Lê Vân - Yêu Và Sống
Chương 9: Và lòng tôi tràn ngập một niềm thương cảm lớn
Trong tình yêu với Người ấy, tôi như người sống hai cuộc đời. Cuộc đời ngoài ánh sáng với gia đình, đồng nghiệp bạn bè là cuộc đời giả tạo. Cuộc đời trong bóng tối với mối tình éo le, vụng trộm mới là cuộc đời thực, nguồn sống thực. Tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả, cả bản thân mình đi, để chỉ có Người ấy…
Ra trường, tôi được phân công ngay về Nhà hát Nhạc Vũ kịch. Sau hai năm ở đó, bỗng một hôm, tôi nhìn thấy một người đàn ông lạ. Ở độ tuổi trung niên, với mái tóc đã điểm bạc, dáng thư sinh nghệ sĩ, nom ông nổi bật một cách khác thường giữa những người xung quanh. Ảnh mắt tôi cứ bị hút về phía ông với ý nghĩ tò mò: người này là ai vậy? Tôi hỏi mấy người cùng đoàn và nhận được câu trả lời: “Không biết là ai à? Đó là một người nổi tiếng, làm cùng nhà hát, đạo diễn opera, là thần tượng của bao nhiêu cô gái trẻ, nhất là những cô chơi đàn piano con nhà quí tộc”. Thế à, tôi đáp ừ hữ vu vơ, thầm nghĩ… thảo nào, trông người ấy có vẻ gì thật đặc biệt.
Buổi tập sau, tôi đang đứng cùng các bạn trong đoàn múa, bỗng thấy Người ấy tiến đến chỗ tôi nói: “Tôi biết bố của Vân đấy, ngày xưa tôi cũng học trường Chu Văn An”.
Thì ra, trong khi tôi đi hỏi dò về Người ấy thì người ta cũng đã kịp hỏi dò về tôi rồi. Tối về, lúc ăn cơm, tôi kể màn thăm hỏi ấy cho cả nhà nghe một cách rất vô tư. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi nói với gia đình về Người ấy.
Rồi đạo diễn Nông Ích Đạt đến mời tôi đi làm phim. Tôi ngại lâm, phần vì đang tập ghép múa với dàn nhạc, phần vì sợ. Tôi bảo: “Cháu chỉ biết múa thôi, không biết diễn thế nào đâu, không nói được đâu”. Tôi hỏi Khanh, lúc đó, Khanh đã từng đi làm một vai chính trong phim của cô Đức Hoàn từ năm Khanh 14 tuổi: “Này, đóng phim có khó lắm không?” Khanh nói: “Không, cứ đóng bừa đi là được ấy mà”. Các bác đoàn phim động viên: “Không sợ đâu, có đạo diễn chỉ đạo diễn xuất cơ mà”. Nhưng tôi lại bảo: “Còn phải xin phép nhà hát. Bây giờ đang phải tập với dàn nhạc, cháu sợ khó xin nghỉ”. Các bác đoàn phim hỏi phải xin phép ai, tôi chỉ sang chỗ Người ấy: “Đấy, phải xin phép ông ấy”. Không hiểu sao Người ấy đồng ý ngay, chỉ dặn: “Cần nhất lúc phối hợp toàn vở thì nhất định đoàn phim phải đưa Vân về”.
Đóng phim ở rừng Cúc Phương mãi không xong, đến ngày hẹn phải về rồi, tôi lại nhờ cụ Đạt đưa về Nhà hát xin phép tiếp. Đoàn phim mang những bức ảnh tôi đóng phim về cho Người ấy xem, khoe rằng tôi đóng tiến bộ hơn. Hình như người ta cũng chẳng để ý nhiều đến những tấm ảnh. Nhưng đến lúc chào ra về, Người ấy bỗng hỏi: “Tối nay Vân có bận không?”. Đó là buổi hẹn hò đầu tiên. Người ấy hẹn tôi đến Gò Đống Đa, chỉ dẫn đường đi một cách tỉ mỉ cẩn thận.
Lúc đó, Gò Đống Da là một khu vực ven ô vắng vẻ. Cả ngày hôm đó tôi không dấu nổi sự hồi hộp, linh cảm thấy có một điều gì đó đặc biệt sẽ xảy ra. Rõ ràng đây là một cuộc hẹn gặp không bình thường rồi. Tối đó, tôi đi đến chỗ hẹn với chiếc quần lụa đen giản dị. Đạp xe đến nơi, đã thấy Người ấy ở đó chờ sẵn từ bao giờ. Mặc dù rất hồi hộp và căng thẳng nhưng tôi vẫn cố để trò chuyện tự nhiên, đúng ra là chỉ có
Người ấy nói và tôi thì lắng nghe. Người ấy nói chuyện nhiều lắm, chủ yếu là kể tôi nghe những khát vọng về nghệ thuật, về cuộc sống gia đình riêng với người vợ và hai đứa con. Tôi chăm chú nghe nhưng hầu như chẳng hiểu gì nhiều. Những tu tưởng của thứ nghệ thuật mà người đang say sưa nói cho tôi nghe là thứ nghệ thuật cao siêu bác học nghe xa lạ làm sao với thực tế đói ăn thiếu mặc của đại bộ phận người Hà Nội bấy giờ. Tôi gọi đùa Người ấy là “Người đi trước thời đại”. Tôi xưng hô trống không, còn Người ấy gọi tôi là Vân và tự gọi mình là người này. “Người này khai hết lý lịch rồi đấy nhé”.
Về khuya, trời hơi lạnh. Người tôi run lên. Có lẽ không chỉ vì lạnh. Người ấy bèn chủ động khoác lên vai tôi tấm áo len mỏng. Chúng tôi chia tay, hôm sau tôi lại lên đường.
Tôi lên đường với tâm trạng vô cùng xao xuyến. Chuyện gì đang xảy ra nhỉ? Thế nghĩa là sao? Sao Người ấy lại hẹn hò như thế với tôi, chỉ để nói chuyện nghề nghiệp? Sao Người ấy hiểu biết và lãng mạn thế! Cứ bồng bềnh như trên mây trên gió mà chẳng thể gọi tên cảm giác ấy là gì. Một buổi tối thật lãng mạn vậy thôi.
Vừa đóng xong phim này, đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã đến xin phép cho tôi tháng 7 đi Nha Trang quay một phim mới. Thật bất ngờ, Người ấy lại đồng ý. Lại hẹn gặp vào buổi tối trước hôm tôi đi. Vẫn chỗ cũ.
Tôi và Người ấy ngồi trên hai xe đạp đứng sát cạnh tường. Người bắt đầu truyền dạy cho tôi bài học lý thuyết nhập môn của nghệ thuật diễn xuất. Sự khác nhau giữa diễn xuất của người diễn viên điện ảnh và người diễn viên sân khấu thế nào… Đặc biệt là diễn trước ống kính phải làm sao đó như đang sống ngoài đời, như đời vậy. Tôi nghe như nuốt từng lời truyền dạy quí báu. Rồi Người ấy trao cho tôi một gói quà gồm: một hộp bánh sămpa được bọc bằng tờ giấy có chép khuôn nhạc, một đôi dép nhựa trắng rất đẹp và một cái áo mưa rất mềm. Những thứ ấy để tôi mang đi Nha Trang dùng. Khi chia tay, Người ấy hỏi: “Vân nghĩ gì về lần gặp trước và lần gặp này”. Tôi trả lời: “Không biết tất cả có phải là sự thực không?”. Ý tôi muốn nói, tình cảm của người ấy dành cho tôi có phải là thực hay không? Người ấy trả lời câu hỏi của tôi bằng một cái hôn. Bị bất ngờ, tôi phản xạ bằng cách mím môi lại. Về sau, người ấy nói tôi không biết hôn. Đúng vậy. Vì anh đã chủ động hôn tôi chứ tôi đâu biết hôn lại. Cái hôn thay cho lời nói “Anh yêu em”. Vậy tất cả là thực rồi! Và tôi tin tình cảm của anh với tôi xuất phát từ trái tim chân thật chứ không phải là lợi dụng chơi bời.
Tuy chưa cảm nhận được vị ngọt ngào say đắm của cái hôn đầu nhưng tôi vô cùng hạnh phúc vì đã khẳng định được một điều: Người ấy đã yêu tôi. Phải, tôi đã được yêu. Được yêu bởi thần tượng của bao nhiêu cô gái khác. Được yêu khi mà tôi chẳng bao giờ dám mơ tưởng tới tình yêu đó. Tôi là gì chứ? Chẳng là gì cả. Tôi chỉ là một cô diễn viên múa nghèo gầy gò, vô danh, không nhan sắc. Thế mà tôi lại được một người tài năng nổi tiếng như vậy để mắt tới và yêu thương!
Suốt ba tháng làm phim ở Nha Trang tôi nhận được có một lá thư của anh. Đó là những giờ khắc không ngày không tháng. Tình yêu đến quá nhanh, như trong một giấc mơ. Tôi không thể tin rằng tôi lại được Người ấy yêu. Mãi về sau, anh mới thú thật rằng: tôi không phải là người có sắc đẹp nổi bật, nhưng anh bị hút hồn chính bởi nét mảnh mai trong sáng kỳ lạ ở tôi lúc bấy giờ.
Thế là bắt đầu một mối tình chìm ngập trong bóng tối của đam mê và tội lỗi. Của hạnh phúc và đau khổ. Của nước mắt sám hối và tê tái nụ cười. Bánh xe của tình yêu định mệnh đã quay và không gì có thể bắt nó dừng lại được nữa.
Đó là những tháng ngày của mùa hè năm 1979 nóng bỏng và khắc khoải
***
Sinh ra trong một gia đình tư sản gia giáo, sau giải phóng Thủ đô, do thích đàn hát, nghệ thuật, Người ấy xin vào Đoàn ca múa nhạc kịch. Đó là một đoàn nghệ thuật tổng hợp mỗi thứ một tí, chẳng ai được đào tạo gì. Khi ở đoàn, anh còn tham gia dạy văn hoá cho những người ở chiến khu về. Nhờ có tư chất thông minh, anh được cử đi đào tạo sáu năm tại Liên Xô. Sau này, đoàn Ca múa nhạc kịch mới tách ra thành kịch riêng hát riêng nhạc riêng…
Về nước đúng dịp có đợt điều động một đoàn nghệ thuật vào phục vụ chiến trường, Người ấy xung phong đi ngay. Sinh viên du học thời đó có lý tưởng rất rõ ràng. Họ đã được một ân huệ thảnh thơi nhàn nhã chỉ ăn với học nơi đất khách quê người trong khi ở nhà, bao nhiêu người tài giỏi vẫn phải ra chiến trường và hi sinh tính mạng. Họ chân thành nghĩ thật tội lỗi nếu chỉ biết hưởng thụ ăn học. Đó là lý do khiến anh xin ngay vào một nhóm đi phục vụ chiến trường. vừa muốn đóng góp sức mình cho đất nước, vừa thoát khỏi mặc cảm hổ thẹn, có lỗi với người ở nhà. Tôi biết tất cả những tâm tư này do một lần tình cờ nghe anh giãi bày về lý do bị bệnh đại tràng. Đang sống cuộc sống đầy đủ bên kia, về nước, anh ra thẳng chiến trường, rơi ngay vào cuộc sống thiếu thốn, kham khổ. Chính sự đảo lộn cuộc sống quá nhanh nên mới sinh bệnh tật như thế.
Anh thực sự là người đam mê nghệ thuật, thứ nghệ thuật đích thực. Cũng vì quá yêu, quá say mê tìm tòi cái mới nên sinh ra không bằng lòng với thực tại. Ngay từ thời đi học ở Nga, một trong những cái nôi sinh ra nhiều thiên tài nghệ thuật thế giới ở mọi lĩnh vực, anh vẫn không dừng ở đó, không cảm thấy thỏa mãn, vẫn muốn đi tìm một cái gì đó mới hơn. Đó là những năm cuối thập kỷ bảy mươi, đầu tám mươi.
Cũng như anh, tôi cũng không bằng lòng, không thỏa mãn với những gì được gọi là nền nghệ thuật đương thời. Nghệ thuật dường như không muốn chấp nhận cái mới, cái phá cách. Đại đa số khán giả, với thị hiếu cũ, không chấp nhận đã đành, ngay cả những người lãnh đạo văn hóa nghệ thuật cũng vậy Hoàn cảnh ấy đã đưa anh đến tâm thế bất hòa với cuộc đời Ngành nghề anh chọn cũng quá cao siêu, không thể hợp với những con người hoặc chân lấm tay bùn cắm mặt xuống ruộng hoặc suốt ngày cắm mặt kiếm tiền bằng mọi giá, làm gì còn thì giờ tĩnh tâm để tìm đến một thứ nghệ thuật bác học.
Nếu có thời gian giải trí, họ chỉ muốn xem một cái gì đó dễ hiểu, đừng bắt họ phải nghĩ ngợi mệt óc, họ đã quá mệt với cuộc sống thường ngày rồi. Làm sao bảo họ đến với một thứ nghệ thuật bác học như balet hay giao hưởng.
Lúc đó tôi vừa tròn đôi mươi. Tôi ví mình như một trang giấy trắng chờ anh, người nghệ sĩ gấp đôi tuổi tôi, viết lên đó những bài học đầu tiên. Gặp anh, tôi như đám ruộng hạn gặp mưa lớn, tôi hút lấy, thấm lấy tất cả những tư tưởng, kiến thức anh trao về nghệ thuật về thế thái nhân tình. Tất cả nhưng gì anh thấy bức bối ở cuộc đời thì anh trút hết vào tôi. Anh giống như một con tằm miệt mài nhồi nhét kiến thức cho tôi. Anh trải lòng mình ra với tôi như là cách xả bớt sự căng thẳng và còn là cách giúp tôi tỉnh ngộ, để tôi không bị vấp phải những cái anh đã vấp. Anh chỉ bảo cho tôi từng li từng tí dẫn dắt cho tôi trên bước đường nghệ thuật. Được đào tạo cơ bản về ngành đạo diễn ở Liên Xô, anh truyền dạy cho tôi. những kiến thức về khâu biểu diễn cá nhân. Anh hay lấy những tác phẩm của Nga ra để làm thí dụ cho tôi hiểu, nhưng thực chất anh vẫn chưa khâm phục cách biểu hiện nghệ thuật chưa hiện đại của nước này. Anh là người thích phá cách, bứt phá khỏi nền nghệ thuật cổ điển phương Tây ấy. Anh muốn tìm con đường khác để nền nghệ thuật tiếp cận được với cuộc sống: “Đừng có uyên bác quá. Hãy làm cách nào đó để nghệ thuật phải mang được hơi thở, dấu ấn của cuộc sống hiện đại”. Anh thường bảo tôi như vậy.
Thành thực, công bằng mà nói, tôi chẳng học được gì nhiều từ nhà trường dạy văn hóa, nghệ thuật múa cũng như gia đình có bố mẹ làm nghệ thuật biểu diễn, ngoài những giáo huấn một chiều, nặng nề, áp đặt và buồn tẻ. Mọi mưu toan nhồi nhét kiến thức, lối sống kiểu ấy, một cách rất tự nhiên, cứ bị bật ra khỏi tôi như va vào đá. Đúng lúc đó, anh xuất hiện với một kênh văn hóa khác, kiến thức khác quyến rũ, bí ẩn và cũng vô cùng phong phú, mới mẻ. Và không gì tự nhiên hơn thế, tôi bị hút vào anh. Thực chất, tôi bị hút vào cái tầng văn hóa và kỹ năng sống mà tôi đang khao khát, tìm kiếm trong tăm tối tuyệt vọng. Tôi học tất cả từ anh. Anh là người thầy nâng đỡ đời sống tinh thần tôi. Chính anh đã tạo nên một hình ảnh của tôi, một giá trị của tôi ngày hôm nay.
Về điện ảnh, anh dạy tôi trước hết phải biết chọn lựa những tác phẩm có giá trị văn học. Sau đó là chọn đến đạo diễn. Và cái chìa khóa để thành công trong điện ảnh chính là tạo được sự chân thực. Diễn mà phải như đời thì mới là điện ảnh. Cho nên, khi mà diễn viên sân khấu sang đóng phim, bao giờ cũng bị cương, bị mắc bệnh diễn, bị đóng phim đóng kịch. Trong nghệ thuật múa, trường múa chỉ mới chú ý truyền đạt kỹ năng động tác trên sân khâu mà quên mất phần hồn.
Riêng anh lại dặn dò kỹ lưỡng, phải làm sao thể hiện được ngọn lửa ở bên trong. Ngọn lửa của chính tâm hồn mình chứ không phải của ai khác. Nếu diễn mà chỉ hoàn thành đúng động tác, đúng đội hình thì rất nhạt nhẽo. Anh chăm sóc tôi, hướng dẫn cho tôi cách thức để phát biểu trước công luận trong việc đối thoại với từng nhà báo: “Đừng để người ta dẫn dắt mình theo suy nghĩ của người ta, người thông minh thì phải dẫn dắt lại người phỏng vấn đi theo ý mình”. Còn trong tình yêu tình yêu cần có trái tim nóng nhưng phải có cái đầu lạnh Cái đầu lạnh để còn kiểm soát được tình cảm, tránh sự mù quáng…
Người phụ nữ Việt Nam đẹp trong mắt anh nhất định phải là con nhà gia giáo, nhân ái, hiền hậu, có học. Trong cách xử sự phải là người có văn hóa. Ví dụ, đôi khi tôi có làm gì nói gì đó mà cao giọng một chút, anh bảo ngay em đừng thế. Anh rất sợ những người đàn bà khoa chân múa tay, ăn to nói lớn. Qua đó, anh thấy ngay là tôi không được dạy dỗ để trở thành con nhà nề nếp, và anh lặng lẽ kiên trì dạy tôi.
Đã từng có dư luận tôi bị bệnh lãnh cảm, chẳng bao giờ thấy rung động với bất kỳ ai. Có lẽ đúng. Bởi Người ấy đã chiếm trọn từng khoảnh khắc hơi thở đời tôi rồi! Tôi cần anh giúp tôi mở to mắt nhìn vào cuộc đời, vượt thoát khỏi không khí tù đọng lưu cữu. Với kiến thức về nghệ thuật, đời sống quá hạn hẹp buồn tẻ ở trường múa, tôi bước vào đời là một thứ nghệ sĩ công chức, sao tránh khỏi sự ấu trĩ ngô nghê!
Tôi như một mảnh đất hoang được anh khai phá, và gieo trồng những hạt mầm đầu tiên. Những thông tin, những kiến thức của anh là mạch nước ngầm nuôi dưỡng tưới tắm tâm hồn tôi. Anh thì thầm với tôi những điều không thể nói to lên với bất kỳ ai, những điều tôi chẳng bao giờ nghe thấy ở nhà trường, gia đình, hay nhà hát. Chính xác hơn, anh nói những điều trái ngược hẳn với những gì tôi được nhồi nhét dạy dỗ uốn nắn hàng ngày. Anh mang đến cho tôi toàn bộ những tri thức tôi cần để thẩm thấu nghệ thuật và ứng phó với cuộc đời.
Nếu như, người đàn ông đầu tiên tôi tiếp xúc, cho đến tận lúc này, vẫn phủ lên mắt tôi một màn sương mờ thậm chí đen tối về một mẫu người đàn ông vô trách nhiệm, là bố của mình, thì hai mươi năm sau, tôi đã gặp một người đàn ông khác, khác hoàn toàn bố mình, đó là Người ấy.
Anh là một người đàn ông làm nghệ thuật hoàn toàn không giống với hình ảnh cũng người đàn ông làm nghệ thuật của bố. Anh chi phối toàn bộ cuộc đời tôi thậm chí đến tận bây giờ. Đến tận bây giờ, mặc dù không còn tình yêu nữa, tôi vẫn nói với anh: “Anh đã ảnh hưởng lên nhân sinh quan và thế giới quan của em như thế nào anh có biết không?” Rất may, tôi đã tiếp nhận được phần nào tri thức từ anh để tự hoàn thiện mình, làm giảm bớt đi được phần nào những nhận định khắc nghiệt của xã hội về nghề nghiệp của mình. Xã hội lúc đó, thậm chí cả bây giờ, vẫn quan niệm người diễn viên chỉ là một thứ “con hát”, xướng ca vô loài, chứ có bao giờ tin vào tri thức của người diễn viên!
Người ấy đến với tôi một cách không hề dễ dàng. Lo lắng cho gia đình, có trách nhiệm với những giọt máu của chính mình, anh luôn tạo ra một không khí bình thường trong nhà. Khi chúng tôi mới quen nhau, anh chủ động mời tôi đến nhà chơi. Để cho tự nhiên, anh mời cả hai người nữa cùng nhà hát. Đó là hai cô bạn thân của tôi mà sau này, khi đã gắn bó với anh, tôi cũng đành phải xa lánh họ. Anh chỉ dẫn cụ thể, đường đến nhà anh nằm trong một khư tập thể lắp ghép, dặn sẽ cho con gái mới bảy, tám tuổi gì đó ra tận cổng đón các cô vào. Anh cố tình hẹn chúng tôi đến chơi vào cái giờ mà vợ anh sẽ đón cậu con trai hai tuổi rưỡi ở mẫu giáo về. Đó là một cậu bé bụ bẫm, đáng yêu. Vợ anh, một người đàn bà xinh đẹp, hiền hậu, mời chúng tôi món mứt chà là đã được chuẩn bị chu đáo từ trước… Cuối những năm bảy mươi, khi tất cả còn phải sống chui rúc hàng trăm người chung một nhà xí, thì một căn hộ với phòng khách riêng, phòng ngủ riêng, một nhà tắm với vệ sinh riêng nhỏ xíu nhưng sạch sẽ là cả một niềm mơ ước. Hồi đó, sau giải phóng, nên trong nhà anh cũng đã thấy có kê một tủ lạnh, một đàn piano, những kệ sách chất đầy sách gợi ra cả một thiên đường tri thức…
Từ nhà anh về, ngẫm lại cách sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình, chăm lo cho vợ con của anh, trong tôi ngột ngạt cảm giác vừa tủi thân vừa tội lỗi. Cuộc sống của anh lúc ấy có một cái gì đó rất khác với kiểu sống xô bồ tạp nham của những gia đình nghệ sĩ tôi từng gặp. Anh không giàu nhưng rõ ràng anh ở một đẳng cấp khác, một tầng văn hóa khác. Anh cố tình phơi bày cho tôi biết một sự thật, vợ anh là con nhà nề nếp, là hoa khôi Hà Nội một thời. Chị có vẻ đẹp làm người ta phải sững sờ. Một vẻ tỏa sáng từ trái tim nhân hậu của người có gia phong gia giáo. Các con anh khỏe mạnh thông minh. Anh không cần phải tạo ra một kịch bản kiểu gia đình bất hạnh hay éo le. Anh chứng to mình không như những người đàn ông khác phải giấu giếm gia cảnh…
Tất cả được anh phơi bày như bánh bóc trên sàng. Mời tôi đến nhà, anh muốn tôi hiểu, anh đến với tôi không có gì khác ngoài sự trong trắng, quá trong trắng của tôi lúc đó.
***
Bước vào tình yêu với Người ấy, tôi là một cô gái nghèo, gầy gò, xanh xao. Gầy vì luyện tập nhiều, người cứ khô đét lại. Da tái mét mà cũng chẳng chịu trang điểm. Thời ấy cũng chẳng mấy người muốn trang điểm vì nếu tô phấn son đi ra phố sẽ bị coi là con gái hư. Để nói về sự hấp dẫn thân xác, tôi là con số không. Tôi chỉ có một thử, theo như bạn bè đồng nghiệp nhận xét, là cái chất lãng mạn trữ tình mãnh liệt trời cho, không thể nói ra lời. Kể cả khi múa hay khi đóng phim, không biết do đâu, tự nó cứ phát ra thôi. Có lẽ vì tôi là người sống thiên về nội tâm. Bao nhiêu những gì cần giấu ngoài đời thực thì đến lúc vào múa, vào phim mới được dịp toát ra chăng?
Khi tình cảm mới chớm, tôi hầu như không dám gặp gỡ, không dám nói chuyện với Người ấy. Thế mà mọi người vẫn nhận thấy. Bạn bè, đồng nghiệp đoán trước rằng, tôi và anh, hai tâm hồn này rồi thế nào cũng sẽ tự tìm đến nhau.
Bên cạnh anh, tôi không những quên đi bản thân mình mà còn cổ tình phủ nhận những gì tôi có. Tôi luôn tự hỏi, tôi chỉ là một cô gái nghèo chẳng nhan sắc, chẳng tài năng sao anh lại yêu tôi? Yêu anh đến vắt cạn kiệt tâm hồn nhưng đỏ cũng chính là thời kỳ tâm hồn tôi giàu có nhất. Khi thưởng thức một bản nhạc, tâm hồn mình như muốn hoà vào đó, như tìm thấy một tiếng lòng gần gũi… Khi đọc một cuốn sách, một truyện ngắn, một tiểu thuyết, tôi nhận ra một chút mình trong chính hoàn cảnh đó. Tôi vẫn nói với anh: “Em chẳng có của cải gì nhưng em cảm thấy mình giàu có vì em có anh. Của cải em có chính là tình yêu của chúng ta”. Anh đã ăn sâu vào máu thịt tôi, rất tự nhiên không phải gò ép gì. Dù bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra, tôi đều có thể gặp anh trò chuyện cởi mở hết tâm can mà không sợ bị đánh giá nọ kia. Chúng tôi đối với nhau tự nhiên như ruột thịt, nếu không muốn nói là máu thịt của nhau rồi. Tôi yên tâm đến độ tin tưởng rằng: con người này sẽ không bao giờ phản bội mình, không bao giờ hết yêu thương mình. Đó là người hiểu mình hơn ai hết trên cõi đời này, là người đầu tiên mà mình nghĩ đến khi cần an ủi chia sẻ bất kỳ điều gì. Như một người thầy, một người anh, Người ấy là một cái bến bình yên nhất, an toàn nhất, và cũng là nơi nâng niu mình nhất. Chắc chắn tôi không thể nhận được điều đó từ bố mẹ hay các em…
Không hiểu từ đâu mà mẹ tôi lần ra địa chỉ của anh. Mẹ không cần tìm hiểu mối tình của con ra sao để mà chia sẻ thông cảm hay thậm chí ngăn cấm. Đơn giản là yêu một người đã có gia đình nghĩa là sai trái. Mẹ đùng đùng đi thẳng tới nhà anh đề cắt đứt mối tình của con gái. Lúc bấy giờ, tôi chỉ thấy một điều, sao mẹ có thể độc ác đến thế, tàn bạo đến thế! Làm sao tôi có thể gần gũi với mẹ. Vì là người có bản lĩnh nên anh tiếp mẹ tôi một cách cực kỳ bình tĩnh khoan thai. Không hề hoảng hốt, anh nói với mẹ: “Chị ngồi chơi để tôi mời mẹ các cháu về cho chị gặp mặt”. Anh cho mẹ tôi biết vợ anh xinh đẹp hiền hậu thế nào, con anh ngoan ngoãn đủ đầy để mẹ hiểu mối tình của anh với con gái bà không phải là mối tình trai gái tầm thường. Không phải là anh chạy theo tôi vì tôi trẻ đẹp hơn vợ anh. Anh lại còn cố tình để vợ anh ngồi trong nhà nghe toàn bộ cuộc đối thoại giữa anh với mẹ.
Cái gì đã dẫn đến hành động điên rồ của mẹ? Có lẽ mẹ uất ức khi thấy cuộc tình này kéo quá dài mà chẳng đi đến kết quả gì, thấy con mình sầu thương khổ não quá chăng? Hay chỉ vì, không một người con trai nào đến nhà mà tôi thèm tiếp. Bao nhiêu con nhà tử tế, khi không làm thân được với tôi bắt đầu quay ra “vuốt ve” mẹ, ra sức chiếm cảm tình của mẹ. Có người trong số ấy còn mê muội đến mức đi theo tôi ra chỗ hẹn rồi về mách mẹ Vân đi đâu, gặp ai. Cái loại đàn ông ấy làm sao có thể đến gần tôi được cho dù nhân danh tình yêu! Sau này, tôi hiểu, mẹ đến gặp anh là hành động theo bản năng thương con chứ chẳng nghĩ ngợi gì nhiều. Mẹ tìm cách để con gái thoát khỏi mối tình oan trái, và còn vì bực tức Người ấy làm tôi đâm xa lánh tất cả những người con trai khác. Mà đâu phải ai trong số họ cũng là vứt đi cả đâu? Có nhiều người thực sự là con nhà tử tế, theo tôi kiên trì bảy, tám, chín năm trời, chẳng bao giờ tôi tiếp cả. Cứ đến nhà là tôi bỏ đi để cho mình mẹ tiếp. Và có lẽ, đã nhiều phen tôi làm cho mẹ muối mặt.
Anh đã chỉ cho mẹ thấy tình yêu của chúng tôi không phải là thứ tình yêu như người đời vẫn nghĩ. Anh không rũ bỏ người vợ già xấu để chạy theo tôi trẻ đẹp. Cũng không phải anh có bất hạnh éo le gì trong cuộc sống để chạy theo tình yêu an ủi. Kể lại cho tôi nghe, anh khẳng định, khi mẹ ra về, dù có hậm hực thế nào cũng không thể nghĩ xấu về anh được. Chắc hẳn lúc ra đi, mẹ nghĩ sẽ cho anh một trận, nhưng khi đến nơi, thấy gia cảnh anh và thái độ của anh, mẹ như chùng xuống, cuối cùng lại hỏi một câu: “Anh có dám bỏ vợ để lấy Vân không?”. Và mẹ rơm rớm nước mắt ra về. Có lẽ, mẹ thấy thương cho mối tình này quá. Có lẽ, mẹ hiểu vì sao con mình lại si mê người ta đến vậy. Có lẽ, mẹ không thể không nhận thấy người đàn ông này khác hẳn người chồng của mình…
Về nhà, mẹ không hề hé răng nói về cuộc “đột kích” ấy. Đương nhiên, tôi sẽ biết. Và như một qui luật, khi tình yêu càng gặp cản trở thì lại càng lao đến mạnh mẽ hơn gấp bội. Tình yêu của chúng tôi cũng vậy, nó đã vượt qua muôn vàn khó khăn để đòi quyền được sống: Tôi nói, cuộc tình này thiêu rụi cả tuổi trẻ của tôi, là nói theo ý nghĩa nó là một cuộc tình mang lại đau đớn cả về tâm hồn lẫn thể xác, nhưng ở khía cạnh khác, nó đem lại những khoảnh khắc hạnh phúc hơn tất cả.
Suốt những năm tháng sống bằng tình yêu của Người ấy, tôi như được uống một thứ kháng sinh mạnh đủ sức chống lại mọi loài vi rút cám dỗ. Trong mọi hoàn cảnh tôi đều thấy đầy đủ, thấy bằng lòng bởi tâm hồn mình đã được gửi gắm ở một nơi tin cậy rồi. Tôi chưa bao giờ ân hận vì đã yêu, đã dâng hiến toàn bộ những năm tháng tuổi trẻ cho Người ấy. Trong suốt quá trình đi đóng phim, đi biểu diễn, gặp gỡ với nhiều người, nhiều tình huống, nhưng không ai có thể tiến tới xa hơn.
Tôi đã yêu chân thành và thần thánh hóa mối tình đó. Không chỉ cho tôi mà cả cho anh, tình yêu éo le ngang trái của chúng tôi là một sự lãng mạn hóa, là cách đào thoát, chạy trốn khỏi cuộc sống ngột ngạt trần tục này.
Lãng mạn đến mức chúng tôi cho rằng chỉ cần hai người hiểu với nhau rằng họ yêu nhau là đủ. Điên rồ đến mức mà người con gái dám hi sinh cuộc sống bình thường để chỉ sống cho tình yêu, một thứ tình yêu chui lủi đầy sợ hãi. Tình yêu đó cứ tồn tại song song với cuộc đời. Sống với tình yêu này, tôi như người có hai cuộc sống. Cuộc dời mà tôi đang sống đây là giả tạo, là đang sống gửi. Hàng ngày đi làm, chuyện trò, công việc đời thường chỉ là tạm bợ. Còn cuộc sống khác, dù phải chui lủi, chờ cho tắt ánh mặt trời mới dám hẹn hò, với những tâm tư thầm kín, những khát vọng mãnh liệt về Người ấy mới là sống thật. Sợ ánh sáng, sợ gặp người quen, tôi gần như đoạn tuyệt với bên ngoài, với gia đình, với bạn bè: Tôi luôn ý thức đó là mối tình tội lỗi. Và chính tôi là người có tội chứ không phải ai khác, vì tôi cố tình lao vào yêu một người đàn ông có gia đình. Với bạn bè thân, tôi cũng dần phải lánh xa, chỉ sợ họ gặng hỏi, rồi không thể dấu, họ lên án mình thì sao! Tôi đã đánh đổi tất cả cuộc đời thật của mình để có mối tình trong bóng tối với anh, vì tôi cho rằng chỉ có nó mới làm nên ý nghĩa sự tồn tại của đời tôi.
***
Được trò chuyện cùng anh, với tôi, đã trở thành một nhu cầu thiết yếu như muốn sống được thì phải hít thở. Anh giải thích những gì tôi không hiểu, anh xoa dịu những gì tôi chất chứa trong tim. Không gặp anh, tôi trò chuyện với anh bằng nhật ký. Đặc biệt là tôi viết nhiều hơn khi anh phải đi công tác hoặc khi tôi đi làm phim.
27/4/1983
Em đang hình dung từng giờ hành trình của anh. Giờ chắc anh đã đến nơi rồi, một mình. Và chắc là đã đọc những dòng chữ em viết… anh có buồn không? "
Sao em lại buồn nhỉ, anh đang gặp một điều may mắn cơ mà. Thú thật em đã cố tình không dám hỏi những ai đã đi tiễn anh?
“Hãy nghĩ rằng anh là một nửa của mình thì sẽ đỡ tủi, sẽ không suy diễn dằn vặt gì cả. Từng giây từng phút anh nghĩ đến mình. Anh lại về với mình… Anh đi không lâu đâu. Đó là lời anh dặn.
Hôm nay đã trừ được một ngày chưa nhỉ? Ngày đi đường người ta có tính không? Nhưng em cứ gạch bớt đi một ngày trong cuốn lịch nhỏ.
Ngày 28/4
Được nghỉ mấy ngày liền, thay bằng sự vui mừng, em thấy đáng lo. Em đi mượn mấy băng Paul về nghe, hi vọng hình dung anh rõ hơn khi nghe loại nhạc này. Và đúng vậy, em thấy anh một mình trong một chiều lạnh… anh đang buồn? Hay anh đang vui cùng bạn bè? Em không biết, nhưng em thiên về sự heo hút hơn…
Ngày 29/4
Em cố vận dụng hết sức để cảm thấy cuộc sống vẫn bình thường. Xong em vẫn lo đến một lúc nào đấy, em không còn đủ sức để tự trốn tránh hoặc lừa dối mình được nữa.
Đêm qua, hơn 2 giờ sáng, em tỉnh dậy vì đau bụng. Em xuống nhà mà không sợ hãi. Chỉ đến lúc lên mở tủ lấy lọ thuốc anh đưa mới thấy tủi. Những cái buồn ấy luôn trú ngụ trong mọi ngóc ngách con người em để bất cứ lúc nào cũng có thể ùa ra. Em sẽ cố gắng xua đuổi chúng được ngày nào hay ngày ấy anh à.
Ngày 30/4
Bốn ngày… còn 17 ngày nữa…
Nấu cơm. Đọc truyện. Ngủ. Nấu cơm. Đọc truyện.
Xem vô tuyên:
K. đến, song em không cảm thấy có điều gì “nguy hiểm” cho em cả.
Một ngày thật dài… đối với em ngày bao giờ cũng dài…
Ngày 1/5
Xem vô tuyến mà quên không để ý xem anh có lạnh không. Em bắt đầu gạch sang trang lịch mới. Hết trang này là anh về. Người ta bảo ngoài đường đông vui nhộn nhịp lắm, em không ra khỏi nhà nên chẳng biết. Thỉnh thoảng, em lại nhìn xuống cái cây thứ hai cạnh đèn cao áp, biết là anh không ở đó mà vẫn nhìn…
Ngày 2/5
Đêm qua tự nhiên khó ngủ. Em nghĩ đến hồi tháng 7. Nghĩ đến ngăn tủ bên phải có chiếc áo màu vàng mà em đã xếp xuống dưới, còn ngăn bên trái có chiếc áo lông, áo tím của C… em lại cảm thấy đấy là những thứ em không thể xen vào được. Tất cả những đồ vật ấy, cuộc sống ấy, em không thể phá vỡ nổi… Em nằm mơ thấy em có một đứa con gái rất xinh nhưng không giống em. Mọi người đến thăm, em chỉ lo người ta bảo sao mới đẻ mà lớn thế. Em chỉ sợ đấy không phải là con em nên rất nhiều lần em hói con có yêu mẹ không? Mẹ dâu? Sinh dữ tử lành. Không biết có gì không may không. Buổi trưa đứng đợi ô tô, lúc quay lại thấy có một người giống anh quá làm em giật mình, chẳng có lẽ…?
Ngày 4/5
Anh đi tròn một tuần rồi. Anh đã về được một phần ba chặng đường. Lúc nào, đi đâu, làm gì em cũng nghĩ đến anh.
Sau hôm chia tay, nhìn anh mãi mà em tưởng không thể nào xua được cái buồn. Vừa đạp xe vừa khóc. Đã nhiều lần em đạp xe về một mình vừa đi vừa khóc nấc lên như một đứa trẻ.
Kể cả lúc mình vừa giận nhau hay cả lúc mình vừa yêu nhau thật nhiều. Không ai hiểu được em sống buồn đến thế nào. Có lẽ đa số người ta đều nghĩ em là một người vui vẻ, hay giễu cợt, bông đùa.
Em lại lấy cuốn truyện Sekhop ra đọc lại, quả thật, mỗi người đều có một cuộc đời riêng, thật sự, sau những gì mà người đời có thể nhìn thấy được.
Ngày 5/5.
Đi làm về, hàng xóm bảo có thư của mẹ. Em cũng cố nghĩ là của mẹ. Em sợ mừng hụt nếu hi vọng là thư của anh. Song những nét chữ ruột thịt thân thiết đã về với em. Em lên ngay gác xép vội vàng thay quần áo và xé thư. Em đọc nhiều lần mà không kịp hiểu vì xúc động. Sau nhiều lần em mới đủ bình tĩnh để đọc từng chữ từng dòng ngắn ngủi. Chỉ có những dòng chữ này mới là yêu thương, da diết, là máu thịt với em trên đời này. Đây mới là cuộc sống thật sự của em.
Vẫn là những chữ mà chúng mình đã sống và đã nói với nhau nhiều lần mà sao em vẫn thấy được an ủi rất nhiều. Khi anh viết: elca, của anh chứ không là của ai khác. Và ctyce, của em chứ không là của ai khác nữa. Harn. Anh có biết không, em đang mong chờ điều đó, em nhớ lắm, nhớ nhiều lắm.
Ngày 6/5
Còn mười ngày nữa.
Ngày 8/5.
Đáng lẽ tối qua em định xin đi học tuần bốn buổi để giết thời gian, nhưng lại thôi vì lo tới đây rất khó định ngày ai chơi với anh, và ngại ở nhà thấy em đi suốt cả tuần.
Tối qua, nhân tiện cùng V đi gửi thư và quà cho mẹ, em vào nhà ông HN chơi. Mọi người, cả vợ và con ông ấy đều đón tiếp em rất niềm nở, mặc dù đây là lần đầu tiên em đến nhà. Theo như em cảm thấy, có thể cái điều “mong muốn” của anh sẽ thành sự thật. Nhưng chắc khi anh về em sẽ xin anh cho em ở nhà. Chẳng lẽ anh nỡ để cho vtyca lạc loài nơi đất khách quê người sao? Mà nếu có gặp may mắn đi nữa thì cũng coi như em đã chết rồi, không có ai để em bấu víu cả. Thôi, anh cho em ở nhà. Em sẽ sớm chấm dứt cho anh nỗi đau đớn này. Anh có hiểu sâu sắc dòng chữ ngắn ngủi nhưng chứa đựng tất cả cái đau của em không: “Em sẽ không làm anh khổ nữa”. Mà em vẫn chưa cắt nghĩa vì sao em trở lại sự dằn vặt này nhỉ? Có lẽ là vì chiều hôm nay em được biết anh đã gửi về bên ấy 3 thư rồi. Mới hơn một tuần mà đã 3 thư.
Không, em vẫn nhớ những gì anh dặn, về mọi điều có thể xảy ra. Em không ghen đâu và có lẽ trong giây phút gặp gỡ với nhà mình, em cũng không gợn lên một chút gì. Tất nhiên, em có tủi thân cho em, song ý nghĩ duy nhất lúc đó là: em sẽ không làm ai khổ nữa. Em sẽ trả lại tất cả…
Không. Nếu em nói không gợn lên chút gì là em tự lừa mình đấy. Còn bây giờ đây, anh lại làm em buồn rồi, anh làm em khóc rồi. Những giọt nước mắt đắng cay làm sao. Em không cần phải cố gì để yêu thương tất cả nhà mình, mọi người rất tốt, đối xử rất chân tình và tin tưởng em. Càng như vậy em càng thấy em không thể phá vỡ tất cả. Điều đáng sợ đã đến rồi đấy. Em có thể vượt qua được sự phũ phàng tủi phận song không vượt qua được chính mình. Chắc anh cho là em tự dày vò dằn vặt mình. Còn em thấy đấy là những lúc hiếm hoi để lý trí có thể tỉnh táo lại.
Hôm nay em vừa cùng bố đi lấy xe đạp về. Em đã vay tiền để mua. Ngồi tháo gỡ xe mà em không vui tí nào, em tủi thân lắm mình ơi. Chắc còn lâu anh mới về…
Ngày 10/5
Hôm nay, chắc anh không thể đoán được là hai chị em đã đi xem phim. Năm tập phim nhưng chỉ có đôi chỗ xúc động. Nhưng em không muốn nói về bộ phim mà muốn nói về cái buồn đã xâm chiếm em suốt cả một ngày. Em có thể thành thật để nói với anh rằng trong em không hờn giận, không nhức nhối. Mọi việc đến với em hết sức tự nhiên và em cũng muốn hãy để cho tình cảm thân mật tự nhiên này lôi cuốn em đi để xem xem con người mình như thế nào. Em càng khẳng định rằng: không, em không có lý do gì để ghét bỏ nhà mình.
Ngược lại chính em đã hại lại tình cảm sâu kín nhất của mình. Ngồi xem phim mà có lúc em cứ mãi nghĩ đâu đâu, nhà mình nói gì em không hiểu. Có thể dùng một câu của Gu-rốp thật là đúng với tâm trạng em lúc đó: “Lòng em tràn ngập một niềm thương cảm lớn”.
Em buồn… Nhưng không phải là cái buồn nhức nhối quằn quại, mà nó như ở nơi sâu thẳm nào đó thấm dần, thấm dần khiến em không thoát ra được. Bởi em biết, một khi em đã để cho “niềm thương cảm lớn” tràn ngập lòng mình, tức là em phải mất anh thôi, phải xa anh thôi, em không có quyền… Cuối cùng, chỉ có em là phải trả giá đắt cho cuộc sống của những con người ấy bằng chính tình yêu dứt ruột của mình. Mọi người có hiểu điều hi sinh vô giá ấy của em không? Chắc chắn là không. Anh có mất hết như em không?
Không. Tan buổi sáng, nhiều người ở lại hoặc đến nhà ai gần nghỉ trưa, nhưng em thấy bảo C. sáng nay đau bụng và khóc vì ở nhà một mình không đi được, thế là em giục nhà mình đi về xem C thế nào không có khổ thân, và em cũng muốn có thể em sẽ biết được tin gì của anh chăng. Sáng nay, em đã thấy lá thư của anh nằm trong túi lưới, em cứ hi vọng chắc em sẽ được đọc. Nhưng thật quá lầm khi nghĩ về sự vô tư của nhà mình. Em chỉ được đọc lá thư của M gửi cho anh và một số chi tiết về anh. Rồi em ăn cơm, em lau nhà, em nhìn lại căn buồng… em nhìn lại tấm ảnh. Ôi, giá như em cũng được nói về chồng mình tự nhiên đến thế, thậm chí cả được trách móc chồng mình nữa (ngay cả khi em biết rằng anh luôn của em).
Không, em sẽ không bao giờ có những điều ấy cả. Em thèm được như vậy, thèm được nói ra miệng với bất cứ ai về chồng em, thèm những hạnh phúc bình thường bên anh biết bao. Em không ghen đâu. Mọi người càng cư xử tốt với em bao nhiêu lại càng khiến em sợ hãi bấy nhiêu. Em không thể chống lại được “niềm thương cảm” ấy, nhất là đến chiều, hai chị em lại đạp xe đi, giữa đường nhà mình bị đổ máu cam. Không hiểu sao, em cứ nghĩ, nguyên nhân dẫn đến nhà mình bị đổ máu cam thời gian dài gần đây, là do em. Chính em đã gây ra điều đó thế mà các bác sĩ không phát hiện ra. Mọi người khuyên nhà mình phải tìm nguyên nhân mới chữa được.
Trong bộ phim, người phụ nữ đã vô cùng đau khổ giày vò mình khi đứa con của bà ta ốm sắp chết. Bà cho rằng như vậy là Chúa đã trừng phạt mối tình của bà. Em cũng nghĩ, chính vì em mà nhà mình đã bị những tác động của cuộc sống không thanh thản nên dẫn đến việc bị đổ máu cam.
Ngày 11/5
Em gạch lịch đến ngày thứ 15. Nghĩa là chỉ sáu ngày nữa anh sẽ về. Đừng quá mong chờ ngày 17 này, thà nghĩ anh còn đi thật lâu còn hơn hi vọng hụt.
Hai lần em định liều cứ viết thư cho mình, nhưng em đã không liều nữa. Một phần vì lo sơ hở, một phần vì hờn dỗi. Em sẽ đợi đến bao giờ anh gửi địa chỉ về cho em.
Có lúc em tin anh là của em, thậm chí như anh nói, ngoài em ra anh còn có ai nữa đâu? Nhưng cũng có lúc em phải tự hỏi lại, có đúng như vậy không? Có phải em đã choán hết tâm trí của mình không? Không phải em nghi ngờ anh, nhưng ít nhất em cũng phải tự hỏi lại, nhất là sau khi em nói chuyện tiếp xúc với nhà mình.
Nhà mình hẹn em xuống chơi nhưng em đang đắn đo. Xuống chơi, chắc chắn em sẽ biết bao giờ mình về, nhưng em lại sợ cái “niềm thương cảm lớn” kia làm em sớm phải xa anh.
Eya eya alce harn rn…
Ngày 12/5
Tối qua em làm cháy một nồi thịt, lên tận nhà vẫn còn ngửi thấy mùi cháy. Còn cái nồi cháy thì đen kịt lên đến tận vung. Không biết có điềm gì không lành không?
Đêm qua mơ thấy anh về, em đến chơi. Trời mưa to và không ai tiếp em cả. Anh còn mải bận đưa quà cho mọi người, không để ý gì đến em. Em bỏ về. Anh theo ra cửa nói gì đó đại loại sẽ gặp em sau, nhưng em giận anh nên lắc đầu.
Lúc ấy mới 6 giờ sáng, trời vẫn mưa rất to…
4 giờ chiều, ngủ dậy, rất mệt định xuống nhà xách nước tắm. Thật vui sướng làm sao khi nhận được thư anh.
Ngay khi cầm lá thư, em biết nó sẽ giúp em xua tan bao dằn vặt. Anh vẫn là của em và thể nào em cũng đủ sức để vượt lên “niềm thương cảm” kia mấy ngày. Em đi về bếp đóng cửa lại và đọc. Em ứa nước mắt khi nhìn thấy những dòng chữ thân thương của anh. Đây là tất cả hạnh phúc của em, đau khổ của em đây. Em đọc đi đọc lại mà vẫn cảm thấy chưa đủ bình tĩnh để hiểu hết. Em sững sờ khi biết ngày 17 này anh chưa về. Thật khủng khiếp khi nghĩ đến chặng đường dài gấp 3 lần cái mà em đã trải qua. Em vui sướng khi biết anh không nhờ bất cứ người nào đơm hộ anh cúc áo. Như vậy là anh hiểu em rồi. Đừng nhờ ai anh nhé. Tình yêu của em ơi, giá anh biết được anh là gì của em nhỉ? Không còn dừng lại ở nghĩa đó nữa đâu, mà đã hòa tan vào máu thịt của em rồi.
Chỉ có những nét chữ này là thân yêu nhất quí giá nhất trên đời. Nếu cuộc đời có đẩy em tới đâu thì mãi mãi vẫn sẽ là như vậy, niềm đau khổ của em à. Chẳng có phù hoa nào cướp anh của em đi được. Hôm nay em đọc một cuốn sách có câu của Lép: “Người đàn bà nguy hiểm không phải là người nắm được phần xác của anh, mà chính là người nắm được tâm hồn anh”. Anh nghĩ thế nào? Em có phải là người đàn bà nguy hiểm không anh?
Ngày 13/5
Hôm qua trước khi đi ngủ em lại lấy thư anh ra đọc, đọc xong lại cất vào người. Sáng dậy, em lại đọc. Em bỗng nghĩ ra một cách có thể gửi thư cho anh. Em sẽ lên bà H hỏi xem bao giờ ông quay phim đi. Thế là hăm hở dậy sớm để đi. Nhưng tiếc là họ bảo hoãn đến tháng 9. Buồn quá, làm thế nào để nói được với anh một điều, hãy gửi thư nhiều về cho em. Mỗi dòng chữ có thật của anh tiếp thêm cho em rất nhiều nghị lực. Tại sao anh không nói anh gầy hay béo lên? Tại sao anh lại mất ngủ? Như vậy là không nghe lời em rồi. Cảm ơn mình đã cầu nguyện cho em được thanh thản.
Muốn được vậy, cách tốt nhất là viết thư nhiều về cho em. Dù sao bây giờ tỉ số vẫn là 3-2 nghiêng về đội bạn. Harn, rn, rn.
(Anh thấy không, em đã có thể vui cười một tí được rồi đấy. Nhờ có phép lạ đấy)
Ngày 14/5
Thế là em đã tình cờ gửi được thư cho anh. 5 giờ chiều em hăm hở đạp xe đi và hỏi thêm xem liệu họ có cầm hộ mình mấy cái áo không, tất nhiên là mình sẽ phải mất cho họ một chút, nhưng việc không thành. Sau đó em xuống ngay nhà mình để báo tin ngày mai có người đi, xem nhà mình có gửi thư cho anh không? Em làm điều này như một điều tự nhiên phải thế và để cảm thấy lòng mình không ân hận điều gì về tất cả, cả đối với anh và đối với mọi người. Rất tiếc không ai gửi gì vì nghĩ anh sắp về. Nhà mình bảo nếu anh không báo gì tức là anh sẽ về ngày 17. Nghĩ một chút, em thấy rất vui. Vui vì em mới là người biết tin anh sớm nhất, không ai biết bằng em. Như vậy, mặc dù em ở tỉ số thấp hơn, nhưng em đã thắng rồi đấy. Rồi cả nhà lại bắt em thứ tư này phải xuống từ sớm. Ra về mà nhà mình còn nhét vào túi em một đôi guốc mới nữa, em không thể nào từ chối được. Chẳng lẽ em lại bảo, em vẫn còn một đôi của mình cho?
Giờ em thấy lòng mình yên tĩnh một chút. Em cũng thắp hương cầu cho anh có sự yên tĩnh ấy. Tàn hương vô cùng lành mình à. Gần đây thắp hương em cảm giác em được phù hộ ít nhiều. Lá thư viết cho anh, em cảm thấy vẫn chưa nói được điều muốn nói. Làm sao nói hết được thành lời những "vui buồn thầm lặng ấy hả mình? Cầu mong anh sẽ nhận được những nét chữ thân thương có thật của vợ anh.
Em đi ngủ đây. Harn.
Ngày 15/5.
Ngày hôm nay qua đi trong yên tĩnh. Em lại thắp hương mong anh nhận được thư. Ngày 17 họ mới đi. Suýt nữa thì lá thư rơi vào tay hai vợ chồng một người rất biết chúng mình. Nếu vậy thì anh đã nhận được rồi vì họ đi sáng nay. Nhưng em không đồng ý và quyết đợi đến ngày 17. Cả cuốn nhật ký này cũng thế. Em giật mình vì thấy một tờ rớt ra từ quyển sổ để ngay bên ngoài. Cẩn thận quá đâm nhiều lúc hóa sơ hở.
Mai em có nên xuống nhà mình không anh? Bảo em với.
Ngày 17/5
Hôm qua đi trên ô tô, nhìn thấy một người điên nằm ngủ dưới một cái rãnh cạn bên lề đường bụi bặm. Em bảo với Tr. Đúng hơn là con người ta không nên được sinh ra thì tốt hơn, vì ai dám đảm bảo con mình sẽ hạnh phúc hay bất hạnh. Vô tình mình đã làm cho nó phải vật lộn suốt cả cuộc đời, cuối cùng lại chết, như chưa bao giờ có mặt trên đời này.
Trưa nay, bọn em rủ nhau vào nhà T.H chơi rồi tổ chức ơn bún chả. Cũng vui ồn ào. Thế là qua đi được một năm. 3 giờ chiều mới về. Tắm một cái, rồi lấy xe đạp xuống nhà mình. Chả là mọi người, bạn của nhà mình rủ nhau nhất định sẽ tổ chức ăn uống trước khi anh về. V nếu anh ở nhà ai cũng thấy ngại, không thể thoải mái được. Nhà mình bảo, anh mà ở nhà là không dám cà kê ở đâu, tan làm là phải về nhà ngay. Sáng 9 giờ mới đi làm mà anh ấy còn hỏi sao đi sớm thế! Khi mọi người bảo người này người kia khó tính, nhà mình lại bảo, đã ai khó tính bằng anh chưa? Đấy, em thèm ngay cả được trách anh nữa chứ không chỉ nói hay tự hào về chồng mình đâu. Nhưng sẽ chăng bao giờ. Rồi mọi người lại chúc em sớm có người dẫn vào vui như hôm nay, thôi thì chưa cưới cũng được. Chiều về nắng, MA bảo, giá bây giờ các ông ấy vào đón có phải may không. Em lỡ miệng: “Mọi người có chứ tôi thì lấy đâu ra? “
Đến nơi, hóa ra nhà mình đã bảo hoãn liên hoan vì C ốm. V nghĩ mai mình về nên nhà mình cũng lo dọn dẹp nhà cửa. Em mang cho C một ít bột sắn, chuối, còn bông để cho nhà mình lúc bị đổ máu cam. Em ngồi dỗ V ăn từng tí, doạ nếu không ăn em sẽ đi về và lần sau không xuống nữa. Rồi em day trán cho V, bỏ màn cho V ngủ. Em đã ăn một bữa cơm thật giản dị cùng gia đình. Một lần nữa, em kiểm tra lại mình, em không thấy điều gì xen vào đây cả. Em không muốn nhà mình nghĩ về em rẻ rúng, và em cũng nghĩ rồi đây, mọi điều sẽ qua đi, không ai biết em từng là gì của anh. Em sẽ trả lại tất cả. Tấm ảnh, em không dám nhìn vào tấm ảnh treo trên vô tuyến. Nhưng em lại rất tò mò muốn được nhìn thật kỹ. Và em đã nhìn…
Ra về, 10 giờ tối, trời vẫn còn mưa nhỏ. Em nghĩ thầm, tới đây, cuộc sống có thể sẽ khác. Chúng ta sẽ vẫn gặp nhau, vẫn tổ chức những bữa cơm gia đình để em có cơ hội gặp anh, em sẽ nấu những món ăn mà anh thích như hồi tháng 7. Dứt khoát là phải có hành tây ngâm giấm. Mà không phải là hành tây cay hoặc hành ta.
Về đến nhà, em lại giở hai lá thư của anh ra đọc. Dạo này, mỗi lúc đi vào cổng, em lại hi vọng sẽ có người bảo: này, chị có thư đấy. Lâu rồi chẳng nhận được thư anh. Rồi em sẽ không còn là người phụ nữ nguy hiểm nữa đâu…
Ngày 18/5
Đáng lẽ đến ngày này là tim em đã đập mạnh, tay em, người em đã run lên bởi em đã ở trong vòng tay của anh rồi. Song chẳng có gì xảy ra cả. Vẫn lại điệp khúc chờ đợi và chờ đợi. Lại từng ngày gạch bớt một ngày trong lịch. Đã được 22 ngày rồi. Vẫn còn những 3 trang lịch nữa. Sao còn phải gạch nhiều thế! Em nhớ và thèm được thấy cụ thể mình đang được anh ôm ấp che chở. Được trở nên bé nhỏ. Còn anh, hình như anh không muốn nghĩ và coi em là một người bé bỏng. Anh muốn em phải biết cư xử đúng mực như một người lớn…
Có người cầm tay em xem và bảo đây là tay của người có nghị lực. Đúng, nếu không có nghị lực, chắc gì em đã sống nổi đến bây giờ. 5 năm rồi còn gì. Đâu có phải là ít ỏi. Bao nhiêu điều chồng chất. Giá như em không bị sinh ra ở đời này thì em đâu phải biết anh, đâu phải biết hạnh phúc và đau khổ.
Ngày 19/5
Tối nay em thấy mình thật yếu đuối, chỉ muốn khóc. Mở hết băng nhạc ồn ào rồi lại mở băng nhạc buồn mà vẫn không xua đuổi được cảm giác trống rỗng cô đơn lạ thường.
Em hỏi ông, ông xem ảnh có thấy cháu sung sướng hay không? Ông bảo, con sẽ sướng lắm. Không đúng đâu ông à. Cháu khổ lắm, khổ từ bây giờ, cháu sắp chết rồi ông ơi. Ông bảo không được nói nhảm. Không, cháu sẽ chết non, tất cả rồi cũng chết mà thôi.
Lật các trang lịch, thấy còn những 3 trang nữa, lại sợ.
Cái gì đến sẽ phải đến mà sao em cứ khổ thế, em không chịu được nữa rồi. Thế mà viết cho anh, em vẫn bảo, nếu anh ở lại được nữa anh cứ ở, em còn chịu được. Giờ mới thấy là quá sức chịu đựng. Thế mà có lúc anh bảo thậm chí một tháng hoặc hai tháng chúng ta mới gặp nhau một lần.
Lúc nào đi vào cổng cũng hy vọng người hàng xóm sắp bảo chị có thư này. Rất nhiều lần trong ngày, cứ có người lạ vào cổng là lại nghĩ họ sẽ mang thư đến. Em không hiểu nổi sao em có thể sống trong tâm trạng héo mòn như thế này. Thật kinh khủng vì càng ngày nó càng đầy lên mãi mà không thể san xẻ bớt cho ai, không thể kể một lời, không thể tâm sư, không được một lời an ủi từ bạn bè.
Em lại không bình tĩnh rồi. Tâm hồn em lại không được yên tĩnh như anh cầu nguyện từ nơi xa xôi. Lời cầu nguyện không giúp em được. Em cần những gì có thực do con người mang lại. Lúc này em thấy rõ cảm giác là em bị thương rồi, không đủ sức chống trọi lại cuộc đời nữa. Em rất yếu, rất mệt, không nhấc được tay nữa, thật như vậy đấy anh à.
Ngày 20/5
Cả ngày hôm nay em luôn tay luôn chân dọn dẹp cơm nước để cố gắng quên đi, không muốn nghĩ đến cái trống rỗng ha. Nhưng nó cứ bám chặt lấy em, lởn vởn. Người em bứt rứt nóng ruột. Tự nhiên cái bếp đang đun bị nổ và lửa cháy xém vào cặp lồng nhựa. Lại sắp có điềm không lành nào nữa. Em bất lực rồi. Tự lừa mình để tìm thanh thản nhưng không được nữa rồi. Giờ thì em thấy em chỉ muốn cãi nhau. Giá mà em có thể gọi được anh về. Nhưng cái đó cuối cùng cũng chẳng giải quyết được gì.
Ngày 21/5
Rất chán là em đã từ chối làm công việc tẻ ngắt với bà H. dù họ tìm mọi cách để giữ em. Đúng ra thì em phải nên nhận lời, vì thời gian sẽ trôi nhanh hơn nếu em bận bịu với công việc. Song em chẳng cần nữa…
Rất may cho em là em đã không đi công tác. Nếu nghe, chắc anh sẽ phải rùng mình. Tất nhiên, nếu em đi, em tin rằng em sẽ không thể sống rẻ tiền như những kẻ đó, nhưng anh sẽ thiệt vì em sẽ rất gầy. May thế đấy mình à, trông bọn họ rạc người đi vì tiền và trác táng.
Ngày 22/5
Thế là họ đã “mắc mưu” với em rồi. Em đã thành công một nửa trong việc gây khó khăn. Em lấy cớ tới đây, em chỉ có thể làm việc buổi chiều, và nếu quá thời gian một tháng họ không xong thì em sẽ bận cả ngày không còn đủ sức đâu lên làm với họ nữa. Thế là chiều nay họ hoãn quay em để họp bàn lại. Đúng là lấy lý do như anh dặn thật là hợp tình hợp lý. Họ không thể nghĩ gì khác về em được. Nhiều khi em cứ ngô nghê dại dột thế đấy, tưởng đơn giản cứ nói thật ra là được Có thể anh trách em chưa biết cách cư xử cho thông minh. nhiều lúc vẫn cỏn ngây thơ tin vào người đời, xong nếu em là người vợ quá khéo léo, biết tính toán mọi điều chắc anh lại sợ cho mà xem. Em dại dột còn được anh thương, anh che chở. Và anh cũng còn thấy hạnh phúc khi em luôn tin tưởng, luôn cần đến anh. Có lần anh hỏi, mình có lo gì không? Không đâu anh, có anh em chẳng lo gì cả. Và anh bảo, mình đừng lo sợ một điều gì, nếu anh còn sống, anh còn lo được. Chưa bao giờ em thoáng nghĩ, em không tin tưởng ở người đàn ông trong anh. Bao giờ anh cũng đúng, cũng thông minh, và em thì thật bé nhỏ bên cạnh anh.
Vừa rồi sở dĩ em quyết định từ chối nhanh như vậy vì em biết họ sẽ kéo dài công việc này đến tận rằm tháng 7. Em không dám hé ra là tháng 7 chúng mình được nghỉ phép. Em lo cho tháng 7 của mình, mặc dù có thể điều đó không thành nhưng em vẫn lo trước. Còn công việc với ông M thì từ tháng tám trở ra cơ. Mà nếu như không còn tháng 7 không có thật ấy không còn 17 năm trong một năm ấy nĩla, em sẽ đi làm với họ.
Chiều qua lên xưởng, em gặp người đã bảo anh đứng lại cho họ ngắm đấy. Với loại người này chẳng bao giờ em thèm ghen đâu. Hình như họ biết chuyện chúng mình, đấy là em đoán thế.
Vẫn không có thư của anh, em vẫn chờ. Nhưng có lẽ kiếp này anh chẳng đến với em được đâu. Em cần có anh cụ thể và có thật chứ không chỉ trong ý nghĩ. Thật là bất đắc dĩ mới phải hẹn nhau ở một kiếp nào đó, mà không biết có cái kiếp ấy không? Anh đâu có trả lời cho em biết được phải không? Thế mà anh bảo: “Ở kiếp này và cả kiếp mai sau”.
Yêu anh, mọi người đều trở thành kẻ thù của em, thời gian là kẻ thù của em, ánh sáng cũng là kẻ thù của em.
Ngày 23/5
Một ngày chẳng lành. Em không thể bình tĩnh để suy sét được nữa. Em đã bị đau khổ lấy mất hồn rồi. Lá thư em gửi cho anh thế nào họ cũng đoán ra. Biết là như vậy nhưng em không thể không gửi. Em đã làm một động tác giả, nhưng làm sao qua được mắt một người cáo già. Em đã cuống lên và để cho một điều vô cùng sơ hở xảy ra. Đừng mắng em nữa. Nếu anh ở hoàn cảnh em chắc anh chẳng mắng em đâu.
Em đưa nhà mình lên tận nhà ông N. để gửi thư. Tại đây em nhận được tin mà em lo sợ. Ông N. nói, còn một tháng nữa em sẽ có tin vui. Em biết, thế là em không gặp được mình nữa. Đau khổ quá làm em buột miệng nói trước mặt nhà mình rằng: “Đối với cháu, chỉ có toàn điều buồn thôi. Cho nên tin vui cũng trở thành bình thường”. Ngày xa anh càng dài thêm. Em nghe mà như chết đi một ít.
Đi trên Metro anh cũng viết thư, nhưng không phải cho em. Em không ghen đâu. Giờ thì em không ghen nữa. Giờ thì em sẽ hứng chịu tất cả đắng cay hờn tủi để cho mọi người hạnh phúc. Em đã chết rồi. Và chả ai quan tâm đến cái chết của em cả. Cả anh nữa. Anh cũng muốn em chết mặc dù anh bảo chỉ vì thương yêu em.
Ngày 24/5
Em lại càng bực mình đây. Em bảo với V cẩn thận đấy đừng có gây điều gì khó chịu, em đang muốn cãi nhau đây. Chẳng qua là vì hôm trước, em đang nhẹ cả người vì mừng rỡ đã từ chối được họ rồi và họ đã bàn coi như dứt điểm. Vậy mà hôm nay, bà ta lại lên kỳ kèo nài nỉ. Em khó chịu vô cùng. Đã nói hết nhẽ mà sao họ kém nhậy bén thế hả mình. Phải biết rằng như vậy là em không muốn làm nữa chứ. Mai họ sẽ vào để xin ông L. nên mai em lại phải dặn ông ta trước. Eo ơi, em ngấy đến tận cổ rồi. Em khó chịu quá đi mất.
Trưa nay K. đến, nhưng em chẳng hề thấy sao cả, thậm chí còn có thể nói vài câu một cách bình thường như với mọi người khác. Có lúc đau khổ quá, em đã nghĩ, có thể em sẽ trở nên điên loạn. Và trong cơn điên loạn ấy, em sẽ không làm chủ được em nữa. Không hiểu sao em cứ nghĩ không hôm nay thì nhất mai em sẽ nhận được thư mình. Chẳng lẽ sau ba lá thư gửi liền một lúc cho bên ấy mà không gửi cho em nổi một lá sao?
Chiều tối qua, em lại đến ăn bún chả với rất nhiều người ở nhà, và mỗi khi biết thêm một chi tiết nhỏ mà anh lo cho nhà mình là em lại như bị giết thêm một chút. Ngay cả khi đón nhận những tình cảm ân cần của mọi người em cũng cảm thấy mình bị chết đi một tí. Thế mà em vẫn cứ sẵn sàng đi đến để đón nhận.
Mấy hôm nay, em không đợi được hàng xóm báo nữa mà cứ luôn hỏi có thư gì cho chị không
Ra trường, tôi được phân công ngay về Nhà hát Nhạc Vũ kịch. Sau hai năm ở đó, bỗng một hôm, tôi nhìn thấy một người đàn ông lạ. Ở độ tuổi trung niên, với mái tóc đã điểm bạc, dáng thư sinh nghệ sĩ, nom ông nổi bật một cách khác thường giữa những người xung quanh. Ảnh mắt tôi cứ bị hút về phía ông với ý nghĩ tò mò: người này là ai vậy? Tôi hỏi mấy người cùng đoàn và nhận được câu trả lời: “Không biết là ai à? Đó là một người nổi tiếng, làm cùng nhà hát, đạo diễn opera, là thần tượng của bao nhiêu cô gái trẻ, nhất là những cô chơi đàn piano con nhà quí tộc”. Thế à, tôi đáp ừ hữ vu vơ, thầm nghĩ… thảo nào, trông người ấy có vẻ gì thật đặc biệt.
Buổi tập sau, tôi đang đứng cùng các bạn trong đoàn múa, bỗng thấy Người ấy tiến đến chỗ tôi nói: “Tôi biết bố của Vân đấy, ngày xưa tôi cũng học trường Chu Văn An”.
Thì ra, trong khi tôi đi hỏi dò về Người ấy thì người ta cũng đã kịp hỏi dò về tôi rồi. Tối về, lúc ăn cơm, tôi kể màn thăm hỏi ấy cho cả nhà nghe một cách rất vô tư. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi nói với gia đình về Người ấy.
Rồi đạo diễn Nông Ích Đạt đến mời tôi đi làm phim. Tôi ngại lâm, phần vì đang tập ghép múa với dàn nhạc, phần vì sợ. Tôi bảo: “Cháu chỉ biết múa thôi, không biết diễn thế nào đâu, không nói được đâu”. Tôi hỏi Khanh, lúc đó, Khanh đã từng đi làm một vai chính trong phim của cô Đức Hoàn từ năm Khanh 14 tuổi: “Này, đóng phim có khó lắm không?” Khanh nói: “Không, cứ đóng bừa đi là được ấy mà”. Các bác đoàn phim động viên: “Không sợ đâu, có đạo diễn chỉ đạo diễn xuất cơ mà”. Nhưng tôi lại bảo: “Còn phải xin phép nhà hát. Bây giờ đang phải tập với dàn nhạc, cháu sợ khó xin nghỉ”. Các bác đoàn phim hỏi phải xin phép ai, tôi chỉ sang chỗ Người ấy: “Đấy, phải xin phép ông ấy”. Không hiểu sao Người ấy đồng ý ngay, chỉ dặn: “Cần nhất lúc phối hợp toàn vở thì nhất định đoàn phim phải đưa Vân về”.
Đóng phim ở rừng Cúc Phương mãi không xong, đến ngày hẹn phải về rồi, tôi lại nhờ cụ Đạt đưa về Nhà hát xin phép tiếp. Đoàn phim mang những bức ảnh tôi đóng phim về cho Người ấy xem, khoe rằng tôi đóng tiến bộ hơn. Hình như người ta cũng chẳng để ý nhiều đến những tấm ảnh. Nhưng đến lúc chào ra về, Người ấy bỗng hỏi: “Tối nay Vân có bận không?”. Đó là buổi hẹn hò đầu tiên. Người ấy hẹn tôi đến Gò Đống Đa, chỉ dẫn đường đi một cách tỉ mỉ cẩn thận.
Lúc đó, Gò Đống Da là một khu vực ven ô vắng vẻ. Cả ngày hôm đó tôi không dấu nổi sự hồi hộp, linh cảm thấy có một điều gì đó đặc biệt sẽ xảy ra. Rõ ràng đây là một cuộc hẹn gặp không bình thường rồi. Tối đó, tôi đi đến chỗ hẹn với chiếc quần lụa đen giản dị. Đạp xe đến nơi, đã thấy Người ấy ở đó chờ sẵn từ bao giờ. Mặc dù rất hồi hộp và căng thẳng nhưng tôi vẫn cố để trò chuyện tự nhiên, đúng ra là chỉ có
Người ấy nói và tôi thì lắng nghe. Người ấy nói chuyện nhiều lắm, chủ yếu là kể tôi nghe những khát vọng về nghệ thuật, về cuộc sống gia đình riêng với người vợ và hai đứa con. Tôi chăm chú nghe nhưng hầu như chẳng hiểu gì nhiều. Những tu tưởng của thứ nghệ thuật mà người đang say sưa nói cho tôi nghe là thứ nghệ thuật cao siêu bác học nghe xa lạ làm sao với thực tế đói ăn thiếu mặc của đại bộ phận người Hà Nội bấy giờ. Tôi gọi đùa Người ấy là “Người đi trước thời đại”. Tôi xưng hô trống không, còn Người ấy gọi tôi là Vân và tự gọi mình là người này. “Người này khai hết lý lịch rồi đấy nhé”.
Về khuya, trời hơi lạnh. Người tôi run lên. Có lẽ không chỉ vì lạnh. Người ấy bèn chủ động khoác lên vai tôi tấm áo len mỏng. Chúng tôi chia tay, hôm sau tôi lại lên đường.
Tôi lên đường với tâm trạng vô cùng xao xuyến. Chuyện gì đang xảy ra nhỉ? Thế nghĩa là sao? Sao Người ấy lại hẹn hò như thế với tôi, chỉ để nói chuyện nghề nghiệp? Sao Người ấy hiểu biết và lãng mạn thế! Cứ bồng bềnh như trên mây trên gió mà chẳng thể gọi tên cảm giác ấy là gì. Một buổi tối thật lãng mạn vậy thôi.
Vừa đóng xong phim này, đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã đến xin phép cho tôi tháng 7 đi Nha Trang quay một phim mới. Thật bất ngờ, Người ấy lại đồng ý. Lại hẹn gặp vào buổi tối trước hôm tôi đi. Vẫn chỗ cũ.
Tôi và Người ấy ngồi trên hai xe đạp đứng sát cạnh tường. Người bắt đầu truyền dạy cho tôi bài học lý thuyết nhập môn của nghệ thuật diễn xuất. Sự khác nhau giữa diễn xuất của người diễn viên điện ảnh và người diễn viên sân khấu thế nào… Đặc biệt là diễn trước ống kính phải làm sao đó như đang sống ngoài đời, như đời vậy. Tôi nghe như nuốt từng lời truyền dạy quí báu. Rồi Người ấy trao cho tôi một gói quà gồm: một hộp bánh sămpa được bọc bằng tờ giấy có chép khuôn nhạc, một đôi dép nhựa trắng rất đẹp và một cái áo mưa rất mềm. Những thứ ấy để tôi mang đi Nha Trang dùng. Khi chia tay, Người ấy hỏi: “Vân nghĩ gì về lần gặp trước và lần gặp này”. Tôi trả lời: “Không biết tất cả có phải là sự thực không?”. Ý tôi muốn nói, tình cảm của người ấy dành cho tôi có phải là thực hay không? Người ấy trả lời câu hỏi của tôi bằng một cái hôn. Bị bất ngờ, tôi phản xạ bằng cách mím môi lại. Về sau, người ấy nói tôi không biết hôn. Đúng vậy. Vì anh đã chủ động hôn tôi chứ tôi đâu biết hôn lại. Cái hôn thay cho lời nói “Anh yêu em”. Vậy tất cả là thực rồi! Và tôi tin tình cảm của anh với tôi xuất phát từ trái tim chân thật chứ không phải là lợi dụng chơi bời.
Tuy chưa cảm nhận được vị ngọt ngào say đắm của cái hôn đầu nhưng tôi vô cùng hạnh phúc vì đã khẳng định được một điều: Người ấy đã yêu tôi. Phải, tôi đã được yêu. Được yêu bởi thần tượng của bao nhiêu cô gái khác. Được yêu khi mà tôi chẳng bao giờ dám mơ tưởng tới tình yêu đó. Tôi là gì chứ? Chẳng là gì cả. Tôi chỉ là một cô diễn viên múa nghèo gầy gò, vô danh, không nhan sắc. Thế mà tôi lại được một người tài năng nổi tiếng như vậy để mắt tới và yêu thương!
Suốt ba tháng làm phim ở Nha Trang tôi nhận được có một lá thư của anh. Đó là những giờ khắc không ngày không tháng. Tình yêu đến quá nhanh, như trong một giấc mơ. Tôi không thể tin rằng tôi lại được Người ấy yêu. Mãi về sau, anh mới thú thật rằng: tôi không phải là người có sắc đẹp nổi bật, nhưng anh bị hút hồn chính bởi nét mảnh mai trong sáng kỳ lạ ở tôi lúc bấy giờ.
Thế là bắt đầu một mối tình chìm ngập trong bóng tối của đam mê và tội lỗi. Của hạnh phúc và đau khổ. Của nước mắt sám hối và tê tái nụ cười. Bánh xe của tình yêu định mệnh đã quay và không gì có thể bắt nó dừng lại được nữa.
Đó là những tháng ngày của mùa hè năm 1979 nóng bỏng và khắc khoải
***
Sinh ra trong một gia đình tư sản gia giáo, sau giải phóng Thủ đô, do thích đàn hát, nghệ thuật, Người ấy xin vào Đoàn ca múa nhạc kịch. Đó là một đoàn nghệ thuật tổng hợp mỗi thứ một tí, chẳng ai được đào tạo gì. Khi ở đoàn, anh còn tham gia dạy văn hoá cho những người ở chiến khu về. Nhờ có tư chất thông minh, anh được cử đi đào tạo sáu năm tại Liên Xô. Sau này, đoàn Ca múa nhạc kịch mới tách ra thành kịch riêng hát riêng nhạc riêng…
Về nước đúng dịp có đợt điều động một đoàn nghệ thuật vào phục vụ chiến trường, Người ấy xung phong đi ngay. Sinh viên du học thời đó có lý tưởng rất rõ ràng. Họ đã được một ân huệ thảnh thơi nhàn nhã chỉ ăn với học nơi đất khách quê người trong khi ở nhà, bao nhiêu người tài giỏi vẫn phải ra chiến trường và hi sinh tính mạng. Họ chân thành nghĩ thật tội lỗi nếu chỉ biết hưởng thụ ăn học. Đó là lý do khiến anh xin ngay vào một nhóm đi phục vụ chiến trường. vừa muốn đóng góp sức mình cho đất nước, vừa thoát khỏi mặc cảm hổ thẹn, có lỗi với người ở nhà. Tôi biết tất cả những tâm tư này do một lần tình cờ nghe anh giãi bày về lý do bị bệnh đại tràng. Đang sống cuộc sống đầy đủ bên kia, về nước, anh ra thẳng chiến trường, rơi ngay vào cuộc sống thiếu thốn, kham khổ. Chính sự đảo lộn cuộc sống quá nhanh nên mới sinh bệnh tật như thế.
Anh thực sự là người đam mê nghệ thuật, thứ nghệ thuật đích thực. Cũng vì quá yêu, quá say mê tìm tòi cái mới nên sinh ra không bằng lòng với thực tại. Ngay từ thời đi học ở Nga, một trong những cái nôi sinh ra nhiều thiên tài nghệ thuật thế giới ở mọi lĩnh vực, anh vẫn không dừng ở đó, không cảm thấy thỏa mãn, vẫn muốn đi tìm một cái gì đó mới hơn. Đó là những năm cuối thập kỷ bảy mươi, đầu tám mươi.
Cũng như anh, tôi cũng không bằng lòng, không thỏa mãn với những gì được gọi là nền nghệ thuật đương thời. Nghệ thuật dường như không muốn chấp nhận cái mới, cái phá cách. Đại đa số khán giả, với thị hiếu cũ, không chấp nhận đã đành, ngay cả những người lãnh đạo văn hóa nghệ thuật cũng vậy Hoàn cảnh ấy đã đưa anh đến tâm thế bất hòa với cuộc đời Ngành nghề anh chọn cũng quá cao siêu, không thể hợp với những con người hoặc chân lấm tay bùn cắm mặt xuống ruộng hoặc suốt ngày cắm mặt kiếm tiền bằng mọi giá, làm gì còn thì giờ tĩnh tâm để tìm đến một thứ nghệ thuật bác học.
Nếu có thời gian giải trí, họ chỉ muốn xem một cái gì đó dễ hiểu, đừng bắt họ phải nghĩ ngợi mệt óc, họ đã quá mệt với cuộc sống thường ngày rồi. Làm sao bảo họ đến với một thứ nghệ thuật bác học như balet hay giao hưởng.
Lúc đó tôi vừa tròn đôi mươi. Tôi ví mình như một trang giấy trắng chờ anh, người nghệ sĩ gấp đôi tuổi tôi, viết lên đó những bài học đầu tiên. Gặp anh, tôi như đám ruộng hạn gặp mưa lớn, tôi hút lấy, thấm lấy tất cả những tư tưởng, kiến thức anh trao về nghệ thuật về thế thái nhân tình. Tất cả nhưng gì anh thấy bức bối ở cuộc đời thì anh trút hết vào tôi. Anh giống như một con tằm miệt mài nhồi nhét kiến thức cho tôi. Anh trải lòng mình ra với tôi như là cách xả bớt sự căng thẳng và còn là cách giúp tôi tỉnh ngộ, để tôi không bị vấp phải những cái anh đã vấp. Anh chỉ bảo cho tôi từng li từng tí dẫn dắt cho tôi trên bước đường nghệ thuật. Được đào tạo cơ bản về ngành đạo diễn ở Liên Xô, anh truyền dạy cho tôi. những kiến thức về khâu biểu diễn cá nhân. Anh hay lấy những tác phẩm của Nga ra để làm thí dụ cho tôi hiểu, nhưng thực chất anh vẫn chưa khâm phục cách biểu hiện nghệ thuật chưa hiện đại của nước này. Anh là người thích phá cách, bứt phá khỏi nền nghệ thuật cổ điển phương Tây ấy. Anh muốn tìm con đường khác để nền nghệ thuật tiếp cận được với cuộc sống: “Đừng có uyên bác quá. Hãy làm cách nào đó để nghệ thuật phải mang được hơi thở, dấu ấn của cuộc sống hiện đại”. Anh thường bảo tôi như vậy.
Thành thực, công bằng mà nói, tôi chẳng học được gì nhiều từ nhà trường dạy văn hóa, nghệ thuật múa cũng như gia đình có bố mẹ làm nghệ thuật biểu diễn, ngoài những giáo huấn một chiều, nặng nề, áp đặt và buồn tẻ. Mọi mưu toan nhồi nhét kiến thức, lối sống kiểu ấy, một cách rất tự nhiên, cứ bị bật ra khỏi tôi như va vào đá. Đúng lúc đó, anh xuất hiện với một kênh văn hóa khác, kiến thức khác quyến rũ, bí ẩn và cũng vô cùng phong phú, mới mẻ. Và không gì tự nhiên hơn thế, tôi bị hút vào anh. Thực chất, tôi bị hút vào cái tầng văn hóa và kỹ năng sống mà tôi đang khao khát, tìm kiếm trong tăm tối tuyệt vọng. Tôi học tất cả từ anh. Anh là người thầy nâng đỡ đời sống tinh thần tôi. Chính anh đã tạo nên một hình ảnh của tôi, một giá trị của tôi ngày hôm nay.
Về điện ảnh, anh dạy tôi trước hết phải biết chọn lựa những tác phẩm có giá trị văn học. Sau đó là chọn đến đạo diễn. Và cái chìa khóa để thành công trong điện ảnh chính là tạo được sự chân thực. Diễn mà phải như đời thì mới là điện ảnh. Cho nên, khi mà diễn viên sân khấu sang đóng phim, bao giờ cũng bị cương, bị mắc bệnh diễn, bị đóng phim đóng kịch. Trong nghệ thuật múa, trường múa chỉ mới chú ý truyền đạt kỹ năng động tác trên sân khâu mà quên mất phần hồn.
Riêng anh lại dặn dò kỹ lưỡng, phải làm sao thể hiện được ngọn lửa ở bên trong. Ngọn lửa của chính tâm hồn mình chứ không phải của ai khác. Nếu diễn mà chỉ hoàn thành đúng động tác, đúng đội hình thì rất nhạt nhẽo. Anh chăm sóc tôi, hướng dẫn cho tôi cách thức để phát biểu trước công luận trong việc đối thoại với từng nhà báo: “Đừng để người ta dẫn dắt mình theo suy nghĩ của người ta, người thông minh thì phải dẫn dắt lại người phỏng vấn đi theo ý mình”. Còn trong tình yêu tình yêu cần có trái tim nóng nhưng phải có cái đầu lạnh Cái đầu lạnh để còn kiểm soát được tình cảm, tránh sự mù quáng…
Người phụ nữ Việt Nam đẹp trong mắt anh nhất định phải là con nhà gia giáo, nhân ái, hiền hậu, có học. Trong cách xử sự phải là người có văn hóa. Ví dụ, đôi khi tôi có làm gì nói gì đó mà cao giọng một chút, anh bảo ngay em đừng thế. Anh rất sợ những người đàn bà khoa chân múa tay, ăn to nói lớn. Qua đó, anh thấy ngay là tôi không được dạy dỗ để trở thành con nhà nề nếp, và anh lặng lẽ kiên trì dạy tôi.
Đã từng có dư luận tôi bị bệnh lãnh cảm, chẳng bao giờ thấy rung động với bất kỳ ai. Có lẽ đúng. Bởi Người ấy đã chiếm trọn từng khoảnh khắc hơi thở đời tôi rồi! Tôi cần anh giúp tôi mở to mắt nhìn vào cuộc đời, vượt thoát khỏi không khí tù đọng lưu cữu. Với kiến thức về nghệ thuật, đời sống quá hạn hẹp buồn tẻ ở trường múa, tôi bước vào đời là một thứ nghệ sĩ công chức, sao tránh khỏi sự ấu trĩ ngô nghê!
Tôi như một mảnh đất hoang được anh khai phá, và gieo trồng những hạt mầm đầu tiên. Những thông tin, những kiến thức của anh là mạch nước ngầm nuôi dưỡng tưới tắm tâm hồn tôi. Anh thì thầm với tôi những điều không thể nói to lên với bất kỳ ai, những điều tôi chẳng bao giờ nghe thấy ở nhà trường, gia đình, hay nhà hát. Chính xác hơn, anh nói những điều trái ngược hẳn với những gì tôi được nhồi nhét dạy dỗ uốn nắn hàng ngày. Anh mang đến cho tôi toàn bộ những tri thức tôi cần để thẩm thấu nghệ thuật và ứng phó với cuộc đời.
Nếu như, người đàn ông đầu tiên tôi tiếp xúc, cho đến tận lúc này, vẫn phủ lên mắt tôi một màn sương mờ thậm chí đen tối về một mẫu người đàn ông vô trách nhiệm, là bố của mình, thì hai mươi năm sau, tôi đã gặp một người đàn ông khác, khác hoàn toàn bố mình, đó là Người ấy.
Anh là một người đàn ông làm nghệ thuật hoàn toàn không giống với hình ảnh cũng người đàn ông làm nghệ thuật của bố. Anh chi phối toàn bộ cuộc đời tôi thậm chí đến tận bây giờ. Đến tận bây giờ, mặc dù không còn tình yêu nữa, tôi vẫn nói với anh: “Anh đã ảnh hưởng lên nhân sinh quan và thế giới quan của em như thế nào anh có biết không?” Rất may, tôi đã tiếp nhận được phần nào tri thức từ anh để tự hoàn thiện mình, làm giảm bớt đi được phần nào những nhận định khắc nghiệt của xã hội về nghề nghiệp của mình. Xã hội lúc đó, thậm chí cả bây giờ, vẫn quan niệm người diễn viên chỉ là một thứ “con hát”, xướng ca vô loài, chứ có bao giờ tin vào tri thức của người diễn viên!
Người ấy đến với tôi một cách không hề dễ dàng. Lo lắng cho gia đình, có trách nhiệm với những giọt máu của chính mình, anh luôn tạo ra một không khí bình thường trong nhà. Khi chúng tôi mới quen nhau, anh chủ động mời tôi đến nhà chơi. Để cho tự nhiên, anh mời cả hai người nữa cùng nhà hát. Đó là hai cô bạn thân của tôi mà sau này, khi đã gắn bó với anh, tôi cũng đành phải xa lánh họ. Anh chỉ dẫn cụ thể, đường đến nhà anh nằm trong một khư tập thể lắp ghép, dặn sẽ cho con gái mới bảy, tám tuổi gì đó ra tận cổng đón các cô vào. Anh cố tình hẹn chúng tôi đến chơi vào cái giờ mà vợ anh sẽ đón cậu con trai hai tuổi rưỡi ở mẫu giáo về. Đó là một cậu bé bụ bẫm, đáng yêu. Vợ anh, một người đàn bà xinh đẹp, hiền hậu, mời chúng tôi món mứt chà là đã được chuẩn bị chu đáo từ trước… Cuối những năm bảy mươi, khi tất cả còn phải sống chui rúc hàng trăm người chung một nhà xí, thì một căn hộ với phòng khách riêng, phòng ngủ riêng, một nhà tắm với vệ sinh riêng nhỏ xíu nhưng sạch sẽ là cả một niềm mơ ước. Hồi đó, sau giải phóng, nên trong nhà anh cũng đã thấy có kê một tủ lạnh, một đàn piano, những kệ sách chất đầy sách gợi ra cả một thiên đường tri thức…
Từ nhà anh về, ngẫm lại cách sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình, chăm lo cho vợ con của anh, trong tôi ngột ngạt cảm giác vừa tủi thân vừa tội lỗi. Cuộc sống của anh lúc ấy có một cái gì đó rất khác với kiểu sống xô bồ tạp nham của những gia đình nghệ sĩ tôi từng gặp. Anh không giàu nhưng rõ ràng anh ở một đẳng cấp khác, một tầng văn hóa khác. Anh cố tình phơi bày cho tôi biết một sự thật, vợ anh là con nhà nề nếp, là hoa khôi Hà Nội một thời. Chị có vẻ đẹp làm người ta phải sững sờ. Một vẻ tỏa sáng từ trái tim nhân hậu của người có gia phong gia giáo. Các con anh khỏe mạnh thông minh. Anh không cần phải tạo ra một kịch bản kiểu gia đình bất hạnh hay éo le. Anh chứng to mình không như những người đàn ông khác phải giấu giếm gia cảnh…
Tất cả được anh phơi bày như bánh bóc trên sàng. Mời tôi đến nhà, anh muốn tôi hiểu, anh đến với tôi không có gì khác ngoài sự trong trắng, quá trong trắng của tôi lúc đó.
***
Bước vào tình yêu với Người ấy, tôi là một cô gái nghèo, gầy gò, xanh xao. Gầy vì luyện tập nhiều, người cứ khô đét lại. Da tái mét mà cũng chẳng chịu trang điểm. Thời ấy cũng chẳng mấy người muốn trang điểm vì nếu tô phấn son đi ra phố sẽ bị coi là con gái hư. Để nói về sự hấp dẫn thân xác, tôi là con số không. Tôi chỉ có một thử, theo như bạn bè đồng nghiệp nhận xét, là cái chất lãng mạn trữ tình mãnh liệt trời cho, không thể nói ra lời. Kể cả khi múa hay khi đóng phim, không biết do đâu, tự nó cứ phát ra thôi. Có lẽ vì tôi là người sống thiên về nội tâm. Bao nhiêu những gì cần giấu ngoài đời thực thì đến lúc vào múa, vào phim mới được dịp toát ra chăng?
Khi tình cảm mới chớm, tôi hầu như không dám gặp gỡ, không dám nói chuyện với Người ấy. Thế mà mọi người vẫn nhận thấy. Bạn bè, đồng nghiệp đoán trước rằng, tôi và anh, hai tâm hồn này rồi thế nào cũng sẽ tự tìm đến nhau.
Bên cạnh anh, tôi không những quên đi bản thân mình mà còn cổ tình phủ nhận những gì tôi có. Tôi luôn tự hỏi, tôi chỉ là một cô gái nghèo chẳng nhan sắc, chẳng tài năng sao anh lại yêu tôi? Yêu anh đến vắt cạn kiệt tâm hồn nhưng đỏ cũng chính là thời kỳ tâm hồn tôi giàu có nhất. Khi thưởng thức một bản nhạc, tâm hồn mình như muốn hoà vào đó, như tìm thấy một tiếng lòng gần gũi… Khi đọc một cuốn sách, một truyện ngắn, một tiểu thuyết, tôi nhận ra một chút mình trong chính hoàn cảnh đó. Tôi vẫn nói với anh: “Em chẳng có của cải gì nhưng em cảm thấy mình giàu có vì em có anh. Của cải em có chính là tình yêu của chúng ta”. Anh đã ăn sâu vào máu thịt tôi, rất tự nhiên không phải gò ép gì. Dù bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra, tôi đều có thể gặp anh trò chuyện cởi mở hết tâm can mà không sợ bị đánh giá nọ kia. Chúng tôi đối với nhau tự nhiên như ruột thịt, nếu không muốn nói là máu thịt của nhau rồi. Tôi yên tâm đến độ tin tưởng rằng: con người này sẽ không bao giờ phản bội mình, không bao giờ hết yêu thương mình. Đó là người hiểu mình hơn ai hết trên cõi đời này, là người đầu tiên mà mình nghĩ đến khi cần an ủi chia sẻ bất kỳ điều gì. Như một người thầy, một người anh, Người ấy là một cái bến bình yên nhất, an toàn nhất, và cũng là nơi nâng niu mình nhất. Chắc chắn tôi không thể nhận được điều đó từ bố mẹ hay các em…
Không hiểu từ đâu mà mẹ tôi lần ra địa chỉ của anh. Mẹ không cần tìm hiểu mối tình của con ra sao để mà chia sẻ thông cảm hay thậm chí ngăn cấm. Đơn giản là yêu một người đã có gia đình nghĩa là sai trái. Mẹ đùng đùng đi thẳng tới nhà anh đề cắt đứt mối tình của con gái. Lúc bấy giờ, tôi chỉ thấy một điều, sao mẹ có thể độc ác đến thế, tàn bạo đến thế! Làm sao tôi có thể gần gũi với mẹ. Vì là người có bản lĩnh nên anh tiếp mẹ tôi một cách cực kỳ bình tĩnh khoan thai. Không hề hoảng hốt, anh nói với mẹ: “Chị ngồi chơi để tôi mời mẹ các cháu về cho chị gặp mặt”. Anh cho mẹ tôi biết vợ anh xinh đẹp hiền hậu thế nào, con anh ngoan ngoãn đủ đầy để mẹ hiểu mối tình của anh với con gái bà không phải là mối tình trai gái tầm thường. Không phải là anh chạy theo tôi vì tôi trẻ đẹp hơn vợ anh. Anh lại còn cố tình để vợ anh ngồi trong nhà nghe toàn bộ cuộc đối thoại giữa anh với mẹ.
Cái gì đã dẫn đến hành động điên rồ của mẹ? Có lẽ mẹ uất ức khi thấy cuộc tình này kéo quá dài mà chẳng đi đến kết quả gì, thấy con mình sầu thương khổ não quá chăng? Hay chỉ vì, không một người con trai nào đến nhà mà tôi thèm tiếp. Bao nhiêu con nhà tử tế, khi không làm thân được với tôi bắt đầu quay ra “vuốt ve” mẹ, ra sức chiếm cảm tình của mẹ. Có người trong số ấy còn mê muội đến mức đi theo tôi ra chỗ hẹn rồi về mách mẹ Vân đi đâu, gặp ai. Cái loại đàn ông ấy làm sao có thể đến gần tôi được cho dù nhân danh tình yêu! Sau này, tôi hiểu, mẹ đến gặp anh là hành động theo bản năng thương con chứ chẳng nghĩ ngợi gì nhiều. Mẹ tìm cách để con gái thoát khỏi mối tình oan trái, và còn vì bực tức Người ấy làm tôi đâm xa lánh tất cả những người con trai khác. Mà đâu phải ai trong số họ cũng là vứt đi cả đâu? Có nhiều người thực sự là con nhà tử tế, theo tôi kiên trì bảy, tám, chín năm trời, chẳng bao giờ tôi tiếp cả. Cứ đến nhà là tôi bỏ đi để cho mình mẹ tiếp. Và có lẽ, đã nhiều phen tôi làm cho mẹ muối mặt.
Anh đã chỉ cho mẹ thấy tình yêu của chúng tôi không phải là thứ tình yêu như người đời vẫn nghĩ. Anh không rũ bỏ người vợ già xấu để chạy theo tôi trẻ đẹp. Cũng không phải anh có bất hạnh éo le gì trong cuộc sống để chạy theo tình yêu an ủi. Kể lại cho tôi nghe, anh khẳng định, khi mẹ ra về, dù có hậm hực thế nào cũng không thể nghĩ xấu về anh được. Chắc hẳn lúc ra đi, mẹ nghĩ sẽ cho anh một trận, nhưng khi đến nơi, thấy gia cảnh anh và thái độ của anh, mẹ như chùng xuống, cuối cùng lại hỏi một câu: “Anh có dám bỏ vợ để lấy Vân không?”. Và mẹ rơm rớm nước mắt ra về. Có lẽ, mẹ thấy thương cho mối tình này quá. Có lẽ, mẹ hiểu vì sao con mình lại si mê người ta đến vậy. Có lẽ, mẹ không thể không nhận thấy người đàn ông này khác hẳn người chồng của mình…
Về nhà, mẹ không hề hé răng nói về cuộc “đột kích” ấy. Đương nhiên, tôi sẽ biết. Và như một qui luật, khi tình yêu càng gặp cản trở thì lại càng lao đến mạnh mẽ hơn gấp bội. Tình yêu của chúng tôi cũng vậy, nó đã vượt qua muôn vàn khó khăn để đòi quyền được sống: Tôi nói, cuộc tình này thiêu rụi cả tuổi trẻ của tôi, là nói theo ý nghĩa nó là một cuộc tình mang lại đau đớn cả về tâm hồn lẫn thể xác, nhưng ở khía cạnh khác, nó đem lại những khoảnh khắc hạnh phúc hơn tất cả.
Suốt những năm tháng sống bằng tình yêu của Người ấy, tôi như được uống một thứ kháng sinh mạnh đủ sức chống lại mọi loài vi rút cám dỗ. Trong mọi hoàn cảnh tôi đều thấy đầy đủ, thấy bằng lòng bởi tâm hồn mình đã được gửi gắm ở một nơi tin cậy rồi. Tôi chưa bao giờ ân hận vì đã yêu, đã dâng hiến toàn bộ những năm tháng tuổi trẻ cho Người ấy. Trong suốt quá trình đi đóng phim, đi biểu diễn, gặp gỡ với nhiều người, nhiều tình huống, nhưng không ai có thể tiến tới xa hơn.
Tôi đã yêu chân thành và thần thánh hóa mối tình đó. Không chỉ cho tôi mà cả cho anh, tình yêu éo le ngang trái của chúng tôi là một sự lãng mạn hóa, là cách đào thoát, chạy trốn khỏi cuộc sống ngột ngạt trần tục này.
Lãng mạn đến mức chúng tôi cho rằng chỉ cần hai người hiểu với nhau rằng họ yêu nhau là đủ. Điên rồ đến mức mà người con gái dám hi sinh cuộc sống bình thường để chỉ sống cho tình yêu, một thứ tình yêu chui lủi đầy sợ hãi. Tình yêu đó cứ tồn tại song song với cuộc đời. Sống với tình yêu này, tôi như người có hai cuộc sống. Cuộc dời mà tôi đang sống đây là giả tạo, là đang sống gửi. Hàng ngày đi làm, chuyện trò, công việc đời thường chỉ là tạm bợ. Còn cuộc sống khác, dù phải chui lủi, chờ cho tắt ánh mặt trời mới dám hẹn hò, với những tâm tư thầm kín, những khát vọng mãnh liệt về Người ấy mới là sống thật. Sợ ánh sáng, sợ gặp người quen, tôi gần như đoạn tuyệt với bên ngoài, với gia đình, với bạn bè: Tôi luôn ý thức đó là mối tình tội lỗi. Và chính tôi là người có tội chứ không phải ai khác, vì tôi cố tình lao vào yêu một người đàn ông có gia đình. Với bạn bè thân, tôi cũng dần phải lánh xa, chỉ sợ họ gặng hỏi, rồi không thể dấu, họ lên án mình thì sao! Tôi đã đánh đổi tất cả cuộc đời thật của mình để có mối tình trong bóng tối với anh, vì tôi cho rằng chỉ có nó mới làm nên ý nghĩa sự tồn tại của đời tôi.
***
Được trò chuyện cùng anh, với tôi, đã trở thành một nhu cầu thiết yếu như muốn sống được thì phải hít thở. Anh giải thích những gì tôi không hiểu, anh xoa dịu những gì tôi chất chứa trong tim. Không gặp anh, tôi trò chuyện với anh bằng nhật ký. Đặc biệt là tôi viết nhiều hơn khi anh phải đi công tác hoặc khi tôi đi làm phim.
27/4/1983
Em đang hình dung từng giờ hành trình của anh. Giờ chắc anh đã đến nơi rồi, một mình. Và chắc là đã đọc những dòng chữ em viết… anh có buồn không? "
Sao em lại buồn nhỉ, anh đang gặp một điều may mắn cơ mà. Thú thật em đã cố tình không dám hỏi những ai đã đi tiễn anh?
“Hãy nghĩ rằng anh là một nửa của mình thì sẽ đỡ tủi, sẽ không suy diễn dằn vặt gì cả. Từng giây từng phút anh nghĩ đến mình. Anh lại về với mình… Anh đi không lâu đâu. Đó là lời anh dặn.
Hôm nay đã trừ được một ngày chưa nhỉ? Ngày đi đường người ta có tính không? Nhưng em cứ gạch bớt đi một ngày trong cuốn lịch nhỏ.
Ngày 28/4
Được nghỉ mấy ngày liền, thay bằng sự vui mừng, em thấy đáng lo. Em đi mượn mấy băng Paul về nghe, hi vọng hình dung anh rõ hơn khi nghe loại nhạc này. Và đúng vậy, em thấy anh một mình trong một chiều lạnh… anh đang buồn? Hay anh đang vui cùng bạn bè? Em không biết, nhưng em thiên về sự heo hút hơn…
Ngày 29/4
Em cố vận dụng hết sức để cảm thấy cuộc sống vẫn bình thường. Xong em vẫn lo đến một lúc nào đấy, em không còn đủ sức để tự trốn tránh hoặc lừa dối mình được nữa.
Đêm qua, hơn 2 giờ sáng, em tỉnh dậy vì đau bụng. Em xuống nhà mà không sợ hãi. Chỉ đến lúc lên mở tủ lấy lọ thuốc anh đưa mới thấy tủi. Những cái buồn ấy luôn trú ngụ trong mọi ngóc ngách con người em để bất cứ lúc nào cũng có thể ùa ra. Em sẽ cố gắng xua đuổi chúng được ngày nào hay ngày ấy anh à.
Ngày 30/4
Bốn ngày… còn 17 ngày nữa…
Nấu cơm. Đọc truyện. Ngủ. Nấu cơm. Đọc truyện.
Xem vô tuyên:
K. đến, song em không cảm thấy có điều gì “nguy hiểm” cho em cả.
Một ngày thật dài… đối với em ngày bao giờ cũng dài…
Ngày 1/5
Xem vô tuyến mà quên không để ý xem anh có lạnh không. Em bắt đầu gạch sang trang lịch mới. Hết trang này là anh về. Người ta bảo ngoài đường đông vui nhộn nhịp lắm, em không ra khỏi nhà nên chẳng biết. Thỉnh thoảng, em lại nhìn xuống cái cây thứ hai cạnh đèn cao áp, biết là anh không ở đó mà vẫn nhìn…
Ngày 2/5
Đêm qua tự nhiên khó ngủ. Em nghĩ đến hồi tháng 7. Nghĩ đến ngăn tủ bên phải có chiếc áo màu vàng mà em đã xếp xuống dưới, còn ngăn bên trái có chiếc áo lông, áo tím của C… em lại cảm thấy đấy là những thứ em không thể xen vào được. Tất cả những đồ vật ấy, cuộc sống ấy, em không thể phá vỡ nổi… Em nằm mơ thấy em có một đứa con gái rất xinh nhưng không giống em. Mọi người đến thăm, em chỉ lo người ta bảo sao mới đẻ mà lớn thế. Em chỉ sợ đấy không phải là con em nên rất nhiều lần em hói con có yêu mẹ không? Mẹ dâu? Sinh dữ tử lành. Không biết có gì không may không. Buổi trưa đứng đợi ô tô, lúc quay lại thấy có một người giống anh quá làm em giật mình, chẳng có lẽ…?
Ngày 4/5
Anh đi tròn một tuần rồi. Anh đã về được một phần ba chặng đường. Lúc nào, đi đâu, làm gì em cũng nghĩ đến anh.
Sau hôm chia tay, nhìn anh mãi mà em tưởng không thể nào xua được cái buồn. Vừa đạp xe vừa khóc. Đã nhiều lần em đạp xe về một mình vừa đi vừa khóc nấc lên như một đứa trẻ.
Kể cả lúc mình vừa giận nhau hay cả lúc mình vừa yêu nhau thật nhiều. Không ai hiểu được em sống buồn đến thế nào. Có lẽ đa số người ta đều nghĩ em là một người vui vẻ, hay giễu cợt, bông đùa.
Em lại lấy cuốn truyện Sekhop ra đọc lại, quả thật, mỗi người đều có một cuộc đời riêng, thật sự, sau những gì mà người đời có thể nhìn thấy được.
Ngày 5/5.
Đi làm về, hàng xóm bảo có thư của mẹ. Em cũng cố nghĩ là của mẹ. Em sợ mừng hụt nếu hi vọng là thư của anh. Song những nét chữ ruột thịt thân thiết đã về với em. Em lên ngay gác xép vội vàng thay quần áo và xé thư. Em đọc nhiều lần mà không kịp hiểu vì xúc động. Sau nhiều lần em mới đủ bình tĩnh để đọc từng chữ từng dòng ngắn ngủi. Chỉ có những dòng chữ này mới là yêu thương, da diết, là máu thịt với em trên đời này. Đây mới là cuộc sống thật sự của em.
Vẫn là những chữ mà chúng mình đã sống và đã nói với nhau nhiều lần mà sao em vẫn thấy được an ủi rất nhiều. Khi anh viết: elca, của anh chứ không là của ai khác. Và ctyce, của em chứ không là của ai khác nữa. Harn. Anh có biết không, em đang mong chờ điều đó, em nhớ lắm, nhớ nhiều lắm.
Ngày 6/5
Còn mười ngày nữa.
Ngày 8/5.
Đáng lẽ tối qua em định xin đi học tuần bốn buổi để giết thời gian, nhưng lại thôi vì lo tới đây rất khó định ngày ai chơi với anh, và ngại ở nhà thấy em đi suốt cả tuần.
Tối qua, nhân tiện cùng V đi gửi thư và quà cho mẹ, em vào nhà ông HN chơi. Mọi người, cả vợ và con ông ấy đều đón tiếp em rất niềm nở, mặc dù đây là lần đầu tiên em đến nhà. Theo như em cảm thấy, có thể cái điều “mong muốn” của anh sẽ thành sự thật. Nhưng chắc khi anh về em sẽ xin anh cho em ở nhà. Chẳng lẽ anh nỡ để cho vtyca lạc loài nơi đất khách quê người sao? Mà nếu có gặp may mắn đi nữa thì cũng coi như em đã chết rồi, không có ai để em bấu víu cả. Thôi, anh cho em ở nhà. Em sẽ sớm chấm dứt cho anh nỗi đau đớn này. Anh có hiểu sâu sắc dòng chữ ngắn ngủi nhưng chứa đựng tất cả cái đau của em không: “Em sẽ không làm anh khổ nữa”. Mà em vẫn chưa cắt nghĩa vì sao em trở lại sự dằn vặt này nhỉ? Có lẽ là vì chiều hôm nay em được biết anh đã gửi về bên ấy 3 thư rồi. Mới hơn một tuần mà đã 3 thư.
Không, em vẫn nhớ những gì anh dặn, về mọi điều có thể xảy ra. Em không ghen đâu và có lẽ trong giây phút gặp gỡ với nhà mình, em cũng không gợn lên một chút gì. Tất nhiên, em có tủi thân cho em, song ý nghĩ duy nhất lúc đó là: em sẽ không làm ai khổ nữa. Em sẽ trả lại tất cả…
Không. Nếu em nói không gợn lên chút gì là em tự lừa mình đấy. Còn bây giờ đây, anh lại làm em buồn rồi, anh làm em khóc rồi. Những giọt nước mắt đắng cay làm sao. Em không cần phải cố gì để yêu thương tất cả nhà mình, mọi người rất tốt, đối xử rất chân tình và tin tưởng em. Càng như vậy em càng thấy em không thể phá vỡ tất cả. Điều đáng sợ đã đến rồi đấy. Em có thể vượt qua được sự phũ phàng tủi phận song không vượt qua được chính mình. Chắc anh cho là em tự dày vò dằn vặt mình. Còn em thấy đấy là những lúc hiếm hoi để lý trí có thể tỉnh táo lại.
Hôm nay em vừa cùng bố đi lấy xe đạp về. Em đã vay tiền để mua. Ngồi tháo gỡ xe mà em không vui tí nào, em tủi thân lắm mình ơi. Chắc còn lâu anh mới về…
Ngày 10/5
Hôm nay, chắc anh không thể đoán được là hai chị em đã đi xem phim. Năm tập phim nhưng chỉ có đôi chỗ xúc động. Nhưng em không muốn nói về bộ phim mà muốn nói về cái buồn đã xâm chiếm em suốt cả một ngày. Em có thể thành thật để nói với anh rằng trong em không hờn giận, không nhức nhối. Mọi việc đến với em hết sức tự nhiên và em cũng muốn hãy để cho tình cảm thân mật tự nhiên này lôi cuốn em đi để xem xem con người mình như thế nào. Em càng khẳng định rằng: không, em không có lý do gì để ghét bỏ nhà mình.
Ngược lại chính em đã hại lại tình cảm sâu kín nhất của mình. Ngồi xem phim mà có lúc em cứ mãi nghĩ đâu đâu, nhà mình nói gì em không hiểu. Có thể dùng một câu của Gu-rốp thật là đúng với tâm trạng em lúc đó: “Lòng em tràn ngập một niềm thương cảm lớn”.
Em buồn… Nhưng không phải là cái buồn nhức nhối quằn quại, mà nó như ở nơi sâu thẳm nào đó thấm dần, thấm dần khiến em không thoát ra được. Bởi em biết, một khi em đã để cho “niềm thương cảm lớn” tràn ngập lòng mình, tức là em phải mất anh thôi, phải xa anh thôi, em không có quyền… Cuối cùng, chỉ có em là phải trả giá đắt cho cuộc sống của những con người ấy bằng chính tình yêu dứt ruột của mình. Mọi người có hiểu điều hi sinh vô giá ấy của em không? Chắc chắn là không. Anh có mất hết như em không?
Không. Tan buổi sáng, nhiều người ở lại hoặc đến nhà ai gần nghỉ trưa, nhưng em thấy bảo C. sáng nay đau bụng và khóc vì ở nhà một mình không đi được, thế là em giục nhà mình đi về xem C thế nào không có khổ thân, và em cũng muốn có thể em sẽ biết được tin gì của anh chăng. Sáng nay, em đã thấy lá thư của anh nằm trong túi lưới, em cứ hi vọng chắc em sẽ được đọc. Nhưng thật quá lầm khi nghĩ về sự vô tư của nhà mình. Em chỉ được đọc lá thư của M gửi cho anh và một số chi tiết về anh. Rồi em ăn cơm, em lau nhà, em nhìn lại căn buồng… em nhìn lại tấm ảnh. Ôi, giá như em cũng được nói về chồng mình tự nhiên đến thế, thậm chí cả được trách móc chồng mình nữa (ngay cả khi em biết rằng anh luôn của em).
Không, em sẽ không bao giờ có những điều ấy cả. Em thèm được như vậy, thèm được nói ra miệng với bất cứ ai về chồng em, thèm những hạnh phúc bình thường bên anh biết bao. Em không ghen đâu. Mọi người càng cư xử tốt với em bao nhiêu lại càng khiến em sợ hãi bấy nhiêu. Em không thể chống lại được “niềm thương cảm” ấy, nhất là đến chiều, hai chị em lại đạp xe đi, giữa đường nhà mình bị đổ máu cam. Không hiểu sao, em cứ nghĩ, nguyên nhân dẫn đến nhà mình bị đổ máu cam thời gian dài gần đây, là do em. Chính em đã gây ra điều đó thế mà các bác sĩ không phát hiện ra. Mọi người khuyên nhà mình phải tìm nguyên nhân mới chữa được.
Trong bộ phim, người phụ nữ đã vô cùng đau khổ giày vò mình khi đứa con của bà ta ốm sắp chết. Bà cho rằng như vậy là Chúa đã trừng phạt mối tình của bà. Em cũng nghĩ, chính vì em mà nhà mình đã bị những tác động của cuộc sống không thanh thản nên dẫn đến việc bị đổ máu cam.
Ngày 11/5
Em gạch lịch đến ngày thứ 15. Nghĩa là chỉ sáu ngày nữa anh sẽ về. Đừng quá mong chờ ngày 17 này, thà nghĩ anh còn đi thật lâu còn hơn hi vọng hụt.
Hai lần em định liều cứ viết thư cho mình, nhưng em đã không liều nữa. Một phần vì lo sơ hở, một phần vì hờn dỗi. Em sẽ đợi đến bao giờ anh gửi địa chỉ về cho em.
Có lúc em tin anh là của em, thậm chí như anh nói, ngoài em ra anh còn có ai nữa đâu? Nhưng cũng có lúc em phải tự hỏi lại, có đúng như vậy không? Có phải em đã choán hết tâm trí của mình không? Không phải em nghi ngờ anh, nhưng ít nhất em cũng phải tự hỏi lại, nhất là sau khi em nói chuyện tiếp xúc với nhà mình.
Nhà mình hẹn em xuống chơi nhưng em đang đắn đo. Xuống chơi, chắc chắn em sẽ biết bao giờ mình về, nhưng em lại sợ cái “niềm thương cảm lớn” kia làm em sớm phải xa anh.
Eya eya alce harn rn…
Ngày 12/5
Tối qua em làm cháy một nồi thịt, lên tận nhà vẫn còn ngửi thấy mùi cháy. Còn cái nồi cháy thì đen kịt lên đến tận vung. Không biết có điềm gì không lành không?
Đêm qua mơ thấy anh về, em đến chơi. Trời mưa to và không ai tiếp em cả. Anh còn mải bận đưa quà cho mọi người, không để ý gì đến em. Em bỏ về. Anh theo ra cửa nói gì đó đại loại sẽ gặp em sau, nhưng em giận anh nên lắc đầu.
Lúc ấy mới 6 giờ sáng, trời vẫn mưa rất to…
4 giờ chiều, ngủ dậy, rất mệt định xuống nhà xách nước tắm. Thật vui sướng làm sao khi nhận được thư anh.
Ngay khi cầm lá thư, em biết nó sẽ giúp em xua tan bao dằn vặt. Anh vẫn là của em và thể nào em cũng đủ sức để vượt lên “niềm thương cảm” kia mấy ngày. Em đi về bếp đóng cửa lại và đọc. Em ứa nước mắt khi nhìn thấy những dòng chữ thân thương của anh. Đây là tất cả hạnh phúc của em, đau khổ của em đây. Em đọc đi đọc lại mà vẫn cảm thấy chưa đủ bình tĩnh để hiểu hết. Em sững sờ khi biết ngày 17 này anh chưa về. Thật khủng khiếp khi nghĩ đến chặng đường dài gấp 3 lần cái mà em đã trải qua. Em vui sướng khi biết anh không nhờ bất cứ người nào đơm hộ anh cúc áo. Như vậy là anh hiểu em rồi. Đừng nhờ ai anh nhé. Tình yêu của em ơi, giá anh biết được anh là gì của em nhỉ? Không còn dừng lại ở nghĩa đó nữa đâu, mà đã hòa tan vào máu thịt của em rồi.
Chỉ có những nét chữ này là thân yêu nhất quí giá nhất trên đời. Nếu cuộc đời có đẩy em tới đâu thì mãi mãi vẫn sẽ là như vậy, niềm đau khổ của em à. Chẳng có phù hoa nào cướp anh của em đi được. Hôm nay em đọc một cuốn sách có câu của Lép: “Người đàn bà nguy hiểm không phải là người nắm được phần xác của anh, mà chính là người nắm được tâm hồn anh”. Anh nghĩ thế nào? Em có phải là người đàn bà nguy hiểm không anh?
Ngày 13/5
Hôm qua trước khi đi ngủ em lại lấy thư anh ra đọc, đọc xong lại cất vào người. Sáng dậy, em lại đọc. Em bỗng nghĩ ra một cách có thể gửi thư cho anh. Em sẽ lên bà H hỏi xem bao giờ ông quay phim đi. Thế là hăm hở dậy sớm để đi. Nhưng tiếc là họ bảo hoãn đến tháng 9. Buồn quá, làm thế nào để nói được với anh một điều, hãy gửi thư nhiều về cho em. Mỗi dòng chữ có thật của anh tiếp thêm cho em rất nhiều nghị lực. Tại sao anh không nói anh gầy hay béo lên? Tại sao anh lại mất ngủ? Như vậy là không nghe lời em rồi. Cảm ơn mình đã cầu nguyện cho em được thanh thản.
Muốn được vậy, cách tốt nhất là viết thư nhiều về cho em. Dù sao bây giờ tỉ số vẫn là 3-2 nghiêng về đội bạn. Harn, rn, rn.
(Anh thấy không, em đã có thể vui cười một tí được rồi đấy. Nhờ có phép lạ đấy)
Ngày 14/5
Thế là em đã tình cờ gửi được thư cho anh. 5 giờ chiều em hăm hở đạp xe đi và hỏi thêm xem liệu họ có cầm hộ mình mấy cái áo không, tất nhiên là mình sẽ phải mất cho họ một chút, nhưng việc không thành. Sau đó em xuống ngay nhà mình để báo tin ngày mai có người đi, xem nhà mình có gửi thư cho anh không? Em làm điều này như một điều tự nhiên phải thế và để cảm thấy lòng mình không ân hận điều gì về tất cả, cả đối với anh và đối với mọi người. Rất tiếc không ai gửi gì vì nghĩ anh sắp về. Nhà mình bảo nếu anh không báo gì tức là anh sẽ về ngày 17. Nghĩ một chút, em thấy rất vui. Vui vì em mới là người biết tin anh sớm nhất, không ai biết bằng em. Như vậy, mặc dù em ở tỉ số thấp hơn, nhưng em đã thắng rồi đấy. Rồi cả nhà lại bắt em thứ tư này phải xuống từ sớm. Ra về mà nhà mình còn nhét vào túi em một đôi guốc mới nữa, em không thể nào từ chối được. Chẳng lẽ em lại bảo, em vẫn còn một đôi của mình cho?
Giờ em thấy lòng mình yên tĩnh một chút. Em cũng thắp hương cầu cho anh có sự yên tĩnh ấy. Tàn hương vô cùng lành mình à. Gần đây thắp hương em cảm giác em được phù hộ ít nhiều. Lá thư viết cho anh, em cảm thấy vẫn chưa nói được điều muốn nói. Làm sao nói hết được thành lời những "vui buồn thầm lặng ấy hả mình? Cầu mong anh sẽ nhận được những nét chữ thân thương có thật của vợ anh.
Em đi ngủ đây. Harn.
Ngày 15/5.
Ngày hôm nay qua đi trong yên tĩnh. Em lại thắp hương mong anh nhận được thư. Ngày 17 họ mới đi. Suýt nữa thì lá thư rơi vào tay hai vợ chồng một người rất biết chúng mình. Nếu vậy thì anh đã nhận được rồi vì họ đi sáng nay. Nhưng em không đồng ý và quyết đợi đến ngày 17. Cả cuốn nhật ký này cũng thế. Em giật mình vì thấy một tờ rớt ra từ quyển sổ để ngay bên ngoài. Cẩn thận quá đâm nhiều lúc hóa sơ hở.
Mai em có nên xuống nhà mình không anh? Bảo em với.
Ngày 17/5
Hôm qua đi trên ô tô, nhìn thấy một người điên nằm ngủ dưới một cái rãnh cạn bên lề đường bụi bặm. Em bảo với Tr. Đúng hơn là con người ta không nên được sinh ra thì tốt hơn, vì ai dám đảm bảo con mình sẽ hạnh phúc hay bất hạnh. Vô tình mình đã làm cho nó phải vật lộn suốt cả cuộc đời, cuối cùng lại chết, như chưa bao giờ có mặt trên đời này.
Trưa nay, bọn em rủ nhau vào nhà T.H chơi rồi tổ chức ơn bún chả. Cũng vui ồn ào. Thế là qua đi được một năm. 3 giờ chiều mới về. Tắm một cái, rồi lấy xe đạp xuống nhà mình. Chả là mọi người, bạn của nhà mình rủ nhau nhất định sẽ tổ chức ăn uống trước khi anh về. V nếu anh ở nhà ai cũng thấy ngại, không thể thoải mái được. Nhà mình bảo, anh mà ở nhà là không dám cà kê ở đâu, tan làm là phải về nhà ngay. Sáng 9 giờ mới đi làm mà anh ấy còn hỏi sao đi sớm thế! Khi mọi người bảo người này người kia khó tính, nhà mình lại bảo, đã ai khó tính bằng anh chưa? Đấy, em thèm ngay cả được trách anh nữa chứ không chỉ nói hay tự hào về chồng mình đâu. Nhưng sẽ chăng bao giờ. Rồi mọi người lại chúc em sớm có người dẫn vào vui như hôm nay, thôi thì chưa cưới cũng được. Chiều về nắng, MA bảo, giá bây giờ các ông ấy vào đón có phải may không. Em lỡ miệng: “Mọi người có chứ tôi thì lấy đâu ra? “
Đến nơi, hóa ra nhà mình đã bảo hoãn liên hoan vì C ốm. V nghĩ mai mình về nên nhà mình cũng lo dọn dẹp nhà cửa. Em mang cho C một ít bột sắn, chuối, còn bông để cho nhà mình lúc bị đổ máu cam. Em ngồi dỗ V ăn từng tí, doạ nếu không ăn em sẽ đi về và lần sau không xuống nữa. Rồi em day trán cho V, bỏ màn cho V ngủ. Em đã ăn một bữa cơm thật giản dị cùng gia đình. Một lần nữa, em kiểm tra lại mình, em không thấy điều gì xen vào đây cả. Em không muốn nhà mình nghĩ về em rẻ rúng, và em cũng nghĩ rồi đây, mọi điều sẽ qua đi, không ai biết em từng là gì của anh. Em sẽ trả lại tất cả. Tấm ảnh, em không dám nhìn vào tấm ảnh treo trên vô tuyến. Nhưng em lại rất tò mò muốn được nhìn thật kỹ. Và em đã nhìn…
Ra về, 10 giờ tối, trời vẫn còn mưa nhỏ. Em nghĩ thầm, tới đây, cuộc sống có thể sẽ khác. Chúng ta sẽ vẫn gặp nhau, vẫn tổ chức những bữa cơm gia đình để em có cơ hội gặp anh, em sẽ nấu những món ăn mà anh thích như hồi tháng 7. Dứt khoát là phải có hành tây ngâm giấm. Mà không phải là hành tây cay hoặc hành ta.
Về đến nhà, em lại giở hai lá thư của anh ra đọc. Dạo này, mỗi lúc đi vào cổng, em lại hi vọng sẽ có người bảo: này, chị có thư đấy. Lâu rồi chẳng nhận được thư anh. Rồi em sẽ không còn là người phụ nữ nguy hiểm nữa đâu…
Ngày 18/5
Đáng lẽ đến ngày này là tim em đã đập mạnh, tay em, người em đã run lên bởi em đã ở trong vòng tay của anh rồi. Song chẳng có gì xảy ra cả. Vẫn lại điệp khúc chờ đợi và chờ đợi. Lại từng ngày gạch bớt một ngày trong lịch. Đã được 22 ngày rồi. Vẫn còn những 3 trang lịch nữa. Sao còn phải gạch nhiều thế! Em nhớ và thèm được thấy cụ thể mình đang được anh ôm ấp che chở. Được trở nên bé nhỏ. Còn anh, hình như anh không muốn nghĩ và coi em là một người bé bỏng. Anh muốn em phải biết cư xử đúng mực như một người lớn…
Có người cầm tay em xem và bảo đây là tay của người có nghị lực. Đúng, nếu không có nghị lực, chắc gì em đã sống nổi đến bây giờ. 5 năm rồi còn gì. Đâu có phải là ít ỏi. Bao nhiêu điều chồng chất. Giá như em không bị sinh ra ở đời này thì em đâu phải biết anh, đâu phải biết hạnh phúc và đau khổ.
Ngày 19/5
Tối nay em thấy mình thật yếu đuối, chỉ muốn khóc. Mở hết băng nhạc ồn ào rồi lại mở băng nhạc buồn mà vẫn không xua đuổi được cảm giác trống rỗng cô đơn lạ thường.
Em hỏi ông, ông xem ảnh có thấy cháu sung sướng hay không? Ông bảo, con sẽ sướng lắm. Không đúng đâu ông à. Cháu khổ lắm, khổ từ bây giờ, cháu sắp chết rồi ông ơi. Ông bảo không được nói nhảm. Không, cháu sẽ chết non, tất cả rồi cũng chết mà thôi.
Lật các trang lịch, thấy còn những 3 trang nữa, lại sợ.
Cái gì đến sẽ phải đến mà sao em cứ khổ thế, em không chịu được nữa rồi. Thế mà viết cho anh, em vẫn bảo, nếu anh ở lại được nữa anh cứ ở, em còn chịu được. Giờ mới thấy là quá sức chịu đựng. Thế mà có lúc anh bảo thậm chí một tháng hoặc hai tháng chúng ta mới gặp nhau một lần.
Lúc nào đi vào cổng cũng hy vọng người hàng xóm sắp bảo chị có thư này. Rất nhiều lần trong ngày, cứ có người lạ vào cổng là lại nghĩ họ sẽ mang thư đến. Em không hiểu nổi sao em có thể sống trong tâm trạng héo mòn như thế này. Thật kinh khủng vì càng ngày nó càng đầy lên mãi mà không thể san xẻ bớt cho ai, không thể kể một lời, không thể tâm sư, không được một lời an ủi từ bạn bè.
Em lại không bình tĩnh rồi. Tâm hồn em lại không được yên tĩnh như anh cầu nguyện từ nơi xa xôi. Lời cầu nguyện không giúp em được. Em cần những gì có thực do con người mang lại. Lúc này em thấy rõ cảm giác là em bị thương rồi, không đủ sức chống trọi lại cuộc đời nữa. Em rất yếu, rất mệt, không nhấc được tay nữa, thật như vậy đấy anh à.
Ngày 20/5
Cả ngày hôm nay em luôn tay luôn chân dọn dẹp cơm nước để cố gắng quên đi, không muốn nghĩ đến cái trống rỗng ha. Nhưng nó cứ bám chặt lấy em, lởn vởn. Người em bứt rứt nóng ruột. Tự nhiên cái bếp đang đun bị nổ và lửa cháy xém vào cặp lồng nhựa. Lại sắp có điềm không lành nào nữa. Em bất lực rồi. Tự lừa mình để tìm thanh thản nhưng không được nữa rồi. Giờ thì em thấy em chỉ muốn cãi nhau. Giá mà em có thể gọi được anh về. Nhưng cái đó cuối cùng cũng chẳng giải quyết được gì.
Ngày 21/5
Rất chán là em đã từ chối làm công việc tẻ ngắt với bà H. dù họ tìm mọi cách để giữ em. Đúng ra thì em phải nên nhận lời, vì thời gian sẽ trôi nhanh hơn nếu em bận bịu với công việc. Song em chẳng cần nữa…
Rất may cho em là em đã không đi công tác. Nếu nghe, chắc anh sẽ phải rùng mình. Tất nhiên, nếu em đi, em tin rằng em sẽ không thể sống rẻ tiền như những kẻ đó, nhưng anh sẽ thiệt vì em sẽ rất gầy. May thế đấy mình à, trông bọn họ rạc người đi vì tiền và trác táng.
Ngày 22/5
Thế là họ đã “mắc mưu” với em rồi. Em đã thành công một nửa trong việc gây khó khăn. Em lấy cớ tới đây, em chỉ có thể làm việc buổi chiều, và nếu quá thời gian một tháng họ không xong thì em sẽ bận cả ngày không còn đủ sức đâu lên làm với họ nữa. Thế là chiều nay họ hoãn quay em để họp bàn lại. Đúng là lấy lý do như anh dặn thật là hợp tình hợp lý. Họ không thể nghĩ gì khác về em được. Nhiều khi em cứ ngô nghê dại dột thế đấy, tưởng đơn giản cứ nói thật ra là được Có thể anh trách em chưa biết cách cư xử cho thông minh. nhiều lúc vẫn cỏn ngây thơ tin vào người đời, xong nếu em là người vợ quá khéo léo, biết tính toán mọi điều chắc anh lại sợ cho mà xem. Em dại dột còn được anh thương, anh che chở. Và anh cũng còn thấy hạnh phúc khi em luôn tin tưởng, luôn cần đến anh. Có lần anh hỏi, mình có lo gì không? Không đâu anh, có anh em chẳng lo gì cả. Và anh bảo, mình đừng lo sợ một điều gì, nếu anh còn sống, anh còn lo được. Chưa bao giờ em thoáng nghĩ, em không tin tưởng ở người đàn ông trong anh. Bao giờ anh cũng đúng, cũng thông minh, và em thì thật bé nhỏ bên cạnh anh.
Vừa rồi sở dĩ em quyết định từ chối nhanh như vậy vì em biết họ sẽ kéo dài công việc này đến tận rằm tháng 7. Em không dám hé ra là tháng 7 chúng mình được nghỉ phép. Em lo cho tháng 7 của mình, mặc dù có thể điều đó không thành nhưng em vẫn lo trước. Còn công việc với ông M thì từ tháng tám trở ra cơ. Mà nếu như không còn tháng 7 không có thật ấy không còn 17 năm trong một năm ấy nĩla, em sẽ đi làm với họ.
Chiều qua lên xưởng, em gặp người đã bảo anh đứng lại cho họ ngắm đấy. Với loại người này chẳng bao giờ em thèm ghen đâu. Hình như họ biết chuyện chúng mình, đấy là em đoán thế.
Vẫn không có thư của anh, em vẫn chờ. Nhưng có lẽ kiếp này anh chẳng đến với em được đâu. Em cần có anh cụ thể và có thật chứ không chỉ trong ý nghĩ. Thật là bất đắc dĩ mới phải hẹn nhau ở một kiếp nào đó, mà không biết có cái kiếp ấy không? Anh đâu có trả lời cho em biết được phải không? Thế mà anh bảo: “Ở kiếp này và cả kiếp mai sau”.
Yêu anh, mọi người đều trở thành kẻ thù của em, thời gian là kẻ thù của em, ánh sáng cũng là kẻ thù của em.
Ngày 23/5
Một ngày chẳng lành. Em không thể bình tĩnh để suy sét được nữa. Em đã bị đau khổ lấy mất hồn rồi. Lá thư em gửi cho anh thế nào họ cũng đoán ra. Biết là như vậy nhưng em không thể không gửi. Em đã làm một động tác giả, nhưng làm sao qua được mắt một người cáo già. Em đã cuống lên và để cho một điều vô cùng sơ hở xảy ra. Đừng mắng em nữa. Nếu anh ở hoàn cảnh em chắc anh chẳng mắng em đâu.
Em đưa nhà mình lên tận nhà ông N. để gửi thư. Tại đây em nhận được tin mà em lo sợ. Ông N. nói, còn một tháng nữa em sẽ có tin vui. Em biết, thế là em không gặp được mình nữa. Đau khổ quá làm em buột miệng nói trước mặt nhà mình rằng: “Đối với cháu, chỉ có toàn điều buồn thôi. Cho nên tin vui cũng trở thành bình thường”. Ngày xa anh càng dài thêm. Em nghe mà như chết đi một ít.
Đi trên Metro anh cũng viết thư, nhưng không phải cho em. Em không ghen đâu. Giờ thì em không ghen nữa. Giờ thì em sẽ hứng chịu tất cả đắng cay hờn tủi để cho mọi người hạnh phúc. Em đã chết rồi. Và chả ai quan tâm đến cái chết của em cả. Cả anh nữa. Anh cũng muốn em chết mặc dù anh bảo chỉ vì thương yêu em.
Ngày 24/5
Em lại càng bực mình đây. Em bảo với V cẩn thận đấy đừng có gây điều gì khó chịu, em đang muốn cãi nhau đây. Chẳng qua là vì hôm trước, em đang nhẹ cả người vì mừng rỡ đã từ chối được họ rồi và họ đã bàn coi như dứt điểm. Vậy mà hôm nay, bà ta lại lên kỳ kèo nài nỉ. Em khó chịu vô cùng. Đã nói hết nhẽ mà sao họ kém nhậy bén thế hả mình. Phải biết rằng như vậy là em không muốn làm nữa chứ. Mai họ sẽ vào để xin ông L. nên mai em lại phải dặn ông ta trước. Eo ơi, em ngấy đến tận cổ rồi. Em khó chịu quá đi mất.
Trưa nay K. đến, nhưng em chẳng hề thấy sao cả, thậm chí còn có thể nói vài câu một cách bình thường như với mọi người khác. Có lúc đau khổ quá, em đã nghĩ, có thể em sẽ trở nên điên loạn. Và trong cơn điên loạn ấy, em sẽ không làm chủ được em nữa. Không hiểu sao em cứ nghĩ không hôm nay thì nhất mai em sẽ nhận được thư mình. Chẳng lẽ sau ba lá thư gửi liền một lúc cho bên ấy mà không gửi cho em nổi một lá sao?
Chiều tối qua, em lại đến ăn bún chả với rất nhiều người ở nhà, và mỗi khi biết thêm một chi tiết nhỏ mà anh lo cho nhà mình là em lại như bị giết thêm một chút. Ngay cả khi đón nhận những tình cảm ân cần của mọi người em cũng cảm thấy mình bị chết đi một tí. Thế mà em vẫn cứ sẵn sàng đi đến để đón nhận.
Mấy hôm nay, em không đợi được hàng xóm báo nữa mà cứ luôn hỏi có thư gì cho chị không
Bình luận truyện