tráng hán râu quai nón và một nam trung niên gầy gò.
Nhà thuyền chỉ báo giá một trăm hai mươi văn, không hề đề cập đến việc Kế Duyên chi trả phần còn lại theo yêu cầu trước đó của hắn.
Đợi đến giữa trưa, chủ thuyền cố ý đến hỏi thăm Kế Duyên. Bọn họ nhận được sự cho phép thì mở dây thừng, lái thuyền khỏi bến. Mái chèo lớn đong đưa đẩy thuyền chạy về hướng đông nam Tiểu Thuận Hà.
Thuyền phu vừa vung mái chèo vừa cất vang tiếng ca theo nhịp, tiết tấu nhấp nhô càng thêm sảng khoái.
“Thuyền đánh cá... Mái chèo vung... Ngư dân ca... Mừng ung dung...”
Kế Duyên từ đầu đến cuối ngồi ở mũi thuyền đọc sách, dáng vẻ ung dung tự tại. Hắn nghe tiếng ca thì bật cười một tiếng, quay đầu nhìn về hướng đuôi thuyền. Lúc ông lão hát, màu sắc khí vận quanh thân có chút khác biệt so với lúc ban đầu gặp gỡ.
Kế Duyên ngẩng đầu nhìn trời biểu lộ cảm xúc.
“Khí tượng quanh thân, cũng như thiên tượng muôn hình vạn trạng.”
Bình luận truyện