Lương Nhân
Chương 14-1
Mới sáng sớm, Kỳ gia đã nhận được điện thoại, hỏi xem ông cụ có rảnh không để ăn cơm cùng ông. Người gọi đến là Kỳ Duật, anh mới được “gả” ra ngoài có hai tháng, nhưng cả nhà họ Kỳ chưa từng có trường hợp nào giống như anh, cho nên mãi họ mới ngớ người nhận ra rằng bữa cơm này phải sớm ăn từ lâu rồi.
Hiện nay người quản lý mọi chuyện vặt vãnh trong nhà họ Kỳ là mẹ của Kỳ Trấn, nhưng chẳng có ai dám đi hỏi bà ta về chuyện này, họ đành phải quay ra cầu cứu dì Tất, nhờ dì đi nói một câu với ông cụ.
Thời nay chẳng giống như ngày xưa nữa, những người làm công trong nhà đều thuộc dạng làm theo hợp đồng, kẻ đến cứ đến, người đi cứ đi, chỉ có mỗi dì Tất đã làm ở đây đến mấy chục năm, bởi vậy dì cũng được coi như bậc kỳ cựu ở cái nhà này. Sau khi cụ bà qua đời, cả nhà họ Kỳ chỉ còn mỗi cụ ông gọi dì là “tiểu Tất” thôi. Có người nói rằng quan hệ của hai người họ không như bình thường, bởi dì Tất đã dành gần như cả cuộc đời ở Kỳ gia rồi. Tuy nhiên chẳng có ai lôi ra được bằng chứng cụ thể cả, cho nên họ chỉ thì thầm với nhau rồi ngầm hiểu thôi.
Bởi vậy nên khi gặp phải chuyện khó xử của Kỳ Duật thế này, chẳng ai muốn giơ đầu chịu báng nên họ đẩy hết sang cho dì Tất. Dì Tất cũng biết là mọi người lúng túng nên cũng đồng ý làm, vậy là ai cũng thở phào nhẹ nhõm, ngoài miệng thì nói cảm ơn, đến khi quay đi thì bắt đầu nhìn nhau, hiểu rõ trong lòng nhau nghĩ gì.
Làm việc ở Kỳ gia đã lâu nên dì Tất cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi tác phong ở gia đình giàu có. Dì không vội đi luôn mà lấy báo với tạp chí của ngày hôm nay, sau đó đặt lên trên cánh tay rồi mang đến cho lão gia.
Là người đã nắm giữ cơ ngơi Kỳ gia suốt bao nhiêu năm qua, Kỳ lão gia luôn quan tâm đến thời sự, sáng nào ông cũng dành ra một tiếng để ngồi đọc báo. Ông không thích những thứ đồ điện tử hiện đại mà chỉ đọc báo do bưu cục gửi đến. Cả nhà họ Kỳ chỉ có mỗi Kỳ Trấn là còn tiếp chuyện được một đôi câu với ông, sáng sớm hai ông cháu thường ngồi với nhau, một người thì đeo kính lão đọc báo, một người thì cầm máy tính bảng đọc tin tức tài chính, thấy có tin gì quan trọng thì hai người lại trao đổi vài câu với nhau.
Hôm qua Kỳ Trấn đã đi công tác, Kỳ lão gia thong thả bước vào đại sảnh, thấy hôm nay người mang báo tới là dì Tất thì lấy tờ báo trước, ngồi vào chỗ quen thuộc của mình, sau đó mở tờ báo đang cầm ra rồi mới nói: “Hồi Huệ Quân quán xuyến việc nhà, làm đến việc nào cũng làm người ta hài lòng. Tả Kiều thì vẫn còn trẻ người non dạ, không biết đường học theo mẹ nó.” Lời này có ý hoài niệm đến người vợ quá cố, ngoài ra cũng nhận xét về cách chăm lo việc nhà của con dâu cả.
Ông nói câu vừa rồi như thể chỉ đang tán gẫu, nhưng dì Tất hiểu hàm ý của ông, bèn nói: “Giờ con cũng lớn tuổi rồi nên nhiều chuyện không làm được, nhưng chuyện nhỏ thế này thì vẫn có thể làm, không có gì to tát đâu ạ.”
Ông cụ đeo kính lão rồi nhìn vào tờ báo, “ừm” một tiếng, nói: “Tôi cũng già rồi.” Lúc nói, ông còn hơi nheo mắt lại để đọc cho rõ, dường như câu nói vừa rồi chỉ như tiện miệng cảm thán mà thôi.
Nếu là người khác thì hẳn sẽ mau miệng phủ định câu nói ấy rồi khen ông tuy già nhưng vẫn còn khỏe mạnh lắm, nhưng dì Tất lại chẳng làm vậy: “Các cháu cũng lớn cả rồi, ông còn gì phải lo lắng nữa ạ? Kỳ Trấn cũng đứng vững rồi, giờ ông nên hưởng thụ tuổi già đi thôi.”
Ông cụ chỉ hừ một tiếng, chẳng nói gì.
“…Kỳ Duật cũng đã lập gia đình rồi, cậu ấy còn gọi điện về báo muốn đưa người đến cho ông gặp đấy ạ.” Dì Tất rót một chén trà rồi nhẹ nhàng đặt xuống bàn. “Cũng không biết ông có muốn gặp không ạ.” Dì ngước mắt lên thì thấy bây giờ ông cụ mới thật sự dừng lại, không còn vừa lật báo vừa thờ ơ đối đáp với mình nữa.
“Đưa người đến?” Kỳ lão gia hỏi lại. “Có phải tôi chưa gặp đứa thứ hai của nhà họ Lục đâu. Lục Trác Hoa chết rồi, thật tiếc cho Lục gia.” Ông cụ lại đọc báo tiếp.
Một lúc sau ông lại hỏi: “Lúc nào?”
Dì Tất nhìn ông mà cười. Kỳ lão gia gập báo lại rồi để lên bàn, bỏ cặp kính lão xuống. Dì Tất lấy khăn lau kính đưa cho ông. Ông vừa cẩn thận lau kính vừa nghe dì Tất trả lời. Lau kính xong, ông lại đeo lên rồi nói: “Nó đã biết phải tránh mặt Kỳ Trấn như vậy, thôi thì bảo nó đến đi.”
Dì Tất cũng đã nghĩ đến chuyện này, chứ không tại sao kết hôn lâu vậy rồi mà cứ bặt vô âm tín, mãi đến lúc Kỳ Trấn vừa đi khỏi nhà thì liền gọi điện đến ngay như vậy.
“Chuyện hồi ấy không thể trách Kỳ Duật được, mà suốt mấy năm qua cậu ấy cũng phải chịu đủ rồi. Cậu ấy vẫn chủ động muốn về đây thì cũng đủ thấy hiểu chuyện thế nào.” Trong nhà này chỉ có mỗi dì Tất là dám nói ra những lời này.
Lúc này, Kỳ lão gia mới “hừ” một tiếng: “Có trời mới biết.” Ông lại cầm tờ báo lên đọc, nhưng lại chẳng vào đầu chữ nào, một lúc sau mới nói: “Đúng là cái số. Chưa đứa nào ra hồn thế này thì tôi làm sao dám già.”
Dì Tất không nói gì nữa. Dì biết ông cũng không vừa lòng với việc Kỳ Trấn không bỏ qua cho Kỳ Duật. Chưa bàn đến việc cả hai đều là cháu ruột, riêng tác phong hành sự của Kỳ Trấn thôi cũng thực sự chưa làm ông cụ hài lòng. Ngược lại, sau bao nhiêu năm bị Kỳ Trấn ức hiếp, Kỳ Duật càng ngày càng lãnh đạm, nghiêm túc, như thế lại cực kỳ hợp với tính khí của ông cụ. Nhưng lựa chọn đã được đưa ra thì đâu thể rút lại. Dì Tất đôi lúc cũng ngờ rằng ông cụ phải chăng đã từng hối hận – hối hận bởi chỉ vì muốn an ủi một đứa cháu mà để đứa còn lại hoàn toàn bị hủy hoại.
Hiện nay người quản lý mọi chuyện vặt vãnh trong nhà họ Kỳ là mẹ của Kỳ Trấn, nhưng chẳng có ai dám đi hỏi bà ta về chuyện này, họ đành phải quay ra cầu cứu dì Tất, nhờ dì đi nói một câu với ông cụ.
Thời nay chẳng giống như ngày xưa nữa, những người làm công trong nhà đều thuộc dạng làm theo hợp đồng, kẻ đến cứ đến, người đi cứ đi, chỉ có mỗi dì Tất đã làm ở đây đến mấy chục năm, bởi vậy dì cũng được coi như bậc kỳ cựu ở cái nhà này. Sau khi cụ bà qua đời, cả nhà họ Kỳ chỉ còn mỗi cụ ông gọi dì là “tiểu Tất” thôi. Có người nói rằng quan hệ của hai người họ không như bình thường, bởi dì Tất đã dành gần như cả cuộc đời ở Kỳ gia rồi. Tuy nhiên chẳng có ai lôi ra được bằng chứng cụ thể cả, cho nên họ chỉ thì thầm với nhau rồi ngầm hiểu thôi.
Bởi vậy nên khi gặp phải chuyện khó xử của Kỳ Duật thế này, chẳng ai muốn giơ đầu chịu báng nên họ đẩy hết sang cho dì Tất. Dì Tất cũng biết là mọi người lúng túng nên cũng đồng ý làm, vậy là ai cũng thở phào nhẹ nhõm, ngoài miệng thì nói cảm ơn, đến khi quay đi thì bắt đầu nhìn nhau, hiểu rõ trong lòng nhau nghĩ gì.
Làm việc ở Kỳ gia đã lâu nên dì Tất cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi tác phong ở gia đình giàu có. Dì không vội đi luôn mà lấy báo với tạp chí của ngày hôm nay, sau đó đặt lên trên cánh tay rồi mang đến cho lão gia.
Là người đã nắm giữ cơ ngơi Kỳ gia suốt bao nhiêu năm qua, Kỳ lão gia luôn quan tâm đến thời sự, sáng nào ông cũng dành ra một tiếng để ngồi đọc báo. Ông không thích những thứ đồ điện tử hiện đại mà chỉ đọc báo do bưu cục gửi đến. Cả nhà họ Kỳ chỉ có mỗi Kỳ Trấn là còn tiếp chuyện được một đôi câu với ông, sáng sớm hai ông cháu thường ngồi với nhau, một người thì đeo kính lão đọc báo, một người thì cầm máy tính bảng đọc tin tức tài chính, thấy có tin gì quan trọng thì hai người lại trao đổi vài câu với nhau.
Hôm qua Kỳ Trấn đã đi công tác, Kỳ lão gia thong thả bước vào đại sảnh, thấy hôm nay người mang báo tới là dì Tất thì lấy tờ báo trước, ngồi vào chỗ quen thuộc của mình, sau đó mở tờ báo đang cầm ra rồi mới nói: “Hồi Huệ Quân quán xuyến việc nhà, làm đến việc nào cũng làm người ta hài lòng. Tả Kiều thì vẫn còn trẻ người non dạ, không biết đường học theo mẹ nó.” Lời này có ý hoài niệm đến người vợ quá cố, ngoài ra cũng nhận xét về cách chăm lo việc nhà của con dâu cả.
Ông nói câu vừa rồi như thể chỉ đang tán gẫu, nhưng dì Tất hiểu hàm ý của ông, bèn nói: “Giờ con cũng lớn tuổi rồi nên nhiều chuyện không làm được, nhưng chuyện nhỏ thế này thì vẫn có thể làm, không có gì to tát đâu ạ.”
Ông cụ đeo kính lão rồi nhìn vào tờ báo, “ừm” một tiếng, nói: “Tôi cũng già rồi.” Lúc nói, ông còn hơi nheo mắt lại để đọc cho rõ, dường như câu nói vừa rồi chỉ như tiện miệng cảm thán mà thôi.
Nếu là người khác thì hẳn sẽ mau miệng phủ định câu nói ấy rồi khen ông tuy già nhưng vẫn còn khỏe mạnh lắm, nhưng dì Tất lại chẳng làm vậy: “Các cháu cũng lớn cả rồi, ông còn gì phải lo lắng nữa ạ? Kỳ Trấn cũng đứng vững rồi, giờ ông nên hưởng thụ tuổi già đi thôi.”
Ông cụ chỉ hừ một tiếng, chẳng nói gì.
“…Kỳ Duật cũng đã lập gia đình rồi, cậu ấy còn gọi điện về báo muốn đưa người đến cho ông gặp đấy ạ.” Dì Tất rót một chén trà rồi nhẹ nhàng đặt xuống bàn. “Cũng không biết ông có muốn gặp không ạ.” Dì ngước mắt lên thì thấy bây giờ ông cụ mới thật sự dừng lại, không còn vừa lật báo vừa thờ ơ đối đáp với mình nữa.
“Đưa người đến?” Kỳ lão gia hỏi lại. “Có phải tôi chưa gặp đứa thứ hai của nhà họ Lục đâu. Lục Trác Hoa chết rồi, thật tiếc cho Lục gia.” Ông cụ lại đọc báo tiếp.
Một lúc sau ông lại hỏi: “Lúc nào?”
Dì Tất nhìn ông mà cười. Kỳ lão gia gập báo lại rồi để lên bàn, bỏ cặp kính lão xuống. Dì Tất lấy khăn lau kính đưa cho ông. Ông vừa cẩn thận lau kính vừa nghe dì Tất trả lời. Lau kính xong, ông lại đeo lên rồi nói: “Nó đã biết phải tránh mặt Kỳ Trấn như vậy, thôi thì bảo nó đến đi.”
Dì Tất cũng đã nghĩ đến chuyện này, chứ không tại sao kết hôn lâu vậy rồi mà cứ bặt vô âm tín, mãi đến lúc Kỳ Trấn vừa đi khỏi nhà thì liền gọi điện đến ngay như vậy.
“Chuyện hồi ấy không thể trách Kỳ Duật được, mà suốt mấy năm qua cậu ấy cũng phải chịu đủ rồi. Cậu ấy vẫn chủ động muốn về đây thì cũng đủ thấy hiểu chuyện thế nào.” Trong nhà này chỉ có mỗi dì Tất là dám nói ra những lời này.
Lúc này, Kỳ lão gia mới “hừ” một tiếng: “Có trời mới biết.” Ông lại cầm tờ báo lên đọc, nhưng lại chẳng vào đầu chữ nào, một lúc sau mới nói: “Đúng là cái số. Chưa đứa nào ra hồn thế này thì tôi làm sao dám già.”
Dì Tất không nói gì nữa. Dì biết ông cũng không vừa lòng với việc Kỳ Trấn không bỏ qua cho Kỳ Duật. Chưa bàn đến việc cả hai đều là cháu ruột, riêng tác phong hành sự của Kỳ Trấn thôi cũng thực sự chưa làm ông cụ hài lòng. Ngược lại, sau bao nhiêu năm bị Kỳ Trấn ức hiếp, Kỳ Duật càng ngày càng lãnh đạm, nghiêm túc, như thế lại cực kỳ hợp với tính khí của ông cụ. Nhưng lựa chọn đã được đưa ra thì đâu thể rút lại. Dì Tất đôi lúc cũng ngờ rằng ông cụ phải chăng đã từng hối hận – hối hận bởi chỉ vì muốn an ủi một đứa cháu mà để đứa còn lại hoàn toàn bị hủy hoại.
Bình luận truyện