Mạnh Hơn Sợ Hãi
Chương 12
Andrew hỏi đường người gác cổng ký túc xá.
Suzie đi trước anh vào nhà C khu ký túc xá sinh viên.
Andrew gõ cửa. Colman chắc đang vừa làm vừa đeo tai nghe. Đến lượt Suzie gõ cửa, và vì Colman vẫn đang không trả lời cô liền bước vào phòng.
Jack đang ngủ, gục đầu trên bàn phím. Tò mò, Suzie nhìn Andrew rồi tiến lại gần chiếc bàn. Cô đặt tay lên vai Colman, cánh tay cậu trai trẻ buông thõng xuống dọc thân, khuôn mặt nhợt nhạt.
Suzie hét lên một tiếng thì bị Andrew lấy tay bịt chặt miệng khiến cô ngộp thở. Cô đẩy anh ra rồi lay vai Colman. Đầu Jack lắc lư trên bàn phím máy tính, nhưng đôi mắt vẫn khép hờ, không còn chút biểu hiện nào của sự sống.
- Gọi cấp cứu đi, Suzie khẩn khoản.
Andrew ấn ngón trỏ lên động mạch cảnh của Colman.
- Tôi rất tiếc, thật sự rất tiếc, anh nói, cổ họng tắc nghẹn.
Suzie quỳ gối xuống bên cạnh Jack, và cầm lấy bàn tay đã trơ lì của cậu. Và trong khi cô đang van xin Colman hãy tỉnh lại thì Andrew bắt cô đứng dậy.
- Cô đang lưu lại vân tay khắp nơi đấy, anh càu nhàu. Nào, đi thôi, chúng ta chuồn mau.
- Tôi mặc xác mấy cái vân tay đó!
- Đúng là thảm kịch, nhưng chúng ta không thể làm gì được nữa.
Andrew để ý thấy một mảnh bìa màu trắng thò ra dưới má Colman. Anh rút lấy nó và nhận ra danh thiếp của mình. Một ý nghĩ lóe lên trong đầu anh, như ánh chớp nhoáng lên một giây ngắn ngủi bứt anh ra khỏi cảnh ngộ đang sa vào.
- Mẹ kiếp, mặc kệ vân tay đi, anh làu bàu.
Anh nhấc đầu Colman ra và giành lấy bàn phím, trước mặt Suzie còn đang chưa hiểu sao anh lại vội vã như thế.
Anh mở trình duyệt, kết nối với hộp thư của tờ The New York Times, gõ tên tài khoản và mật khẩu rồi đăng nhập hộp thư điện tử của mình.
Anh thấy trong đó rất nhiều thư mà anh chưa mở từ nhiều ngày nay, bức thư gần nhất xuất hiện phía trên màn hình và được gửi từ Jack Colman.
Cậu thanh niên hẳn đã soạn thư ngay sau cuộc điện thoại giữa họ. Khi gục xuống bàn phím, cậu đã vô tình nhấn nút gửi.
Và trong khi Andrew đang thử đọc những dòng đầu tiên, anh nhận thấy các bức thư khác đang chờ đọc cứ dần biến mất từng cái một.
- Có kẻ đã bẻ khóa hòm thư của tôi, anh kêu lên.
Danh sách email rút ngắn theo từng giây.
Andrew cuống cuồng ấn lên hai nút. Máy in của Colman bắt đầu kêu ro ro và một trang giấy chui ra khỏi khe in.
Andrew cất nó vào túi, bật điện thoại và gọi 911.
*
Căn phòng ký túc xá chật ních cảnh sát. Các nhân viên cứu thương vội vã đến hiện trường đã rút lui khi nhận thấy đối tượng đã chết. Không có tổn thương bên ngoài, không có dấu vết vật lộn, không có vết kim tiêm, thoạt nhìn không có gì chứng tỏ đây là một vụ tấn công hay thậm chí một vụ sốc thuốc.
Một chàng trai trẻ chết trước màn hình máy tính và viên thanh tra, người đã thu thập lời chứng của Andrew, nói với anh rằng nguyên nhân cái chết có vẻ là chết tự nhiên. Đây có lẽ không phải là thanh niên đầu tiên chết vì dị tật tim, vì đứt mạch máu, hay vì lạm dụng amphetamine hay đơn giản là vì ảnh hưởng từ lối sống không lành mạnh. “Đám sinh viên là hay bất chấp tất cả để vượt qua các kì thi lắm”. Ông đã gặp nhiều trường hợp khác trong sự nghiệp. Khám nghiệm tử thi sẽ xác nhận tất cả những chuyện đó. Trong lúc chờ đợi, Suzie và Andrew được yêu cầu không rời khỏi bang New York và phải đến trình diện cảnh sát trong vòng hai mươi tư tiếng đồng hồ để lấy lời khai nhân chứng của từng người.
Trước khi cho phép họ rời khỏi hiện trường, viên thanh tra gọi về tòa soạn The New York Times và yêu cầu nối máy với tổng biên tập của Andrew để chắc chắn phóng viên Stilman đang chuẩn bị một bài báo về trường Juilliard và vì việc này anh phải gặp một người tên là Jack Colman trong chiều nay. Olivia Stern xác nhận luôn với ông ta mà không do dự lấy một giây. Cô đề nghị được nói đôi lời với phóng viên của mình. Viên thanh tra chuyển máy cho Andrew.
- Tất nhiên là tôi đang chờ anh tại văn phòng trong một giờ nữa. Olivia nói.
- Đương nhiên rồi.
Anh trả điện thoại di động lại cho viên thanh tra.
- Xin lỗi ông, tôi buộc lòng phải kiểm tra, thủ tục là như vậy. Nhưng tôi đã không nói là ông đi cùng bạn gái.
- Cảm ơn ông. Andrew nói, dù quy định của chúng tôi cũng không cấm việc đó.
Viên thanh tra thả cho họ đi.
*
- Sao anh không nói gì? Suzie thốt lên khi ra đến vỉa hè.
- Nói gì chứ? Nói rằng vì yêu cầu cậu nhóc đó giúp chúng ta tìm ghép các đoạn còn thiếu trong một vở kịch mà chúng ta vô tình khiến cậu ta bị hại chết à? Nói rằng có thể cậu ta bị một tên sát thủ chuyên nghiệp hành quyết và rằng chúng ta có những lí do chính đáng để tin vào giả thuyết này vì tối hôm kia cô đã trừ khử một đồng bọn của gã đó à? Cô có cần tôi nhắc cho cô nhớ chuyện đã xảy ra trên đảo không? Ai trong số hai chúng ta không muốn báo cảnh sát vì sợ cuộc điều tra của mình bị ngưng lại?
- Tôi phải nói chuyện với Knopf, dù anh có thích chuyện đó hay không.
- Cứ làm chuyện gì mà cô thấy là tốt, tôi còn phải đi nói chuyện với tổng biên tập và tôi chưa biết bịa ra chuyện gì để cô ấy cho tôi yên thân. Tôi mang theo lá thư, tôi sẽ nghiên cứu nó ở tòa soạn, cuối ngày chúng ta sẽ gặp lại nhau ở khách sạn. Tôi không thích ý nghĩ để cô lại một mình, hãy cẩn trọng và đừng có bật điện thoại lên đấy.
- Chính anh đã làm điều đó đấy thôi!
- Tôi không còn cách nào khác và tôi đang hối tiếc đây.
*
Andrew cần sắp xếp lại suy nghĩ. Từ đây đến tòa soạn anh phải đi qua chừng hai mươi mốt khối nhà, anh quyết định đi bộ. Khi bước vào quán bar đầu tiên gặp trên đường, anh gọi một cốc Fernet-Coca, nhân viên quầy bar không phục vụ loại đó và Andrew tức tối bước ra.
Trên đường, anh dừng lại trước một quầy điện thoại và bấm số gọi tới San Fransisco.
- Là Andrew Stilman đây. Tôi làm phiền ông được chứ?
- Còn phụ thuộc vào chuyện cậu sặp nhờ tôi, thanh tra Pilguez đáp.
- Tôi vô tình xuất hiện tại hiện trường một vụ giết người. Tôi đã lưu lại đó không ít vân tay, tôi cần một lời bảo chứng để trình bày với các đồng nghiệp của ông.
- Tức là?
- Là ai đó, như ông chẳng hạn, đảm bảo với họ rằng tôi không phải hạng người có thể sát hại một đứa trẻ ranh. Nạn nhân còn chưa tới hai mươi tuổi. Tôi cần được yên thân, đủ thời gian để kết thúc một cuộc điều tra.
Pilguez không trả lời, Andrew nghe thấy cả tiếng ông thở.
- Và tất nhiên, anh chỉ vô tình có mặt tại hiện trường vụ án rốt cuộc ông cũng cất lời, giọng điềm tĩnh.
- Đại khái thế.
- Chuyện xảy ra ở đâu?
- Khu ký túc xá sinh viên Nhạc viện Juilliard, phố 65.
- Anh có ý tưởng nào về kẻ gây án không?
- Không, nhưng là tác phẩm của một kẻ chuyên nghiệp.
- Thôi được, tôi sẽ gọi một cuộc điện thoại. Anh lại đâm đầu vào chuyện gì nữa vậy, Stilman?
- Nếu tôi bảo bản thân tôi cũng không biết thì ông có tin không?
- Tôi được chọn à? Anh có cần giúp một tay không?
- Tôi nghĩ là không, dù gì thì cũng chưa tới lúc.
- Trong trường hợp cần thiết, đừng chần chừ, giờ tôi đang buồn tay buồn chân như con chuột chết đây.
Pilguez ngắt máy.
Khi đến trước tòa soạn, Andrew ngẩng đầu lên để ngắm nghía dòng chữ The New York Times gắn trên mặt tiền. Anh đút hai tay vào túi áo khoác và đi tiếp.
*
Knopf đang đợi Suzie, ông đọc báo, trên một băng ghế ở quảng trường Washington. Cô ngồi xuống cạnh ông.
- Trông cháu có vẻ không vui. Knopf vừa gập tờ báo lại vừa nói.
- Tôi đang hoang mang, Arnold ạ.
- Hẳn phải là chuyện nghiêm trọng thì cháu mới gọi thẳng tên ta như thế.
- Lẽ ra tôi nên nghe lời ông và từ bỏ ý định đi ra hòn đảo đó. Tôi đã bắn hại một người, và tôi sẽ phải sống với cảm giác đó suốt cuộc đời này.
- Cháu giết anh chàng nhà báo rồi ư?
- Không, gã đàn ông định dìm chết anh ta.
- Vậy thì là phòng vệ chính đáng.
- Khi ông phải nhìn cái đầu bê bết máu của người mà ông vừa giết, thì điều đó cũng chẳng thay đổi được gì nhiều.
- Đương nhiên là có chứ. Nếu chính kẻ đó cúi xuống nhìn đầu cháu đẫm máu, thì hẳn phải thay đổi nhiều thứ lắm, với ta cũng như với cháu. Cháu làm gì với cái xác đó rồi?
- Chúng tôi đã quẳng nó xuống đáy hồ.
- Đó là việc nên làm.
- Tôi không biết nữa, đáng lẽ tôi nên nghe lời Andrew và gọi cảnh sát. Nhưng tôi vốn chẳng nghe lời ai hết.
- Ta không còn tính được đã qua bao nhiêu ngày tháng ta bảo vệ cho cháu. Khỏi người khác và khỏi chính cháu. Giữa ta và cháu thì chẳng cần nhắc lại những chuyện tày đình cháu đã gây ra thời thiếu nữ nổi loạn, nhưng trong trường hợp dấu vân tay của cháu có trên một xác chết, ngay cả khi là phòng vệ chính đáng, thì lại vô cùng phiền phức đấy.
- Than ôi, thế mà tôi sợ giờ lại chính là trường hợp đó.
- Cháu nói với ta là kẻ đó đã bị quăng xuống đáy hồ cơ mà?
- Kẻ đó thì đúng thế. Nhưng còn một việc nữa: chúng tôi có hẹn với một sinh viên trường Juilliard và khi vào phòng cậu ta, chúng tôi thấy cậu ta đã chết.
- Và cháu đã để lại dấu vân tay trong căn phòng đó.
- Trên tay vịn cầu thang, trên tay nắm cửa, trên người cậu ta, trên ghế, trên bàn trong phòng cậu ta… Nhưng lần này, chúng tôi đã báo cảnh sát. Ngày mai tôi phải tới đồn cảnh sát cung cấp lời khai nhân chứng.
- Với thanh tra nào?
Suzie chìa tấm danh thiếp mà viên thanh tra đã đưa cho cô.
- Ta sẽ xem có thể làm được gì. Knopf vừa cầm lấy danh thiếp vừa nói, và ta sẽ báo tin cho cháu. Tuy nhiên, với điều kiện ta có thể liên lạc được với cháu! Cháu mất điện thoại à?
- Không, tắt máy.
- Vậy thì bật lại nó lên đi, chết tiệt! Cháu muốn ta bảo vệ cháu như thế nào đây nếu ta không biết tìm cháu ở đâu? Ta đã cảnh báo cháu rồi đấy, Suzie, theo đuổi điều tra vụ đó là một trong những việc thuộc hàng nguy hiểm bậc nhất.
- Miễn cho tôi mấy bài học của ông đi, với lại, ông sẽ hài lòng thôi, tôi đã quyết định chấm hết cuộc điều tra đó, máu đổ xuống cũng đủ rồi. Chuyện này vượt quá sức tôi.
Knopf cầm tay cô lên và ân cần vỗ về.
- Chỉ cách đây vài ngày, cháu gái à, được nghe cháu nói điều này hẳn đã khiến ta vui mừng lắm.
- Giờ thì không nữa à?
- Ta e đã quá muộn rồi. Ta sẽ nói với cháu một điều tuyệt mật, Suzie, và cháu phải thề sẽ không kể lại với bất kì ai, đặc biệt là trong thời điểm trước mắt. Ta đã hy vọng sẽ không bao giờ phải tiết lộ với cháu, bây giờ là tình thế bắt buộc. Bà cháu đã đánh cắp những tài liệu quan trọng hơn rất nhiều so với những chuyện về vị trí đóng quân của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Lời đồn đại đó chẳng có lý do nào khác ngoài mục đích ra ngủ kẻ thù. Lilane là một người tích cực phản đối sức mạnh hạt nhân. Và sự kiện Vịnh Con Lợn chỉ giúp bà ấy củng cố niềm tin. Những tài liệu bà ấy đánh cắp được trong văn phòng của chồng là những thông tin về việc lắp đặt hệ thống phòng thủ hạt nhân, nghiêm trọng hơn nữa, là những thông tin về tên lửa tầm xa mà chúng ta đã bí mật lắp đặt tại Châu Âu, trên biên giới với khối phương Đông. Chúng ta chưa bao giờ thừa nhận sự tồn tại của hệ thống này. Chúng vẫn ở đó, hàng chục tháp xi lô được hạ ngầm dưới các khu rừng. Thời này, Nga không còn là kẻ thù của chúng ta nữa, nhưng nhiều lãnh đạo cấp cao nước ta phải thừa nhận rằng tiết lộ sự tồn tại của hệ thống này hẳn sẽ gây ra những hậu quả tồi tệ về ngoại giao. Ở cái đất nước này, không ai đùa với an ninh quốc gia.
- Ông chỉ cần bảo với họ rằng chúng tôi đã chấm dứt tất cả, tôi bỏ cuộc.
- Giá mọi chuyện đơn giản được như thế? Ta thậm chí còn chưa biết cơ quan nào muốn trừ khử cháu. CIA, NSA[1] hay quân đội? Mà những đầu mối của ta thì hỡi ôi đều cùng độ tuổi với ta, rặc một toán bố già đã nghỉ hưu.
[1] - Central Intelligence Agency (CIA): Cơ quan tình báo trung ương Mỹ.
- National Security Agency/Central Security Service (NSA/CSS): Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ/Cục An ninh Trung ương.
Suzie dùng bàn chân vẽ một đường tròn lên mặt đất khô khốc của lối đi dạo trên quảng trường Washington.
- Nếu là tôi, ông sẽ làm gì? Cô hỏi, không nhìn vào mắt Knopf.
- Khi không thể phanh được một cỗ máy chỉ chực đâm thẳng vào tường, giải pháp duy nhất là hãy tông vào đó. Phá hủy chướng ngại vật, thay vì chết bẹp trước nó. Dù từ giờ trở đi, những ý đồ của cháu có hợp lí thế nào. Họ sẽ không tin cháu. Điều duy nhất có thể ngăn họ lại, là cháu phải tìm được những tài liệu đó và giao chúng lại cho ta. Ta có thể dùng chúng để thỏa thuận về sự an toàn cho cháu. Trong tình huống lúc này, cháu phải hiểu rằng điều quan trọng nhất là không được nói gì với anh bạn phóng viên của cháu, lợi ích giữa cháu và anh ta không còn giống nhau.
- Thế nên điều đó vẫn chưa đủ? Suzie lầm bầm, vẻ tư lự.
- Nếu họ vẫn cương quyết, chúng ta sẽ thay đổi chiến thuật. Chúng ta sẽ dùng đến anh chàng phóng viên, anh ta sẽ đăng bài, và khi bài báo đã được đăng, cháu sẽ không còn phải sợ nữa, sẽ không ai dám động đến cháu.
- Sao không làm luôn việc đó?
- Vì điều đó sẽ khơi lại vụ phản bội của bà cháu. Ta muốn chúng ta không đi tới nước cờ đó thì hơn. Nhưng nếu phải lựa chọn giữa một sự cố ngoại giao cũng hết sức nghiêm trọng, và mạng sống của cháu, ta sẽ không mất nhiều thời gian suy nghĩ đâu.
Suzie quay sang nhìn Knopf và đối diện với ánh mắt ông, lần đầu tiên từ khi bắt đầu cuộc trò chuyện.
- Vậy thì, bà tôi thực sự là thủ phạm à?
- Đó là chuyện quan điểm thôi. Bà ấy là thủ phạm trong mắt của những người cầm quyền nước ta, và rồi mười lăm năm sau đó, thế giới rốt cuộc lại thấy bà ấy nói đúng, chúng ta đã ký hiệp ước giải giáp vũ khí. Từ năm 1993 đến nay, hàng trăm pháo đài B-52 huyền thoại đã han gỉ trơ khung dưới cái nắng của sa mạc Arizona, ngay cả khi sự ruồng bỏ ấy chỉ là một màn kịch hoành tráng vì chúng ta đã hoàn toàn thay thế bằng tên lửa.
- Tại sao ông không kể cho tôi tất cả những chuyện này sớm hơn, Knopf?
- Liệu cháu có đồng ý nghe ta nói không? Ta đã cố nhưng bà cháu quan trọng với cháu biết bao. Mathilde chỉ là bóng ma của một người mẹ và cháu đã biến Liliane thành thần tượng của mình. Làm sao có thể ấn mạnh thêm mũi đao đã đâm sâu vào da thịt của vết thương thời thơ ấu?
Suzie nhìn quanh công viên. Mùa đông đã lột bỏ hết sắc màu của nó. Vài người dạo bộ đang bước nhanh trên các lối đi, tay đút túi áo, đầu cúi gằm.
- Tôi đã leo lên một ngọn núi, gây ra cái chết cho ba người đàn ông, một người còn chưa tới hai mươi tuổi, tất cả những điều ấy là để chứng minh cho sự vô tội của bà tôi, và bây giờ tôi phải tiếp tục cái việc điên rồ ấy, như ông vẫn bảo thế, đi tìm bằng chứng cho tội trạng của bà. Mỉa mai làm sao?
- Ta e rằng câu chuyện về gia đình cháu còn là một điều mỉa mai hơn. Anh bạn phóng viên của cháu đang ở đâu vậy?
- Anh ta về giải trình với tổng biên tập.
- Ta biết chuyện này không liên quan đến mình, nhưng giờ cháu với anh ta có gì không?
- Không, chuyện đó không liên quan đến ông. Là người biết rất rõ Liliane, ông có từng nghe nói đến nơi mà đôi khi bà trốn chồng đưa Mathilde tới không?
Knopf gãi cằm.
- Bà cháu có nhiều bí mật quá. Chuyến thăm hòn đảo kia hẳn đã khiến cháu tin điều đó.
- Ông tôi lừa dối bà với ai?
- Cháu xem, lúc nào cháu cũng bảo vệ bà ấy! Mà quay lại câu hỏi trước của cháu đã, trong đầu ta chỉ nghĩ tới một nơi, Liliane là người mê nhạc jazz, chồng bà ấy thì chỉ thích nhạc kịch và những tác phẩm thuộc thể loại cổ điển. Nhạc jazz với ông ấy chỉ là một chuỗi những nghịch âm quê mùa. Khi bà cháu chơi dương cầm, ông ấy bắt bà cháu phải đóng chặt các cửa phòng chơi nhạc và hạ bớt âm thanh. Tháng nào Edward cũng cần tới Washington, và Liliane tranh thủ thời gian này để thỏa mãn niềm đam mê của mình trong một câu lạc bộ nhạc jazz nổi tiếng ở Manhattan. Quán Vanguard, nếu như ta nhớ đúng, nhưng ta không nhớ bà ấy có đưa mẹ cháu tới đó. Sao cháu lại hỏi ta chuyện này?
- Trên đảo, chúng tôi đã tìm thấy một lá thư được Liliane viết cho Mathilde. Bà có nhắc đến một nơi mà hai người thường tới cùng nhau.
- Thế bà ấy còn nói gì trong lá thư đó?
- Không còn gì khác ngoài lời yêu thương của một người mẹ gửi cho con gái. Bà tự biết mình đang trong vòng nguy hiểm, tôi đọc chẳng thấy khác gì di thư.
- Ta rất muốn có thể đọc lá thư đó, nếu cháu không thấy phiền.
- Lần sau tôi sẽ mang cho ông xem, Suzie hứa hẹn. Cảm ơn ông, Arnold.
- Vì chuyện gì? Ta đã làm được gì đâu.
- Vì lúc nào cũng ở đây cì tôi, vì là người đúng như ông vốn là, người mà tôi luôn luôn có thể tin tưởng.
Cô đứng dậy và hôn lên má Knopf, một cử chỉ dịu dàng khiến ông gần như đỏ mặt.
- Về chuyện kia, ông vừa đứng dậy vừa nói, trước khi chết, cậu Colman đó có nhắn gì cho bọn cháu không?
Suzie nhìn xoáy vào Knopf, và chần chừ trước khi trả lời.
- Không, chúng tôi đã đến quá trễ.
Cô bước đi xa dần trên lối đi dạo và ngoảnh lại để gửi lời chào sau cuối tới người đỡ đầu.
*
Andrew đang chờ cô tại quán bar khách sạn. Một cốc rượu đã vơi một nửa trước mặt anh.
- Đây là cốc đầu tiên mà tôi thậm chí còn chưa uống hết, anh nói.
- Ai khảo mà anh xưng. Suzie vừa đáp vừa ngồi lên chiếc ghế cao.
Cô cầm cốc lên và nhấp môi.
- Sao mà cô uống được cái thứ đắng ngắt như thế nhỉ?
- Là chuyện gu.
- Cuộc gặp ngắn ngủi của cô bổ ích chứ?
- Là chuyện quan điểm! Bà tôi có tội, Suzie buông lời. Không phải vì tội mà họ cáo buộc bà, nhưng dù sao bà cũng định phản bội đất nước.
- Thế thiên thần hộ mệnh của cô phản ứng ra sao?
- Tốt, nhưng tôi nghĩ ông ấy nói dối tôi.
- Cô gái đáng thương, cô đang đi từ giấc mộng tan vỡ này đến giấc mộng tan vỡ khác.
Suzie quay sang tát anh một cái. Cô lại cầm cốc rượu lên và uống một hơi cạn sạch rồi đặt cốc lên quầy.
- Anh cũng thế, anh cũng là một kẻ dối trá, hai mắt anh long lên còn người anh thì sặc mùi rượu. Anh uống mấy cốc rồi?
- Ba, nhân viên quầy bar vừa lau quầy vừa nói. Tôi rót thứ gì nhé, quý cô? Là quán mời.
- Một bloody mary, Suzie đáp.
Andrew xoa xoa má, vẻ hoài nghi.
- Knopf đã hỏi tôi xem Colman có nhắn gì với chúng ta không, Suzie nói tiếp, tôi chưa hề cho ông ấy biết tên cậu ta.
Nhân viên quầy bar đặt cốc bloody mary xuống trước mặt cô, và hứng trọn ánh mắt lạnh băng của Andrew lúc đi qua.
- Anh không nói gì sao? Suzie cằn nhằn.
- Tôi sẽ nói với cô là tôi đã cảnh báo với cô rồi đấy thôi, với bà cô cũng như với Knopf, nhưng tôi sợ đã đổ lỗi cho người khác.
- Knopf không phải là kẻ thù của chúng ta, anh không khiến tôi đổi ý được đâu. Ông ấy không nói hết với tôi, nhưng trong nghề của ông ấy, bí mật là một nghệ thuật.
- Cô có phát hiện được gì khác không?
- Bản chất thật sự của những tài liệu bà tôi đã lấy đi. Động cơ của bà không phải vì tiền, bà hành động vì lí tưởng. Bà hy vọng có thể buộc quân đội ngừng chôn giấu tên lửa hạt nhân trong các khu rừng Đông u. Đó là bí mật lớn nhất ẩn giấu đằng sau chiến dịch Công chúa Tuyết.
Andrew ra hiệu cho nhân viên quầy bar rót thêm rượu cho cô.
- Anh cũng vậy, mỗi ngày anh lại khiến tôi ngạc nhiên thêm một chút. Suzie nói tiếp, tôi nghĩ đã tiết lộ với anh một bí mật động trời, thế mà anh có vẻ thờ ơ như đó chỉ là cái áo sơ mi đầu tiên ấy.
- Đừng nói thế, tôi thích cái áo sơ mi đầu tiên của tôi lắm. Nhưng chuyện quân đội Mỹ giấu tên lửa tại Châu Âu trong những năm 1960 ấy, chuyện đó thì tôi cóc quan tâm. Những lời đồn đại về chuyện này đâu có thiếu, mà thời buổi bây giờ thì chuyện đó còn tác động gì nữa?
- Một vụ bê bối ngoại giao trầm trọng.
- Cô nói thế nào ấy chứ? Lúc những tàu ngầm hạt nhân của Nga bị đâm khi đi ngang ngoài khơi Alaska hoặc lưu thông trên hải phận Na Uy, chuyện đó chẳng đáng được vài dòng trên tờ lá cải. Và nếu đây là tiết lộ động trời mà tôi hứa hẹn với tổng biên tập, thì bài điều tra lần tới của tôi chắc chắn sẽ là đi đếm lá cải trong công viên Trung tâm. Đi thôi, đủ rồi, tôi phải nói chuyện với cô, nhưng không phải ở đây.
Andrew thanh toán hóa đơn, không quên nhắc nhân viên quầy bar là cốc bloody mary tính tiền cho anh ta. Anh nắm cánh tay Suzie và kéo cô ra phố. Anh bắt cô đi hết hai khối nhà mà không nói một lời nào, cho đến tận khi họ bước xuống một ga tàu điện ngầm trên phố 49.
- Tôi có thể biết chúng ta đang đi đâu không?
- Cô muốn đi bến Bắc hay Nam?
- Cũng như nhau cả thôi.
- Vậy thì Nam nhé, Andrew vừa đáp vừa đẩy cô lại phía cầu thang.
Anh thấy một ghế băng phía cuối bến và ngồi xuống đó. Một đầu tàu điện ngầm lao tới trong tiếng ầm ầm inh tai.
- Những ghi chép của Colman kể câu chuyện hoàn toàn không giống câu chuyện mà ông bạn thân thiết Knopf của cô đã kể.
- Anh đọc bản sao của cậu ta rồi à?
- Colman không kịp hoàn tất công việc. Khó mà rút ra được kết luận cuối cùng. Andrew nói to để át tiếng ồn từ đầu tàu đang chạy trong ga, nhưng tôi đã hiểu hơn tại sao cậu ta lại muốn tăng giá; chuyện đó cũng lạnh sống lưng đấy.
Andrew đưa lại cho Suzie tờ giấy mà họ in trong phòng Jack Colman.
Họ muốn sát hại Công chúa Tuyết.
Nếu không có biện pháp bảo vệ nàng, nàng sẽ biến mất vĩnh viễn.
Vàng tuôn tràn trề dưới lớp áo khoác băng giá của nàng và những người thuộc tầng lớp trên của chúng ta muốn chiếm đoạt nó.
Cách duy nhất để chiếm được của cải từ nàng là đẩy nhanh phút lâm chung của nàng.
Nhưng nấm mồ của Công chúa tuyết cũng sẽ là nấm mồ của mùa đông, báo hiệu một sự đảo lộn có tính hủy diệt.
Họ biết những hậu quả của việc đó và họ coi thường chúng, giờ tôi đã có bằng chứng.
Con đường phương Bắc được giải phóng sẽ đảm bảo vị thế thông lĩnh và sự thịnh vượng cho họ.
Tây hay Đông, liên minh hay kẻ thù không còn quan trọng. Ngăn ngừa họ là cách duy nhất chấm dứt cuộc tấn công đã khởi sự.
Những người thuộc tầng lớp trên của chúng ta đang dùng đến những cách thức bỉ ổi nhất để đạt được mục đích.
Những đứt gãy đều là cố ý và thiên nhiên sẽ làm nốt phần việc còn lại.
Cứu Công chúa Tuyết là một nhiệm cụ không cần biết đến sự phục tùng hay Tổ quốc, là nhiệm vụ đảm bảo sự sống sót cho hằng triệu con người.
- Anh có hiểu gì không? Suzie dò hỏi.
- Văn phong hơi trữ tình, tôi công nhận, nhưng bà cô đã sáng tác ra đoạn văn này từ một vở nhạc kịch. Lần đọc đầu tiên, tôi đã tự hỏi, như cô. Và rồi tôi nhớ đến sự phấn khích của Colman lúc gọi điện, khi ấy tôi tự hỏi cậu ta đã thấy điều gì mà tôi không thấy trong đoạn văn này. Tôi đã không nhìn di động khi khởi động lại điện thoại để gọi cảnh sát. Nhưng vừa rồi, lúc chờ cô ở quán bar, tôi phát hiện ra Colman đã gửi cho tôi một tin nhắn. Có lẽ vào đúng lúc phát hiện ra người gõ cửa phòng không phải là chúng ta. Chính tin nhắn cuối cùng này đã soi sáng cho tôi.
Andrew rút điện thoại ra khỏi túi và chỉ nó cho Suzie.
“Công chúa Tuyết là vỏ Bắc Cực”
“Giờ hãy đọc lại đoạn văn này, Andrew nói tiếp, và cô sẽ hiểu ra tất cả, trừ cái điều điên rồ đã xui khiến những kẻ muốn đẩy nhanh quá trình tan băng.
- Họ muốn phá hủy lớp vỏ băng đó ư? Suzie hỏi.
- Và cuối cùng mở ra con đường phương Bắc. Một món hời đối với những nhà cầm quyền của chúng ta, những người luôn sợ hãi lệnh phong tỏa hoặc sự chật chội của kênh đào Panama, nơi mà cho đến giờ vẫn là con đường duy nhất cho vận tải đường biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, nếu muốn tránh “vĩ tuyến 40 gầm thét”. Tuyến hành lang duy nhất mà hằng năm, ba trăm triệu tấn hàng hóa phải đi qua. Vì kênh đào này lại thuộc sở hữu của một quốc gia cộng hòa bé nhỏ tí tẹo ở Trung Mỹ. Mở một con đường mới ở phương Bắc có tầm quan trọng đáng kể về chiến lược. Nhưng con đường này hiện vẫn bất khả thi vì băng, Đó cũng là món hời với các công ty dầu mỏ nước ta. Cô còn nhớ lý lịch người tình của bà cô chứ. Chính trị gia, Bộ Trưởng Tài chính, trùm tư bản, nhóm lợi ích và công ty đa quốc gia, cả cái thế giới đẹp đẽ đó đều đi cùng nhau, hòa vào nhau, chia sẻ chung lợi ích. Bốn mươi phần trăm trữ lượng vàng đen của thế giới nằm dưới lớp vỏ băng và vẫn sẽ không thể tiếp cận được chúng chừng nào vòm băng Bắc Cực chưa tan. Tôi nhớ đã đọc được ở đâu đó rằng nguồn lợi ấy có giá trị ước tới trên bảy nghìn tỷ đô la. Đó là nguyên nhân của nhiều chuyện. Đó là lý do tại sao đã nhiều đời chính phủ nước ta vẫn ra sức phản đối mọi biện pháp kiềm chế khí hậu nóng lên. Bão tố, sóng thần, hạn hán, nạn đói, nước biển dâng, sự dịch chuyển của cư dân duyên hải, tất cả những điều đó đều nhẹ nhàng trước bảy nghìn tỷ đô la và hai thế kỉ ăn chắc vị thế thống lĩnh về năng lượng. Thế nên bốn mươi năm nay, Mỹ, Canada và Nga vẫn tranh chấp quyền lãnh thổ trên Bắc Cực. Người Nga thậm chí còn phái cả tàu ngầm hạt nhân đi cắm cờ dưới đáy đại dương.
- Chúng ta cũng đã lên cắm cờ trên Mặt Trăng mà có được là chủ Mặt Trăng đâu, Suzie vặn lại.
- Mặt Trăng thì hơi xa, mà người ta lại chưa tìm thấy dầu mỏ trên đó. Chúng ta gây ra bao nhiêu cuộc chiến để cố kiểm soát những van khóa nguồn vàng đen, bao con người đã bỏ mạng trong những cuộc chiến ấy… Nhưng điều khiến tôi thấy đáng sợ nhất trong bức thông điệp mà bà cô đã kỳ công mã hóa, đó là theo bà cô thì từ hồi ấy những người kia đã triển khai kế hoạch của họ rồi.
- Nhưng kế hoạch gì chứ?
- “Những đứt gãy đều là cố ý và thiên nhiên sẽ làm nốt phần việc còn lại.” Tấn công lớp băng dưới sâu để đẩy nhanh quá trình tan chảy.
- Như thế nào?
- Tôi làm sao mà biết được, nhưng cứ nhìn tốc độ băng tan năm này qua năm khác, tôi e là kịch bản này không chỉ là câu chuyện hư cấu đơn thuần. Dù họ làm gì, tôi có dự cảm buồn là chuyện đó đã bắt đầu.
- Chính phủ nước ta có thể đã cố tình làm lớp băng cực biến mất để xây các giàn khoan trên Bắc Cực á?
- Ừ, đại loại như thế. Cô đoán chuyện gì sẽ xảy tới nếu chúng ta tìm thấy bằng chứng chính thức của điều mà mẩu giấy này tiết lộ chưa? Tôi đồ rằng hậu quả không chỉ là một sự cố ngoại giao đơn thuần đâu. Toàn bộ uy tín của nước Mỹ sẽ lại bị phơi bày trên trường quốc tế. Cứ hình dung phản ứng của các phong trào hoạt động vì môi trường, các tổ chức phản đối toàn cầu hóa, các quốc gia đình đốn vì khí hậu nóng lên. Đấy là chưa nói đến các đồng minh châu Âu, tất cả những nước này đều có yêu sách về nguồn tài nguyên dự trữ ở Bắc Cực. Công chúa Tuyết chẳng khác nào một kho thuốc súng thật sự, và hai chúng ta đang ngồi trên đó.
- Nhưng đây cũng sẽ là đề tài đỉnh nhất trong sự nghiệp của anh.
- Nếu chúng ta còn sống để tôi có thể đăng báo.
Và trong lúc Andrew và Suzie đọc lại lần nữa bức thông điệp mà Liliane Walker đã gián tiếp truyền lại cho họ, các camera giám sát được gắn trên bến đã thay nhau truyền tải sự hiện diện của họ trên màn hình của cơ quan an ninh. Phần mềm nhận diện khuôn mặt, được triển khai từ sau vụ khủng bố 11 tháng Chín, đã truyền đi dấu hiệu nhận dạng của họ.
*
Người đàn ông trong y phục tối màu đứng tựa bên cửa sổ, ngắm nhìn thành phố trải dài tới tận mũi đảo, nơi đại dương giành lại chủ quyền. Một con tàu chở khách đang xuôi dòng Hudson, và Elias Littelefield nhận ra rằng, nếu như ông có một gia đình, có lẽ chẳng bao giờ ông đưa gia đình đi nghỉ trên một tòa chung cư bình dân nổi như thế này. Đi du lịch cả đàn cả đống, với ông ta, vừa là điều tầm thường vừa không thể chịu đựng nổi.
Ông ta cài cặp kính vào túi trên áo vest và tặc lưỡi. Rồi ông ta ngoảnh lại nhìn cử tọa ngồi quanh bàn họp, vẻ nặng nề và bực tức.
- Tôi tưởng tính chất của tổ chức này là tiên liệu chứ không phải là chịu đựng. Bây giờ một trong số các ông hẳn có chút thời gian rảnh rỗi để báo cáo với chúng ta về tài liệu đó chứ?!
- Ông đã mắc sai lầm khi chất vấn họ “bây giờ”, Knopf đáp, cố tình nhấn mạnh vào hai từ cuối cùng.
Littelefield lại gần bàn họp và rót một cốc nước to. Ông ta đưa nó lên miệng mút chùn chụt khiến Knopf khó chịu.
- Đôi chim cu của ông đã mất dạng bốn mươi tám tiếng đồng hồ rồi đấy, ông ta nói tiếp, tôi sẽ không cho phép chuyện này tái diễn.
- Chính ông đã hùa theo cái ý tưởng can thiệp xuất sắc trên đảo Clarks phải không?
Littlefield nhìn các cộng sự với ánh mắt đồng lõa và khoan dung. Để mỗi người trong số họ biết rằng họ cùng thuộc một đội ngũ gắn kết mà ông ta là người đứng đầu.
- Không, chúng tôi tuyệt đối không liên quan tới chuyện đó.
Littlefield quay ra cửa sổ chiêm ngưỡng tầm nhìn.
Những ngọn đèn chiếu soi rọi kiến trúc tòa Empire State Building bằng những luồng sáng màu đỏ và màu xanh lá cây, dấu hiệu cho thấy những lễ hội cuối năm đã cận kề. Elias Littlefield nghĩ rằng khi hồ sơ này chỉ còn là một vụ việc đã được giải quyết nhờ sự thu xếp của mình, ông sẽ đi trượt tuyết ở Colorado.
- Ông vẫn quy chuyện đó thành chuyện chạy đua với các cơ quan khác sao? Knopf nói tiếp. Tôi tự hỏi thật sự điều ông muốn bảo vệ là đất nước hay sự nghiệp của ông?
- Tại sao đó lại không phải người Nga, người Canada hay thậm chí người Na Uy đang cố vượt trước chúng ta?
- Vì họ có đầu óc. Họ sẽ chờ cho đến khi tìm ra bằng chứng rồi mới hành động.
- Cất cái giọng hạ cố của ông đi, Knopf. Suốt bao nhiêu năm, ông luôn khẳng định với chúng tôi rằng những bằng chứng ấy không còn tồn tại. Lý do duy nhất cho việc chúng tôi lôi ông khỏi cuộc sống hưu trí, đó là vốn hiểu biết của ông về vụ này. Nhưng thời gian càng trôi qua thì tôi càng nghi ngờ tính hữu dụng của ông. Tôi nhắc cho ông nhớ nhé, vai trò của ông ở đây chỉ là vai trò quan sát viên mà thôi, vậy nên cứ giữ những nhận xét đó lại cho bản thân ông đi.
Knopf đẩy ghế ra. Ông vơ áo khoác trên mắc treo rồi đi khỏi.
*
Đoàn tàu điện ngầm dừng lại trong tiếng kèn kẹt cơ học, cửa các toa tàu mở ra. Andrew và Suzie chạy lên toa đầu và ngồi xuống hàng ghế trống đầu tiên.
- Một giờ sau khi chúng ta đi khỏi, những cảnh sát có mặt tại phòng Colman đã bị yêu cầu rời khỏi hiện trường.
- Bởi ai?
- Bởi nhân viên của NSA, có vẻ những người này sẽ tiếp tục công việc của cảnh sát.
- Sao anh biết chuyện đó?
- Tôi đã nhờ vả đôi chút ở chỗ một người bạn. Không lâu sau ông ấy gọi lại để cho tôi biết thông tin đó.
- Tôi tưởng chúng ta không nên bật điện thoại lại?
- Chính vì thế nên bây giờ chúng ta mới ở đây, để biến mất khỏi màn hình của họ. Chúng ta sẽ xuống ở trạm cuối Brooklyn.
- Không, chúng ta xuống ở phố Christopher, tôi cũng có tin mới.
*
Ánh áng từ công trường Freedom Tower chỉ còn tạo thành một quầng sáng trong màn đêm xám xịt. Một đêm mà cơn mưa phùn màu đông khiến người ta rét buốt đến tận xương. Xe cộ nối đuôi san sát trên đại lộ Bảy trong âm thanh huyên náo của còi xe và tiếng rít của lốp xe nghiền trên mặt đường ẩm ướt.
Suzie đẩy cánh cửa tại số 178 và bước xuống những bậc thang dốc đứng dẫn xuống tầng ngầm. Họ bước vào căn phòng khách của quán Village Vanguard. Vẫn còn sớm và tam ca Steve Wilson đang biểu diễn hết mình cho hai vị khách ở quầy bar, một người đàn ông lẻ loi ở một bàn,và một người nữa đang đọc email trên điện thoại di động, thỉnh thoảng lại ngẩng đầu lên. Loraine Gordon, từ trên ghế đẩu, dò xét khắp căn phòng với vẻ yên vị của một bà chủ. Bốn mươi năm rồi bà ở đó, chung thủy với chỗ ngồi đó, sau tối một tuần.
Thelonious Monk, Miles Davis, Hank Mobley, Bill Evans, bà đã chào đón tất cả bọn họ tới câu lạc bộ của mình. Và để những nhạc công tứ xứ khắp châu Mỹ này đến đây, bà chỉ đơn giản là “Lorraine”, nàng thơ của thánh địa nhạc jazz, trừ Shirley, người đặt cho bà biệt danh “trung sĩ”, nhưng ít người dám gọi bà bằng biệt danh đó.
Suzie và Andrew ngồi vào bàn cách xa sân khấu nhất. Lorraine Gordon tiến lại và không chờ họ cho phép đã ngồi xuống cùng bàn với hai người.
- Một bóng ma! Cậu đã đi đâu vậy?
- Ở chỗ này anh cũng là khách quen à? Suzie hỏi.
- Anh đây thường đến uống ở quán tôi, cô gái ạ, bà chủ quán đáp lời mà không nhìn cô lấy một lần.
- Tôi đi ngao du, Andrew nói.
- Tôi đã quen trông cậu khó ưa hơn cơ, dù ánh áng quán này luôn luôn nịnh mặt. Cậu đã làm gì với vợ cậu vậy?
Và vì Andrew không trả lời, bà đành hỏi xem anh muốn uống gì.
- Không gì hết, Suzie đáp thay anh. Anh ấy không khát.
Lorraine thích vẻ táo tợn của cô, nhưng giữ trong lòng không nói. Bà không thích những cô gái mà bà thấy hơi quá xinh xắn, ngờ rằng họ sẽ dùng cặp mông nóng bỏng để đạt được mục đích. Mỗi lần có anh chàng nhạc sĩ nào xuống phong độ, những khi họ bắt đầu say quắc cần câu, y như rằng đó là vì một cô nàng xinh đẹp vừa làm tan nát trái tim họ.
- Bà cô ấy từng chơi nhạc trong câu lạc bộ của bà, cách đây lâu rồi, Andrew vừa nói vừa đưa mắt sang Suzie. Liliane Walker, cái tên này có gợi cho bà điều gì không?
- Không hề. Lorraine vừa nhìn kỹ Suzie vừa khẳng định. Các nhạc sĩ, cô gái yêu quý ạ, tôi đã gặp nhiều người giễu qua đây.
- Thế nếu bà ấy tên là Liliane Mc Carthy? Suzie vừa hỏi vừa cố cưỡng lại mong muốn đuổi Lorraine về chỗ.
- Bà cố đến đây chơi nhạc vào năm nào?
- Lần cuối cùng hẳn là năm 1966.
- Cô nên nhớ, hồi đó tôi mới hai mươi sáu tuổi, cô gái ạ. Tôi và Max thậm chí chưa lấy nhau.
Lorraine Gordon nhìn khắp một lượt và dừng mắt trên bức tường được phủ kín các bức chân dung đen trắng.
- Không, tôi không nhớ bà ấy.
Suzie rút bức ảnh Liliane ra khỏi túi và đặt nó lên mặt bàn. Lorraine nhìn bức ảnh và đi về phía bức tường mà bà đã lướt mắt qua. Bà tháo một khung ảnh xuống và lại ngồi xuống bên bàn.
- Đây, bà ấy đây, bà của cô đấy. Tất cả những người từng chơi nhạc ở đây đều có ảnh trên bức tường này. Cô chỉ cần lật khung ảnh lại, ai cũng có lời đề tặng.
Suzie, hai tay run rẩy, nhìn chăm chú vào khuôn mặt tươi cười của Liliane. Bà có vẻ là một người phụ nữ khác, rạng rỡ đến mức không thể so sánh nổi với người phụ nữ trên những bức ảnh mà Suzie từng xem. Cô lật khung ảnh lại, và không bộc lộ chút ngạc nhiên nào, cô đẩy nó sang cho Andrew.
Thay vì một lời đề tặng, trên đó lại viết: ‘Oslo, Kulturhistorisk, Frederiks Gate 3”.
Andrew dịch lại sát Lorraine và ghé vào tai bà.
- Bà giúp tôi một việc được chứ? Nếu có ai tới hỏi, hãy trả lời là bà không gặp chúng tôi tối nay.
- Tôi không phải kiểu người đó, che giấu những vụ ngoại tình.
Andrew trợn mắt nhìn bà chằm chằm và Lorraine Gordon hiểu ra đây là chuyện khác.
- Cậu gặp phiền phức với cảnh sát à?
- Còn phức tạp hơn cả thế, và tôi cần tranh thủ thời gian.
- Vậy thì cả hai chuồn đi. Hãy ra bằng cửa sau. Cuối hành lang có một cánh cửa thông ra quảng trường Waverly. Nếu họ không thấy hai người bước vào, họ cũng sẽ không thấy hai người bước ra.
Andrew dẫn Suzie đến quán Taim, một quán ăn trông bên ngoài thì rất tồi tàn, nhưng dân từ khu Uptown còn phải đến tận đây vì mòn bánh kẹp đậu tằm của quán. Ăn xong họ quyết định đi dạo một chút trên các con phố khu West Village.
- Chúng ta không về khách sạn Marriot nữa, địa chỉ đó đã bị lộ rồi, Andrew nói.
- Còn nhiều khách sạn khác ở New York, Suzie gợi ý, hãy chọn chỗ nào mà anh thích ấy, tôi lạnh cóng cả người rồi.
- Nếu đối tượng mà chúng ta dính líu vào là NSA thì tất cả các khách sạn trong thành phố hẳn đã nhận được dấu hiệu nhận dạng của chúng ta, và ngay đến những khách sạn tồi tàn nhất cũng không đùa với chuyện này đâu.
- Chúng ta không lang thang ngoài đường suốt đêm thế này đây chứ?
- Tôi biết vài quán bar nơi chúng ta có thể được yên thân.
- Tôi cần ngủ.
Andrew thấy một buồng điện thoại ở góc giao giữa phố Perry và Bleecker.
- Lại là một vụ án mạng nữa à? Thanh tra Pilguez lo lắng hỏi.
- Chưa đâu, tôi chỉ đang cần một chỗ an toàn để qua đêm.
- Tới khu Bronx, Pilguez ra lệnh sau một lúc suy nghĩ, quán cà phê Colonial trên đường White Plains, tìm cách nói chuyện với Oscar, và bảo anh ta là tôi giới thiệu cậu đến, anh ta sẽ cho cậu ở mà không hỏi han gì. Ai muốn gây gổ với cậu vậy, Stilman? Thanh tra Morrelli mà tôi đã nhờ vả để cậu yên, ông ấy vừa gọi cho tôi lúc nãy.Cảnh sát toàn thành phố đang lung sục cậu.
- NSA, Andrew đáp.
- Vậy thì quên cái địa chỉ mà tôi vừa cho cậu đi. Ngắt máy ngay và chuồn khỏi nơi cậu đang đứng, mau lên.
Andrew cầm tay Suzie và kéo cô chạy về phía sông Hudson. Anh nhảy xổ ra giữa ngã tư đầu tiên để chặn một chiếc taxi và đẩy cô lên xe không chút nể nang.
- Tôi biết nơi họ sẽ không bao giờ tìm được chúng ta rồi, Andrew lẩm bẩm.
*
Dolorès vừa tắt máy tính. Cô đang sửa soạn rời văn phòng thì thấy Andrew lẻn vào cùng một phụ nữ trẻ. Cô ngẩng đầu lên nhìn hai vị khách.
- Suzie Baker, tôi đoán nhé?
Suzie chìa tay cho cô nhân viên phòng tư liệu, cô này bắt tay không chút nồng nhiệt.
- Tôi cần cô, Dolorès. Andrew vừa cởi áo gió vừa nói.
- Tôi tưởng anh tới đưa tôi đi ăn tối cơ đấy! Anh may đấy, cô nói tiếp, Olivia Stern vừa đi khỏi đây chưa tới mười phút. Tôi không biết anh vẫn còn chuyện gì nới cô ấy, nhưng cô ấy đang bực mình lên với anh và tìm anh khắp nơi. Cô ấy muốn biết gần đây tôi có gặp anh hay điện thoại cho anh không. Tôi không cần nói dối cô ấy.
Dolorès bật lại màn hình máy tính và đặt ngón tay sẵn lên bàn phím.
- Lần này sẽ là gì đây?
- Chẳng gì hết, không tìm kiếm gì hết, chúng tôi chỉ tới ngủ ở đây thôi.
- Trong văn phòng của tôi á?
- Phòng tôi nằm cùng dãy với phòng Olivia mà tôi lại có hàng xóm là Olson.
- Anh lúc nào cũng tìm được lý lẽ lọt tai nhỉ, Stilman. Hãy nói cho tôi nghe, rằng cảnh sát đang lùng sục cô ấy và rằng không phải vì để thỏa mãn cái khoái lạc hèn hạ mà anh muốn qua đêm với cô ta trong phòng tôi?
- Anh ta hoàn toàn không phải kiểu đàn ông tôi thích, Suzie thốt lên. Và cô nói đúng, tôi cần ẩn nấp.
Dolorès nhún vai và đẩy ghế ra.
- Vậy thì, cứ tự nhiên như ở nhà. Nhân viên quét dọn sẽ qua lúc 6 giờ, hai người có cần tôi đánh thức trước không? Thế thì phải có người lôi tôi ra khỏi giường lúc 5 rưỡi rồi! Dolorès nói thêm với giọng lạnh như tiền.
Cô đi ra phía cửa.
- Dolorès? Andrew gọi theo.
- Gì nữa?
- Tôi cũng còn vài thứ muốn nhờ cô tìm giúp.
- À, cứ việc! Tôi nghĩ anh coi tôi là tú bà nhà thổ. Tôi nghe đây, là chuyện gì?
- Những tài liệu chính thức, các bài báo, những tuyên bố mịt mờ nhất mà cô có thể tìm được cho tôi về trữ lượng dầu mỏ ở Bắc Cực, báo cáo về các lần thám hiểm địa chất và khí tượng được thực hiện xung quanh khu vực Bắc Cực, và cả bản báo cáo mới nhất về sự tan chảy của các núi băng, tốt nhất là báo cáo do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện.
- Tất cả vào ngày mai?
- Đến cuối tuần, như thế là đẹp nhất.
- Anh sẽ lại qua gặp tôi à?
- Không, trong thời gian trước mắt thì không.
- Vậy thì tôi gửi những tài liệu đó tới đâu cho anh?
- Cô hãy tạo một hòm thư điện tử bằng tên cô và cô chỉ cần dùng tên con mèo nhà cô làm mật khẩu, tôi sẽ tự đăng nhập vào đó.
- Anh đang tiến hành một vụ lớn à, Stilman? Dolorès ra đến ngưỡng cửa còn hỏi.
- Lớn hơn tất cả những gì cô có thể tưởng tượng nổi.
- Với anh thì tôi chả tưởng tượng cái gì hết, như thế, tôi chưa từng phải thất vọng, cô vừa nói vừa nhìn Suzie lần cuối.
Và Dolorès đi khỏi.
Suzie đi trước anh vào nhà C khu ký túc xá sinh viên.
Andrew gõ cửa. Colman chắc đang vừa làm vừa đeo tai nghe. Đến lượt Suzie gõ cửa, và vì Colman vẫn đang không trả lời cô liền bước vào phòng.
Jack đang ngủ, gục đầu trên bàn phím. Tò mò, Suzie nhìn Andrew rồi tiến lại gần chiếc bàn. Cô đặt tay lên vai Colman, cánh tay cậu trai trẻ buông thõng xuống dọc thân, khuôn mặt nhợt nhạt.
Suzie hét lên một tiếng thì bị Andrew lấy tay bịt chặt miệng khiến cô ngộp thở. Cô đẩy anh ra rồi lay vai Colman. Đầu Jack lắc lư trên bàn phím máy tính, nhưng đôi mắt vẫn khép hờ, không còn chút biểu hiện nào của sự sống.
- Gọi cấp cứu đi, Suzie khẩn khoản.
Andrew ấn ngón trỏ lên động mạch cảnh của Colman.
- Tôi rất tiếc, thật sự rất tiếc, anh nói, cổ họng tắc nghẹn.
Suzie quỳ gối xuống bên cạnh Jack, và cầm lấy bàn tay đã trơ lì của cậu. Và trong khi cô đang van xin Colman hãy tỉnh lại thì Andrew bắt cô đứng dậy.
- Cô đang lưu lại vân tay khắp nơi đấy, anh càu nhàu. Nào, đi thôi, chúng ta chuồn mau.
- Tôi mặc xác mấy cái vân tay đó!
- Đúng là thảm kịch, nhưng chúng ta không thể làm gì được nữa.
Andrew để ý thấy một mảnh bìa màu trắng thò ra dưới má Colman. Anh rút lấy nó và nhận ra danh thiếp của mình. Một ý nghĩ lóe lên trong đầu anh, như ánh chớp nhoáng lên một giây ngắn ngủi bứt anh ra khỏi cảnh ngộ đang sa vào.
- Mẹ kiếp, mặc kệ vân tay đi, anh làu bàu.
Anh nhấc đầu Colman ra và giành lấy bàn phím, trước mặt Suzie còn đang chưa hiểu sao anh lại vội vã như thế.
Anh mở trình duyệt, kết nối với hộp thư của tờ The New York Times, gõ tên tài khoản và mật khẩu rồi đăng nhập hộp thư điện tử của mình.
Anh thấy trong đó rất nhiều thư mà anh chưa mở từ nhiều ngày nay, bức thư gần nhất xuất hiện phía trên màn hình và được gửi từ Jack Colman.
Cậu thanh niên hẳn đã soạn thư ngay sau cuộc điện thoại giữa họ. Khi gục xuống bàn phím, cậu đã vô tình nhấn nút gửi.
Và trong khi Andrew đang thử đọc những dòng đầu tiên, anh nhận thấy các bức thư khác đang chờ đọc cứ dần biến mất từng cái một.
- Có kẻ đã bẻ khóa hòm thư của tôi, anh kêu lên.
Danh sách email rút ngắn theo từng giây.
Andrew cuống cuồng ấn lên hai nút. Máy in của Colman bắt đầu kêu ro ro và một trang giấy chui ra khỏi khe in.
Andrew cất nó vào túi, bật điện thoại và gọi 911.
*
Căn phòng ký túc xá chật ních cảnh sát. Các nhân viên cứu thương vội vã đến hiện trường đã rút lui khi nhận thấy đối tượng đã chết. Không có tổn thương bên ngoài, không có dấu vết vật lộn, không có vết kim tiêm, thoạt nhìn không có gì chứng tỏ đây là một vụ tấn công hay thậm chí một vụ sốc thuốc.
Một chàng trai trẻ chết trước màn hình máy tính và viên thanh tra, người đã thu thập lời chứng của Andrew, nói với anh rằng nguyên nhân cái chết có vẻ là chết tự nhiên. Đây có lẽ không phải là thanh niên đầu tiên chết vì dị tật tim, vì đứt mạch máu, hay vì lạm dụng amphetamine hay đơn giản là vì ảnh hưởng từ lối sống không lành mạnh. “Đám sinh viên là hay bất chấp tất cả để vượt qua các kì thi lắm”. Ông đã gặp nhiều trường hợp khác trong sự nghiệp. Khám nghiệm tử thi sẽ xác nhận tất cả những chuyện đó. Trong lúc chờ đợi, Suzie và Andrew được yêu cầu không rời khỏi bang New York và phải đến trình diện cảnh sát trong vòng hai mươi tư tiếng đồng hồ để lấy lời khai nhân chứng của từng người.
Trước khi cho phép họ rời khỏi hiện trường, viên thanh tra gọi về tòa soạn The New York Times và yêu cầu nối máy với tổng biên tập của Andrew để chắc chắn phóng viên Stilman đang chuẩn bị một bài báo về trường Juilliard và vì việc này anh phải gặp một người tên là Jack Colman trong chiều nay. Olivia Stern xác nhận luôn với ông ta mà không do dự lấy một giây. Cô đề nghị được nói đôi lời với phóng viên của mình. Viên thanh tra chuyển máy cho Andrew.
- Tất nhiên là tôi đang chờ anh tại văn phòng trong một giờ nữa. Olivia nói.
- Đương nhiên rồi.
Anh trả điện thoại di động lại cho viên thanh tra.
- Xin lỗi ông, tôi buộc lòng phải kiểm tra, thủ tục là như vậy. Nhưng tôi đã không nói là ông đi cùng bạn gái.
- Cảm ơn ông. Andrew nói, dù quy định của chúng tôi cũng không cấm việc đó.
Viên thanh tra thả cho họ đi.
*
- Sao anh không nói gì? Suzie thốt lên khi ra đến vỉa hè.
- Nói gì chứ? Nói rằng vì yêu cầu cậu nhóc đó giúp chúng ta tìm ghép các đoạn còn thiếu trong một vở kịch mà chúng ta vô tình khiến cậu ta bị hại chết à? Nói rằng có thể cậu ta bị một tên sát thủ chuyên nghiệp hành quyết và rằng chúng ta có những lí do chính đáng để tin vào giả thuyết này vì tối hôm kia cô đã trừ khử một đồng bọn của gã đó à? Cô có cần tôi nhắc cho cô nhớ chuyện đã xảy ra trên đảo không? Ai trong số hai chúng ta không muốn báo cảnh sát vì sợ cuộc điều tra của mình bị ngưng lại?
- Tôi phải nói chuyện với Knopf, dù anh có thích chuyện đó hay không.
- Cứ làm chuyện gì mà cô thấy là tốt, tôi còn phải đi nói chuyện với tổng biên tập và tôi chưa biết bịa ra chuyện gì để cô ấy cho tôi yên thân. Tôi mang theo lá thư, tôi sẽ nghiên cứu nó ở tòa soạn, cuối ngày chúng ta sẽ gặp lại nhau ở khách sạn. Tôi không thích ý nghĩ để cô lại một mình, hãy cẩn trọng và đừng có bật điện thoại lên đấy.
- Chính anh đã làm điều đó đấy thôi!
- Tôi không còn cách nào khác và tôi đang hối tiếc đây.
*
Andrew cần sắp xếp lại suy nghĩ. Từ đây đến tòa soạn anh phải đi qua chừng hai mươi mốt khối nhà, anh quyết định đi bộ. Khi bước vào quán bar đầu tiên gặp trên đường, anh gọi một cốc Fernet-Coca, nhân viên quầy bar không phục vụ loại đó và Andrew tức tối bước ra.
Trên đường, anh dừng lại trước một quầy điện thoại và bấm số gọi tới San Fransisco.
- Là Andrew Stilman đây. Tôi làm phiền ông được chứ?
- Còn phụ thuộc vào chuyện cậu sặp nhờ tôi, thanh tra Pilguez đáp.
- Tôi vô tình xuất hiện tại hiện trường một vụ giết người. Tôi đã lưu lại đó không ít vân tay, tôi cần một lời bảo chứng để trình bày với các đồng nghiệp của ông.
- Tức là?
- Là ai đó, như ông chẳng hạn, đảm bảo với họ rằng tôi không phải hạng người có thể sát hại một đứa trẻ ranh. Nạn nhân còn chưa tới hai mươi tuổi. Tôi cần được yên thân, đủ thời gian để kết thúc một cuộc điều tra.
Pilguez không trả lời, Andrew nghe thấy cả tiếng ông thở.
- Và tất nhiên, anh chỉ vô tình có mặt tại hiện trường vụ án rốt cuộc ông cũng cất lời, giọng điềm tĩnh.
- Đại khái thế.
- Chuyện xảy ra ở đâu?
- Khu ký túc xá sinh viên Nhạc viện Juilliard, phố 65.
- Anh có ý tưởng nào về kẻ gây án không?
- Không, nhưng là tác phẩm của một kẻ chuyên nghiệp.
- Thôi được, tôi sẽ gọi một cuộc điện thoại. Anh lại đâm đầu vào chuyện gì nữa vậy, Stilman?
- Nếu tôi bảo bản thân tôi cũng không biết thì ông có tin không?
- Tôi được chọn à? Anh có cần giúp một tay không?
- Tôi nghĩ là không, dù gì thì cũng chưa tới lúc.
- Trong trường hợp cần thiết, đừng chần chừ, giờ tôi đang buồn tay buồn chân như con chuột chết đây.
Pilguez ngắt máy.
Khi đến trước tòa soạn, Andrew ngẩng đầu lên để ngắm nghía dòng chữ The New York Times gắn trên mặt tiền. Anh đút hai tay vào túi áo khoác và đi tiếp.
*
Knopf đang đợi Suzie, ông đọc báo, trên một băng ghế ở quảng trường Washington. Cô ngồi xuống cạnh ông.
- Trông cháu có vẻ không vui. Knopf vừa gập tờ báo lại vừa nói.
- Tôi đang hoang mang, Arnold ạ.
- Hẳn phải là chuyện nghiêm trọng thì cháu mới gọi thẳng tên ta như thế.
- Lẽ ra tôi nên nghe lời ông và từ bỏ ý định đi ra hòn đảo đó. Tôi đã bắn hại một người, và tôi sẽ phải sống với cảm giác đó suốt cuộc đời này.
- Cháu giết anh chàng nhà báo rồi ư?
- Không, gã đàn ông định dìm chết anh ta.
- Vậy thì là phòng vệ chính đáng.
- Khi ông phải nhìn cái đầu bê bết máu của người mà ông vừa giết, thì điều đó cũng chẳng thay đổi được gì nhiều.
- Đương nhiên là có chứ. Nếu chính kẻ đó cúi xuống nhìn đầu cháu đẫm máu, thì hẳn phải thay đổi nhiều thứ lắm, với ta cũng như với cháu. Cháu làm gì với cái xác đó rồi?
- Chúng tôi đã quẳng nó xuống đáy hồ.
- Đó là việc nên làm.
- Tôi không biết nữa, đáng lẽ tôi nên nghe lời Andrew và gọi cảnh sát. Nhưng tôi vốn chẳng nghe lời ai hết.
- Ta không còn tính được đã qua bao nhiêu ngày tháng ta bảo vệ cho cháu. Khỏi người khác và khỏi chính cháu. Giữa ta và cháu thì chẳng cần nhắc lại những chuyện tày đình cháu đã gây ra thời thiếu nữ nổi loạn, nhưng trong trường hợp dấu vân tay của cháu có trên một xác chết, ngay cả khi là phòng vệ chính đáng, thì lại vô cùng phiền phức đấy.
- Than ôi, thế mà tôi sợ giờ lại chính là trường hợp đó.
- Cháu nói với ta là kẻ đó đã bị quăng xuống đáy hồ cơ mà?
- Kẻ đó thì đúng thế. Nhưng còn một việc nữa: chúng tôi có hẹn với một sinh viên trường Juilliard và khi vào phòng cậu ta, chúng tôi thấy cậu ta đã chết.
- Và cháu đã để lại dấu vân tay trong căn phòng đó.
- Trên tay vịn cầu thang, trên tay nắm cửa, trên người cậu ta, trên ghế, trên bàn trong phòng cậu ta… Nhưng lần này, chúng tôi đã báo cảnh sát. Ngày mai tôi phải tới đồn cảnh sát cung cấp lời khai nhân chứng.
- Với thanh tra nào?
Suzie chìa tấm danh thiếp mà viên thanh tra đã đưa cho cô.
- Ta sẽ xem có thể làm được gì. Knopf vừa cầm lấy danh thiếp vừa nói, và ta sẽ báo tin cho cháu. Tuy nhiên, với điều kiện ta có thể liên lạc được với cháu! Cháu mất điện thoại à?
- Không, tắt máy.
- Vậy thì bật lại nó lên đi, chết tiệt! Cháu muốn ta bảo vệ cháu như thế nào đây nếu ta không biết tìm cháu ở đâu? Ta đã cảnh báo cháu rồi đấy, Suzie, theo đuổi điều tra vụ đó là một trong những việc thuộc hàng nguy hiểm bậc nhất.
- Miễn cho tôi mấy bài học của ông đi, với lại, ông sẽ hài lòng thôi, tôi đã quyết định chấm hết cuộc điều tra đó, máu đổ xuống cũng đủ rồi. Chuyện này vượt quá sức tôi.
Knopf cầm tay cô lên và ân cần vỗ về.
- Chỉ cách đây vài ngày, cháu gái à, được nghe cháu nói điều này hẳn đã khiến ta vui mừng lắm.
- Giờ thì không nữa à?
- Ta e đã quá muộn rồi. Ta sẽ nói với cháu một điều tuyệt mật, Suzie, và cháu phải thề sẽ không kể lại với bất kì ai, đặc biệt là trong thời điểm trước mắt. Ta đã hy vọng sẽ không bao giờ phải tiết lộ với cháu, bây giờ là tình thế bắt buộc. Bà cháu đã đánh cắp những tài liệu quan trọng hơn rất nhiều so với những chuyện về vị trí đóng quân của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Lời đồn đại đó chẳng có lý do nào khác ngoài mục đích ra ngủ kẻ thù. Lilane là một người tích cực phản đối sức mạnh hạt nhân. Và sự kiện Vịnh Con Lợn chỉ giúp bà ấy củng cố niềm tin. Những tài liệu bà ấy đánh cắp được trong văn phòng của chồng là những thông tin về việc lắp đặt hệ thống phòng thủ hạt nhân, nghiêm trọng hơn nữa, là những thông tin về tên lửa tầm xa mà chúng ta đã bí mật lắp đặt tại Châu Âu, trên biên giới với khối phương Đông. Chúng ta chưa bao giờ thừa nhận sự tồn tại của hệ thống này. Chúng vẫn ở đó, hàng chục tháp xi lô được hạ ngầm dưới các khu rừng. Thời này, Nga không còn là kẻ thù của chúng ta nữa, nhưng nhiều lãnh đạo cấp cao nước ta phải thừa nhận rằng tiết lộ sự tồn tại của hệ thống này hẳn sẽ gây ra những hậu quả tồi tệ về ngoại giao. Ở cái đất nước này, không ai đùa với an ninh quốc gia.
- Ông chỉ cần bảo với họ rằng chúng tôi đã chấm dứt tất cả, tôi bỏ cuộc.
- Giá mọi chuyện đơn giản được như thế? Ta thậm chí còn chưa biết cơ quan nào muốn trừ khử cháu. CIA, NSA[1] hay quân đội? Mà những đầu mối của ta thì hỡi ôi đều cùng độ tuổi với ta, rặc một toán bố già đã nghỉ hưu.
[1] - Central Intelligence Agency (CIA): Cơ quan tình báo trung ương Mỹ.
- National Security Agency/Central Security Service (NSA/CSS): Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ/Cục An ninh Trung ương.
Suzie dùng bàn chân vẽ một đường tròn lên mặt đất khô khốc của lối đi dạo trên quảng trường Washington.
- Nếu là tôi, ông sẽ làm gì? Cô hỏi, không nhìn vào mắt Knopf.
- Khi không thể phanh được một cỗ máy chỉ chực đâm thẳng vào tường, giải pháp duy nhất là hãy tông vào đó. Phá hủy chướng ngại vật, thay vì chết bẹp trước nó. Dù từ giờ trở đi, những ý đồ của cháu có hợp lí thế nào. Họ sẽ không tin cháu. Điều duy nhất có thể ngăn họ lại, là cháu phải tìm được những tài liệu đó và giao chúng lại cho ta. Ta có thể dùng chúng để thỏa thuận về sự an toàn cho cháu. Trong tình huống lúc này, cháu phải hiểu rằng điều quan trọng nhất là không được nói gì với anh bạn phóng viên của cháu, lợi ích giữa cháu và anh ta không còn giống nhau.
- Thế nên điều đó vẫn chưa đủ? Suzie lầm bầm, vẻ tư lự.
- Nếu họ vẫn cương quyết, chúng ta sẽ thay đổi chiến thuật. Chúng ta sẽ dùng đến anh chàng phóng viên, anh ta sẽ đăng bài, và khi bài báo đã được đăng, cháu sẽ không còn phải sợ nữa, sẽ không ai dám động đến cháu.
- Sao không làm luôn việc đó?
- Vì điều đó sẽ khơi lại vụ phản bội của bà cháu. Ta muốn chúng ta không đi tới nước cờ đó thì hơn. Nhưng nếu phải lựa chọn giữa một sự cố ngoại giao cũng hết sức nghiêm trọng, và mạng sống của cháu, ta sẽ không mất nhiều thời gian suy nghĩ đâu.
Suzie quay sang nhìn Knopf và đối diện với ánh mắt ông, lần đầu tiên từ khi bắt đầu cuộc trò chuyện.
- Vậy thì, bà tôi thực sự là thủ phạm à?
- Đó là chuyện quan điểm thôi. Bà ấy là thủ phạm trong mắt của những người cầm quyền nước ta, và rồi mười lăm năm sau đó, thế giới rốt cuộc lại thấy bà ấy nói đúng, chúng ta đã ký hiệp ước giải giáp vũ khí. Từ năm 1993 đến nay, hàng trăm pháo đài B-52 huyền thoại đã han gỉ trơ khung dưới cái nắng của sa mạc Arizona, ngay cả khi sự ruồng bỏ ấy chỉ là một màn kịch hoành tráng vì chúng ta đã hoàn toàn thay thế bằng tên lửa.
- Tại sao ông không kể cho tôi tất cả những chuyện này sớm hơn, Knopf?
- Liệu cháu có đồng ý nghe ta nói không? Ta đã cố nhưng bà cháu quan trọng với cháu biết bao. Mathilde chỉ là bóng ma của một người mẹ và cháu đã biến Liliane thành thần tượng của mình. Làm sao có thể ấn mạnh thêm mũi đao đã đâm sâu vào da thịt của vết thương thời thơ ấu?
Suzie nhìn quanh công viên. Mùa đông đã lột bỏ hết sắc màu của nó. Vài người dạo bộ đang bước nhanh trên các lối đi, tay đút túi áo, đầu cúi gằm.
- Tôi đã leo lên một ngọn núi, gây ra cái chết cho ba người đàn ông, một người còn chưa tới hai mươi tuổi, tất cả những điều ấy là để chứng minh cho sự vô tội của bà tôi, và bây giờ tôi phải tiếp tục cái việc điên rồ ấy, như ông vẫn bảo thế, đi tìm bằng chứng cho tội trạng của bà. Mỉa mai làm sao?
- Ta e rằng câu chuyện về gia đình cháu còn là một điều mỉa mai hơn. Anh bạn phóng viên của cháu đang ở đâu vậy?
- Anh ta về giải trình với tổng biên tập.
- Ta biết chuyện này không liên quan đến mình, nhưng giờ cháu với anh ta có gì không?
- Không, chuyện đó không liên quan đến ông. Là người biết rất rõ Liliane, ông có từng nghe nói đến nơi mà đôi khi bà trốn chồng đưa Mathilde tới không?
Knopf gãi cằm.
- Bà cháu có nhiều bí mật quá. Chuyến thăm hòn đảo kia hẳn đã khiến cháu tin điều đó.
- Ông tôi lừa dối bà với ai?
- Cháu xem, lúc nào cháu cũng bảo vệ bà ấy! Mà quay lại câu hỏi trước của cháu đã, trong đầu ta chỉ nghĩ tới một nơi, Liliane là người mê nhạc jazz, chồng bà ấy thì chỉ thích nhạc kịch và những tác phẩm thuộc thể loại cổ điển. Nhạc jazz với ông ấy chỉ là một chuỗi những nghịch âm quê mùa. Khi bà cháu chơi dương cầm, ông ấy bắt bà cháu phải đóng chặt các cửa phòng chơi nhạc và hạ bớt âm thanh. Tháng nào Edward cũng cần tới Washington, và Liliane tranh thủ thời gian này để thỏa mãn niềm đam mê của mình trong một câu lạc bộ nhạc jazz nổi tiếng ở Manhattan. Quán Vanguard, nếu như ta nhớ đúng, nhưng ta không nhớ bà ấy có đưa mẹ cháu tới đó. Sao cháu lại hỏi ta chuyện này?
- Trên đảo, chúng tôi đã tìm thấy một lá thư được Liliane viết cho Mathilde. Bà có nhắc đến một nơi mà hai người thường tới cùng nhau.
- Thế bà ấy còn nói gì trong lá thư đó?
- Không còn gì khác ngoài lời yêu thương của một người mẹ gửi cho con gái. Bà tự biết mình đang trong vòng nguy hiểm, tôi đọc chẳng thấy khác gì di thư.
- Ta rất muốn có thể đọc lá thư đó, nếu cháu không thấy phiền.
- Lần sau tôi sẽ mang cho ông xem, Suzie hứa hẹn. Cảm ơn ông, Arnold.
- Vì chuyện gì? Ta đã làm được gì đâu.
- Vì lúc nào cũng ở đây cì tôi, vì là người đúng như ông vốn là, người mà tôi luôn luôn có thể tin tưởng.
Cô đứng dậy và hôn lên má Knopf, một cử chỉ dịu dàng khiến ông gần như đỏ mặt.
- Về chuyện kia, ông vừa đứng dậy vừa nói, trước khi chết, cậu Colman đó có nhắn gì cho bọn cháu không?
Suzie nhìn xoáy vào Knopf, và chần chừ trước khi trả lời.
- Không, chúng tôi đã đến quá trễ.
Cô bước đi xa dần trên lối đi dạo và ngoảnh lại để gửi lời chào sau cuối tới người đỡ đầu.
*
Andrew đang chờ cô tại quán bar khách sạn. Một cốc rượu đã vơi một nửa trước mặt anh.
- Đây là cốc đầu tiên mà tôi thậm chí còn chưa uống hết, anh nói.
- Ai khảo mà anh xưng. Suzie vừa đáp vừa ngồi lên chiếc ghế cao.
Cô cầm cốc lên và nhấp môi.
- Sao mà cô uống được cái thứ đắng ngắt như thế nhỉ?
- Là chuyện gu.
- Cuộc gặp ngắn ngủi của cô bổ ích chứ?
- Là chuyện quan điểm! Bà tôi có tội, Suzie buông lời. Không phải vì tội mà họ cáo buộc bà, nhưng dù sao bà cũng định phản bội đất nước.
- Thế thiên thần hộ mệnh của cô phản ứng ra sao?
- Tốt, nhưng tôi nghĩ ông ấy nói dối tôi.
- Cô gái đáng thương, cô đang đi từ giấc mộng tan vỡ này đến giấc mộng tan vỡ khác.
Suzie quay sang tát anh một cái. Cô lại cầm cốc rượu lên và uống một hơi cạn sạch rồi đặt cốc lên quầy.
- Anh cũng thế, anh cũng là một kẻ dối trá, hai mắt anh long lên còn người anh thì sặc mùi rượu. Anh uống mấy cốc rồi?
- Ba, nhân viên quầy bar vừa lau quầy vừa nói. Tôi rót thứ gì nhé, quý cô? Là quán mời.
- Một bloody mary, Suzie đáp.
Andrew xoa xoa má, vẻ hoài nghi.
- Knopf đã hỏi tôi xem Colman có nhắn gì với chúng ta không, Suzie nói tiếp, tôi chưa hề cho ông ấy biết tên cậu ta.
Nhân viên quầy bar đặt cốc bloody mary xuống trước mặt cô, và hứng trọn ánh mắt lạnh băng của Andrew lúc đi qua.
- Anh không nói gì sao? Suzie cằn nhằn.
- Tôi sẽ nói với cô là tôi đã cảnh báo với cô rồi đấy thôi, với bà cô cũng như với Knopf, nhưng tôi sợ đã đổ lỗi cho người khác.
- Knopf không phải là kẻ thù của chúng ta, anh không khiến tôi đổi ý được đâu. Ông ấy không nói hết với tôi, nhưng trong nghề của ông ấy, bí mật là một nghệ thuật.
- Cô có phát hiện được gì khác không?
- Bản chất thật sự của những tài liệu bà tôi đã lấy đi. Động cơ của bà không phải vì tiền, bà hành động vì lí tưởng. Bà hy vọng có thể buộc quân đội ngừng chôn giấu tên lửa hạt nhân trong các khu rừng Đông u. Đó là bí mật lớn nhất ẩn giấu đằng sau chiến dịch Công chúa Tuyết.
Andrew ra hiệu cho nhân viên quầy bar rót thêm rượu cho cô.
- Anh cũng vậy, mỗi ngày anh lại khiến tôi ngạc nhiên thêm một chút. Suzie nói tiếp, tôi nghĩ đã tiết lộ với anh một bí mật động trời, thế mà anh có vẻ thờ ơ như đó chỉ là cái áo sơ mi đầu tiên ấy.
- Đừng nói thế, tôi thích cái áo sơ mi đầu tiên của tôi lắm. Nhưng chuyện quân đội Mỹ giấu tên lửa tại Châu Âu trong những năm 1960 ấy, chuyện đó thì tôi cóc quan tâm. Những lời đồn đại về chuyện này đâu có thiếu, mà thời buổi bây giờ thì chuyện đó còn tác động gì nữa?
- Một vụ bê bối ngoại giao trầm trọng.
- Cô nói thế nào ấy chứ? Lúc những tàu ngầm hạt nhân của Nga bị đâm khi đi ngang ngoài khơi Alaska hoặc lưu thông trên hải phận Na Uy, chuyện đó chẳng đáng được vài dòng trên tờ lá cải. Và nếu đây là tiết lộ động trời mà tôi hứa hẹn với tổng biên tập, thì bài điều tra lần tới của tôi chắc chắn sẽ là đi đếm lá cải trong công viên Trung tâm. Đi thôi, đủ rồi, tôi phải nói chuyện với cô, nhưng không phải ở đây.
Andrew thanh toán hóa đơn, không quên nhắc nhân viên quầy bar là cốc bloody mary tính tiền cho anh ta. Anh nắm cánh tay Suzie và kéo cô ra phố. Anh bắt cô đi hết hai khối nhà mà không nói một lời nào, cho đến tận khi họ bước xuống một ga tàu điện ngầm trên phố 49.
- Tôi có thể biết chúng ta đang đi đâu không?
- Cô muốn đi bến Bắc hay Nam?
- Cũng như nhau cả thôi.
- Vậy thì Nam nhé, Andrew vừa đáp vừa đẩy cô lại phía cầu thang.
Anh thấy một ghế băng phía cuối bến và ngồi xuống đó. Một đầu tàu điện ngầm lao tới trong tiếng ầm ầm inh tai.
- Những ghi chép của Colman kể câu chuyện hoàn toàn không giống câu chuyện mà ông bạn thân thiết Knopf của cô đã kể.
- Anh đọc bản sao của cậu ta rồi à?
- Colman không kịp hoàn tất công việc. Khó mà rút ra được kết luận cuối cùng. Andrew nói to để át tiếng ồn từ đầu tàu đang chạy trong ga, nhưng tôi đã hiểu hơn tại sao cậu ta lại muốn tăng giá; chuyện đó cũng lạnh sống lưng đấy.
Andrew đưa lại cho Suzie tờ giấy mà họ in trong phòng Jack Colman.
Họ muốn sát hại Công chúa Tuyết.
Nếu không có biện pháp bảo vệ nàng, nàng sẽ biến mất vĩnh viễn.
Vàng tuôn tràn trề dưới lớp áo khoác băng giá của nàng và những người thuộc tầng lớp trên của chúng ta muốn chiếm đoạt nó.
Cách duy nhất để chiếm được của cải từ nàng là đẩy nhanh phút lâm chung của nàng.
Nhưng nấm mồ của Công chúa tuyết cũng sẽ là nấm mồ của mùa đông, báo hiệu một sự đảo lộn có tính hủy diệt.
Họ biết những hậu quả của việc đó và họ coi thường chúng, giờ tôi đã có bằng chứng.
Con đường phương Bắc được giải phóng sẽ đảm bảo vị thế thông lĩnh và sự thịnh vượng cho họ.
Tây hay Đông, liên minh hay kẻ thù không còn quan trọng. Ngăn ngừa họ là cách duy nhất chấm dứt cuộc tấn công đã khởi sự.
Những người thuộc tầng lớp trên của chúng ta đang dùng đến những cách thức bỉ ổi nhất để đạt được mục đích.
Những đứt gãy đều là cố ý và thiên nhiên sẽ làm nốt phần việc còn lại.
Cứu Công chúa Tuyết là một nhiệm cụ không cần biết đến sự phục tùng hay Tổ quốc, là nhiệm vụ đảm bảo sự sống sót cho hằng triệu con người.
- Anh có hiểu gì không? Suzie dò hỏi.
- Văn phong hơi trữ tình, tôi công nhận, nhưng bà cô đã sáng tác ra đoạn văn này từ một vở nhạc kịch. Lần đọc đầu tiên, tôi đã tự hỏi, như cô. Và rồi tôi nhớ đến sự phấn khích của Colman lúc gọi điện, khi ấy tôi tự hỏi cậu ta đã thấy điều gì mà tôi không thấy trong đoạn văn này. Tôi đã không nhìn di động khi khởi động lại điện thoại để gọi cảnh sát. Nhưng vừa rồi, lúc chờ cô ở quán bar, tôi phát hiện ra Colman đã gửi cho tôi một tin nhắn. Có lẽ vào đúng lúc phát hiện ra người gõ cửa phòng không phải là chúng ta. Chính tin nhắn cuối cùng này đã soi sáng cho tôi.
Andrew rút điện thoại ra khỏi túi và chỉ nó cho Suzie.
“Công chúa Tuyết là vỏ Bắc Cực”
“Giờ hãy đọc lại đoạn văn này, Andrew nói tiếp, và cô sẽ hiểu ra tất cả, trừ cái điều điên rồ đã xui khiến những kẻ muốn đẩy nhanh quá trình tan băng.
- Họ muốn phá hủy lớp vỏ băng đó ư? Suzie hỏi.
- Và cuối cùng mở ra con đường phương Bắc. Một món hời đối với những nhà cầm quyền của chúng ta, những người luôn sợ hãi lệnh phong tỏa hoặc sự chật chội của kênh đào Panama, nơi mà cho đến giờ vẫn là con đường duy nhất cho vận tải đường biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, nếu muốn tránh “vĩ tuyến 40 gầm thét”. Tuyến hành lang duy nhất mà hằng năm, ba trăm triệu tấn hàng hóa phải đi qua. Vì kênh đào này lại thuộc sở hữu của một quốc gia cộng hòa bé nhỏ tí tẹo ở Trung Mỹ. Mở một con đường mới ở phương Bắc có tầm quan trọng đáng kể về chiến lược. Nhưng con đường này hiện vẫn bất khả thi vì băng, Đó cũng là món hời với các công ty dầu mỏ nước ta. Cô còn nhớ lý lịch người tình của bà cô chứ. Chính trị gia, Bộ Trưởng Tài chính, trùm tư bản, nhóm lợi ích và công ty đa quốc gia, cả cái thế giới đẹp đẽ đó đều đi cùng nhau, hòa vào nhau, chia sẻ chung lợi ích. Bốn mươi phần trăm trữ lượng vàng đen của thế giới nằm dưới lớp vỏ băng và vẫn sẽ không thể tiếp cận được chúng chừng nào vòm băng Bắc Cực chưa tan. Tôi nhớ đã đọc được ở đâu đó rằng nguồn lợi ấy có giá trị ước tới trên bảy nghìn tỷ đô la. Đó là nguyên nhân của nhiều chuyện. Đó là lý do tại sao đã nhiều đời chính phủ nước ta vẫn ra sức phản đối mọi biện pháp kiềm chế khí hậu nóng lên. Bão tố, sóng thần, hạn hán, nạn đói, nước biển dâng, sự dịch chuyển của cư dân duyên hải, tất cả những điều đó đều nhẹ nhàng trước bảy nghìn tỷ đô la và hai thế kỉ ăn chắc vị thế thống lĩnh về năng lượng. Thế nên bốn mươi năm nay, Mỹ, Canada và Nga vẫn tranh chấp quyền lãnh thổ trên Bắc Cực. Người Nga thậm chí còn phái cả tàu ngầm hạt nhân đi cắm cờ dưới đáy đại dương.
- Chúng ta cũng đã lên cắm cờ trên Mặt Trăng mà có được là chủ Mặt Trăng đâu, Suzie vặn lại.
- Mặt Trăng thì hơi xa, mà người ta lại chưa tìm thấy dầu mỏ trên đó. Chúng ta gây ra bao nhiêu cuộc chiến để cố kiểm soát những van khóa nguồn vàng đen, bao con người đã bỏ mạng trong những cuộc chiến ấy… Nhưng điều khiến tôi thấy đáng sợ nhất trong bức thông điệp mà bà cô đã kỳ công mã hóa, đó là theo bà cô thì từ hồi ấy những người kia đã triển khai kế hoạch của họ rồi.
- Nhưng kế hoạch gì chứ?
- “Những đứt gãy đều là cố ý và thiên nhiên sẽ làm nốt phần việc còn lại.” Tấn công lớp băng dưới sâu để đẩy nhanh quá trình tan chảy.
- Như thế nào?
- Tôi làm sao mà biết được, nhưng cứ nhìn tốc độ băng tan năm này qua năm khác, tôi e là kịch bản này không chỉ là câu chuyện hư cấu đơn thuần. Dù họ làm gì, tôi có dự cảm buồn là chuyện đó đã bắt đầu.
- Chính phủ nước ta có thể đã cố tình làm lớp băng cực biến mất để xây các giàn khoan trên Bắc Cực á?
- Ừ, đại loại như thế. Cô đoán chuyện gì sẽ xảy tới nếu chúng ta tìm thấy bằng chứng chính thức của điều mà mẩu giấy này tiết lộ chưa? Tôi đồ rằng hậu quả không chỉ là một sự cố ngoại giao đơn thuần đâu. Toàn bộ uy tín của nước Mỹ sẽ lại bị phơi bày trên trường quốc tế. Cứ hình dung phản ứng của các phong trào hoạt động vì môi trường, các tổ chức phản đối toàn cầu hóa, các quốc gia đình đốn vì khí hậu nóng lên. Đấy là chưa nói đến các đồng minh châu Âu, tất cả những nước này đều có yêu sách về nguồn tài nguyên dự trữ ở Bắc Cực. Công chúa Tuyết chẳng khác nào một kho thuốc súng thật sự, và hai chúng ta đang ngồi trên đó.
- Nhưng đây cũng sẽ là đề tài đỉnh nhất trong sự nghiệp của anh.
- Nếu chúng ta còn sống để tôi có thể đăng báo.
Và trong lúc Andrew và Suzie đọc lại lần nữa bức thông điệp mà Liliane Walker đã gián tiếp truyền lại cho họ, các camera giám sát được gắn trên bến đã thay nhau truyền tải sự hiện diện của họ trên màn hình của cơ quan an ninh. Phần mềm nhận diện khuôn mặt, được triển khai từ sau vụ khủng bố 11 tháng Chín, đã truyền đi dấu hiệu nhận dạng của họ.
*
Người đàn ông trong y phục tối màu đứng tựa bên cửa sổ, ngắm nhìn thành phố trải dài tới tận mũi đảo, nơi đại dương giành lại chủ quyền. Một con tàu chở khách đang xuôi dòng Hudson, và Elias Littelefield nhận ra rằng, nếu như ông có một gia đình, có lẽ chẳng bao giờ ông đưa gia đình đi nghỉ trên một tòa chung cư bình dân nổi như thế này. Đi du lịch cả đàn cả đống, với ông ta, vừa là điều tầm thường vừa không thể chịu đựng nổi.
Ông ta cài cặp kính vào túi trên áo vest và tặc lưỡi. Rồi ông ta ngoảnh lại nhìn cử tọa ngồi quanh bàn họp, vẻ nặng nề và bực tức.
- Tôi tưởng tính chất của tổ chức này là tiên liệu chứ không phải là chịu đựng. Bây giờ một trong số các ông hẳn có chút thời gian rảnh rỗi để báo cáo với chúng ta về tài liệu đó chứ?!
- Ông đã mắc sai lầm khi chất vấn họ “bây giờ”, Knopf đáp, cố tình nhấn mạnh vào hai từ cuối cùng.
Littelefield lại gần bàn họp và rót một cốc nước to. Ông ta đưa nó lên miệng mút chùn chụt khiến Knopf khó chịu.
- Đôi chim cu của ông đã mất dạng bốn mươi tám tiếng đồng hồ rồi đấy, ông ta nói tiếp, tôi sẽ không cho phép chuyện này tái diễn.
- Chính ông đã hùa theo cái ý tưởng can thiệp xuất sắc trên đảo Clarks phải không?
Littlefield nhìn các cộng sự với ánh mắt đồng lõa và khoan dung. Để mỗi người trong số họ biết rằng họ cùng thuộc một đội ngũ gắn kết mà ông ta là người đứng đầu.
- Không, chúng tôi tuyệt đối không liên quan tới chuyện đó.
Littlefield quay ra cửa sổ chiêm ngưỡng tầm nhìn.
Những ngọn đèn chiếu soi rọi kiến trúc tòa Empire State Building bằng những luồng sáng màu đỏ và màu xanh lá cây, dấu hiệu cho thấy những lễ hội cuối năm đã cận kề. Elias Littlefield nghĩ rằng khi hồ sơ này chỉ còn là một vụ việc đã được giải quyết nhờ sự thu xếp của mình, ông sẽ đi trượt tuyết ở Colorado.
- Ông vẫn quy chuyện đó thành chuyện chạy đua với các cơ quan khác sao? Knopf nói tiếp. Tôi tự hỏi thật sự điều ông muốn bảo vệ là đất nước hay sự nghiệp của ông?
- Tại sao đó lại không phải người Nga, người Canada hay thậm chí người Na Uy đang cố vượt trước chúng ta?
- Vì họ có đầu óc. Họ sẽ chờ cho đến khi tìm ra bằng chứng rồi mới hành động.
- Cất cái giọng hạ cố của ông đi, Knopf. Suốt bao nhiêu năm, ông luôn khẳng định với chúng tôi rằng những bằng chứng ấy không còn tồn tại. Lý do duy nhất cho việc chúng tôi lôi ông khỏi cuộc sống hưu trí, đó là vốn hiểu biết của ông về vụ này. Nhưng thời gian càng trôi qua thì tôi càng nghi ngờ tính hữu dụng của ông. Tôi nhắc cho ông nhớ nhé, vai trò của ông ở đây chỉ là vai trò quan sát viên mà thôi, vậy nên cứ giữ những nhận xét đó lại cho bản thân ông đi.
Knopf đẩy ghế ra. Ông vơ áo khoác trên mắc treo rồi đi khỏi.
*
Đoàn tàu điện ngầm dừng lại trong tiếng kèn kẹt cơ học, cửa các toa tàu mở ra. Andrew và Suzie chạy lên toa đầu và ngồi xuống hàng ghế trống đầu tiên.
- Một giờ sau khi chúng ta đi khỏi, những cảnh sát có mặt tại phòng Colman đã bị yêu cầu rời khỏi hiện trường.
- Bởi ai?
- Bởi nhân viên của NSA, có vẻ những người này sẽ tiếp tục công việc của cảnh sát.
- Sao anh biết chuyện đó?
- Tôi đã nhờ vả đôi chút ở chỗ một người bạn. Không lâu sau ông ấy gọi lại để cho tôi biết thông tin đó.
- Tôi tưởng chúng ta không nên bật điện thoại lại?
- Chính vì thế nên bây giờ chúng ta mới ở đây, để biến mất khỏi màn hình của họ. Chúng ta sẽ xuống ở trạm cuối Brooklyn.
- Không, chúng ta xuống ở phố Christopher, tôi cũng có tin mới.
*
Ánh áng từ công trường Freedom Tower chỉ còn tạo thành một quầng sáng trong màn đêm xám xịt. Một đêm mà cơn mưa phùn màu đông khiến người ta rét buốt đến tận xương. Xe cộ nối đuôi san sát trên đại lộ Bảy trong âm thanh huyên náo của còi xe và tiếng rít của lốp xe nghiền trên mặt đường ẩm ướt.
Suzie đẩy cánh cửa tại số 178 và bước xuống những bậc thang dốc đứng dẫn xuống tầng ngầm. Họ bước vào căn phòng khách của quán Village Vanguard. Vẫn còn sớm và tam ca Steve Wilson đang biểu diễn hết mình cho hai vị khách ở quầy bar, một người đàn ông lẻ loi ở một bàn,và một người nữa đang đọc email trên điện thoại di động, thỉnh thoảng lại ngẩng đầu lên. Loraine Gordon, từ trên ghế đẩu, dò xét khắp căn phòng với vẻ yên vị của một bà chủ. Bốn mươi năm rồi bà ở đó, chung thủy với chỗ ngồi đó, sau tối một tuần.
Thelonious Monk, Miles Davis, Hank Mobley, Bill Evans, bà đã chào đón tất cả bọn họ tới câu lạc bộ của mình. Và để những nhạc công tứ xứ khắp châu Mỹ này đến đây, bà chỉ đơn giản là “Lorraine”, nàng thơ của thánh địa nhạc jazz, trừ Shirley, người đặt cho bà biệt danh “trung sĩ”, nhưng ít người dám gọi bà bằng biệt danh đó.
Suzie và Andrew ngồi vào bàn cách xa sân khấu nhất. Lorraine Gordon tiến lại và không chờ họ cho phép đã ngồi xuống cùng bàn với hai người.
- Một bóng ma! Cậu đã đi đâu vậy?
- Ở chỗ này anh cũng là khách quen à? Suzie hỏi.
- Anh đây thường đến uống ở quán tôi, cô gái ạ, bà chủ quán đáp lời mà không nhìn cô lấy một lần.
- Tôi đi ngao du, Andrew nói.
- Tôi đã quen trông cậu khó ưa hơn cơ, dù ánh áng quán này luôn luôn nịnh mặt. Cậu đã làm gì với vợ cậu vậy?
Và vì Andrew không trả lời, bà đành hỏi xem anh muốn uống gì.
- Không gì hết, Suzie đáp thay anh. Anh ấy không khát.
Lorraine thích vẻ táo tợn của cô, nhưng giữ trong lòng không nói. Bà không thích những cô gái mà bà thấy hơi quá xinh xắn, ngờ rằng họ sẽ dùng cặp mông nóng bỏng để đạt được mục đích. Mỗi lần có anh chàng nhạc sĩ nào xuống phong độ, những khi họ bắt đầu say quắc cần câu, y như rằng đó là vì một cô nàng xinh đẹp vừa làm tan nát trái tim họ.
- Bà cô ấy từng chơi nhạc trong câu lạc bộ của bà, cách đây lâu rồi, Andrew vừa nói vừa đưa mắt sang Suzie. Liliane Walker, cái tên này có gợi cho bà điều gì không?
- Không hề. Lorraine vừa nhìn kỹ Suzie vừa khẳng định. Các nhạc sĩ, cô gái yêu quý ạ, tôi đã gặp nhiều người giễu qua đây.
- Thế nếu bà ấy tên là Liliane Mc Carthy? Suzie vừa hỏi vừa cố cưỡng lại mong muốn đuổi Lorraine về chỗ.
- Bà cố đến đây chơi nhạc vào năm nào?
- Lần cuối cùng hẳn là năm 1966.
- Cô nên nhớ, hồi đó tôi mới hai mươi sáu tuổi, cô gái ạ. Tôi và Max thậm chí chưa lấy nhau.
Lorraine Gordon nhìn khắp một lượt và dừng mắt trên bức tường được phủ kín các bức chân dung đen trắng.
- Không, tôi không nhớ bà ấy.
Suzie rút bức ảnh Liliane ra khỏi túi và đặt nó lên mặt bàn. Lorraine nhìn bức ảnh và đi về phía bức tường mà bà đã lướt mắt qua. Bà tháo một khung ảnh xuống và lại ngồi xuống bên bàn.
- Đây, bà ấy đây, bà của cô đấy. Tất cả những người từng chơi nhạc ở đây đều có ảnh trên bức tường này. Cô chỉ cần lật khung ảnh lại, ai cũng có lời đề tặng.
Suzie, hai tay run rẩy, nhìn chăm chú vào khuôn mặt tươi cười của Liliane. Bà có vẻ là một người phụ nữ khác, rạng rỡ đến mức không thể so sánh nổi với người phụ nữ trên những bức ảnh mà Suzie từng xem. Cô lật khung ảnh lại, và không bộc lộ chút ngạc nhiên nào, cô đẩy nó sang cho Andrew.
Thay vì một lời đề tặng, trên đó lại viết: ‘Oslo, Kulturhistorisk, Frederiks Gate 3”.
Andrew dịch lại sát Lorraine và ghé vào tai bà.
- Bà giúp tôi một việc được chứ? Nếu có ai tới hỏi, hãy trả lời là bà không gặp chúng tôi tối nay.
- Tôi không phải kiểu người đó, che giấu những vụ ngoại tình.
Andrew trợn mắt nhìn bà chằm chằm và Lorraine Gordon hiểu ra đây là chuyện khác.
- Cậu gặp phiền phức với cảnh sát à?
- Còn phức tạp hơn cả thế, và tôi cần tranh thủ thời gian.
- Vậy thì cả hai chuồn đi. Hãy ra bằng cửa sau. Cuối hành lang có một cánh cửa thông ra quảng trường Waverly. Nếu họ không thấy hai người bước vào, họ cũng sẽ không thấy hai người bước ra.
Andrew dẫn Suzie đến quán Taim, một quán ăn trông bên ngoài thì rất tồi tàn, nhưng dân từ khu Uptown còn phải đến tận đây vì mòn bánh kẹp đậu tằm của quán. Ăn xong họ quyết định đi dạo một chút trên các con phố khu West Village.
- Chúng ta không về khách sạn Marriot nữa, địa chỉ đó đã bị lộ rồi, Andrew nói.
- Còn nhiều khách sạn khác ở New York, Suzie gợi ý, hãy chọn chỗ nào mà anh thích ấy, tôi lạnh cóng cả người rồi.
- Nếu đối tượng mà chúng ta dính líu vào là NSA thì tất cả các khách sạn trong thành phố hẳn đã nhận được dấu hiệu nhận dạng của chúng ta, và ngay đến những khách sạn tồi tàn nhất cũng không đùa với chuyện này đâu.
- Chúng ta không lang thang ngoài đường suốt đêm thế này đây chứ?
- Tôi biết vài quán bar nơi chúng ta có thể được yên thân.
- Tôi cần ngủ.
Andrew thấy một buồng điện thoại ở góc giao giữa phố Perry và Bleecker.
- Lại là một vụ án mạng nữa à? Thanh tra Pilguez lo lắng hỏi.
- Chưa đâu, tôi chỉ đang cần một chỗ an toàn để qua đêm.
- Tới khu Bronx, Pilguez ra lệnh sau một lúc suy nghĩ, quán cà phê Colonial trên đường White Plains, tìm cách nói chuyện với Oscar, và bảo anh ta là tôi giới thiệu cậu đến, anh ta sẽ cho cậu ở mà không hỏi han gì. Ai muốn gây gổ với cậu vậy, Stilman? Thanh tra Morrelli mà tôi đã nhờ vả để cậu yên, ông ấy vừa gọi cho tôi lúc nãy.Cảnh sát toàn thành phố đang lung sục cậu.
- NSA, Andrew đáp.
- Vậy thì quên cái địa chỉ mà tôi vừa cho cậu đi. Ngắt máy ngay và chuồn khỏi nơi cậu đang đứng, mau lên.
Andrew cầm tay Suzie và kéo cô chạy về phía sông Hudson. Anh nhảy xổ ra giữa ngã tư đầu tiên để chặn một chiếc taxi và đẩy cô lên xe không chút nể nang.
- Tôi biết nơi họ sẽ không bao giờ tìm được chúng ta rồi, Andrew lẩm bẩm.
*
Dolorès vừa tắt máy tính. Cô đang sửa soạn rời văn phòng thì thấy Andrew lẻn vào cùng một phụ nữ trẻ. Cô ngẩng đầu lên nhìn hai vị khách.
- Suzie Baker, tôi đoán nhé?
Suzie chìa tay cho cô nhân viên phòng tư liệu, cô này bắt tay không chút nồng nhiệt.
- Tôi cần cô, Dolorès. Andrew vừa cởi áo gió vừa nói.
- Tôi tưởng anh tới đưa tôi đi ăn tối cơ đấy! Anh may đấy, cô nói tiếp, Olivia Stern vừa đi khỏi đây chưa tới mười phút. Tôi không biết anh vẫn còn chuyện gì nới cô ấy, nhưng cô ấy đang bực mình lên với anh và tìm anh khắp nơi. Cô ấy muốn biết gần đây tôi có gặp anh hay điện thoại cho anh không. Tôi không cần nói dối cô ấy.
Dolorès bật lại màn hình máy tính và đặt ngón tay sẵn lên bàn phím.
- Lần này sẽ là gì đây?
- Chẳng gì hết, không tìm kiếm gì hết, chúng tôi chỉ tới ngủ ở đây thôi.
- Trong văn phòng của tôi á?
- Phòng tôi nằm cùng dãy với phòng Olivia mà tôi lại có hàng xóm là Olson.
- Anh lúc nào cũng tìm được lý lẽ lọt tai nhỉ, Stilman. Hãy nói cho tôi nghe, rằng cảnh sát đang lùng sục cô ấy và rằng không phải vì để thỏa mãn cái khoái lạc hèn hạ mà anh muốn qua đêm với cô ta trong phòng tôi?
- Anh ta hoàn toàn không phải kiểu đàn ông tôi thích, Suzie thốt lên. Và cô nói đúng, tôi cần ẩn nấp.
Dolorès nhún vai và đẩy ghế ra.
- Vậy thì, cứ tự nhiên như ở nhà. Nhân viên quét dọn sẽ qua lúc 6 giờ, hai người có cần tôi đánh thức trước không? Thế thì phải có người lôi tôi ra khỏi giường lúc 5 rưỡi rồi! Dolorès nói thêm với giọng lạnh như tiền.
Cô đi ra phía cửa.
- Dolorès? Andrew gọi theo.
- Gì nữa?
- Tôi cũng còn vài thứ muốn nhờ cô tìm giúp.
- À, cứ việc! Tôi nghĩ anh coi tôi là tú bà nhà thổ. Tôi nghe đây, là chuyện gì?
- Những tài liệu chính thức, các bài báo, những tuyên bố mịt mờ nhất mà cô có thể tìm được cho tôi về trữ lượng dầu mỏ ở Bắc Cực, báo cáo về các lần thám hiểm địa chất và khí tượng được thực hiện xung quanh khu vực Bắc Cực, và cả bản báo cáo mới nhất về sự tan chảy của các núi băng, tốt nhất là báo cáo do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện.
- Tất cả vào ngày mai?
- Đến cuối tuần, như thế là đẹp nhất.
- Anh sẽ lại qua gặp tôi à?
- Không, trong thời gian trước mắt thì không.
- Vậy thì tôi gửi những tài liệu đó tới đâu cho anh?
- Cô hãy tạo một hòm thư điện tử bằng tên cô và cô chỉ cần dùng tên con mèo nhà cô làm mật khẩu, tôi sẽ tự đăng nhập vào đó.
- Anh đang tiến hành một vụ lớn à, Stilman? Dolorès ra đến ngưỡng cửa còn hỏi.
- Lớn hơn tất cả những gì cô có thể tưởng tượng nổi.
- Với anh thì tôi chả tưởng tượng cái gì hết, như thế, tôi chưa từng phải thất vọng, cô vừa nói vừa nhìn Suzie lần cuối.
Và Dolorès đi khỏi.
Bình luận truyện