Chương 69: Hồi hai: đèn cacbua
Tư Mã Khôi nghe giáo sư Nông địa cầu nói mà trong đầu nảy sinh hàng loạt nghi vấn, kính viễn vọng Lopnor mà người Liên Xô khoan đào năm đó rốt cục là loại kết cấu gì? Nếu nó nằm ở độ sâu cách bề mặt Trái Đất hàng chục ngàn mét, thì địa áp sẽ rất mạnh, không khí cũng không thể lưu thông, bởi vậy chắc chắn không một loài sinh vật nào có thể sống sót dưới điều kiện môi trường ấy. Vậy làm cách nào để vào trong đó bây giờ? Rốt cục điểm tận cùng của nó thông đến đâu? Bên trong nó tồn tại vật gì? Sự cố hàng không kỳ lạ xảy ra năm 1963 có liên quan gì đến nó không? Vì sao các chuyến hành động thăm dò khoa học này lại do các chuyên gia về khảo cổ sa mạc như giáo sư Tống Tuyển Nông hay giáo sư Thăng Thiên Viễn đảm nhiệm vị trí chỉ huy?
Bác Nông địa cầu đã biết rõ lai lịch quá khứ của Tư Mã Khôi, cũng biết rõ động cơ tham gia đội khảo cổ của anh không đơn thuần, nhưng vụ kính viễn vọng Lopnor này can hệ quá sâu đến nhiều vấn đề khác, nên khi thời cơ chưa chín muồi, giáo sư không muốn tiết lộ thêm tin tức bởi vậy ông không thể trực tiếp trả lời mọi thắc mắc của anh mà chỉ có thể nói với Tư Mã Khôi và Hải ngọng: “Tôi hy vọng các cậu có thể tin tưởng tôi vô điều kiện, hơn nữa phải tin đến cùng, tới thời điểm cuối thì mọi ẩn số tất sẽ có lời giải đáp thôi”.
Tư Mã Khôi và Hải ngọng nửa tin nửa ngờ lời giáo sư, họ hiểu rất rõ kính viễn vọng Lopnor là nơi vô cùng nguy hiểm, chuyến khảo cổ này đâu phải chuyến viếng thăm nhà bố mẹ vợ, bởi chỉ cần sơ xảy một chút là hết đường về quê mẹ ngay. Nhưng nghĩ lại, đã đến cơ sự này,
Nếu nói không đi nữa, e cũng đã muộn, vả lại nguyên nhân khiến giáo sư Thắng Thiên Viễn thoát khỏi sự khống chế của Nấm mồ xanh trở về Trung Quốc phải chăng có liên quan đên việc ông phát hiện ra manh mối của cực vực dưới lòng đất? Có lẽ đằng sau loạt sự kiện này tồn tại một mối liên kết ràng buộc nào đó. Tư Mã Khôi nhận định khả năng này rất lớn, xem ra dẫu biết rõ phía trước là biển lửa nhưng anh vẫn phải nhắm mắt liều mạng mà nhảy qua.
Hải ngọng vẫn mơ tưởng đến khoản lương bậc mười bảy, anh hỏi bác Nông địa cầu khi nào mới đổi thành tiền mặt? Ngộ nhỡ bọn tôi được “Tổ quốc ghi công” thi món đó tính toán thế nào?
Tư Mã Khôi nói: sự việc đã đến nước này thì anh em ta cố mà nghĩ theo chiều hướng tốt, nếu có thể sống sót mà quay trở về, chưa biết chừng khi đó hai anh em ta lại nổi tiếng ngang ngửa với xác ướp phụ nữ Mã Vương Đôi ở khu mộ Tiểu Hà ấy chứ, lúc bấy giờ đảm bảo ảnh chân dung của anh em ta phải đăng tải trên trang nhất tờ Quang Minh nhật báo, Nhân dân nhật báo, báo Giải phóng quân rồi trở thành nhân vật giật tít đấy.
Hải ngọng dường như rất tin tưởng vào khả năng việc này trở thành sự thực, anh bàn bạc rôm rả: “Nếu đã được đăng tải trên báo giấy, thì đài phát thanh Nhân dân Trung ương kiểu gì mà chẳng nhào đến săn tin nhỉ. Cái mặt của Hải ngọng tớ cuối cùng cũng có ngày được chường ra trước mặt quần chúng nhân dân, tha hồ mà vinh hiển với tổ tông nhé. Đến lúc đó, tớ nghĩ là tớ sẽ mang tất cả phương tiện truyền thông đến trước mộ tế bố tớ, đê ông già nghe cho thật rõ…”
Tư Mã Khôi chê bai: “Cậu lại nghĩ ra cái quái quỷ gì thế? Chỉ cần đốt vài quyển báo cho ông già nhà cậu xem là ổn chứ gì? Trên trời dưới đất có ai xách đài ra mộ cho ma nghe chưa hả?”
Hải ngọng phân trần: “Cậu biết rồi còn nói, ông già nhà tớ chỉ là nông dân chân đất, sau khi tòng quân được tham gia mấy bận lớp xóa mù, nhưng về cơ bản vẫn không phải nòi đọc sách, cả đời số chữ cụ thuộc chẳng biết có được nửa đấu hay không, nếu tớ mà đốt báo thật, thì không khéo ông già còn chẳng biết xoay ngang xoay ngửa thế nào cho phải mà đọc ấy chứ…”
Bác Nông địa cầu thấy hai người càng nói càng hoang đường liền vội chen ngang, ý tứ rất thâm thúy: “Chỉ cần các cậu có suy nghĩ cầu tiến đó là được, còn chuyện trở về… thì đợi sau khi trở về nói tiếp cũng chưa muộn”. Liền sau đó giáo sư bắt đầu quy hoạch tuyến đường tiến vào sa mạc, đồng thời phân công cho những người còn lại kiểm đếm trang thiết bị và dụng cụ.
Lưu Giang Hà một mình điều chỉnh chiếc bộ đàm quang học không dây. Thắng Hương Lân cầm bảng kiểm đếm đang kiểm lại những thiết bị cần mang theo để tránh trường hợp bị thất lạc mất món nào. Do đội thám hiểm chuẩn bị tiến sâu xuống lòng đất, nên thiết bị chiếu sáng tât nhiên là dụng cụ không thể thiếu.
Thời đó trong nước có rất ít mũ sắt và mũ leo núi chuyên dụng, dụng cụ bảo hộ thường dùng khi xuyên sơn xuống động chỉ có mũ cối đan bằng lá liễu, mà công nhân mỏ than thường đội khi xuống giếng quặng. Dù vậy, chiếc mũ đó cũng có những ưu điểm nhất định, có thể duy trí chiếu sáng trong một thời gian dài, độ xuyên thấu và cự ly của chum sang rất ưu việt, thậm chí còn khiến người ta nảy sinh ảo giác nếu không có vật cản phía trước, chùm sáng này cổ thể trực tiếp rọi đến tận tâm Trái Đất.
Ngoài đèn quặng ra, đội thám hiểm còn chuẩn bị một số thiết bị chiếu sáng đặc biệt khác, đó là đèn cacbua. Đây là sản phẩm của thời đại thiếu thốn vật tư, hình thù của nó hơi giống với quả lựu đạn cán gỗ cầm tay dưới cùng là cán, bên trên là thân đèn, hoạt động theo nguyên lý sản sinh và đốt cháy axêtylen theo nhu cầu bổ sung nước vào cacbua canxi, bên trong sẽ xảy ra phản ứng hóa học, bốc lửa màu trắng bạc ánh lên như tuyết; nếu nồng độ khí cacbonic xung quanh quá cao, thì ánh lửa bên trong thân đèn sẽ lập tức chuyển thành màu xanh biếc. Chính vì vậy, nó không chỉ có tác dụng cung cấp ánh sáng nhu thông thường mà còn có tác dụng đo lường chất lượng không khí.
Tư Mã Khôi đứng bên nhìn một hồi lâu, đột nhiên nói với Thắng Hương Lân: “La bàn đa năng DME 62 loại quân dụng, máy ảnh Hải Âu K205 chống lóa với thấu kính đơn, kính viễn vọng Chim Ưng độ phân giải cao 8×40… xem ra cũng khá đầy đủ đấy nhỉ, nhưng sao không thấy có vũ khí nào nhỉ? Không phát gì cho chúng ta à?
Thắng Hương Lân giải thích: “Trong năm chúng ta, chỉ có đội trưởng liên lạc Lưu Giang Hà lý lịch quân nhân, nên theo quy định thì chỉ mình anh ấy được phép sử dụng súng khi chấp hành nhiệm mà thôi. Với lại, trên biển cát sa mạc đó trên không chim bay, dưới không thú chạy, mang theo súng cũng có ý nghĩa gì đâu?”
Hải ngọng sốt ruột cãi: “Không có súng thì không vững dạ chứ sao, chí ít cũng phải phát cho bọn tôi khẩu súng lục K54 chứ? Nghĩ lại tuyệt kỹ bắn súng của Hải ngọng tôi ngày trước ấy à, chỉ cần vung tay một cái là có con ưng lìa đời, mà chỉ bắn đầu chứ không bao giờ bắn đít nhé bắn chim sẻ không bắn tan xác mà phải để nguyên con nếu không thì sao có thể gọi bản lĩnh thứ thiệt…”
Tư Mã Khôi bài xích: “Trại chủ Hải ngọng, cậu có kiến thức cơ bản về quân sự không hả? Súng lục thì làm được cái trò gì? Ngay cả khẩu súng trường bán tự động K56, mà đội trưởng Lưu Giang Hà khoác trên lưng, cũng chỉ sử dụng trên sa mạc được thôi, còn khi thực sự bước xuống kính viễn vọng Lopnor ấy à, môi trường dưới lòng đất vô cùng phức tạp, dơi chuột, rắn rết, kiến bọ và cả những tên nội gián Liên Xô vẫn chưa chết hẳn nữa, có quỷ mới biết chuyện gì sẽ xảy ra, nên không găm mấy cây gậy phun đạn trong tay sao được. Tớ thấy nếu gặp nguy hiểm, thì chắc chắn sẽ xảy ra ở cự ly gần, hơn nữa tốc độ cực nhanh, loại vũ khí chúng ta cần bắt buộc phải tôc độ chuyển đổi ứng chiến nhanh, nhả đạn nhạy, tốc độ bắn cao, tỷ lệ xảy ra sự cố thấp, còn khẩu sung trường bán tự động K56 không thể xoay chuyển được trong không gian nhỏ hẹp, còn lực bắn của súng lục lại không đủ mạnh, khó lòng tạo ra hỏa lực cần thiết áp chế đối phương, những loại này đều không phù hơp với nhu cầu tác chiến của chúng ta, loại tốt nhất bây giờ phải là súng xung phong hoặc súng trường đột kích. Tớ nghe nói trong nước có sản xuất hàng loạt kiểu súng xung phong rừng rậm hạng nhẹ. Tuy tên gọi như thế, nhưng nó không chỉ thích hợp sử dụng khi hành quân trong rừng mà còn có thể tác chiến ở vùng sơn địa, đường hầm, xóm ngõ. Nếu có khẩu xung phong rừng rậm phòng thân, thì bất cứ nơi nào trên đời tớ cũng dám xông vào hết.”
Hải ngọng phản bác: “Thằng ranh nhà cậu đang nằm mơ đấy hả, lại còn, mẹ nó chứ, muốn đòi cả súng xung phong nữa cơ đấy? Phát luôn cho cậu một đôi cỗ xe tăng chẳng phải thực tế hơn sao? Mà cái khẩu xung phong rừng rậm hạng nhẹ cậu vừa nói đấy, tuy bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 60, nhưng mãi đến tận bây giờ vẫn đang trong quá trình tiếp tục nghiên cứu, chứ đã thấy mặt mũi nó đâu, hay là anh em ta cứ đợi thêm một vài năm nữa cho nó ra lò rồi hãy khởi hành vào sa mạc nhỉ?”
Thắng Hương Lân sớm nhận ra Tư Mã Khôi va Hải ngọng không giống thành viên đội khảo cổ. Lúc này, hai người tranh cãi kịch liệt vì vụ mang theo súng gì, cô nàng không khỏi lo lắng: “Sao hai gã này giống bọn buôn lậu vũ khí thế nhỉ, khi nãy còn chụm đầu bàn kế đòi lên báo Nhân dân nữa chứ, đầu óc họ rốt cục đang nghĩ gì thế không biết?”, cô nàng có hảo ý khuyên can: “Thôi, các anh đừng ngồi đó cãi nhau nữa, sắp đên giờ xuất phát rồi, vẫn còn nhiều việc quan trọng phải làm lắm đấy!”
Ai ngờ, Hải ngọng tóm ngay lấy câu này như thể chết đuối vớ cọc, anh dài miệng trách móc: “Tôi bảo cô em đồng chí này, cô em nói thế là sai quan điểm rồi đấy, mọi người họp bàn kiểu gì mà chẳng anh một câu tôi một tiếng thảo luận. Khi nãy ông bác Nông hói phát biểu, tôi có nói gì đâu, có muốn nói cũng nhịn không nói, thế mà bây giờ đến lượt tôi phát biểu ý kiến thì các đồng chí lại bảo bận đi giải quyết các công việc khác là sao? Tôi thấy nếu còn tiếp tục phát triển tình thế gió ngược chiều này, thì đội ngũ của chúng ta sẽ mau chóng biến thành đội ngũ nằm dưới ách thống trị độc tài của ông bác Nông hói đấy. Bây giờ, cuộc họp lớn không đến lượt quần chúng nhân chúng tôi phát biểu, cuộc họp nhỏ cũng không cho chúng tôi phát biểu, chẳng lẽ phải đợi đến khi tuyến tiền liệt phát viêm thì mới đến lượt quần chúng nhân dân chúng tôi à?
Hương Lân chưa bao giờ gặp phải hạng người múa mép giảo hoạt đến mức ấy, cô nàng bị Hải ngọng chọc cho tức điên: “Anh vừa lên báo, vừa lên đài phát thanh, thế mà gọi là quần chúng nhân dân à? Tôi thấy trước tiên anh phải xác định rõ xem hướng bắc nằm ở đâu rồi hãy phát biểu nhé!”
Hải ngọng bị cô nàng nói cho cứng cả họng, lúc này Tư Mã Khôi đột nhiên lóe lên một ý, bèn nói với Hải ngọng: “Không đến phiên cậu nói cũng đúng thôi, ai bảo cậu đã không có thành tích nổi bật lại không có lý lịch nổi bật, có mỗi, mẹ nhà nó, cái eo là nổi bật nhất thôi. Tớ thấy cậu đừng ngồi đó đấu võ mồm với cô em nữa, chúng ta mau tìm đại đội trưởng Mục xin súng đi!”
Thực ra Tư Mã Khôi không hề để ý người khác nhìn nhận thế nào về vấn đề vũ khí. Có thể trong sa mạc Lopnor quả thật không hề có vật sống, nhưng không có nghĩa là không có vật chết, nghe nói ở đó có rất nhiều thành cổ mộ địa, thần bí khó lường, chỗ nào cũng chôn toàn xác khô ngàn năm, nên mang theo khẩu súng chí ít cũng có tác dụng trấn quỷ trừ tà. Dù sao thì cái việc ngu ngốc đùa giỡn tính mạng, trong khi hai tay trống không, người như Khôi đây nhất quyết không làm.
Nông trường khai hoang số 34 thuộc thể chế quân sự chuẩn hóa, nên ngoài việc sản xuất nông nghiệp ra thì còn gánh vác nhiệm vụ bảo vệ tuần tra; bởi vậy ở được phân phát các loại vũ khí tiêu chuẩn và bãi tập bắn, bộ đội thường xuyên hợp tác với dân binh triên khai các buổi huấn luyện quân sự. Chỉ huy đại đội bộ đội ở đây là đại đội trưởng Mục, anh là quân nhân chuyên nghiệp, năm nay tầm bốn mươi tuổi, khi quân giải phóng tiến vào Tân Cương tiễu phỉ, anh đã từng lập được chiến công, cơ thể anh vạm vỡ, rắn chắc chẳng khác gì khẩu pháo bộ binh dựng trước Tượng Môn, nói chuyện cũng trực diện, thẳng thắn như pháo bắn. Lần này, anh được cấp trên cử đến để đàm nhiệm công tác an toàn bảo mật, tất cả các loại vật tư ở đây đều do anh phụ trách phân phối, điều động.
Lúc trước, Tư Mã Khôi cứ nghĩ đại đội trưởng Mục ở lại nông trường khai hoang làm việc, mãi đến khi họp giáo sư Nông địa cầu mới cho họ biết anh sẽ tham gia hành động cùng đội thám hiểm, thế là Tư Mã Khôi bèn rủ Hài ngọng đến thẳng chỗ đại đội trưởng hỏi xin vũ khí.
Khi đến nơi, thấy đại đội trưởng Mục đang ngồi trong phòng lau súng, anh tháo rời các linh kiện của khẩu súng lục K54, nhẹ nhàng cẩn thận như khi nàng dâu mới bước qua ngưỡng cửa nhà chồng. Đại đội trưởng đang tỉ mỉ lau chùi từng bộ phận súng, ngẩng đầu lên thì thấy hội Tư Mã Khôi và Hải ngọng bước vào, bèn hỏi: “Chuyện gì thế? Vào mà không hô báo cáo là sao? Có chuyện gì mà các đồng chí xông bừa vào đây thế hả?”
Tư Mã Khôi biết nếu cứ mở mồm thẳng thừng đòi sung thì chắc chẵn sẽ hết trò diễn với bố đại đội trưởng này, thế là anh bèn vòng vo nói: “Cũng chả có chuyện gì đâu, nghe nói trước đây ông anh là lão tướng, từng tiễu phỉ trong sa mạc, lại còn hưởng ứng lời hiệu triệu vĩ đại của trung ương Đảng và Mao Chủ tịch, tình nguyện an cư lac nghiệp ở cái vùng chó ăn đá gà ăn sỏi này để khai khẩn đất hoang; vì bảo vệ bình yên vùng biên cương tổ quốc mà sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân quý giá, rồi hết tuổi thanh xuân của mình lại còn cống hiến thêm cả con cháu đúng là một tấm gương chói sáng, anh em bọn tôi đang định tìm cơ hội học hỏi ông anh tí chút đây…”
Đại đội trưởng Mục thấy lạ liền nói: “Chuyện gì thế nhỉ? Nói năng vòng vo khách sáo quá! Các đồng chí mồm mép giảo hoạt lắm, thô thiển như tôi thì có khỉ gì đáng để các đồng chí học hỏi chứ?”
Tư Mã Khôi nói: “Ông anh kể cho bọn tôi nghe câu chuyện chiến đấu tiễu phỉ ở Tân Cương đi, nghe nói truy kích bọn phỉ ở sa mạc là kinh hồn bạt phía nhất à? Lúc đó bộ đội nhà mình sử dụng những loại vũ khí nào? Còn bọn thổ phỉ dùng loại súng nào hả ông anh?”
Hải ngọng sốt ruột không chờ thêm được nữa, bèn thò miệng chen ngang: “Đồng chí đại đội trưởng, đừng khiêm tốn nữa, kinh nghiệm chiến đấu và chiến thuật cụ thể đợi sau này từ từ kể cũng không muộn, hay là đồng chí cứ trực tiếp phát mấy khẩu sung ống thật ra đây cho bọn tôi mở rộng tầm mắt xem thế nào là đạn tươi sung thật đi!”.
Đại đội trưởng Mục nghe đến đây mới vỡ lẽ: “Ồ, tôi cứ thấy các đồng chí đầy một miệng lời hay chữ đẹp, hóa ra là muốn đòi súng đòi đạn. Chết tiệt, có chuyện gì thì cứ viêc nói thẳng ra, tổ chức bảo tôi phải giúp đỡ công việc của các đồng chí, phải cung cấp hướng đạo, lạc đà, lương thưc nước uống, còn phải phát cho mỗi người một tấm thảm lông để tránh rét, nhưng không thấy nói đến việc phải cung cấp súng ống đạn dược, vả lại dân khảo cổ toàn thành phần trí thức, đã bao giờ cầm súng bắn thật chưa hả?”
Hải ngọng nói: “Đồng chí đại đội trưởng coi thường bọn tôi quá đấy, đừng nói bắn súng, ngay cả máy bay tiêm kích vận tải của không quân Hoàng gia Anh thì Hải ngọng tôi cũng lái mấy lần rồi đấy. Tôi thấy khẩu này của anh chẳng phải là khẩu bán tự động K54 sao, hay là cho tôi mượn bắn vài phát nhé? Đương nhiên nếu có khẩu xung phong kết hợp súng trường kiểu tự động K63 thì càng hay.”
Đại đội trưởng Mục nghiêm nét mặt: “Các đồng đủ tinh, đã đòi làm tướng rồi đấy hả?”. Đại đội trưởng Mục vốn định gạt phắt ngay lập tức, nhưng rồi lại nghĩ: đội khảo cổ suy cho cùng đều là những đồng chí được cấp trên cử xuống triển khai công tác, bởi vậy anh cũng không muốn đắc tội với họ, thế là bèn ra vẻ khó xử: “ Chết tiệt, lại còn đinh bốc phét với tôi nữa hử, ngay cả máy bay tiêm kích của Anh mà đồng chí cũng biết la á? Đúng lúc tôi đang có khẩu súng lục vừa mới tháo dời, nếu đồng chí lăp lại được như cũ trong vòng hai phút , thì tôi sẽ lập tức phát súng ống đạn dược cho, nhưng nếu không lắp được thì chớ nói thêm chuyện gì nữa, cứ việc đến tư đâu thì xéo về chỗ đấy cho tôi nhờ!”
Xưởng công binh Miến Điện có thể sản xuất hàng nhái súng lục K54, năm đó Tư Mã Khôi và Hải ngọng đều từng sử dụng nó. Họ tham gia vào đội đặc vụ quân đội Cộng sản Miến Điện suốt bao nhiêu năm, đừng nói bản thân trải qua hàng ngàn cuộc chiến đấu, mà phải nói từ sáng đến tối không bao giờ rời tay súng. Nhờ đó, hai người đã rèn luyện thành thục bản lĩnh: “lắp súng trong vòng mười bước”, ví dụ đang ngồi tháo súng lục bảo dưỡng ở doanh trại trong núi, thì kẻ địch đột nhiên bao vây tấn công, lúc bấy giờ phải lập tức dùng quần áo vơ tất cả linh kiện súng lục vào, rồi vừa chạy vừa lăp súng, chạy đến bước thứ mười một thì khẩu súng trong tay nhất định phải lắp xong và sẵn sàng lên quy lát(1) ngăm bắn. Bởi vậy Hải ngọng căn bản không thèm để ý đên thời gian quy định ngắn dài, anh kéo lào rào linh kiện khẩu súng lục K54 về phía mình, rồi nhoáng cái đã lắp hoàn chỉnh.
([1]) Quy lát: hay còn gọi là khóa nòng, bộ phận để khóa nòng súng từ phía ổ đạn và để tiến hành bắn.
Đại đôi trưởng Mục thậm chí còn chưa kịp nhìn đồng hồ, trong lòng quá đỗi kinh ngạc: “Sao cậu làm được vậy?”, rồi đại đội trưởng không thể nuốt lời, đành tìm mấy khẩu súng săn mà dân du mục bản địa dùng để săn dê vàng.
Tư Mã Khôi vừa nhìn đã liên tục lắc đâu, đây đều là những khẩu súng trường đời cũ tịch thu của bọn thổ phỉ, nay được cải tiến lại, có khẩu rãnh xẻ nòng súng đã bị mài mòn,có khẩu thì không biết ống ngắm đã bay mất đằng nào. Anh nói với đại đội trưởng Mục: “Mấy thằng cha cổ lỗ sĩ này dùng từ hồi tiễu phỉ hả ông anh? Chắc bọn loạn binh Nga lưu vong sang Tân Cương để lại sau cách mạng Tháng Mười chứ gì, có khi tuổi đời của nó còn cỗi hơn cả tuổi ông bác Nông hói trong đoàn khảo cổ bọn tôi ấy nhỉ, loại súng này căn bản không thể sử dụng được nữa, bây giờ ngay cả đạn của nó cũng khó kiếm lắm. Hay là ông anh đôi cho bọn tôi loại vũ khí tiêu chuẩn mà chiến dịch bây giờ hay dùng nhé!”
Đại đội trưởng Mục thẳng thừng từ chối, anh nói: “Chuyện này không có đất thương lượng, bây giờ cho các đồng chí khẩu súng đó đã là ngoại lệ hi hữu lắm rồi, khắp khu vực sa mạc rộng lớn này, bao nhiêu năm nay có bóng dáng tên phỉ nào bén mảng đến nữa đâu. Trong vòng mấy tram dặm quanh đây, ngay cả nửa bóng ma còn không nhìn thấy nữa là, vì thế toàn thể thành viên trong đội không cần mang theo vũ khí. Tôi và đội trưởng liên lạc mang theo súng chẳng qua chỉ để đề phòng bất trắc mà thôi, còn thành viên bình thường như các đồng chí thì chỉ cần làm tốt công tác tự vệ cá nhân là ổn rồi.”
Tư Mã Khôi và Hải ngọng bất lực không biết làm gì hơn, trong lòng nghĩ thầm: “Dù sao thì mang theo cây gậy phun lửa cũng còn đỡ hơn phải xiết không hai nắm đấm”. Hai người đành rút lui chờ đợi cơ hội khác đồng thời chọn lựa hai khẩu súng trường kim hỏa đời cũ, trông không khác gì khẩu súng thần công, đã thế đạn lại còn là loại thuốc súng không khói, tìm khắp chỗ mọi nơi mới moi ra được hai mươi mấy phát, còn trong số bấy nhiêu viên này có sử dụng được tất hay không, lại là chuyện khác.
Rạng sáng ngày hôm sau, khi ánh mặt trời đầu tiên nhảy nhót trên nông trường, thì đã có ba người hướng đạo được điều từ khu du mục đến. Họ dắt theo một đoàn lạc đà lớn, trên lưng chất đầy nước uống, lương thực và các loại thiết bị, rồi dẫn mọi người tiến vào sa mạc Gobi. Đầu tiên, đội khảo cổ phải men theo sa mạc Kumtag, hẹn gặp phân đội thăm dò vật chất mỏ dầu đến từ Karamay, sau mới cùng nhau vượt Đại Sa Bản.
Lộ trình mấy hôm đầu, đa số đều băng qua vùng sa mạc với địa thế thoai thoải, thi thoảng mới gặp một cồn cát. Do nơi đây quanh năm chịu sự hoành hành của hàn phong bắc sa mạc, nên những hồ muối khô màu đen xám đọng thành lớp vỏ cứng, chắc đều bị những hạt cát nhỏ bào mòn, trở nên sáng bóng như mặt gương, giẫm chân lên trên chỉ nghe thấy phát ra những tiếng lạo xạo, khiến mỗi bước đi của lữ khách càng thêm phần nhọc nhằn.
Đứng trên vùng đất hạn hán mênh mông, hướng tầm mắt nhìn ra bốn phía, thấy xung quanh vô cùng yên ắng buồn tẻ, hầu như không hề có chút biến hóa nào, đến đâu cũng chỉ khiến người ta cảm thấy hoang lương đến ngạt thở. Nếu lỡ có ai bị lạc đường ở đây, thì có lẽ họ sẽ bị bốc hơi mất tăm mất dạng, giống như giọt nước rơi xuống sa mạc nóng bỏng, không bao giờ có thể tìm thấy được nữa.
Nhưng Tư Mã Khôi từng nghe giáo sư Nông địa cầu nói: trong miền sa mạc không hề có dấu tích của sự sống này, đã từng sản sinh ra một nền văn minh cổ xưa vô cùng rực rỡ huy hoàng, cổ quốc giàu có phồn thịch bậc nhất các Tây Vực đó tồn tại như một thần thoại, để rồi sau đó cũng biến mất như một thần thoại. Nó không khác gì đóa trà mi, lặng lẽ úa tàn nơi tận cùng thời gian.
Bình luận truyện