Liên Hoa Yêu Cốt
Quyển 4 - Chương 1-1: Thưởng thức Tam khiếu: Tựa
Tam khiếu[1] thịnh hành vào khoảng mười năm trước. Người phương Bắc có lẽ rất xa lạ với cái tên này, nhưng ở phương Nam nó đã từng nổi sóng một thời.
[1] Tam khiếu: Ba tiếng kêu
Sở dĩ món ăn được mang tên Tam khiếu bởi vì cách thưởng thức rất đáng chú ý của nó: Những con chuột bạch mới sinh chưa mở mắt và vẫn còn sống được bày lên bàn ăn, trước tiên người ta dùng đũa kẹp, con chuột sẽ phát ra tiếng kêu “chít” thứ nhất, tiếp đó nhúng cả người nó vào gia vị, con chuột bị nghẹt hở, phát ra tiếng kêu thứ hai, và cuối cùng bỏ nó vào miệng, cắn thật mạnh, tiếng kêu cuối cùng thê lương hơn bao giờ hết sẽ phát ra.
Đương nhiên cũng không ít người cật lực lên án hành vi thưởng thức Tam khiếu ấy. Họ cho rằng Tam khiếu quá mức tàn nhẫn và đẫm máu, nhưng điều này dường như chẳng ảnh hưởng gì đến khẩu vị của những ông chủ nhiều tiền lắm quyền cả.
Thưởng thức Tam khiếu, kiểu ăn uống đắt tiền và mới lạ đã trở thành một trong những phương pháp chủ yếu để các ông chủ giàu có thể hiện sức mạnh tài chính cũng như độ lớn gan của mình. Thông thường, một vài kẻ lắm của bạo gan muốn thể hiện bản thân, họ sẽ hẹn bốn năm người bạn cùng tới địa điểm xác định, chuyên chế biến Tam khiếu để thưởng thức món ăn đó.
Đối với chuột dùng để chế biến món ăn, nhà hàng luôn có yêu cầu rất cao: Chúng phải là chuột bạch được chăm sóc kỹ lưỡng mỗi ngày. Chuột mẹ phải sống trong môi trường sạch sẽ, ăn những thức ăn tốt nhất, đảm bảo độ tươi ngon cho đời sau của nó.
Trong tất cả các nhà hàng kinh doanh Tam khiếu, chất lượng Tam khiếu ở Thính Khiếu Cư được xếp vào vị trí hàng đầu. Hầu như các thực khách đến đây ăn lần đầu đều sẽ quay lại. Nghe nói họ luôn cho chuột mẹ uống sữa tươi và ăn những đồ ngọt nhất. Chính vì vậy chuột con ở đây đã tự mang trên mình vị ngọt, khiến ai ăn cũng phải lưu luyến.
Chập tối mỗi ngày thường là thời khắc nhà hàng Thính Khiếu Cư náo nhiệt nhất, trong phòng ăn gần như không có lấy một chỗ trống. Hôm nay đương nhiên cũng chẳng ngoại lệ, nhà hàng vừa mở cửa đã thấy ba người đàn ông và một phụ nữ bế trên tay cô bé chừng bốn, năm tuổi từ ngoài bước vào. Họ chọn ngồi bàn kế bên cửa sổ.
“Bà chủ Trần, con gái bà thật đáng yêu! Cháu muốn dùng món gì cứ gọi thoải mái, hôm nay chú mời”, người đàn ông trung niên cao gầy đẩy quyển thực đơn về phía cô bé ngồi đối diện.
“Nghiêm Ngôn, còn không mau cảm ơn chú”, người phụ nữ trẻ bên cạnh nhìn cô bé với ánh mắt hiền từ.
“Cảm ơn chú!”, cô bé vui vẻ đón lấy quyển thực đơn: “Ừm… Cháu thích cá sốt chua ngọt, thịt thăn chiên mềm và cả cơm hải sản nữa”.
“Con mèo tham lam này, gọi nhiều thế có ăn hết được không?”, người phụ nữ trìu mến vỗ nhẹ lên đầu cô bé.
“Cho thêm một Tam khiếu.” Thấy phục vụ chuẩn bị rời đi, người đàn ông cao gầy nói với theo.
“Vâng. Sẽ có ngay thưa quý khách.” Người phục vụ khẽ cúi mình rồi quay người đi.
“Lão Vương, từ lâu đã nghe món Tam khiếu ở đây rất ngon nhưng chưa từng được nếm qua, hôm nay tôi phải ăn cho đã mới được.” Người phụ nữ cười vui vẻ.
“Được, bà cứ ăn thoải mái!” Người đàn ông cao gầy họ Vương sảng khoái vỗ ngực: “Chỉ là… Bà chủ Trần, bà xem hợp đồng của chúng ta liệu có…”.
“Hợp đồng tôi xem qua rồi, không vấn đề gì. Ăn xong chúng ta sẽ ký!” Người phụ nữ hưng phấn vỗ lên bàn.
“Được! Xong nay! Hợp tác với bà chủ Trần thật thoải mái!” Vừa lúc đó người phục vụ đem tới một đĩa chuột con đặt lên bàn, “Nào, nào, nào! Mời bà chủ Trần khai mạc!”.
“Được rồi!”, người phụ nữ không ngần ngại cầm đũa đưa về phía con chuột đỏ hỏn đang run rẩy trong đĩa: “Ưm… thật ngon! Vừa tươi vừa mềm, khẩu vị tuyệt hảo…”.
“Mẹ!” Mọi người đang ăn hăng hái, bỗng bé gái bên cạnh vội vàng kéo áo mẹ, chỉ con chuột cuối cùng trên đĩa: “Mọi người đừng ăn nó được không ạ? Nó đáng yêu quá, con muốn đem nó về nuôi”.
“Ha ha ha… Bà chủ Trần, con gái bà thật tốt bụng, sau này sẽ gặp thiện báo đó.” Người đàn ông trung niên họ Vương gói con chuột còn lại vào chiếc khăn giấy đưa cho cô bé.
“Thật dễ thương…” Cô bé thích thú, vuốt ve con chuột mới sinh nằm gọn trong khăn giấy…
[1] Tam khiếu: Ba tiếng kêu
Sở dĩ món ăn được mang tên Tam khiếu bởi vì cách thưởng thức rất đáng chú ý của nó: Những con chuột bạch mới sinh chưa mở mắt và vẫn còn sống được bày lên bàn ăn, trước tiên người ta dùng đũa kẹp, con chuột sẽ phát ra tiếng kêu “chít” thứ nhất, tiếp đó nhúng cả người nó vào gia vị, con chuột bị nghẹt hở, phát ra tiếng kêu thứ hai, và cuối cùng bỏ nó vào miệng, cắn thật mạnh, tiếng kêu cuối cùng thê lương hơn bao giờ hết sẽ phát ra.
Đương nhiên cũng không ít người cật lực lên án hành vi thưởng thức Tam khiếu ấy. Họ cho rằng Tam khiếu quá mức tàn nhẫn và đẫm máu, nhưng điều này dường như chẳng ảnh hưởng gì đến khẩu vị của những ông chủ nhiều tiền lắm quyền cả.
Thưởng thức Tam khiếu, kiểu ăn uống đắt tiền và mới lạ đã trở thành một trong những phương pháp chủ yếu để các ông chủ giàu có thể hiện sức mạnh tài chính cũng như độ lớn gan của mình. Thông thường, một vài kẻ lắm của bạo gan muốn thể hiện bản thân, họ sẽ hẹn bốn năm người bạn cùng tới địa điểm xác định, chuyên chế biến Tam khiếu để thưởng thức món ăn đó.
Đối với chuột dùng để chế biến món ăn, nhà hàng luôn có yêu cầu rất cao: Chúng phải là chuột bạch được chăm sóc kỹ lưỡng mỗi ngày. Chuột mẹ phải sống trong môi trường sạch sẽ, ăn những thức ăn tốt nhất, đảm bảo độ tươi ngon cho đời sau của nó.
Trong tất cả các nhà hàng kinh doanh Tam khiếu, chất lượng Tam khiếu ở Thính Khiếu Cư được xếp vào vị trí hàng đầu. Hầu như các thực khách đến đây ăn lần đầu đều sẽ quay lại. Nghe nói họ luôn cho chuột mẹ uống sữa tươi và ăn những đồ ngọt nhất. Chính vì vậy chuột con ở đây đã tự mang trên mình vị ngọt, khiến ai ăn cũng phải lưu luyến.
Chập tối mỗi ngày thường là thời khắc nhà hàng Thính Khiếu Cư náo nhiệt nhất, trong phòng ăn gần như không có lấy một chỗ trống. Hôm nay đương nhiên cũng chẳng ngoại lệ, nhà hàng vừa mở cửa đã thấy ba người đàn ông và một phụ nữ bế trên tay cô bé chừng bốn, năm tuổi từ ngoài bước vào. Họ chọn ngồi bàn kế bên cửa sổ.
“Bà chủ Trần, con gái bà thật đáng yêu! Cháu muốn dùng món gì cứ gọi thoải mái, hôm nay chú mời”, người đàn ông trung niên cao gầy đẩy quyển thực đơn về phía cô bé ngồi đối diện.
“Nghiêm Ngôn, còn không mau cảm ơn chú”, người phụ nữ trẻ bên cạnh nhìn cô bé với ánh mắt hiền từ.
“Cảm ơn chú!”, cô bé vui vẻ đón lấy quyển thực đơn: “Ừm… Cháu thích cá sốt chua ngọt, thịt thăn chiên mềm và cả cơm hải sản nữa”.
“Con mèo tham lam này, gọi nhiều thế có ăn hết được không?”, người phụ nữ trìu mến vỗ nhẹ lên đầu cô bé.
“Cho thêm một Tam khiếu.” Thấy phục vụ chuẩn bị rời đi, người đàn ông cao gầy nói với theo.
“Vâng. Sẽ có ngay thưa quý khách.” Người phục vụ khẽ cúi mình rồi quay người đi.
“Lão Vương, từ lâu đã nghe món Tam khiếu ở đây rất ngon nhưng chưa từng được nếm qua, hôm nay tôi phải ăn cho đã mới được.” Người phụ nữ cười vui vẻ.
“Được, bà cứ ăn thoải mái!” Người đàn ông cao gầy họ Vương sảng khoái vỗ ngực: “Chỉ là… Bà chủ Trần, bà xem hợp đồng của chúng ta liệu có…”.
“Hợp đồng tôi xem qua rồi, không vấn đề gì. Ăn xong chúng ta sẽ ký!” Người phụ nữ hưng phấn vỗ lên bàn.
“Được! Xong nay! Hợp tác với bà chủ Trần thật thoải mái!” Vừa lúc đó người phục vụ đem tới một đĩa chuột con đặt lên bàn, “Nào, nào, nào! Mời bà chủ Trần khai mạc!”.
“Được rồi!”, người phụ nữ không ngần ngại cầm đũa đưa về phía con chuột đỏ hỏn đang run rẩy trong đĩa: “Ưm… thật ngon! Vừa tươi vừa mềm, khẩu vị tuyệt hảo…”.
“Mẹ!” Mọi người đang ăn hăng hái, bỗng bé gái bên cạnh vội vàng kéo áo mẹ, chỉ con chuột cuối cùng trên đĩa: “Mọi người đừng ăn nó được không ạ? Nó đáng yêu quá, con muốn đem nó về nuôi”.
“Ha ha ha… Bà chủ Trần, con gái bà thật tốt bụng, sau này sẽ gặp thiện báo đó.” Người đàn ông trung niên họ Vương gói con chuột còn lại vào chiếc khăn giấy đưa cho cô bé.
“Thật dễ thương…” Cô bé thích thú, vuốt ve con chuột mới sinh nằm gọn trong khăn giấy…
Bình luận truyện