Lật Mở Thiên Thư
Quyển 1 - Chương 2-3: Thằng bé có biệt hiệu “Chó hoang”
Chú Nam nghĩ rằng “Chó hoang” có liên quan đến các vụ trộm nói trên, hoặc là nó quen với kẻ gây án, hoặc là chính nó trực tiếp gây ra. Nhưng chú cho rằng khả năng thứ hai rất thấp, phía sau nó chắc phải có một lũ đồng bọn. Chú bèn bố trí người đến quán trò chơi để theo dõi thằng bé. Để cho chắc ăn, không bị mất mục tiêu, chú Nam bố trí sáu người thay phiên nhau trực chiến.
Vài hôm sau, chú Nam và đồng nghiệp đã xác định rõ mọi hành tung của Chó hoang. Ban đêm nó ở khu vực vứt những quả cân phế phẩm của nhà máy luyện thép, vì ở đó ấm, cứ nằm xuống là ngủ được ngay. Nói chung, rất khuya nó mới trở về khu vực đó của nhà máy, hơn 7 giờ sáng thì dậy, sau đó đi đến bên ngoài trường học trong khu nhà máy, đứng ở cổng trường nhìn vào trong, nó nhìn cái gì thì không rõ, cứ thế loanh quoanh hết cả buổi sáng. Đến trưa, nó chơi đùa với vài học sinh vừa tan học đi ra, chơi các trò chơi mà đám học trò vẫn thích, chứ không có gì đặc biệt. Buổi chiều, nó đến quán trò chơi; khi học sinh tan học buổi chiều ra về, nó lại chơi với chúng. Người ta không thấy thằng bé biệt hiệu Chó hoang ấy có biểu hiện gì kỳ quái cả, chỉ cảm thấy nó như một đứa trẻ lang thang lêu lổng mà thôi.
Cứ thế theo dõi suốt một tuần chẳng có kết quả gì, nhưng chú Nam vẫn không buông manh mối “Chó hoang”, vì trong thời gian ấy, ở khu tập thể nhà máy không xảy ra vụ trộm nào, điều này khiến chú càng tin chắc thằng bé phải có liên quan. Cuối cùng, có một lần thằng bé đi đến một hiệu vàng bạc để bán một tang vật bị trộm cắp, cảnh sát vẫn theo dõi nó bèn tóm cổ nó ngay tại chỗ.
Chú Nam nói, chú đoán rằng thằng bé đã hết tiền. Nó ngày nào cũng ra vào quán trò chơi, chủ quán nói có hôm nó bị thua đến 600 tệ. Vào những năm ấy, 600 tệ là một món tiền không nhỏ.
Chú Nam và các đồng nghiệp bắt thằng bé đem về đồn, nó hầu như không mở miệng nói một câu, mà chỉ đòi uống nước. Cảnh sát hỏi nó ăn cắp đồ để làm gì, thì nó lườm lại, và nói: “Tôi đói rồi, không có tiền ăn cơm mà vẫn còn hỏi à? Đồ tâm thần!” Khiến anh cảnh sát ấy tức lộn ruột.
Chú Nam thấy thằng bé lỳ lợm không chịu hé răng, cũng không thể căn vặn nó về chuyện liên quan đến vụ án ăn trộm kia, đành tạm giam nó, nhưng hàng ngày chú vẫn xách cơm canh vào cho nó ăn. Nói cho cùng nó vẫn là đứa trẻ con, dễ bị cảm hóa hơn là bọn tội phạm lớn tuổi; chưa đầy một tuần sau, thằng bé nói là xin gặp chú Nam. Chú Nam thấy vui vui, vì đã có “đột phá khẩu”.
Sau khi gặp chú Nam, thằng bé liền hỏi xin chú thuốc lá để hút. Chú Nam kể với tôi rằng, sau này chú mới nhận ra một quy luật của thằng bé: hễ nó hỏi xin ai thuốc lá, tức là nó có thiện cảm với người ấy. Cũng tức là nó chuẩn bị mở miệng.
Nó phì phèo điếu thuốc của chú Nam, rồi bắt đầu khai báo toàn bộ quá trình gây án của mình.
Thằng bé “Chó hoang” vốn không sống ở thị trấn này, nó dạt đến từ một thị trấn khác thuộc thành phố J, nguyên nhân cũng đơn giản thôi: ở thị trấn này, mùa đông có thể tìm chỗ ngủ một cách dễ dàng, không lo giá rét. Nó còn nói, nó không dám đi ăn trộm quần áo, vì nó đã thấy không ít những đứa trộm cắp trạc tuổi nó, đánh cắp quần áo được ít hôm thì bị những người tinh mắt tóm cổ luôn. Cho nên nó chỉ có vài thứ quần áo đã mặc từ trước (nghe đến đây, chú Nam thầm trầm trồ, thằng bé này rất có tính nhẫn nại, thậm chí còn thông minh hơn một số gã thanh niên trộm cắp).
Sau khi đến thị trấn này, Chó hoang phát hiện ra rằng đám người có thực lực kinh tế khá hơn cả là các công nhân của nhà máy luyện thép. (Tất nhiên nó không biết dùng từ thực lực kinh tế. Hồi đó nhà máy luyện thép chưa rơi vào khủng hoảng, thì công nhân luyện thép đúng là tầng lớp khá giả nhất thành phố J, họ đều cảm thấy mình có phúc tu được từ kiếp trước.) Nhưng đồng thời nó cũng nhận ra rằng những người công nhân ấy có tính cẩn thận hơn nhiều so với dân chúng bình thường, và khu vực họ ở còn được bố trí bảo vệ tuần tra canh gác. Nó mai phục quan sát rất lâu, rồi cũng tìm ra cách thức để thâm nhập - đó là đám con cái của công nhân nhà máy luyện thép. Nó bèn bắt đầu lân la ở cổng trường học để chơi đùa với bọn chúng. Trong đám con em công nhân, có những đứa trẻ rất hiếu động ham chơi, có trò gì sốc chúng đều chơi tất. Và thế là Chó hoang kết bạn với chúng, từ miệng chúng khai thác ra nhà nào khá giả giàu có... Sau đó, nó lại bày trò dẫn bọn trẻ ấy đến những nơi nó hay chơi, ví dụ quán trò chơi. Rồi nó nói thẳng ra rằng mặc đồng phục học sinh rất bất tiện, bảo chúng cởi ra đổi cho mình. Nó lại chi tiền cho bọn trẻ ấy chơi trò chơi, nhân lúc đó, nó chỉnh trang qua loa bộ đồng phục mặc trên người rồi lủi vào khu tập thể công nhân nhà máy.
Thoạt đầu, nó đi lượn khắp khu tập thể, không làm gì, cũng không ra tay; nó vừa đi vừa cố nhớ kỹ địa hình đường đi lối lại, nhà cửa cao thấp ra sao, nhà nào có lắp máy điều hòa... Có máy điều hòa thì đương nhiên là nhà giàu. Nó cố nhớ cho chuẩn để lần sau sẽ hành động.
Chú Nam kể đến đây, tôi bèn hỏi: “Vậy hắn gây án kiểu gì? Cạy cửa à?”
Chú Nam lắc đầu: “Thằng Chó hoang đâu có biết cạy cửa? Nó toàn đột nhập qua ban công, nó dùng chìa khóa mở cửa.”
Sau khi xác định được “nhà giàu”, Chó hoang bèn tìm đám học trò để chơi, rồi dùng thủ đoạn cũ: đổi quần áo ở quán trò chơi, nhân đó đem ngay chìa khóa của chúng đi đánh thêm chìa. Cứ thế, nó đàng hoàng đi vào khu tập thể rồi đột nhập vào nhà ăn trộm.
Chú Nam nói Chó hoang rất thông minh, lần đầu hành động, nó chỉ lấy tiền mặt; lý do thật đơn giản: phần lớn mọi người đều cất đồ trang sức ở một chỗ nào đó nhưng chưa chắc đã khóa lại, nếu nó lấy, thì người ta sẽ khóa lại hoặc đổi chỗ cất đồ trang sức, như thế, lần sau sẽ khó mà lấy trộm được.
Tôi hỏi chú Nam: “Có lẽ không đúng. Thông thường, nhà đã mất trộm rồi, thì dù đồ quý không bị mất thì họ cũng sẽ đổi chỗ, cất sang chỗ khác chứ?”
Chú Nam cười vang: “Đây chỉ là cách nghĩ của riêng thằng bé Chó hoang. Một ai đó muốn cất một thứ đồ quý ở nhà mình, họ sẽ cất trong tủ áo chẳng hạn, trong tủ ấy lại đặt một ngăn tủ nho nhỏ, bên ngoài đặt một nắm băng phiến lên, trông có vẻ như bên trong không có gì hết. Khi gia đình bị mất trộm một thứ gì đó, người ấy sẽ chạy đến cái tủ nhỏ mở ra xem, thấy đồ quý vẫn còn nguyên thì yên tâm, liệu có cần chuyển ra chỗ khác nữa không?”
Tôi lắc đầu, nói là không biết. Chú Nam lại nói: “Chưa chắc đã chuyển đi, vì họ cho rằng, chỗ khác chưa chắc đã an toàn hơn chỗ cũ, vì vừa rồi mất trộm thì đồ quý này vẫn còn. Hiểu chưa? Thằng bé đã biết lợi dụng tâm lý này của chủ nhà.”
Chó hoang, sau khi ăn trộm thành công, trước khi ra khỏi nhà, nó đạp hỏng ổ khóa cửa (thời kỳ đó rất ít người lắp thêm cửa sắt bên ngoài, chỉ dùng cửa gỗ thông thường, lắp khóa kiểu lò xo, đạp một cái là bật tung). Nó làm thế để cho người ta nghĩ rằng kẻ trộm phá cửa đột nhập chứ không phải dùng chìa khóa. Khi cảnh sát điều tra, cũng không nghĩ rằng tên trộm đã đàng hoàng dùng chìa khóa để mở cửa, rồi từ đó lần ra thằng bé là thủ phạm. Đã nhìn thấy ổ khóa bị phá, liệu có ai dùng giác quan thứ sáu để nhận ra sự thật mà báo cảnh sát không?
Khi Chó hoang đột nhập lần thứ hai, có ba hộ trong số đó bị đạp cửa, nó vào đúng vị trí cần thiết để nẫng được đồ trang sức, sau đó chuồn mất. Điều kỳ lạ là, một hộ trong số đó, lần thứ nhất nó đột nhập, nó đã mang theo một cái khóa mới và đặt ngay trên bàn trà của chủ hộ (tất nhiên nó đã đánh sẵn cho mình một chiếc chìa khóa rồi). Nó có ý cầu may, thử xem sao. Không ngờ, lần thứ hai đột nhập, nó thấy nhà ấy lại khóa cửa bằng cái khóa mới mà lần trước nó cầm đến đặt trên bàn trà!
Nghe chú Nam kể đến đây, tôi hồi hộp gần như tắc họng, ho sặc sụa. Mẹ kiếp, thằng bé Chó hoang này quả là... tôi không biết nên hình dung ra sao nữa. Về sau, chú Nam đến nhà đó điều tra đối chiếu, thì đúng thế: gia đình ấy dọn dẹp nhà cửa, thấy trên bàn có một cái khóa mới thì cũng không nghi ngờ gì, tưởng là chính mình đã mua từ trước, bèn dùng luôn nó thay cho khóa cũ. Hậu quả là, Chó hoang đột nhập lần thứ hai vẫn dùng cách cũ: đàng hoàng mở khóa bước vào.
Tôi nhìn chú Nam, nói: “Hẳn là thằng nhóc ấy có chỉ số IQ khá cao? Nó nghĩ ra cách đó kể cũng tài thật!”
Chú Nam mỉm cười lắc đầu: “Mấy chú cảnh sát có thâm niên cũng phải chép miệng than rằng, đối phó với thằng bé ấy khó hơn những tên trộm trưởng thành. Nếu nó không cung khai, thì e cảnh sát còn phải điều tra khá lâu mới kết luận được. Nhưng, chuyện thần kỳ thật sự vẫn còn ở phía sau...”
Chó hoang đã khai nhận tất cả các chi tiết ăn trộm ở từng hộ: đã lấy được bao nhiêu tiền, trong đó có bao nhiêu tờ tiền mệnh giá bao nhiêu; vị trí các đồ đạc trong nhà... nó đều nhớ hết. Nào là ti-vi đặt ở đâu, tủ lạnh kê ở chỗ nào, máy giặt máy khâu đặt ở đâu... đều nhớ rất chuẩn xác. Từng lần ăn trộm ở mỗi hộ, nó nẫng được những gì, những thứ đó để ở chỗ nào, có bao nhiêu thứ... cũng vẫn nhớ được rất rõ. (Về sau, chú Nam cho đối chiếu lại, thấy rằng Chó hoang nói không hề nhầm lẫn, tất cả đều đúng. Chú nói rằng đã từng bắt vô số tên trộm nhưng chỉ có thằng Chó hoang khiến chú cảm thấy khó mà tưởng tượng nổi.)
Vài hôm sau, chú Nam và đồng nghiệp đã xác định rõ mọi hành tung của Chó hoang. Ban đêm nó ở khu vực vứt những quả cân phế phẩm của nhà máy luyện thép, vì ở đó ấm, cứ nằm xuống là ngủ được ngay. Nói chung, rất khuya nó mới trở về khu vực đó của nhà máy, hơn 7 giờ sáng thì dậy, sau đó đi đến bên ngoài trường học trong khu nhà máy, đứng ở cổng trường nhìn vào trong, nó nhìn cái gì thì không rõ, cứ thế loanh quoanh hết cả buổi sáng. Đến trưa, nó chơi đùa với vài học sinh vừa tan học đi ra, chơi các trò chơi mà đám học trò vẫn thích, chứ không có gì đặc biệt. Buổi chiều, nó đến quán trò chơi; khi học sinh tan học buổi chiều ra về, nó lại chơi với chúng. Người ta không thấy thằng bé biệt hiệu Chó hoang ấy có biểu hiện gì kỳ quái cả, chỉ cảm thấy nó như một đứa trẻ lang thang lêu lổng mà thôi.
Cứ thế theo dõi suốt một tuần chẳng có kết quả gì, nhưng chú Nam vẫn không buông manh mối “Chó hoang”, vì trong thời gian ấy, ở khu tập thể nhà máy không xảy ra vụ trộm nào, điều này khiến chú càng tin chắc thằng bé phải có liên quan. Cuối cùng, có một lần thằng bé đi đến một hiệu vàng bạc để bán một tang vật bị trộm cắp, cảnh sát vẫn theo dõi nó bèn tóm cổ nó ngay tại chỗ.
Chú Nam nói, chú đoán rằng thằng bé đã hết tiền. Nó ngày nào cũng ra vào quán trò chơi, chủ quán nói có hôm nó bị thua đến 600 tệ. Vào những năm ấy, 600 tệ là một món tiền không nhỏ.
Chú Nam và các đồng nghiệp bắt thằng bé đem về đồn, nó hầu như không mở miệng nói một câu, mà chỉ đòi uống nước. Cảnh sát hỏi nó ăn cắp đồ để làm gì, thì nó lườm lại, và nói: “Tôi đói rồi, không có tiền ăn cơm mà vẫn còn hỏi à? Đồ tâm thần!” Khiến anh cảnh sát ấy tức lộn ruột.
Chú Nam thấy thằng bé lỳ lợm không chịu hé răng, cũng không thể căn vặn nó về chuyện liên quan đến vụ án ăn trộm kia, đành tạm giam nó, nhưng hàng ngày chú vẫn xách cơm canh vào cho nó ăn. Nói cho cùng nó vẫn là đứa trẻ con, dễ bị cảm hóa hơn là bọn tội phạm lớn tuổi; chưa đầy một tuần sau, thằng bé nói là xin gặp chú Nam. Chú Nam thấy vui vui, vì đã có “đột phá khẩu”.
Sau khi gặp chú Nam, thằng bé liền hỏi xin chú thuốc lá để hút. Chú Nam kể với tôi rằng, sau này chú mới nhận ra một quy luật của thằng bé: hễ nó hỏi xin ai thuốc lá, tức là nó có thiện cảm với người ấy. Cũng tức là nó chuẩn bị mở miệng.
Nó phì phèo điếu thuốc của chú Nam, rồi bắt đầu khai báo toàn bộ quá trình gây án của mình.
Thằng bé “Chó hoang” vốn không sống ở thị trấn này, nó dạt đến từ một thị trấn khác thuộc thành phố J, nguyên nhân cũng đơn giản thôi: ở thị trấn này, mùa đông có thể tìm chỗ ngủ một cách dễ dàng, không lo giá rét. Nó còn nói, nó không dám đi ăn trộm quần áo, vì nó đã thấy không ít những đứa trộm cắp trạc tuổi nó, đánh cắp quần áo được ít hôm thì bị những người tinh mắt tóm cổ luôn. Cho nên nó chỉ có vài thứ quần áo đã mặc từ trước (nghe đến đây, chú Nam thầm trầm trồ, thằng bé này rất có tính nhẫn nại, thậm chí còn thông minh hơn một số gã thanh niên trộm cắp).
Sau khi đến thị trấn này, Chó hoang phát hiện ra rằng đám người có thực lực kinh tế khá hơn cả là các công nhân của nhà máy luyện thép. (Tất nhiên nó không biết dùng từ thực lực kinh tế. Hồi đó nhà máy luyện thép chưa rơi vào khủng hoảng, thì công nhân luyện thép đúng là tầng lớp khá giả nhất thành phố J, họ đều cảm thấy mình có phúc tu được từ kiếp trước.) Nhưng đồng thời nó cũng nhận ra rằng những người công nhân ấy có tính cẩn thận hơn nhiều so với dân chúng bình thường, và khu vực họ ở còn được bố trí bảo vệ tuần tra canh gác. Nó mai phục quan sát rất lâu, rồi cũng tìm ra cách thức để thâm nhập - đó là đám con cái của công nhân nhà máy luyện thép. Nó bèn bắt đầu lân la ở cổng trường học để chơi đùa với bọn chúng. Trong đám con em công nhân, có những đứa trẻ rất hiếu động ham chơi, có trò gì sốc chúng đều chơi tất. Và thế là Chó hoang kết bạn với chúng, từ miệng chúng khai thác ra nhà nào khá giả giàu có... Sau đó, nó lại bày trò dẫn bọn trẻ ấy đến những nơi nó hay chơi, ví dụ quán trò chơi. Rồi nó nói thẳng ra rằng mặc đồng phục học sinh rất bất tiện, bảo chúng cởi ra đổi cho mình. Nó lại chi tiền cho bọn trẻ ấy chơi trò chơi, nhân lúc đó, nó chỉnh trang qua loa bộ đồng phục mặc trên người rồi lủi vào khu tập thể công nhân nhà máy.
Thoạt đầu, nó đi lượn khắp khu tập thể, không làm gì, cũng không ra tay; nó vừa đi vừa cố nhớ kỹ địa hình đường đi lối lại, nhà cửa cao thấp ra sao, nhà nào có lắp máy điều hòa... Có máy điều hòa thì đương nhiên là nhà giàu. Nó cố nhớ cho chuẩn để lần sau sẽ hành động.
Chú Nam kể đến đây, tôi bèn hỏi: “Vậy hắn gây án kiểu gì? Cạy cửa à?”
Chú Nam lắc đầu: “Thằng Chó hoang đâu có biết cạy cửa? Nó toàn đột nhập qua ban công, nó dùng chìa khóa mở cửa.”
Sau khi xác định được “nhà giàu”, Chó hoang bèn tìm đám học trò để chơi, rồi dùng thủ đoạn cũ: đổi quần áo ở quán trò chơi, nhân đó đem ngay chìa khóa của chúng đi đánh thêm chìa. Cứ thế, nó đàng hoàng đi vào khu tập thể rồi đột nhập vào nhà ăn trộm.
Chú Nam nói Chó hoang rất thông minh, lần đầu hành động, nó chỉ lấy tiền mặt; lý do thật đơn giản: phần lớn mọi người đều cất đồ trang sức ở một chỗ nào đó nhưng chưa chắc đã khóa lại, nếu nó lấy, thì người ta sẽ khóa lại hoặc đổi chỗ cất đồ trang sức, như thế, lần sau sẽ khó mà lấy trộm được.
Tôi hỏi chú Nam: “Có lẽ không đúng. Thông thường, nhà đã mất trộm rồi, thì dù đồ quý không bị mất thì họ cũng sẽ đổi chỗ, cất sang chỗ khác chứ?”
Chú Nam cười vang: “Đây chỉ là cách nghĩ của riêng thằng bé Chó hoang. Một ai đó muốn cất một thứ đồ quý ở nhà mình, họ sẽ cất trong tủ áo chẳng hạn, trong tủ ấy lại đặt một ngăn tủ nho nhỏ, bên ngoài đặt một nắm băng phiến lên, trông có vẻ như bên trong không có gì hết. Khi gia đình bị mất trộm một thứ gì đó, người ấy sẽ chạy đến cái tủ nhỏ mở ra xem, thấy đồ quý vẫn còn nguyên thì yên tâm, liệu có cần chuyển ra chỗ khác nữa không?”
Tôi lắc đầu, nói là không biết. Chú Nam lại nói: “Chưa chắc đã chuyển đi, vì họ cho rằng, chỗ khác chưa chắc đã an toàn hơn chỗ cũ, vì vừa rồi mất trộm thì đồ quý này vẫn còn. Hiểu chưa? Thằng bé đã biết lợi dụng tâm lý này của chủ nhà.”
Chó hoang, sau khi ăn trộm thành công, trước khi ra khỏi nhà, nó đạp hỏng ổ khóa cửa (thời kỳ đó rất ít người lắp thêm cửa sắt bên ngoài, chỉ dùng cửa gỗ thông thường, lắp khóa kiểu lò xo, đạp một cái là bật tung). Nó làm thế để cho người ta nghĩ rằng kẻ trộm phá cửa đột nhập chứ không phải dùng chìa khóa. Khi cảnh sát điều tra, cũng không nghĩ rằng tên trộm đã đàng hoàng dùng chìa khóa để mở cửa, rồi từ đó lần ra thằng bé là thủ phạm. Đã nhìn thấy ổ khóa bị phá, liệu có ai dùng giác quan thứ sáu để nhận ra sự thật mà báo cảnh sát không?
Khi Chó hoang đột nhập lần thứ hai, có ba hộ trong số đó bị đạp cửa, nó vào đúng vị trí cần thiết để nẫng được đồ trang sức, sau đó chuồn mất. Điều kỳ lạ là, một hộ trong số đó, lần thứ nhất nó đột nhập, nó đã mang theo một cái khóa mới và đặt ngay trên bàn trà của chủ hộ (tất nhiên nó đã đánh sẵn cho mình một chiếc chìa khóa rồi). Nó có ý cầu may, thử xem sao. Không ngờ, lần thứ hai đột nhập, nó thấy nhà ấy lại khóa cửa bằng cái khóa mới mà lần trước nó cầm đến đặt trên bàn trà!
Nghe chú Nam kể đến đây, tôi hồi hộp gần như tắc họng, ho sặc sụa. Mẹ kiếp, thằng bé Chó hoang này quả là... tôi không biết nên hình dung ra sao nữa. Về sau, chú Nam đến nhà đó điều tra đối chiếu, thì đúng thế: gia đình ấy dọn dẹp nhà cửa, thấy trên bàn có một cái khóa mới thì cũng không nghi ngờ gì, tưởng là chính mình đã mua từ trước, bèn dùng luôn nó thay cho khóa cũ. Hậu quả là, Chó hoang đột nhập lần thứ hai vẫn dùng cách cũ: đàng hoàng mở khóa bước vào.
Tôi nhìn chú Nam, nói: “Hẳn là thằng nhóc ấy có chỉ số IQ khá cao? Nó nghĩ ra cách đó kể cũng tài thật!”
Chú Nam mỉm cười lắc đầu: “Mấy chú cảnh sát có thâm niên cũng phải chép miệng than rằng, đối phó với thằng bé ấy khó hơn những tên trộm trưởng thành. Nếu nó không cung khai, thì e cảnh sát còn phải điều tra khá lâu mới kết luận được. Nhưng, chuyện thần kỳ thật sự vẫn còn ở phía sau...”
Chó hoang đã khai nhận tất cả các chi tiết ăn trộm ở từng hộ: đã lấy được bao nhiêu tiền, trong đó có bao nhiêu tờ tiền mệnh giá bao nhiêu; vị trí các đồ đạc trong nhà... nó đều nhớ hết. Nào là ti-vi đặt ở đâu, tủ lạnh kê ở chỗ nào, máy giặt máy khâu đặt ở đâu... đều nhớ rất chuẩn xác. Từng lần ăn trộm ở mỗi hộ, nó nẫng được những gì, những thứ đó để ở chỗ nào, có bao nhiêu thứ... cũng vẫn nhớ được rất rõ. (Về sau, chú Nam cho đối chiếu lại, thấy rằng Chó hoang nói không hề nhầm lẫn, tất cả đều đúng. Chú nói rằng đã từng bắt vô số tên trộm nhưng chỉ có thằng Chó hoang khiến chú cảm thấy khó mà tưởng tượng nổi.)
Bình luận truyện