Miếu Hoang
Chương 46: Ngôi mộ bị đào bới - Hài cốt màu đen
Thầy Lương đáp:
- - Là xương người, bọc vải này sáng nay tôi thấy để ngay dưới trụ cổng nhà bác trưởng làng. Lúc đó đang vội chuyện nhà cô Xoan bị cháy nên tôi chỉ mở ra xem rồi đem cất vào trong. Có người đã để bọc xương người này lại cho chúng ta.
Đúng là xương cốt của người chết, trong bọc vải còn có cả một cái đầu lâu, bên dưới là những khúc xương to nhỏ khác nhau, tất cả vẫn còn dính bùn bốc mùi hôi thối, giống như những xương cốt này chỉ mới được bốc lên từ dưới mồ đêm ngày hôm qua mà thôi. Tuy nhiên, có một điều khiến ông Vọng hoảng hồn, bởi xương cốt này có màu đen kịt, không giống với xương người bình thường, do vậy khi nãy ông Vọng, tuy nhận ra đó là xương của người chết, nhưng do màu xương đen nên ông mới bàng hoàng.
Ông Vọng run giọng hỏi:
- - Nhưng....nhưng sao xương này...lại có màu đen.....Nó đen kịt như đoạn xương sườn trấn yểm long mạch dưới giếng...? Chẳng lẽ, chẳng lẽ điều này có liên quan đến Cao Gia mà thầy nhắc đến ban nãy...?
Thầy Lương lắc đầu, thầy Lương nói:
- - Không, thực ra buổi sáng, khi mở hé bọc vải ra xem, tôi cũng đã có suy nghĩ này. Nhưng rất khó để khả năng này xảy ra, hài cốt này bị chuyển sắc đen là do người chết đã bị trúng độc nặng mà chết. Người để bọc vải này trước cổng chính là cô bé Mị, con gái cô Xoan.
Ông Vọng há hốc mồm:
- - Sao...sao có thể..? Chẳng phải con bé đã tự thiêu rồi sao..?
Thầy Lương đặt lên bàn chiếc lắc tay bằng bạc của Mị, thầy Lương tiếp:
- - Sáng nay, bên trên bọc vải còn để cái lắc bạc này. Đây chính là cái lắc của cô bé mà tôi với bác trưởng làng từng đem trả lại cô Xoan. Căn cứ vào độ ẩm ướt của bọc vải, hài cốt này chính xác là được đào lên vào đêm qua, đêm qua trời mưa nên bọc vải bị ướt chưa khô, hài cốt vẫn còn lấm bùn đất. Con bé đã đào mộ rồi cho xương cốt vào bọc vải này sau đó đem để trước cổng, cuối cùng nó trở về nhà tự thiêu chung với xác của mẹ mình.
Thầy Lương giải thích rất hợp lý, nhưng ông Vọng vẫn không hiểu tại sao con bé lại làm như vậy, ông vội hỏi:
- - Nhưng vì sao cái Mị lại đê xương cốt người chết ở đây..? Hơn nữa đây là xương của ai...?
Thầy Lương trả lời:
- - Dựa vào xương đầu lâu, đây là hài cốt của một người đàn ông....? Tạm thời tôi chưa dám khẳng định, nhưng rất có thể đây chính là xương của bố cô bé. Để chắc chắn cho điều này, phiền bác trưởng làng dẫn tôi đến nghĩa địa hoặc nơi chôn cất người chết trong làng. Chỉ cần tìm đến mộ của bố cô bé đó thực hư sẽ sáng tỏ. Khi ấy, chúng ta có thể sẽ có đáp án cho câu hỏi của bác trưởng làng: Tại sao cô bé đó lại để bọc vải đựng xương người trước cổng nhà...?
Đã quá trưa, mặc dù chưa ăn uống gì nhưng cả hai người lập tức rời khỏi nhà đi ra nghĩa địa. Đất làng Văn Thái rộng, người lại không quá đông nên chẳng có gì lạ khi dân làng dành hẳn một khu cánh đồng làm nơi chôn cất những người đã khuất. Địa hình khu đất này cao ráo hơn so với mặt bằng chung của làng. Đường đi ra nghĩa địa cũng cùng đường đi tới Bãi Hoang nhưng tính từ giếng làng đi tầm 1km rồi có lối rẽ sang ngang bên phải là đến nghĩa địa chứ không hoang vu, hẻo lánh như Bãi Hoang. Lần trước đi qua đây thầy Lương cũng thấy lối rẽ nhưng không hỏi, hôm nay ông mới biết lối rẽ đó dẫn ra nghĩa địa.
Vẫn nằm trong khu vực có người đi qua, đi lại hàng ngày nhưng cỏ mọc hai bên ven đường vẫn khá um tùm, ông Vọng nói:
- - Chắc khoảng thời gian qua chẳng ai dám đi ra đây, ngay cả đường làng cũng còn vắng vẻ chứ nói gì tới nghĩa địa.
Thầy Lương hỏi:
- - Bác trưởng làng biết mộ của bố cô bé Mị đó ở đâu chứ...?
Ông Vọng suy nghĩ một hồi rồi đáp:
- - Cậu ta tên là Mạnh, nghĩa địa khá rộng nên làng tôi chia ra làm 3 khu vực, tính từ trái qua phải sẽ là khu đất dành để chôn các cụ hương thân, phụ lão, những người lớn tuổi trong làng như cụ Cẩn, tiếp đến là khu vực chôn cất những người chết trẻ, đa phần là trẻ con yểu mệnh, cuối cùng là nơi chôn cất những người như cậu Mạnh hay mới đây là lang Phan. Mộ của cậu Mạnh đó nằm ở phần cuối của nghĩa địa.
Đi theo ông Vọng, băng qua hai khu vực đầu tiên, không biết lúc quyết định dùng khu đất này làm nghĩa địa, làng Văn Thái có được ai mách nước hay không mà quả đúng là khu vực này rất thích hợp để chôn cất người chết, địa thế, địa vật, không gian thoáng đãng, nằm cách long mạch không quá xa cũng không quá gần nên âm dương hòa hợp, làng Văn Thái quả là nhiều đất tốt. Chẳng trách Cao Côn lại muốn giấu nhẹm đi vượng khí đại phát từ long mạch đến như vậy. Bị kìm hãm tận 100 năm nhưng xem ra linh khí nơi đây quá mạnh, đó chính là lý do vì sao Cao Côn sau khi " giấu long mạch " đã khiến cho toàn bộ Cao Gia gặp phải biến cố. Một cái giá quá đắt khi muốn nghịch thiên, chống lại ý trời.
Đi sâu vào bên trong khu vực cuối của nghĩa địa, đa số những ngôi mộ ở đây đều được đắp bằng đất, trước mỗi ụ đất nhô lên cao có một tấm bia xi măng nhỏ, trên đó ghi tên họ, năm sinh, năm mất của người đã khuất. Có những tấm bia đã mòn cả chữ sau nhiều năm.
Lách qua một vài ngôi mộ, ông Vọng chỉ tay về trước rồi nói:
- - Nếu tôi nhớ không nhầm thì mộ của cậu Mạnh đó nằm ở góc kia. Bốn năm trước tôi cũng có đi đám ma rồi đưa cậu ấy về đây chôn cất. Nghĩ lại vẫn thấy thương, cậu này lúc còn sống chăm chỉ mà thương vợ yêu con lắm. Đẻ được đứa con mới sinh ra thì đã bị mù bẩm sinh, mù thôi đã khổ lắm rồi, vậy mà đến năm 6-7 tuổi vẫn không nói được. Lúc còn sống, cậu ta hay cõng con đi dạo trên đường làng, cuối cùng đột tử mà chết, mới hôm trước còn thấy vác cuốc ra đồng, 5 hôm sau đến nhà thì không còn cứu được nữa. Người ta nói cậu ấy bị nhiễm phong hàn mà chết. Đây.....rồi....
Đang nói, ông Vọng khựng người lại, trước mắt ông chính là mộ của Mạnh, tấm bia xi măng cắm lệch dưới đất vẫn còn, nhưng đúng như lời thầy Lương nói lúc ở nhà, mộ của Mạnh đã bị đào bới, dưới huyệt chỉ còn lại những tấm ván gỗ đã mục nát cùng lớp bùn đen bốc mùi xú uế. Không còn nghi ngờ gì nữa, bọc vải đựng hài cốt để lại trước cổng nhà ông Vọng chính là xương cốt của Mạnh. Còn người đào mộ Mạnh lên không ai khác ngoài cái Mị, con gái của Mạnh và Xoan.
Ông Vọng ấp úng nhìn thầy Lương lắp bắp hỏi:
- - Thầy...? Như vậy là sao...?
Thầy Lương nhìn xuống dưới huyệt mộ một hồi rồi khẽ đáp:
- - Vậy là rõ rồi, cô bé Mị đã đào mộ bố mình rồi nhặt xương cốt cho vào bọc vải đem đến để trước cổng nhà bác trưởng làng..? Còn tại sao con bé lại làm như vậy...? Đó là vì cái chết của Mạnh không phải chỉ đơn giản là nhiễm phong hàn, như khi nãy ở nhà tôi đã nói, xương trong bọc vải đó là xương của người bị trúng độc mà chết. Xâu chuỗi lại toàn bộ những sự việc đã xảy ra đối với cô Xoan, lang Phan, hay Mão tôi chắc chắn rằng những người đó có liên quan đến cái chết của Mạnh. Như chúng ta biết, Mị chỉ bị mù và câm, ngoài ra con bé vẫn có thể nghe được và hiểu được những gì xảy ra xung quanh nó. Bao năm qua, con bé dường như biết được nguyên nhân dẫn đến cái chết của bố mình. Nhưng nó không nhìn thấy, không nói được nên nó nuôi thù hận trong lòng. Lòng căm thù, nỗi uất ức, mong muốn trả thù đã khiến cho tâm hồn của con bé trở nên tà ác, chính điều này đã dẫn dụ ma quỷ tới trong khoảng thời gian chướng khí được giải phóng sau khi làng Văn Thái xảy ra kiếp nạn. Và giao kèo của cô bé với ma quỷ chính là giết người để trả thù cho bố mình, trong đó có cả mẹ ruột của con bé.
" Ù...ù....vù.....ù..."
Gió khẽ thổi qua khiến ông Vọng rùng mình, nghe đến đâu ông Vọng kinh hoàng đến đấy. Từng chút, từng chút một, lần theo những dấu vết của những người đã chết, thầy Lương như đang tái hiện lại câu chuyện tưởng chừng đã bị chôn sâu dưới vài thước đất. Nhưng nay, không hiểu bằng cách nào, không biết cái Mị đã đào mộ lên ra sao, nhưng giờ đây, làng Văn Thái tưởng chừng như yên bình mà thực tế lại không phải như vậy.
Thầy Lương quay lưng đi rồi khẽ nói:
- - Oán nghiệt quá nặng nề, một đứa bé tội nghiệp nuôi dưỡng hận thù rồi bán linh hồn cho quỷ để báo oán. Cô Xoan này cuối cùng đã gây nên ác nghiệp gì để khiến cho con đẻ của mình phải phạm vào 1 trong 5 điều đại kỵ, khiến cho người đã chết không thể siêu thoát......Liệu còn có thể cứu được những linh hồn khốn khổ này hay không...?
Trên đường trở về nhà, ông Vọng vẫn phân vân mãi một điều nhưng chưa dám hỏi, thầy Lương nhận thấy vẻ bối rối của ông Vọng, thầy nói:
- - Bác trưởng làng vẫn còn điều gì thắc mắc sao...? Tôi đã nói khi nào về đến nhà sẽ giải thích cho bác hiểu rồi mà. Hơn nữa chúng ta còn phải tìm hiểu thêm một số chuyện. Giải oan cho người sống đã khó, nhưng để giải nghiệp cho người chết thì lại càng khó hơn trăm lần. Tôi đã hiểu lý do tại sao cô bé lại đặt hài cốt của bố mình trước cổng nhà rồi.
Ông Vọng ấp úng:
- - Không, không phải chuyện đó thưa thầy...? Lúc sớm tôi có nghe thầy nói việc này có liên quan đến Cao Gia......Dù sao tôi cũng là cháu nội của Cao Côn, điều này khiến tôi phân vân mãi mà chưa dám hỏi.
Thầy Lương khẽ mỉm cười:
- - Bác trưởng làng đứng nóng vội, đúng là tôi có nói việc này liên quan đến Cao Gia. Nhưng dục tốc bất đạt, mọi thứ cần phải được giải quyết từng chút, từng chút một. Nếu chúng ta không gỡ được nút thắt trước mặt thì không thể đi tiếp. Bác hiểu ý tôi chứ..?
Ông Vọng cúi đầu đáp:
- - Dạ, cảm ơn thầy.....Tôi lại suy nghĩ quá nhiều rồi.
- - Là xương người, bọc vải này sáng nay tôi thấy để ngay dưới trụ cổng nhà bác trưởng làng. Lúc đó đang vội chuyện nhà cô Xoan bị cháy nên tôi chỉ mở ra xem rồi đem cất vào trong. Có người đã để bọc xương người này lại cho chúng ta.
Đúng là xương cốt của người chết, trong bọc vải còn có cả một cái đầu lâu, bên dưới là những khúc xương to nhỏ khác nhau, tất cả vẫn còn dính bùn bốc mùi hôi thối, giống như những xương cốt này chỉ mới được bốc lên từ dưới mồ đêm ngày hôm qua mà thôi. Tuy nhiên, có một điều khiến ông Vọng hoảng hồn, bởi xương cốt này có màu đen kịt, không giống với xương người bình thường, do vậy khi nãy ông Vọng, tuy nhận ra đó là xương của người chết, nhưng do màu xương đen nên ông mới bàng hoàng.
Ông Vọng run giọng hỏi:
- - Nhưng....nhưng sao xương này...lại có màu đen.....Nó đen kịt như đoạn xương sườn trấn yểm long mạch dưới giếng...? Chẳng lẽ, chẳng lẽ điều này có liên quan đến Cao Gia mà thầy nhắc đến ban nãy...?
Thầy Lương lắc đầu, thầy Lương nói:
- - Không, thực ra buổi sáng, khi mở hé bọc vải ra xem, tôi cũng đã có suy nghĩ này. Nhưng rất khó để khả năng này xảy ra, hài cốt này bị chuyển sắc đen là do người chết đã bị trúng độc nặng mà chết. Người để bọc vải này trước cổng chính là cô bé Mị, con gái cô Xoan.
Ông Vọng há hốc mồm:
- - Sao...sao có thể..? Chẳng phải con bé đã tự thiêu rồi sao..?
Thầy Lương đặt lên bàn chiếc lắc tay bằng bạc của Mị, thầy Lương tiếp:
- - Sáng nay, bên trên bọc vải còn để cái lắc bạc này. Đây chính là cái lắc của cô bé mà tôi với bác trưởng làng từng đem trả lại cô Xoan. Căn cứ vào độ ẩm ướt của bọc vải, hài cốt này chính xác là được đào lên vào đêm qua, đêm qua trời mưa nên bọc vải bị ướt chưa khô, hài cốt vẫn còn lấm bùn đất. Con bé đã đào mộ rồi cho xương cốt vào bọc vải này sau đó đem để trước cổng, cuối cùng nó trở về nhà tự thiêu chung với xác của mẹ mình.
Thầy Lương giải thích rất hợp lý, nhưng ông Vọng vẫn không hiểu tại sao con bé lại làm như vậy, ông vội hỏi:
- - Nhưng vì sao cái Mị lại đê xương cốt người chết ở đây..? Hơn nữa đây là xương của ai...?
Thầy Lương trả lời:
- - Dựa vào xương đầu lâu, đây là hài cốt của một người đàn ông....? Tạm thời tôi chưa dám khẳng định, nhưng rất có thể đây chính là xương của bố cô bé. Để chắc chắn cho điều này, phiền bác trưởng làng dẫn tôi đến nghĩa địa hoặc nơi chôn cất người chết trong làng. Chỉ cần tìm đến mộ của bố cô bé đó thực hư sẽ sáng tỏ. Khi ấy, chúng ta có thể sẽ có đáp án cho câu hỏi của bác trưởng làng: Tại sao cô bé đó lại để bọc vải đựng xương người trước cổng nhà...?
Đã quá trưa, mặc dù chưa ăn uống gì nhưng cả hai người lập tức rời khỏi nhà đi ra nghĩa địa. Đất làng Văn Thái rộng, người lại không quá đông nên chẳng có gì lạ khi dân làng dành hẳn một khu cánh đồng làm nơi chôn cất những người đã khuất. Địa hình khu đất này cao ráo hơn so với mặt bằng chung của làng. Đường đi ra nghĩa địa cũng cùng đường đi tới Bãi Hoang nhưng tính từ giếng làng đi tầm 1km rồi có lối rẽ sang ngang bên phải là đến nghĩa địa chứ không hoang vu, hẻo lánh như Bãi Hoang. Lần trước đi qua đây thầy Lương cũng thấy lối rẽ nhưng không hỏi, hôm nay ông mới biết lối rẽ đó dẫn ra nghĩa địa.
Vẫn nằm trong khu vực có người đi qua, đi lại hàng ngày nhưng cỏ mọc hai bên ven đường vẫn khá um tùm, ông Vọng nói:
- - Chắc khoảng thời gian qua chẳng ai dám đi ra đây, ngay cả đường làng cũng còn vắng vẻ chứ nói gì tới nghĩa địa.
Thầy Lương hỏi:
- - Bác trưởng làng biết mộ của bố cô bé Mị đó ở đâu chứ...?
Ông Vọng suy nghĩ một hồi rồi đáp:
- - Cậu ta tên là Mạnh, nghĩa địa khá rộng nên làng tôi chia ra làm 3 khu vực, tính từ trái qua phải sẽ là khu đất dành để chôn các cụ hương thân, phụ lão, những người lớn tuổi trong làng như cụ Cẩn, tiếp đến là khu vực chôn cất những người chết trẻ, đa phần là trẻ con yểu mệnh, cuối cùng là nơi chôn cất những người như cậu Mạnh hay mới đây là lang Phan. Mộ của cậu Mạnh đó nằm ở phần cuối của nghĩa địa.
Đi theo ông Vọng, băng qua hai khu vực đầu tiên, không biết lúc quyết định dùng khu đất này làm nghĩa địa, làng Văn Thái có được ai mách nước hay không mà quả đúng là khu vực này rất thích hợp để chôn cất người chết, địa thế, địa vật, không gian thoáng đãng, nằm cách long mạch không quá xa cũng không quá gần nên âm dương hòa hợp, làng Văn Thái quả là nhiều đất tốt. Chẳng trách Cao Côn lại muốn giấu nhẹm đi vượng khí đại phát từ long mạch đến như vậy. Bị kìm hãm tận 100 năm nhưng xem ra linh khí nơi đây quá mạnh, đó chính là lý do vì sao Cao Côn sau khi " giấu long mạch " đã khiến cho toàn bộ Cao Gia gặp phải biến cố. Một cái giá quá đắt khi muốn nghịch thiên, chống lại ý trời.
Đi sâu vào bên trong khu vực cuối của nghĩa địa, đa số những ngôi mộ ở đây đều được đắp bằng đất, trước mỗi ụ đất nhô lên cao có một tấm bia xi măng nhỏ, trên đó ghi tên họ, năm sinh, năm mất của người đã khuất. Có những tấm bia đã mòn cả chữ sau nhiều năm.
Lách qua một vài ngôi mộ, ông Vọng chỉ tay về trước rồi nói:
- - Nếu tôi nhớ không nhầm thì mộ của cậu Mạnh đó nằm ở góc kia. Bốn năm trước tôi cũng có đi đám ma rồi đưa cậu ấy về đây chôn cất. Nghĩ lại vẫn thấy thương, cậu này lúc còn sống chăm chỉ mà thương vợ yêu con lắm. Đẻ được đứa con mới sinh ra thì đã bị mù bẩm sinh, mù thôi đã khổ lắm rồi, vậy mà đến năm 6-7 tuổi vẫn không nói được. Lúc còn sống, cậu ta hay cõng con đi dạo trên đường làng, cuối cùng đột tử mà chết, mới hôm trước còn thấy vác cuốc ra đồng, 5 hôm sau đến nhà thì không còn cứu được nữa. Người ta nói cậu ấy bị nhiễm phong hàn mà chết. Đây.....rồi....
Đang nói, ông Vọng khựng người lại, trước mắt ông chính là mộ của Mạnh, tấm bia xi măng cắm lệch dưới đất vẫn còn, nhưng đúng như lời thầy Lương nói lúc ở nhà, mộ của Mạnh đã bị đào bới, dưới huyệt chỉ còn lại những tấm ván gỗ đã mục nát cùng lớp bùn đen bốc mùi xú uế. Không còn nghi ngờ gì nữa, bọc vải đựng hài cốt để lại trước cổng nhà ông Vọng chính là xương cốt của Mạnh. Còn người đào mộ Mạnh lên không ai khác ngoài cái Mị, con gái của Mạnh và Xoan.
Ông Vọng ấp úng nhìn thầy Lương lắp bắp hỏi:
- - Thầy...? Như vậy là sao...?
Thầy Lương nhìn xuống dưới huyệt mộ một hồi rồi khẽ đáp:
- - Vậy là rõ rồi, cô bé Mị đã đào mộ bố mình rồi nhặt xương cốt cho vào bọc vải đem đến để trước cổng nhà bác trưởng làng..? Còn tại sao con bé lại làm như vậy...? Đó là vì cái chết của Mạnh không phải chỉ đơn giản là nhiễm phong hàn, như khi nãy ở nhà tôi đã nói, xương trong bọc vải đó là xương của người bị trúng độc mà chết. Xâu chuỗi lại toàn bộ những sự việc đã xảy ra đối với cô Xoan, lang Phan, hay Mão tôi chắc chắn rằng những người đó có liên quan đến cái chết của Mạnh. Như chúng ta biết, Mị chỉ bị mù và câm, ngoài ra con bé vẫn có thể nghe được và hiểu được những gì xảy ra xung quanh nó. Bao năm qua, con bé dường như biết được nguyên nhân dẫn đến cái chết của bố mình. Nhưng nó không nhìn thấy, không nói được nên nó nuôi thù hận trong lòng. Lòng căm thù, nỗi uất ức, mong muốn trả thù đã khiến cho tâm hồn của con bé trở nên tà ác, chính điều này đã dẫn dụ ma quỷ tới trong khoảng thời gian chướng khí được giải phóng sau khi làng Văn Thái xảy ra kiếp nạn. Và giao kèo của cô bé với ma quỷ chính là giết người để trả thù cho bố mình, trong đó có cả mẹ ruột của con bé.
" Ù...ù....vù.....ù..."
Gió khẽ thổi qua khiến ông Vọng rùng mình, nghe đến đâu ông Vọng kinh hoàng đến đấy. Từng chút, từng chút một, lần theo những dấu vết của những người đã chết, thầy Lương như đang tái hiện lại câu chuyện tưởng chừng đã bị chôn sâu dưới vài thước đất. Nhưng nay, không hiểu bằng cách nào, không biết cái Mị đã đào mộ lên ra sao, nhưng giờ đây, làng Văn Thái tưởng chừng như yên bình mà thực tế lại không phải như vậy.
Thầy Lương quay lưng đi rồi khẽ nói:
- - Oán nghiệt quá nặng nề, một đứa bé tội nghiệp nuôi dưỡng hận thù rồi bán linh hồn cho quỷ để báo oán. Cô Xoan này cuối cùng đã gây nên ác nghiệp gì để khiến cho con đẻ của mình phải phạm vào 1 trong 5 điều đại kỵ, khiến cho người đã chết không thể siêu thoát......Liệu còn có thể cứu được những linh hồn khốn khổ này hay không...?
Trên đường trở về nhà, ông Vọng vẫn phân vân mãi một điều nhưng chưa dám hỏi, thầy Lương nhận thấy vẻ bối rối của ông Vọng, thầy nói:
- - Bác trưởng làng vẫn còn điều gì thắc mắc sao...? Tôi đã nói khi nào về đến nhà sẽ giải thích cho bác hiểu rồi mà. Hơn nữa chúng ta còn phải tìm hiểu thêm một số chuyện. Giải oan cho người sống đã khó, nhưng để giải nghiệp cho người chết thì lại càng khó hơn trăm lần. Tôi đã hiểu lý do tại sao cô bé lại đặt hài cốt của bố mình trước cổng nhà rồi.
Ông Vọng ấp úng:
- - Không, không phải chuyện đó thưa thầy...? Lúc sớm tôi có nghe thầy nói việc này có liên quan đến Cao Gia......Dù sao tôi cũng là cháu nội của Cao Côn, điều này khiến tôi phân vân mãi mà chưa dám hỏi.
Thầy Lương khẽ mỉm cười:
- - Bác trưởng làng đứng nóng vội, đúng là tôi có nói việc này liên quan đến Cao Gia. Nhưng dục tốc bất đạt, mọi thứ cần phải được giải quyết từng chút, từng chút một. Nếu chúng ta không gỡ được nút thắt trước mặt thì không thể đi tiếp. Bác hiểu ý tôi chứ..?
Ông Vọng cúi đầu đáp:
- - Dạ, cảm ơn thầy.....Tôi lại suy nghĩ quá nhiều rồi.
Bình luận truyện