Ly Uyên
Chương 17: Dao Kinh | 4
..MỘT VẠT NẮNG TRỜI LẠNH LẼO RỚT XUỐNG TẤM LƯNG GẦY RUN RUN. CẬU CẢM THẤY TẤM LƯNG ẤY MỖI LÚC MỘT NẶNG NỀ THÊM, TỪ NAY VỀ SAU, HƯNG SUY CỦA CẢ NƯỚC TỀ ĐỀU ĐƯỢC GÁNH TRÊN ĐÔI VAI ẤY.
________________________________________________________________________________
Vua Trịnh trở về trong quân một cách kỳ tích làm dấy lên một bầu không khí áp lực dị thường. Một mặt, quân Trịnh tạ ơn trời đất khi thấy vua của mình bình an trở về, mặt khác việc Tĩnh Hoài đế bị bắt cũng trực tiếp khiến cho quân Niễn Trần tổn hại nặng nề - Việc này khiến cho các tướng nhà Trịnh âu lo, không biết làm sao ăn nói với nước Tề.
Đối với nước Tề, chuyện Tĩnh Hoài đế trở về hiển nhiên không phải thứ họ quan tâm, do đó họ cũng không mấy kích động. Từ cái đêm Hoàn vương trúng kế bị thương đến nay, sự đối lập giữa quân Tề và quân Trịnh đã leo thang lên một đỉnh điểm chưa từng có. Quân Niễn Trần tựa bầy rồng mất chủ, gần như phản bội quân Trịnh. Hoàn vương về doanh trại cho đến nay chỉ mới hồi tỉnh một lúc ngắn ngủi, đó là lúc hắn giao quân Niễn Trần cho Thiệu Dương tạm thời thống lĩnh. Sự bình tĩnh của Thiệu Dương khiến quân Niễn Trần đang sục sôi có thể lắng lại đôi chút. Kể từ lúc đó trở đi, sự uất hận ban đầu trong toàn bộ quân đội dần dần lắng lại thành nỗi lo âu cho sự sống chết của Hoàn vương và sợ hãi kết quả cuộc chiến tranh này.
Thiệu Dương được Tuyên Minh hoàng đế xem trọng rất sâu, hơn nữa năm xưa lúc y còn chịu sự dạy dỗ của Hoàn vương, khi hắn dạy y cầm kỹ cũng âm thầm dốc hết kỹ năng điều khiển Cầm Tiễn ra dạy; khiến cho trong tình huống Hoàn vương bị thương, lẽ dĩ nhiên vị tướng còn chưa đến tuổi đôi mươi tiếp nhận Niễn Trần, trở thành thống suất khác họ duy nhất từ trước đến nay của Khinh kỵ Niễn Trần. Lúc này các tướng sĩ mới vỡ lẽ ra vì sao Thiệu tướng quân hằng ngày đều luyện đàn, cũng âm thầm ngưỡng mộ việc Thiệu Dương lọt vào mắt xanh của hoàng thất từ lâu. Song song đó, cũng có người hiểu chuyện bèn thúc giục Thiệu Dương sau này trở về Dao Kinh hãy tính đến khả năng chính thức tiếp quản Niễn Trần. Thiệu Dương chưa bao giờ biết vì sao Hoàn vương dạy y luyện đàn, hôm nay cũng không chút vui mừng. Thực tế, từ đêm ấy trở về doanh trại, hắn gần như đem tất cả thời gian cùng Y quan Lô Giải túc trực trong lều của Hoàn vương. Thỉnh thoảng y cũng ra quân lệnh, nhưng hiếm ai thấy mặt. Chuyện nghỉ ngơi hành động của quân Tề hằng ngày đều do Vu Xà và phó tướng của Thiệu Dương là Lục Di cùng nhau cai quản, dù không mấy trở ngại nhưng cũng khiến lòng quân lỏng lẻo.
Đàn bà trẻ con ở nước Tề đều biết đến nhà họ Lô nhiều đời làm thầy thuốc. Lô Giải vốn là ngự y trưởng trong cung vua, được vua xem trọng. Sau, thông thường Chiêu Hòa đế dẫn quân Niễn Trần chinh chiến các nơi đều mang Lô Giải theo quân sai dùng. Năm đầu tiên Tuyên Minh đế kế vị, Tề Hoàn Duyên hiếm khi ra khỏi kinh đô, quân Niễn Trần cũng chỉ ở không tại kinh kỳ. Lô Giải vốn vâng lệnh mà trở về cung phụng chức, nhưng dưới yêu cầu của Tuyên Minh đế nên ông ta lại theo quân Niễn Trần, từ đó đến nay vẫn ở lại trong quân để làm nhiệm vụ. Lô Giải đã ở đó từ khi Thiệu Dương xuất chinh lần đầu tiên, là Y quan nên không rành chiến lược, không vào cung đã lâu nên không liên quan đến sự vụ trong triều đình. Nhưng vì thế, ông mới có thể nhìn thấy một Thiệu Dương chân thực nhất.
Khi có tin Tĩnh Hoài đế quay về, chúng tướng đều chờ Hộ Quốc tướng quân chủ trì đại cục, nhưng suốt mấy ngày đều không có tin tức gì. Phía nước Trịnh cũng phỏng đoán lòng quân Tề, không dám tùy tiện thăm hỏi, bầu không khí tiến thoái lưỡng nan đầy xấu hổ bao trùm toàn quân. Liên quân Tề - Trịnh vốn có kỷ luật nghiêm khắc, tuy trải qua biến cố dị thường nhưng vẫn chịu đựng nổi, người Ngụy cũng không dám lập tức tấn công quy mô lớn. Nhưng cơ sở cho sự hợp tác giữa Trịnh - Tề đã bị lung lay sắp đứt, quân Ngụy thì cực kỳ nhẫn nại đợi đến lúc liên quân tan rã hẳn. Các tướng nhà Tề lòng nôn nóng như lửa đốt rồi lại không dám tự ý xin gặp, đành phải năn nỉ người duy nhất bây giờ có thể nhìn thấy tướng quân là Y quan Lô Giải.
Lô Giải bị mọi người nhờ vả, vốn định khuyên Thiệu Dương ra ngoài xử lý công việc. Ông vừa bước vào lều đã thấy Thiệu Dương cẩn thận quỳ bên giường nhỏ của Hoàn vương, đang đau đáu nhìn người đang nằm mê man trên đó, tưởng như hắn có thể tỉnh lại bất cứ lúc nào. Y nghe thấy có người bước tới, ngoái đầu nhìn thấy Lô Giải, nhẹ gật đầu chào ông rồi quay lại chẳng buồn để ý. Lô Giải thầm than thở, cũng không thể mở lời bảo y buông tay, nên ra khỏi lều bàn việc. Ông chỉ khàn giọng, nói: "Tướng quân nghỉ ngơi trước đi, để lão ở đây canh chừng cho." Ông không phải quan quân, còn Thiệu Dương cũng kính trọng ông, nên ông không xưng "thuộc hạ", chỉ tự xưng là "lão".
Thiệu Dương nghe vậy, cúi đầu trầm tư, ngước mắt lên nhìn Hoàn vương sau đó gật đầu đứng dậy nói với Lô giải, "Được, điện hạ tỉnh lại lão gọi tôi."
Lô Giải không ngờ Thiệu Dương vậy mà lại bị dễ dàng thuyết phục. Lúc y đưa Hoàn vương trở về, hai người đều dính đầy máu, Y quan trong quân đưa Hoàn vương vào lều luống cuống băng bó vết thương. Thiệu Dương đứng một bên đăm đăm nhìn, có gọi y cũng không trả lời. Sau đó, lúc Hoàn vương tỉnh lại bảo mọi người lui đi, đồng thời giao việc lại cho Thiệu Dương bất quả cũng chỉ nói vài ba câu, tới khi Lô Giải đi vào thì Hoàn vương lại bất tỉnh nhân sự. Thiệu Dương cứ như vậy mà quỳ gối bên giường cho đến hôm nay. Y mở miệng gọi Lô Y quan một tiếng, từ đó trở đi có nói gì y cũng đều chìm vào im lặng. Lô Giải vốn định nói vài câu an ủi, nhưng suốt cuộc đời ông chưa bao giờ nhìn thấy một đôi mắt nào đau đến đứt từng khúc ruột như thế. Khi đó, ông lo âu nghĩ, lỡ mà có việc chẳng đặng đừng xảy ra, sợ tướng quân vĩnh viễn cũng không tỉnh lại nữa.
Lô Giải đang mừng rỡ tướng quân đã tỉnh táo lại, khom xuống chờ Thiệu Dương quay về lều của mình nghỉ ngơi, nhưng Thiệu Dương đứng lên cũng không bước ra bên ngoài, mà là đi tới một góc tối trong căn lều ôm gối mà ngồi, nghiêng người dựa vào án kỷ nhắm mắt dưỡng thần. Lô Giải lúc này mới hiểu ra hàm nghĩa "Nghỉ ngơi" của Thiệu Dương, không khỏi cười khổ: "Tướng quân --- tướng quân quay về lều của ngài nghỉ ngơi một lát đi."
Thiệu Dương khó hiểu mở mắt nhìn ông, rốt cuộc xác định đây mới là ý định vốn của của y quan, sau đó y thẳng thắn lắc đầu, "Tôi không đi."
Lô Giải bước đến trước giường Hoàn vương, nói với Thiệu Dương, "Tướng quân yên tâm, nhiều ngày như vậy chẳng phải chưa từng có việc gì hay sao? Vương gia tỉnh là sẽ ổn." Ông thấy Thiệu Dương vẫn không hề có dấu hiệu bị thuyết phục, chẳng đặng đừng bèn nói thêm một câu, "Tướng quân nên tin lão."
"Tôi tin." Thiệu Dương nói, "Nhưng điện hạ hít thở rất yếu ớt." Y nói xong, dời ánh mắt nhìn Lô Giải về phía Hoàn vương, lại cúi mắt nhìn xuống đất, dường như không biết phải làm sao để bày tỏ hết suy nghĩ của mình nên lại rơi vào lặng im. Hồi lâu sau y mới mở miệng lần nữa, thì thầm, "Tôi lo lắm."
Những người học võ ban đầu đều phải luyện tập phương pháp hít thở, dù cho đang ngủ say thì hô hấp của họ cũng phải luôn luôn luôn chậm rãi ổn định. Chỉ khi một người đang trong lúc vô cùng yếu ớt mới có nhịp thở gấp gáp ngắn ngủi. Thiệu Dương là người rất thông minh, dù không hiểu y học thuốc men nhưng cũng biết rằng vết thương của Hoàn vương không thể nào chữa trị đơn giản được.
Lô Giải theo Thiệu Dương ra chiến trường đến nay đã được năm năm. Ông nhìn y lớn lên, biết y không giỏi bày tỏ bản thân mình. Nhớ lúc Thiệu Dương đánh nước Trần, tướng hàng phía quân địch ở phía sau đánh lén, trường mâu đâm xuyên vào áo giáp trên vai y, gần như xé rách cả bờ vai. Khi đó, y chỉ mới là một đứa trẻ mười lăm tuổi, Lô Giải và các quân y khác biết y được bệ hạ sủng ái, đều thấp thỏm sợ hãi y không qua khỏi. Nhưng Thiệu Dương lại như không có việc gì, mấy ngày sau cứ leo lên ngựa ra trận giết địch, chưa từng kêu đau một tiếng nào. Một thiếu niên dũng cảm như vậy lúc bị thương bước vào lều của Lô Giải cũng chỉ mặt đỏ au au nói không nên lời nào ra hồn. Lô Giải chỉ nghĩ rằng y muốn nói cảm ơn, sau mới từ những tiếng lắp ba lắp bắp của y hiểu là y muốn cầu xin mình không mang chuyện y bị thương truyền về chỗ Giám quốc Hoàn vương. Nhưng việc này từ lâu đã được truyền về kinh, Lô Giải không tiện nhúng tay vào việc truyền tin trong quân, bất đắc dĩ đành phải cố ý viết một bức thư cho Hoàn vương. Có người bảo, đế vương nhỏ tuổi vì thế vô cùng tức giận, nhờ có Hoàn vương làm chủ khiến sự tình dịu xuống, còn triều đình thì vờ như không hay biết.
Hôm nay lại lặng đi một hồi, rốt cuộc cũng chỉ nói được một câu "Tôi lo lắm." Lô Giải chỉ nghe thế thôi mà tim phổi đã đau điếng. Từ lâu ông đã biết, đứa nhỏ này ngưỡng mộ Hoàn vương từ thuở ấu thơ. Rất nhiều người từng liều lĩnh thích một ai đó vào những ngày niên thiếu. Có người nhìn ra, quay đầu lại cười một thời trẻ dại, có người nhung nhớ cả đời, chỉ nói rằng thứ vĩnh viễn cầu không được mới là thứ tốt nhất. Cũng có người như Thiệu Dương, lúc trẻ thơ thì cuồng nhiệt kính ngưỡng, đến hôm nay thì thoát xác hóa thành tình yêu say đắm khắc cốt ghi tâm. Tình cảm tích tụ dần qua mấy kiếp luân hồi, chìm nổi một lần trong hơn mười năm đó.
Ai có mắt đều tỏ, chỉ một mình y ngay cả một lời nhẹ nhàng cũng không dám nói. Ngay cả lúc này, dù cho người ấy đang mê man không nghe được, y cũng chỉ thốt ra lo lắng, những điều khác chẳng ra khỏi được môi.
Lô Giải vì y mà đau lòng, nhưng ngại thân phận nên không mở miệng được, đành khuyên giải: "Mũi tên đâm vào mạch máu gần tim, nếu muốn khỏe lại hẳn cần có chút thời gian. Tướng quân chớ nên lo lắng."
Thiệu Dương ngần ngừ giương mắt nhìn lão, môi khẽ mở chừng như hạ quyết tấm, "Lô Y quan, nếu đưa điện hạ quay về Dao Kinh có tốt hơn không?"
"Từ đây đi ra trăm dặm đều là lãnh thổ nước Ngụy, còn phải lâu lắm mới tin tưởng được những người mới đầu hàng. Với cả, chiến sự lúc này đang căng thẳng, tướng quân sai người ở đâu để hộ tống Vương gia?"
"Tôi đưa điện hạ về kinh."
Lô Giải không ngờ Thiệu Dương có thể nói ra những lời này, trong nhất thời không biết phải đối đáp làm sao. Thiệu Dương thấy ông lặng thinh bèn nói tiếp: "Lòng người Ngụy đang do dự, đang lẳng lặng quan sát biến cố quân ta, không dám lập tức tiến công. Sự vụ trong quân tạm thời giao cho Lục tướng quân, cầm cự cùng với quân Trịnh. Để Vu tướng quân chọn ra hơn mười quân Niễn Trần tinh nhuệ, tôi và lão cùng nhau đưa điện hạ về kinh, có được không?"
Lô Giải đến đây mới vỡ lẽ, Thiệu Dương hẳn đã tự mình suy tính và từ lâu đã có ý muốn đưa Hoàn vương trở về Dao Kinh. Ông đứng ngây ra một lúc, cười khổ mà rằng, "Nếu vậy thì tướng quân sắp xếp ba mươi vạn tướng sĩ quân ta về đâu đây?"
"Chỉ cần hành động cẩn thận, người Ngụy sẽ không biết điện hạ quay về kinh, trong quân không còn lãnh đạo."
Lô Giải theo hầu trong quân quanh năm suốt tháng, cũng từng theo tiên đế chinh chiến bốn phương, dường như ông có lẫn đôi ba phần khí phách rất hiếm thấy ở những kẻ nho sinh bình thường. Nói đến nước này, dù ông đau cho nỗi lo lắng trong lòng Thiệu Dương, nhưng vẫn thấy phẫn nộ vì tướng quân cư xử tùy tiện như một đứa trẻ ranh mà bỏ bê mọi việc. Ông lập tức khẽ quát: "Đối mặt với kẻ địch mà đem quân bỏ chạy một mình, đấy mà là hành vi của người thống lĩnh sao!"
Thiệu Dương nghe vậy, mặt mũi bỗng dưng trắng bệt. Lô Giải mới nghe ra bản thân ông trong nhất thời giận dữ nên nói hơi quá lời. Ông chậm rãi nói, "Người Ngụy gây thương tích cho Vương gia, nội trong vài ngày nữa tướng quân dẫn đầu tướng sĩ quân ta san bằng Lân Tiêu..." Ông nói chưa xong đã bị Thiệu Dương dùng một thái độ lạ lùng cắt ngang, "Tôi không làm thống suất, để cho Lục tướng quân và Vu tướng quân làm là được. Tôi đã thề sẽ bảo vệ điện hạ chu toàn, nhưng bây giờ không thể làm được gì cả. Giết Viên Duẫn Đàn thì sao, điện hạ có tỉnh lại không? Tôi chỉ muốn ngài ấy khỏe lại, những việc khác có gì khẩn yếu hay sao?" Y nói, nhìn Lô Giải chằm chằm, đôi đồng tử sáng ngời tuổi trẻ càng tỏa ra sự kiên quyết theo từng câu từng chữ.
Giằng co đến nay, thế cục đã khác xa so với khi liên quân vừa mới tới La Độ. May mà quân Tề có Niễn Trần tương trợ, còn quân Ngụy đã đại ghương nguyên khí. Bây giờ Tề - Trịnh dù muốn chiếm đoạt đất đai nước người một lần nữa nhưng quân tiếp viện lại không thể vượt sông, cứ như vậy mà lâm vào thế quẫn bách không biết phải tiến hay lùi. Nhược bằng Tề - Trịnh đồng ý từ bỏ La Độ, rút quân về triều thì mọi sự lại trở nên dễ dàng hơn nhiều. Dù thống suất thay đổi khi lâm trận nhưng chỉ cần rút lui đúng phương pháp, ắt hẳn có thể thoát ra toàn vẹn. Thiệu Dương cũng không phải bỏ mặc sự sống chết của tướng sĩ, y chỉ không có tham vọng muốn chinh phục một nước khác hay hùng tâm muốn tiếng tăm bay xa bốn bể. Y từ lâu đã hiểu, đất đai vạn khoảnh, thành trì muôn dặm của nước nhà trong lòng y so ra chẳng thể nào hơn khuôn mặt điện hạ khẽ mỉm cười.
-
Lô Giải lập tức ngẹn lời, không biết phải nói từ đâu. Hậu quả của việc tự ý quay về kinh, ý chỉ không phá được La Độ không cho phép hoàn triều, sự khủng hoảng do thay đổi thống suất...hiện tại không một lý do nào có thể thuyết phục nổi Thiệu Dương. Ông đành nói, "Tướng quân, từ đây về Dao Kinh nhiều đường đồi núi, chỉ sợ... vương gia không chịu đựng nổi." Lý do này nghe vô cùng xác đáng, nhưng ông còn không dám nói thẳng ra. Cố nhiên Dao Kinh thích hợp để tĩnh dưỡng hơn trong doanh trại rất nhiều, nhưng còn trong trường hợp đi đường gian khó, thương thế của Hoàn vương trở nặng hơn thì tất nhiên không có cách nào để hỗ trợ. Điều này Lô Giải là người rõ ràng nhất.
Làm sao mà Thiệu Dương không biết đi đường ngựa xe cực khổ cơ chứ? Vốn là y ôm một niềm chờ mong, đợi xem Lô Giải nói cho y rằng nếu đưa điện hạ về kinh rồi thì sẽ không sao nữa. Còn bây giờ Lô Giải cứ án theo tình hình thực tế mà nói, y đành phải tin, khuôn mặt buồn bã gục xuống không nói gì thêm nữa.
Lô Giải trầm mặc một hồi rồi mềm giọng bảo y, "Tướng quân xin an lòng, mấy hôm nữa vương gia chắc chắn sẽ tỉnh." Thấy nỗi buồn vẫn còn trong mắt Thiệu Dương, ông lại nhẹ nhàng nói, "Tướng quân có còn nhớ không? Năm xưa lúc tướng quân mới vào Dao Kinh, không hợp khí hậu nên bệnh nặng một thời gian. Lão được gọi đến phủ Giám quốc để chẩn bệnh cho ngài, lúc đó đã qua giờ Tý, nhưng vương gia vẫn còn đợi ở trong phòng của tướng quân --- Trừ bệ hạ ra, tướng quân là người Vương gia thương yêu nhất. Bây giờ là lúc nguy ngập khôn cùng, ngài ấy sao có thể mặc kệ tướng quân."
Thiệu Dương mỉm cười nhìn ông cảm kích, gật đầu nhưng không thấy đáp lời. Lô Giải cũng không khuyên nữa, bước tới định thay thuốc cho Hoàn vương. Hoàn vương là quý tộc hoàng thất, cuộc sống hằng ngày đều có người chuyên môn hầu hạ, lẽ ra lúc thay y phục hay đổi thuốc chỉ được có y quan ở cạnh. Trong quân thì giản lược hơn, không câu nệ quá nhiều lễ nghi phiền phức, Thiệu Dương chỉ phải ra khỏi lều chờ đợi. Vén cửa lều bước ra, y nhìn thấy Trịnh Uyên đang đứng đợi bên ngoài.
-
Trăm năm sau, các nhà sử học đều gọi Tĩnh Hoài đế Trịnh Uyên là một vị quân chủ khó lòng nắm bắt. Quan điểm này đón nhận nhiều khen chê khó phân biệt, những người bài xích còn cho rằng Trịnh Uyên là kẻ tiểu nhân thay đổi thất thường. Cậu chủ động thưa chuyện với Tề Tuyên Minh hoàng đế khơi mào cuộc chiến tranh này, rồi tại lúc Tề - Trịnh gần như đã đặt cược tất cả vào trận quyết đấu thư hùng với nước Ngụy mà thúc đẩy cho mưu kế của Ngụy Ly đạt thành, chơi trò hai mang với cả đôi bên. Nữ thần vận mệnh một lần nữa nấp sau mây mù dày đặc, cuộc chiến vốn có thể đi đến một kết thúc dự kiến lại xoay chuyển theo hướng rối ren. Khác với các nhà nghiên cứu nghiêm túc, các văn nhân mặc khách rỗi hơi của đời sau đều có lời ta thán, rằng khoảnh khắc khi Trịnh Uyên có được tự do khi rời bỏ thành Lân Tiêu, thực ra mới chỉ là bắt đầu của việc cậu bị Ngụy Ly triệt để ràng buộc. Từ thuở cậu vào đến thành Ly Hâm xa lạ cho đến khi quay lại cung vua nước Ngụy nhiều năm sau đó, số phận của Trịnh Uyên hoàn toàn gắn liền với Cẩn Hâm đế Ngụy Ly, do đó cũng đem hai quốc gia đang ở buổi thịnh vượng bậc nhất bị cuốn vào nạn can qua vô tình.
Bấy giờ, Trịnh Uyên đang đứng bên ngoài lều quân Tề, cho tùy tùng lui hết, chỉ một mình chờ đợi. Cậu thay đổi trang phục nhạt màu như thường ngày, khuôn mặt lộ vẻ tái nhợt, đứng dưới nắng trời càng gần như trong suốt. Cậu nhìn thấy Thiệu Dương bước ra cũng khẽ giật mình. Đôi mắt sáng đến như nhật nguyệt tranh nhau tỏa rạng của Thiệu Dương buổi đầu gặp gỡ, giờ đây thâm trầm đến mức không thấy bóng soi. Trịnh Uyên hiểu rõ tầm quan trọng của Hoàn vương trong quân tề, nhưng không ngờ được việc Hoàn vương thụ thương có thể khiến cho một thống suất như Thiệu Dương chịu ảnh hưởng nặng nề như vậy. Trước đó cậu nghe nói Thiệu Dương vẫn canh chừng trong lều của Hoàn vương bèn nghĩ rằng chỉ có nửa phần là y thật lòng thật dạ, nửa phần là để tỏ ra cho quân Niễn Trần xem, mà nay xem ra, hoàn toàn không phải thế.
Lúc đầu Trịnh Uyên biết Ngụy Ly giả vờ làm Viên Duẫn Đàn, cậu không vạch trần mà còn thêm che giấu, nên đã khiến trong lòng quân Trịnh rầm rì những lời bất mãn, huống chi là với quân Tề. Trịnh Uyên lần này một mình đến thăm cũng hoàn toàn không màng tới mình đang bị đối đãi thế nào. Dù là công thay tư, cậu đều đã phạm một lỗi sai vô cùng nghiêm trọng. Nếu cậu quả thật bị nhốt trong doanh trại quân Ngụy, hoặc bị quân Ngụy giết chết thì chuyện sẽ hoàn toàn khác. Ngụy Ly đưa cậu trở về không tổn thương đến một sợi tóc, ngược ngạo thay lại đặt cậu vào hoàn cảnh xấu hổ tột cùng. Cậu yêu Ngụy Ly, nhưng cũng là hoàng đế nước Trịnh, không thể trốn chạy, chỉ đành đối mặt mà thôi.
Thiệu Dương nhìn thấy kẻ làm vua một nước như Trịnh Uyên mà đứng đợi ở ngoài không cho người vào thông báo, y cũng không tỏ vẻ gì cả. Lòng của y đã bị chiếm cứ hoàn toàn, không tâm tư nào mà phỏng đoán dụng ý của vua Trịnh. Y chỉ hành lễ với Trịnh Uyên rồi không buồn mở miệng nữa. Thiệu Dương chưa bao giờ có thể giấu diếm tình cảm của y sâu bên trong đôi mắt. Trịnh Uyên nghĩ tất nhiên Thiệu Dương hận cậu, nhưng không cách nào đọc được hận ý từ đôi mắt của vị tướng quân đang đứng đằng kia.
Lô Giải thay thuốc xong, bước ra nhìn thấy Trịnh Uyên bên ngoài, tưởng cậu đến đây thăm hỏi nên chỉ nói Vương gia hiện đang nghỉ ngơi. Nhưng Trịnh Uyên vốn đến để gặp Thiệu Dương, việc thăm Hoàn vương chỉ là một cái cớ mà thôi. Dù không nói ra nhưng trong lòng họ đều hiểu rõ. Lúc Thiệu Dương cùng Lô Giải bước vào trong lều, Trịnh Uyên đứng bên ngoài có thể nhìn thấy Tề Hoàn Duyên đang mê man. Hoàn vương trong suy nghĩ của cậu luôn là một kẻ nội liễm nhưng cất chứa sắc sảo, người khác không dám nhìn gần. Mà nay, Hoàn vương nằm trên giường nhỏ nhắm nghiền mắt, thoáng nhìn qua trong tích tắc khi cửa lều vén lên, khuôn mặt hắn dường như lộ ra đôi ba phần thanh tú.
Đến tận đây Trịnh Uyên mới biết, thì ra Hoàn vương trông ưa nhìn như vậy. Cậu chưa từng nghĩ vẻ đẹp như thế này cũng có thể tỏa ra một cảm giác êm nhẹ. Cậu quay sang nhìn thấy Thiệu Dương cũng đang nhìn vào bên trong lều, rốt cuộc mở miệng gọi một tiếng Thiệu tướng quân.
Thiệu Dương quay lại thản nhiên nói, "Bệ hạ yên tâm, người Ngụy cũng không có động tĩnh nào khác, quân ta sẽ có vài ngày để nghỉ ngơi hồi phục."
Trịnh Uyên nhẹ gật đầu, dứt khoát nói thẳng vào vấn đế, "Trẫm -- tội không thể tha thứ."
"Bệ hạ, lời này người nên nói với hàng hàng hàng vạn tướng sĩ." Thiệu Dương vẫn giữ giọng lãnh đạm, "Lỗi là ở Thiệu Dương không thể bảo vệ cho điện hạ chu toàn -- Bệ hạ từ lâu đã nói với tôi, người là nguyên do của bệ hạ, không phá Lân Tiêu không thể thấy. Tôi vốn tưởng rằng bệ hạ muốn ám chỉ đến Bình Loạn vương gia, nhưng hóa ra là hoàng đế nước Ngụy. Lần này bệ hạ muốn che chở cho Ngụy Ly cũng là lẽ đương nhiên mà thôi."
Trong giọng nói đạm nhiên của y chất chứa nỗi đau và hối hận không thể che lấp. Trịnh Uyên nghe nói việc Hoàn vương bị thương đã khiến cho toàn bộ triều đình nước Tề nổi giận nên chỉ nghĩ rằng Thiệu Dương lo bị Tuyên Minh Đế trách tội. Cậu bảo y, "Tuyên Minh hoàng đế thông hiểu lý lẽ, có lẽ không đến nỗi trách móc tướng quân quá nặng nề đâu."
Thiệu Dương buồn bã mà cười, "Thì đã sao?"
Trịnh Uyên cả kinh, suy nghĩ chợt thay đổi mà hỏi y, "Ban đầu trẫm nói người là nguyên do của tướng quân xa tận Dao Kinh, tướng quân..."
"Người ấy của tôi, ban đầu thật là xa tận Dao Kinh."
"Vậy thì bội kiếm do Tuyên Minh đế tặng, là vật tùy thân của tướng quân..."
"Bội kiếm tùy thân là quà điện hạ tặng cho khi tôi lần đầu tiên chinh Trần về triều." Thiệu Dương không chút giấu diếm, "Bệ hạ đã rõ rồi chứ?"
Trịnh Uyên cười khổ. Cậu vốn cho rằng Thiệu Dương muốn báo ơn tri ngộ của Tuyên Minh đế, còn đối với Hoàn vương bất quá chỉ là nghĩa thầy trò. Bọn họ tự cho là hiểu rõ suy nghĩ trong lòng đối phương, nhưng hóa ra vẫn là nhầm lẫn.
Dù thời gian có đảo ngược, dù đã biết được kết cục này, Trịnh Uyên vẫn lựa chọn y như vậy. Dù có thế nào đi nữa, cậu cũng không thể mở mắt trừng trừng nhìn Ngụy Ly vì bị người khác phá bĩnh mà bị bắt giữa quân doanh nhà Tề, vô phương cứu chuộc. Tội của cậu không thể tha thứ, nhưng cậu không có cách nào hối hận.
Thiệu Dương không thể tha thứ cho cậu, cậu có thể hiểu.
Trịnh Uyên nhìn theo tướngquân xoay người thong thả bước vào lều, một vạt nắng trời lạnh lẽo rớt xuốngtấm lưng gầy run run. Cậu cảm thấy tấm lưng ấy mỗi lúc một nặng nề thêm, từ nayvề sau, hưng suy của cả nước Tề đều được gánh trên đôi vai ấy.
________________________________________________________________________________
Vua Trịnh trở về trong quân một cách kỳ tích làm dấy lên một bầu không khí áp lực dị thường. Một mặt, quân Trịnh tạ ơn trời đất khi thấy vua của mình bình an trở về, mặt khác việc Tĩnh Hoài đế bị bắt cũng trực tiếp khiến cho quân Niễn Trần tổn hại nặng nề - Việc này khiến cho các tướng nhà Trịnh âu lo, không biết làm sao ăn nói với nước Tề.
Đối với nước Tề, chuyện Tĩnh Hoài đế trở về hiển nhiên không phải thứ họ quan tâm, do đó họ cũng không mấy kích động. Từ cái đêm Hoàn vương trúng kế bị thương đến nay, sự đối lập giữa quân Tề và quân Trịnh đã leo thang lên một đỉnh điểm chưa từng có. Quân Niễn Trần tựa bầy rồng mất chủ, gần như phản bội quân Trịnh. Hoàn vương về doanh trại cho đến nay chỉ mới hồi tỉnh một lúc ngắn ngủi, đó là lúc hắn giao quân Niễn Trần cho Thiệu Dương tạm thời thống lĩnh. Sự bình tĩnh của Thiệu Dương khiến quân Niễn Trần đang sục sôi có thể lắng lại đôi chút. Kể từ lúc đó trở đi, sự uất hận ban đầu trong toàn bộ quân đội dần dần lắng lại thành nỗi lo âu cho sự sống chết của Hoàn vương và sợ hãi kết quả cuộc chiến tranh này.
Thiệu Dương được Tuyên Minh hoàng đế xem trọng rất sâu, hơn nữa năm xưa lúc y còn chịu sự dạy dỗ của Hoàn vương, khi hắn dạy y cầm kỹ cũng âm thầm dốc hết kỹ năng điều khiển Cầm Tiễn ra dạy; khiến cho trong tình huống Hoàn vương bị thương, lẽ dĩ nhiên vị tướng còn chưa đến tuổi đôi mươi tiếp nhận Niễn Trần, trở thành thống suất khác họ duy nhất từ trước đến nay của Khinh kỵ Niễn Trần. Lúc này các tướng sĩ mới vỡ lẽ ra vì sao Thiệu tướng quân hằng ngày đều luyện đàn, cũng âm thầm ngưỡng mộ việc Thiệu Dương lọt vào mắt xanh của hoàng thất từ lâu. Song song đó, cũng có người hiểu chuyện bèn thúc giục Thiệu Dương sau này trở về Dao Kinh hãy tính đến khả năng chính thức tiếp quản Niễn Trần. Thiệu Dương chưa bao giờ biết vì sao Hoàn vương dạy y luyện đàn, hôm nay cũng không chút vui mừng. Thực tế, từ đêm ấy trở về doanh trại, hắn gần như đem tất cả thời gian cùng Y quan Lô Giải túc trực trong lều của Hoàn vương. Thỉnh thoảng y cũng ra quân lệnh, nhưng hiếm ai thấy mặt. Chuyện nghỉ ngơi hành động của quân Tề hằng ngày đều do Vu Xà và phó tướng của Thiệu Dương là Lục Di cùng nhau cai quản, dù không mấy trở ngại nhưng cũng khiến lòng quân lỏng lẻo.
Đàn bà trẻ con ở nước Tề đều biết đến nhà họ Lô nhiều đời làm thầy thuốc. Lô Giải vốn là ngự y trưởng trong cung vua, được vua xem trọng. Sau, thông thường Chiêu Hòa đế dẫn quân Niễn Trần chinh chiến các nơi đều mang Lô Giải theo quân sai dùng. Năm đầu tiên Tuyên Minh đế kế vị, Tề Hoàn Duyên hiếm khi ra khỏi kinh đô, quân Niễn Trần cũng chỉ ở không tại kinh kỳ. Lô Giải vốn vâng lệnh mà trở về cung phụng chức, nhưng dưới yêu cầu của Tuyên Minh đế nên ông ta lại theo quân Niễn Trần, từ đó đến nay vẫn ở lại trong quân để làm nhiệm vụ. Lô Giải đã ở đó từ khi Thiệu Dương xuất chinh lần đầu tiên, là Y quan nên không rành chiến lược, không vào cung đã lâu nên không liên quan đến sự vụ trong triều đình. Nhưng vì thế, ông mới có thể nhìn thấy một Thiệu Dương chân thực nhất.
Khi có tin Tĩnh Hoài đế quay về, chúng tướng đều chờ Hộ Quốc tướng quân chủ trì đại cục, nhưng suốt mấy ngày đều không có tin tức gì. Phía nước Trịnh cũng phỏng đoán lòng quân Tề, không dám tùy tiện thăm hỏi, bầu không khí tiến thoái lưỡng nan đầy xấu hổ bao trùm toàn quân. Liên quân Tề - Trịnh vốn có kỷ luật nghiêm khắc, tuy trải qua biến cố dị thường nhưng vẫn chịu đựng nổi, người Ngụy cũng không dám lập tức tấn công quy mô lớn. Nhưng cơ sở cho sự hợp tác giữa Trịnh - Tề đã bị lung lay sắp đứt, quân Ngụy thì cực kỳ nhẫn nại đợi đến lúc liên quân tan rã hẳn. Các tướng nhà Tề lòng nôn nóng như lửa đốt rồi lại không dám tự ý xin gặp, đành phải năn nỉ người duy nhất bây giờ có thể nhìn thấy tướng quân là Y quan Lô Giải.
Lô Giải bị mọi người nhờ vả, vốn định khuyên Thiệu Dương ra ngoài xử lý công việc. Ông vừa bước vào lều đã thấy Thiệu Dương cẩn thận quỳ bên giường nhỏ của Hoàn vương, đang đau đáu nhìn người đang nằm mê man trên đó, tưởng như hắn có thể tỉnh lại bất cứ lúc nào. Y nghe thấy có người bước tới, ngoái đầu nhìn thấy Lô Giải, nhẹ gật đầu chào ông rồi quay lại chẳng buồn để ý. Lô Giải thầm than thở, cũng không thể mở lời bảo y buông tay, nên ra khỏi lều bàn việc. Ông chỉ khàn giọng, nói: "Tướng quân nghỉ ngơi trước đi, để lão ở đây canh chừng cho." Ông không phải quan quân, còn Thiệu Dương cũng kính trọng ông, nên ông không xưng "thuộc hạ", chỉ tự xưng là "lão".
Thiệu Dương nghe vậy, cúi đầu trầm tư, ngước mắt lên nhìn Hoàn vương sau đó gật đầu đứng dậy nói với Lô giải, "Được, điện hạ tỉnh lại lão gọi tôi."
Lô Giải không ngờ Thiệu Dương vậy mà lại bị dễ dàng thuyết phục. Lúc y đưa Hoàn vương trở về, hai người đều dính đầy máu, Y quan trong quân đưa Hoàn vương vào lều luống cuống băng bó vết thương. Thiệu Dương đứng một bên đăm đăm nhìn, có gọi y cũng không trả lời. Sau đó, lúc Hoàn vương tỉnh lại bảo mọi người lui đi, đồng thời giao việc lại cho Thiệu Dương bất quả cũng chỉ nói vài ba câu, tới khi Lô Giải đi vào thì Hoàn vương lại bất tỉnh nhân sự. Thiệu Dương cứ như vậy mà quỳ gối bên giường cho đến hôm nay. Y mở miệng gọi Lô Y quan một tiếng, từ đó trở đi có nói gì y cũng đều chìm vào im lặng. Lô Giải vốn định nói vài câu an ủi, nhưng suốt cuộc đời ông chưa bao giờ nhìn thấy một đôi mắt nào đau đến đứt từng khúc ruột như thế. Khi đó, ông lo âu nghĩ, lỡ mà có việc chẳng đặng đừng xảy ra, sợ tướng quân vĩnh viễn cũng không tỉnh lại nữa.
Lô Giải đang mừng rỡ tướng quân đã tỉnh táo lại, khom xuống chờ Thiệu Dương quay về lều của mình nghỉ ngơi, nhưng Thiệu Dương đứng lên cũng không bước ra bên ngoài, mà là đi tới một góc tối trong căn lều ôm gối mà ngồi, nghiêng người dựa vào án kỷ nhắm mắt dưỡng thần. Lô Giải lúc này mới hiểu ra hàm nghĩa "Nghỉ ngơi" của Thiệu Dương, không khỏi cười khổ: "Tướng quân --- tướng quân quay về lều của ngài nghỉ ngơi một lát đi."
Thiệu Dương khó hiểu mở mắt nhìn ông, rốt cuộc xác định đây mới là ý định vốn của của y quan, sau đó y thẳng thắn lắc đầu, "Tôi không đi."
Lô Giải bước đến trước giường Hoàn vương, nói với Thiệu Dương, "Tướng quân yên tâm, nhiều ngày như vậy chẳng phải chưa từng có việc gì hay sao? Vương gia tỉnh là sẽ ổn." Ông thấy Thiệu Dương vẫn không hề có dấu hiệu bị thuyết phục, chẳng đặng đừng bèn nói thêm một câu, "Tướng quân nên tin lão."
"Tôi tin." Thiệu Dương nói, "Nhưng điện hạ hít thở rất yếu ớt." Y nói xong, dời ánh mắt nhìn Lô Giải về phía Hoàn vương, lại cúi mắt nhìn xuống đất, dường như không biết phải làm sao để bày tỏ hết suy nghĩ của mình nên lại rơi vào lặng im. Hồi lâu sau y mới mở miệng lần nữa, thì thầm, "Tôi lo lắm."
Những người học võ ban đầu đều phải luyện tập phương pháp hít thở, dù cho đang ngủ say thì hô hấp của họ cũng phải luôn luôn luôn chậm rãi ổn định. Chỉ khi một người đang trong lúc vô cùng yếu ớt mới có nhịp thở gấp gáp ngắn ngủi. Thiệu Dương là người rất thông minh, dù không hiểu y học thuốc men nhưng cũng biết rằng vết thương của Hoàn vương không thể nào chữa trị đơn giản được.
Lô Giải theo Thiệu Dương ra chiến trường đến nay đã được năm năm. Ông nhìn y lớn lên, biết y không giỏi bày tỏ bản thân mình. Nhớ lúc Thiệu Dương đánh nước Trần, tướng hàng phía quân địch ở phía sau đánh lén, trường mâu đâm xuyên vào áo giáp trên vai y, gần như xé rách cả bờ vai. Khi đó, y chỉ mới là một đứa trẻ mười lăm tuổi, Lô Giải và các quân y khác biết y được bệ hạ sủng ái, đều thấp thỏm sợ hãi y không qua khỏi. Nhưng Thiệu Dương lại như không có việc gì, mấy ngày sau cứ leo lên ngựa ra trận giết địch, chưa từng kêu đau một tiếng nào. Một thiếu niên dũng cảm như vậy lúc bị thương bước vào lều của Lô Giải cũng chỉ mặt đỏ au au nói không nên lời nào ra hồn. Lô Giải chỉ nghĩ rằng y muốn nói cảm ơn, sau mới từ những tiếng lắp ba lắp bắp của y hiểu là y muốn cầu xin mình không mang chuyện y bị thương truyền về chỗ Giám quốc Hoàn vương. Nhưng việc này từ lâu đã được truyền về kinh, Lô Giải không tiện nhúng tay vào việc truyền tin trong quân, bất đắc dĩ đành phải cố ý viết một bức thư cho Hoàn vương. Có người bảo, đế vương nhỏ tuổi vì thế vô cùng tức giận, nhờ có Hoàn vương làm chủ khiến sự tình dịu xuống, còn triều đình thì vờ như không hay biết.
Hôm nay lại lặng đi một hồi, rốt cuộc cũng chỉ nói được một câu "Tôi lo lắm." Lô Giải chỉ nghe thế thôi mà tim phổi đã đau điếng. Từ lâu ông đã biết, đứa nhỏ này ngưỡng mộ Hoàn vương từ thuở ấu thơ. Rất nhiều người từng liều lĩnh thích một ai đó vào những ngày niên thiếu. Có người nhìn ra, quay đầu lại cười một thời trẻ dại, có người nhung nhớ cả đời, chỉ nói rằng thứ vĩnh viễn cầu không được mới là thứ tốt nhất. Cũng có người như Thiệu Dương, lúc trẻ thơ thì cuồng nhiệt kính ngưỡng, đến hôm nay thì thoát xác hóa thành tình yêu say đắm khắc cốt ghi tâm. Tình cảm tích tụ dần qua mấy kiếp luân hồi, chìm nổi một lần trong hơn mười năm đó.
Ai có mắt đều tỏ, chỉ một mình y ngay cả một lời nhẹ nhàng cũng không dám nói. Ngay cả lúc này, dù cho người ấy đang mê man không nghe được, y cũng chỉ thốt ra lo lắng, những điều khác chẳng ra khỏi được môi.
Lô Giải vì y mà đau lòng, nhưng ngại thân phận nên không mở miệng được, đành khuyên giải: "Mũi tên đâm vào mạch máu gần tim, nếu muốn khỏe lại hẳn cần có chút thời gian. Tướng quân chớ nên lo lắng."
Thiệu Dương ngần ngừ giương mắt nhìn lão, môi khẽ mở chừng như hạ quyết tấm, "Lô Y quan, nếu đưa điện hạ quay về Dao Kinh có tốt hơn không?"
"Từ đây đi ra trăm dặm đều là lãnh thổ nước Ngụy, còn phải lâu lắm mới tin tưởng được những người mới đầu hàng. Với cả, chiến sự lúc này đang căng thẳng, tướng quân sai người ở đâu để hộ tống Vương gia?"
"Tôi đưa điện hạ về kinh."
Lô Giải không ngờ Thiệu Dương có thể nói ra những lời này, trong nhất thời không biết phải đối đáp làm sao. Thiệu Dương thấy ông lặng thinh bèn nói tiếp: "Lòng người Ngụy đang do dự, đang lẳng lặng quan sát biến cố quân ta, không dám lập tức tiến công. Sự vụ trong quân tạm thời giao cho Lục tướng quân, cầm cự cùng với quân Trịnh. Để Vu tướng quân chọn ra hơn mười quân Niễn Trần tinh nhuệ, tôi và lão cùng nhau đưa điện hạ về kinh, có được không?"
Lô Giải đến đây mới vỡ lẽ, Thiệu Dương hẳn đã tự mình suy tính và từ lâu đã có ý muốn đưa Hoàn vương trở về Dao Kinh. Ông đứng ngây ra một lúc, cười khổ mà rằng, "Nếu vậy thì tướng quân sắp xếp ba mươi vạn tướng sĩ quân ta về đâu đây?"
"Chỉ cần hành động cẩn thận, người Ngụy sẽ không biết điện hạ quay về kinh, trong quân không còn lãnh đạo."
Lô Giải theo hầu trong quân quanh năm suốt tháng, cũng từng theo tiên đế chinh chiến bốn phương, dường như ông có lẫn đôi ba phần khí phách rất hiếm thấy ở những kẻ nho sinh bình thường. Nói đến nước này, dù ông đau cho nỗi lo lắng trong lòng Thiệu Dương, nhưng vẫn thấy phẫn nộ vì tướng quân cư xử tùy tiện như một đứa trẻ ranh mà bỏ bê mọi việc. Ông lập tức khẽ quát: "Đối mặt với kẻ địch mà đem quân bỏ chạy một mình, đấy mà là hành vi của người thống lĩnh sao!"
Thiệu Dương nghe vậy, mặt mũi bỗng dưng trắng bệt. Lô Giải mới nghe ra bản thân ông trong nhất thời giận dữ nên nói hơi quá lời. Ông chậm rãi nói, "Người Ngụy gây thương tích cho Vương gia, nội trong vài ngày nữa tướng quân dẫn đầu tướng sĩ quân ta san bằng Lân Tiêu..." Ông nói chưa xong đã bị Thiệu Dương dùng một thái độ lạ lùng cắt ngang, "Tôi không làm thống suất, để cho Lục tướng quân và Vu tướng quân làm là được. Tôi đã thề sẽ bảo vệ điện hạ chu toàn, nhưng bây giờ không thể làm được gì cả. Giết Viên Duẫn Đàn thì sao, điện hạ có tỉnh lại không? Tôi chỉ muốn ngài ấy khỏe lại, những việc khác có gì khẩn yếu hay sao?" Y nói, nhìn Lô Giải chằm chằm, đôi đồng tử sáng ngời tuổi trẻ càng tỏa ra sự kiên quyết theo từng câu từng chữ.
Giằng co đến nay, thế cục đã khác xa so với khi liên quân vừa mới tới La Độ. May mà quân Tề có Niễn Trần tương trợ, còn quân Ngụy đã đại ghương nguyên khí. Bây giờ Tề - Trịnh dù muốn chiếm đoạt đất đai nước người một lần nữa nhưng quân tiếp viện lại không thể vượt sông, cứ như vậy mà lâm vào thế quẫn bách không biết phải tiến hay lùi. Nhược bằng Tề - Trịnh đồng ý từ bỏ La Độ, rút quân về triều thì mọi sự lại trở nên dễ dàng hơn nhiều. Dù thống suất thay đổi khi lâm trận nhưng chỉ cần rút lui đúng phương pháp, ắt hẳn có thể thoát ra toàn vẹn. Thiệu Dương cũng không phải bỏ mặc sự sống chết của tướng sĩ, y chỉ không có tham vọng muốn chinh phục một nước khác hay hùng tâm muốn tiếng tăm bay xa bốn bể. Y từ lâu đã hiểu, đất đai vạn khoảnh, thành trì muôn dặm của nước nhà trong lòng y so ra chẳng thể nào hơn khuôn mặt điện hạ khẽ mỉm cười.
-
Lô Giải lập tức ngẹn lời, không biết phải nói từ đâu. Hậu quả của việc tự ý quay về kinh, ý chỉ không phá được La Độ không cho phép hoàn triều, sự khủng hoảng do thay đổi thống suất...hiện tại không một lý do nào có thể thuyết phục nổi Thiệu Dương. Ông đành nói, "Tướng quân, từ đây về Dao Kinh nhiều đường đồi núi, chỉ sợ... vương gia không chịu đựng nổi." Lý do này nghe vô cùng xác đáng, nhưng ông còn không dám nói thẳng ra. Cố nhiên Dao Kinh thích hợp để tĩnh dưỡng hơn trong doanh trại rất nhiều, nhưng còn trong trường hợp đi đường gian khó, thương thế của Hoàn vương trở nặng hơn thì tất nhiên không có cách nào để hỗ trợ. Điều này Lô Giải là người rõ ràng nhất.
Làm sao mà Thiệu Dương không biết đi đường ngựa xe cực khổ cơ chứ? Vốn là y ôm một niềm chờ mong, đợi xem Lô Giải nói cho y rằng nếu đưa điện hạ về kinh rồi thì sẽ không sao nữa. Còn bây giờ Lô Giải cứ án theo tình hình thực tế mà nói, y đành phải tin, khuôn mặt buồn bã gục xuống không nói gì thêm nữa.
Lô Giải trầm mặc một hồi rồi mềm giọng bảo y, "Tướng quân xin an lòng, mấy hôm nữa vương gia chắc chắn sẽ tỉnh." Thấy nỗi buồn vẫn còn trong mắt Thiệu Dương, ông lại nhẹ nhàng nói, "Tướng quân có còn nhớ không? Năm xưa lúc tướng quân mới vào Dao Kinh, không hợp khí hậu nên bệnh nặng một thời gian. Lão được gọi đến phủ Giám quốc để chẩn bệnh cho ngài, lúc đó đã qua giờ Tý, nhưng vương gia vẫn còn đợi ở trong phòng của tướng quân --- Trừ bệ hạ ra, tướng quân là người Vương gia thương yêu nhất. Bây giờ là lúc nguy ngập khôn cùng, ngài ấy sao có thể mặc kệ tướng quân."
Thiệu Dương mỉm cười nhìn ông cảm kích, gật đầu nhưng không thấy đáp lời. Lô Giải cũng không khuyên nữa, bước tới định thay thuốc cho Hoàn vương. Hoàn vương là quý tộc hoàng thất, cuộc sống hằng ngày đều có người chuyên môn hầu hạ, lẽ ra lúc thay y phục hay đổi thuốc chỉ được có y quan ở cạnh. Trong quân thì giản lược hơn, không câu nệ quá nhiều lễ nghi phiền phức, Thiệu Dương chỉ phải ra khỏi lều chờ đợi. Vén cửa lều bước ra, y nhìn thấy Trịnh Uyên đang đứng đợi bên ngoài.
-
Trăm năm sau, các nhà sử học đều gọi Tĩnh Hoài đế Trịnh Uyên là một vị quân chủ khó lòng nắm bắt. Quan điểm này đón nhận nhiều khen chê khó phân biệt, những người bài xích còn cho rằng Trịnh Uyên là kẻ tiểu nhân thay đổi thất thường. Cậu chủ động thưa chuyện với Tề Tuyên Minh hoàng đế khơi mào cuộc chiến tranh này, rồi tại lúc Tề - Trịnh gần như đã đặt cược tất cả vào trận quyết đấu thư hùng với nước Ngụy mà thúc đẩy cho mưu kế của Ngụy Ly đạt thành, chơi trò hai mang với cả đôi bên. Nữ thần vận mệnh một lần nữa nấp sau mây mù dày đặc, cuộc chiến vốn có thể đi đến một kết thúc dự kiến lại xoay chuyển theo hướng rối ren. Khác với các nhà nghiên cứu nghiêm túc, các văn nhân mặc khách rỗi hơi của đời sau đều có lời ta thán, rằng khoảnh khắc khi Trịnh Uyên có được tự do khi rời bỏ thành Lân Tiêu, thực ra mới chỉ là bắt đầu của việc cậu bị Ngụy Ly triệt để ràng buộc. Từ thuở cậu vào đến thành Ly Hâm xa lạ cho đến khi quay lại cung vua nước Ngụy nhiều năm sau đó, số phận của Trịnh Uyên hoàn toàn gắn liền với Cẩn Hâm đế Ngụy Ly, do đó cũng đem hai quốc gia đang ở buổi thịnh vượng bậc nhất bị cuốn vào nạn can qua vô tình.
Bấy giờ, Trịnh Uyên đang đứng bên ngoài lều quân Tề, cho tùy tùng lui hết, chỉ một mình chờ đợi. Cậu thay đổi trang phục nhạt màu như thường ngày, khuôn mặt lộ vẻ tái nhợt, đứng dưới nắng trời càng gần như trong suốt. Cậu nhìn thấy Thiệu Dương bước ra cũng khẽ giật mình. Đôi mắt sáng đến như nhật nguyệt tranh nhau tỏa rạng của Thiệu Dương buổi đầu gặp gỡ, giờ đây thâm trầm đến mức không thấy bóng soi. Trịnh Uyên hiểu rõ tầm quan trọng của Hoàn vương trong quân tề, nhưng không ngờ được việc Hoàn vương thụ thương có thể khiến cho một thống suất như Thiệu Dương chịu ảnh hưởng nặng nề như vậy. Trước đó cậu nghe nói Thiệu Dương vẫn canh chừng trong lều của Hoàn vương bèn nghĩ rằng chỉ có nửa phần là y thật lòng thật dạ, nửa phần là để tỏ ra cho quân Niễn Trần xem, mà nay xem ra, hoàn toàn không phải thế.
Lúc đầu Trịnh Uyên biết Ngụy Ly giả vờ làm Viên Duẫn Đàn, cậu không vạch trần mà còn thêm che giấu, nên đã khiến trong lòng quân Trịnh rầm rì những lời bất mãn, huống chi là với quân Tề. Trịnh Uyên lần này một mình đến thăm cũng hoàn toàn không màng tới mình đang bị đối đãi thế nào. Dù là công thay tư, cậu đều đã phạm một lỗi sai vô cùng nghiêm trọng. Nếu cậu quả thật bị nhốt trong doanh trại quân Ngụy, hoặc bị quân Ngụy giết chết thì chuyện sẽ hoàn toàn khác. Ngụy Ly đưa cậu trở về không tổn thương đến một sợi tóc, ngược ngạo thay lại đặt cậu vào hoàn cảnh xấu hổ tột cùng. Cậu yêu Ngụy Ly, nhưng cũng là hoàng đế nước Trịnh, không thể trốn chạy, chỉ đành đối mặt mà thôi.
Thiệu Dương nhìn thấy kẻ làm vua một nước như Trịnh Uyên mà đứng đợi ở ngoài không cho người vào thông báo, y cũng không tỏ vẻ gì cả. Lòng của y đã bị chiếm cứ hoàn toàn, không tâm tư nào mà phỏng đoán dụng ý của vua Trịnh. Y chỉ hành lễ với Trịnh Uyên rồi không buồn mở miệng nữa. Thiệu Dương chưa bao giờ có thể giấu diếm tình cảm của y sâu bên trong đôi mắt. Trịnh Uyên nghĩ tất nhiên Thiệu Dương hận cậu, nhưng không cách nào đọc được hận ý từ đôi mắt của vị tướng quân đang đứng đằng kia.
Lô Giải thay thuốc xong, bước ra nhìn thấy Trịnh Uyên bên ngoài, tưởng cậu đến đây thăm hỏi nên chỉ nói Vương gia hiện đang nghỉ ngơi. Nhưng Trịnh Uyên vốn đến để gặp Thiệu Dương, việc thăm Hoàn vương chỉ là một cái cớ mà thôi. Dù không nói ra nhưng trong lòng họ đều hiểu rõ. Lúc Thiệu Dương cùng Lô Giải bước vào trong lều, Trịnh Uyên đứng bên ngoài có thể nhìn thấy Tề Hoàn Duyên đang mê man. Hoàn vương trong suy nghĩ của cậu luôn là một kẻ nội liễm nhưng cất chứa sắc sảo, người khác không dám nhìn gần. Mà nay, Hoàn vương nằm trên giường nhỏ nhắm nghiền mắt, thoáng nhìn qua trong tích tắc khi cửa lều vén lên, khuôn mặt hắn dường như lộ ra đôi ba phần thanh tú.
Đến tận đây Trịnh Uyên mới biết, thì ra Hoàn vương trông ưa nhìn như vậy. Cậu chưa từng nghĩ vẻ đẹp như thế này cũng có thể tỏa ra một cảm giác êm nhẹ. Cậu quay sang nhìn thấy Thiệu Dương cũng đang nhìn vào bên trong lều, rốt cuộc mở miệng gọi một tiếng Thiệu tướng quân.
Thiệu Dương quay lại thản nhiên nói, "Bệ hạ yên tâm, người Ngụy cũng không có động tĩnh nào khác, quân ta sẽ có vài ngày để nghỉ ngơi hồi phục."
Trịnh Uyên nhẹ gật đầu, dứt khoát nói thẳng vào vấn đế, "Trẫm -- tội không thể tha thứ."
"Bệ hạ, lời này người nên nói với hàng hàng hàng vạn tướng sĩ." Thiệu Dương vẫn giữ giọng lãnh đạm, "Lỗi là ở Thiệu Dương không thể bảo vệ cho điện hạ chu toàn -- Bệ hạ từ lâu đã nói với tôi, người là nguyên do của bệ hạ, không phá Lân Tiêu không thể thấy. Tôi vốn tưởng rằng bệ hạ muốn ám chỉ đến Bình Loạn vương gia, nhưng hóa ra là hoàng đế nước Ngụy. Lần này bệ hạ muốn che chở cho Ngụy Ly cũng là lẽ đương nhiên mà thôi."
Trong giọng nói đạm nhiên của y chất chứa nỗi đau và hối hận không thể che lấp. Trịnh Uyên nghe nói việc Hoàn vương bị thương đã khiến cho toàn bộ triều đình nước Tề nổi giận nên chỉ nghĩ rằng Thiệu Dương lo bị Tuyên Minh Đế trách tội. Cậu bảo y, "Tuyên Minh hoàng đế thông hiểu lý lẽ, có lẽ không đến nỗi trách móc tướng quân quá nặng nề đâu."
Thiệu Dương buồn bã mà cười, "Thì đã sao?"
Trịnh Uyên cả kinh, suy nghĩ chợt thay đổi mà hỏi y, "Ban đầu trẫm nói người là nguyên do của tướng quân xa tận Dao Kinh, tướng quân..."
"Người ấy của tôi, ban đầu thật là xa tận Dao Kinh."
"Vậy thì bội kiếm do Tuyên Minh đế tặng, là vật tùy thân của tướng quân..."
"Bội kiếm tùy thân là quà điện hạ tặng cho khi tôi lần đầu tiên chinh Trần về triều." Thiệu Dương không chút giấu diếm, "Bệ hạ đã rõ rồi chứ?"
Trịnh Uyên cười khổ. Cậu vốn cho rằng Thiệu Dương muốn báo ơn tri ngộ của Tuyên Minh đế, còn đối với Hoàn vương bất quá chỉ là nghĩa thầy trò. Bọn họ tự cho là hiểu rõ suy nghĩ trong lòng đối phương, nhưng hóa ra vẫn là nhầm lẫn.
Dù thời gian có đảo ngược, dù đã biết được kết cục này, Trịnh Uyên vẫn lựa chọn y như vậy. Dù có thế nào đi nữa, cậu cũng không thể mở mắt trừng trừng nhìn Ngụy Ly vì bị người khác phá bĩnh mà bị bắt giữa quân doanh nhà Tề, vô phương cứu chuộc. Tội của cậu không thể tha thứ, nhưng cậu không có cách nào hối hận.
Thiệu Dương không thể tha thứ cho cậu, cậu có thể hiểu.
Trịnh Uyên nhìn theo tướngquân xoay người thong thả bước vào lều, một vạt nắng trời lạnh lẽo rớt xuốngtấm lưng gầy run run. Cậu cảm thấy tấm lưng ấy mỗi lúc một nặng nề thêm, từ nayvề sau, hưng suy của cả nước Tề đều được gánh trên đôi vai ấy.
Bình luận truyện