Lão Đại Là Nữ Lang
Chương 16: Sủi cảo trứng chiên
Đại Ngô thị giận đến tức ngực.
Nha hoàn Phu Nhi vội vàng tiến lên, rót cho Đại Ngô thị một ly trà bát bảo.
"Đó là họ không đủ hiểu biết." Phó tứ lão gia vẫn cương quyết, chờ Đại Ngô thị bình tĩnh lại, từ từ phân tích, "Huyện Hoàng Châu nhỏ như mắt muỗi, có được một dúm người chứ bao nhiêu! Mẹ, con từng đi Nam Trực Lệ, Nam Kinh, phủ Tô Châu, phủ Hàng Châu. Ở những đó, con gái nhà quan lại được đọc sách từ nhỏ, ai cũng biết viết biết vẽ, có khi viết chữ còn đẹp hơn cả tú tài. Họ là tiểu thư cành vàng lá ngọc, nhà chúng ta không so sánh được nhưng học tập làm theo họ thì có gì là xấu, chỉ là đọc vài quyển sách, sao lại gọi là làm loạn?
Đại Ngô thị biết con trai đã quyết nhưng trong lòng vẫn không thoải mái, hỏi lại: "Nếu nói như thế... sao con không cho cả Nguyệt tỷ nhi và Quế tỷ nhi đi học cùng với Khải ca nhi và Thái ca nhi đi?"
Phó tứ lão gia thở dài bất lực: "Nguyệt tỷ nhi là đứa yếu đuối, con sẽ không gả con bé đi xa, tránh cho con bé ở bên ngoài bị thiệt thòi. Cho nó đi học, người khác chưa cần nói ra nói vào, con bé đã thần hồn nát thần tính, tự mình dọa mình. Quế tỷ nhi là đứa có chủ kiến, dù gả đi đâu cũng sẽ không bị người khác ức hiếp. Quế tỷ nhi lại giỏi thêu thùa, con nghe nói đợt này con bé còn xuống bếp học nấu canh, làm bánh bao, người thử nghĩ xem, nó liệu có bỏ mấy việc đó để đọc sách hai canh giờ mỗi ngày không?"
"Con thấy anh tỷ nhi không giống những đứa trẻ khác, con bé chịu được áp lực." Phó tứ lão gia mỉm cười nói tiếp, "Người không cần lo lắng, anh tỷ nhi giống con, huyện Hoàng Châu quá nhỏ, không chứa nổi con bé, người cũng không cần lo lắng con bé sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng của Phó gia."
Con gái Phó gia không biết chữ. đi học, đối với bọn họ mà nói, là một con đường chưa ai đặt chân lên, ở phía trước có lẽ sẽ có nhiều gian nan hiểm trở, Phó tứ lão gia sao dám để cho Nguyệt tỷ nhi và Quế tỷ nhi mạo hiểm?
anh tỷ nhi thì khác, con bé là đứa trẻ mất cha, mẹ con bé lại là người thoải mái, qua loa, không can thiệp nhiều đến cuộc sống của nó, con bé tự do hơn hai chị nó, nó còn có thể chịu được vất vả. Vì được đi học, con bé có thể hy sinh nhiều thứ khác, chuyện này Nguyệt tỷ nhi và Quế tỷ nhi không làm được.
Con gái dù có đi học cũng không thể đi thi, không thể làm quan, đọc nhiều sách đến đâu cũng vẫn cứ phải lấy chồng, phải hầu hạ nhà chồng... anh tỷ nhi biết thế nhưng vẫn muốn đi học, mặc cho tương lai có bao nhiêu khó khăn, tốt cũng được, xấu cũng được, con bé sẽ không hối hận.
thật ra Phó tứ lão gia cũng có chút lo lắng, không biết quyết định của mình có phải sẽ có hại cho anh tỷ nhi hay không. Ông là người lớn trong nhà, đại ca không còn nữa thì anh tỷ nhi chính là con gái ông. Cháu gái còn nhỏ, ông có trách nhiệm trông coi con bé cẩn thận, giúp đỡ, chỉ dẫn cho nó dần dần trưởng thành.
sự nuông chiều của ông có thể ảnh hưởng tới cả cuộc đời con bé.
Nhưng nếu anh tỷ nhi thích như thế, ông sẽ không do dự. Ít ra người chú như ông cũng có thể đảm bảo anh tỷ nhi không cần phải lo lắng chuyện cơm áo. Đọc sách cũng được, thêu thùa may vá cũng được, nàng thích cái gì thì làm cái đó.
Ông đã tính rồi, con gái Phó gia cũng không lo không thể gả cho người, sau này cùng lắm thì tìm cho anh tỷ nhi một người đồng ý ở rể.
Đại Ngô thị cúi đầu, vuốt ve vòng ngọc trên tay, "Tôn tiên sinh nói sao?"
Lão đồng sinh dạy ở tộc học Phó gia học vấn có hạn, hơn nữa mỗi ngày đều phải quản lý hai ba mươi học sinh, dạy không xuể. Phó tứ lão gia tự mời một vị tiên sinh khác tới giúp con trai và cháu trai mình ôn tập. Vị tiên sinh này họ Tôn, bình thường ở Tây viện Phó gia, buổi sáng ra ngoài, buổi chiều dạy học cho Phó Vân Khải và Phó Vân Thái, ngày lễ ngày tết về nhà thăm mẹ. Thường thường, ăn tết xong, sớm thì mùng năm, muộn thì mùng tám, Tôn tiên sinh sẽ quay lại huyện Hoàng Châu.
Phó tứ lão gia cười nói: "Việc này thì người không cần lo lắng, con đã phải người đến hỏi Tôn tiên sinh, thêm một học sinh là thêm một phần tiền lễ nhập học, ông ta còn vui mừng nữa là khác. Trước kia ông ta dạy học tại nhà quan chủ bộ ở Kinh Châu, học sinh chính là các tiểu thư nhà chủ bộ."
Ngoài Đại Ngô thị, không ai trong Phó gia dám phản bác những quyết định của Phó tứ lão gia, mọi việc do vậy được quyết định.
Trước Tết, công việc bề bộn, gửi lời chúc mừng xã giao, đặt mua hàng tết, mời rượu cuối năm, nhân dịp này còn mổ lợn mổ ngỗng mời bạn bè tới liên hoan... Phó tứ lão gia, Đại Ngô thị và Lư thị đều bận đến tối tăm mặt mũi.
Phó Vân Khải và Phó Vân Thái không phải đi học, hai đứa con trai đang tuổi nghịch ngợm hiếu động nên không chịu ngồi yên, hôm nay hẹn mấy đứa trẻ nhà bên đi đập băng đọng, ngày mai đi giày lông chạy đến bến thuyền xem tàu lớn, tới tận tối mới về nhà.
Tết năm nay Phó Vân anh không cần gặp mặt tiếp khách, không cần ra ngoài chúc tết, thế lại càng tiện cho nàng có thời gian dạy Hàn thị làm khăn lưới
Nàng đặt ra kỷ luật cho bản thân mình, mỗi ngày đến giờ Mẹo (5h sáng) là phải ngủ dậy, luyện bài quyền rèn luyện sức khỏe, ăn sáng sau đó thì trải giấy mài mực, bắt đầu luyện chữ. Buổi trưa, nàng đến chính viện của Đại Ngô thị dùng cơm với lão thái thái, Phó Nguyệt và Phó Quế rủ nàng thêu thùa. Nàng cũng dùng phương pháp thêu sa hạt làm vài cái túi tiền họa tiết trường xuân phú quý cho Đại Ngô thị, Phó tam thẩm, tứ thẩm Lư thị, Phó Nguyệt, Phó Quế, mỗi người một cái, ngay cả Tiểu Ngô thị cũng có phần.
Đại Ngô thị thấy kỹ năng thêu thùa của nàng cũng không kém Phó Quế là bao, thầm nghĩ đáng tiếc, bóng gió khuyên nàng giữ gìn bổn phận, không nên lầm đường lạc lối.
Nàng làm như không hiểu sự ám chỉ của Đại Ngô thị.
Buổi chiều, nàng tiếp tục tập viết cho tới khi nha hoàn trong viện Đại Ngô thị tới bên nàng thông báo đã tới giờ cơm. Buổi tối, Hàn thị làm khăn lưới, nàng ở bên cạnh viết chữ, đến giờ Tuất mới dừng bút.
Phó tứ lão gia cố gắng hết sức tìm cơ hội để Phó Vân anh và Phó Vân Khải thân thiết với nhau hơn, nhân lúc Tôn tiên sinh chưa trở lại, ông bảo Phó Vân Khải dạy Phó Vân anh tập viết.
Phó Vân Khải đương nhiên là cực kì không vui. Tết đến, người lớn đều bận rộn nên không ai quản lý mấy đứa trẻ, chúng không cần đọc sách, không cần ngâm nga văn thơ đến méo cả miệng. Hằng ngày, hắn và mấy anh em họ la cà khắp nơi, chơi đến quên cả trời đất, đâu có rảnh mà dạy em gái tập viết?
Phó Vân Khải không muốn dạy, Phó Vân anh muốn học chắc!
Nàng tự nói với Phó Vân Khải, hắn muốn đi chơi lúc nào cũng được, nàng sẽ giúp hắn giấu giếm với Phó tứ lão gia.
Phó Vân Khải nào nghĩ đến em gái tự nhiên lại dễ tính như vậy, vừa mừng vừa sợ, vội vàng kéo thư đồng chui ra ngoài từ cửa ngách.
Ngày mùng tám, Tôn tiên sinh, như thường lệ, tạm biệt người nhà trở lại huyện Hoàng Châu. Ông ta biết lần này sẽ có thêm một nữ học sinh học vỡ lòng nên cũng đã chuẩn bị thêm sách vở. Ban đầu, ông ta tính dạy từ những thứ đơn giản nhất để vài năm sau ngũ tiểu thư có thể nhận biết một hai ngàn chữ là được. Dù sao cũng là tiểu thư, đọc sách cũng chỉ là thú vui tiêu khiển, cũng không cần nghiêm túc quá.
Nhưng tới lúc Phó tứ lão gia đưa cho ông ta xem chữ viết của ngũ tiểu thư, ông ta lập tức nhận ra mình đã nhầm.
Ông ta hỏi Phó tứ lão gia, "Ngũ tiểu thư chưa từng học vỡ lòng thật sao?" Chữ viết của cô bé tám tuổi vẫn còn non nớt, người bình thường nhìn thấy có thể sẽ chê cười nét chữ trẻ con của nàng nhưng Tôn tiên sinh lại nhạy cảm phát hiện ra đằng sau những con chữ xiêu xiêu vẹo vẹo kia còn tồn tại một hai phần khí khái.
Phó tứ lão gia cũng chỉ biết vài chữ, không hiểu cái gì là khí khái. Ông chỉ biết mỗi ngày cháu gái đều ngồi trong phòng tập viết, chăm chỉ hơn hai thằng anh không biết bao nhiêu lần. Nghe Tôn tiên sinh hỏi như thế, ông cũng đoán rằng cháu gái viết tốt, mặt không giấu được tự hào, trả lời: "Trước kia con bé sinh sống ở phía bắc, có theo học một vị trưởng bối được mấy chữ, từ tháng chạp ta bảo Khải ca nhi dạy con bé tập viết, để tiên sinh chê cười rồi. Về sau mong tiên sinh dạy cho nó thêm."
Tôn tiên sinh thầm ngạc nhiên nhưng cũng tạm thời giấu đi sự nghi hoặc, gọi Phó Vân Khải và Phó Vân Thái vào phòng, kiểm tra bài vở.
Dù sao đi nữa, Phó tứ lão gia mời ông ta tới là để dạy cho hai tiểu thiếu gia nên nhiệm vụ chủ yếu của ông ta là dạy dỗ hai vị tiểu thiếu gia thành tài, chỉ nhân tiện dạy thêm cho ngũ tiểu thư mà thôi.
một lúc sau, chỉ bằng thời gian uống một chén trà, trong thư phòng truyền ra tiếng gầm giận dữ của Tôn tiên sinh.
Tối hôm ấy, Phó Vân anh và Hàn thị đi chính viện ăn cơm với Đại Ngô thị, lúc đi qua hành lang đã nghe thấy tiếng khóc trong buồng.
Tay Phó Vân Khải và Phó Vân Thái đều bị Tôn tiên sinh đánh cho sưng lên, hai đứa khóc thút thít, Đại Ngô thị, Phó tam thẩm, Lư thị và Phó Nguyệt, Phó Quế đều ở xung quanh khuyên giải, an ủi. Mấy đứa nha hoàn múc nước lau cho hai vị thiếu gia, lỡ tay đụng tới tay Phó Vân Khải và Phó Vân Thái, hai đứa bé đau đến tái mặt, kêu la ầm ĩ.
Đại Ngô thị thương xót nói: "Tết nhất mà còn đánh hai đứa trẻ nặng như thế, tiên sinh quá nhẫn tâm!"
Lư thị lại cười, "Mẹ, đấy chẳng phải là do hai đứa chúng nó học hành không nên thân sao! Chỉ ham chơi thôi! Con thấy lần này tiên sinh đánh vẫn còn nhẹ đấy!"
Miệng bà nói thế nhưng mày đã nhíu chặt. Bà mở chiếc hộp nhỏ hình trụ ra, lấy chiếc trâm nhỏ trên mái xuống, lấy một ít thuốc mỡ, hà mấy hơi cho thuốc tan ra rồi bôi thuốc cho con trai và cháu trai.
Thuốc mỡ mát lạnh nên lúc mới thoa lên tay còn chưa cảm thấy gì nhưng chỉ chốc lát sau, lòng bàn tay sưng đỏ lại đau đớn hơn, Phó Vân Khải và Phó Vân Thái gào khóc thất thanh.
"không được khóc!" Phó tứ lão gia chắp tay sau lưng nhẹ bước vào phòng, sắc mặt tối đen, "Người trong nhà đều kỳ vọng vào tiền đồ của mấy đứa, mấy đứa thì sao, ngày nào cũng la cà với một đám cầu bơ cầu bất, chơi đến mức mất hồn rồi đúng không? Còn không biết xấu hổ. Khóc cái gì mà khóc? Đứa nào khóc ta sẽ đánh đứa đó thêm một trận!"
Phó Vân Khải và Phó Vân Thái sợ tới mức nghẹn lại, tiếng khóc im bặt.
"Được rồi được rồi, làm gì có trẻ con nhà ai không ham chơi. Còn chưa qua rằm đâu đấy!" Đại Ngô thị kéo hai đứa cháu trai tới bên sập, mỗi tay ôm một đứa, dỗ dành, "không khóc nữa, tháng giêng mà khóc là dông cả năm đấy. Tối nay có sủi cảo trứng chiên, mấy đứa không phải thích ăn món này nhất sao? Chút nữa ăn nhiều một chút".
Hai vị thiếu gia nhìn trộm Phó tứ lão gia đang ngồi trên ghế bành một cái, khịt khịt mũi, không khóc nữa.
Ăn xong bữa tối, Hàn thị dắt Phó Vân anh về phòng. Vừa ra khỏi chính viện, bà liền không chờ nổi nữa lên tiếng hỏi nàng: "Đại Nha, Tôn tiên sinh sau này sẽ không đánh vào tay con chứ?"
Phó Vân anh cười đáp: "Mẹ, Tôn tiên sinh đánh cửu ca và thập ca là bởi vì ông ấy kỳ vọng nhiều vào họ. Con là con gái, Tôn tiên sinh sẽ không quá nghiêm khắc với con."
Hàn thị thở phào nhẹ nhõm, "Nếu Tôn tiên sinh đánh con, con đừng đi học nữa, nghe chưa! Bàn tay con gái đánh hỏng rồi thì về sau con lấy gì ra thêu thùa bây giờ?"
Gió từng đợt lạnh buốt, Phó Vân anh khép lại cổ áo, mỉm cười, "không sao đâu. Mẹ đừng lo."
Có cơ hội để đi học đã là khó khăn lắm rồi. đã đi học, phải học cho tốt, nàng sẽ không cho Tôn tiên sinh lý do để đánh nàng.
Lời tác giả:
Về chuyện dạy học ở học đường, tác giả tham khảo "Trình thị gia đình độc thư phân niên nhật trình” (Dịch nôm là Giáo trình dạy học tại nhà theo năm của Trình thị)
Tác giả học không tốt, viết cũng không chi tiết được, phần tiếp theo khi viết về khoa cử sẽ tham khảo đề thi trong lịch sử, cụ thể là đề thi hương, thi hội dưới triều Minh.
Có vài năm đề thì thật sự rất "dị", thí sinh đi thi năm đó thật đáng thương.
Nha hoàn Phu Nhi vội vàng tiến lên, rót cho Đại Ngô thị một ly trà bát bảo.
"Đó là họ không đủ hiểu biết." Phó tứ lão gia vẫn cương quyết, chờ Đại Ngô thị bình tĩnh lại, từ từ phân tích, "Huyện Hoàng Châu nhỏ như mắt muỗi, có được một dúm người chứ bao nhiêu! Mẹ, con từng đi Nam Trực Lệ, Nam Kinh, phủ Tô Châu, phủ Hàng Châu. Ở những đó, con gái nhà quan lại được đọc sách từ nhỏ, ai cũng biết viết biết vẽ, có khi viết chữ còn đẹp hơn cả tú tài. Họ là tiểu thư cành vàng lá ngọc, nhà chúng ta không so sánh được nhưng học tập làm theo họ thì có gì là xấu, chỉ là đọc vài quyển sách, sao lại gọi là làm loạn?
Đại Ngô thị biết con trai đã quyết nhưng trong lòng vẫn không thoải mái, hỏi lại: "Nếu nói như thế... sao con không cho cả Nguyệt tỷ nhi và Quế tỷ nhi đi học cùng với Khải ca nhi và Thái ca nhi đi?"
Phó tứ lão gia thở dài bất lực: "Nguyệt tỷ nhi là đứa yếu đuối, con sẽ không gả con bé đi xa, tránh cho con bé ở bên ngoài bị thiệt thòi. Cho nó đi học, người khác chưa cần nói ra nói vào, con bé đã thần hồn nát thần tính, tự mình dọa mình. Quế tỷ nhi là đứa có chủ kiến, dù gả đi đâu cũng sẽ không bị người khác ức hiếp. Quế tỷ nhi lại giỏi thêu thùa, con nghe nói đợt này con bé còn xuống bếp học nấu canh, làm bánh bao, người thử nghĩ xem, nó liệu có bỏ mấy việc đó để đọc sách hai canh giờ mỗi ngày không?"
"Con thấy anh tỷ nhi không giống những đứa trẻ khác, con bé chịu được áp lực." Phó tứ lão gia mỉm cười nói tiếp, "Người không cần lo lắng, anh tỷ nhi giống con, huyện Hoàng Châu quá nhỏ, không chứa nổi con bé, người cũng không cần lo lắng con bé sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng của Phó gia."
Con gái Phó gia không biết chữ. đi học, đối với bọn họ mà nói, là một con đường chưa ai đặt chân lên, ở phía trước có lẽ sẽ có nhiều gian nan hiểm trở, Phó tứ lão gia sao dám để cho Nguyệt tỷ nhi và Quế tỷ nhi mạo hiểm?
anh tỷ nhi thì khác, con bé là đứa trẻ mất cha, mẹ con bé lại là người thoải mái, qua loa, không can thiệp nhiều đến cuộc sống của nó, con bé tự do hơn hai chị nó, nó còn có thể chịu được vất vả. Vì được đi học, con bé có thể hy sinh nhiều thứ khác, chuyện này Nguyệt tỷ nhi và Quế tỷ nhi không làm được.
Con gái dù có đi học cũng không thể đi thi, không thể làm quan, đọc nhiều sách đến đâu cũng vẫn cứ phải lấy chồng, phải hầu hạ nhà chồng... anh tỷ nhi biết thế nhưng vẫn muốn đi học, mặc cho tương lai có bao nhiêu khó khăn, tốt cũng được, xấu cũng được, con bé sẽ không hối hận.
thật ra Phó tứ lão gia cũng có chút lo lắng, không biết quyết định của mình có phải sẽ có hại cho anh tỷ nhi hay không. Ông là người lớn trong nhà, đại ca không còn nữa thì anh tỷ nhi chính là con gái ông. Cháu gái còn nhỏ, ông có trách nhiệm trông coi con bé cẩn thận, giúp đỡ, chỉ dẫn cho nó dần dần trưởng thành.
sự nuông chiều của ông có thể ảnh hưởng tới cả cuộc đời con bé.
Nhưng nếu anh tỷ nhi thích như thế, ông sẽ không do dự. Ít ra người chú như ông cũng có thể đảm bảo anh tỷ nhi không cần phải lo lắng chuyện cơm áo. Đọc sách cũng được, thêu thùa may vá cũng được, nàng thích cái gì thì làm cái đó.
Ông đã tính rồi, con gái Phó gia cũng không lo không thể gả cho người, sau này cùng lắm thì tìm cho anh tỷ nhi một người đồng ý ở rể.
Đại Ngô thị cúi đầu, vuốt ve vòng ngọc trên tay, "Tôn tiên sinh nói sao?"
Lão đồng sinh dạy ở tộc học Phó gia học vấn có hạn, hơn nữa mỗi ngày đều phải quản lý hai ba mươi học sinh, dạy không xuể. Phó tứ lão gia tự mời một vị tiên sinh khác tới giúp con trai và cháu trai mình ôn tập. Vị tiên sinh này họ Tôn, bình thường ở Tây viện Phó gia, buổi sáng ra ngoài, buổi chiều dạy học cho Phó Vân Khải và Phó Vân Thái, ngày lễ ngày tết về nhà thăm mẹ. Thường thường, ăn tết xong, sớm thì mùng năm, muộn thì mùng tám, Tôn tiên sinh sẽ quay lại huyện Hoàng Châu.
Phó tứ lão gia cười nói: "Việc này thì người không cần lo lắng, con đã phải người đến hỏi Tôn tiên sinh, thêm một học sinh là thêm một phần tiền lễ nhập học, ông ta còn vui mừng nữa là khác. Trước kia ông ta dạy học tại nhà quan chủ bộ ở Kinh Châu, học sinh chính là các tiểu thư nhà chủ bộ."
Ngoài Đại Ngô thị, không ai trong Phó gia dám phản bác những quyết định của Phó tứ lão gia, mọi việc do vậy được quyết định.
Trước Tết, công việc bề bộn, gửi lời chúc mừng xã giao, đặt mua hàng tết, mời rượu cuối năm, nhân dịp này còn mổ lợn mổ ngỗng mời bạn bè tới liên hoan... Phó tứ lão gia, Đại Ngô thị và Lư thị đều bận đến tối tăm mặt mũi.
Phó Vân Khải và Phó Vân Thái không phải đi học, hai đứa con trai đang tuổi nghịch ngợm hiếu động nên không chịu ngồi yên, hôm nay hẹn mấy đứa trẻ nhà bên đi đập băng đọng, ngày mai đi giày lông chạy đến bến thuyền xem tàu lớn, tới tận tối mới về nhà.
Tết năm nay Phó Vân anh không cần gặp mặt tiếp khách, không cần ra ngoài chúc tết, thế lại càng tiện cho nàng có thời gian dạy Hàn thị làm khăn lưới
Nàng đặt ra kỷ luật cho bản thân mình, mỗi ngày đến giờ Mẹo (5h sáng) là phải ngủ dậy, luyện bài quyền rèn luyện sức khỏe, ăn sáng sau đó thì trải giấy mài mực, bắt đầu luyện chữ. Buổi trưa, nàng đến chính viện của Đại Ngô thị dùng cơm với lão thái thái, Phó Nguyệt và Phó Quế rủ nàng thêu thùa. Nàng cũng dùng phương pháp thêu sa hạt làm vài cái túi tiền họa tiết trường xuân phú quý cho Đại Ngô thị, Phó tam thẩm, tứ thẩm Lư thị, Phó Nguyệt, Phó Quế, mỗi người một cái, ngay cả Tiểu Ngô thị cũng có phần.
Đại Ngô thị thấy kỹ năng thêu thùa của nàng cũng không kém Phó Quế là bao, thầm nghĩ đáng tiếc, bóng gió khuyên nàng giữ gìn bổn phận, không nên lầm đường lạc lối.
Nàng làm như không hiểu sự ám chỉ của Đại Ngô thị.
Buổi chiều, nàng tiếp tục tập viết cho tới khi nha hoàn trong viện Đại Ngô thị tới bên nàng thông báo đã tới giờ cơm. Buổi tối, Hàn thị làm khăn lưới, nàng ở bên cạnh viết chữ, đến giờ Tuất mới dừng bút.
Phó tứ lão gia cố gắng hết sức tìm cơ hội để Phó Vân anh và Phó Vân Khải thân thiết với nhau hơn, nhân lúc Tôn tiên sinh chưa trở lại, ông bảo Phó Vân Khải dạy Phó Vân anh tập viết.
Phó Vân Khải đương nhiên là cực kì không vui. Tết đến, người lớn đều bận rộn nên không ai quản lý mấy đứa trẻ, chúng không cần đọc sách, không cần ngâm nga văn thơ đến méo cả miệng. Hằng ngày, hắn và mấy anh em họ la cà khắp nơi, chơi đến quên cả trời đất, đâu có rảnh mà dạy em gái tập viết?
Phó Vân Khải không muốn dạy, Phó Vân anh muốn học chắc!
Nàng tự nói với Phó Vân Khải, hắn muốn đi chơi lúc nào cũng được, nàng sẽ giúp hắn giấu giếm với Phó tứ lão gia.
Phó Vân Khải nào nghĩ đến em gái tự nhiên lại dễ tính như vậy, vừa mừng vừa sợ, vội vàng kéo thư đồng chui ra ngoài từ cửa ngách.
Ngày mùng tám, Tôn tiên sinh, như thường lệ, tạm biệt người nhà trở lại huyện Hoàng Châu. Ông ta biết lần này sẽ có thêm một nữ học sinh học vỡ lòng nên cũng đã chuẩn bị thêm sách vở. Ban đầu, ông ta tính dạy từ những thứ đơn giản nhất để vài năm sau ngũ tiểu thư có thể nhận biết một hai ngàn chữ là được. Dù sao cũng là tiểu thư, đọc sách cũng chỉ là thú vui tiêu khiển, cũng không cần nghiêm túc quá.
Nhưng tới lúc Phó tứ lão gia đưa cho ông ta xem chữ viết của ngũ tiểu thư, ông ta lập tức nhận ra mình đã nhầm.
Ông ta hỏi Phó tứ lão gia, "Ngũ tiểu thư chưa từng học vỡ lòng thật sao?" Chữ viết của cô bé tám tuổi vẫn còn non nớt, người bình thường nhìn thấy có thể sẽ chê cười nét chữ trẻ con của nàng nhưng Tôn tiên sinh lại nhạy cảm phát hiện ra đằng sau những con chữ xiêu xiêu vẹo vẹo kia còn tồn tại một hai phần khí khái.
Phó tứ lão gia cũng chỉ biết vài chữ, không hiểu cái gì là khí khái. Ông chỉ biết mỗi ngày cháu gái đều ngồi trong phòng tập viết, chăm chỉ hơn hai thằng anh không biết bao nhiêu lần. Nghe Tôn tiên sinh hỏi như thế, ông cũng đoán rằng cháu gái viết tốt, mặt không giấu được tự hào, trả lời: "Trước kia con bé sinh sống ở phía bắc, có theo học một vị trưởng bối được mấy chữ, từ tháng chạp ta bảo Khải ca nhi dạy con bé tập viết, để tiên sinh chê cười rồi. Về sau mong tiên sinh dạy cho nó thêm."
Tôn tiên sinh thầm ngạc nhiên nhưng cũng tạm thời giấu đi sự nghi hoặc, gọi Phó Vân Khải và Phó Vân Thái vào phòng, kiểm tra bài vở.
Dù sao đi nữa, Phó tứ lão gia mời ông ta tới là để dạy cho hai tiểu thiếu gia nên nhiệm vụ chủ yếu của ông ta là dạy dỗ hai vị tiểu thiếu gia thành tài, chỉ nhân tiện dạy thêm cho ngũ tiểu thư mà thôi.
một lúc sau, chỉ bằng thời gian uống một chén trà, trong thư phòng truyền ra tiếng gầm giận dữ của Tôn tiên sinh.
Tối hôm ấy, Phó Vân anh và Hàn thị đi chính viện ăn cơm với Đại Ngô thị, lúc đi qua hành lang đã nghe thấy tiếng khóc trong buồng.
Tay Phó Vân Khải và Phó Vân Thái đều bị Tôn tiên sinh đánh cho sưng lên, hai đứa khóc thút thít, Đại Ngô thị, Phó tam thẩm, Lư thị và Phó Nguyệt, Phó Quế đều ở xung quanh khuyên giải, an ủi. Mấy đứa nha hoàn múc nước lau cho hai vị thiếu gia, lỡ tay đụng tới tay Phó Vân Khải và Phó Vân Thái, hai đứa bé đau đến tái mặt, kêu la ầm ĩ.
Đại Ngô thị thương xót nói: "Tết nhất mà còn đánh hai đứa trẻ nặng như thế, tiên sinh quá nhẫn tâm!"
Lư thị lại cười, "Mẹ, đấy chẳng phải là do hai đứa chúng nó học hành không nên thân sao! Chỉ ham chơi thôi! Con thấy lần này tiên sinh đánh vẫn còn nhẹ đấy!"
Miệng bà nói thế nhưng mày đã nhíu chặt. Bà mở chiếc hộp nhỏ hình trụ ra, lấy chiếc trâm nhỏ trên mái xuống, lấy một ít thuốc mỡ, hà mấy hơi cho thuốc tan ra rồi bôi thuốc cho con trai và cháu trai.
Thuốc mỡ mát lạnh nên lúc mới thoa lên tay còn chưa cảm thấy gì nhưng chỉ chốc lát sau, lòng bàn tay sưng đỏ lại đau đớn hơn, Phó Vân Khải và Phó Vân Thái gào khóc thất thanh.
"không được khóc!" Phó tứ lão gia chắp tay sau lưng nhẹ bước vào phòng, sắc mặt tối đen, "Người trong nhà đều kỳ vọng vào tiền đồ của mấy đứa, mấy đứa thì sao, ngày nào cũng la cà với một đám cầu bơ cầu bất, chơi đến mức mất hồn rồi đúng không? Còn không biết xấu hổ. Khóc cái gì mà khóc? Đứa nào khóc ta sẽ đánh đứa đó thêm một trận!"
Phó Vân Khải và Phó Vân Thái sợ tới mức nghẹn lại, tiếng khóc im bặt.
"Được rồi được rồi, làm gì có trẻ con nhà ai không ham chơi. Còn chưa qua rằm đâu đấy!" Đại Ngô thị kéo hai đứa cháu trai tới bên sập, mỗi tay ôm một đứa, dỗ dành, "không khóc nữa, tháng giêng mà khóc là dông cả năm đấy. Tối nay có sủi cảo trứng chiên, mấy đứa không phải thích ăn món này nhất sao? Chút nữa ăn nhiều một chút".
Hai vị thiếu gia nhìn trộm Phó tứ lão gia đang ngồi trên ghế bành một cái, khịt khịt mũi, không khóc nữa.
Ăn xong bữa tối, Hàn thị dắt Phó Vân anh về phòng. Vừa ra khỏi chính viện, bà liền không chờ nổi nữa lên tiếng hỏi nàng: "Đại Nha, Tôn tiên sinh sau này sẽ không đánh vào tay con chứ?"
Phó Vân anh cười đáp: "Mẹ, Tôn tiên sinh đánh cửu ca và thập ca là bởi vì ông ấy kỳ vọng nhiều vào họ. Con là con gái, Tôn tiên sinh sẽ không quá nghiêm khắc với con."
Hàn thị thở phào nhẹ nhõm, "Nếu Tôn tiên sinh đánh con, con đừng đi học nữa, nghe chưa! Bàn tay con gái đánh hỏng rồi thì về sau con lấy gì ra thêu thùa bây giờ?"
Gió từng đợt lạnh buốt, Phó Vân anh khép lại cổ áo, mỉm cười, "không sao đâu. Mẹ đừng lo."
Có cơ hội để đi học đã là khó khăn lắm rồi. đã đi học, phải học cho tốt, nàng sẽ không cho Tôn tiên sinh lý do để đánh nàng.
Lời tác giả:
Về chuyện dạy học ở học đường, tác giả tham khảo "Trình thị gia đình độc thư phân niên nhật trình” (Dịch nôm là Giáo trình dạy học tại nhà theo năm của Trình thị)
Tác giả học không tốt, viết cũng không chi tiết được, phần tiếp theo khi viết về khoa cử sẽ tham khảo đề thi trong lịch sử, cụ thể là đề thi hương, thi hội dưới triều Minh.
Có vài năm đề thì thật sự rất "dị", thí sinh đi thi năm đó thật đáng thương.
Bình luận truyện