Minh Thiên Hạ

Chương 1029: 1029: Chuyện Có Nặng Nhẹ Nhanh Chậm




Tiền Đa Đa nằm trên giường gấm đắt cái chăn dày đóng giả mang thai.

Theo như Vân Chiêu biết bụng nàng trừ vừa rồi không cẩn thận nuốt mất hột long nhãn thì chẳng có gì cả.

Cho dù nàng rên hừ hừ, Vân Chiêu cũng giả vờ không nhìn thấy, không nghe thấy, từ khi cho phép thị trường nô lệ, tấu sớ các nơi dâng lên chất cao như núi.

Nói cái gì cũng có.

Kiến nghị thăng quan cho Từ Ngũ Tưởng.

Kiến nghị ngũ mã phân thây Từ Ngũ Tưởng.

Cũng có người đứng ở tầm cao lý trí đánh giá sự việc này có chính xác hay không.

Đối với loại chuyện này Trương Quốc Trụ hoàn toàn không muốn tham dự, chỉ cần hắn thu được tấu chương là giao hết cho Vân Chiêu, ngay cả tâm tư sàng lọc một chút cũng không có.

Hoàng đế kiên trì muốn nâng cao tiền lương cho các công tượng, hoàng đế kiên trì muốn chủ xưởng thuê người Đại Minh ngoài kiếm tiền còn phải phụ trách sinh lão bệnh tử của công nhân.

Mặc dù có hơi quá tay, nhưng đó là lòng yêu dân của hoàng đế, chẳng ai có thể phản đối, nếu không sẽ hoàn toàn đứng về phía đối lập với bách tính.

Nhưng làm thế rốt cuộc có vấn đề, vô cùng bất lợi cho sự phát triển công thương nghiệp của Đại Minh, đem gánh nặng quá lớn dồn lên vai chủ công xưởng và thương cổ, khiến bọn họ không có động lực mở xưởng mới.


Đưa nô lệ vào, lập tức giải quyết vấn đề này, ít nhất cân bằng vân đề này.

Vì thế quốc tướng phủ liền cho ra điều lệ, một công xưởng, một thể chế kinh tế, số lượng nô lệ đi thuê không được quá số lượng người Đại Minh.

Một khi vi phạm quốc sách này sẽ bị phạt nặng chưa từng có, thậm chí sẽ khiến thương nhân hoặc chủ công xưởng bị phá sản.

Đối với ý kiến bổ xung của quốc tướng phủ, Vân Chiêu cũng tiếp nhận, vì thế chuyện nô lệ vào Đại Minh đã chắc chắn rồi.

Vân Chiêu sở dĩ đồng ý cho nô lệ vào Đại Minh là dựa vào vô số tiểu lại mà y chỉ huy, những người này mới là cơ sở thống trị của vương triều Đại Minh.

Cơ bản mỗi một quan viên Đại Minh đều từ vị trí tiểu lại từng bước leo lên, cho nên quần thể tiểu lại là đông nhất, tất cả quan viên Đại Minh phải qua giai đoạn này.

Lý trưởng, đại lý trưởng, tri huyện, tri châu, tri phủ, trung xu, mấy cấp bậc quan viên đó là kinh nghiệm quý giá nhất của họ, chỉ người leo từng bậc lên mới được triều đình tới người thiên hạ coi trọng.

Có quan viên này dù nô lệ đổ vào không loạn được.

Xử lý xong tấu chương, Vân Chiêu liền tới bên Tiền Đa Đa ngồi xuống, tay bất tri bất giác đặt lên cái bụng trơn trơn của nàng, nữ nhân này điên rồi, có trời mới biết nàng bôi cái gì lên trên bụng.

“ Triệu Quốc Tú nói thân thể thiếp không có vấn đề, miễn cưỡng có chút cung hàn, bôi ít thuốc lên là có thể diều chỉnh lại.


”“ Lỡ ta có vấn đề thì sao?” Vân Chiêu không khỏi lo lắng:Tiền Đa Đa hừ một tiếng:” Phu quân có vấn đề hay không, thiếp làm thê tử chẳng lẽ lại không biết, bằng vào biểu hiện của chàng đêm qua mà nói, có vấn đề chắc chắn là thiếp và Phùng Anh.

”Nghe vậy Vân Chiêu cũng thấy mình hình như không có vấn đề thật, có điều tám năm qua chăm chỉ cày cấy, nhưng không có bất kỳ thu hoạch gì, làm người ta sốt ruột.

Vậy mà Triệu Quốc Tú có thai rồi.

Tuy nói đứa bé đó lai lịch quỷ dị, nhưng không ai dám hỏi, ai hỏi là nàng trở mặt với người đó.

Nàng hết lần này tới lần khác ưỡn cái bụng trước mặt Vân Chiêu, chỉ đứa bé trong bụng nói, đó là con nàng.

Không hiểu vì sao Triệu Quốc Tú cứ nhấn mạnh điều đó, vớ vẩn, con nàng sinh ra không phải là của nàng thì là của hoàng đế à?Hiện giờ Vân Chiêu rất sợ nhận được tấu chương của nữ quan, càng sợ một ngày nào đó có nữ quan nào đó nói với y, nàng có thai rồi, phương thức sinh sản vô tính đó làm Vân Chiêu đối diện với rất nhiều chỉ trích từ các bậc chí sĩ đạo đức.

Người có tiền nên sinh nhiều con.

Câu này không phải do Vân Chiêu nói, mà là tiếng nói thống nhất từ hai nơi học vấn cao cấp của Ngọc Sơn truyền ra.

Rất ích kỷ, thậm chí là vô sỉ, nhưng tiên sinh hai thư viện này đưa ra tổng kết của họ chứng minh tính chính xác của đạo lý này.

Vân Chiêu cũng ông cách nào phàn bác.

Vì một nơi càng giàu có thì khả năng xuất hiện nhân tài càng cao.


Bọn họ thậm chí lấy bảng thành tích của học sinh các nơi ra so sánh, không so sánh thì không có tổn thương, so sánh một cái đến kẻ ngốc cũng thấy, học sinh nơi giàu có thành tích cao hơn, năng lực xuất chúng hơn.

Nơi giàu có người ta sẵn sàng đem tài chính đầu từ vào sản nghiệp văn hóa, còn nơi gian khổ vẫn đang nỗ lực chiếu cố tới cái bụng của bách tính, còn cái đầu tạm thời không để ý được.

Vân Chiêu biết, không tới mười năm giáo dục các nơi sẽ thấy được chênh lệch bằng mắt thường, thêm vài chục năm nữa vương triều sẽ xuất hiện những người di cư vì giáo dục của con cái.

Chuyện ấy bây giờ là thế, mấy trăm năm sau càng thế, hơn nữa ngày một gay gắt.

Mắt thấy sắp khai xuân rồi, Đại Minh đột nhiên yên tĩnh hẳn.

Trên bàn của Vân Chiêu không còn những câu chuyện làm người ta nghe mà khiếp hãi nữa, cũng không có thảm kịch giết người, ai nấy bận kiếm tiền, hình như chẳng ai rảnh đi hô phong hoán vũ.

Thành Yến Kinh vẫn lạnh như thế, ghét nhất là tới mùa xuân là nơi này nổi gió, trong gió còn mang theo cát, thối mấy cành cây kêu ù ù như ma quỷ kêu, ngày đêm không ngừng.

Ông trời cho thành Yến Kinh rất nhiều gió và cát, lại chẳng chịu cho chút mưa tuyết nào, đất đai trong vườn đã tan băng, Vân Chiêu đích thân đào một cái hố, đào sâu ba thước mới thấy đất bùn ẩm thấp, tình hình hạn hán năm nay tệ rồi.

Có điều bách tính thành Bắc Kinh không lo lắm, chủ yếu vì khi Từ Ngũ Tưởng còn tại nhiệm xây ở ngoài thành hai hồ chứa nước cực lớn, chỉ cần trong hồ còn nước, bách tính không cần lo hoa màu không trồng được.

Phía bắc Đại Minh vẫn còn hạn hán, chẳng qua là nhờ bao năm qua ngày đêm xây dựng các công trình thủy lợi, cho nên hạn hán mới không gây ra quá nhiều chú ý.

Dù sao phương bắc thiếu nước vẫn là sự thực không thể bỏ qua.

Nghĩ tới chuyện này Vân Chiêu thấy đắng miệng, y biết chuyện này phải làm thế nào, ví như xây đập nước lớn ở Hoàng Hà, xung quanh đặt vô số máy bơm, ngày đêm bơm n ước, như thế Hoàng Hà có dâng lũ tới Sơn Đông có khi còn thiếu nước.


Vấn đề là y chẳng làm được.

Lệnh cho thư viện Ngọc Sơn nghiên cứu đề tài khoa học dẫn nước tới tiêu để giảm thiểu lượng nước của Hoàng Hà, hai nơi này đề xuất phương pháp đại khái giống kênh tự chảy, không có biện pháp gì hơn.

Kênh tự chảy cũng chẳng phải do họ phát minh, mà do Lý Băng nghiên cứu ra, đó là mở kênh nước ở chỗ cao của Hoàng Hà, dẫn một phần dòng chảy Hoàng Hà tới nơi khác, tạo ra dòng chảy mới.

Thời gian qua Vân Chiêu phê liền một lúc mười sáu hạng mục như thế.

Đồng thời lệnh trú quân Hà Nam dùng pháo bắn phá mặt băng của Hoàng Hà, tránh cho băng dồn vào lòng sông tạo ra cái đập băng kh ủng bố, cuối cùng nhấn chìm bách tính hai bên bờ.

Vì trận lũ lịch sử năm ngoái, cho nên đầu năm nay triều đình cấp kinh phí trị thủy cực lớn, tạo thành gánh nặng không nhỏ.

Số tiền này thậm chí vượt quá cả tổng quân phí của vương triều Đại Minh.

Nhưng ở Hoàng Hà muốn đánh một trận là thắng là không thể nào, sẽ phải đánh nhau lâu dài với nó.

Ở loại chuyện này ông trời chưa bao giờ nể nang Đại Minh dù chỉ một chút.

Khi bách tính và quan viên vừa mới hao tốn cực lớn xây dựng hai con đê có thể chống được trận lũ trăm năm có một, nói không chừng năm sau gặp phải trận lũ năm trăm năm có một.

Ông tời cứ như thế tát vào mặt bách tính trên mảnh đất này, tát hết lần này tới lần khác, khiến cho tới giờ đã trơ lỳ rồi.

.



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.

Bình luận truyện