Lư Sơn Kỳ Nữ

Chương 19: Bốn thế đà đao



Độc Cô Sách vừa cười vừa đáp:

-Khi vào tới trong Chúng Bố chi môn và Chúng Nghi chi môn tại hạ trông thấy

cái búa ngọc của lão tiền bối nên lo âu khôn tả.

Bách Biểu nghe nói tới đó bỗng cao hứng vô cùng liền cười như điên như khùng.

Độc Cô Sách thấy Bách Biểu cười như vậy liền nhìn ông ta hỏi:

-Đổng lão tiền bối sao bỗng dưng lại cao hứng như thế?

-¥n đức của lão đệ với ông cháu lão phu thật là cao hơn trời rộng hơn bể, không

biết lấy gì mà báo đền được!

Lão tiền bối nói như thế thì không còn được gọi là giang hồ hào hiệp rồi!

-Người cao minh nhất trong giang hồ hào hiệp là không phụ ân của người, người

kém hơn đôi chút thì đã nhận một chút ít ân của người ta thể nào cũng phải báo

đền cho được mới thôi. Nhưng ông cháu Đổng mỗ thụ ân lão đệ quá lớn lao, không

biết lấy gì mà đền bù nổi. Cho nên mỗi khi nghĩ đến lão đệ, là lại cảm thấy áy náy

vô cùng!

-Đổng lão tiền bối hãy dẹp ý tưởng đó đi.

-Lão đệ thi ân không mong người ta báo đền đó là lòng hào hiệp của lão đệ, còn

ông cháu của Đổng mỗ đã đội ơn của lão đệ hậu như thế dù sao ông cháu mõ cũng

phải cố nghĩ cách để đền ơn trong muôn một cho lão đệ, đó là do lòng người,

không ai cưỡng ép được ai cả. Còn vừa rồi lão bỗng thất thanh cười là vì đã nghĩ ra

một cách để tạm gọi đền bù được một chút ít ơn đức của lão đệ với ông cháu lão!

Độc Cô Sách gượng cười cau mày lại định nói, thì Bách Biểu đã cười và nói:

-Sự thực phương pháp của lão vừa nghĩ ra đó chỉ có thể gọi là giúp ích cho lão

đệ khi du hiệp chân trời góc biển, trượng kiếm tiêu diệt bọn tà ma đấy thôi.

Độc Cô Sách thấy Bách Biểu có lòng thành như vậy, không sao từ chối, liền gật

đầu đáp:

-Nếu lão tiền bối đã có dụng ý như vậy, Độc Cô Sách không dám từ chối nữa.

-Khi ở núi Mã Tích, lão đệ có trông Đổng mỗ tấn công Giang Tử Kỳ ba búa

không?

Độc Cô Sách gật đầu lia lịa và giơ ngón tay cái lên khen ngợi rằng:

-Ba thế búa ấy trầm hùng tinh diệu, oai lực vô song. Giang Tử Kỳ là một tên

hung nhân tuyệt thế như vậy, mà cũng bị tiền bối tấn công đến cuống cả chân tay

lên không biết đâu mà chống đỡ.

Bách Biểu tỏ vẻ đắc chí mỉm cười tiếp:

-Ba thế búa ấy tên là Trầm Hương Cứu Mẫu, Ngô Cương phạt quế và Ngũ đinh

khai sơn. Hồi còn trẻ lão phu vào núi đẵn củi gặp một dị nhân truyền thụ cho, bên

trong biến hoá thần kỳ oai mãnh cực độ, bây giờ lão phu muốn truyền lại ba thế

búa ấy cho lão đệ.

-Độc Cô Sách không quen dùng búa làm khí giới.

-Sao lão đệ thông minh suốt đời lại u mê nhất thời như thế? Oai lực của ba thế

ấy alf ở những thế thức thần kỳ hoá linh diệu, chứ có phải là vì bản thân của chiếc

búa ngọc đâu? Lão đệ không quen dùng búa, chả lẽ lão đệ lại không thể dùng

kiếm thay búa mà sử dụng ba thế ấy sao? Thậm chí hoá nó thành chưởng pháp,

chắc cũng không đến nỗi thường đâu?

Độc Cô Sách cũng biết ba thế búa này rất tinh kỳ oai lực khác thường, mà Bách

Biểu lại có lòng chí thành biếu cho mình nên chàng gật đầu mỉm cười đáp:

-Lão tiền bối đã có nhã ý như vậy. Độc Cô Sách này còn từ chối thì thực không

biết điều tí nào. Vậy xin lão tiền bối cứ chỉ giáo đi?

Bách Biểu nghe nói cả mừng, liền lấy đôi đũa thay búa, truyền ba thế thủ pháp:

Trầm Hương cứu mẫu, Ngô cương phạt quế và Ngũ đỉnh khai sơn cho Độc Cô Sách

luôn, cả những biến hoá thần kỳ cũng nhất nhất truyền thụ hết cho chàng.

Văn hay võ cũng vậy, quý hồ mình có chút căn bản thì rất dễ thông hiểu những

môn khác tương tự ngay. Vì vậy Độc Cô Sách chỉ học qua một lượt là hiểu biết

ngay. Chàng có võ học thượng thừa hơn Bách Biểu nhiều, nên không đầy nửa

tiếng, chàng đã thuộc lòng hết tất cả những sự biến hoá của ba thế búa ấy.

Bách Biểu rất kính phục thở dài đáp:

-Xưa kia lão phu học hỏi ba thế búa này, vừa tốn đúng một tháng trời, không

ngờ Độc Cô lão đệ chỉ mới có chừng một tiếng đã thuộc lòng hết. Quả thực là một

nhân vật thượng thặng, lão phu so sánh với lão đệ thực một trời một vực.

Độc Cô Sách học hỏi ba thế búa đó xong, chàng nhận thấy ba thế búa ấy quả

thực thần diệu nên cũng lắc đầu thở dài nói tiếp:

-Người sáng chế ra ba thế búa tuyệt học này quả thực là cao minh, chỉ tiếc thay

người đó chỉ truyền cho lão tiền bối có ba thế thôi, nếu truyền ba mươi thế, thì thể

nào cũng vô địch thiên hạ!

Bách Biểu vừa cười vừa đáp:

-Để lão phu kể cho lão đệ hay câu chuyện mà lão phu đã học được ba thế tuyệt

học này nhé?

Độc Cô Sách biết chị họ mình hẹn đấu với người ta vào ban đêm mà bây giờ mặt

trời chưa lặn hãy còn rất sớm. Nên chàng gật đầu đáp:

-Xin Đổng lão tiền bối cứ nói đi. Độc Cô Sách tôi rất vui lòng lắng tai nghe.

-Hồi lão phu đi vào trong núi sâu ở phía Đông Động Đình đẵn củi đột nhiên

nghe có tiếng người kêu gọi. Lão phu vội quay đầu lại nhìn mới hay người đó là

một đạo sĩ gù.

-Đạo sĩ gù ư? Trong hai ba chục năm nay không hề nghe thấy trong võ lâm có

một cao thủ tuyệt thế nào có hình dáng như vậy cả.

-Đạo sĩ ấy bình sinh không thích lai vãng với các nhân vật võ lâm, cho nên ít

người biết đến ông ta. Biệt hiệu của ông ta là Tứ Chiêu Đạo nhân.

-Coi nghe cái biệt hiệu ấy, cũng cảm thấy lý thú rồi. Nhưng không biết hai chữ

"Tứ chiêu" ấy là có nghĩa gì? Chả lẽ người đó lại có bốn mắt chăng?

-Chữ "chiêu" này là "Chiêu thuật thế thức" chứ không phải chỉ "chiêu tử" là mắt

đâu. Người đó đem võ học của các môn các phái với võ học của mình đã học hỏi

được đem dung hoà và nghiên cứu kỹ lưỡng, rồi sáng tác ra tất cả bốn thế tuyệt

học. Cho nên ông ta mới tự đặt cho mình một cái tên là "Tứ chiêu đà đao" như thế.

Độc Cô Sách mỉm cười hỏi:

-Người ấy đã sáng tác ra bốn thế tuyệt học nhưng tại sao lại chỉ truyền cho lão

tiền bối có ba thôi?

-Vì lão phu đã cứu y thoát chết nên y chỉ truyền thụ cho có ba thế thôi, còn nếu

không cứu y thì có thể học hỏi được hết bốn thế đấy.

Độc Cô Sách thắc mắc không hiểu vội hỏi lại:

-Thế là nghĩa lý gì?

-Tứ Chiêu đà đao trúng độc sắp chết thấy lão phu đi qua liền lên tiếng kêu gọi

định truyền thụ bốn thế tuyệt học ấy cho lão phu, để khỏi mai một môn võ công

huyền diệu ấy.

-Phải! Đó là một sự bi đát nhất của các võ học danh gia, mà bất cứ người nào

gặp trường hợp ấy cũng phải làm như vậy cả!

-Lão phu nghe thấy ông ta nói như vậy mừng rỡ khôn tả, nhưng lại đau lòng và

thương tiếc hộ ông ta. Lão phu hỏi ông ta tại sao lại bị trúng độc như thế, ông ta

bảo chỉ vì đang đi ở trong núi khát nước, lỡ ăn phải một trái cây độc.

-Chắc lão tiền bói biết cách giải trừ chất độc của trái cây ấy phải không?

-Lão phu nghe thấy thế liền an ủi ông ta và nói có biết cách giải cứu chất độc

của trái cây ấy, cam đoan sẽ chữa khỏi cho ông ta ngay.

-Tứ Chiêu đà đao sắp chết lại được cứu tinh đem đến sự sống, tất nhiên phải rất

cao hứng mà truyền thụ bốn thế tuyệt học ấy cho lão tiền bối phải không?

Bách Biểu lắc đầu xua tay đáp:

-Lão đệ đoán lầm rồi! Đạo sĩ ấy tính nết rất quái dị.

Bách Biểu cầm chén lên hớp hai hớp rượu gắp một miếng thịt nai khô Vân Nam

lên nhai, rồi mới từ từ nói tiếp:

-Tứ Chiêu đà đao nghe lão phu nói có thể cứu chữa khỏi chất độc ấy và có thể

cứu y thoát chết. Không ngờ y không lộ vẻ kinh ngạc và không mừng rỡ chút nào

mà lại tuyên bố rằng: "Bần đạo bình sinh không chịu thụ ơn của ai hết, nếu thí chủ

cứu bần đạo thoát chết, thì bần đạo thế nào cũng phải báo đáp".

Độc Cô Sách xen lời:

-Đạo sĩ ấy nói như vậy là sự rất thường, sao lão tiền bối lại bảo y là có tính nết

quái dị được?

-Lão đệ hãy để yên cho lão phu nói tiếp lão phu sẽ nói đến chỗ quái dị của y.

Bách Biểu nhìn vào mặt nước hình như đang nghĩ lại chuyện xưa. Một lát sau,

ông ta mới mỉm cười nói tiếp:

-Quả thực có lý do riêng vì y bảo nếu lão phu không cứu y, y sẽ chết nên y phải

truyền thụ hết bốn thế tuyệt học ấy cho lão phu để khỏi thất truyền.

Độc Cô Sách cầm ly rượu lên uống lẳng lặng nghe Bách Biểu nói tiếp:

-Nhưng nếu lão phu cứu y thoát chết, thì y không chịu truyền thụ hết bốn thế

tuyệt học ấy cho lão phu nữa, nhiều nhất là chỉ có thể truyền tới ba thế tuyệt học

ấy cho lão phu thôi, còn một thế giữ lại để phòng thân.

-Đạo sĩ nói như vậy, thì không phải là người có lượng như các vị kỳ nhân dị sĩ.

-Đạo sĩ đã quyết định như vậy cũng có hai lý do riêng.

-Chắc hai lý do của y thế nào cũng quái dị lắm?

-Lý do thứ nhất là nếu lão phu cứu y thoát chết y truyền thụ tuyệt nghệ cho lão

phu là để đền ơn. Trong đời nghiên cứu ra được bốn thế tuyệt học ấy thôi mà y đã

bằng lòng truyền thụ cho lão phu ba thế như vậy kể cũng hậu hĩ lắm rồi.

-Lý do thứ nhất này kể cũng vững đấy.

Bách Biểu ngừng tay chèo để mặc cho chiếc thuyền theo nước trôi đi rồi vừa

nhậu vừa nói tiếp:

-Điểm thứ hai là y hiềm lão phu đã luống tuổi lại không được thông minh khôn

ngoan như người, không phải là một nhân vật có tài thượng thừa. Y đã sáng chế ra

tuyệt học, tất nhiên là phải mong trước khi chết truyền thụ cho một người lý tưởng.

Cho nên trong bốn thế búa đó, y phải giữ lại một thế mạnh nhất, để cho đồ đệ vị

lai của y khỏi thua kém lão phu.

Độc Cô Sách nghe nói bật cười liền đỡ lời:

-Hai lý do này của y tuy quái dị, nhưng Tứ Chiêu đà đao nà kể cũng thành thực

đáng yêu. Thế lúc ấy lão tiền bối trả lời y ra sao?

-Lão phu không suy nghĩ gì hết, liền nhận lời cứu chữa cho y ngay. Vì cứu nguy

tế bần là tôn chỉ của lão phu, đừng nói y chỉ truyền thụ cho lão phu ba thế tuyệt

học thôi, mà dù không truyền thụ một thế nào, lão phu cũng cố hết sức cứu cho y

thoát chết.

-Lão tiền bối trả lời rất hay và khiến ai nghe thấy cũng phải kính phục. Nếu tại

hạ là Tứ Chiêu đà đao, thì thế nào cũng truyền thụ hết bốn thế tuyệt học ấy cho

tiền bối mới phải.

Bách Biểu gượng cười nói tiếp:

-Nếu lúc ấy lão phu mà gặp được lão đệ có phải là tốt biết bao không, nhưng

tiếc thay lại gặp đạo sĩ quái dị ấy nên lão phu trả lời xong liền bị y mắng cho một

trận.

Độc Cô Sách vội đặt ly rượu xuống, ngạc nhiên hỏi:

-Lão tiền bối trả lời như thế là chính đại quang minh tại sao y lại mắng lão tiền

bối?

Bách Biểu thở dài, cau mày nói tiếp:

-Y bảo lão phu đừng có giả bộ nhân nghĩa để định lấy đức cảm phục y nữa. Chi

bằng cứ khoanh tay đứng yên để mặc cho y chết và cũng đừng có hòng y truyền

thụ cho một thế tuyệt học nào.

-Đạo sĩ ấy quả thực là kỳ quái!

-Y đã nói như vậy, lão phu cũng chả muốn nói nhiều, liền ra tay giải độc cho y

mà học được ba thế tuyệt học này!

-Thế bây giờ Tứ Chiêu đà đao có còn sống ở trên đời này không?

-Từ đó đến nay đã được hơn hai mươi năm trời rồi, lão phu đã đầu bạc như thế

này, chưa chắc lão đạo sĩ ấy còn sống được ở trên đời này.

Độc Cô Sách nghe nói thở dài, rồi lại hỏi tiếp:

-Không biết y đã tìm được người truyền nhân lý tưởng chưa? Lão tiền bối có biết

tin ấy không?

-Lão phu không hay biết chuyện đó, nhưng lão phu biết thế tuyệt học cuối cùng

của y còn giữ lại là thế "Vạn tượng hồi xuân".

Độc Cô Sách kêu "ồ" một tiếng, làm như đã vỡ lẽ:

-Tại hạ hiểu rồi!

-Lão đệ hiểu cái gì?

-Tại hạ nghĩ được bốn thế tuyệt học của lão đạo sĩ đó sáng tạo bên trong có bao

hàm diệu lý của Xuân Hạ Thu Đông bốn mùa.

Bách Biểu bán tín bán nghi lại hỏi tiếp:

-Sao lão đệ lại nghĩ ra được như thế?

Độc Cô Sách có vẻ cao hứng, hớn hở cười đáp:

-Ngày nọ ở trên núi Mã Tích, tại hạ ngấm ngầm để ý lão tiền bối giở ba thế

tuyệt học ra đấu với Giang Tử Kỳ, đã có một chút ấn tượng. Ngày hôm nay lại

được lão tiền bối truyền thụ cho, nên càng nhận thấy sự nhận xét của mình rất

đúng.

-Nhận xét của lão đệ như thế nào?

-Tại hạ thấy lão tiền bối truyền thụ cho thế thứ nhất "Trầm hương cứu mẫu" như

là: cái lọng lừa ở trên không, mà bỗng có tiếng sấm sét kèm theo mưa gió đổ

xuống, không khác gì là tiết trời mùa hạ vậy.

-Lão đệ nói rất có lý.

-Thế thứ hai "Ngô Cương phạt quế" thì tựa như gió thổi lá rụng trăng lạnh đeo lơ

lửng trên đỉnh non cao, không khác gì là tiết lạnh lẽo của mùa thu.

-Sự nhận xét của lão đệ rất thông minh, quả thực không sai một ly một tý nào.

Độc Cô Sách uống cạn nửa ly rượu, nhìn thẳng về phía xa, thấy mặt trời đang

lặn đỏ cả một góc trời. Chàng ngắm nhìn cảnh đẹp một hồi, rồi mỉm cười nói tiếp:

-Thế thứ ba "Ngũ đinh khai sơn" lại tựa như gió bắc hiu hắt thổi, sương tuyết

phủ, đầy biên quan, đúng là cảnh giá lạnh của Đông về.

Bách Biểu nghe tới đó có vẻ hổ thẹn, một tay vuốt râu và lắc đầu thở dài nói

tiếp:

-Đổng Bách Biểu này nhờ có ba thế tuyệt học ấy, may mắn được một chút hư

danh ở trên giang hồ. Ngờ đâu hết nửa đời người rồi, mà cũng không sao hiểu thấu

được diệu lý huyền cơ của ba thế võ ấy. Cho đến ngày hôm nay nghe lão đệ nói

mới cảm thấy mình như là một kẻ tối tăm mà được lão đệ khai sáng trí óc cho vậy,

và cũng đúng với câu cổ nhân đã nói: "Tiếp chuyện bạn một đêm, hơn là đọc hai

mươi năm sách vở"!

-Tại hạ nhận xét thấy như vậy liền nghĩ bụng: "Vạn tượng hồi xuân" mà chưa

chịu truyền thụ cho lão phu! Nhưng đáng lẽ y phải giữ lại thế cuối cùng là thế của

mùa đông mới đúng, sao y lại ngắt ngọn mà không truyền thụ thế ấy cho lão phu?

-Võ học theo diệu lý của bốn mùa mà tạo thành, thì không cứ phải theo sự tuần

tự của bốn mùa đâu, như bốn thế tuyệt học này của đạo sĩ ấy sáng tác lại lấy Hạ

nóng hổi làm bắt đầu của pho võ mà lấy mùa xuân làm kết thúc. Theo sự ước đoán

của tại hạ thì thế "Vạn tượng hồi xuân" này của y thể nào cũng phải tới ảo diệu cực

điểm, cao minh hơn ba thế kia nhiều.

-Y giữ lại thế "Vạn tượng hồi xuân" để truyền nhân, thì tất nhiên ảo diệu hơn ba

thế Hạ Thu Đông mà y đã truyền thụ cho lão phu nhiều! à... à Độc Cô lão đệ này,

thế Vạn tượng hồi xuân để làm tên, còn ba thế kia lại không lấy Hạ Thu Đông làm

ten, mà lại đặt khác đi như thế?

-Có lẽ lão đạo sĩ truyền thụ cho lão tiền bối về phủ pháp, thì tất nhiên y phải đặt

tên những thế võ đó lại cho có liên can đến búa, để truyền thụ cho lão tiền bối, chứ

sự thực không phải là tên thực của ba thế võ kia đâu.

-Lão đệ thông minh thật!

Nói tới đó ông ta liền cầm chén rượu uống một hơi nữa, rồi lắc đầu thở dài nói

tiếp:

-Đáng tiếc thật! Đáng tiếc thật!

-Đáng tiếc cái gì hả lão tiền bối?

-Lão phu tiếc là không biết hiện giờ Tứ Chiêu Đà đao còn sống hay không?

Bằng không y mà được lão đệ thì thế nào y cũng truyền thụ "Vạn tượng hồi xuân"

kia cho lão đệ ngay.

-Nhất ẩm nhất trác gia do tiền định, lão tiền bối luyến tiếc làm chi. Lúc này

cảnh sắc đang đẹp tuyệt vời chúng ta hãy đối cảnh uống cạn với nhau ba chén

trước, và cũng gọi là cảm tạ lão tiền bối đã truyền thụ tuyệt nghệ cho.

Hai người liền cùng nhau uống cạn ba chén một lúc. Bách Biểu cao hứng lại còn

lớn tiếng ca một bản hoài cổ.

Độc Cô Sách nghe xong tiếng ca, vừa cười vừa nói:

-Lão tiền bối hào hứng thực, nhưng trong bài ca có câu: "Bách bôi tuý thống ẩm"

thì tại hạ tửu lượng hãy còn kém lắm, làm sao mà có thể tiếp nổi lão tiền bối uống

luôn một trăm chén như thế được? Nay mai nếu có dịp may, lão tiền bối được gặp

Nam Môn sư thúc của tại hạ, thì lúc ấy mới thực là: "Tửu phùng tri kỷ thiên bôi

thiểu".

-Độc Cô lão đệ có biết tại sao khi ở núi Mã Tích, Giang Tử Kỳ dụ lão phu gia

nhập Hoàn Vũ Cửu Sát lão phu lại muốn nhận lời y không?

-Sao lão tiền bối lại có ý nghĩ ấy?

-Vì đối phương đã biết thị hiếu của lão phu. Từ khi ra đời tới giờ, lúc nào lão phu

cũng mong muốn được cùng Nam Môn đạo trưởng đối ẩm luôn mười ngày đêm

như vậy mới thực là khoái.

-Chờ khi nào kết thúc đại hội Nam Thiên diệt trừ quần ma xong, Độc Cô Sách

sẽ giới thiệu Nam Môn sư thúc với lão tiền bối, để lão tiền bối được toại tâm

nguyện.

-Lão đệ có ý như vậy, lão phu xin cảm tạ trước một chén.

Độc Cô Sách cũng nâng chén lên uống cạn luôn Bách Biểu thấy thế liền cả cười

và đỡ lời:

-Tửu lượng của lão đệ cũng không phải tầm thường.

-Khi nào cao hứng lắm thì tại hạ mới có thể uống được mười cân còn mượn rượu

để tiêu sầu, thì chỉ uống tới năm cân là đã ngà ngà say rồi.

-Lão đệ nói như thế thực không thông chút nào.

-Tại sao lão tiền bối lại bảo là không thông?

-Không những lão phu nhận thấy khiêm lý, mà còn có rất nhiều vị cổ nhân cũng

đều phản đối câu mượn rượu tiêu sầu ấy.

-Lão tiền bối chỉ những vị cổ nhân ấy là ai?

-Lý Thanh Nguyên đã nói: "Cứ bôi tiêu sầu, canh sầu" và Tân Giá Hiền cũng

nói: "Sầu nhân đạo tửu năng, tiêu giải, nguyên lai tử thị sầu nhân hại. Đối tửu việt

tự lượng, tuý hai hoàn đoạn trường. (Người rầu rĩ bảo rượu có thể giải sầu, khi uống

say mới biết rượu càng làm cho mình sầu thêm. Uống rượu vào càng nghĩ nhiều,

khi say càng sầu đứt ruột).

-Lão tiền bối đã bị hai vị đại thi nhân nhà Đường với nhà Tống lừa dối rồi, đó

chính là nghĩa bóng đấy. Họ càng bảo người sầu không nên uống rượu, thì lại càng

nhìn nhận chỉ có rượu mới là tri ân duy nhất của người đa sầu đa cảm thôi.

Bách Biểu trợn mắt lên nhìn Độc Cô Sách, chưa kịp hỏi thì Độc Cô Sách lại nói

tiếp:

-Vì thế mà Lý Thái Bạch đã một mặt nói: "Khử bôi tiêu sầu, sầu canh sầu",

nhưng mặt khác lại nói: "Hô đồng tương xuất hoán mỹ tửu, dữ nhi đồng tiêu vạn cổ

sầu" (gọi tiểu đồng ra đi đổi rượu ngon, để cùng bạn giải mối sầu vạn cổ).

-Lão đệ nói rất phải, luận điệu của các vị cổ nhân ấy quả thực là mâu thuẫn hết

sức.

-Đó không phải là họ tự mâu thuẫn, mà là sự nhận xét riêng của mỗi nhà văn đó

thôi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện