Liêu Trai Chí Dị
Chương 138: Hóa chồn vì hiếu sắc
truyện KIM LĂNG ẤT
Lân phụ như hà khả khải du.
Hạt y trước thể cánh thành hồ.
Tà ma nhất động tâm tiên biến.
Mạc nhạ chân long bích thượng phù.
Thời xưa, ở Trung quốc, có người tên Trung Sơn, nổi tiếng về biệt tài nấu rượu ngon và say.
Thời nay, ở phường Khương Thủy, thủ phủ Kim Lăng (tên cũ của Nam Kinh), tỉnh Giang Tô, có người họ Bành, tên Túy Toàn, có vợ họ Lang và hai con. Túy Toàn cũng nổi tiếng về biệt tài nấu rượu ngon và say nên dân phường tặng cho Túy Toàn mỹ danh là Bành Trung Sơn. Mỗi lần nấu rượu xong, Túy Toàn lại pha thuốc say vào rượu rồi mới đem bán. Bợm rượu nào dù tỉnh tới đâu, chỉ cần uống hai ly rượu của Túy Toàn là đã say mèm. Rượu bán chạy quá, Túy Toàn phải đốc thúc cả vợ con phụ nấu suốt ngày đêm mà vẫn không đủ rượu để bán. Nhờ tài nấu rượu, Túy Toàn trở thành cự phú.
Thời ấy, dân phường Khương Thủy rất lo sợ về nạn chồn biến thành thanh niên tuấn tú, tới nhà cưỡng chiếm phụ nữ. Trong phường, có hai anh em nhà giàu họ Tôn, cùng có vợ đẹp, cư ngụ chung trong một ngôi nhà. Người anh tên Mạnh, người em tên Trọng. Vợ Tôn Mạnh thường bị chồn tới cưỡng chiếm.
Một đêm, Túy Toàn thức khuya nấu rượu. Nấu xong, pha thuốc say vào chum, đậy nắp thực kỹ rồi đi ngủ. Sáng sau, vào bếp lấy rượu ra cho vợ con đem bán, Túy Toàn thấy một chồn say mèm, nằm mê man cạnh chum. Túy Toàn liền dón dén đi lấy dây trói chặt bốn chân chồn lại rồi lấy dao toan giết. Chồn chợt tỉnh, van lạy:"Xin tiên sinh tha mạng cho! Tiên sinh có việc chi sai bảo tiểu nhân cũng xin làm ngay!" Túy Toàn hỏi:"Mi có nói thực không?" Chồn đáp:"Thưa thực!" Túy Toàn liền cởi trói tha cho chồn. Ðột nhiên, chồn biến thành một thanh niên tuấn tú. Chợt nhớ tới chuyện vợ Tôn Mạnh bị chồn cưỡng chiếm, Túy Toàn hỏi:"Chồn thường lui tới nhà họ Tôn là chồn nào?"
Ðáp:"Thưa chính là tiểu nhân!" Thấy vợ Tôn Trọng còn đẹp hơn vợ Tôn Mạnh, Túy Toàn nói:"Mi phải dắt ta tới cưỡng chiếm vợ Tôn Trọng!" Ðáp: "Tiên sinh sai bảo bất cứ việc gì khác tiểu nhân cũng xin làm song riêng việc này thì tiểu nhân xin chịu!" Nói:"Mi vừa hứa buông miệng với ta để được tha mạng, bây giờ mi lại toan nuốt lời phải không?" Chồn thở dài, đáp:"Tiên sinh đã muốn thế thì hãy đi theo tiểu nhân!" Túy Toàn bèn nói với vợ con rằng mình có việc phải đi ra ngoài, rồi đi theo chồn.
Chồn dẫn Túy Toàn ra khỏi thành, đi thực xa. Tới một hang núi, chồn vào hang lấy ra một chiếc áo màu vàng đưa cho Túy Toàn, nói:"Chiếc áo này là tàng hình y! Ai mặc vào người thì mắt thế nhân chẳng thể nhìn thấy, chỉ có mắt loài chồn tiểu nhân mới nhìn thấy được thôi! Nếu tiên sinh mặc chiếc áo này mà tới nhà họ Tôn thì chẳng ai nhìn thấy được!" Nghe thấy thế, Túy Toàn cũng chỉ nửa tin nửa ngờ. Bèn hỏi:"Mi lấy chiếc áo này ở đâu ra?" Ðáp:"Chiếc áo này là di vật của tiện huynh. Từ ngày tiện huynh qua đời, tiểu nhân vẫn cất giữ làm kỷ vật. Nay đã trót hứa với tiên sinh nên phải lấy ra biếu!" Lại hỏi: "Thế mi định bao giờ mới dắt ta tới nhà họ Tôn?" Ðáp: "Tối mai, giờ dậu, tiểu nhân sẽ tới nhà tiên sinh!" Túy Toàn mừng lắm. Ðể thử xem lời chồn nói có đúng hay không, Túy Toàn bèn mặc chiếc áo vào người rồi ra về. Về nhà, thấy vợ con không nhìn thấy mình, Túy Toàn mừng lắm. Vào phòng thay áo rồi đi ra, thấy vợ con lại nhìn thấy mình, Túy Toàn mới tin lời chồn là đúng.
Tối sau, đúng hẹn, chồn tới. Túy Toàn bèn lấy chiếc áo mặc vào người rồi đi theo. Tới nhà họ Tôn, chồn dắt Túy Toàn chui qua hàng rào vào sân. Tới hành lang, cả hai cùng nhìn thấy trên tường có một đạo bùa dán cạnh một ngọn đèn leo lét. Thấy trên đạo bùa có vẽ một nét lớn, ngoằn ngoèo như rồng rắn, chồn tái mặt, nói: "Ðạo bùa này là của Âu Dương hoà thượng. Pháp thuật của hoà thượng này cao cường lắm. Anh em họ Tôn đã mời được hoà thượng này về đây thì tiểu nhân chẳng dám vào đâu!" Nói xong, ù té bỏ chạy. Thấy thế, Túy Toàn đã toan chạy theo, song vì còn tiếc rẻ cô vợ nhan sắc của Tôn Trọng nên chưa chịu chạy ngay, cứ lượn đi lượn lại trước đạo bùa để quan sát. Ðột nhiên, nét vẽ trên đạo bùa biến thành rồng, cuộn thành vòng, ngửng đầu chực bay. Lúc đó Túy Toàn mới hết hồn, co cẳng chạy. Vừa chui qua hàng rào ra tới đường, bỗng Túy Toàn thấy một nhà sư hình dung cổ quái, đứng ở giữa đường, tay trái cầm đèn, tay phải cầm bùa, miệng lẩm nhẩm đọc thần chú, hướng về phía mình mà làm phép. Kinh hãi quá, Túy Toàn cắm cổ chạy về nhà, vào phòng nằm ngủ.
Sáng sau, Lang thị thấy chồng ngủ trưa, bèn vào đánh thức. Túy Toàn chỉ ú ớ rồi lại ngủ mê man. Lang thị thầm nghĩ chắc chồng mình đêm qua thức khuya nấu rượu nên để yên cho ngủ, chẳng đánh thức nữa.
Trưa ấy, dân phường Khương Thủy nghe đồn anh em nhà họ Tôn đã thỉnh được Âu Dương hoà thượng tới nhà lập đàn trừ chồn cho phường nên rất vui mừng, rủ nhau tới nhà họ Tôn coi. Lang thị vào đánh thức chồng dậy để cùng đi coi với mình. Thấy chồng vẫn còn ngủ say nên Lang thị ra rủ hai đứa con. Tới nơi, Lang thị thấy nhà sư đã lập xong đàn tràng. Lát sau, nhà sư làm phép rồi niệm thần chú, gọi chồn tới quy phục. Ðột nhiên mọi người thấy Túy Toàn, từ ngoài cổng chạy huỳnh huỵch vào nhà, mặc chiếc áo màu vàng, sắc mặt nhợt nhạt. Tới trước đàn, đột nhiên Túy Toàn ngã quỵ xuống đất, hóa thành chồn, chiếc áo màu vàng vẫn còn khoác trên thân. Ai nấy đều kinh hãi.
Lúc thấy chồng chạy tới, Lang thị đã ngạc nhiên. Nay thấy chồng biến thành chồn, Lang thị lại càng kinh hãi. Nhà sư rút dao ra toan giết. Thấy thế, Lang thị vội quỳ xuống đất, khẩn cầu:"Xin hoà thượng mở lượng hải hà, tha chết cho chồng tiện thiếp. Tiện thiếp chắc rằng chồng tiện thiếp đã bị mắc mưu của chồn nên mới hóa thành chồn" Nhà sư gật đầu, nói:"Nếu thế thì hãy dắt về mà chăm sóc!"
Lang thị và hai con bèn dắt chồn về, chăm sóc chu đáo. Dọn cơm rượu cho ăn, dọn giường nệm cho ngủ, những mong chồn hóa trở lại thành người. Thế nhưng, ba hôm sau, chồn vẫn là chồn, chẳng thể hóa trở lại thành người được nữa.
Tối ấy, đột nhiên chồn lăn ra chết.
Lân phụ như hà khả khải du.
Hạt y trước thể cánh thành hồ.
Tà ma nhất động tâm tiên biến.
Mạc nhạ chân long bích thượng phù.
Thời xưa, ở Trung quốc, có người tên Trung Sơn, nổi tiếng về biệt tài nấu rượu ngon và say.
Thời nay, ở phường Khương Thủy, thủ phủ Kim Lăng (tên cũ của Nam Kinh), tỉnh Giang Tô, có người họ Bành, tên Túy Toàn, có vợ họ Lang và hai con. Túy Toàn cũng nổi tiếng về biệt tài nấu rượu ngon và say nên dân phường tặng cho Túy Toàn mỹ danh là Bành Trung Sơn. Mỗi lần nấu rượu xong, Túy Toàn lại pha thuốc say vào rượu rồi mới đem bán. Bợm rượu nào dù tỉnh tới đâu, chỉ cần uống hai ly rượu của Túy Toàn là đã say mèm. Rượu bán chạy quá, Túy Toàn phải đốc thúc cả vợ con phụ nấu suốt ngày đêm mà vẫn không đủ rượu để bán. Nhờ tài nấu rượu, Túy Toàn trở thành cự phú.
Thời ấy, dân phường Khương Thủy rất lo sợ về nạn chồn biến thành thanh niên tuấn tú, tới nhà cưỡng chiếm phụ nữ. Trong phường, có hai anh em nhà giàu họ Tôn, cùng có vợ đẹp, cư ngụ chung trong một ngôi nhà. Người anh tên Mạnh, người em tên Trọng. Vợ Tôn Mạnh thường bị chồn tới cưỡng chiếm.
Một đêm, Túy Toàn thức khuya nấu rượu. Nấu xong, pha thuốc say vào chum, đậy nắp thực kỹ rồi đi ngủ. Sáng sau, vào bếp lấy rượu ra cho vợ con đem bán, Túy Toàn thấy một chồn say mèm, nằm mê man cạnh chum. Túy Toàn liền dón dén đi lấy dây trói chặt bốn chân chồn lại rồi lấy dao toan giết. Chồn chợt tỉnh, van lạy:"Xin tiên sinh tha mạng cho! Tiên sinh có việc chi sai bảo tiểu nhân cũng xin làm ngay!" Túy Toàn hỏi:"Mi có nói thực không?" Chồn đáp:"Thưa thực!" Túy Toàn liền cởi trói tha cho chồn. Ðột nhiên, chồn biến thành một thanh niên tuấn tú. Chợt nhớ tới chuyện vợ Tôn Mạnh bị chồn cưỡng chiếm, Túy Toàn hỏi:"Chồn thường lui tới nhà họ Tôn là chồn nào?"
Ðáp:"Thưa chính là tiểu nhân!" Thấy vợ Tôn Trọng còn đẹp hơn vợ Tôn Mạnh, Túy Toàn nói:"Mi phải dắt ta tới cưỡng chiếm vợ Tôn Trọng!" Ðáp: "Tiên sinh sai bảo bất cứ việc gì khác tiểu nhân cũng xin làm song riêng việc này thì tiểu nhân xin chịu!" Nói:"Mi vừa hứa buông miệng với ta để được tha mạng, bây giờ mi lại toan nuốt lời phải không?" Chồn thở dài, đáp:"Tiên sinh đã muốn thế thì hãy đi theo tiểu nhân!" Túy Toàn bèn nói với vợ con rằng mình có việc phải đi ra ngoài, rồi đi theo chồn.
Chồn dẫn Túy Toàn ra khỏi thành, đi thực xa. Tới một hang núi, chồn vào hang lấy ra một chiếc áo màu vàng đưa cho Túy Toàn, nói:"Chiếc áo này là tàng hình y! Ai mặc vào người thì mắt thế nhân chẳng thể nhìn thấy, chỉ có mắt loài chồn tiểu nhân mới nhìn thấy được thôi! Nếu tiên sinh mặc chiếc áo này mà tới nhà họ Tôn thì chẳng ai nhìn thấy được!" Nghe thấy thế, Túy Toàn cũng chỉ nửa tin nửa ngờ. Bèn hỏi:"Mi lấy chiếc áo này ở đâu ra?" Ðáp:"Chiếc áo này là di vật của tiện huynh. Từ ngày tiện huynh qua đời, tiểu nhân vẫn cất giữ làm kỷ vật. Nay đã trót hứa với tiên sinh nên phải lấy ra biếu!" Lại hỏi: "Thế mi định bao giờ mới dắt ta tới nhà họ Tôn?" Ðáp: "Tối mai, giờ dậu, tiểu nhân sẽ tới nhà tiên sinh!" Túy Toàn mừng lắm. Ðể thử xem lời chồn nói có đúng hay không, Túy Toàn bèn mặc chiếc áo vào người rồi ra về. Về nhà, thấy vợ con không nhìn thấy mình, Túy Toàn mừng lắm. Vào phòng thay áo rồi đi ra, thấy vợ con lại nhìn thấy mình, Túy Toàn mới tin lời chồn là đúng.
Tối sau, đúng hẹn, chồn tới. Túy Toàn bèn lấy chiếc áo mặc vào người rồi đi theo. Tới nhà họ Tôn, chồn dắt Túy Toàn chui qua hàng rào vào sân. Tới hành lang, cả hai cùng nhìn thấy trên tường có một đạo bùa dán cạnh một ngọn đèn leo lét. Thấy trên đạo bùa có vẽ một nét lớn, ngoằn ngoèo như rồng rắn, chồn tái mặt, nói: "Ðạo bùa này là của Âu Dương hoà thượng. Pháp thuật của hoà thượng này cao cường lắm. Anh em họ Tôn đã mời được hoà thượng này về đây thì tiểu nhân chẳng dám vào đâu!" Nói xong, ù té bỏ chạy. Thấy thế, Túy Toàn đã toan chạy theo, song vì còn tiếc rẻ cô vợ nhan sắc của Tôn Trọng nên chưa chịu chạy ngay, cứ lượn đi lượn lại trước đạo bùa để quan sát. Ðột nhiên, nét vẽ trên đạo bùa biến thành rồng, cuộn thành vòng, ngửng đầu chực bay. Lúc đó Túy Toàn mới hết hồn, co cẳng chạy. Vừa chui qua hàng rào ra tới đường, bỗng Túy Toàn thấy một nhà sư hình dung cổ quái, đứng ở giữa đường, tay trái cầm đèn, tay phải cầm bùa, miệng lẩm nhẩm đọc thần chú, hướng về phía mình mà làm phép. Kinh hãi quá, Túy Toàn cắm cổ chạy về nhà, vào phòng nằm ngủ.
Sáng sau, Lang thị thấy chồng ngủ trưa, bèn vào đánh thức. Túy Toàn chỉ ú ớ rồi lại ngủ mê man. Lang thị thầm nghĩ chắc chồng mình đêm qua thức khuya nấu rượu nên để yên cho ngủ, chẳng đánh thức nữa.
Trưa ấy, dân phường Khương Thủy nghe đồn anh em nhà họ Tôn đã thỉnh được Âu Dương hoà thượng tới nhà lập đàn trừ chồn cho phường nên rất vui mừng, rủ nhau tới nhà họ Tôn coi. Lang thị vào đánh thức chồng dậy để cùng đi coi với mình. Thấy chồng vẫn còn ngủ say nên Lang thị ra rủ hai đứa con. Tới nơi, Lang thị thấy nhà sư đã lập xong đàn tràng. Lát sau, nhà sư làm phép rồi niệm thần chú, gọi chồn tới quy phục. Ðột nhiên mọi người thấy Túy Toàn, từ ngoài cổng chạy huỳnh huỵch vào nhà, mặc chiếc áo màu vàng, sắc mặt nhợt nhạt. Tới trước đàn, đột nhiên Túy Toàn ngã quỵ xuống đất, hóa thành chồn, chiếc áo màu vàng vẫn còn khoác trên thân. Ai nấy đều kinh hãi.
Lúc thấy chồng chạy tới, Lang thị đã ngạc nhiên. Nay thấy chồng biến thành chồn, Lang thị lại càng kinh hãi. Nhà sư rút dao ra toan giết. Thấy thế, Lang thị vội quỳ xuống đất, khẩn cầu:"Xin hoà thượng mở lượng hải hà, tha chết cho chồng tiện thiếp. Tiện thiếp chắc rằng chồng tiện thiếp đã bị mắc mưu của chồn nên mới hóa thành chồn" Nhà sư gật đầu, nói:"Nếu thế thì hãy dắt về mà chăm sóc!"
Lang thị và hai con bèn dắt chồn về, chăm sóc chu đáo. Dọn cơm rượu cho ăn, dọn giường nệm cho ngủ, những mong chồn hóa trở lại thành người. Thế nhưng, ba hôm sau, chồn vẫn là chồn, chẳng thể hóa trở lại thành người được nữa.
Tối ấy, đột nhiên chồn lăn ra chết.
Bình luận truyện