Lê Vân - Yêu Và Sống
Chương 2: Bàn tay mẹ thoăn thoắt đan áo, cơm…
Mới 19 tuổi mẹ đã đi lấy chồng. Sau này, có một bài báo viết về bố, mẹ đọc được và trách một cách bâng quơ: “Bố mày bộc tuệch bộc toạc quá, ai lại đi nói những chuyện ấy trên báo chí”. Chẳng là, khi nói về thời gian mẹ mang bầu tôi, bố đã dùng một câu dân gian tếu táo: “ăn cơm trước kẻng”. Như vậy, mẹ có tôi khi vừa hết tuổi thiếu nữ. Chẳng bao giờ tôi được biết, liệu tôi có phải là lý do khiến bố mẹ cưới nhau? Sau đó trở thành những ông bố bà mẹ trẻ con! Có lẽ, vì còn quá trẻ nên họ không có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ ấm của mình. Những sai lầm trong đời sống vợ chồng dẫn đến hàng loạt đổ vỡ, bất hòa kéo theo cả một chuỗi những bất hạnh…
Khi sinh tôi, mẹ vào nhà hộ sinh A không một cắc bạc. Vì đau đẻ thì cứ phải đi. Vì sĩ diện nên cũng chẳng nói với ai. Giờ ăn trưa, đói lả. Chiều mới thấy bố chạy vào mang cho cặp bánh giầy giò. Nghe tin mẹ sinh, bà ngoại tức tốc từ Hải Phòng lên. Bà mang theo cậu út Lê Chúc, xách cái bị, chăm nuôi hai mẹ con suốt ba tháng trời.
Không may cho mẹ, thời gian đó có phong trào đánh nhóm Nhân văn giai phẩm. Ông ngoại tôi, nhà thơ Lê Đại Thanh, bị liệt vào hàng ngũ những người có cảm tình với nhóm đó. Và mẹ, con gái nhà thơ, đương nhiên bị ảnh hưởng.
Tại đoàn kịch nói Trung ương khi đó đã diễn ra sự kiện kiểm điểm phê bình mẹ, thực chất là đấu tố. Họ cố gắng “đào tận gốc trốc tận rễ” để lấy thành tích, để chứng tỏ là những người tuyệt đối trung thành. Mặc dù là bạn bè văn nghệ sĩ với nhau, họ vẫn quay ra moi móc, tỉa tót những cái sâu xa về lý lịch.
Tất nhiên, mẹ chẳng bao giờ hé ra mình là con gái của một nhà thơ, nhưng rồi họ tìm thấy tập thơ ông ngoại tặng mẹ dấu dưới gối. Đó là cái cớ để họ đuổi việc mẹ.
Mẹ không thể nào quên cảnh bị trực tiếp đấu tố, phải trần mình ra cho đồng nghiệp moi móc, phải khai rằng mình là con của người dính líu đến nhóm Nhân văn Giai phẩm.
Cho dù sự thật không phải thể, mẹ bị ép buộc phải nhận. Họ lôi ra tập thơ của ông và kết tội mẹ giấu giếm tác phẩm phản động! Mãi đến năm ông 91 tuổi, Hội nhà văn mới mời ông lên, chính thức xin lỗi. Họ tuyên bố trước bàn dân thiên hạ rằng ông đã bị hàm oan! Bao nhiêu năm bị coi rẻ để nhận về hai tiếng hàm oan nhẹ bẫng! Suốt cuộc đời, ông viết bao nhiêu tác phẩm mà không được in. Cũng may, trước khi chết ông đã được thanh minh, được thanh thản, còn mẹ? Làm sao mẹ có thể nguôi ngoai nỗi oan mà vì nó, sự nghiệp của mẹ nửa đường đứt gánh!
Mẹ có lý khi cứ mở miệng là nói oán ghét chế độ. Cái chế độ là cha đẻ của những con người đã kết tội oan cho mẹ, đuổi mẹ ra khỏi đoàn kịch trong lúc con còn đỏ hỏn, không một lời xin lỗi! Đối với mẹ, đó là một đòn trời giáng, không chỉ mất nghề kiếm cơm, mà còn bị tách ra khỏi môi trường nghệ thuật mà mẹ vô cùng đam mê. Mất việc, đang nuôi con nhỏ, bà và cậu đã trở về Hải Phòng, chồng không giúp được gì, mẹ đơn thương độc mã lao vào cuộc chiến đấu kiếm sống.
Mẹ có nghề đan len từ đấy.
Trong đầu tôi luôn ghi nhớ hình ảnh mẹ đan len. Hai bàn tay thoăn thoắt không cần nhìn mũi kim đan. Mẹ đan len rất giỏi, đan mọi nơi mọi lúc, đan trong mọi hoàn cảnh. Đi họp cũng tranh thủ đan, mất tiền tiến thi đua cũng là vì đan. Không ai được phép làm việc riêng khi đang họp, nhưng vì nghèo nên tai vẫn giả vờ đang lắng nghe cấp trên, tay lại dấu dưới gầm bàn cặm cụi đan. Bao nhiêu cái áo len đã được đan ra một cách “chui lủi bất hợp pháp” như thế để biến thành gạo, dầu, mắm, muối đổ vào những cái dạ dày luôn rỗng của đàn con? Kể lại những ngày tháng gian khó ấy, mẹ không sao ngăn được nỗi buồn bã cay đắng. Mẹ để mặc cho sự tức giận trào dâng tuôn ra thành những lời xúc phạm. Tôi cho rằng, mẹ có lý do chính đáng cho nỗi giận dữ thường trực của mình.
Bị hất ra khỏi đoàn kịch Trung ương, sau một thời gian ở nhà, mẹ may mắn xin được về đoàn kịch Hà Nội. Lúc đó, mẹ là một người đàn bà mới 30 tuổi nhưng đã có ba mặt con, bên cạnh là ông chồng không mang về đồng nào, lại còn phải cung phụng nuôi nấng. Những ngày bom đạn, vừa phải đi làm, vừa phải chăm sóc chồng, lại vừa lo cho các con nơi sơ tán. Đến cuối tuần, với thân hình gầy gò, mẹ cứ đạp một cái xe trâu của nam giới, chở dầu, gạo, mắm, muối… lên nơi sơ tán. Giống như con kiến tha mồi, mẹ mải miết đi về trên những con đường thời chiến lầm bụi bởi những đoàn xe chở bộ đội đi ngang. Đôi khi, một bác tài nào đó động lòng trắc ẩn, dừng xe, bốc cả mẹ và xe tiếp phẩm lên cho đi nhờ.
Bươn chải đi về như con thoi lo việc cơ quan việc nhà nên thể lực của mẹ bị sa sút nghiêm trọng. Mẹ chỉ còn là một thân xác nặng ba tư cân. Còn gì là thanh sắc! Mẹ kể, có những lúc đang đứng tự nhiên ngã ngửa ra, xây xẩm mặt mày. Thì ra huyết áp yếu quá, lăn đùng ra ngất. Sau này, thấy tôi bị những cú ngất xỉu như thế khi đang trên sàn tập, mẹ bảo, đó là chuyện rất bình thường.
Trước tình trạng thảm hại của mẹ, người ta quyết định chuyển mẹ sang làm một việc khác, không cho lên sân khấu nữa. Với mẹ, đấy là cú trời giáng thứ hai. Đang là nghệ sĩ bị giáng xuống làm thủ quỹ! Mà mẹ nào có biết gì về tiền nong kế toán! Giữ tiền luộm thuộm. Phát lương nhầm lẫn lung tung. Thậm chí có lần suýt phải đi tù. Cứ thế này thì ăn cơm nhà đá lúc nào không biết. Mẹ sợ quá, đành xin nghỉ hưu mất sức, sự nghiệp biểu diễn coi như chấm dứt.
Năm đó, mẹ mới ngoài ba mươi.
***
Rất yêu chồng thì bị chồng phản bội. Rất yêu nghệ thuật thì bị nghệ thuật hắt hủi, hay nói cách khác, bị những hoàn cảnh, thời điểm khắc nghiệt của thời cuộc hất ra ngoài.
Trong chuỗi bất hạnh đời mẹ, bất hạnh nào cũng ghê gớm, nhưng là phận đàn bà thì không gì bất hạnh bằng tình duyên không thành. Chứng kiến những cuộc ghen tuông cãi lộn của bố mẹ với không thiếu những lời nói lăng mạ nhau, mạt sát nhau, tôi đi đến kết luận: cả hai đều có lỗi. Không thể bênh được ai. Và tôi cứ âm thầm đau đớn tự hỏi: tại sao đã không còn dành cho nhau một chút tôn trọng nào, không còn yêu nhau nữa mà bố mẹ không bỏ nhau đi lại cứ hành hạ nhau như thế? Nếu bỏ nhau sớm, sẽ bớt đi được một chút những tháng ngày chỉ tràn đây chửi rủa và lăng nhục, có phải hơn không!
Nghĩ về mẹ, tôi lại nhớ đến mẹ cô Merghi trong cuốn tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai. Người đàn bà ấy cũng có bao nhiêu là nỗi niềm. Tại sao bà luôn giữ khoảng cách hận thù với con gái, không bao giờ tỏ ra hiền hòa dịu dàng với cô? Mãi đến cuối phim mới hiểu. Bà lấy chồng không phải do tình yêu. Bà lấy chồng vì đã có mang với người tình bội bạc và cũng vì người đàn ông ấy quá yêu bà, sẵn sàng chấp nhận đứa con không phải của mình. Đó là một người đàn bà đã dấu kín, chôn chặt bi kịch của mình vào bên trong, chấp nhận cuộc sống vô hồn để vươn lên mạnh mẽ đầy nghị lực. Mẹ cũng vậy.
Mẹ vẫn luôn cố gắng gượng dậy sau mỗi đớn đau để làm việc, nuôi con. Nước mắt chảy xuôi. Người mẹ nào cũng mong làm tất cả những gì có thể cho con cái. Có lẽ vì thế, trời đã không lấy hết mà cho lại mẹ một niềm an ủi là ba đứa con gái. Ít nhất, trong chuỗi bất hạnh của cuộc đời, về già, mẹ cũng đã có được chút niềm vui. So với bạn bè cùng lứa, không phải người nào con cái cũng thành đạt cả, được người nọ hỏng người kia, mẹ được cả ba. Các con gái mẹ không chỉ thành người chứ không “thành ngợm”, lại còn thành một cái gì đó hơn người. Ba chị em tôi đã phần nào bù đắp được những thiệt thòi của mẹ. Chẳng làm được gì cho mẹ lúc tuổi trẻ, giờ đây, khi đã trưởng thành, chúng tôi đã không làm mẹ phải hổ thẹn.
Mẹ kể, đi đến đâu bạn bè cũng khen mẹ là người có phúc, có công sinh thành được ba cô con gái, từ học hành đến ra làm nghề đều suôn sẻ, đều là người thành đạt, tử tế. Đặc biệt, khi các con thành gia thất, sinh con đẻ cái, xây nhà xây cửa, bố mẹ cũng không phải lo lắng gì.
Mẹ không giấu niềm tự hào: “Tôi vẫn nói với bạn bè rằng tôi hơn hẳn họ, bởi ba đứa con gái của tôi, nó hoàn toàn đi lên bằng chính đôi chân của nó chứ không phải luồn cúi một ai, không phải đi bằng đôi chân của người khác”. Với kinh nghiệm của mình, mẹ quá hiểu, cái giá phải trả cho một “sự nghiệp thành công” của ai đấy nhiều khi nó là cái gì?
***
Mẹ có công sinh thành ra mình thì mẹ có quyền tự hào về mình, mặc dù, xét về mọi khía cạnh, tôi không hợp mẹ. Mẹ không thể nào hiểu được là mẹ đã sinh ra một đứa con bất hạnh, đứa con ấy cả đời thiếu hụt một lời xưng mẹ gọi con ngọt ngào như thế nào. Không biết là do đâu mà mối quan hệ mẹ con lại thành ra như thế. Đáng lẽ, con gái thì phải gần gũi mẹ, chia sẻ những đau buồn của mình với mẹ, nhưng với tôi, đó là điều không thể. Không dễ dàng để bộc lộ bất kỳ một điều yêu thương nào.
Mãi gần đây tôi mới được mẹ xưng là mẹ, gọi là con. Điều đó xảy ra khi tôi giải quyết được mối mâu thuẫn mà vì nó, mẹ từng tuyên bố “Không có mẹ con bà cháu gì hết”.
Ngay từ nhỏ, bằng bản án li hôn của bố mẹ mà tôi chẳng tìm thấy tên tôi trong ấy, (tôi chẳng thuộc về cha, cũng chẳng thuộc về mẹ), tôi đã bị đẩy ra bên lề cuộc sống gia đình rồi, khi mẹ tuyên bố như thế, khác nào đẩy tôi xa thêm! Có lẽ điều đó lý giải vì sao, trong trí nhớ tôi không đọng lại một chút ngọt ngào ân tình nào từ mẹ. Có thể mẹ đã từng vô cùng trìu mến với tôi, đứa con gái đầu lòng của mẹ, khi tôi mới được sinh ra. Ít nhiều gì mẹ cũng đã dành cho tôi những tình cảm dịu dàng chứ! Tiếc là khi đó tôi không thể cảm nhận nổi. Và ngay cả bây giờ nữa cũng không. Việc không cảm nhận được tình mẹ, phải khẳng định là do mặc cảm của tôi thôi. Tôi chỉ biết trách mình. Cuộc tình của bố mẹ ngắn ngủi quá, tan tác sớm quá, phải chăng vì thế, trí óc tôi chỉ lưu lại những khoảng tối của đời sống gia đình. Ký ức đau buồn ấy không qua được, khi lòng người chưa tha thứ được thì không thể giả dối làm như đã quên, đã tha thứ.
Bây giờ, có lẽ mẹ đã hiểu vì sao mẹ phải đứng chữ Mậu. Sô kiếp mẹ phải bị cô quả. Cô quả từ thủa đầu còn xanh, lấy một ông chồng trẻ con, có cũng như không, cô quả cho đến khi về già, khi cô út theo chồng sang định cư ở Pháp, mẹ lại sống một mình. Một mình ra vào, một mình ăn ngủ. Về già mà phải một mình như thế chẳng phải là bất hạnh sao? Bên ngoài, mẹ vẫn tỏ ra yêu đời vui cười nhưng chắc rằng bên trong, mẹ tự cho mẹ là người bất hạnh nhất.
***
Trong những đêm tĩnh lặng một mình, nêu có âm thầm tự nhận định về đời mình, có lẽ mẹ đã nhận thấy sự cô đơn là có thật. Nói ra điều này, chí ít, tôi muốn chia sẻ nỗi bất hạnh của mẹ. Tiếc là vào những giai đoạn sóng gió nhất trong đời mẹ, tôi đã chẳng giúp được gì vì còn quá nhỏ. Giờ tôi đã hiểu và muốn được thông cảm với cuộc đời không nhiều niềm vui của mẹ…
Tôi sẽ giữ mãi trong tim hình ảnh bàn tay mẹ thoăn thoắt đan áo, cơm.
Khi sinh tôi, mẹ vào nhà hộ sinh A không một cắc bạc. Vì đau đẻ thì cứ phải đi. Vì sĩ diện nên cũng chẳng nói với ai. Giờ ăn trưa, đói lả. Chiều mới thấy bố chạy vào mang cho cặp bánh giầy giò. Nghe tin mẹ sinh, bà ngoại tức tốc từ Hải Phòng lên. Bà mang theo cậu út Lê Chúc, xách cái bị, chăm nuôi hai mẹ con suốt ba tháng trời.
Không may cho mẹ, thời gian đó có phong trào đánh nhóm Nhân văn giai phẩm. Ông ngoại tôi, nhà thơ Lê Đại Thanh, bị liệt vào hàng ngũ những người có cảm tình với nhóm đó. Và mẹ, con gái nhà thơ, đương nhiên bị ảnh hưởng.
Tại đoàn kịch nói Trung ương khi đó đã diễn ra sự kiện kiểm điểm phê bình mẹ, thực chất là đấu tố. Họ cố gắng “đào tận gốc trốc tận rễ” để lấy thành tích, để chứng tỏ là những người tuyệt đối trung thành. Mặc dù là bạn bè văn nghệ sĩ với nhau, họ vẫn quay ra moi móc, tỉa tót những cái sâu xa về lý lịch.
Tất nhiên, mẹ chẳng bao giờ hé ra mình là con gái của một nhà thơ, nhưng rồi họ tìm thấy tập thơ ông ngoại tặng mẹ dấu dưới gối. Đó là cái cớ để họ đuổi việc mẹ.
Mẹ không thể nào quên cảnh bị trực tiếp đấu tố, phải trần mình ra cho đồng nghiệp moi móc, phải khai rằng mình là con của người dính líu đến nhóm Nhân văn Giai phẩm.
Cho dù sự thật không phải thể, mẹ bị ép buộc phải nhận. Họ lôi ra tập thơ của ông và kết tội mẹ giấu giếm tác phẩm phản động! Mãi đến năm ông 91 tuổi, Hội nhà văn mới mời ông lên, chính thức xin lỗi. Họ tuyên bố trước bàn dân thiên hạ rằng ông đã bị hàm oan! Bao nhiêu năm bị coi rẻ để nhận về hai tiếng hàm oan nhẹ bẫng! Suốt cuộc đời, ông viết bao nhiêu tác phẩm mà không được in. Cũng may, trước khi chết ông đã được thanh minh, được thanh thản, còn mẹ? Làm sao mẹ có thể nguôi ngoai nỗi oan mà vì nó, sự nghiệp của mẹ nửa đường đứt gánh!
Mẹ có lý khi cứ mở miệng là nói oán ghét chế độ. Cái chế độ là cha đẻ của những con người đã kết tội oan cho mẹ, đuổi mẹ ra khỏi đoàn kịch trong lúc con còn đỏ hỏn, không một lời xin lỗi! Đối với mẹ, đó là một đòn trời giáng, không chỉ mất nghề kiếm cơm, mà còn bị tách ra khỏi môi trường nghệ thuật mà mẹ vô cùng đam mê. Mất việc, đang nuôi con nhỏ, bà và cậu đã trở về Hải Phòng, chồng không giúp được gì, mẹ đơn thương độc mã lao vào cuộc chiến đấu kiếm sống.
Mẹ có nghề đan len từ đấy.
Trong đầu tôi luôn ghi nhớ hình ảnh mẹ đan len. Hai bàn tay thoăn thoắt không cần nhìn mũi kim đan. Mẹ đan len rất giỏi, đan mọi nơi mọi lúc, đan trong mọi hoàn cảnh. Đi họp cũng tranh thủ đan, mất tiền tiến thi đua cũng là vì đan. Không ai được phép làm việc riêng khi đang họp, nhưng vì nghèo nên tai vẫn giả vờ đang lắng nghe cấp trên, tay lại dấu dưới gầm bàn cặm cụi đan. Bao nhiêu cái áo len đã được đan ra một cách “chui lủi bất hợp pháp” như thế để biến thành gạo, dầu, mắm, muối đổ vào những cái dạ dày luôn rỗng của đàn con? Kể lại những ngày tháng gian khó ấy, mẹ không sao ngăn được nỗi buồn bã cay đắng. Mẹ để mặc cho sự tức giận trào dâng tuôn ra thành những lời xúc phạm. Tôi cho rằng, mẹ có lý do chính đáng cho nỗi giận dữ thường trực của mình.
Bị hất ra khỏi đoàn kịch Trung ương, sau một thời gian ở nhà, mẹ may mắn xin được về đoàn kịch Hà Nội. Lúc đó, mẹ là một người đàn bà mới 30 tuổi nhưng đã có ba mặt con, bên cạnh là ông chồng không mang về đồng nào, lại còn phải cung phụng nuôi nấng. Những ngày bom đạn, vừa phải đi làm, vừa phải chăm sóc chồng, lại vừa lo cho các con nơi sơ tán. Đến cuối tuần, với thân hình gầy gò, mẹ cứ đạp một cái xe trâu của nam giới, chở dầu, gạo, mắm, muối… lên nơi sơ tán. Giống như con kiến tha mồi, mẹ mải miết đi về trên những con đường thời chiến lầm bụi bởi những đoàn xe chở bộ đội đi ngang. Đôi khi, một bác tài nào đó động lòng trắc ẩn, dừng xe, bốc cả mẹ và xe tiếp phẩm lên cho đi nhờ.
Bươn chải đi về như con thoi lo việc cơ quan việc nhà nên thể lực của mẹ bị sa sút nghiêm trọng. Mẹ chỉ còn là một thân xác nặng ba tư cân. Còn gì là thanh sắc! Mẹ kể, có những lúc đang đứng tự nhiên ngã ngửa ra, xây xẩm mặt mày. Thì ra huyết áp yếu quá, lăn đùng ra ngất. Sau này, thấy tôi bị những cú ngất xỉu như thế khi đang trên sàn tập, mẹ bảo, đó là chuyện rất bình thường.
Trước tình trạng thảm hại của mẹ, người ta quyết định chuyển mẹ sang làm một việc khác, không cho lên sân khấu nữa. Với mẹ, đấy là cú trời giáng thứ hai. Đang là nghệ sĩ bị giáng xuống làm thủ quỹ! Mà mẹ nào có biết gì về tiền nong kế toán! Giữ tiền luộm thuộm. Phát lương nhầm lẫn lung tung. Thậm chí có lần suýt phải đi tù. Cứ thế này thì ăn cơm nhà đá lúc nào không biết. Mẹ sợ quá, đành xin nghỉ hưu mất sức, sự nghiệp biểu diễn coi như chấm dứt.
Năm đó, mẹ mới ngoài ba mươi.
***
Rất yêu chồng thì bị chồng phản bội. Rất yêu nghệ thuật thì bị nghệ thuật hắt hủi, hay nói cách khác, bị những hoàn cảnh, thời điểm khắc nghiệt của thời cuộc hất ra ngoài.
Trong chuỗi bất hạnh đời mẹ, bất hạnh nào cũng ghê gớm, nhưng là phận đàn bà thì không gì bất hạnh bằng tình duyên không thành. Chứng kiến những cuộc ghen tuông cãi lộn của bố mẹ với không thiếu những lời nói lăng mạ nhau, mạt sát nhau, tôi đi đến kết luận: cả hai đều có lỗi. Không thể bênh được ai. Và tôi cứ âm thầm đau đớn tự hỏi: tại sao đã không còn dành cho nhau một chút tôn trọng nào, không còn yêu nhau nữa mà bố mẹ không bỏ nhau đi lại cứ hành hạ nhau như thế? Nếu bỏ nhau sớm, sẽ bớt đi được một chút những tháng ngày chỉ tràn đây chửi rủa và lăng nhục, có phải hơn không!
Nghĩ về mẹ, tôi lại nhớ đến mẹ cô Merghi trong cuốn tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai. Người đàn bà ấy cũng có bao nhiêu là nỗi niềm. Tại sao bà luôn giữ khoảng cách hận thù với con gái, không bao giờ tỏ ra hiền hòa dịu dàng với cô? Mãi đến cuối phim mới hiểu. Bà lấy chồng không phải do tình yêu. Bà lấy chồng vì đã có mang với người tình bội bạc và cũng vì người đàn ông ấy quá yêu bà, sẵn sàng chấp nhận đứa con không phải của mình. Đó là một người đàn bà đã dấu kín, chôn chặt bi kịch của mình vào bên trong, chấp nhận cuộc sống vô hồn để vươn lên mạnh mẽ đầy nghị lực. Mẹ cũng vậy.
Mẹ vẫn luôn cố gắng gượng dậy sau mỗi đớn đau để làm việc, nuôi con. Nước mắt chảy xuôi. Người mẹ nào cũng mong làm tất cả những gì có thể cho con cái. Có lẽ vì thế, trời đã không lấy hết mà cho lại mẹ một niềm an ủi là ba đứa con gái. Ít nhất, trong chuỗi bất hạnh của cuộc đời, về già, mẹ cũng đã có được chút niềm vui. So với bạn bè cùng lứa, không phải người nào con cái cũng thành đạt cả, được người nọ hỏng người kia, mẹ được cả ba. Các con gái mẹ không chỉ thành người chứ không “thành ngợm”, lại còn thành một cái gì đó hơn người. Ba chị em tôi đã phần nào bù đắp được những thiệt thòi của mẹ. Chẳng làm được gì cho mẹ lúc tuổi trẻ, giờ đây, khi đã trưởng thành, chúng tôi đã không làm mẹ phải hổ thẹn.
Mẹ kể, đi đến đâu bạn bè cũng khen mẹ là người có phúc, có công sinh thành được ba cô con gái, từ học hành đến ra làm nghề đều suôn sẻ, đều là người thành đạt, tử tế. Đặc biệt, khi các con thành gia thất, sinh con đẻ cái, xây nhà xây cửa, bố mẹ cũng không phải lo lắng gì.
Mẹ không giấu niềm tự hào: “Tôi vẫn nói với bạn bè rằng tôi hơn hẳn họ, bởi ba đứa con gái của tôi, nó hoàn toàn đi lên bằng chính đôi chân của nó chứ không phải luồn cúi một ai, không phải đi bằng đôi chân của người khác”. Với kinh nghiệm của mình, mẹ quá hiểu, cái giá phải trả cho một “sự nghiệp thành công” của ai đấy nhiều khi nó là cái gì?
***
Mẹ có công sinh thành ra mình thì mẹ có quyền tự hào về mình, mặc dù, xét về mọi khía cạnh, tôi không hợp mẹ. Mẹ không thể nào hiểu được là mẹ đã sinh ra một đứa con bất hạnh, đứa con ấy cả đời thiếu hụt một lời xưng mẹ gọi con ngọt ngào như thế nào. Không biết là do đâu mà mối quan hệ mẹ con lại thành ra như thế. Đáng lẽ, con gái thì phải gần gũi mẹ, chia sẻ những đau buồn của mình với mẹ, nhưng với tôi, đó là điều không thể. Không dễ dàng để bộc lộ bất kỳ một điều yêu thương nào.
Mãi gần đây tôi mới được mẹ xưng là mẹ, gọi là con. Điều đó xảy ra khi tôi giải quyết được mối mâu thuẫn mà vì nó, mẹ từng tuyên bố “Không có mẹ con bà cháu gì hết”.
Ngay từ nhỏ, bằng bản án li hôn của bố mẹ mà tôi chẳng tìm thấy tên tôi trong ấy, (tôi chẳng thuộc về cha, cũng chẳng thuộc về mẹ), tôi đã bị đẩy ra bên lề cuộc sống gia đình rồi, khi mẹ tuyên bố như thế, khác nào đẩy tôi xa thêm! Có lẽ điều đó lý giải vì sao, trong trí nhớ tôi không đọng lại một chút ngọt ngào ân tình nào từ mẹ. Có thể mẹ đã từng vô cùng trìu mến với tôi, đứa con gái đầu lòng của mẹ, khi tôi mới được sinh ra. Ít nhiều gì mẹ cũng đã dành cho tôi những tình cảm dịu dàng chứ! Tiếc là khi đó tôi không thể cảm nhận nổi. Và ngay cả bây giờ nữa cũng không. Việc không cảm nhận được tình mẹ, phải khẳng định là do mặc cảm của tôi thôi. Tôi chỉ biết trách mình. Cuộc tình của bố mẹ ngắn ngủi quá, tan tác sớm quá, phải chăng vì thế, trí óc tôi chỉ lưu lại những khoảng tối của đời sống gia đình. Ký ức đau buồn ấy không qua được, khi lòng người chưa tha thứ được thì không thể giả dối làm như đã quên, đã tha thứ.
Bây giờ, có lẽ mẹ đã hiểu vì sao mẹ phải đứng chữ Mậu. Sô kiếp mẹ phải bị cô quả. Cô quả từ thủa đầu còn xanh, lấy một ông chồng trẻ con, có cũng như không, cô quả cho đến khi về già, khi cô út theo chồng sang định cư ở Pháp, mẹ lại sống một mình. Một mình ra vào, một mình ăn ngủ. Về già mà phải một mình như thế chẳng phải là bất hạnh sao? Bên ngoài, mẹ vẫn tỏ ra yêu đời vui cười nhưng chắc rằng bên trong, mẹ tự cho mẹ là người bất hạnh nhất.
***
Trong những đêm tĩnh lặng một mình, nêu có âm thầm tự nhận định về đời mình, có lẽ mẹ đã nhận thấy sự cô đơn là có thật. Nói ra điều này, chí ít, tôi muốn chia sẻ nỗi bất hạnh của mẹ. Tiếc là vào những giai đoạn sóng gió nhất trong đời mẹ, tôi đã chẳng giúp được gì vì còn quá nhỏ. Giờ tôi đã hiểu và muốn được thông cảm với cuộc đời không nhiều niềm vui của mẹ…
Tôi sẽ giữ mãi trong tim hình ảnh bàn tay mẹ thoăn thoắt đan áo, cơm.
Bình luận truyện