Mối Thù Tơ Lụa
Chương 1: Ngôi nhà tơ lụa
Từ khi có đôi chút hiểu biết, tôi đã cảm thấy rằng có một cái gì đó thật sự bí ẩn về sự có mặt của tôi ở ngôi nhà tơ lụa. Tôi không thuộc về nó, tuy vẫn tôi vẫn cảm thấy một sợi dây gắn bó khăng khít giữa tôi với nơi này. Với tôi, nó bao giờ cũng chứa đựng bao điều kỳ diệu; tôi thường có những giấc mộng về tất cả những gì đã xảy ra ở đây và về tất cả những người đã sống ở đây hàng thế kỷ.
Tất nhiên, phần nào đó nó đã thay đổi kể từ những ngày xa xưa ấy. Nó đã thay da đổi thịt kể từ ngày tổ tiên của ngài Francis đã mua nó cách đây hơn một trăm năm. Dòng họ Sallongers đã biến cải nó từ những ngày đầu tiên, và ngài Francis đã đổi tên nó thành “Ngôi nhà Tơ lụa”, một cái tên chẳng thích hợp chút nào mặc dù không phải là không có lý do. Tôi đã từng xem văn tự cũ của ngôi nhà, chính Philip Sallonger đã cho tôi xem vì chúng tôi cùng rất mực quan tâm đến nó. Trong mớ văn tự cũ, nơi này có tên Nhà đi săn của Vua. Nhưng vua nào, tôi thường tự hỏi: Rufus độc ác đi săn qua nơi này chăng? Hay chính là vua William Đệ nhất người được mệnh danh là William - Người chinh phục? Người Norman yêu những cánh rừng của họ và say sưa với các cuộc đi săn. Nhưng có lẽ thời ấy còn chưa có tòa nhà này.
Đây, tòa nhà sừng sững mọc lên đầy tự hào như thể rừng cây cũng vui lòng lùi bước để nhường chỗ cho nó. Có những khu vườn chắc là được hình thành từ thời Tudor. Chính bức tường bao bằng gạch đỏ là bằng chứng thời gian, nó ôm gọn trong lòng những luống cỏ thơm trong quanh hồ với bức tượng thần Hermes sừng sững phía trên như sẵn sàng cho một cuộc giao tranh.
Rừng xanh vây bọc tòa nhà và từ những khung cửa sổ trên cùng, người ta có thể nhìn thấy những thân cây đại thụ - sồi, trắc bá, dái ngựa - tất cả mới mơn mởn làm sao vào mùa xuân, sum suê đầy nhựa sống vào mùa hè và rực rỡ vào mùa thu với những chiếc lá lốm đốm đủ màu chợt lìa cành làm thành tấm thảm tuyết đẹp dưới chân chúng tôi; mà lũ trẻ con thì chỉ thích đạp lên lá vàng rơi để nghe tiếng lá khô vỡ vụng dưới bàn chân. Nhưng rừng cây cũng không kém đẹp vàp màu đông khi thời tiết giá lạnh vặt trụi hết lá trên cành, các cây đại thụ chỉ còn trơ những cánh tay gầy guộc, mốc thếch đâm thẳng lên bầu trời xám xịt bão tố.
Đó là một tòa nhà đồ sộ, vậy mà nó còn được mở mang thêm khi gia đình Sallonger dọn đến đây. họ coi nơi này như một ngôi nhà nghỉ mát. họ cũng có cả một tòa biệt thự ở London và ngài Francis hầu như chỉ ở thành phố, còn khi nào ông không ở đấy thì tức là ông đang rong ruồi khắp đất nước bởi vì ngoài cơ sở chính của ông ở Spitalfields ông còn nhiều nhà máy ở Macclesfields và nhiều vùng nữa trên nước Anh. Ôn nội của ngài Francis đã được nhận tước Hiệp sĩ bởi vì ông là một trong những nhà sản xuất tơ lụa lớn nhất nước Anh và như thế là một vốn quý của quốc gia.
Phái nữ trong nhà không tham dự vào việc làm ăn trong gia đình. Lụa là, gấm vóc là cái gì quan trọng hơn bất cứ điều gì khác trên đời này đối với ngài Francis. Người ta hy vọng là Charles và Philip cũng sẽ như thế khi họ đến tuổi tham gia vào công việc của người cha trong việc tạo ra một thứ sản phẩm đẹp đẽ làm đẹp cho con người. Thế là với lòng yêu mến của cả dòng họ với loại sản phẩm đã làm cho họ đã giàu lại ngày càng giàu thêm và với một sự thờ ơ hoàn toàn đối với lịch sử, cái tên Ngôi nhà Tơ lụa đã được đóng lên trên chiếc cổng ra vào cổ kính với những con chữ màu vàng khổng lồ.
Tôi không hề nhớ là có bất cứ nơi nào khác đã là nhà của tôi Ngoại trừ Nhà Tơ lụa. Tôi phát hiện ra địa vị lạ lùng của mình trong ngôi nhà này và tôi lấy làm ngạc nhiên tại sao tôi không đặt câu hỏi về điều này sớm hơn. Tôi cho là trẻ con lấy mọi vật xung quanh làm vật bảo đảm. Hẳn là thế rồi. Chúng chẳng biết cái gì khác ngoài những vật xung quanh.
Tôi lớn lên ở đây cùng với Charles, Philip, Julia và Cassandra tên thường gọi là Cassie. Tôi chẳng hề biết rằng tôi cũng giống như một con chim cúc cu sống trong tổ bồ câu. Ngài Francis và phu nhân Sallonger là Papa và Mama của họ; với tôi họ là ngài Francis và phu nhân Sallonger. Ở đây còn có Nanny – nhà độc tài ở khu vực dành cho trẻ - người thường lườm nguýt tôi, đôi môi dẩu ra chỉ để xì ra những âm thanh phê phán, chê tôi. Tôi chỉ được gọi cụt lủn là Lenore – không phải là tiểu thư Lenore gì cả, còn những cô gái kia là tiểu thư Julia, tiểu thư Cassie. Điều này cũng thể hiện rõ ràng trong thái độ của Amy, người hầu gái có nhiệm vụ hầu hạ chúng tôi. Chị ta bao giờ cũng dọn đồ ăn cho tôi sau khi phục vụ những người khác. Tôi chỉ được chơi với những món đồ mà Julia và Cassie đã thải ra, mặc dù vào dịp lễ Giáng sinh đó có thể là một con búp bê hoặc một thứ gì thật đặc biệt đối với tôi. Miss Everton là gia sư thỉnh thoảng cũng nhìn tôi với vẻ mặt khinh khi, hợm hĩnh, cô lấy làm bực tức rằng tôi tiếp thu nhanh hơn Julia và Cassie. Và lúc ấy tôi lập tức bị cản lại.
Ông quản gia Clarkson làm như không có tôi, mà thực ra thì ông ta cũng có thèm quan tâm tới bọn trẻ con đâu. Ông ta là một người tối quan trọng, ngự trị ở nhà dưới cùng với bà đầu bếp Dillon. Họ là xếp sòng của đám gia nhân, nơi các nấc thang tôn ti trật tự còn nghiêm ngặt hơn cả trong nhà chủ. Mỗi một người đầy tớ đều có một địa vị cố định không cho phép anh ta hay chị ta ngoi ra khỏi chỗ đó. Clarkson và bà Dillon giữ cho mọi việc theo đúng phép tắc, cũng nghiêm ngặt như tôi có thể hình dung mọi việc xảy ra trog triều đình của Nữ hoàng Victoria. Tất cả mọi gia nhân đều có vị trí bất di bất dịch trên bàn ăn – Clarkson ngồi chủ tọa ở một đầu bàn và bà Dilon ở đầu bà bên kia. Ngồi bên tay phải bà Dilon là Henry - người hầu bàn. Miss Logan, người hầu hạ phu nhân Sallonger ngồi bên tay phải Clarkson nhưng bà ta thường không ăn ở dưới bếp vì bà ta được phép mang đồ ăn về phòng riêng. Grace, người phục vụ ở phòng khách thì ngồi cạnh Henry, tiếp đó là các cô hầu gái May và Jenny, ngoài ra còn có Amy và Carrie. Khi ngài Francis đến ở Nhà Tơ lụa thì người đánh xe tên là Cobb cũng có mặt bên bàn ăn, nhưng chủ yếu ông ta ở London, nơi ấy ông ta có một gian phòng phụ nối với nhà chính của chủ. Ngoài ra, còn một vài người coi ngựa nhưng đại bản doanh của họ là ở chuồng ngựa vốn cách tòa nhà chính khá xa bởi vì ngoài bầy ngựa, ở đấy còn có một cỗ xe độc mã và một chiếc xe chó. Và tất nhiên cỗ xe sang trọng của ngài Francis cũng là nhà khi ngày đến đây vài ngày.
Đó là khu vực nhà dưới, và ở giữa những cấp bậc thấp nhất và nấc thang cao nhất, cứ như thể bay lên trong cái thế có phần khá chông chênh là cô gia sư Everton. Tôi thường hay nghĩ là cô rất cô độc. Cô dùng bữa trong phòng mình - thức ăn do một trong các cô hầu gái miễn cưỡng mang lên. Tất nhiên, Nanny cũng ăn một mình trog phòng riêng nối liền với phòng trẻ. Ở đây, có một bếp lò nhỏ, bà có thể nấu nướng chút đỉnh những khi bà không thích những món người ta nấu trong nhà bếp. Hình như lúc nào cũng có ánh lửa trong lò bởi vì bà Nanny rất khoái các loại trà.
Tôi thường nghĩ đến Miss Everton, nhất là lúc tôi nhận ra là tôi cũng có một địa vị tương tự.
Julia lớn hơn tôi một tuổi; mấy cậu trai kia lớn hơn hẳn chúng tôi và Charles là con trưởng. Họ dường như đã trưởng thành. Philip thường phớt lờ bọn con gái nhưng Charles thì có thể trêu chọc chúng tôi nếu anh ta nổi cơn muốn quậy chơi. Julia là một cô gái hống hách ngạo mạn, tính tình nóng nảy, đôi khi có thể có những trận bộc phát không thể kiềm chế nổi. Hai chúng tôi thường cãi cọ nhau và khi ấy Nanny có thể can thiệp “Tiểu thư Julia, Lenore! Hai người thôi đi! Cãi cọ chí chóe thế này làm cho thần kinh tôi căng thẳng lắm.” Nanny lúc nào cũng tự hào về đầu óc mình. Một bộ óc bao giờ cũng chỉ nghĩ ra những điều hợp lý! Cassie thì khác cô chị. Cô trẻ nhất trong ba đứa con gái. Tôi nghe nói rằng phu nhân Sallonger đã bị hành hạ đến điều khi mang thai cô và sau đó thì không còn khả năng sinh nở nữa. Đó là một trong các lý do dẫn đến khuyết tật của Cassie. Tôi có nghe bọn đầy tớ thì thào cái gì đó về chuyện “giải phẫu” trong lúc chúng nhìn cô chủ nhỏ với cái kiểu cách làm tôi nghĩ đến những cái kìm kẹp ngón tay mà người ta dùng để tra tấn các tội đồ trong các tòa án dị giáo. Chả là bọn chúng nói đến cái chân phải của Cassie, chẳng hiểu làm sao lại không dài bằng chân trái và làm cho cô có kiểu đi “chấm phẩy”. Cassie bé nhỏ, xanh xao, và rõ ràng là rất “mỏng manh” nhưng bên trong là một tâm hồn đằm thắm, đầy tình thương và khuyết tật ấy không hề vùi dập được cô. Hai chúng tôi yêu quý nhau lắm. Chúng tôi thường cùng nhau đọc sách, thêu thùa. Cả hai đứa đều khéo tay trong chuyện may vá. Tôi nghĩ năng khiếu tôi có được là nhờ cả vào Ngoại.
Ngoại là người quan trọng nhất trong đời tôi. Bà là cuả tôi - điều duy nhất ở chốn này mà tôi thuộc về. Hai bà cháu tôi tách khỏi gia đình lớn kia. Bà thích tôi ăn cơm với những đứa trẻ kia trong khi tôi lại chỉ thích dùng bữa với bà. Ngoại cũng muốn tôi tham gia học cưỡi ngựa với các tiểu thư, thực ra thì bà muốn tôi học tập với chúng. Ngoại là một phần của màn bí mật. Chỉ là Ngoại của tôi, không phải là Ngoại của những đứa khác.
Bà sống ở phần cao nhất trong tòa nhà, trong một căn phòng rộng thênh thang được một trong những người của dòng họ Sallonger xây nên. Phòng có những ô cửa sổ thật lớn, thậm chính cả mái cũng được làm bằng kính để cho ánh sáng càng lọt vào bao nhiêu càng tốt. Ngoại cần nhiều ánh sáng. Trong phòng này bà có để máy dệt, máy khâu và đây cũng là nơi bà miệt mài làm việc hết ngày này qua ngày khác. Bên cạnh máy móc còn có các manơcanh tạc y hệt như người thật, ba kiểu phụ nữ với những kích cỡ khác nhau, thường được khóac lên người những tấm áo đắt tiền và đẽp nhất. Tôi đã đặt tên cho chúng: Emmeline là cô nàng bé nhất; phu nhân Ingleby là người vừa phải, tầm thước; còn công nương Malfi là người to cao hơn cả. Vật liệu ở đây được đưa từ Spitalfields đến. Ngoại thường thiết kế các mẫu mã mới rồi đưa ra công thức cắt may. Tôi không bao giờ quên được mùi của những súc vài này. Chúng có những cái tên thật lạ lẫm mà tôi phải học để nhớ. Có bao nhiêu loại lụa quý, gấm thêu kim tuyến, sa tanh… Tất cả đều óng ả, mịn, trơn và mát rượi rất hợp thời trang. Ngoài ra còn có nhung, lụa sọc dày, đũi… Tôi thường ngồi ở đây, nghe tiếng máy may chạy rù rù, quan sát đôi chân nhỏ của Ngoại miệt mài nhấn trên bàn đạp.
“Cầm cho Ngoại cái kéo, ma petite (con bé bỏng của ta),” bà nói, “Xâu cho bà cái kim. Ái chà bà sẽ xoay xở ra sao đây nếu thiếu trợ thủ tí hon này.” Chỉ thế thôi và tôi tràn ngập hạnh phúc. “Ngoại làm việc vất vả quá”, một hôm tôi nói với Ngoại. “Ta là một người đàn bà may mắn, con ạ,” Ngoại đáp bằng một thứ tiếng pha lẫn giữa giọng người Pháp và người Anh, giọng bà sẽ khác hẳn khi bà nói với những người khác. Trong phòng học, chúng tôi phải vật lộn với thứ tiếng Pháp khó khăn để tuyên bố quyền sở hữu của chúng tôi với một cái bút chì, hoặc một con chó, con mèo và hỏi đường đến bưu điện. Julia và Cassie học chật vật hơn tôi bởi vì tôi sống gần Ngoại nên có thể phát âm một cách dễ dàng với một cái giọng khác hẳn giọng Miss Everton, và điều chẳng lấy gì làm thú vị đối với cô giáo.
Ngoại nói tiếp: “Ta được sống trong tòa nhà tuyệt đẹp này với cháu gái yêu quý của ta. Ta hạnh phúc. Cháu gái hạnh phúc. Nó đang lớn lên từng ngày, trở thành một thiếu nữ tài năng. Phải, cháu là thế đấy. Đây là nơi số phận cháu có thể được cải tạo, cho cháu có được một chỗ đứng trong đời. Đó chính là cuộc sống tốt lành, mon amour (tình yêu của ta).”
Tôi thích cái cách Ngoại nói mon amour lắm lắm. Nó nhắc cho tôi biết là Ngoại yêu tôi biết bao – hơn bất cứ người nào trên đời này.
Ngoại không bao giờ sinh hoạt với các thành viên khác trong gia đình. Chỉ khi nào cần phải may quần áo cho mọi người thì bà mới rời phòng may để đến gặp phu nhân, cũng chỉ là vì phu nhân quá ẻo lả, yếu ớt không thể trèo lên các bậc thang.
Chiều chiều, Ngoại đi dạo trong vườn. Thường thì tôi đi với bà thế là chúng tôi có dịp ngồi xuống trong vườn hoa ven hồ trò chuyện. Có bao nhiêu là thứ để nói với Ngoại. Nhiều nhất là chuyện về vải vóc, nó được dệt ra, chất liệu như thế nào thì phù hợp với từng loại. Thường có một cỗ xe có hai ngựa kéo đi từ Spitalfields đến Epping Forest vượt một quãng đường dài 16 dặm mang theo những súc vải đủ loại. Người ta mang vải lên tầng trên cùng, tôi cũng nhập bọn để cùng kiểm tra vải với Ngoại.
Những lúc ấy Ngoại tôi trở nên khác hẳn. Khuôn mặt, tác phong Ngoại thật trẻ trung, thật phấn khích.
Ngoại áp miếng vải vào ngược và thở dài mãn nguyện. Rồi Ngoại khoác vải lên người tôi, vỗ hai tay trong niềm vui sướng mê li, đôi mắt nâu sáng lên long lanh lửa nhiệt tình. Chúng tôi bao giờ cũng trông đợi ngày người ta mang vải đến.
Ngoại là một người thật sự quan trọng trong gia đình. Bà đề ra luật lệ. Tôi cho rằng, bà có thể dùng bữa với mọi người trong nhà nếu bà muốn. Nhưng bà cũng là một nhà chuyên chế theo kiểu của mình giống như Clarkson và bà Dillon vậy.
Bữa ăn của bà được mang lên tầng cao nhất trong nhà mà không một cô hầu gái nào dám bộc lộ một chút xíu khó chịu nào bởi Ngoại toát ra một vẻ cao quý đầy quyền lực. Ồ phải, chắc chắn Ngoại là một người quan trọng rồi. Ngoại chấp nhận những sự phục vụ này với một cung cách khác hẳn Miss Everton, một người bao giờ cũng cảm thấy cần phải biết chắc rằng mình nhận được một sự đối xử tương ứng với tầm vóc của mình. Ngoại của tôi khác, người chỉ cư xử như thể chẳng cần gì phải nhấn mạnh tầm quan trọng của mình vì rằng ai cũng nhận thấy điều đó hết.
Khi tôi bắt đầu khám phá ra rằng thân phận của tôi có khác với những đứa trẻ trong nhà thì củng là lúc tôi cảm thấy có một niềm an ủi lớn khi nhớ rằng bà cháu tôi là của nhau và luôn có nhau. Trong những lần hiếm hoi về chơi nhà, bao giờ ngài Francis cũng đích thân lên thăm Ngoại. Họ nói chuyện về vải vóc, tất nhiên rồi, và ông nói tất cả mọi chuyện có liên quan đến nó với Ngoại tôi.
Đó là bởi vì bà được tất cả mọi người trong gia đình nể phục. Những căn phòng trên cùng trong tòa nhà là của chúng tôi. Tất cả có bốn phòng: phòng làm việc rộng thênh thang tràn ngập ánh sáng, hai phòng ngủ của bà cháu tôi có những ô cửa sổ hẹp và một cửa sổ thông giữa hai phòng cuối cùng là một phòng khách nhỏ ấm cúng. Ba gian phòng nhỏ này thuộc về tòa nhà cũ – phòng may mãi sau này mới được thêm vào.
“Đây là lãnh địa của bà cháu ta,” Ngoại thường nói. “Chúng ta đang ở trong vương quốc của mình. Nó là của cháu, nó là của bà… và chúng ta là vua trong ung điện bé nhỏ trong cung điện bé nhỏ của chúng ta… nhưng đáng lẽ là bà phải nói là Nữ hoàng mới phải.”
Dáng người Ngoại nhỏ nhắn với mái tóc dày và nặng từng đen như mun giờ đây đã lẫn vài sợi bạc. Ngoại bới tóc thành một búi cao, trên đầu có cài một cái trâm Tây Ban Nha sáng lóng lánh. Ngoại rất tự hào về mái tóc của mình.
“Cái răng, cái tóc là gốc con người,” bà nói. “Lụa là, gấm vóc dù có đẹp đến đâu cũng chỉ nâng con lên được chút ít… nếu như đầu tóc không được làm đúng cách thì…” Đôi mắt của Ngoại to, rất biểu cảm, khi sáng lên vì niềm vui, khi quắc lên vì phẫn nộ hoặc có thể lạnh như băng vì khinh bỉ hoặc ấm áp tình thương. Đó là tấm gương phản chiếu tâm trạng của Ngoại. Đó cũng là nét đẹp nhất ở Ngoại, tất nhiên là cùng với mái tóc. Ngoại có đôi bàn tay với những ngón tay thuôn dài, mảnh dẻ. Tôi vẫn nhớ những ngón tay của Ngoại thoăn thoắt cử động trong lúc người cắt áo trên chiếc bàn lơn trong phòng làm việc. Ngoại quá mỏng manh đến nỗi đôi khi tôi lấy làm lo lắng rằng người sẽ bay bổng đi đâu mất. Tôi nói với Ngoại điều đó và nhấn mạnh: “Cháu biết làm gì nếu Ngoại bay đi mất.”
Thường thì Ngoại phì cười trước những tưởng tượng của tôi, nhưng lần ấy Ngoại không cười. Ngoại có vẻ rất nghiêm nghị.
“Mọi việc sẽ tốt đẹp đối với cháu… Bao giờ cũng thế… cũng như nó tốt đẹp với bà. Ngoại của cháu đã đứng trên hai chân… từ ngày bà còn là một thiếu nữ bé nhỏ. Đó là bởi vì bà có thể làm một cái gì đó thật tốt. Phải đúng như thế… Một cái gì… bất cứ cái gì tốt hơn những người khác… Nếu được như thế thì bao giờ cuộc đời này cũng dành cho ta một cài gì đó. Cháu xem đấy, ta nắm được nghệ thuật phù phép cới một súc vải, một cài kéo và một chiếc máy khâu… Ồ còn là một cài gì lớn hơn thế nữa. Ai cũng có thể đạp máy khâu, ai cũng có thể cắt… cắt… cắt. KHông, đó là một cái gì rất nhỏ nhoi… cảm hứng… Phải, cần một chút tài năng thật sự trong công việc này. Đó mới là điều đáng kể. Cháu gái của bà, rồi cháu cũng sẽ tự đứng trên đôi chân của mình. Bà sẽ chỉ đường cho cháu. Và rồi dù có chuyện gì xảy ra cháu cũng không sợ hãi. Bào giờ bà cũng dõi theo từng bước cháu đi.”
Tôi biết Ngoại sẽ làm thế.
Và học hỏi từ bà ngoại cũng không phải là điều khó khăn ghê gớm. Khi vải được mang đến, Ngoại sẽ phác ra vài mẫu, Ngoại sẽ hỏi ý kiến tôi. Lần đầu tiên tôi mày mò tự phác ra một mẫu áo, Ngoại đã mừng khôn xiết. Ngoại vạch rõ tôi hỏng ở điểm nào, chỉ với một vài nét bút sửa đổi, mẫu áo của tôi đã trở thành hoàn chỉnh. “Áo dạ hội của Lenore”, Ngoại đặt tên như vậy. Tôi vẫn còn nhớ về nó bởi vì nó được may bằng một loại lụa in hình những bông hoa oải hương đẹp vô ngần. Sau này Ngoại bảo ngài Francis rất hài lòng vì nó được may bằng một chất liệu dành riêng cho nó.
Khi những chiếc áo đầm đã được ngài Francis và một vài quản lý lớn của ngài xem xét, chúng sẽ được đóng thành kiện gởi đi. Những súc vải mới lại được mang đến. Có một cửa hàng sang trọng ở London bày bán những chiếc áo này. Đó là một chi nhánh làm ăn khác nữa của vương quốc tơ lụa Sallonger.
Tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một cái ngày Ngoại nói chuyện với tôi, kể cho tôi biết cớ làm sao chúng tôi lại đến sống ở Ngôi nhà Tơ lụa.
Tôi đã đến bên bà hoàn toàn hoang mang. Chúng tôi đang học cưỡi ngựa, một loại hình học tập mà chúng tôi luyện tập hàng ngày. Một trong những giám mã bao giờ cũng theo sát chúng tôi. Bài học bắt đầu bằng việc cưỡi ngựa vòng quanh sân tập ngựa, sau đó là cho ngựa chạy vượt rào.
Julia là một nữ kỵ sĩ bẩm sinh. Tôi cũng cưỡi ngựa rất giỏi. Cassie thì không được như thế. Tôi nghĩ nó sợ ngựa dù rằng nó đã được giao cho con ngựa thuần nhất đàn. Bao giờ tôi cũng để mắt đến Cassie trong khi chúng tôi chạy nước kiệu hay cho ngựa phi nhanh quanh sân tập và tôi nghĩ nó cảm thấy an tâm nhất là khi bắt gặp ánh mắt của tôi.
Khi chúng tôi kết thúc bài tập ngựa, Julia nói: “Tao ngửi thấy mùi thức ăn ngon lành ở trong bếp.”
Thế là chúng tôi đi về phía nhà bếp.
“Ghệt đi ngựa của các cô có dính bùn không?” bà Dillon hỏi.
“Chưa”, Julia nhấm nhẳn đáp.
“Thế thì tôi mừng lắm bởi vì tôi không muốn sàn bếp dính bùn đất, thưa tiểu thư Julia.”
“Mùi bánh nghe có vẻ thơm ngon quá”, Julia tiếp.
“Dạ thưa, quả có thế… Những điểu tốt lành ở đó mà ra đấy ạ.”
Ba chúng tôi quây quần quanh bàn nhình bà Dillon đon đả mời chào và có một cái gì gần với sự ngưỡng mộ khi chiêm ngưỡng những cái bánh vừa từ trong lò ra.
“Tất cả ổn thôi,” bà Dillon nói không phải không có phần miễn cưỡng. “Miss Everton không thích chuyện này đâu. Cả Nanny cũng vậy… ăn vặt giữa hai bữa ăn mà. Các cô phải đợi đến bữa tiệc trà.”
“Còn lâu lắm,” Julia ra lệnh. “Đưa các kia cho tôi.”
“Ồ, đó là Miss Greedy – Guts, đó là cái dành cho tiểu thư. To nhất đấy ạ.”
“Một lời khen dành cho bà, bà Dillon ạ,” tôi lên tiếng.
“Cảm ơn Lenore, tôi không cần lời khen ngợi. Tôi biết bánh tôi làm ra như thế nào… phải nó cũng được lắm. Đây bánh của tiểu thư Julia. Còn đây là của cô, tiểu thư Cassie. Đây cho Lenore.”
Lúc ấy tôi nhận ra điều đó. Tiểu thư Julia. Tiểu thư Cassie… và Lenore trống không.
Tôi cứ nghĩ hoài về chuyện đó và đợi đến dịp ngồi một mình trong vườn hoa ven hồ với Ngoại để dò cho ra nguồn cơn. Tôi hỏi tại sao tôi chưa bao giờ được gọi là tiểu thư Lenore mà chỉ cộc lốc có cái tên không như là Grace hoặc May hoặc bất cứ người giúp việc nào.
Ngoại im lặng hồi lâu rồi lên tiếng: “Những người giúp việc này thật là… sao lại khô ng nhận ra… Đúng thế, họ chẳng biết được điều gì lớn lao một chút… giống như việc con người ta có thể được gọi như thế này thế khác. Cháu là cháu ngoại của bà. Như thế không giống với việc là con gái ngài Francis và phu nhân Sallonger. Vì thế mà những người như bà Dillon… họ có thể nghĩ… Ồ không cần phải dọi tiểu thư!”
“Ngoại muốn nói con cùng một tầng lớp với Grace hoặc May?”
Bà tôi mím môi, giơ hai tay lên vẫy từ bên này qua bên kia. Bà dùng cả hai tay à đôi vai để diễn tả như thể nó cần đến sự trợ giúp của những phương tiện biểu hiện này.
“Bà cháu mình sẽ không phải lo lắng gì nhiều về bản thân, như cái cung cách của bà Dillon. Chúng ta chỉ cười. Chúng ta nói,” Ồ chuyện đó thì có ý nghĩa gì cơ chứ?” Tốt thôi. Chuyện gì sẽ xảy ra khi tôi không được gọi là tiểu thư. Tiểu thư là cái gì? Chả là cái gì hết. Cháu vẫn tốt đẹp như thường, dù không có chữ tiểu thư đi kèm.”
“Phải, nhưng mà tại sao vậy Ngoại?”
“Rất đơn giản. Cháu không phải là con gái trong gia đình này, vì vậy mà cháu không được những người như bà Dillon gọi là tiểu thư.”
“Khi bọn con gái nhà Dalliongton đến đây dùng trà và chơi đùa với chúng cháu, người ta vẫn gọi chúng là tiểu thư… Vậy mà chúng đâu phải là con gái trong nhà này. Có phải chúng ta cũng là những người đầy tớ không Ngoại?”
“Chúng ta phục vụ… nếu việc đó gọi là đầy tớ. Có thể là thế. Nhưng bà cháu ta ở đây, bên nhau… bà và cháu… chúng ta sống rất tốt. Cả hai đều thanh thản, yên bình. Vậy thì tại sao lại phải lo lắng về cái chữ tiểu thư nho nhỏ ấy?”
“Bà ơi, cháu chỉ muốn biết rõ mọi chuyện thôi. Tại sao chúng ở trong ngôi nhà mà chúng ta không thuộc về nó?”
Bà do dự một lát, rồi dường như đã đi đến một kết luận. “Bà cháu ta đến đây khi con mới được tám tháng tuổi. Một đứa bé mới đáng yêu làm sao! Bà nghĩ việc cháu đến đây là rất tốt. Ở đây chúng ta được ở bên nhau… bà và cháu. Bà nghĩ chúng ta có thể hạnh phúc ở nơi này và họ hứa là cháu sẽ được học hành… được nuôi dưỡng như một đứa con gái trong gia đình. Nhưng chúng ta còn chưa thảo luận đến chữ “tiểu thư” này. Đó là lý do tại sao người ta không ghép nó vào tên cháu. Ai muốn làm một tiểu thư chứ? Cháu không cần điều đó đâu. Thôi mà cháu yêu của ta. Nó chẳng là gì ngoài một cái tên.”
“Hãy cho cháu biết về việc chúng ta đến đây. Tại sao cháu lại không có cha… không có mẹ?”
Ngoại thở dài. “Thôi thì việc này rồi cũng đến,” bà nói như thể tự trấn an bản thân mình. “Mẹ cháu là một thiếu nữ đẹp nhất, đáng yêu nhất trên đời. Tên mẹ cháu là Marie Louise. Đó là người con duy nhất của bà, mon amour. Mẹ con ta sinh sống trog vùng Villers-Mure. Một nơi phong cảnh tuyệt đẹp. Mặt trời chiếu sáng quanh năm và tiết trời ấm áp. Mùa hè ở Villers-Mure mới đích thực là mùa hè. Cháu thức dậy và biết rằng mặt trời sẽ rực rỡ suốt cả ngày. Không giống như ở đây… nó chỉ ló ra một chốc lát rồi biến mất và không thể biết được điều gì.”
“Vậy bà muốn sống ở Villers-Mure?”
Ngoại tôi lắc đầu kịch liệt. “Bà chỉ muốn ở đây. Nơi này là của bà… và cũng là của cháu, ma petite. Đây là nơi cháu sẽ đón nhận hạnh phúc… và một ngày kia cháu sẽ không còn quan tâm đến việc người ta có gọi cháu là tiểu thư hay không?”
“Bây giờ cháu cũng không quan tâm đâu Ngoại. Cháu chỉ muốn biết mọi việc thôi.”
“Villers-Mure cách đây bao nhiêu là đường đất. Nó ở trong lục địa, ở nước Pháp. Và cháu có biết là nước Pháp là một quốc gia rộng lớn - lớn hơn cái hòn đảo nhỏ bé này? Hẳn là Miss Everton phải cho cháu biết điều đó. Ở đây có nhiều núi non, làng mạc, thành phố nhỏ… bà ở gần biên giới với nước Italia. Villers-Mure là đất trồng dâu và điều đó có ý nghĩa là… vải vóc tơ lụa. Những con tằm bé bé nhả tơ cho chúng ta, tằm khoái lá dâu lắm mà ở đấy thì cây dâu tươi tốt lạ thường, thế là có chuyện tơ lụa.”
“Như vậy, bà bao giờ cũng gắn bó với vải vóc tơ lụa?”
“Villers-Mure là quê hương của dâu tằm… mà lụa là nguồn sống của chúng ta. Không có tơ lụa, thì có Villers-Mure. Dòng họ St.Allengères trải qua nhiều đời ở đây và có thể là nhờ Chúa họ sẽ sống mãi ở đấy. Để bà kể cho cháu nghe. Nhà St.Allengères sống trong một điền trang tuyệt đẹp. Cũng giống như nhà tơ lụa này chỉ có điều không có rừng mà chỉ có núi non trùng điệp. Đó là một tòa nhà đồ sộ… nơi sinh sống của dòng họ này hàng mấy thế kỷ rồi. Quanh nhà là những đồng cỏ, những cánh đồng hoa mọc thành rừng xanh tốt, một dòng sông lờ lững chảy qua đất đai của họ. Ở phía ngoài là những ngôi nhà nhỏ, nơi những người làm công sống với gia đình của họ. Có một nhà máy dệt rất lớn. Đẹp lắm… màu trắng được tô điểm bởi những mảng màu xanh của hàng cây trúc đào và những bụi hoa giấy vốn sinh trưởng rất tốt ở vùng này. Nhưng tươi tốt hơn cả vẫn là loại dâu nuôi tằm và từ đây người ta có loại to tằm tốt nhất thế giới. Máy dệt của họ cũng là loại hảo hạng… tốt hơn bất cứ loại máy nào người ta có ở Ấn Độ và Trung Hoa… những nơi có lẽ cũng là quê lụa. Một số loại tơ lụa, gấm v1c đẹp nhất thế giới có xuất xứ từ Villers-Mure.”
“Thế là bà sống ở đấy và làm việc cho dòng họ St.Allengères?”
“Phải. Mẹ con ta có một nếp nhà nhỏ xinh… ngôi nhà đẹp nhất ở đấy. Hoa bò quanh bốn bức tường nhà ta. Thật là chốn bồng lai và con gái ta, Marie Louise nó hạnh phúc lắm. Nó sinh ra cho niềm vui và vì niềm vui. Nó ở đâu thì ở đấy vang lên tiếng cười giòn tan của nó. Ma con bé quả là một trang tuyệt sắc. Cháu có cặp mắt của mẹ. Đôi mắt nhảy múa. Đôi mắt vui cười, dù vậy đôi mắt ấy chưa hề gợn một chút ưu tư nào như cặp mắt cháu, bé ạ. Đôi mắt màu xanh đậm, long lanh như mắt cháu và mái tóc của mẹ cháu đen tuyền… đen hơn tóc cháu, mềm mại và óng ả… Mẹ cháu đẹp lắm. Nó chẳng thấy có điều gì xấu trên đời hết. Nó chẳng nhận ra…và thế là nó đi mãi.”
“Mẹ cháu đi như thế nào ạ?”
“Chết trong lúc sinh con. Một điều thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Đáng lẽ một người như mẹ cháu sẽ không bao giờ chết. Lẽ ra ta phải chăm chút con gái như ta chăm chút cháu ngoại bay giờ. Đúng ra ta phải làm cha cả thế giới này là một chốn hạnh phú cho con ta. Nhưng nó đã chết… nó để lại con cho ta… và điều này đã làm cho ta nguôi ngoai phần nào nỗi đau mất con gái.”
“Thế còn cha cháu?”
Ngoại tôi lại rơi vào im lặng. Một lúc lâu sau bà mới nói: “Đôi khi những chuyện như thế này ẫn xảy ra. Lớn lên cháu sẽ hiểu. Đôi khi trẻ con ra đời… mà chẳng biết các ông bố ở phương trời nào.”
“Bà muốn nói… ông ấy bỏ mẹ cháu?”
Ngoại cầm tay tôi đưa lên môi hôn. “Không ai có vẻ đẹp mê hồn như mẹ cháu. Nhưng dù chuyện gì đã xảy ra thì mẹ cháu cũng đã để cháu lại cho bà và đó là món quà quý hóa nhất mà mẹ cháu có thể trao cho bà trước lúc ra đi. Thay vì có con gái, ta lại có đứa cháu gái, con của nó và tất cả môi niềm vui lớn nhỏ trong đời đều bắt đầu từ nơi cháu bà, Lenore ạ.”
“Ôi Ngoại, chuyện mới buồn thảm làm sao!”
“Mùa hè năm ấy, mẹ cháu thường hay dạo chơi trong một thung lũng ngát hương và xanh tươi gần nhà. Hoàn toàn là một cô bé ngây thơ. Đáng lẽ bà phải ngăn ngừa mẹ cháu từ trước.”
“Và mẹ đã bị cha cháu bỏ rơi?”
“Bà không thể nói rõ ràng được. Bà chỉ quan tâm đến mẹ cháu vì thế mà bà chỉ biết được đôi chút vào ngày cháu sắp ra đời. Rồi đến ngày cháu được sinh ra… còn mẹ cháu thì chết. Bà nhớ đã ngồi bên giường con gái, trống rỗng, bàng hòang, tuyệt vọng… rồi bà đỡ đi vào, đặt một hài nhi vào tay bà. Cháu chính là sự cứu rỗi của bà. Cuối cùng bà đã nhận ra một điều, bà vừa mất đi đứa con gái nhưng lại có con gái của nó. Kể từ đó cháu đã là tất cả đối với bà, trong đời bà.”
“Ước gì cháu biết cha mình là ai.”
Ngoại tôi lắc đầu, nhún vai.
“Và thế là Ngoại đi đến đây?”
“Phải, bà đã sang đây. Dường như đó là điều tốt đẹp nhất. Chuyện xảy ra với mẹ cháu là một chuyện kinh thiên động địa ở một vùng quê yên ả như thế. Cháu biết mọi chuyện xảy ra như thế nào với những người như Clarkson và bà Dillon rồi đấy. Họ thì thào… họ đưa chuyện, bàn tán. Bà không muốn cháu lớn lên trong những điều dị nghị đầy ác ý.”
“Bà muốn nói họ sẽ khinh thường cháu bởi vì ba mẹ cháu không cưới nhau?
Ngoại gật đầu. “St.Allengère là một dòng họ giàu có… và hùng mạnh, rất có thế lực. Họ chính là cả cái Villers-Mure này. Tất cả mọi người đều làm việc cho họ. Tên tuổi họ lừng lẫy trong giới công nghiệp dệt ở Pháp và Italia nữa. Vì thế mà Monsieur St.Allengère là một nhân vật đứng đầu… là cha của tất cả chúng ta… và các gia đình làm nghề dệt tơ lụa trên thế giới… họ… biết nói thế nào cho cháu nghe đây? Phải… họ có mối giao lưu với nhau. Họ biết rõ về nhau. “Lụa của tôi tốt hơn lụa của bác”. Cháu biết đấy, đại loại mọi việc diễn ra như vậy.”
“Dạ”, tôi đáp mà trong đầu vẫn cố hình dung về mẹ tôi., và người đàn ông đã phản bội mẹ tôi cùng vụ xì – căn – đan về việc tôi ra đời ở Villers-Mure.
“Ngài Francis thỉnh thoảng cũng đi du ngoạn đó đây. Có một cái gì như là tình bạn giữa hai dòng họ… nhưng là tình bạn gì cơ chứ? Nhà nào cũng muốn thứ lụa mình làm ra là tốt nhất. Ai cũng có những bí quyết… Họ chỉ trưng ra một chút chút… và là những điều chẳng có gì là quan trọng.”
“Cháu hiểu Ngoại ạ, nhưng cháu muốn biết chuyện xảy ra với mẹ cơ.”
“Từ trên cao xanh kia nhìn xuống đây, mẹ con sẽ sung sướng lắm khi thấy bà chúa ta bên nhau. Mẹ cháu sẽ hiểu chúng ta có ý nghĩa đối với nhau như thế nào. Ngài Francis đến Villers-Mure chơi. Bà vẫn còn nhớ rõ sự kiện đó. Có một mối liên hệ giữa hai gia đình. Người ta nói từ xa xưa về trước, họ là người trong một nhà. Hãy nghe cái tên của hai họ, St.Allengère trong tiếng Anh là Sallonger.”
“Vậy sao?” Tôi kêu lên giọng thích thú. “Sao mà hai gia đình lại là một trong khi ở hai nứơc khác nhau?”
Ngọai lại nhún một bên vai. “Có lẽ cháu có nghe từ bài giảng của Miss Everton về một cái gì gọi là Edict of Nantes.”
“Ồ có, đó là một văn khế được chính vua Henri đệ tứ của Pháp ký, để coi nào… Cháu nghĩ vào năm 1598.”
“Phải, phải, nhưng nó đã gây nên chuyện gì? Cho phép những người Pháp theo đạo Tin Lành được đi theo niềm tin của mình.”
“Cháu nhớ mà. Nhà vua cũng là một người theo đạo Tin Lành, còn người Paris thì không chấp nhận một ông vua Tinh Lành, thế là Ngài phán rằng Paris xứng đáng với buổi lễ Misa và Ngài sẽ trở thành một tính đồ Thiên Chúa Giáo.”
Ngoại mỉm cười vẻ sung sướng. “Ồ, đó là cái gọi là tri thức đấy cháu à! Phải họ đã tahy đôi tất cả.”
“Nó được gọi là đạo luật Hủy Bỏ và nhiều năm sau nó được vua Louis thứ 13 phê chuẩn.”
“Đúng, và nó đã đuổi hàng vạn người Tin Lành ra khỏi Pháp. Có một chi dòng họ St.Allengère định cư ở nước Anh. Họ dựng lên nhiều nhà máy dệt ở những địa điểm khác nhau. Họ mang theo những bí quyết gia truyền về cách thức dệt ra những tấm vải đẹp nhất. Họ lao động chuyên cần và làm ăn phát đạt.”
“Nghe có vẻ thú vị quá à! Vậy là ngài Francis sang thăm người bà con họ xa ở Pháp?”
“Năm thì mười họa thôi. Người ta cũng chẳng nhớ nhiều đến mối quan hệ dây mơ rễ má đâu. Chỉ có mối quan hệ cạnh tranh giữa Sallonger bên Anh và St.Allengère bên Pháp. Khi ngài Francis qua Pháp người ta chỉ để lộ ra một chút đỉnh thông tin gọi là và cố moi xem ông đang làm cái gì. Họ là địch thủ của nhau mà. Cái đó gọi là cạnh tranh chốn thương trường.”
“Thế là bà gặp ngài Francis khi bà đang ở Villers-Mure?”
Ngoại gật đầu. “Ớ đấy, bà cũng làm việc như đang làm ở đây. Bà có một cái máy dệt. Bà có nhiều bí mật nghề nghiệp đáng giá… và bà bao giờ cũng có thêm những bí quyết dệt lụa mới. Bà là một người thợ dệt lụa khéo léo. Tất cả mọi người sống ở đây đều làm nghề này… và bà cũng thế.”
“Cả mẹ cháu nữa chứ?”
“Cả mẹ cháu cũng thế. Monsieur St.Allengère cho mời bà đến hỏi xem bà có thích sang nước Anh không. Đầu tiên bà còn chưa biết quyết định làm sao. Bà còn chưa tin vào điều đó, nhưng khi hiểu ra, bà thấy ngay đó là một cơ hội vàng. Là điều tốt nhất cho cháu mà cái gì tốt nhất cho cháu thì cũng tốt cho bà. Thế là bà chấp nhận lời đề nghị mời bà sang đây… sống trong ngôi nhà này… dệt những loại tơ lụa đặc biệt khi có yêu cầu… may những bộ quần áo thời trang để quảng cáo sản phẩm dệt.”
“Bà muốn nói ngài Francis cho chúng ta một mái nhà ở đây?”
“Điều đó được thỏa thuận giữa ông ấy và Monsieur St.Allengère. Bà có một chiếc máy dệt, một cái máy may và bà sẽ làm việc cho ngài Fracis như bà đã từng làm ở bên Pháp.”
“Quê hương là nơi có người mình yêu thươg sinh sống. Bà đã có cháu gái của bà và chứng nào cháu còn ở bên bà thì bà đã lấy là mãn nguyện lắm rồi. Cuốc sống ở đây thật tốt lành. Cháu được nuôi dạy cùng các cậu ấm, cô chiêu… và bà tin là cháu học hành tiến bộ. Tiểu thư Julia… con bé có đôi chút ghen tị vì cháu thông minh xinh đẹp hơn phải không? Và cháu yêu quý tiểu thư Cassie phải không? Cô bé ấy cũng giống như chị em ruột thịt với cháu. Ngài Francis là người tử tế. Ông ấy biết giữ lời và phu nhân Sallonger… có thể nói là bà ấy hay đòi hỏi một chút nhưng không có tâm địa gì. Chúng ta nhận được nhiều mà chỉ cần đáp lại một chút. Bà sẽ không bao giờ thôi tạ ơn Chúa vì Ngài đã soi đường chỉ lối cho mình.”
Tôi quàg tay quanh cổ Ngoại và áp sát người vào bà. “Chẳng có vấn đề gì phải không ạ? Chừng nào bà cháu ta còn được ở bên nhau.”
Tôi đã biết chút ít về thân phận mình như thế đấy và tôi cảm thấy rằng còn có nhiều điều tôi cần phải tìm hiểu nữa.
*
* *
Ngoại nói đúng. Cuộc sống là niềm vui. Tôi không còn vướng bận về quá khứ nữa và sự đối xử khác biệt nho nhỏ đối với tôi không còn làm tôi bận tâm nhiều nữa. Tôi không phải con ông cháu cha. Được, tôi chấp nhận. Người ta rất tốt với chúng tôi. Người ta đã cho phép chúng tôi rời cái làng quê nho nhỏ nơi ai cũng biết mẹ tôi đã sinh ra tôi mà chưa làm lễ cưới trước bàn thờ Chúa. Tôi đã hiểu được thế nào là dấu ấn ô nhục của cái chuyện “không chồng mà chửa” bởi vì có hơn một cô gái ở các làng lân cận phải đương đầu với cái mà người ta gọi là “hoảng chưa”. Một trong số họ cũng lấy được cái người đã cùng mình làm chuyện ấy, và người thiếu phụ bây giờ đã có sáu mặt con mà cái tiếng ngày xưa vẫn còn ghi nhớ.
Tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi về cha mình. Đôi khi tôi nghĩ việc không biết cha mình là ai cũng có một cái gì thật lãng mạn. Người ta có thể tưởng tượng cha mình là người thú vị hơn, đẹp đẽ hơn trong thực tế. Một hôm tôi tự nhủ, nhất định tôi sẽ đi tìm cha. Và quyết định này đánh thức trong tôi một kẻ mộng mơ mới mẻ. Tôi có cả một lô những tưởng tượng đẹp đẽ, phong phú về người cha sau buổi trò chuyện với Ngoại. Dần dần tôi không còn mong đợi được đối xử như tiểu thư Julia và Cassie nữa, bởi cuộc đời họ xem ra khá đơn điệu nếu đem ra so sánh với tôi. Họ không được sinh ra bởi một thiếu nữ đẹp tuyệt trần; họ cũng không có một người cha bí ấn, vô danh.
Tôi nhận ra là ở một phương diện nào đó chúng tôi cũng chỉ là kẻ ăn người ở trong gia đình này. Ngoại là một người giúp việc có một địa vị cao hơn – có thể là cùng một nấc thang với ông quản gia Clarkson hoặc ít ra thì cũng bằng bà Dillon – nhưng vẫn là một người đầy tớ không hơn không kém; sở dĩ Ngoại được trả giá cao là vì tài may cắt của bà và tôi được như thế này là nhờ vào đôi tay tài hoa của bà. Thế là… tôi đành chấp nhận số phận của mình.
Đúng là phu nhân Sallonger hay yêu sách lắm. Người ta chờ đới đến ngày tôi sẽ trở thành người hầu gái thân cận của bà. Phu nhân thật đẹp - hoặc đúng hơn đã có một thời xuân sắc và dấu vết của nó vẫn còn lưu lại đến bây giờ. Ngày ngày, bà nằm dài, ẻo lả trên chiếc sofa trong phòng khách, bao giờ cũng trang phục như đi hội với chiếc áo khóac ngoài tuyệt đẹp và Miss Logan phải bỏ ra khối thời gian để làm tóc và mặc quần áo cho phu nhân. Sau khi sửa soạn xong bà sẽ thực hiện một chuyến di giá chậm rãi từ phòng ngủ sang phòng khách, tì cả người vào cánh tay Clarkson trong khi Henry mang cái túi thiêu của bà và chuẩn bị tiếp sức khi có việc gì cần đến. Bà thường lệnh cho tôi đến để đọc sách cho bà. Dường như bà khoái nghĩ việc ra cho tôi làm. Vậy mà bà lúc nào cũng rất mực ngọt ngào, chí có điều cái giọng mệt mỏi của bà dường như có ý oán trách - số phận - tất nhiên rồi, vì đã làm cho bà khốn khổ trong chuyện sinh Cassie và làm cho cô bé trở thành kẻ tật nguyền.
Thường là thế này, “Lenore, mang cho ta cái gối. Ồ, cái này tốt hơn. Cháu sẽ ngồi xuống đây chứ? Làm ơn trải tấm đắp lên chân ta. Chúng đang lạnh cóng đây này. Bấm chuông đi. Ta cần thêm than vào lò sưởi. Mang đồ thêu đan của ta lại đây. Ồ bé, ta nghĩ chỗ này thêu hỏng mất rồi. Cháu có thể thêu lại. Có lẽ cháu sẽ sửa lại cho đẹp hơn. Ta ghét phải làm lại một chuyện gì lắm. Nhưng hãy để sau đã. Bây giờ thỉ đọc sách cho ta nghe…”
Bà sẽ giữ rịt tôi lại để đọc sách, hàng giờ liền. Nhưng bà thường thiếp đi và khi nghĩ rằng bà đã ngủ tôi bèn ngừng lại., thế là nhận được lời khiển trách ngọt ngào và cái lệnh đọc tiếp. Bà thích các tác phẩm của bà Henry Wood. Tôi vẫn còn nhớ các chuyện như là Kênh đào, Những rắc rối của bà Halliburton và East Lynne. Tôi đã đọc to những cuốn truyện này, cho bà chủ nghe và bà bảo tôi có giọng đọc êm dịu ngọt ngào hơn Miss Logan.
Trong suốt thời gian làm những công viêc này tôi luôn nghĩ đến việc chúng tôi nợ nhà Sallonger bao nhiêu. Người ta đã cho tôi đến đây để trốn tránh nỗi nhục do mẹ tôi gây ra. Có một cái gì đó giông giống với trường hợp của tôi trong những câu chuyện của bà Henry Wood và lẽ tự nhiên tôi bị thu hút vào trung tâm những sự kiện đầy kịch tích ấy.
Có lẽ khi người ta ở vào một địa vị khiêm tốn, người ta dễ cảm thông với người khác hơn. Cassie bao giờ cũng là bạn tốt của tôi, Julia quá đanh đá, quá tự phụ để có thể là một người bạn thật sự. Cassie rất khác chị. Nó trông đợi vào sự giúp đỡ của tôi và một trong những điều tốt đẹp trong tôi nếu có là tôi ưa giúp đỡ người khác. Tôi thích có một chút ảnh hưởng đến người khác. Tôi cũng thích chăm sóc những người xung quanh. Tôi nhận ra là mình làm thế không hòan toàn là vì lòng vị tha. Tôi thích cái cảm giác là mình trở nên quan trọng khi giúp đỡ người khác, thế là tôi hết lòng giúp Cassie, học tập. Khi chúng tôi đi bộ, tôi giữ cho nhịp bước của mình khớp với việc di chuyển khó khăn của Cassie trong khi Julia và Miss Everton cư tơn tơn đi trước. Trong lúc cưỡi ngựa, tôi để mắt đến Cassie. Nó đáp lại sự quan tâm của tôi bằng một sự ngưỡng mộ thầm lặng làm cho tôi cảm thấy vô cùng sung sướng. Có vẻ như là có một sự thỏa thuận rằng tôi cần chăm sóc Cassie cũng như phải hầu hạ phu nhân Sallonger thật chu đáo. Có một người nữa cũng làm dấy lên trong tôi sự cảm thương sâu sắc đó là Willie. Nó là đứa trẻ mà bà Dillon gọi là “của nỡ của Winnie Wardle”. Theo lời đồn trong vùng, Winnie Wardle là “một ả nông nổi”, “không thể khá hơn được”, người đã gặt hái phần thưởng và đồng thời “lãnh đủ sự trừng phạt” với việc cho ra đời Willie.
Thằng bé là kết quả của “tình bạn” giữa cô ta và một tay lái ngựa vẫn lai vãng đến vùng này, cho đến lúc bụng của Winnie đột nhiên lại to ra thì hắn cũng cao chạy xa bay. Winnie tự cho là mình biết cách xử lý trong những trường hợp này cho nên đã tìm đến một bà già không ngoan sống cách biệt trong một túp liều trong rừng, cách Nhà Tơ lụa chừng một hay hai dặm. Nhưng dù vậy lần này cô ta không đủ khôn ngoan và âm mưu của cô ta không thành, thằng bé Willie vẫn ra đời - một lần nữa theo lời của bà Dillon thì nó “không đáng giá một đồng chinh mẻ”. Bà chủ không muốn đuổi người mẹ ra ngoài đường nên cô ta vẫn được phép ở lại cùng với con. Nhưng trước khi nó đầy một năm, tay lái ngựa lại xuất hiện thế là Winnie chạy biến với hắn trút tất cả gánh nặng tội lỗi của mình lên vai người khác. Thằng bé được đem đến chuồng ngựa để bà Carter, vợ của người giám mã trưởng, nuôi nấng. Bà này đã cố đẻ cho bằng được một đứa con nhưng vẫn không có kết quả đành vui lòng nuôi con người khác vậy. Nhưng chẳng bao lâu sau khi nhận Willie về nuôi bà ta lại có bầu và đẻ một mạch sáu đứa con nên chẳng còn hơi sức đâu mà quan tâm đến Willie nhất là nó lại là một đứa “dở người”.
Tội nghiệp Willie – nó chẳng thuộc về ai cả; chả có ai quan tâm đến nó. Tôi thường nghĩ nó không ngu như cái vẻ bên ngoài. Nó không biết đọc biết viết, nhưng mà nhiều người làm ở đây cũng hoàn toàn mù chữ. Willie có một con chó lai thường theo chân nó đi khắp nơi và được mệnh danh theo lời bà Dillon là “một con chó chết tiệt”. Tôi lấy làm mừng là Willie cũng còn có một cái gì yêu thương nó và còn có chỗ để nó bộc lộ tình cảm của mình. Dường như nó trở nên khôn ngoan hơn kể từ khi có con chó. Nó thích ngồi bên con vật trung thành khi thì ở bên hồ để cùng nhìn mặt nước khi thì trong rừng vốn không xa tòa nhà chính bao nhiêu. Rừng gây nên cho ta bao bất ngờ. Những hàng cây nối nhau bất tận rồi đột nhiên hiện lên một hồ nước. Trẻ con bắt cá quanh hồ. Người ta có thể nhìn thấy lũ trẻ nhà quê với những cái giỏ cột sau lưng, nghe thấy tiếng chúng cười ré lên khi bắt được một con nòng nọc. Lau sậy mọc đầy ven hồ với những chùm hoa nở bung như những ngôi sao nhỏ - mà chúng tôi đặt tên là mũ chỏm - rập rờn theo gió. Tôi không bao giờ hết ngạc nhiên trước vẻ đẹp kỳ diệu của rừng cây. Nó bao giờ cũng đầy ắp những điều làm ta ngạc nhiên. Nếu bạn cưỡi ngựa trong rừng, bất chợt bạn có thể ngừng lại trước vài nếp nhà hoặc một cái liều nhỏ hoặc thôn nhỏ. Có một lúc nào đó cây cối bị đốn xuống nhường chỗ cho sự xâm nhập của con người, nhưng việc này xảy ra lâu đến nỗi không còn ai nhớ được là khi nào nữa.
Tháng năm đã thay đổi rừng cây nhưng đó chỉ là sự thay đổi nho nhỏ. Cuộc chinh phục của người Norman đã bao trùm lên hầu hết vùng Essex, nhưng giờ đây vẫn còn vài tòa nhà lớn, những thôn làng cổ xưa, nhà thờ, trường học dành cho nữ sinh và một vài túp liều nhỏ.
Không dễ gì mà tiếp xúc được với Willie. Nếu có ai muốn thủ nói chuyện với nó, nó sẽ có cái vẻ như một con hươu giật mình cảnh giác; nó sẽ đứng bất động trong tư thế sẵn sàng nghênh chiến. Nó không tin bất cứ ai.
Thật lạ lùng việc con người ta thích bắt nạt kẻ yếu hơn mình. Có phải đó là vì người ta muốn người khác chú ý đến sức mạnh của mình? Bà Dillon là một trong những người như vậy. Bà ta cũng là người thích nhấn mạnh rằng tôi không ở cùng một giai cấp với những người bạn của tôi. Có vẻ như là thay vì cố gắng nâng đỡ Willie, người đàn bà này lại tô đậm thêm cái nét “dở người” của nó.
Lẽ tự nhiên, nó được nuôi ăn để phụ việc trong nhà. Nó múc nước từ dưới giếng mang vào nhà bếp và cọ rửa sân xướng. Tất cả những công vịêc này nó đều thực hiện một cách vui vẻ; cũng như một thói quen. Rồi một hôm bà Dillon sai nó: “Đi vào nhà kho mang cho tao một lọ mứt mận, rồi bảo cho tao biết còn bao nhiêu lọ trong đó, nghe chưa?” Bà ta muốn chứng kiến cảnh Willie quay lại chnẳg có mứt mận gì hết với một vẻ rối trí thật sự, để bà có thể hỏi trời cao đất dày và thắc mắc với các vị thánh thần có thể nghe được tiếng nói của bà là bà đã làm gì mà phải đeo vào cổcái thằng đần như một con lừa điếc này.
Willie không biết đếm. Nó chịu không biết xoay xở thế nào với nhiệm vụ được giao. Điều này tạo cho tôi một cơ hội. Tôi ra hiệu cho nó và đi theo nó đến nhà kho. Tôi lấy ra một lọ và giơ sáu tay lên. Nó chằm chằm nhìn tôi, một lần nữa tôi lại giơ sáu ngón tay lên. Cuối cùng thì gương mặt nó cũng nở ra một nụ cười. Willie quay lại nhà bếp. Tôi nghĩ là bà Dillon sẽ thất vọng khi nó quay về với cái mà bà đòi hỏi. “Được, vậy còn bao nhiêu lọ?” Tôi đang lớ xớ ở gần đó, ngay sau lưng bà Dillon, thế rồi tôi giơ sáu ngón tay lên. Willie cũng làm theo.
“Sáu lọ à?” bà Dillon la lên. “Ít thế thôi à. Trời đất, tôi biết làm gì khi người ta khoác vào cổ tôi cái đồ đần thối ra thế này?”
“Đúng thế đấy bà Dillon ạ”, tôi nói, “Cháu đã vào và kiểm tra. Chỉ còn sáu lọ thôi.”
“À, lại là cô hả Lenore. LẠi dúng mũi vào mọi chuyện hả?”
“Chả là, cháu nghĩ bà muốn biết.”
Tôi bước ra khỏi bếp thầm hy vọng là mình đã làm thế với tất cả phẩm giá. Tôi đi qua con chó nhỏ của Willie đang kiên nhẫn ngồi đợi chủ.
Bất cứ lúc nào có dịp tôi cũng cố giúp đỡ Willie. Tôi thường bắt gặp nó nhìn trộm tôi nhưng lại vội nhìn đi chỗ khác khi biết tôi phát hiện.
Ước gì tôi có thể giúp nó nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng mình có thể dạy nó học chữ bởi vì nó không đần độn như mọi người tưởng.
Tôi cũng thường nói chuyện về nó với Cassie và cô cũng dễ dàng động lòng thương, cũng sẵn lòng làm một việc làm gì nho nhỏ cho nó chẳng hạn chỉ cho nó những cây bắp cải ngon nhất trong vườn của bà bếp những khi nó được bà Dillon sai làm việc đó.
Tôi quan tâm đến hành vi của mọi người xung quanh và tự hỏi tại sao một người như bà Dillon vốn có một cuộc sống như nguyện lại khoái làm cho cuộc sống của một kẻ khốn khổ như Willie thêm khôn nạn hơn. Willie có tật hãi người. Có lần tôi bảo Cassie, “Nếu nó có thể thoát khỏi nỗi sợ người khác, nó có thể trở nên thông minh hơn.”
Cassie đồng ý với tôi. Cô ấy bao giờ cũng hiểu đúng ý tôi. Có lẽ đó là lý do khiến tôi thích làm bạn với Cassie đến thế.
Bà Dillon không lùi bước. Bà bảo phải “tống cổ” Willie đi chỗ khác vì không có lý nào một nơi danh giá như Ngôi nhà Tơ lụa này lại chứa chấp một đứa dở người dở ngợm. Khi nào ngài Francis đến đây bà sẽ thưa với ông chuyện này. Nói bất cứ chuyện gì với bà chủ cũng chả được tích sự gì mà Clarkson lại không có quyền đuổi người.
Tôi tin rằng bà nghĩ muốn đánh Willie thì không cách nào tốt hơn việc nhắm vào con chó của nó. Thế là một hôm bà ta tuyên bố con chó đã tha mất một phần đùi cừu để trên bàn. Tôi có mặt ở đó khi bà ta nói thế rồi tuyên bố cái án tử hình cho “phường trộm cắp”.
Clarkson làm ra vẻ quan trọng, ông ta ngồi xuống bàn như một ông quan tòa.
“Bà có thấy con chó ăn cắp miếng thịt đi không bà Dillon?”
“Gần như thế.”
“Như vậy bà không chứng kiến hành động này?”
“À, tôi trông thấy nó lảng vảng quanh đấy… mắt dán vào vật nó có thể lấy trộm, tôi vừa quay lưng đi là nó phóng đến như một tia chớp, ngoạm lấy miếng thịt trên bàn và chạy mất.”
“Cũng có thể là một con chó khác,” Clarkson gợi ý. Nhưng bà Dillon đâu có dễ gì chịu thua. “Úi giời, tôi biết phân biệt chứ. Đừng có mà đùa với tôi. Tôi nhìn thấy nó ở đây bằng chính con mắt này này.”
Tôi không thể nhịn được đành xen vào. “Nhưng bà Dillon, bà đâu có nhìn thấy con chó ăn cắp miếng thịt.”
Bà ta giận dữ quay sang tôi. “Này, cô làm cái giống gì ở đây vậy? Xía mũi vào mọi chuyện phỏng? Bất cứ ai cũng có thể nghĩ cô là một người trong gia đình thay vì…”
Tôi nhìn thẳng vào mặt bà ta. Clarkson tỏ vẻ bối rối. Ông ta nói: “Này, chuyện này đi ra ngoài trọng tâm rồi. Nếu bà không chính mắt trông thấy con chó ngoạm miếng thịt thì bà không thể đoán chắc việc nó làm.”
“Tôi sẽ gọi một người thợ săn đến, bảo anh ta dí cho nó một phát súng. Tôi sẽ không cho phép nó loanh quanh ở đây ăn cắp thức ăn của tôi đâu. Điều này quá sức chịu đựng và tôi không chịu thua đâu.”
Vấn đề không dừng lại ở đấy. Người ta chia làm hai phe. Con chó phải bị trừng phạt. Dù sao nó cũng chỉ là con chó hoang bé nhỏ khốn nạn. Không, phải để cho cậu bé khốn khổ bầu bạn với nó. Cậu ta có được cuộc được này ưu đãi gì nhiều đâu.
Willie tội nghiệp mất hết cả hồn vía, nó bỏ chạy cùng con chó nhỏ. Đang là mùa đông và ai cũng tự hỏi không hiểu thằng bé xoay xở ra sao trong thời tiết này. Bà Carter nằm mơ là nó nằm ở đâu đó trong rừng… lạnh cóng cho đến chết.
May nói cô nghe thấy có những tiếng động lạ trong nhà, cô nghĩ cô nghe thấy có tiếng chó tru từng hồi. Còn Jenny trong lúc đi qua rừng, cô có trông thấy Willie dắt con chó. Cả hai đều chỉ là những cái bóng ẩn hiện rồi đột nhiên chúng biến mất.
Bà Dillon tỏ ra lo âu. Bà ta là người kết án con chó. Bà ta không lấy gì làm chắc về cái đùi cừu. Có thể là một con chó khác đã ăn cắp. Bà ta ước gì mình đừng nói là sẽ cho người đến bắn chết con chó. Bà ta đâu có thực lòng muốn vậy. Cũng không nên trách cứ bà, một người chỉ hết lòng thực thi nghĩa vụ đối với chủ.
Thật là nhẹ cả người khi Willie lại trở về, quần áo tả tơi và suýt chết đói. Bà Dillon lập tức lại nghiệt ngã với nó, bảo nó không được hành động ngu ngốc như vậy nữa… không được bỏ đi như thế… đã ai bắn con chó mà phải sợ, chỉ là một cách nói thôi.
Sau đó, mọi người trở nên tử tế với nó hơn một chút. Rồi sự cố này cũng trôi qua một cách tốt đẹp, cả người lẫn chó đều mau chóng hồi phục.
Cuộc sống lại trôi qua êm ả như trước đây. Đôi khi Julia rất thân thiện nhưng cô có thể đùng một cái trở nên ngang ngược như thể chợt nhớ ra rằng tôi không phải là người bằng vai phải lứa với cô. Julia có thể trở nên mất kiên nhẫn với Cassie vì cô em gái dễ dàng bị mệt, nhưng cô không ngại ngùng trong việc chép bài của tôi ở lớp học và yêu cầu tôi soạn câu trả lời cho các bài tập mà Miss Everton giao cho chúng tôi. Có thể là chúng tôi cũng chịu đựng được nhau và tôi nghĩ nhìn chung cô ta cũng cảm thấy vui mừng là có tôi bên cạnh. Tôi là bạn với Julia nhiều hơn là Cassie. Hai chúng tôi cùng thực hành cho ngựa chạy vượt rào và có một cuộc cạnh tranh thân tình giữa hai đứa chúng tôi.
Với Cassie mọi việc có khác. Cô phải nằm nghỉ vào tất cả các buổi chiều. Tôi thường phải giúp cô tháo giày ra và ngồi bên nhau, chúng tôi cùng trò chuyện, hoặc chơi trò đố vui. Thỉnh thoảng tôi cũng kể cho cô nghe về những rắc rối của bà Halliburton hoặc những thử thách đối với phu nhân Isabel trong tiểu thuyết East Lynne. Cô thích nghe những câu chuyện như vậy và để mặc cho những giọt nước mắt lặng lẽ tuôn rơi vì cảm thương cho nỗi đau khổ của những nhân vật nữ bất hạnh này.
Các chàng trai ở lại trường nội trú. Tất cả chúng tôi đều mong mỏi ngày họ được nghỉ hè, nhưng khi họ ở nhà rồi thì điều đó không bao giờ giống như chúng tôi vẫn hình dung và thường thì tôi cảm thấy mừng khi họ lại ra đi – khi Charles lại ra đi. Mọi việc có khác đối với Philip. Anh giống Cassie hơn, một tâm tính dịu dàng, đôn hậu. Tôi nghĩ anh em họ giống phu nhân Sallonger l
Tất nhiên, phần nào đó nó đã thay đổi kể từ những ngày xa xưa ấy. Nó đã thay da đổi thịt kể từ ngày tổ tiên của ngài Francis đã mua nó cách đây hơn một trăm năm. Dòng họ Sallongers đã biến cải nó từ những ngày đầu tiên, và ngài Francis đã đổi tên nó thành “Ngôi nhà Tơ lụa”, một cái tên chẳng thích hợp chút nào mặc dù không phải là không có lý do. Tôi đã từng xem văn tự cũ của ngôi nhà, chính Philip Sallonger đã cho tôi xem vì chúng tôi cùng rất mực quan tâm đến nó. Trong mớ văn tự cũ, nơi này có tên Nhà đi săn của Vua. Nhưng vua nào, tôi thường tự hỏi: Rufus độc ác đi săn qua nơi này chăng? Hay chính là vua William Đệ nhất người được mệnh danh là William - Người chinh phục? Người Norman yêu những cánh rừng của họ và say sưa với các cuộc đi săn. Nhưng có lẽ thời ấy còn chưa có tòa nhà này.
Đây, tòa nhà sừng sững mọc lên đầy tự hào như thể rừng cây cũng vui lòng lùi bước để nhường chỗ cho nó. Có những khu vườn chắc là được hình thành từ thời Tudor. Chính bức tường bao bằng gạch đỏ là bằng chứng thời gian, nó ôm gọn trong lòng những luống cỏ thơm trong quanh hồ với bức tượng thần Hermes sừng sững phía trên như sẵn sàng cho một cuộc giao tranh.
Rừng xanh vây bọc tòa nhà và từ những khung cửa sổ trên cùng, người ta có thể nhìn thấy những thân cây đại thụ - sồi, trắc bá, dái ngựa - tất cả mới mơn mởn làm sao vào mùa xuân, sum suê đầy nhựa sống vào mùa hè và rực rỡ vào mùa thu với những chiếc lá lốm đốm đủ màu chợt lìa cành làm thành tấm thảm tuyết đẹp dưới chân chúng tôi; mà lũ trẻ con thì chỉ thích đạp lên lá vàng rơi để nghe tiếng lá khô vỡ vụng dưới bàn chân. Nhưng rừng cây cũng không kém đẹp vàp màu đông khi thời tiết giá lạnh vặt trụi hết lá trên cành, các cây đại thụ chỉ còn trơ những cánh tay gầy guộc, mốc thếch đâm thẳng lên bầu trời xám xịt bão tố.
Đó là một tòa nhà đồ sộ, vậy mà nó còn được mở mang thêm khi gia đình Sallonger dọn đến đây. họ coi nơi này như một ngôi nhà nghỉ mát. họ cũng có cả một tòa biệt thự ở London và ngài Francis hầu như chỉ ở thành phố, còn khi nào ông không ở đấy thì tức là ông đang rong ruồi khắp đất nước bởi vì ngoài cơ sở chính của ông ở Spitalfields ông còn nhiều nhà máy ở Macclesfields và nhiều vùng nữa trên nước Anh. Ôn nội của ngài Francis đã được nhận tước Hiệp sĩ bởi vì ông là một trong những nhà sản xuất tơ lụa lớn nhất nước Anh và như thế là một vốn quý của quốc gia.
Phái nữ trong nhà không tham dự vào việc làm ăn trong gia đình. Lụa là, gấm vóc là cái gì quan trọng hơn bất cứ điều gì khác trên đời này đối với ngài Francis. Người ta hy vọng là Charles và Philip cũng sẽ như thế khi họ đến tuổi tham gia vào công việc của người cha trong việc tạo ra một thứ sản phẩm đẹp đẽ làm đẹp cho con người. Thế là với lòng yêu mến của cả dòng họ với loại sản phẩm đã làm cho họ đã giàu lại ngày càng giàu thêm và với một sự thờ ơ hoàn toàn đối với lịch sử, cái tên Ngôi nhà Tơ lụa đã được đóng lên trên chiếc cổng ra vào cổ kính với những con chữ màu vàng khổng lồ.
Tôi không hề nhớ là có bất cứ nơi nào khác đã là nhà của tôi Ngoại trừ Nhà Tơ lụa. Tôi phát hiện ra địa vị lạ lùng của mình trong ngôi nhà này và tôi lấy làm ngạc nhiên tại sao tôi không đặt câu hỏi về điều này sớm hơn. Tôi cho là trẻ con lấy mọi vật xung quanh làm vật bảo đảm. Hẳn là thế rồi. Chúng chẳng biết cái gì khác ngoài những vật xung quanh.
Tôi lớn lên ở đây cùng với Charles, Philip, Julia và Cassandra tên thường gọi là Cassie. Tôi chẳng hề biết rằng tôi cũng giống như một con chim cúc cu sống trong tổ bồ câu. Ngài Francis và phu nhân Sallonger là Papa và Mama của họ; với tôi họ là ngài Francis và phu nhân Sallonger. Ở đây còn có Nanny – nhà độc tài ở khu vực dành cho trẻ - người thường lườm nguýt tôi, đôi môi dẩu ra chỉ để xì ra những âm thanh phê phán, chê tôi. Tôi chỉ được gọi cụt lủn là Lenore – không phải là tiểu thư Lenore gì cả, còn những cô gái kia là tiểu thư Julia, tiểu thư Cassie. Điều này cũng thể hiện rõ ràng trong thái độ của Amy, người hầu gái có nhiệm vụ hầu hạ chúng tôi. Chị ta bao giờ cũng dọn đồ ăn cho tôi sau khi phục vụ những người khác. Tôi chỉ được chơi với những món đồ mà Julia và Cassie đã thải ra, mặc dù vào dịp lễ Giáng sinh đó có thể là một con búp bê hoặc một thứ gì thật đặc biệt đối với tôi. Miss Everton là gia sư thỉnh thoảng cũng nhìn tôi với vẻ mặt khinh khi, hợm hĩnh, cô lấy làm bực tức rằng tôi tiếp thu nhanh hơn Julia và Cassie. Và lúc ấy tôi lập tức bị cản lại.
Ông quản gia Clarkson làm như không có tôi, mà thực ra thì ông ta cũng có thèm quan tâm tới bọn trẻ con đâu. Ông ta là một người tối quan trọng, ngự trị ở nhà dưới cùng với bà đầu bếp Dillon. Họ là xếp sòng của đám gia nhân, nơi các nấc thang tôn ti trật tự còn nghiêm ngặt hơn cả trong nhà chủ. Mỗi một người đầy tớ đều có một địa vị cố định không cho phép anh ta hay chị ta ngoi ra khỏi chỗ đó. Clarkson và bà Dillon giữ cho mọi việc theo đúng phép tắc, cũng nghiêm ngặt như tôi có thể hình dung mọi việc xảy ra trog triều đình của Nữ hoàng Victoria. Tất cả mọi gia nhân đều có vị trí bất di bất dịch trên bàn ăn – Clarkson ngồi chủ tọa ở một đầu bàn và bà Dilon ở đầu bà bên kia. Ngồi bên tay phải bà Dilon là Henry - người hầu bàn. Miss Logan, người hầu hạ phu nhân Sallonger ngồi bên tay phải Clarkson nhưng bà ta thường không ăn ở dưới bếp vì bà ta được phép mang đồ ăn về phòng riêng. Grace, người phục vụ ở phòng khách thì ngồi cạnh Henry, tiếp đó là các cô hầu gái May và Jenny, ngoài ra còn có Amy và Carrie. Khi ngài Francis đến ở Nhà Tơ lụa thì người đánh xe tên là Cobb cũng có mặt bên bàn ăn, nhưng chủ yếu ông ta ở London, nơi ấy ông ta có một gian phòng phụ nối với nhà chính của chủ. Ngoài ra, còn một vài người coi ngựa nhưng đại bản doanh của họ là ở chuồng ngựa vốn cách tòa nhà chính khá xa bởi vì ngoài bầy ngựa, ở đấy còn có một cỗ xe độc mã và một chiếc xe chó. Và tất nhiên cỗ xe sang trọng của ngài Francis cũng là nhà khi ngày đến đây vài ngày.
Đó là khu vực nhà dưới, và ở giữa những cấp bậc thấp nhất và nấc thang cao nhất, cứ như thể bay lên trong cái thế có phần khá chông chênh là cô gia sư Everton. Tôi thường hay nghĩ là cô rất cô độc. Cô dùng bữa trong phòng mình - thức ăn do một trong các cô hầu gái miễn cưỡng mang lên. Tất nhiên, Nanny cũng ăn một mình trog phòng riêng nối liền với phòng trẻ. Ở đây, có một bếp lò nhỏ, bà có thể nấu nướng chút đỉnh những khi bà không thích những món người ta nấu trong nhà bếp. Hình như lúc nào cũng có ánh lửa trong lò bởi vì bà Nanny rất khoái các loại trà.
Tôi thường nghĩ đến Miss Everton, nhất là lúc tôi nhận ra là tôi cũng có một địa vị tương tự.
Julia lớn hơn tôi một tuổi; mấy cậu trai kia lớn hơn hẳn chúng tôi và Charles là con trưởng. Họ dường như đã trưởng thành. Philip thường phớt lờ bọn con gái nhưng Charles thì có thể trêu chọc chúng tôi nếu anh ta nổi cơn muốn quậy chơi. Julia là một cô gái hống hách ngạo mạn, tính tình nóng nảy, đôi khi có thể có những trận bộc phát không thể kiềm chế nổi. Hai chúng tôi thường cãi cọ nhau và khi ấy Nanny có thể can thiệp “Tiểu thư Julia, Lenore! Hai người thôi đi! Cãi cọ chí chóe thế này làm cho thần kinh tôi căng thẳng lắm.” Nanny lúc nào cũng tự hào về đầu óc mình. Một bộ óc bao giờ cũng chỉ nghĩ ra những điều hợp lý! Cassie thì khác cô chị. Cô trẻ nhất trong ba đứa con gái. Tôi nghe nói rằng phu nhân Sallonger đã bị hành hạ đến điều khi mang thai cô và sau đó thì không còn khả năng sinh nở nữa. Đó là một trong các lý do dẫn đến khuyết tật của Cassie. Tôi có nghe bọn đầy tớ thì thào cái gì đó về chuyện “giải phẫu” trong lúc chúng nhìn cô chủ nhỏ với cái kiểu cách làm tôi nghĩ đến những cái kìm kẹp ngón tay mà người ta dùng để tra tấn các tội đồ trong các tòa án dị giáo. Chả là bọn chúng nói đến cái chân phải của Cassie, chẳng hiểu làm sao lại không dài bằng chân trái và làm cho cô có kiểu đi “chấm phẩy”. Cassie bé nhỏ, xanh xao, và rõ ràng là rất “mỏng manh” nhưng bên trong là một tâm hồn đằm thắm, đầy tình thương và khuyết tật ấy không hề vùi dập được cô. Hai chúng tôi yêu quý nhau lắm. Chúng tôi thường cùng nhau đọc sách, thêu thùa. Cả hai đứa đều khéo tay trong chuyện may vá. Tôi nghĩ năng khiếu tôi có được là nhờ cả vào Ngoại.
Ngoại là người quan trọng nhất trong đời tôi. Bà là cuả tôi - điều duy nhất ở chốn này mà tôi thuộc về. Hai bà cháu tôi tách khỏi gia đình lớn kia. Bà thích tôi ăn cơm với những đứa trẻ kia trong khi tôi lại chỉ thích dùng bữa với bà. Ngoại cũng muốn tôi tham gia học cưỡi ngựa với các tiểu thư, thực ra thì bà muốn tôi học tập với chúng. Ngoại là một phần của màn bí mật. Chỉ là Ngoại của tôi, không phải là Ngoại của những đứa khác.
Bà sống ở phần cao nhất trong tòa nhà, trong một căn phòng rộng thênh thang được một trong những người của dòng họ Sallonger xây nên. Phòng có những ô cửa sổ thật lớn, thậm chính cả mái cũng được làm bằng kính để cho ánh sáng càng lọt vào bao nhiêu càng tốt. Ngoại cần nhiều ánh sáng. Trong phòng này bà có để máy dệt, máy khâu và đây cũng là nơi bà miệt mài làm việc hết ngày này qua ngày khác. Bên cạnh máy móc còn có các manơcanh tạc y hệt như người thật, ba kiểu phụ nữ với những kích cỡ khác nhau, thường được khóac lên người những tấm áo đắt tiền và đẽp nhất. Tôi đã đặt tên cho chúng: Emmeline là cô nàng bé nhất; phu nhân Ingleby là người vừa phải, tầm thước; còn công nương Malfi là người to cao hơn cả. Vật liệu ở đây được đưa từ Spitalfields đến. Ngoại thường thiết kế các mẫu mã mới rồi đưa ra công thức cắt may. Tôi không bao giờ quên được mùi của những súc vài này. Chúng có những cái tên thật lạ lẫm mà tôi phải học để nhớ. Có bao nhiêu loại lụa quý, gấm thêu kim tuyến, sa tanh… Tất cả đều óng ả, mịn, trơn và mát rượi rất hợp thời trang. Ngoài ra còn có nhung, lụa sọc dày, đũi… Tôi thường ngồi ở đây, nghe tiếng máy may chạy rù rù, quan sát đôi chân nhỏ của Ngoại miệt mài nhấn trên bàn đạp.
“Cầm cho Ngoại cái kéo, ma petite (con bé bỏng của ta),” bà nói, “Xâu cho bà cái kim. Ái chà bà sẽ xoay xở ra sao đây nếu thiếu trợ thủ tí hon này.” Chỉ thế thôi và tôi tràn ngập hạnh phúc. “Ngoại làm việc vất vả quá”, một hôm tôi nói với Ngoại. “Ta là một người đàn bà may mắn, con ạ,” Ngoại đáp bằng một thứ tiếng pha lẫn giữa giọng người Pháp và người Anh, giọng bà sẽ khác hẳn khi bà nói với những người khác. Trong phòng học, chúng tôi phải vật lộn với thứ tiếng Pháp khó khăn để tuyên bố quyền sở hữu của chúng tôi với một cái bút chì, hoặc một con chó, con mèo và hỏi đường đến bưu điện. Julia và Cassie học chật vật hơn tôi bởi vì tôi sống gần Ngoại nên có thể phát âm một cách dễ dàng với một cái giọng khác hẳn giọng Miss Everton, và điều chẳng lấy gì làm thú vị đối với cô giáo.
Ngoại nói tiếp: “Ta được sống trong tòa nhà tuyệt đẹp này với cháu gái yêu quý của ta. Ta hạnh phúc. Cháu gái hạnh phúc. Nó đang lớn lên từng ngày, trở thành một thiếu nữ tài năng. Phải, cháu là thế đấy. Đây là nơi số phận cháu có thể được cải tạo, cho cháu có được một chỗ đứng trong đời. Đó chính là cuộc sống tốt lành, mon amour (tình yêu của ta).”
Tôi thích cái cách Ngoại nói mon amour lắm lắm. Nó nhắc cho tôi biết là Ngoại yêu tôi biết bao – hơn bất cứ người nào trên đời này.
Ngoại không bao giờ sinh hoạt với các thành viên khác trong gia đình. Chỉ khi nào cần phải may quần áo cho mọi người thì bà mới rời phòng may để đến gặp phu nhân, cũng chỉ là vì phu nhân quá ẻo lả, yếu ớt không thể trèo lên các bậc thang.
Chiều chiều, Ngoại đi dạo trong vườn. Thường thì tôi đi với bà thế là chúng tôi có dịp ngồi xuống trong vườn hoa ven hồ trò chuyện. Có bao nhiêu là thứ để nói với Ngoại. Nhiều nhất là chuyện về vải vóc, nó được dệt ra, chất liệu như thế nào thì phù hợp với từng loại. Thường có một cỗ xe có hai ngựa kéo đi từ Spitalfields đến Epping Forest vượt một quãng đường dài 16 dặm mang theo những súc vải đủ loại. Người ta mang vải lên tầng trên cùng, tôi cũng nhập bọn để cùng kiểm tra vải với Ngoại.
Những lúc ấy Ngoại tôi trở nên khác hẳn. Khuôn mặt, tác phong Ngoại thật trẻ trung, thật phấn khích.
Ngoại áp miếng vải vào ngược và thở dài mãn nguyện. Rồi Ngoại khoác vải lên người tôi, vỗ hai tay trong niềm vui sướng mê li, đôi mắt nâu sáng lên long lanh lửa nhiệt tình. Chúng tôi bao giờ cũng trông đợi ngày người ta mang vải đến.
Ngoại là một người thật sự quan trọng trong gia đình. Bà đề ra luật lệ. Tôi cho rằng, bà có thể dùng bữa với mọi người trong nhà nếu bà muốn. Nhưng bà cũng là một nhà chuyên chế theo kiểu của mình giống như Clarkson và bà Dillon vậy.
Bữa ăn của bà được mang lên tầng cao nhất trong nhà mà không một cô hầu gái nào dám bộc lộ một chút xíu khó chịu nào bởi Ngoại toát ra một vẻ cao quý đầy quyền lực. Ồ phải, chắc chắn Ngoại là một người quan trọng rồi. Ngoại chấp nhận những sự phục vụ này với một cung cách khác hẳn Miss Everton, một người bao giờ cũng cảm thấy cần phải biết chắc rằng mình nhận được một sự đối xử tương ứng với tầm vóc của mình. Ngoại của tôi khác, người chỉ cư xử như thể chẳng cần gì phải nhấn mạnh tầm quan trọng của mình vì rằng ai cũng nhận thấy điều đó hết.
Khi tôi bắt đầu khám phá ra rằng thân phận của tôi có khác với những đứa trẻ trong nhà thì củng là lúc tôi cảm thấy có một niềm an ủi lớn khi nhớ rằng bà cháu tôi là của nhau và luôn có nhau. Trong những lần hiếm hoi về chơi nhà, bao giờ ngài Francis cũng đích thân lên thăm Ngoại. Họ nói chuyện về vải vóc, tất nhiên rồi, và ông nói tất cả mọi chuyện có liên quan đến nó với Ngoại tôi.
Đó là bởi vì bà được tất cả mọi người trong gia đình nể phục. Những căn phòng trên cùng trong tòa nhà là của chúng tôi. Tất cả có bốn phòng: phòng làm việc rộng thênh thang tràn ngập ánh sáng, hai phòng ngủ của bà cháu tôi có những ô cửa sổ hẹp và một cửa sổ thông giữa hai phòng cuối cùng là một phòng khách nhỏ ấm cúng. Ba gian phòng nhỏ này thuộc về tòa nhà cũ – phòng may mãi sau này mới được thêm vào.
“Đây là lãnh địa của bà cháu ta,” Ngoại thường nói. “Chúng ta đang ở trong vương quốc của mình. Nó là của cháu, nó là của bà… và chúng ta là vua trong ung điện bé nhỏ trong cung điện bé nhỏ của chúng ta… nhưng đáng lẽ là bà phải nói là Nữ hoàng mới phải.”
Dáng người Ngoại nhỏ nhắn với mái tóc dày và nặng từng đen như mun giờ đây đã lẫn vài sợi bạc. Ngoại bới tóc thành một búi cao, trên đầu có cài một cái trâm Tây Ban Nha sáng lóng lánh. Ngoại rất tự hào về mái tóc của mình.
“Cái răng, cái tóc là gốc con người,” bà nói. “Lụa là, gấm vóc dù có đẹp đến đâu cũng chỉ nâng con lên được chút ít… nếu như đầu tóc không được làm đúng cách thì…” Đôi mắt của Ngoại to, rất biểu cảm, khi sáng lên vì niềm vui, khi quắc lên vì phẫn nộ hoặc có thể lạnh như băng vì khinh bỉ hoặc ấm áp tình thương. Đó là tấm gương phản chiếu tâm trạng của Ngoại. Đó cũng là nét đẹp nhất ở Ngoại, tất nhiên là cùng với mái tóc. Ngoại có đôi bàn tay với những ngón tay thuôn dài, mảnh dẻ. Tôi vẫn nhớ những ngón tay của Ngoại thoăn thoắt cử động trong lúc người cắt áo trên chiếc bàn lơn trong phòng làm việc. Ngoại quá mỏng manh đến nỗi đôi khi tôi lấy làm lo lắng rằng người sẽ bay bổng đi đâu mất. Tôi nói với Ngoại điều đó và nhấn mạnh: “Cháu biết làm gì nếu Ngoại bay đi mất.”
Thường thì Ngoại phì cười trước những tưởng tượng của tôi, nhưng lần ấy Ngoại không cười. Ngoại có vẻ rất nghiêm nghị.
“Mọi việc sẽ tốt đẹp đối với cháu… Bao giờ cũng thế… cũng như nó tốt đẹp với bà. Ngoại của cháu đã đứng trên hai chân… từ ngày bà còn là một thiếu nữ bé nhỏ. Đó là bởi vì bà có thể làm một cái gì đó thật tốt. Phải đúng như thế… Một cái gì… bất cứ cái gì tốt hơn những người khác… Nếu được như thế thì bao giờ cuộc đời này cũng dành cho ta một cài gì đó. Cháu xem đấy, ta nắm được nghệ thuật phù phép cới một súc vải, một cài kéo và một chiếc máy khâu… Ồ còn là một cài gì lớn hơn thế nữa. Ai cũng có thể đạp máy khâu, ai cũng có thể cắt… cắt… cắt. KHông, đó là một cái gì rất nhỏ nhoi… cảm hứng… Phải, cần một chút tài năng thật sự trong công việc này. Đó mới là điều đáng kể. Cháu gái của bà, rồi cháu cũng sẽ tự đứng trên đôi chân của mình. Bà sẽ chỉ đường cho cháu. Và rồi dù có chuyện gì xảy ra cháu cũng không sợ hãi. Bào giờ bà cũng dõi theo từng bước cháu đi.”
Tôi biết Ngoại sẽ làm thế.
Và học hỏi từ bà ngoại cũng không phải là điều khó khăn ghê gớm. Khi vải được mang đến, Ngoại sẽ phác ra vài mẫu, Ngoại sẽ hỏi ý kiến tôi. Lần đầu tiên tôi mày mò tự phác ra một mẫu áo, Ngoại đã mừng khôn xiết. Ngoại vạch rõ tôi hỏng ở điểm nào, chỉ với một vài nét bút sửa đổi, mẫu áo của tôi đã trở thành hoàn chỉnh. “Áo dạ hội của Lenore”, Ngoại đặt tên như vậy. Tôi vẫn còn nhớ về nó bởi vì nó được may bằng một loại lụa in hình những bông hoa oải hương đẹp vô ngần. Sau này Ngoại bảo ngài Francis rất hài lòng vì nó được may bằng một chất liệu dành riêng cho nó.
Khi những chiếc áo đầm đã được ngài Francis và một vài quản lý lớn của ngài xem xét, chúng sẽ được đóng thành kiện gởi đi. Những súc vải mới lại được mang đến. Có một cửa hàng sang trọng ở London bày bán những chiếc áo này. Đó là một chi nhánh làm ăn khác nữa của vương quốc tơ lụa Sallonger.
Tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một cái ngày Ngoại nói chuyện với tôi, kể cho tôi biết cớ làm sao chúng tôi lại đến sống ở Ngôi nhà Tơ lụa.
Tôi đã đến bên bà hoàn toàn hoang mang. Chúng tôi đang học cưỡi ngựa, một loại hình học tập mà chúng tôi luyện tập hàng ngày. Một trong những giám mã bao giờ cũng theo sát chúng tôi. Bài học bắt đầu bằng việc cưỡi ngựa vòng quanh sân tập ngựa, sau đó là cho ngựa chạy vượt rào.
Julia là một nữ kỵ sĩ bẩm sinh. Tôi cũng cưỡi ngựa rất giỏi. Cassie thì không được như thế. Tôi nghĩ nó sợ ngựa dù rằng nó đã được giao cho con ngựa thuần nhất đàn. Bao giờ tôi cũng để mắt đến Cassie trong khi chúng tôi chạy nước kiệu hay cho ngựa phi nhanh quanh sân tập và tôi nghĩ nó cảm thấy an tâm nhất là khi bắt gặp ánh mắt của tôi.
Khi chúng tôi kết thúc bài tập ngựa, Julia nói: “Tao ngửi thấy mùi thức ăn ngon lành ở trong bếp.”
Thế là chúng tôi đi về phía nhà bếp.
“Ghệt đi ngựa của các cô có dính bùn không?” bà Dillon hỏi.
“Chưa”, Julia nhấm nhẳn đáp.
“Thế thì tôi mừng lắm bởi vì tôi không muốn sàn bếp dính bùn đất, thưa tiểu thư Julia.”
“Mùi bánh nghe có vẻ thơm ngon quá”, Julia tiếp.
“Dạ thưa, quả có thế… Những điểu tốt lành ở đó mà ra đấy ạ.”
Ba chúng tôi quây quần quanh bàn nhình bà Dillon đon đả mời chào và có một cái gì gần với sự ngưỡng mộ khi chiêm ngưỡng những cái bánh vừa từ trong lò ra.
“Tất cả ổn thôi,” bà Dillon nói không phải không có phần miễn cưỡng. “Miss Everton không thích chuyện này đâu. Cả Nanny cũng vậy… ăn vặt giữa hai bữa ăn mà. Các cô phải đợi đến bữa tiệc trà.”
“Còn lâu lắm,” Julia ra lệnh. “Đưa các kia cho tôi.”
“Ồ, đó là Miss Greedy – Guts, đó là cái dành cho tiểu thư. To nhất đấy ạ.”
“Một lời khen dành cho bà, bà Dillon ạ,” tôi lên tiếng.
“Cảm ơn Lenore, tôi không cần lời khen ngợi. Tôi biết bánh tôi làm ra như thế nào… phải nó cũng được lắm. Đây bánh của tiểu thư Julia. Còn đây là của cô, tiểu thư Cassie. Đây cho Lenore.”
Lúc ấy tôi nhận ra điều đó. Tiểu thư Julia. Tiểu thư Cassie… và Lenore trống không.
Tôi cứ nghĩ hoài về chuyện đó và đợi đến dịp ngồi một mình trong vườn hoa ven hồ với Ngoại để dò cho ra nguồn cơn. Tôi hỏi tại sao tôi chưa bao giờ được gọi là tiểu thư Lenore mà chỉ cộc lốc có cái tên không như là Grace hoặc May hoặc bất cứ người giúp việc nào.
Ngoại im lặng hồi lâu rồi lên tiếng: “Những người giúp việc này thật là… sao lại khô ng nhận ra… Đúng thế, họ chẳng biết được điều gì lớn lao một chút… giống như việc con người ta có thể được gọi như thế này thế khác. Cháu là cháu ngoại của bà. Như thế không giống với việc là con gái ngài Francis và phu nhân Sallonger. Vì thế mà những người như bà Dillon… họ có thể nghĩ… Ồ không cần phải dọi tiểu thư!”
“Ngoại muốn nói con cùng một tầng lớp với Grace hoặc May?”
Bà tôi mím môi, giơ hai tay lên vẫy từ bên này qua bên kia. Bà dùng cả hai tay à đôi vai để diễn tả như thể nó cần đến sự trợ giúp của những phương tiện biểu hiện này.
“Bà cháu mình sẽ không phải lo lắng gì nhiều về bản thân, như cái cung cách của bà Dillon. Chúng ta chỉ cười. Chúng ta nói,” Ồ chuyện đó thì có ý nghĩa gì cơ chứ?” Tốt thôi. Chuyện gì sẽ xảy ra khi tôi không được gọi là tiểu thư. Tiểu thư là cái gì? Chả là cái gì hết. Cháu vẫn tốt đẹp như thường, dù không có chữ tiểu thư đi kèm.”
“Phải, nhưng mà tại sao vậy Ngoại?”
“Rất đơn giản. Cháu không phải là con gái trong gia đình này, vì vậy mà cháu không được những người như bà Dillon gọi là tiểu thư.”
“Khi bọn con gái nhà Dalliongton đến đây dùng trà và chơi đùa với chúng cháu, người ta vẫn gọi chúng là tiểu thư… Vậy mà chúng đâu phải là con gái trong nhà này. Có phải chúng ta cũng là những người đầy tớ không Ngoại?”
“Chúng ta phục vụ… nếu việc đó gọi là đầy tớ. Có thể là thế. Nhưng bà cháu ta ở đây, bên nhau… bà và cháu… chúng ta sống rất tốt. Cả hai đều thanh thản, yên bình. Vậy thì tại sao lại phải lo lắng về cái chữ tiểu thư nho nhỏ ấy?”
“Bà ơi, cháu chỉ muốn biết rõ mọi chuyện thôi. Tại sao chúng ở trong ngôi nhà mà chúng ta không thuộc về nó?”
Bà do dự một lát, rồi dường như đã đi đến một kết luận. “Bà cháu ta đến đây khi con mới được tám tháng tuổi. Một đứa bé mới đáng yêu làm sao! Bà nghĩ việc cháu đến đây là rất tốt. Ở đây chúng ta được ở bên nhau… bà và cháu. Bà nghĩ chúng ta có thể hạnh phúc ở nơi này và họ hứa là cháu sẽ được học hành… được nuôi dưỡng như một đứa con gái trong gia đình. Nhưng chúng ta còn chưa thảo luận đến chữ “tiểu thư” này. Đó là lý do tại sao người ta không ghép nó vào tên cháu. Ai muốn làm một tiểu thư chứ? Cháu không cần điều đó đâu. Thôi mà cháu yêu của ta. Nó chẳng là gì ngoài một cái tên.”
“Hãy cho cháu biết về việc chúng ta đến đây. Tại sao cháu lại không có cha… không có mẹ?”
Ngoại thở dài. “Thôi thì việc này rồi cũng đến,” bà nói như thể tự trấn an bản thân mình. “Mẹ cháu là một thiếu nữ đẹp nhất, đáng yêu nhất trên đời. Tên mẹ cháu là Marie Louise. Đó là người con duy nhất của bà, mon amour. Mẹ con ta sinh sống trog vùng Villers-Mure. Một nơi phong cảnh tuyệt đẹp. Mặt trời chiếu sáng quanh năm và tiết trời ấm áp. Mùa hè ở Villers-Mure mới đích thực là mùa hè. Cháu thức dậy và biết rằng mặt trời sẽ rực rỡ suốt cả ngày. Không giống như ở đây… nó chỉ ló ra một chốc lát rồi biến mất và không thể biết được điều gì.”
“Vậy bà muốn sống ở Villers-Mure?”
Ngoại tôi lắc đầu kịch liệt. “Bà chỉ muốn ở đây. Nơi này là của bà… và cũng là của cháu, ma petite. Đây là nơi cháu sẽ đón nhận hạnh phúc… và một ngày kia cháu sẽ không còn quan tâm đến việc người ta có gọi cháu là tiểu thư hay không?”
“Bây giờ cháu cũng không quan tâm đâu Ngoại. Cháu chỉ muốn biết mọi việc thôi.”
“Villers-Mure cách đây bao nhiêu là đường đất. Nó ở trong lục địa, ở nước Pháp. Và cháu có biết là nước Pháp là một quốc gia rộng lớn - lớn hơn cái hòn đảo nhỏ bé này? Hẳn là Miss Everton phải cho cháu biết điều đó. Ở đây có nhiều núi non, làng mạc, thành phố nhỏ… bà ở gần biên giới với nước Italia. Villers-Mure là đất trồng dâu và điều đó có ý nghĩa là… vải vóc tơ lụa. Những con tằm bé bé nhả tơ cho chúng ta, tằm khoái lá dâu lắm mà ở đấy thì cây dâu tươi tốt lạ thường, thế là có chuyện tơ lụa.”
“Như vậy, bà bao giờ cũng gắn bó với vải vóc tơ lụa?”
“Villers-Mure là quê hương của dâu tằm… mà lụa là nguồn sống của chúng ta. Không có tơ lụa, thì có Villers-Mure. Dòng họ St.Allengères trải qua nhiều đời ở đây và có thể là nhờ Chúa họ sẽ sống mãi ở đấy. Để bà kể cho cháu nghe. Nhà St.Allengères sống trong một điền trang tuyệt đẹp. Cũng giống như nhà tơ lụa này chỉ có điều không có rừng mà chỉ có núi non trùng điệp. Đó là một tòa nhà đồ sộ… nơi sinh sống của dòng họ này hàng mấy thế kỷ rồi. Quanh nhà là những đồng cỏ, những cánh đồng hoa mọc thành rừng xanh tốt, một dòng sông lờ lững chảy qua đất đai của họ. Ở phía ngoài là những ngôi nhà nhỏ, nơi những người làm công sống với gia đình của họ. Có một nhà máy dệt rất lớn. Đẹp lắm… màu trắng được tô điểm bởi những mảng màu xanh của hàng cây trúc đào và những bụi hoa giấy vốn sinh trưởng rất tốt ở vùng này. Nhưng tươi tốt hơn cả vẫn là loại dâu nuôi tằm và từ đây người ta có loại to tằm tốt nhất thế giới. Máy dệt của họ cũng là loại hảo hạng… tốt hơn bất cứ loại máy nào người ta có ở Ấn Độ và Trung Hoa… những nơi có lẽ cũng là quê lụa. Một số loại tơ lụa, gấm v1c đẹp nhất thế giới có xuất xứ từ Villers-Mure.”
“Thế là bà sống ở đấy và làm việc cho dòng họ St.Allengères?”
“Phải. Mẹ con ta có một nếp nhà nhỏ xinh… ngôi nhà đẹp nhất ở đấy. Hoa bò quanh bốn bức tường nhà ta. Thật là chốn bồng lai và con gái ta, Marie Louise nó hạnh phúc lắm. Nó sinh ra cho niềm vui và vì niềm vui. Nó ở đâu thì ở đấy vang lên tiếng cười giòn tan của nó. Ma con bé quả là một trang tuyệt sắc. Cháu có cặp mắt của mẹ. Đôi mắt nhảy múa. Đôi mắt vui cười, dù vậy đôi mắt ấy chưa hề gợn một chút ưu tư nào như cặp mắt cháu, bé ạ. Đôi mắt màu xanh đậm, long lanh như mắt cháu và mái tóc của mẹ cháu đen tuyền… đen hơn tóc cháu, mềm mại và óng ả… Mẹ cháu đẹp lắm. Nó chẳng thấy có điều gì xấu trên đời hết. Nó chẳng nhận ra…và thế là nó đi mãi.”
“Mẹ cháu đi như thế nào ạ?”
“Chết trong lúc sinh con. Một điều thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Đáng lẽ một người như mẹ cháu sẽ không bao giờ chết. Lẽ ra ta phải chăm chút con gái như ta chăm chút cháu ngoại bay giờ. Đúng ra ta phải làm cha cả thế giới này là một chốn hạnh phú cho con ta. Nhưng nó đã chết… nó để lại con cho ta… và điều này đã làm cho ta nguôi ngoai phần nào nỗi đau mất con gái.”
“Thế còn cha cháu?”
Ngoại tôi lại rơi vào im lặng. Một lúc lâu sau bà mới nói: “Đôi khi những chuyện như thế này ẫn xảy ra. Lớn lên cháu sẽ hiểu. Đôi khi trẻ con ra đời… mà chẳng biết các ông bố ở phương trời nào.”
“Bà muốn nói… ông ấy bỏ mẹ cháu?”
Ngoại cầm tay tôi đưa lên môi hôn. “Không ai có vẻ đẹp mê hồn như mẹ cháu. Nhưng dù chuyện gì đã xảy ra thì mẹ cháu cũng đã để cháu lại cho bà và đó là món quà quý hóa nhất mà mẹ cháu có thể trao cho bà trước lúc ra đi. Thay vì có con gái, ta lại có đứa cháu gái, con của nó và tất cả môi niềm vui lớn nhỏ trong đời đều bắt đầu từ nơi cháu bà, Lenore ạ.”
“Ôi Ngoại, chuyện mới buồn thảm làm sao!”
“Mùa hè năm ấy, mẹ cháu thường hay dạo chơi trong một thung lũng ngát hương và xanh tươi gần nhà. Hoàn toàn là một cô bé ngây thơ. Đáng lẽ bà phải ngăn ngừa mẹ cháu từ trước.”
“Và mẹ đã bị cha cháu bỏ rơi?”
“Bà không thể nói rõ ràng được. Bà chỉ quan tâm đến mẹ cháu vì thế mà bà chỉ biết được đôi chút vào ngày cháu sắp ra đời. Rồi đến ngày cháu được sinh ra… còn mẹ cháu thì chết. Bà nhớ đã ngồi bên giường con gái, trống rỗng, bàng hòang, tuyệt vọng… rồi bà đỡ đi vào, đặt một hài nhi vào tay bà. Cháu chính là sự cứu rỗi của bà. Cuối cùng bà đã nhận ra một điều, bà vừa mất đi đứa con gái nhưng lại có con gái của nó. Kể từ đó cháu đã là tất cả đối với bà, trong đời bà.”
“Ước gì cháu biết cha mình là ai.”
Ngoại tôi lắc đầu, nhún vai.
“Và thế là Ngoại đi đến đây?”
“Phải, bà đã sang đây. Dường như đó là điều tốt đẹp nhất. Chuyện xảy ra với mẹ cháu là một chuyện kinh thiên động địa ở một vùng quê yên ả như thế. Cháu biết mọi chuyện xảy ra như thế nào với những người như Clarkson và bà Dillon rồi đấy. Họ thì thào… họ đưa chuyện, bàn tán. Bà không muốn cháu lớn lên trong những điều dị nghị đầy ác ý.”
“Bà muốn nói họ sẽ khinh thường cháu bởi vì ba mẹ cháu không cưới nhau?
Ngoại gật đầu. “St.Allengère là một dòng họ giàu có… và hùng mạnh, rất có thế lực. Họ chính là cả cái Villers-Mure này. Tất cả mọi người đều làm việc cho họ. Tên tuổi họ lừng lẫy trong giới công nghiệp dệt ở Pháp và Italia nữa. Vì thế mà Monsieur St.Allengère là một nhân vật đứng đầu… là cha của tất cả chúng ta… và các gia đình làm nghề dệt tơ lụa trên thế giới… họ… biết nói thế nào cho cháu nghe đây? Phải… họ có mối giao lưu với nhau. Họ biết rõ về nhau. “Lụa của tôi tốt hơn lụa của bác”. Cháu biết đấy, đại loại mọi việc diễn ra như vậy.”
“Dạ”, tôi đáp mà trong đầu vẫn cố hình dung về mẹ tôi., và người đàn ông đã phản bội mẹ tôi cùng vụ xì – căn – đan về việc tôi ra đời ở Villers-Mure.
“Ngài Francis thỉnh thoảng cũng đi du ngoạn đó đây. Có một cái gì như là tình bạn giữa hai dòng họ… nhưng là tình bạn gì cơ chứ? Nhà nào cũng muốn thứ lụa mình làm ra là tốt nhất. Ai cũng có những bí quyết… Họ chỉ trưng ra một chút chút… và là những điều chẳng có gì là quan trọng.”
“Cháu hiểu Ngoại ạ, nhưng cháu muốn biết chuyện xảy ra với mẹ cơ.”
“Từ trên cao xanh kia nhìn xuống đây, mẹ con sẽ sung sướng lắm khi thấy bà chúa ta bên nhau. Mẹ cháu sẽ hiểu chúng ta có ý nghĩa đối với nhau như thế nào. Ngài Francis đến Villers-Mure chơi. Bà vẫn còn nhớ rõ sự kiện đó. Có một mối liên hệ giữa hai gia đình. Người ta nói từ xa xưa về trước, họ là người trong một nhà. Hãy nghe cái tên của hai họ, St.Allengère trong tiếng Anh là Sallonger.”
“Vậy sao?” Tôi kêu lên giọng thích thú. “Sao mà hai gia đình lại là một trong khi ở hai nứơc khác nhau?”
Ngọai lại nhún một bên vai. “Có lẽ cháu có nghe từ bài giảng của Miss Everton về một cái gì gọi là Edict of Nantes.”
“Ồ có, đó là một văn khế được chính vua Henri đệ tứ của Pháp ký, để coi nào… Cháu nghĩ vào năm 1598.”
“Phải, phải, nhưng nó đã gây nên chuyện gì? Cho phép những người Pháp theo đạo Tin Lành được đi theo niềm tin của mình.”
“Cháu nhớ mà. Nhà vua cũng là một người theo đạo Tin Lành, còn người Paris thì không chấp nhận một ông vua Tinh Lành, thế là Ngài phán rằng Paris xứng đáng với buổi lễ Misa và Ngài sẽ trở thành một tính đồ Thiên Chúa Giáo.”
Ngoại mỉm cười vẻ sung sướng. “Ồ, đó là cái gọi là tri thức đấy cháu à! Phải họ đã tahy đôi tất cả.”
“Nó được gọi là đạo luật Hủy Bỏ và nhiều năm sau nó được vua Louis thứ 13 phê chuẩn.”
“Đúng, và nó đã đuổi hàng vạn người Tin Lành ra khỏi Pháp. Có một chi dòng họ St.Allengère định cư ở nước Anh. Họ dựng lên nhiều nhà máy dệt ở những địa điểm khác nhau. Họ mang theo những bí quyết gia truyền về cách thức dệt ra những tấm vải đẹp nhất. Họ lao động chuyên cần và làm ăn phát đạt.”
“Nghe có vẻ thú vị quá à! Vậy là ngài Francis sang thăm người bà con họ xa ở Pháp?”
“Năm thì mười họa thôi. Người ta cũng chẳng nhớ nhiều đến mối quan hệ dây mơ rễ má đâu. Chỉ có mối quan hệ cạnh tranh giữa Sallonger bên Anh và St.Allengère bên Pháp. Khi ngài Francis qua Pháp người ta chỉ để lộ ra một chút đỉnh thông tin gọi là và cố moi xem ông đang làm cái gì. Họ là địch thủ của nhau mà. Cái đó gọi là cạnh tranh chốn thương trường.”
“Thế là bà gặp ngài Francis khi bà đang ở Villers-Mure?”
Ngoại gật đầu. “Ớ đấy, bà cũng làm việc như đang làm ở đây. Bà có một cái máy dệt. Bà có nhiều bí mật nghề nghiệp đáng giá… và bà bao giờ cũng có thêm những bí quyết dệt lụa mới. Bà là một người thợ dệt lụa khéo léo. Tất cả mọi người sống ở đây đều làm nghề này… và bà cũng thế.”
“Cả mẹ cháu nữa chứ?”
“Cả mẹ cháu cũng thế. Monsieur St.Allengère cho mời bà đến hỏi xem bà có thích sang nước Anh không. Đầu tiên bà còn chưa biết quyết định làm sao. Bà còn chưa tin vào điều đó, nhưng khi hiểu ra, bà thấy ngay đó là một cơ hội vàng. Là điều tốt nhất cho cháu mà cái gì tốt nhất cho cháu thì cũng tốt cho bà. Thế là bà chấp nhận lời đề nghị mời bà sang đây… sống trong ngôi nhà này… dệt những loại tơ lụa đặc biệt khi có yêu cầu… may những bộ quần áo thời trang để quảng cáo sản phẩm dệt.”
“Bà muốn nói ngài Francis cho chúng ta một mái nhà ở đây?”
“Điều đó được thỏa thuận giữa ông ấy và Monsieur St.Allengère. Bà có một chiếc máy dệt, một cái máy may và bà sẽ làm việc cho ngài Fracis như bà đã từng làm ở bên Pháp.”
“Quê hương là nơi có người mình yêu thươg sinh sống. Bà đã có cháu gái của bà và chứng nào cháu còn ở bên bà thì bà đã lấy là mãn nguyện lắm rồi. Cuốc sống ở đây thật tốt lành. Cháu được nuôi dạy cùng các cậu ấm, cô chiêu… và bà tin là cháu học hành tiến bộ. Tiểu thư Julia… con bé có đôi chút ghen tị vì cháu thông minh xinh đẹp hơn phải không? Và cháu yêu quý tiểu thư Cassie phải không? Cô bé ấy cũng giống như chị em ruột thịt với cháu. Ngài Francis là người tử tế. Ông ấy biết giữ lời và phu nhân Sallonger… có thể nói là bà ấy hay đòi hỏi một chút nhưng không có tâm địa gì. Chúng ta nhận được nhiều mà chỉ cần đáp lại một chút. Bà sẽ không bao giờ thôi tạ ơn Chúa vì Ngài đã soi đường chỉ lối cho mình.”
Tôi quàg tay quanh cổ Ngoại và áp sát người vào bà. “Chẳng có vấn đề gì phải không ạ? Chừng nào bà cháu ta còn được ở bên nhau.”
Tôi đã biết chút ít về thân phận mình như thế đấy và tôi cảm thấy rằng còn có nhiều điều tôi cần phải tìm hiểu nữa.
*
* *
Ngoại nói đúng. Cuộc sống là niềm vui. Tôi không còn vướng bận về quá khứ nữa và sự đối xử khác biệt nho nhỏ đối với tôi không còn làm tôi bận tâm nhiều nữa. Tôi không phải con ông cháu cha. Được, tôi chấp nhận. Người ta rất tốt với chúng tôi. Người ta đã cho phép chúng tôi rời cái làng quê nho nhỏ nơi ai cũng biết mẹ tôi đã sinh ra tôi mà chưa làm lễ cưới trước bàn thờ Chúa. Tôi đã hiểu được thế nào là dấu ấn ô nhục của cái chuyện “không chồng mà chửa” bởi vì có hơn một cô gái ở các làng lân cận phải đương đầu với cái mà người ta gọi là “hoảng chưa”. Một trong số họ cũng lấy được cái người đã cùng mình làm chuyện ấy, và người thiếu phụ bây giờ đã có sáu mặt con mà cái tiếng ngày xưa vẫn còn ghi nhớ.
Tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi về cha mình. Đôi khi tôi nghĩ việc không biết cha mình là ai cũng có một cái gì thật lãng mạn. Người ta có thể tưởng tượng cha mình là người thú vị hơn, đẹp đẽ hơn trong thực tế. Một hôm tôi tự nhủ, nhất định tôi sẽ đi tìm cha. Và quyết định này đánh thức trong tôi một kẻ mộng mơ mới mẻ. Tôi có cả một lô những tưởng tượng đẹp đẽ, phong phú về người cha sau buổi trò chuyện với Ngoại. Dần dần tôi không còn mong đợi được đối xử như tiểu thư Julia và Cassie nữa, bởi cuộc đời họ xem ra khá đơn điệu nếu đem ra so sánh với tôi. Họ không được sinh ra bởi một thiếu nữ đẹp tuyệt trần; họ cũng không có một người cha bí ấn, vô danh.
Tôi nhận ra là ở một phương diện nào đó chúng tôi cũng chỉ là kẻ ăn người ở trong gia đình này. Ngoại là một người giúp việc có một địa vị cao hơn – có thể là cùng một nấc thang với ông quản gia Clarkson hoặc ít ra thì cũng bằng bà Dillon – nhưng vẫn là một người đầy tớ không hơn không kém; sở dĩ Ngoại được trả giá cao là vì tài may cắt của bà và tôi được như thế này là nhờ vào đôi tay tài hoa của bà. Thế là… tôi đành chấp nhận số phận của mình.
Đúng là phu nhân Sallonger hay yêu sách lắm. Người ta chờ đới đến ngày tôi sẽ trở thành người hầu gái thân cận của bà. Phu nhân thật đẹp - hoặc đúng hơn đã có một thời xuân sắc và dấu vết của nó vẫn còn lưu lại đến bây giờ. Ngày ngày, bà nằm dài, ẻo lả trên chiếc sofa trong phòng khách, bao giờ cũng trang phục như đi hội với chiếc áo khóac ngoài tuyệt đẹp và Miss Logan phải bỏ ra khối thời gian để làm tóc và mặc quần áo cho phu nhân. Sau khi sửa soạn xong bà sẽ thực hiện một chuyến di giá chậm rãi từ phòng ngủ sang phòng khách, tì cả người vào cánh tay Clarkson trong khi Henry mang cái túi thiêu của bà và chuẩn bị tiếp sức khi có việc gì cần đến. Bà thường lệnh cho tôi đến để đọc sách cho bà. Dường như bà khoái nghĩ việc ra cho tôi làm. Vậy mà bà lúc nào cũng rất mực ngọt ngào, chí có điều cái giọng mệt mỏi của bà dường như có ý oán trách - số phận - tất nhiên rồi, vì đã làm cho bà khốn khổ trong chuyện sinh Cassie và làm cho cô bé trở thành kẻ tật nguyền.
Thường là thế này, “Lenore, mang cho ta cái gối. Ồ, cái này tốt hơn. Cháu sẽ ngồi xuống đây chứ? Làm ơn trải tấm đắp lên chân ta. Chúng đang lạnh cóng đây này. Bấm chuông đi. Ta cần thêm than vào lò sưởi. Mang đồ thêu đan của ta lại đây. Ồ bé, ta nghĩ chỗ này thêu hỏng mất rồi. Cháu có thể thêu lại. Có lẽ cháu sẽ sửa lại cho đẹp hơn. Ta ghét phải làm lại một chuyện gì lắm. Nhưng hãy để sau đã. Bây giờ thỉ đọc sách cho ta nghe…”
Bà sẽ giữ rịt tôi lại để đọc sách, hàng giờ liền. Nhưng bà thường thiếp đi và khi nghĩ rằng bà đã ngủ tôi bèn ngừng lại., thế là nhận được lời khiển trách ngọt ngào và cái lệnh đọc tiếp. Bà thích các tác phẩm của bà Henry Wood. Tôi vẫn còn nhớ các chuyện như là Kênh đào, Những rắc rối của bà Halliburton và East Lynne. Tôi đã đọc to những cuốn truyện này, cho bà chủ nghe và bà bảo tôi có giọng đọc êm dịu ngọt ngào hơn Miss Logan.
Trong suốt thời gian làm những công viêc này tôi luôn nghĩ đến việc chúng tôi nợ nhà Sallonger bao nhiêu. Người ta đã cho tôi đến đây để trốn tránh nỗi nhục do mẹ tôi gây ra. Có một cái gì đó giông giống với trường hợp của tôi trong những câu chuyện của bà Henry Wood và lẽ tự nhiên tôi bị thu hút vào trung tâm những sự kiện đầy kịch tích ấy.
Có lẽ khi người ta ở vào một địa vị khiêm tốn, người ta dễ cảm thông với người khác hơn. Cassie bao giờ cũng là bạn tốt của tôi, Julia quá đanh đá, quá tự phụ để có thể là một người bạn thật sự. Cassie rất khác chị. Nó trông đợi vào sự giúp đỡ của tôi và một trong những điều tốt đẹp trong tôi nếu có là tôi ưa giúp đỡ người khác. Tôi thích có một chút ảnh hưởng đến người khác. Tôi cũng thích chăm sóc những người xung quanh. Tôi nhận ra là mình làm thế không hòan toàn là vì lòng vị tha. Tôi thích cái cảm giác là mình trở nên quan trọng khi giúp đỡ người khác, thế là tôi hết lòng giúp Cassie, học tập. Khi chúng tôi đi bộ, tôi giữ cho nhịp bước của mình khớp với việc di chuyển khó khăn của Cassie trong khi Julia và Miss Everton cư tơn tơn đi trước. Trong lúc cưỡi ngựa, tôi để mắt đến Cassie. Nó đáp lại sự quan tâm của tôi bằng một sự ngưỡng mộ thầm lặng làm cho tôi cảm thấy vô cùng sung sướng. Có vẻ như là có một sự thỏa thuận rằng tôi cần chăm sóc Cassie cũng như phải hầu hạ phu nhân Sallonger thật chu đáo. Có một người nữa cũng làm dấy lên trong tôi sự cảm thương sâu sắc đó là Willie. Nó là đứa trẻ mà bà Dillon gọi là “của nỡ của Winnie Wardle”. Theo lời đồn trong vùng, Winnie Wardle là “một ả nông nổi”, “không thể khá hơn được”, người đã gặt hái phần thưởng và đồng thời “lãnh đủ sự trừng phạt” với việc cho ra đời Willie.
Thằng bé là kết quả của “tình bạn” giữa cô ta và một tay lái ngựa vẫn lai vãng đến vùng này, cho đến lúc bụng của Winnie đột nhiên lại to ra thì hắn cũng cao chạy xa bay. Winnie tự cho là mình biết cách xử lý trong những trường hợp này cho nên đã tìm đến một bà già không ngoan sống cách biệt trong một túp liều trong rừng, cách Nhà Tơ lụa chừng một hay hai dặm. Nhưng dù vậy lần này cô ta không đủ khôn ngoan và âm mưu của cô ta không thành, thằng bé Willie vẫn ra đời - một lần nữa theo lời của bà Dillon thì nó “không đáng giá một đồng chinh mẻ”. Bà chủ không muốn đuổi người mẹ ra ngoài đường nên cô ta vẫn được phép ở lại cùng với con. Nhưng trước khi nó đầy một năm, tay lái ngựa lại xuất hiện thế là Winnie chạy biến với hắn trút tất cả gánh nặng tội lỗi của mình lên vai người khác. Thằng bé được đem đến chuồng ngựa để bà Carter, vợ của người giám mã trưởng, nuôi nấng. Bà này đã cố đẻ cho bằng được một đứa con nhưng vẫn không có kết quả đành vui lòng nuôi con người khác vậy. Nhưng chẳng bao lâu sau khi nhận Willie về nuôi bà ta lại có bầu và đẻ một mạch sáu đứa con nên chẳng còn hơi sức đâu mà quan tâm đến Willie nhất là nó lại là một đứa “dở người”.
Tội nghiệp Willie – nó chẳng thuộc về ai cả; chả có ai quan tâm đến nó. Tôi thường nghĩ nó không ngu như cái vẻ bên ngoài. Nó không biết đọc biết viết, nhưng mà nhiều người làm ở đây cũng hoàn toàn mù chữ. Willie có một con chó lai thường theo chân nó đi khắp nơi và được mệnh danh theo lời bà Dillon là “một con chó chết tiệt”. Tôi lấy làm mừng là Willie cũng còn có một cái gì yêu thương nó và còn có chỗ để nó bộc lộ tình cảm của mình. Dường như nó trở nên khôn ngoan hơn kể từ khi có con chó. Nó thích ngồi bên con vật trung thành khi thì ở bên hồ để cùng nhìn mặt nước khi thì trong rừng vốn không xa tòa nhà chính bao nhiêu. Rừng gây nên cho ta bao bất ngờ. Những hàng cây nối nhau bất tận rồi đột nhiên hiện lên một hồ nước. Trẻ con bắt cá quanh hồ. Người ta có thể nhìn thấy lũ trẻ nhà quê với những cái giỏ cột sau lưng, nghe thấy tiếng chúng cười ré lên khi bắt được một con nòng nọc. Lau sậy mọc đầy ven hồ với những chùm hoa nở bung như những ngôi sao nhỏ - mà chúng tôi đặt tên là mũ chỏm - rập rờn theo gió. Tôi không bao giờ hết ngạc nhiên trước vẻ đẹp kỳ diệu của rừng cây. Nó bao giờ cũng đầy ắp những điều làm ta ngạc nhiên. Nếu bạn cưỡi ngựa trong rừng, bất chợt bạn có thể ngừng lại trước vài nếp nhà hoặc một cái liều nhỏ hoặc thôn nhỏ. Có một lúc nào đó cây cối bị đốn xuống nhường chỗ cho sự xâm nhập của con người, nhưng việc này xảy ra lâu đến nỗi không còn ai nhớ được là khi nào nữa.
Tháng năm đã thay đổi rừng cây nhưng đó chỉ là sự thay đổi nho nhỏ. Cuộc chinh phục của người Norman đã bao trùm lên hầu hết vùng Essex, nhưng giờ đây vẫn còn vài tòa nhà lớn, những thôn làng cổ xưa, nhà thờ, trường học dành cho nữ sinh và một vài túp liều nhỏ.
Không dễ gì mà tiếp xúc được với Willie. Nếu có ai muốn thủ nói chuyện với nó, nó sẽ có cái vẻ như một con hươu giật mình cảnh giác; nó sẽ đứng bất động trong tư thế sẵn sàng nghênh chiến. Nó không tin bất cứ ai.
Thật lạ lùng việc con người ta thích bắt nạt kẻ yếu hơn mình. Có phải đó là vì người ta muốn người khác chú ý đến sức mạnh của mình? Bà Dillon là một trong những người như vậy. Bà ta cũng là người thích nhấn mạnh rằng tôi không ở cùng một giai cấp với những người bạn của tôi. Có vẻ như là thay vì cố gắng nâng đỡ Willie, người đàn bà này lại tô đậm thêm cái nét “dở người” của nó.
Lẽ tự nhiên, nó được nuôi ăn để phụ việc trong nhà. Nó múc nước từ dưới giếng mang vào nhà bếp và cọ rửa sân xướng. Tất cả những công vịêc này nó đều thực hiện một cách vui vẻ; cũng như một thói quen. Rồi một hôm bà Dillon sai nó: “Đi vào nhà kho mang cho tao một lọ mứt mận, rồi bảo cho tao biết còn bao nhiêu lọ trong đó, nghe chưa?” Bà ta muốn chứng kiến cảnh Willie quay lại chnẳg có mứt mận gì hết với một vẻ rối trí thật sự, để bà có thể hỏi trời cao đất dày và thắc mắc với các vị thánh thần có thể nghe được tiếng nói của bà là bà đã làm gì mà phải đeo vào cổcái thằng đần như một con lừa điếc này.
Willie không biết đếm. Nó chịu không biết xoay xở thế nào với nhiệm vụ được giao. Điều này tạo cho tôi một cơ hội. Tôi ra hiệu cho nó và đi theo nó đến nhà kho. Tôi lấy ra một lọ và giơ sáu tay lên. Nó chằm chằm nhìn tôi, một lần nữa tôi lại giơ sáu ngón tay lên. Cuối cùng thì gương mặt nó cũng nở ra một nụ cười. Willie quay lại nhà bếp. Tôi nghĩ là bà Dillon sẽ thất vọng khi nó quay về với cái mà bà đòi hỏi. “Được, vậy còn bao nhiêu lọ?” Tôi đang lớ xớ ở gần đó, ngay sau lưng bà Dillon, thế rồi tôi giơ sáu ngón tay lên. Willie cũng làm theo.
“Sáu lọ à?” bà Dillon la lên. “Ít thế thôi à. Trời đất, tôi biết làm gì khi người ta khoác vào cổ tôi cái đồ đần thối ra thế này?”
“Đúng thế đấy bà Dillon ạ”, tôi nói, “Cháu đã vào và kiểm tra. Chỉ còn sáu lọ thôi.”
“À, lại là cô hả Lenore. LẠi dúng mũi vào mọi chuyện hả?”
“Chả là, cháu nghĩ bà muốn biết.”
Tôi bước ra khỏi bếp thầm hy vọng là mình đã làm thế với tất cả phẩm giá. Tôi đi qua con chó nhỏ của Willie đang kiên nhẫn ngồi đợi chủ.
Bất cứ lúc nào có dịp tôi cũng cố giúp đỡ Willie. Tôi thường bắt gặp nó nhìn trộm tôi nhưng lại vội nhìn đi chỗ khác khi biết tôi phát hiện.
Ước gì tôi có thể giúp nó nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng mình có thể dạy nó học chữ bởi vì nó không đần độn như mọi người tưởng.
Tôi cũng thường nói chuyện về nó với Cassie và cô cũng dễ dàng động lòng thương, cũng sẵn lòng làm một việc làm gì nho nhỏ cho nó chẳng hạn chỉ cho nó những cây bắp cải ngon nhất trong vườn của bà bếp những khi nó được bà Dillon sai làm việc đó.
Tôi quan tâm đến hành vi của mọi người xung quanh và tự hỏi tại sao một người như bà Dillon vốn có một cuộc sống như nguyện lại khoái làm cho cuộc sống của một kẻ khốn khổ như Willie thêm khôn nạn hơn. Willie có tật hãi người. Có lần tôi bảo Cassie, “Nếu nó có thể thoát khỏi nỗi sợ người khác, nó có thể trở nên thông minh hơn.”
Cassie đồng ý với tôi. Cô ấy bao giờ cũng hiểu đúng ý tôi. Có lẽ đó là lý do khiến tôi thích làm bạn với Cassie đến thế.
Bà Dillon không lùi bước. Bà bảo phải “tống cổ” Willie đi chỗ khác vì không có lý nào một nơi danh giá như Ngôi nhà Tơ lụa này lại chứa chấp một đứa dở người dở ngợm. Khi nào ngài Francis đến đây bà sẽ thưa với ông chuyện này. Nói bất cứ chuyện gì với bà chủ cũng chả được tích sự gì mà Clarkson lại không có quyền đuổi người.
Tôi tin rằng bà nghĩ muốn đánh Willie thì không cách nào tốt hơn việc nhắm vào con chó của nó. Thế là một hôm bà ta tuyên bố con chó đã tha mất một phần đùi cừu để trên bàn. Tôi có mặt ở đó khi bà ta nói thế rồi tuyên bố cái án tử hình cho “phường trộm cắp”.
Clarkson làm ra vẻ quan trọng, ông ta ngồi xuống bàn như một ông quan tòa.
“Bà có thấy con chó ăn cắp miếng thịt đi không bà Dillon?”
“Gần như thế.”
“Như vậy bà không chứng kiến hành động này?”
“À, tôi trông thấy nó lảng vảng quanh đấy… mắt dán vào vật nó có thể lấy trộm, tôi vừa quay lưng đi là nó phóng đến như một tia chớp, ngoạm lấy miếng thịt trên bàn và chạy mất.”
“Cũng có thể là một con chó khác,” Clarkson gợi ý. Nhưng bà Dillon đâu có dễ gì chịu thua. “Úi giời, tôi biết phân biệt chứ. Đừng có mà đùa với tôi. Tôi nhìn thấy nó ở đây bằng chính con mắt này này.”
Tôi không thể nhịn được đành xen vào. “Nhưng bà Dillon, bà đâu có nhìn thấy con chó ăn cắp miếng thịt.”
Bà ta giận dữ quay sang tôi. “Này, cô làm cái giống gì ở đây vậy? Xía mũi vào mọi chuyện phỏng? Bất cứ ai cũng có thể nghĩ cô là một người trong gia đình thay vì…”
Tôi nhìn thẳng vào mặt bà ta. Clarkson tỏ vẻ bối rối. Ông ta nói: “Này, chuyện này đi ra ngoài trọng tâm rồi. Nếu bà không chính mắt trông thấy con chó ngoạm miếng thịt thì bà không thể đoán chắc việc nó làm.”
“Tôi sẽ gọi một người thợ săn đến, bảo anh ta dí cho nó một phát súng. Tôi sẽ không cho phép nó loanh quanh ở đây ăn cắp thức ăn của tôi đâu. Điều này quá sức chịu đựng và tôi không chịu thua đâu.”
Vấn đề không dừng lại ở đấy. Người ta chia làm hai phe. Con chó phải bị trừng phạt. Dù sao nó cũng chỉ là con chó hoang bé nhỏ khốn nạn. Không, phải để cho cậu bé khốn khổ bầu bạn với nó. Cậu ta có được cuộc được này ưu đãi gì nhiều đâu.
Willie tội nghiệp mất hết cả hồn vía, nó bỏ chạy cùng con chó nhỏ. Đang là mùa đông và ai cũng tự hỏi không hiểu thằng bé xoay xở ra sao trong thời tiết này. Bà Carter nằm mơ là nó nằm ở đâu đó trong rừng… lạnh cóng cho đến chết.
May nói cô nghe thấy có những tiếng động lạ trong nhà, cô nghĩ cô nghe thấy có tiếng chó tru từng hồi. Còn Jenny trong lúc đi qua rừng, cô có trông thấy Willie dắt con chó. Cả hai đều chỉ là những cái bóng ẩn hiện rồi đột nhiên chúng biến mất.
Bà Dillon tỏ ra lo âu. Bà ta là người kết án con chó. Bà ta không lấy gì làm chắc về cái đùi cừu. Có thể là một con chó khác đã ăn cắp. Bà ta ước gì mình đừng nói là sẽ cho người đến bắn chết con chó. Bà ta đâu có thực lòng muốn vậy. Cũng không nên trách cứ bà, một người chỉ hết lòng thực thi nghĩa vụ đối với chủ.
Thật là nhẹ cả người khi Willie lại trở về, quần áo tả tơi và suýt chết đói. Bà Dillon lập tức lại nghiệt ngã với nó, bảo nó không được hành động ngu ngốc như vậy nữa… không được bỏ đi như thế… đã ai bắn con chó mà phải sợ, chỉ là một cách nói thôi.
Sau đó, mọi người trở nên tử tế với nó hơn một chút. Rồi sự cố này cũng trôi qua một cách tốt đẹp, cả người lẫn chó đều mau chóng hồi phục.
Cuộc sống lại trôi qua êm ả như trước đây. Đôi khi Julia rất thân thiện nhưng cô có thể đùng một cái trở nên ngang ngược như thể chợt nhớ ra rằng tôi không phải là người bằng vai phải lứa với cô. Julia có thể trở nên mất kiên nhẫn với Cassie vì cô em gái dễ dàng bị mệt, nhưng cô không ngại ngùng trong việc chép bài của tôi ở lớp học và yêu cầu tôi soạn câu trả lời cho các bài tập mà Miss Everton giao cho chúng tôi. Có thể là chúng tôi cũng chịu đựng được nhau và tôi nghĩ nhìn chung cô ta cũng cảm thấy vui mừng là có tôi bên cạnh. Tôi là bạn với Julia nhiều hơn là Cassie. Hai chúng tôi cùng thực hành cho ngựa chạy vượt rào và có một cuộc cạnh tranh thân tình giữa hai đứa chúng tôi.
Với Cassie mọi việc có khác. Cô phải nằm nghỉ vào tất cả các buổi chiều. Tôi thường phải giúp cô tháo giày ra và ngồi bên nhau, chúng tôi cùng trò chuyện, hoặc chơi trò đố vui. Thỉnh thoảng tôi cũng kể cho cô nghe về những rắc rối của bà Halliburton hoặc những thử thách đối với phu nhân Isabel trong tiểu thuyết East Lynne. Cô thích nghe những câu chuyện như vậy và để mặc cho những giọt nước mắt lặng lẽ tuôn rơi vì cảm thương cho nỗi đau khổ của những nhân vật nữ bất hạnh này.
Các chàng trai ở lại trường nội trú. Tất cả chúng tôi đều mong mỏi ngày họ được nghỉ hè, nhưng khi họ ở nhà rồi thì điều đó không bao giờ giống như chúng tôi vẫn hình dung và thường thì tôi cảm thấy mừng khi họ lại ra đi – khi Charles lại ra đi. Mọi việc có khác đối với Philip. Anh giống Cassie hơn, một tâm tính dịu dàng, đôn hậu. Tôi nghĩ anh em họ giống phu nhân Sallonger l
Bình luận truyện