Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn

Chương 9: Thủy quái sông Hoàng Hà



Thôi lão đạo và mọi người hô nhau đậy nắp quan tài lại, không ngờcương thi quá mạnh, hất nắp quan tài bò ra ngoài, túm lấy Khoái thủPhùng móc tim ra ngoài.

Nguyên do vì cương thi bị âm vía nhập vào, gặp người sống thì sẽ đuổi theo không tha, một tay móc tim của Khoái thủ Phùng, một tay giơ bộmóng vuốt về phía Thôi lão đạo. Thôi lão đạo lưng như dính sát vào cộtcủa gian điện, mặt trắng bệch vì sợ, cứ nghĩ rằng cái mạng già của mìnhsẽ tiêu đời. Thảo đầu thái tuế bị thương nằm bệt trên sàn nhà, miệng thổ máu tươi, trông thấy Thôi lão đạo gặp nguy liền kêu: "Lục ca, mau cứuđạo trưởng!"

Dương Phương đang đu mình trên xà ngang, nhìn thấy Khoái thủ Phùng bị chết, Thôi lão đạo gặp nguy, mọi việc diễn ra quá nhanh khiến anh takhông kịp phản ứng, lúc này vội buông tay nhảy xuống, lộn một vòng trênkhông trung rút roi đồng ra, dựa vào thế đang rơi xuống, hai tay quấtmạnh roi, chỉ nghe tiếng roi đồng cắt gió như tiếng rồng gầm.

Dương Phương tay cầm roi đồng, với thế xẻ núi, đánh một roi chí mạnggiữa đỉnh đầu cương thi, phát ra tiếng kêu như sấm, chỉ thấy một luồngkhí đen bốc lên từ đỉnh đầu cương thi, thi thể nó như một cái cây khô đổ gục xuống, không chút động đậy.

Chiếc roi đồng đánh tử thi được mệnh danh "Đả thần tiên" này thực ralà hữu danh vô thực, không phải chiếc roi mà Khương Tử Nha thời Tây Chusử dụng khi đánh Phong Thần, chiếc roi đó chỉ có thể đánh Bát bộ chínhthần, còn roi đánh tử thi nghe nói là pháp khí của Trương thiên sư trênnúi Long Hổ truyền lại, bên trên có khắc câu chú để trấn ma trừ tà, cóthể đánh tan hồn phách. Lúc này, cương thi bị đánh trúng đầu, hồn pháchbị đánh tan, chính Dương Phương cũng không ngờ chiếc roi của mình lợihại như vậy, từ khi sư phụ truyền lại cho anh ta thì đây là lần đầu tiên dùng roi đánh người chết, nhìn lại cương thi thấy đầu đã bị đánh nát,không thể gây họa nữa, lúc đó mới biết sư phụ đã truyền lại cho mình một bảo vật, niệm thầm trong bụng: "Sư phụ trên trời linh thiêng, phù hộ đệ tử."

Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn đỡ Thôi lão đạo dậy, ba người đưa mắt nhìn Phùng Điện Thần chết thảm, đỡ lấy thi thể của anh ta òa lên khóc, Thôilão đạo đấm ngực giậm chân, nước mắt lã chã, hối hận vô cùng: "Chúng tagặp nhau định thay trời hành đạo, đào mộ tổ của Đồ Hắc Hổ, không ngờ hắn lại có sự chuẩn bị trước khiến chúng ta gặp nạn, tứ đệ đáng thương củata lại ra đi như thế này, cậu chết thảm quá..."

Mạnh Bôn nói: "Lần này chúng ta tổn thất nặng nề quá, phải báo thù. Thù này không trả, Mạnh Bôn tôi thề không làm người."

Thôi lão đạo than: "Quân tử báo thù mười năm không muộn. Chuyện trảthù từ từ tính. Giờ chúng ta phải tranh thủ khiêng xác tứ đệ ra khỏi đây trước khi trời sáng, nếu làm kinh động tới đám lính tuần, thì đến chúng ta thoát ra cũng khó."

Dương Phương chau mày, nghĩ ra một kế. Liền gọi Thôi lão đạo lôi thithể Khoái thủ Phùng ra bên ngoài, anh ta và Mạnh Bôn ở lại dọn dẹp bêntrong trở về nguyên trạng, để Đồ Hắc Hổ nghĩ rằng chưa có ai động tới mộ tổ nhà hắn ta, tránh đánh rắn động cỏ.

Ba người lập tức bắt tay vào việc, đẩy quan tài bằng đồng vào tronghuyệt động, lấp đất lắp lại đá sàn nhà, lau sạch vết máu, chỉ có con gàquay trên bàn thờ bị Mạnh Bôn gặm mất mấy miếng, nơi đây đồi núi hoangvu, đồ thờ bị thú rừng ăn phải cũng không có gì là lạ, mất một con gàcũng không gây sự chú ý gì.

Sau khi xong việc, trời cũng vừa hửng sáng, ba người nhanh tay chôncất Khoái thủ Phùng trong một sơn cốc, lòng thề sẽ trả thù cho huynh đệ, sau đó quay trở về thành Lạc Dương, vào quán trọ đóng cửa bàn bạc.

Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn nghiến răng: "Theo tôi nên chọn ngày trờitối gió to, bịt mặt trốn vào phủ hắn mỗi đứa cho một đao giết hết cả nhà nó đi, không tha một ai, sau đó cho mồi lửa rồi mình rút."

Thôi lão đạo lắc đầu nói: "Không được, không được. Chúng ta không làm những việc liên lụy tới người vô tội. Hơn nữa phủ đệ của Đồ Hắc Hổ ởLạc Dương nhưng gần đây hắn thống lĩnh quân đội ở gần phủ Khai Phong,muốn xâm nhập vào doanh trại để giết hắn còn khó hơn lên trời."

Dương Phương cũng có ý định giết người: "Khó cũng không sợ, chỉ sợkhông tìm thấy người thôi, giờ đã biết hắn đang ở doanh trại gần KhaiPhong phủ, tôi sẽ kiếm bộ quân phục vào bên trong lấy đầu hắn."

Thôi lão đạo can: "Nghe nói tên Đồ Hắc Hổ đó cũng dũng mãnh lắm,không phải hạng xoàng đâu, chúng ta cần phải bình tĩnh, nhẫn nại chỉ cólợi thôi, hành sự hấp tấp ắt sinh đại họa. Đồ Hắc Hổ rất mê tín, tin vào phong thủy của mộ tổ, nếu có thể đào được mộ tổ nhà hắn thì còn hơn làđâm mấy nhát dao vào người hắn, làm thế nào nghĩ cách tìm được mộ tổ nhà hắn mới là quan trọng."

2

Ba người bàn bạc tới lui, sau cùng nghĩ ra được một cách. Ngày hômsau, Dương Phương và Mạnh Bôn đi tìm mua hai bộ đồ đạo sỹ, hóa trangthành đạo đồng, là đồ đệ của Thôi lão đạo, trên mặt mỗi người đều bôiphấn, dán cao, một người cầm cờ, một người cắp tráp theo hầu Thôi lãođạo. Họ tới xếp đồ ngồi xem bói trước cửa phủ Đồ Hắc Hổ, vừa để ý ngườira vào phủ, vừa tranh thủ dò la tin tức, lần này phải lần cho ra tin tức mộ tổ nhà hắn. Di dời mộ tổ là một chuyện lớn, không thể giấu diếm hoàn toàn được.

Thời đó, người dân còn rất mê tín, Thôi lão đạo lại rất sành mấy mónkỹ xảo giang hồ, giương cao cờ "Thiết chủy bá vương", tự xưng là "Phương ngoại toàn chân, vân du bán tiên, truyền danh tặng quẻ, không lấy mộtđồng", vì Thôi lão đạo không lấy tiền, nên số người xúm lại xem bói rấtđông, thêm vào đó, Thôi lão đạo khéo ăn khéo nói, lừa cho người tới xembói tâm phục khẩu phục, mới có mấy ngày mà tên tuổi đã nổi tiếng khắptrong thành, ở đâu cũng thấy người ta đang khen ông là thần tiên hạ thế. Lời đồn cứ như vậy được truyền đi, nhanh chóng truyền vào trong phủthống đốc, Đồ Hắc Hổ lúc đó không có nhà, mấy trò này của Thôi lão đạocũng chẳng lừa nổi hắn, nhưng vợ hắn lại là người rất mê tín, nghe nóingoài cửa có một lão đạo, xem bói xem tướng rất giỏi, liền mời lão đạovà hai đồ đệ vào phủ, tới hậu đường nói chuyện.

Thôi lão đạo đem theo Dương Phương và Mạnh Bôn nhân cơ hội đó tràtrộn vào trong phủ thống đốc, tới hậu đường thì thấy vợ Đồ Hắc Hổ là một mụ đàn bà to béo phốp pháp, khoảng ba mươi tuổi, mặt phì nộn đầy thịt,khóe mắt ánh lên vẻ hung tợn.

Thôi lão đạo sớm biết Đồ Hắc Hổ xuất thân là thổ phỉ, nên vợ cả củahắn thì không thể nào đẹp vào đâu được. Hôm nay gặp mặt, con mẹ này đúng là một con hổ cái.

Con hổ cái đó mời Thôi lão đạo ngồi, hai cậu đạo đồng đứng ở hai bên, mụ ta ra hiệu cho người hầu rút lui, mở miệng nói: "Đạo trưởng, nghenói ông xem bói rất chuẩn."

Thôi lão đạo nhắm hờ đôi mắt, ngâm rằng: "Vô lượng thiên tôn, một chút khả năng của bần đạo không đáng để nhắc tới."

Hổ cái nói: "Nếu đạo trưởng đúng là biết xem bói thì hôm nay bói cho tôi một quẻ, ông xem tôi..."

Không đợi mụ ta nói hết, Thôi lão đạo đã lên tiếng: "Phu nhân, khoanhãy mở lời, lão đạo xem tướng mạo phu nhân, chỉ nói được ba việc màthôi, nếu có nói sai cũng không phiền phu nhân đuổi, ba thầy trò chúngtôi tự khắc cuốn gói khỏi quý phủ."

Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn thấy Thôi lão đạo quá tự tin, đưa mắt rahiệu cho Dương Phương, Dương Phương cũng ra hiệu lại, ý rằng Thôi lãođạo mồm như được bôi mỡ, lừa mụ hổ cái này chỉ là trò đùa, không cầnphải lo lắng.

Chẳng thèm quan tâm tới hai người đang nháy qua nháy lại, Thôi lãođạo làm một tràng như ngâm thơ: "Ngoại hình ngũ quan của con người tađều cơ sự khác nhau, thường xem tướng mạo là khó nhất, không thể nhìnmột lần mà đoán hung cát ngay được, cần phải quan sát tỉ mỉ...", nóirồi, lão ngẩng lên quan sát khuôn mặt của mụ hổ cái và khen rằng: "Tướng mạo của phu nhân thật tốt, khuôn mặt tròn, môi đỏ mọng như son, giọngnói thanh thanh, sơn căn bất đoạn, chính là tướng phú quý. Đặc biệt làđôi tai, mỗi bên một cái, không cao không thấp, sao lại mọc khéo thế,theo thuyết xem tướng mà nói, nếu vành tai dày thì kim ngọc mãn đường,tai cao trên lông mày thì tuổi thọ cao, dái tai dài và dày có lộc trời,thật là tướng tốt! Hiềm nỗi..."

Mụ hổ cái ngồi nghe chỉ hơi gật đầu. Mụ ta là phu nhân của thống đốc, vinh hoa phú quý là điều đương nhiên, không cần Thôi lão đạo phải nói.Nhưng nghe tới từ "hiềm nỗi" thì giật thót mình, vội hỏi: "Hiềm nỗi saohả đạo trưởng?"

Thôi lão đạo nói: "Hiềm nỗi khí sắc giảm sút, đây là thời vận không tốt, mệnh phạm phải tiểu nhân."

Mụ hổ cái vỗ bàn đánh rầm, những thớ thịt trên mặt cùng với tách tràtrên bàn rung lên bần bật: "Ôi trời đạo trưởng, ông đúng là thần tiên,tôi đang gặp phải tiểu nhân đây."

Thôi lão đạo không hề thay đổi thái độ, chỉ cười thầm trong bụng: "Thấy chưa, bị ta đoán đúng hai việc rồi."

Xem tướng, xem bói là phải biết quan sát nét mặt thái độ, thứ nữa làphải hiểu về nhân tình thế thái. Nếu người này phong thủy đều thuận lợithì sẽ không bao giờ nghĩ tới chuyện đi xem bói, có xui xẻo mới tìm đếnthầy bói, hơn nữa thường con người ta gặp lúc không thuận lợi thường hay liên tưởng tới việc bị tiểu nhân làm hại, ai chẳng có mấy kẻ oan giađối đầu. Nên lúc xem bói nói "phạm tiểu nhân" thì một trăm lần đúng tớichín mươi chín lần, thêm nữa Thôi lão đạo quan sát thấy thần thái mụ hổcái như đang nổi cơn ghen, chắc chắn sau khi kết tóc xe tơ không cònđược Đồ Hắc Hổ để ý tới nữa, ngày ngày ghen tuông tranh giành với mấy bà vợ lẽ, đây cũng là chuyện thường tình. Nhưng người xem bói phải biếtvận dụng linh hoạt, nói đúng thời điểm khiến mụ hổ cái phục lăn.

Dương Phương và Mạnh Bôn đứng phía sau quan sát Thôi lão đạo lừa mụhổ cái tới lần này tới lần khác, không nhịn được cười mà không dám cườithành tiếng, đành phải căng mặt ra cố nhịn khiến nét mặt hai người hếtsức cổ quái.

Mụ hổ cái đang mải khen Thôi lão đạo xem bói chuẩn, thấy hai tên đạođồng đang nhăn mày nhăn mặt thì không vui, hỏi Thôi lão đạo vậy nghĩalàm sao?

Thôi lão đạo vội lấp liếm: "Đây chính là việc thứ ba rồi, thưa phunhân. Phu nhân đừng vội coi thường hai tên đồ đệ bị câm của ta, hai đứanó rất có căn cơ đấy, chúng có đôi mắt rất tinh tường, đã nhìn thấy ấnđường phu nhân có màu đen, thời vận không tốt, xem ra sẽ gặp đại hạn.Hai đứa nó muốn mách cho phu nhân nhưng lại không nói được nên làm vẻmặt đau khổ như vậy để ra hiệu."

Mụ hổ cái bán tính bán nghi hỏi: "Ông chắc là hai đồ đệ của ông không bị sao chứ, vẻ đau buồn mà như vậy à? Sao tôi thấy như hai đứa nó đangcó ý đồ gì đó. Mà thôi, đạo trưởng ông nói xem là vận hạn gì?"

Thôi lão đạo nhắm mắt bấm đốt ngón tay, bỗng thở dài thườn thượt nói: "Ôi trời, không xong rồi, mộ tổ nhà phu nhân..."

Mới nói một nửa thì dừng lại không nói nữa, để chờ xem phản ứng của mụ hổ cái, theo cách nói của giang hồ là "nói nửa vời".

Mụ hổ cái nghe Thôi lão đạo nói tới mộ tổ thì mặt biến sắc: "Ôi lãothần tiên! Chuyện động tới mộ tổ không người ngoài nào biết mà ông cũngbói ra được! Lúc đó, tôi đã nói mộ tổ thì không được động đến, nhưng phu quân nhà tôi cứ đòi dời tới Lôi Công Lĩnh, nói nào là địa hình địa thếđẹp, cái gì mà sói hạ rắn rừng, tôi có khuyên thế nào cũng không được,lần này thì có chuyện thật rồi, đang yên đang lành lại gặp đại hạn, làmsao mà tôi sống được đây?"

Thôi lão đạo cũng chỉ đợi có câu nói này, nghĩ bụng: "Cái gì mà thầntiên, con mẹ này, Đồ Hắc Hổ lấy phải mày xem như hắn xui xẻo". Lão làmra vẻ bình tĩnh, nói với mụ hổ cái: "Phu nhân không phải lo lắng sợ hãi, thực ra cũng không phải là chuyện to tát lắm, di dời mộ tổ sang nơikhác cũng không phải là không được, nhưng làm kinh động đến hài cốt củatổ tiên là một sự bất kính, cần phải lập đạo tràng để hóa giải. Thiên cơ không thể lộ, nên không được nói ra bên ngoài, đạo tràng làm không chutoàn cũng không được. Lão đạo ta quay về núi sẽ lập đạo tràng giúp phunhân, tiêu trừ vận hạn, thêm phúc thêm thọ, phù hộ gia đình ta lớn béđều được bình an, phu nhân về sau thêm con thêm cháu, phú quý vô biên,tất cả cứ để lão đạo ta lo. Lão đạo ta gieo quẻ xem tướng là vì muốn lưu danh đời sau, là vì có duyên với phu nhân. Ta sẽ lập tức quay về núilàm phép, không làm phiền nữa, xin cáo từ". Nói rồi từ biệt mụ hổ cái,cùng hai huynh đệ rút khỏi phủ thống đốc.

Mụ hổ cái thấy Thôi lão đạo không lấy một đồng, kiến thức uyên thâmkhôn lường, nên trong lòng khâm phục, chuyện này cũng giấu kín không dám nói với ai.

Lại nói, ba người sau khi ra khỏi thành, thấy xung quanh không có ailiền lột bỏ đồ hóa trang, nhìn nhau cười nghiêng ngả. Dương Phương vàMạnh Bôn đều khen thủ đoạn của Thôi lão đạo rất tuyệt, mới vài lời đãmoi được thông tin mộ tổ của Đồ Hắc Hổ. Mụ hổ cái cứ tuồn tuột kể rahết, lần này chắc không sai nữa.

Thôi lão đạo nói: "Không ngờ Đồ Hắc Hổ dời mộ tổ tới Lôi Công Lĩnh.Nhắc đến nơi này lão đạo tôi cũng có biết đôi chút. Đó là một địa thếhiểm ác, là ngọn núi quanh năm mây đen bao phủ."

3

Đồ Hắc Hổ là một tên nguy hiểm độc ác, tâm địa thâm sâu, khốn nỗi gặp phải hội Thôi lão đạo, cái này gọi là "Chày đồng gặp phải cối đá - Vỏquýt dày có móng tay nhọn", phu nhân của hắn, mụ vợ hổ cái mời Thôi lãođạo về xem bói đã khai ra vị trí mộ cổ trong khi hắn thì vẫn chưa biếtsự tình.

Nhưng từ thời Thanh, Thôi lão đạo từng bị người ta đánh cho gãy chân, sau đó tuy đã khỏi nhưng việc trèo đèo vượt núi thì không làm được nênkhông thể đích thân tới Lôi Công Lĩnh.

Dương Phương hỏi rõ về địa thế núi, kiếm chỗ cho Thôi lão đạo nghỉchân, còn anh ta và Mạnh Bôn cùng lên núi, thực hiện kế hoạch đào trộmmộ tổ của Đồ Hắc Hổ.

Lôi Công Lĩnh nằm tại biên giới hai tỉnh Sơn Tây và Hà Nam, giữa haidãy núi Thái Hành và Vương Ốc, hai người hóa trang thành thợ dán giấyrồi lên đường. Nếu đã từng nghe kể chuyện về các "truyền kỳ phá án", các bạn sẽ thấy hễ nhân vật lục lâm xuất hiện thì đều cùng một hình ảnh"đầu đội khăn mềm, tai cài bông hoa, trên người khoác chiếc áo choànglông thú, lưng đeo đao, hông đeo một túi phi tiêu". Nhưng đó chỉ lànhững hình ảnh xuất hiện trên sân khấu, ngoài đời chẳng có nhân vật lụclâm nào dám ăn mặc như vậy ra đường. Thời xưa giao thông không thuậntiện, thường là dân buôn bán làm ăn và dân giang hồ mới đi xa, nếu ănmặc bắt mắt quá hoặc bình thường quá đều gây sự chú ý. Ăn mặc bắt mắtquá khiến người ta hay để ý, mặc quá rách rưới tới những vùng quê cũngkhiến người ta thấy lạ. Những vùng đó đất rộng người thưa, dân trongvùng đều biết nhau hết, nếu có người lạ xuất hiện, không phải là buônbán hoặc đi thăm người thân sẽ bị nghi ngờ, không phải kẻ trộm thì cũnglà kẻ cướp, có khả năng gây ra nguy hiểm cho người dân, họ sẽ sinh ra đề phòng, đi đâu cũng bị theo dõi, không có cơ hội ra tay.

Vì vậy, Dương Phương và Mạnh Bôn hóa trang thành thợ dán giấy, DươngPhương thời thiếu niên có học qua nghề này nên lúc ra bên ngoài có việcvẫn thường hóa trang như vậy, thêm vào đó tay nghề cao, giỏi ăn nói, tới đâu cũng không khiến người ta nghi ngờ, nơi hẻo lánh mấy cũng đi được.

Hai người họ vừa đói vừa khát, ngày đi đêm nghỉ không dừng một ngàynào. Tới chân núi Lôi Công, chỉ thấy núi cao sừng sững, rừng cây rậm rạp xanh mướt, nhìn xa xa, núi tiếp núi như một tấm bình phong, chính giữacó một khe núi rất hẹp, đúng như lời Thôi lão đạo nói, đó là lối đi quáhiểm trở chỉ có chim và mây là bay qua được. Nhìn khe núi đó giống nhưbị sét đánh tách làm đôi, chắc vì thế mà nơi đây mới gọi là Lôi CôngLĩnh, vết nứt từ trên xuống dưới, hình thế này chính là hạ lĩnh xà, mộtổ nhà Đồ Hắc Hổ chắc nằm bên dưới chỗ đầu rắn, phía trước có núi, bêncạnh có sông, còn có một thôn làng khá lớn. Hai người vào tới đầu thônthì được biết đây là thôn Thảo Lư nghĩa là lều cỏ. Núi Vương Ốc từ cổtới nay là nơi đạo giáo đắc đạo thành tiên, nên có rất nhiều Thần cungĐạo quán, thời Hán đã từng có một vị tiên nhân, dựng lều cỏ ẩn cư trongnúi, thôn làng này cũng được mang tên từ đó.

Dương Phương lặng lẽ gật đầu, nghĩ bụng: "Nơi này núi non trùng điệp, như một lớp hàng rào bảo vệ, suối chảy uốn lượn, mây khói trập trùng,thế núi rất đặc biệt, ẩn hiện toát lên một không khí như tiên cảnh, đúng là phi phàm, Đồ Hắc Hổ dời mộ tổ tới đây hẳn là có người chỉ lối, nhưng không rõ cụ thể là chôn ở đâu, khoảng cách tới mộ của Tứ bảo tướng quân vẫn còn một đoạn đường dài."

Hai người hóa trang thành thợ dán giấy đi vào trong thôn, vừa giúpdân dán lại trần nhà vừa hỏi thăm tin tức mộ tổ nhà Đồ Hắc Hổ nhưngkhông hỏi được gì. Lúc đó có một gia đình giàu có trong thôn có tang,ông cụ nhà đó qua đời, trưởng thôn phải bận rộn lo việc tang cho nhà họ, vừa hay có hai tay thợ dán giấy tới làng, tay nghề cũng tương đối khá,vùng này chưa thấy ai tay nghề cao như vậy liền nhờ hai người phụ tráchchuẩn bị đồ hàng mã.

Dương Phương và Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn sợ dân làng nghi ngờ nênkhông có cách nào để từ chối, đành cố gắng phối hợp, bận tối mắt tối mũi tới tận khi trời tối mới được rảnh tay ăn cơm. Trưởng thôn tới tận nơichúc rượu, còn nói may có hai vị tiểu sư phụ chuẩn bị đồ hàng mã rấtđẹp, việc tang tổ chức rất hoành tráng, đúng là hai người vào nam rabắc, đi nhiều biết nhiều chứ ở trong núi như bọn họ thì không ai có taynghề cao đến vậy.

Dương Phương hỏi: "Viên ngoại đúng là biết nhìn hàng, tay nghề củachúng tôi là của Phú Thọ Trang từ thời nhà Thanh truyền lại đấy, chuyênchỉ để phục vụ cho các phủ lớn ở Bắc Kinh, không biết đã làm cho baonhiêu gia đình quan lại ở kinh thành rồi đấy, lần này tới đây gặp việccũng là phúc phận của ông cụ và cũng là do chúng ta có duyên với nhau."

Trưởng thôn đồng tình, còn nói trần nhà ông ta cũng đã cũ, cần dánlại, nhờ hai người ít hôm nữa qua làm giúp rồi tính tiền một thể.

Dương Phương nghe rồi cũng không mấy quan tâm, chỉ hỏi trưởng thônlúc nào phát tang, ngày giờ phát tang hạ huyệt là phải xem cẩn thận. Anh ta đang tìm cơ hội để xem xét nghĩa trang của làng.

Trưởng thôn nói đã mời thầy xem ngày rồi, chiều ngày mai phát tang,địa điểm cũng đã chọn. Người trong thôn chết đều được chôn trên núi sauthôn.

Dương Phương tiếp lời: "Âm trạch là chuyện lớn, cần tìm nơi phong thủy tốt..."

Trưởng thôn hơi quá chén, tiện mồm nói luôn: "Thôn Thảo Lư của chúngtôi là đất của Đạo giáo, không có chỗ nào là phong thủy không tốt, thôncủa chúng tôi có từ thời Hán, vẫn luôn mưa thuận gió hòa, cho nên cũngkhông ai cố ý chọn nơi chôn cất cả. Mấy năm trước còn có người nơi kháctới chọn khe nứt dưới Lôi Công Lĩnh để chôn cất người nhà, thấy khiêngmột quan tài xuống chôn dưới đó, còn thậm thà thậm thụt, bên ngoài quantài bọc một lớp chiếu, đợi nửa đêm trời tối mới hạ huyệt. Họ không biếtlà đã bị thợ săn của thôn nhìn thấy, còn đòi giấu ai cơ chứ."

Trưởng thôn say rượu nói ra những lời đó là "vô tình", nhưng DươngPhương và Mạnh Bôn hai người nghe lại "hữu ý", chắc chắn là Đồ Hắc Hổ đã cho người dời mộ tổ tới đây, mặc dù hành sự bí mật nhưng đã bị ngườidân trong thôn nhìn thấy, cũng do Đồ Hắc Hổ chuyên làm việc thất đức,ông trời đã bắt hắn phải chịu báo ứng.

Dương Phương nghĩ, giờ đã nhận lời sửa nhà cho Trưởng thôn mà lại rađi đột ngột ắt bị nghi ngờ. Hai người bèn ở lại thôn Thảo Lư mấy hôm,tiện thể dò hỏi đường sá cho rõ ràng.

Ba hôm sau, bọn họ rời khỏi thôn, đầu tiên là đi lòng vòng một lúctrên núi, sau đó chọn một lối không có đường mòn ít người đi lại để lênLôi Công Lĩnh, tới nơi chỉ thấy vách núi như một bức tường thành, ngọnnúi bửa đôi thành hai nửa, mây khói vờn xung quanh, dưới khe núi thôngtùng mọc xum xuê, nước suối chảy róc rách, chỉ thấy "Mây vờn đỉnh núitrăm nghìn dạng/ Thác đổ một dòng dải lụa trong", thi thoảng vài chú gàgô, chú báo gấm, chim rừng xuất hiện trong khe núi. Hai người bám vàovách núi leo xuống phía dưới, một lúc lại có vài chú chim bay lượn ngang qua người, dây leo mọc dọc theo vách núi xuống tận bên dưới.

Phía bắc thôn Thảo Lư núi non trùng điệp, hết ngọn núi này tới ngọnnúi khác kế tiếp nhau, từ xưa tới nay không có đường thông qua nơi này,rừng núi còn nguyên sơ hoang vu nên vẫn còn dấu tích của rắn rết và thúdữ. Người trong thôn hầu như không đi về hướng này, Dương Phương và Mạnh Bôn không sợ thú dữ, thổ phỉ, họ cũng không mang theo súng ống gì vìthời đó đi qua các cửa thành vẫn bị kiểm tra, nếu mang theo súng sẽ dễbị chú ý. Dương Phương mang theo roi đồng, Mạnh Bôn nhìn thấy trong thôn có chiếc rìu chặt củi, tiện tay cầm luôn để còn chẻ quan tài, mọi người chuẩn bị chút lương khô, cứ thế là lên núi, chẳng coi mộ tổ nhà Đồ HắcHổ ra gì.

Lên tới miệng núi Lôi Công, thấy bên dưới sơn khe núi đá nhọn lởmchởm, hai bên vách núi dựng đứng, từng vệt mây trắng vờn quanh như những chiếc đai ngọc, bọn họ mò mẫm theo địa thế rắn cuốn về xuôi để xuốngdưới khe núi. Dương Phương lấy tay quệt ít đất bụi trên nền đất đưa lênmũi ngửi, lại thấy màu đất và màu sắc cây cối ở đây cho thấy gần đây đất nơi này đã từng bị đào xới, liền gọi Mạnh Bôn tới bắt đầu ra tay từ chỗ đó. Lớp đất rất sâu, là đất sét, hai người đào nửa ngày, bên dưới lộ ra một cỗ quan tài sơn màu đen, trên nắp quan tài có một số tiền đồng, hai chiếc bát ngọc, trong bát vẫn còn dầu đèn, chắc lúc lấp huyệt thì đèntắt. Trước đây nếu dời hòm chuyển mộ thì khiêng quan tài từ huyệt cũ lên phải thắp một ngọn đèn, trước khi chôn tại mộ mới thì đèn không đượctắt, cũng là một thông lệ xưa. Dương Phương và Mạnh Bôn cũng có thônglệ, đó là đã đi ăn trộm không về tay không, về tay không là xui xẻo, cóthứ gì lấy thứ đó, cứ thế vơ đại cho vào bao tải.

4

Mạnh Bôn hỏi Dương Phương: "Lục ca, anh nói xem có phải cỗ quan tài của tổ tiên nhà Đồ Hắc Hổ không?"

Dương Phương nói: "Cỗ quan tài đúng là kiểu của thời nhà Thanh, nhưng bên trong là gì thì tôi không biết."

Nói chuyện tới đó thì trời vừa tối, Dương Phương thắp đèn bão lên, đi vòng quanh cỗ quan tài nghiên cứu, nhìn phần đất trên quan tài khônggiống với đặc tính đất xung quanh, có lẽ là đất từ mộ cũ được chuyển tới từ hai ba năm trước, anh ta nhìn kỹ đám đất đó, gật đầu lia lịa vớiMạnh Bôn, nói: "Không sai, chắc chắn là quan tài của vị tướng quân thờiThanh, cụ tổ nhà họ Đồ rồi. Tên Đồ Hắc Hổ đúng là cũng bỏ nhiều công sức vào việc chăm lo mộ tổ, lần này thì cho hắn biết tay."

Mạnh Bôn nghe nói đã mừng, xắn tay áo lên, rút rìu ra nhắm chuẩn vàoquan tài bổ xuống. Ngôi mộ của vị tướng quân này không có nấm mộ cũngkhông có bia mộ là vì sợ có người tới đổ đấu, nhưng Dương Phương có đôimắt quá lợi hại, biết được thế núi như thế nào thì huyệt ra sao, khôngthể không tìm ra. Thời tiêu diệt Niệm Quân là cuối thời Minh, quốc lựcsuy thoái, cỗ quan tài của một vị quan võ cũng không thể làm quá cầu kỳ, bên ngoài cũng không có quách, chỉ là một cỗ quan tài gỗ khá dày, đóngđinh cẩn thận, nhưng không thể trụ được sức mạnh của Mạnh Bôn, vài banhát rìu đã bổ bật nắp quan tài, một làn khói trắng bốc ra, bên trong là một cỗ thi thể.

Dương Phương cùng Mạnh Bôn vội lùi lại phía sau lấy khăn che mặt, chờ âm khí trong quan tài tỏa ra hết thì mới đặt chiếc đèn bão xuống đất,thắp thêm ngọn nến cầm trên tay tiến lại gần xem xét. Bên trong là mộtthi thể có thân hình cao to lực lưỡng được quấn trong áo gấm, để râudài, khuôn mặt như đang sống, áo choàng của tướng lĩnh, đầu đội mũ giáp, thân mặc áo giáp, trước ngực cầm thanh Thất tinh bảo kiếm, đều là những cổ vật trên trăm năm tuổi, ngoài ra trong cỗ quan tài không còn gìkhác, đó cũng chính là phong cách mai táng của con nhà võ.

Mạnh Bôn nói: "Lục ca nhìn xem, đây chính là bảo khôi, bảo giáp, bảokiếm, còn thiếu con ngựa nữa, nhưng ngựa chết rồi cũng chẳng tác dụnggì, chỉ cần lấy ba thứ bảo bối này là đủ."

Dương Phương nói: "Tôi thấy còn một bảo bối nữa, người này chết đãnăm sáu mươi năm nay, lại di chuyển quan tài vậy mà tướng mạo vẫn nhưđang sống, nếu tôi không nhìn nhầm thì trong miệng ông ta còn có mộtviên ngọc."

Mạnh Bôn nói: "Lục ca có nhìn nhầm bao giờ đâu, để em cạy ra xem cóđúng là ngọc không...", nói rồi dùng dây thừng buộc vào cỗ thi thể kéođầu dậy, tay trái đỡ phía sau đầu, tay phải bóp hai bên má cho miệng thi thể há ra, bên trong quả là có một viên ngọc rất to, móc ra xem mớibiết đó là viên Dạ quang châu.

Dương Phương nhìn viên ngọc phát ra ánh sáng rất mạnh, biết đây làvật hiếm có, liền gói kín cho vào túi. Lúc này, Mạnh Bôn gỡ tấm áo giápvà những vật có giá trên thi thể đều lấy hết ra, mũ giáp là Bát môn kimđỉnh Thiên vương khôi, áo giáp là Tỏa tử liên hoàn thái tuế giáp, thanhbảo kiếm thì tay cầm được bọc da cá mập, trên thanh kiếm đen sì có khắchình thất tinh bát đẩu. Nhìn lại thi thể trong quan tài, từ khi các bảovật bị lấy đi thì thịt rữa da chùng bắt đầu có hiện tượng phân hủy.

Hai người buộc chặt chiếc bao tải đã đựng đầy đồ, cho một mồi lửathiêu cháy cả quan tài và thi thể bên trong, sau đó san chỗ đất vừa đàolên ra xung quanh, phá hủy hoàn toàn ngôi mộ. Sau khi trời sáng thìxuống núi, toàn bộ quá trình thần không biết quỷ không hay. Hai người đi một mạch về tới quán trọ ở ngoài thành Lạc Dương, kể lại đầu đuôi câuchuyện cho Thôi lão đạo nghe, chờ tối đến vào phòng khóa trái cửa, thắpđèn lên, mở bao tải ra, bày từng món đồ lên bàn.

Thôi lão đạo cười nói: "Biết trước là hai huynh đệ đã ra tay, không có việc gì không làm được."

Dương Phương nói: "Công đầu vẫn là của đạo trưởng, nếu không có đạotrưởng lấy được thông tin từ mụ hổ cái thì làm sao ta biết được mộ tổnhà Đồ Hắc Hổ ở trên núi Lôi Công chứ. Chúng tôi tới đó đào mộ lấy báuvật dễ như thò tay vào túi lấy đồ, chẳng tốn chút sức lực nào."

Thôi lão đạo gật đầu: "Đồ Hắc Hổ nằm mơ cũng không ngờ là mộ tổ nhà hắn đã bị đổ đấu."

Mạnh Bôn nói: "Vậy mới giải được nỗi hận trong lòng, tiên sư cáithằng Đồ Hắc Hổ, nó mà biết được chắc tức ói máu. Đạo trưởng thử nói xem mấy món này bán được bao nhiêu tiền."

Thôi lão đạo nói, đồ thời Thanh cũng có nhiều thứ đáng tiền, nhưngphải xem đó là đồ gì. Bộ áo giáp kia niên đại chưa lâu lắm, không phảilà thứ đắt tiền, viên ngọc xem ra có giá hơn, hình như được truyền từtrong cung ra, có thể thời đó thắng trận nên được thưởng, cũng có thể là chiến lợi phẩm sau trận tiêu diệt Niệm Quân, mặc dù chỉ là một vật nhỏbé thôi, nhưng không có viên thứ hai nào như vậy. Tiếp nữa là thanh bảokiếm và hai chiếc chén ngọc đựng dầu thắp, đừng xem thường chiếc chénngọc, nó là cổ vật thời Hán, chắc là Đồ Hắc Hổ đã đoạt được trong nhữnglần đào trộm mộ. Thanh bảo kiếm là bảo vật thời Bắc Tống, cũng là một cổ vật hiếm có. Trước mắt, việc buôn bán trong nghề không được tốt cholắm, nhưng những món đồ này mà được giao dịch thì cũng kiếm được mộtkhoản lớn đấy.

Thôi lão đạo nói tới đó thì dừng lại một lúc: "Số tiền này ba anh emchúng ta chia ba, lão đạo tôi cả đời nghèo đói lắt lay, không thể pháttài được, nếu phát tài ắt xui xẻo, phát bao nhiêu thì xui xẻo bấy nhiêu, nên phần của tôi sẽ dùng để cứu trợ cho người dân bị nạn ở vùng HoàngHà, hai phần còn lại hai anh em cậu chia nhau, đây cũng là tiền của bấtnghĩa, lấy cũng chẳng sao."

Dương Phương lên tiếng: "Đạo trưởng, tiểu đệ cũng được biết, từ xưatới nay, phú quý chỉ là hư không, vinh hoa như bọt nước, chỉ có trungthần nghĩa sỹ anh hùng hào kiệt là được lưu danh muôn đời, với tráchnhiệm phải luôn tiêu diệt kẻ tiểu nhân nên được người đời kính trọng,nếu đệ tham chút của cải này, thì thiên hạ đầy nhà giàu có, tội gì phảiđi đào mộ nhà Đồ Hắc Hổ? Chúng ta mới đầu quyết tâm làm việc này, chẳngphải là để thay trời hành đạo diệt trừ kẻ ác sao, nên phần của tôi cũnggiống như đạo trưởng, sẽ dùng để cứu trợ cho người dân bị nạn."

Mạnh Bôn nói: "Hai vị đừng trượng nghĩa quá, thời buổi này bước rakhỏi cửa là phải cần tiền, ở trọ phải trả tiền nhà, ăn cơm phải trả tiền cơm, chúng ta ít nhiều cũng phải để lại một ít phòng thân chứ."

Dương Phương nói: "Cũng đúng, hay là để lại một ít?"

Thôi lão đạo là anh cả, mở miệng ra nói chia tiền ngay thì cũng ngại, lão ta biết Mạnh Bôn thế nào cũng nói vậy, liền gật đầu: "Vậy thì đểlại một ít, nhưng không được nhiều."

Ba người bàn bạc xem nên đem mấy món này đi bán ở đâu, tới tận nửađêm mới đi ngủ. Sáng hôm sau, cả hội thu dọn hành lý lên đường. Thôi lão đạo chân cẳng què quặt, không thể đi đường dài, Dương Phương mua một cỗ xe lừa cho lão ngồi, ba người vừa đi vừa nghỉ, dọc đường hoang vắng ítngười, tới trưa thì nghỉ chân tại một quán mì, vừa gọi mấy bát mì ngồiăn thì thấy bên ngoài có một nhóm người đi ngang qua, trên xe lừa có một cỗ quan tài còn mới, xem ra là đưa người quá cố về quê an táng.

Bọn Dương Phương đều hành tẩu giang hồ đã lâu, chỉ cần nhìn vết xe là biết trong cỗ quan tài đựng khá nhiều đồ, không thể chỉ là một thi thểngười chết. Còn nhóm người kia tất cả có bốn người gồm ba nam một nữ,dẫn đầu là một người trung niên khoảng trên năm mươi tuổi, tuổi chưagià, nhưng hai bên tóc mai đã điểm bạc, mặc bộ đồ quê mùa đơn giản,nhưng khí chất phi phàm, thái độ hòa nhã, bên cạnh ông là cô gái trongbộ trang phục thôn quê, nhưng nhìn là biết con gái nhà thành thị, lôngmày lá liễu, tóc búi gọn gàng, hai mắt to tròn, thần thái nhẹ nhàng nhưnước mùa thu, xinh đẹp tới mức khiến người ta không dám nhìn thẳng vàomặt cô. Hai người còn lại, một người như là người hầu, cắt mái tóc nhưchiếc nồi úp, người còn lại là một thanh niên lực lưỡng, hai mắt liếcngang liếc dọc, trông không giống người tốt chút nào.

Bọn Dương Phương đều thấy lạ, dựa vào nhãn lực của bọn họ làm sao màkhông biết nhóm người kia làm gì, nhưng vì lúc này không muốn xảy rachuyện nên không để ý tới họ, chỉ chăm chú ăn.

Thôi lão đạo ăn được một nửa thì hạ giọng nói với Dương Phương vàMạnh Bôn: "Sáng nay, tôi nhìn trời thấy có một tia sáng đỏ như máu, làdấu hiệu rất khác thường, chỉ e hôm nay thời tiết sẽ thay đổi, nếu trờinổi giông tố thì nước sông Hoàng Hà lại dâng lên. Chúng ta phải lênđường sớm không lại gặp nạn lớn ở sông Hoàng Hà đấy."

Mạnh Bôn nói: "Đạo trưởng à, lên đường sớm thế làm gì, ngày nào mà chẳng vậy."

Thôi lão đạo nói: "Cậu Ngốc này! Tôi xem không sai đâu, chỉ nay mai thôi, thể nào cũng có chuyện."

Dương Phương nói: "Hoàng Hà đã từng lụt rồi, nếu lại có thiên tai nữa thì dân sống sao nổi."

Thôi lão đạo nói: "Đường thì còn xa, trời đất không ngừng phẫn nộ, cứ xem đi, chuyện lớn còn chưa tới đâu."

Tục ngữ có câu: "Họa tại miệng", chỉ vì câu nói đó của Thôi lão đạo mà rước đến một đại họa diệt thân.

5

Trong tiệm mì chỉ có hai nhóm người đang ngồi ăn, người đàn ông mangtheo cỗ quan tài ngồi ngay sau bàn Thôi lão đạo, ông ta và cô gái nhìnthấy Thôi lão đạo và hai người thợ dán hồ giấy tuy ăn mặc rách rướinhưng không che được khí thế anh hùng, không nén nổi lén nhìn sang bênnày, nghe Thôi lão đạo nói thời tiết có thể sẽ thay đổi, Hoàng Hà sắpxảy ra nạn lớn, liền quay sang hỏi: "Thưa đạo trưởng, tôi thấy mấy ngàynay thời tiết rất đẹp, sao có thể biết được thời tiết sẽ thay đổi?"

Thôi lão đạo nói: "Vô lượng thiên tôn, tôi không có khả năng thấy trước, chỉ là xem hướng gió nhìn sắc trời mà biết thôi."

Người đàn ông nói: "Lão đạo có bản lĩnh như vậy, xin cho hỏi tu hành ở danh sơn động phủ nào?"

Mạnh Bôn nhanh miệng, chưa đợi Thôi lão đạo nói đã trả lời: "Làm gìcó danh môn động phủ nào, đạo trưởng nhà chúng tôi không nhà không cửakhông tiền bạc, đêm ngủ trong lò gốm ở thành Nam, ngày bày quán xem bói ở cổng thành thôi."

Người đàn ông nghe vậy cười nói: "Hóa ra là thủ đoạn giang hồ..." nói rồi quay đầu đi, không thèm nói chuyện với hội Thôi lão đạo nữa.

Nếu lúc bình thường thì Thôi lão đạo cũng không chấp, nhưng lúc đó do kích động, trong lòng nghĩ: "Trông người đàn ông này không phải tầmthường, hẳn là người có thân phận địa vị cao, trước giờ rất coi thườngnhững kỹ xảo giang hồ, nếu hôm nay mình không thể hiện bản lĩnh thì đếnhai vị huynh đệ kia cũng sẽ coi thường mình."

Thôi lão đạo nghĩ vậy liền cười ha hả, nói: "Tình cờ gặp nhau cũngcoi là có duyên, lão đạo ta ngày hôm nay cũng học Trương thiên sư bánthuốc, sẽ bói cho lão huynh một chữ được chứ? Nếu nói đúng phiền lãohuynh truyền tên giúp tôi, nếu nói không đúng thì xin chớ cười."

Cô gái có vẻ không ưa mấy chuyện này, khuyên người đàn ông đừng quantâm đến bọn lão đạo giang hồ, tránh mắc lừa, người đàn ông thì lại hiếukỳ, nói: "Được, cũng thú vị lắm." Nói rồi lấy một chiếc đũa chấm vào bát nước chấm rồi viết lên bàn một chữ "Lộ", rồi nói: "Đạo trưởng vừa rồinói rất đúng, chúng ta tình cờ gặp nhau, đều là người đi đường, vậy xinbói cho tôi chữ 'Lộ' đi."

Thôi lão đạo nhìn chữ đó một lúc rồi cười nhạt, nói: "Ngôn ngữ làtiếng nói của con tim, chữ là bức tranh của con tim, xem lão huynh viếtchữ cũng có chút mạnh mẽ cứng cáp, hẳn là người dám làm dám chịu, vậy cứ bói chữ này đi, không biết lão huynh định hỏi việc gì?"

Người đàn ông nói: "Đạo trưởng nói xem tôi kiếm cơm bằng nghề gì?"

Thôi lão đạo nói: "Chữ 'Lộ'[1] bắt đầu bằng chữ khẩu, xem ra lão huynh cũng giống bần đạo, kiếm cơm bằng miệng."

[1] "Lộ" chữ Hán là 路,bắt đầu bằng bộ口, tức là miệng.

Vừa dứt lời, người đàn ông và những người xung quanh đều biểu lộ sự ngạc nhiên.

Dương Phương và Mạnh Bôn thì cười thầm trong bụng, Thôi lão đạo lạiđoán trúng rồi. Người đàn ông hộ tống cỗ quan tài hoàn toàn không giốngnông dân, chữ viết cũng tốt, đương nhiên là kiếm cơm bằng miệng rồi, còn nghề bằng miệng thì nhiều lắm, trong giang hồ bói toán, ca hát, kểchuyện thì đều là nghề bằng miệng cả. Dạng người được ăn sung mặc sướngthì không thể làm việc nặng nhọc, làm ăn buôn bán, làm quan cũng đềuphải nói, chẳng phải là nghề bằng miệng cả sao? Có điều bản lĩnh ứngbiến linh hoạt của Thôi lão đạo thì không ai bằng.

Người đàn ông nói: "Không giấu đạo trưởng, tôi làm nghề buôn bán,hiện giờ phải mang cỗ quan tài này đi làm một việc lớn, nhưng chưa biếtchuyến đi này kết quả ra sao, xin đạo trưởng chỉ giáo."

Thôi lão đạo chẳng cần nghĩ ngợi, nói luôn: "Chữ 'lộ' này bắt đầubằng chữ khẩu, kết thúc cũng bằng chữ khẩu. Trong chữ khẩu lại không cógì cả, lúc đến chữ khẩu không có gì, lúc đi chữ khẩu cũng không có gì,lão đạo tôi nói câu không hay xin ngài đừng trách, chữ này không phải là một điềm tốt."

Người đàn ông nghe rồi có vẻ thất vọng, bất chợt ngồi im không nóigì, cùng ông đi theo hộ tống cỗ quan tài, chính là cậu thanh niên vai uthịt bắp đập bàn đánh rầm đứng dậy, hét lên: "Ông chủ, ông đừng nghe lão đạo đó nói năng linh tinh, mấy trò tiểu xảo giang hồ đó lừa được ôngchứ không lừa được Biên Hải Long tôi đâu, ba đứa này rõ ràng là dân đàotrộm mộ, mới gặp là tôi đã ngửi thấy mùi âm khí của mồ mả trên ngườichúng nó rồi, không chừng còn mang theo cả đồ móc trộm nữa đấy, có dámbỏ đồ ra cho mọi người xem không..."

Dương Phương đánh rơi súng của người khác mà thần khí, nét mặt khôngthay đổi, trên mặt không biểu hiện cảm xúc nhưng trong lòng rất đắc ý,quay về phía người đàn ông chắp tay cúi chào, nói một câu: "Đắc tội" rồi thu roi lại.

Mạnh Bôn chỉ vào người đàn ông rồi nói với chủ quán: "Tổn thất thì sẽ do người này đền, vì người của ông ta ra tay trước."

Ông chủ quán mì là người thật thà, nào dám lên tiếng. Cô gái đứng dậy trả tiền, nói rằng tiền đền bù bàn ghế bị đánh hỏng, tiền ăn của tất cả mọi người, còn hỏi chủ quán là tiền trả đã đủ hay chưa. Chủ quán runrẩy nhận lấy tiền, nói: "Đủ rồi, đủ rồi. Mua luôn toàn bộ quán chúng tôi cũng đủ rồi, các vị cứ tự nhiên... tự nhiên...", rồi lủi ngay vào phòng trong, gọi thế nào cũng không dám ra.

Người đàn ông được Biên Hải Long gọi là ông chủ đứng dậy nói: "Chàngthanh niên đi cùng đạo trưởng đây tuổi còn trẻ mà thân thủ phi thường,chắc không phải là thợ dán giấy rồi, các vị không lẽ đúng là dân đi đàotrộm mộ."

Thôi lão đạo nhìn nhóm người này văn không ra văn, võ không ra võ,đẩy một cỗ quan tài, lại có người mang theo súng đi cùng, nói là dân áptải hàng cũng không phải, dân áp tải hàng kỵ nhất là sinh sự gây chuyện. Giờ đã bị bọn họ phát hiện ra trên người có đồ tang lễ, không còn cáchgiấu giếm, nhưng Thôi lão đạo rất biết cách lựa: "Không nói giấu gì, baanh em chúng tôi có tên tuổi đàng hoàng, giang hồ gọi là Thiết chủy đạivương hoạt Tử Nha Thôi Đạo Thành, Trại Ly miêu đả thần tiên DươngPhương, Thảo đầu thái tuế Mạnh Bôn. Chúng tôi mang trong mình tấm lòngtrung nghĩa, noi gương các anh hùng hiệp sỹ, lập trí trừ gian diệt ác,giúp đỡ dân nghèo. Thời buổi này nhiều loạn lạc, trên không có vươngđạo, dưới không có vương pháp, dân chúng không còn đường sống. Anh emchúng tôi không thể không thay trời hành đạo, đã tới thôn Thảo Lư ở LôiCông Lĩnh đào mộ tổ của thủ lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ, giờ đang trênđường đem những thứ đào được đổi thành lương thực để cứu tế cho ngườidân bị nạn vùng Hoàng Hà. Chúng tôi tuy thân phận thấp hèn, nhưng đã cólời thề không bao giờ lấy đồ bất nghĩa, cũng không lấy những vật vôdanh, chúng tôi không phải dân đào trộm mộ."

Người đàn ông nghe xong, nhìn hội Thôi lão đạo một lượt, rồi nghiêmtúc nói: "Nghe danh đã lâu, nay được mở mang tầm mắt, tôi thực vinh dựđược gặp đạo trưởng và các vị. Tôi cũng có một việc muốn nói để mọingười rõ."

Hóa ra, thủ lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ vẫn thường đào trộm mộ rồi đemquốc bảo bán cho người nước ngoài, khiến trời đất đều nổi giận. Hiềm nỗi thời thế loạn lạc, Đồ Hắc Hổ tay nắm binh quyền, không ai dám động vàohắn. Gần đây, Đồ Hắc Hổ điều binh hoạt động tại thành Khai Phong, đangđịnh đào trộm ngôi chùa cổ thời Bắc Tống đã bị mất tích. Ngôi chùa cổnày rất lớn, vị trí nằm tại ven sông Hoàng Hà, được gọi là Hộ Quốc đạiPhật tự. Nhưng từ xưa tới nay, lụt lội quanh vùng sông Hoàng Hà đã diễnra liên miên, đất lở đất bồi, lòng sông ngày một dâng cao, vậy mới cócâu nói Khai Phong là sông trên trời, sông còn cao hơn thành, cộng thêmmấy lần thay đổi dòng chảy của sông, nước lụt nhiều lần nhấn chìm ngôichùa. Những năm vua Tống Nhân Tông trị vì, thành đô là Biện Lương, nhàvua cho xây ngôi chùa Đại Hộ Quốc này bên dòng sông Hoàng Hà để cầu chodân chúng được bình an. Trong chùa thờ hai tượng Phật trăm tay nghìnmắt, một to một nhỏ, bức tượng nhỏ được làm bằng vàng trên khảm rấtnhiều ngọc ngà châu báu, là báu vật vô giá của thời nhà Tống. Ai ngờ,sau một trận đại hồng thủy vô tiền khoáng hậu, đất bên bờ sông bị lở đãnhấn chìm cả ngôi chùa. Thời gian trôi qua, vật đổi sao dời, triều đạithay đổi, chẳng còn ai biết được vị trí ngôi chùa bị nhấn chìm ở chỗ nào nữa.

Thủ lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ nghe nói bức tượng nghìn tay nghìn mắtlà báu vật vô giá liền đem quân đi tìm di tích ngôi chùa, mong tìm lạiđược bức tượng để đổi cho bọn người Tây lấy quân hỏa. Người đàn ông họTriệu này là một thương nhân giàu có, thời trai trẻ thích giao du mạohiểm, say mê khảo cổ sưu tầm hiện vật, thường tìm cơ hội ra nước ngoàimua lại những cổ vật bị lưu lạc. Được biết Đồ Hắc Hổ chuyên đi đào mộ cổ đã nhiều lần viết thư cho cơ quan địa phương nhưng các quan lại vùngnày đều nhận tiền đút lót của Đồ Hắc Hổ nên ai cũng muốn yên thân, không ai dám lên tiếng, đều thoái thác do không có chứng cứ cụ thể nên khônggiải quyết. Ông chủ Triệu không có cách nào khác đành lên kế hoạch tìmra ngôi chùa cổ trước Đồ Hắc Hổ, cất giấu tượng phật nghìn tay nghìnmắt, để rơi vào tay bọn quân phiệt thì không hay chút nào, lỡ lưu lạc ra nước ngoài, bản thân chúng ta là con cháu Trung Hoa, sau này còn mặtmũi nào đi gặp liệt tổ liệt tông. Thời thế loạn lạc, phải dùng cách củabọn trộm để phòng trộm vậy, cũng là cách bần cùng bất đắc dĩ. Ngoài ra,căn cứ vào tài liệu lịch sử, ngôi chùa bị vùi sâu trong cát này còn cómột bí mật khác.

Trong cỗ quan tài cất giấu súng săn, đèn pin, mũ bảo hiểm, xẻngv.v... Mang theo súng săn là để phòng khi gặp thổ phỉ, tất cả các vậtdụng đều để trong quan tài. Mượn danh đưa người thân về quê mai táng,thứ nhất để tiện đi lại trên đất do quân phiệt chiếm lĩnh, tránh gây sựchú ý, lại chi một khoản tiền lớn thuê một người tên Biên Hải Long, làdân đào trộm mộ đi hỗ trợ, không ngờ người này khứu giác không tồi nhưng quá nhát gan, mới ra tay đã bị Dương Phương đánh cho bỏ chạy, nhữngngười còn lại ngoài ông chủ Triệu ra còn có cô cháu gái tên Đạm Đài Minh Nguyệt, người còn lại để mái tóc như chiếc nồi úp là người hầu, giađinh nhà họ Triệu, tên Triệu Nhị Bảo, mặc dù không có bản lĩnh gì, nhưng theo hầu ông đã nhiều năm, rất trung thành, đáng tin cậy.

Ông chủ Triệu nói, nếu không có sự giúp đỡ của dân đào trộm mộ chuyên nghiệp thì khó hoàn thành được việc lớn, lại cần phải ra tay trước ĐồHắc Hổ, thời gian rất gấp rút, không còn kịp để tìm người mới, có ý nhờhội Thôi lão đạo giúp cho một tay, sự việc thành công sẽ hậu tạ.

Thôi lão đạo vừa rồi mới thao thao bất tuyệt, nào là tấm lòng trungnghĩa, nào là hiệp sỹ hào kiệt, thế nên việc lớn vì dân vì nước nàykhông làm sao được? Lão đạo quay sang bàn bạc với Dương Phương và MạnhBôn, nói chung chỉ cần là việc làm chống lại Đồ Hắc Hổ thì họ đều đồngtình ủng hộ, huống hồ còn được trả tiền. Hơn nữa tìm một bức tượng nghìn tay nghìn mắt thì có gì là to tát đâu, chỉ cần một mình Dương Phương đi là được, Thôi lão đạo chân cẳng không nhanh nhẹn, Mạnh Bôn sẽ đưa ôngqua sông trước, vài bữa nữa cả hội sẽ gặp nhau tại thị trấn Cao Đài phía bắc sông Hoàng Hà.

Ông chủ Triệu thấy Dương Phương đồng ý giúp đỡ thì cảm ơn rối rít,trong lòng nghĩ: "Có được sự giúp đỡ của người này thì một người bằngmười người."

Hai nhóm người chia tay tại quán, Dương Phương dặn dò Mạnh Bôn: "Huynh đệ, cậu chăm sóc cho đạo trưởng, tôi đi ít hôm rồi về."

Thôi lão đạo cũng dặn dò: "Lục đệ! Ta thấy thiên thời không được tốt, có khả năng sẽ có họa lớn đấy, mọi người dọc đường phải hết sức cẩnthận. Ngoài ra, tên Đồ Hắc Hổ rất lợi hại, nếu hắn quyết tâm đi tìmtượng Phật thì không chừng sẽ chạm mặt với mọi người, cậu phải chú ý,nhớ lời của ta thà bị đánh trên mặt đất, còn hơn bị chôn dưới lòng đất.Không được hành sự bốc đồng, các cụ đã dạy rồi 'Bá Vương tự tử ở sôngNgô Giang, Chu Du có tài nhưng mệnh đoản, bao nhiêu anh hùng hào kiệttrước khi xuất trận thì dũng mãnh nhưng cuối cùng cũng thiệt mạng vì bốc đồng', một khi gặp phải nguy hiểm, ba mươi sáu kế kế chuồn là thượngsách, với bản lĩnh của cậu, thoát thân không phải là khó."

6

Dương Phương nói: "Đạo trưởng cứ yên tâm, tôi ghi nhớ cả rồi." Tronglòng lại nghĩ: "Đồ Hắc Hổ mặc dù ghê gớm nhưng đánh tay đôi với mình thì mình cũng chẳng sợ hắn."

Tại quán ăn, Thôi lão đạo bói cho ông chủ Triệu chữ "Lộ", cho thấychuyến đi này không thuận lợi. Lão ta vốn bói mười quẻ có tới chín quẻsai, chỉ toàn áp dụng mấy trò tiểu xảo giang hồ. Nhưng lăn lộn tronggiang hồ lâu năm, lão cũng có khả năng nhìn việc nhìn người rất chuẩn,cảm thấy có việc lớn sắp xảy ra khiến trong lòng bất an, cứ dặn đi dặnlại Dương Phương phải hết sức cẩn thận, sau đó mới cùng Mạnh Bôn quasông đi về hướng Bắc.

Không nói đến chuyện Thôi lão đạo qua sông thế nào. Còn bốn người bọn Dương Phương, men theo bờ sông đi theo hướng đông, thời đó loạn lạc, đi ra ngoài không dám quá lộ liễu, mọi người phải cải trang thành ngườidân quê, kéo theo cỗ quan tài, cũng chẳng có ngựa, vì nếu có ngựa sẽ bịquân thổ phỉ giết người cướp của chú ý tới.

Ông chủ Triệu rất quan tâm tới Dương Phương, hỏi: "Nghe đạo trưởnggọi cậu là Dương Phương? Đó là tên thật của cậu?" Dương Phương trả lời:"Tôi chỉ là đứa trẻ mồ côi, chẳng biết bố mẹ ở đâu, làm gì có tên thật.Năm đó, sư phụ tôi đã mua tôi từ nhà họ Phương ở huyện Dương nên đặt tên cho tôi là Dương Phương". Ông chủ Triệu nói: "Hóa ra là vậy, đúng làanh hùng không cần hỏi xuất thân. Thân thế của Dương huynh đệ có phầngiống đứa cháu gái của tôi". Dương Phương hỏi lại: "Ông chủ Triệu nóivậy là sao?" Đạm Đài Minh Nguyệt nghe nhắc tới tên mình thì vội lêntiếng: "Chú! Chú đừng nói với anh ta". Ông chủ Triệu trả lời: "Khôngsao! Dương huynh đệ không phải là người ngoài", rồi bắt đầu kể: "Đứacháu gái này của tôi cũng là đứa bé tội nghiệp không có cha mẹ". DươngPhương hỏi: "Đại tiểu thư cũng không có cha mẹ từ nhỏ?" Ông chủ Triệugật đầu: "Đúng thế! Chuyện đầu đuôi thế nào đến nó cũng không rõ. Hômnay nhân tiện tôi sẽ kể cho hai đứa nghe luôn. Chuyện là hai mươi nămtrước, thời vẫn còn triều đại nhà Thanh ấy."

Cuối thời Thanh, ông chủ Triệu vẫn chưa giàu có như bây giờ, để kiếmtiền đi học, đã mạo hiểm theo người Anh vượt biển xuống Nam Hải đầu cơ,không ngờ dọc đường gặp bão suýt chút nữa chìm tàu, cột buồm bị gió đánh đổ, chỉ còn cách lênh đênh trên biển, cho đến khi lương thực và nước đã cạn, sắp bị chết đói thì gặp bọn hải tặc, nhìn thấy bộ quần áo nhàMinh, bọn họ liền kéo thuyền vào một hòn đảo hẻo lánh, trên đảo cây cốium tùm, có một chiếc hang rất lớn, bên trong nhiều nhà cửa, trông giốngnhư một thành trì, ông chủ Triệu bị bọn hải tặc đưa vào phía sâu trongđộng cùng những tù binh khác. Chỉ thấy bên trong thờ một bức tượng đất,ăn mặc trang phục cổ, đầu đội mũ giáp, đây chính là bức tượng tổ tiêncủa bọn hải tặc. Trong động, vàng bạc châu báu chất cao như núi, thủlĩnh bọn hải tặc là người khảng khái, đối xử không tồi với ông chủTriệu, cho ăn uống đàng hoàng, hỏi thăm ông về tình hình ở nhà, còn kếtnghĩa anh em với ông. Một đêm, thủ lĩnh hải tặc mời ông tới một gian nhà đá cùng uống rượu hàn huyên, kể lại lai lịch của chiếc hang động màquân hải tặc đang cư trú này. Đó là trước khi Bát kỳ thiết giáp của quân Mãn Thanh tràn vào thành, có một đội quân bại trận của nhà Minh, dướidự thống lĩnh của một vị tổng quan đã tháo chạy ra hoang đảo ngoài biểnlàm hải tặc. Vị tổng quan đó biết xem phong thủy, nhìn thấy địa thếtuyệt vời của hòn đảo này có thể dùng để chặn cướp tàu của nhà Thanh.Nhưng phụ nữ không được phép ở lại trên đảo quá một năm, nếu không sẽphá hỏng phong thủy của hòn đảo này, một khi phong thủy bị phá hỏng thìsố phận hòn đảo cũng coi như chấm hết. Vì vậy lập ra quy định, nhữngngười phụ nữ cướp được về trên đảo, phải giết hết trong vòng một năm,nếu sinh ra con gái cũng phải giết hết, không được để sót, tránh vị tríhòn đảo bị tiết lộ ra ngoài, quân triều đình sẽ tới tiêu diệt đảo. Haitrăm năm sau đó, những người sinh sống trên đảo không ai dám làm tráilời dạy của tổ tiên, truyền tới đời thống lĩnh hải tặc này vẫn vậy. Nămngoái, bọn hải tặc cướp về được một thiếu nữ có dung mạo tuyệt trần, sau đó cô gái có mang với thủ lĩnh, hai người yêu nhau thực sự, thủ lĩnhhải tặc không nỡ giết người con gái đó, một năm sau cô gái sinh được một bé gái, nếu để bị phát hiện, cả hai mẹ con sẽ bị giết. May mắn lúc đótàu ông chủ Triệu bị bắt vào đảo. Thấy người này tác phong khác người,hẳn không chịu khuất phục người khác, liền kết nghĩa anh em, còn tặngnhiều vàng bạc, sửa sang lại con tàu của ông chủ Triệu, nhờ ông đem vợcon chạy trốn khỏi đảo. Không ngờ trong lúc chạy trốn lại bị quân hảitặc phát hiện. Đám người này và nhóm trung thành với thủ lĩnh hải tặcphát sinh mâu thuẫn kịch liệt, một trận đấu súng nổi lên, hầu như cả hai bên đều chết hết, thành trì trong động cũng bị cháy sạch, những ngườisống sót sau trận đấu súng cũng bị đám cháy thiêu rụi, người phụ nữ nhảy xuống biển tự tử theo chồng, chỉ còn lại đứa bé gái tròn hai tháng tuổi mà ông chủ Triệu bế trên tay. Ông ngồi thuyền chạy thoát khỏi đảo, từđó giàu có, coi đứa bé như con đẻ của mình, chỉ biết thủ lĩnh hải tặc họ Đạm Đài, trong đêm ông bỏ chạy trăng sáng vằng vặc nên đặt tên cho đứabé là Minh Nguyệt. Có thể nói, tính mệnh và của cải của ông đều do thủlĩnh hải tặc ban tặng, nếu không có đứa bé này thì ông cũng không thểsống để rời khỏi hòn đảo đó. Đạm Đài Minh Nguyệt từ bé đã thích cưỡingựa săn bắn, có thể là di truyền từ bố. Ông chủ Triệu cũng không cócách nào mà quản được, nuông chiều hết mực, đòi trăng trên trời thìchẳng dám hái sao, chỉ còn cách mời thầy về dạy bắn cung, cưỡi ngựa, múa kiếm. Nhưng lần này là đối đầu với thủ lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ, quámạo hiểm. Ông nói với Dương Phương, nếu chuyến đi này ông có gì bấttrắc, nhờ Dương Phương trông nom Đạm Đài Minh Nguyệt hộ ông. Vì ông linh cảm thấy điều không may, lại không thể giương mắt lên nhìn quốc bảo bịđánh cắp để đổi lấy vũ khí quân đội, đành phải đem thân liều mình vàochốn nguy hiểm.

Đạm Đài Minh Nguyệt nói: "Chú đừng nói mấy lời không may mắn đó, cháu không cần ai phải chăm lo, chú cũng sẽ không sao cả."

Dương Phương vốn nghĩ chỉ là vớt bức tượng nghìn tay nghìn mắt dướilòng sông lên thôi, chẳng có gì to tát, có gì mà mạo hiểm? Vì vậy cũngkhuyên ông chủ Triệu không nên quá lo lắng, Đồ Hắc Hổ chỉ là quân phiệt, mộ tổ của hắn thì Dương Phương tôi cũng đã đào rồi, hắn còn làm gì được tôi?

Ông chủ Triệu nói: "Dương huynh đệ tài năng xuất chúng, nhưng khôngnên vì anh hùng thì phải khiêm nhường mà cam tâm chôn vùi tài năng củamình. Với kỹ năng này của cậu, sao lại chỉ dùng vào việc đào trộm mộquân phiệt được, sao cậu không nghĩ tới chuyện xây dựng nghiệp lớn?"

Dọc đường, ông chủ Triệu cũng tâm sự rất nhiều, nhưng Dương Phươngkhông nghĩ như vậy: "Nếu để cho ông chủ Triệu này ăn bánh ngô hấp vớirau muối vài tháng thì ông ta cũng chẳng còn tâm trí đâu mà lo việc dânviệc nước nữa."

Chiều ngày hôm đó, họ tới một bến phà bên bờ sông Hoàng Hà, đây làmột khúc quanh của dòng sông, chỉ thấy dòng nước chảy xiết, nước cuộn ầm ầm. Phía nam bờ sông là bên đất bồi, khoảng không rộng lớn, có mấy gian nhà đất nhấp nhô, bên trên cắm một ngọn cờ đã cũ rách, viết chữ "Quántrọ Cổ Độ", gió mạnh thổi cờ bay phần phật, phía xa xa có mấy con chóhoang đang gặm xương người, một vùng hoang vắng, nhìn ra xa nữa chỉ lànhững điểm đen nhỏ li ti.

7

Ông chủ Triệu nhìn bản sơ đồ một hồi lâu, nói với ba người còn lại,theo kinh nghiệm thu thập cổ vật và khảo cổ của ông, ngôi chùa cổ thờiBắc Tống nằm ở vị trí này, chính điện của ngôi chùa đã bị nhấn chìmtrong đám bùn đất của sông Hoàng Hà trong những trận đại lụt. Đồ Hắc Hổcho rằng ngôi chùa cổ ở vị trí gần thàn

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện