Một Phát Một Mạng
Chương 19
Reacher đang ngủ trên giường trong căn phòng số 310 ở khách sạn Marriott. Ông nằm ngửa, như một người chết. Ông và Hutton đã trò chuyện quá lâu trong quán cà phê đến nỗi bà suýt muộn cuộc hẹn. Bà xem đồng hồ vào lúc bốn giờ kém năm phút và đã dúi thẻ khóa phòng cho ông, và nhờ ông cất túi xách của mình vào phòng. Rồi bà chạy vội ra đường. Ông nghĩ rằng lẽ ra mình nên trả thẻ khóa ở bàn tiếp tân. Nhưng ông không làm vậy. Ông không phải đi đến nơi nào cụ thể cả. Hoặc là chưa. Nên ông cất túi xách và ở lại trong phòng.
Ông không sướng điên lên vì được ở lại phòng 310, nếu cân nhắc mọi điều kiện. Nó nằm trên tầng ba, khiến cho việc thoát ra bằng cửa sổ rất khó khăn. Phòng số tám ở nhà trọ thì tiện hơn nhiều. Tầng trệt, khu nhà cũ, nó cho người ta một cơ hội may rủi khá cao. Mở cửa sổ, bước ra, tìm con hẻm, hay một cánh cửa, hay một cái cửa sổ khác. Ở đó thì dễ. Ở đây không dễ chút nào. Ông đang ở tầng ba. Leo xuống cũng lâu đấy. Và ông không biết chắc cửa sổ của khách sạn Marriott có mở được hay không. Có thể nó không mở. Có thể những luật gia ở văn phòng chính ngại liên đới. Có thể họ đã lường trước một trận lũ những đứa trẻ sơ sinh rơi xuống nền trải nhựa của bãi đậu xe. Hay có thể nó thuộc vấn đề mở rộng quy mô. Có thể giá chốt cửa và tay nắm cửa vượt qua hóa đơn máy điều hòa một ít. Bất kể vì lý do gì đi nữa, thì căn phòng này cũng không phải lựa chọn tuyệt vời. Không một chút nào. Không thích hợp cho cư trú dài hạn.
Nhưng cho một thời gian ngắn thì nó cũng tạm ổn. Thế nên ông nhắm mắt và thiếp đi. Hãy ngủ khi có thể, vì mi không thể biết khi nào mình sẽ được ngủ lại. Đó là quy tắc cổ điển trong quân đội.
Kế hoạch của Emerson rất đơn giản. Ông để Donna Bianca ở phòng số bảy. Bảo hai viên cảnh sát tuần tiễu cất xe họ cách ba con đường rồi đi bộ trở lại và chờ trong phòng số chín. Ông cho một chiếc xe chờ cách hai con đường sau lưng nhà trọ, và một chiếc cách bốn khối phố về hướng Bắc, nơi có những bãi bán xe, và chiếc nữa cách hai khối phố về hướng Nam. Ông yêu cầu tay quản lý thức canh chừng qua cửa sổ, và gọi cho Bianca ở phòng số bảy ngay khi thấy người mà anh ta biết dưới tên Heffner bước vào.
Eileen Hutton trở về khách sạn Marriott lúc bốn giờ ba mươi. Không có thẻ khóa ở bàn cho bà. Không có lời nhắn. Thế nên bà vào thang máy đi lên và theo những mũi tên hướng dẫn đến phòng 310, gõ cửa. Im lặng một thoáng rồi cánh cửa mở ra và Reacher để bà bước vào.
Bà hỏi, “Phòng của em thế nào?”
Ông đáp, “Giường khá thoải mái.”
Bà nói, “Em có trách nhiệm phải gọi cho Emerson nếu thấy anh.”
“Em có gọi không?”
“Không.”
“Khai man trước tòa và chứa chấp kẻ đào thoát. Chỉ trong có một ngày.”
Bà lục ví rồi lấy ra danh thiếp của Emerson. “Anh là nghi can duy nhất của họ. Ông ta cho em ba số điện thoại khác nhau. Họ có vẻ rất nghiêm trọng.”
Ông lấy tấm danh thiếp trên tay bà. Bỏ nó vào túi sau cùng với miếng khăn giấy có ghi số điện thoại của Helen Rodin. Ông đã trở thành một cuốn niên giám biết đi.
Ông hỏi, “Chuyện với ông Rodin thế nào?”
“Thẳng thắn.”
Ông không nói gì. Bà đi loanh quanh, xem xét căn hộ. Phòng tắm, phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp. Bà lấy túi xách của mình và dựa nó vào tường ngay ngắn.
Bà hỏi, “Anh muốn ở lại không?”
Ông lắc đầu.
Ông nói, “Không được.”
Bà nói, “Được thôi.”
“Nhưng anh sẽ quay lại sau, nếu em muốn.”
Bà ngừng lại một thoáng.
“Được thôi. Trở lại sau nhé.”
Alex Rodin quay vào phòng, đóng cửa lại và gọi điện cho Emerson.
Ông hỏi, “Ông tóm được hắn chưa?”
Emerson đáp, “Không sớm thì muộn thôi. Chúng tôi đang tìm hắn khắp nơi. Và đang canh chừng căn phòng hắn thuê. Hắn ở một phòng trọ. Dùng tên giả.”
“Thú vị nhỉ. Có nghĩa là có thể hắn đã dùng tên giả ở Metropole nữa.”
Emerson nói, “Tôi sẽ xem lại. Tôi sẽ cho lễ tân xem tấm ảnh.”
Rodin nói, “Chúng ta sẽ tóm cổ hắn.” Ông gác máy, nghĩ đến hai dòng tít đóng khung mới sẽ treo trên vách văn phòng. Trước tiên là Barr, rồi đến Reacher.
Reacher ra khỏi phòng của Hutton và đi cầu thang thay vì dùng thang máy. Ở tầng trệt, ông tránh lối vào khách sảnh và tìm thấy một hành lang phía sau có một cửa thoát hiểm nằm ở cuối đường. Ông đẩy cánh cửa thoát hiểm mở ra và dùng chân giữ nó mở hờ. Lấy tấm danh thiếp của Emerson ra, xé đôi nó theo chiều dài, rồi gấp phân nửa có tên trên đó lại làm bốn. Ông ấn tịt lưỡi khóa vào trong bằng đầu ngón tay cái và lấy mảnh giấy gấp chêm nó trong đó. Ông nhẹ nhàng khép cửa và đẩy nó khớp vào khung cửa bằng lòng bàn tay. Rồi ông bỏ đi, qua thùng rác lớn, qua bãi đậu xe của nhân viên, ra ngoài đường thẳng về hướng Bắc. Hè phố đông đúc và những làn xe bắt đầu tắc nghẽn. Ông bước đi với tốc độ bình thường và lợi dụng chiều cao của mình để quan sát từ xa, tìm các xe tuần tiễu hay cảnh sát ở các góc phố. Trời vẫn còn ấm. Có một cơn áp thấp ở đâu đó. Ở rất gần đây. Áp suất không khí khá cao, nén xuống, chặn lại cái mùi đất ẩm và phân bón ni tơ trong không khí.
Ông đến chân xa lộ treo và rẽ về hướng Tây dưới bóng nó. Mặt đường xa lộ chạy dọc trên những cây trụ cao bốn mươi bộ. Bên dưới nó là những khu đất bừa bộn, một số để trống và đầy rác, một số có những tòa nhà gạch cũ với cửa thông gió tối om trên mái, một số có nhà kho mới bằng kim loại chứa những tiệm làm đồng xe và tiệm sơn xịt. Ông đi qua phía sau tòa cao ốc kính đen và vẫn ở nguyên dưới bóng xa lộ rồi rẽ về hướng Nam, chuẩn bị băng ngang qua phía sau thư viện. Bất ngờ ông dừng chân, cúi xuống lắc lắc cái giày. Như có sạn trong giày. Liếc nhìn dưới cánh tay ra sau và không thấy ai theo mình cả. Không có đuôi bám.
Ông đi tiếp. Sau thư viện thì ông đi giữa trời trong bốn mươi thước. Quảng trường nằm về hướng Đông của ông. Ông dừng lại trong một thoáng ở cái chỗ mà ông cho rằng nằm ngay dưới nơi Helen Rodin đã đậu xe ngày hôm trước và là nơi James Barr chắc đã đậu trong ngày thứ Sáu. Xuống thấp bốn mươi bộ, cảnh vật khác hẳn nhưng về hình học thì giống nhau. Ông có thể thấy những vòng hoa héo úa dựa vào bức tường phía Nam của cái hồ nước. Chúng là những vệt màu nhàn nhạt ở xa. Bên ngoài chúng là cánh cửa của Sở Đăng kiểm. Người ta bước ra một mình hay từng đôi. Ông xem đồng hồ. Năm giờ kém mười.
Ông đi tiếp ngoài khoảng trống và băng ngang đến khối phố cực Bắc của đường số Một. Ông đi vòng một khối về hướng Nam và ba khối về hướng Đông rồi đi lên đến lối vào bãi đậu xe từ hướng Tây. Ông đi lên con dốc và tìm thấy ống kính máy quay an ninh. Nó là một vòng kính nhỏ bẩn bụi được gắn trên một chiếc hộp trơn màu đen bắt trên cao ở giao điểm của hai cây xà nhà bằng bê tông. Ông vẫy tay với nó. Nó quá cao, lý tưởng đối với ông. Lẽ ra nó phải thấp hơn, ngang tầm với bảng số xe. Nhưng tất cả các cây cột dưới khoảng ngang hông đều bị trầy xơ xác. Một cầu vồng nhiều màu khác nhau. Giới tài xế nói chung khá bất cẩn. Gắn thấp hơn, chiếc máy quay chắc chỉ sống sót được một ngày rưỡi. Có thể ít hơn.
Ông đi lên con dốc đến tầng hai. Nhắm về hướng Bắc và Đông, đến góc tít trong cùng. Bãi đậu xe yên lặng và vắng vẻ, nhưng chật xe. Chỗ đậu mà James Barr từng dùng đã có xe đậu. Không có chỗ dành cho sự đa cảm khi phải giành chỗ đậu xe ở khu thương mại. Không có chỗ dành cho lòng tôn kính.
Biên giới giữa bãi đậu xe cũ và khu xây dựng mới được đánh dấu bằng một bộ ba dải băng giăng giữa các cây cột. Có dòng chữ Chú Ý Không Được Vào trên dải băng tiêu chuẩn màu vàng - đen của nhà thầu, bên trên và bên dưới nó là những đoạn băng mới màu xanh - trắng Đường Vạch Cảnh Sát Không Được Băng Qua.Ông dùng cẳng tay kéo cả ba dải băng lên cao hơn và chui qua bên dưới. Không cần phải quỳ một gối xuống. Không cần làm xơ rách chiếc quần jeans. Không cần phải để lại cả đống sớ vải. Không cần thậm chí là với một người cao hơn Barr đến mười lăm phân, và thậm chí dải băng mới còn thấp hơn mười lăm phân so với dải băng mà Barr đã gặp. Hắn đã đi quá xa theo nghĩa đen khi cố để lại bất kỳ chứng cứ gì có thể.
Reacher bước vào chỗ tối. Khu xây dựng mới có hình chữ nhật. Có lẽ bốn mươi thước theo chiều Nam-Bắc, hai trăm thước theo chiều Đông-Tây. Có nghĩa là Reacher đến cái góc Đông Bắc mới sau ba mươi lăm bước chân. Ông đứng lui lại cách bức tường vành đai sáu bộ và nhìn xuống về bên phải. Ông có được tầm nhìn tuyệt hảo. Không cần phải dựa vào cây cột. Không cần vặn vẹo như một con ngựa cọ lưng trong một cánh đồng cỏ mùa hè.
Ông đứng đó nhìn. Người ta đang đi ra khỏi tòa văn phòng chính phủ càng lúc càng đông. Một dòng khá lớn. Vài người dừng chân châm thuốc lá ngay khi họ vừa ra ngoài. Những người khác đi tiếp thẳng về hướng Tây, người đi nhanh, người bước chậm. Tất cả rẽ và đi quanh rìa phía Bắc của cái hồ. Không một ai đi vào nơi những nạn nhân của Barr đã đi. Những vòng hoa tưởng niệm xua đuổi họ. Một sự nhắc nhở. Do đó thật khó đánh giá cảnh tượng hôm thứ Sáu trông ra sao. Khó, nhưng không phải là không thể. Reacher nhìn những người đang bước và, trong hình dung, bắt họ từ bỏ những bước rẽ phải đầy tôn trọng của họ. Ông tưởng tượng họ tiếp tục đi thẳng. Họ sẽ chậm bước khi vào đến đoạn cổ chai. Nhưng không quá chậm. Và họ sẽ ở gần. Sự kết hợp giữa tốc độ vừa phải và sự kề cận sẽ gia tăng góc lệch. Nó sẽ làm cho công việc trở nên khó hơn. Đó là nguyên tắc căn bản khi sử dụng súng trường. Một con chim bay ngang bầu trời cách một trăm thước là một mục tiêu dễ bắn. Cũng con chim đó với cùng một tốc độ bay trước mặt bạn sáu bộ lại là một mục tiêu không thể bắn trúng.
Ông hình dung mọi người đi xuôi từ phải qua trái. Ông nhắm một mắt lại và vươn tay ra chỉ bằng ngón tay. Tạch, tạch-tạch, tạch-tạch-tạch. Sáu phát có ngắm. Bốn giây. Nhanh. Bài toán hình học gay go. Căng thẳng, lộ liễu, dễ bị tấn công.
Sáu phát, gồm cả phát cố tình trượt.
Tài năng ngoại hạng.
Họ không quên.
Ông thả tay xuống bên hông. Trong chỗ tối này lạnh. Ông rùng mình. Không khí lạnh và ẩm ướt và nồng mùi vôi vữa. Trời Kuwait City rất nóng. Không khí rung rinh và tràn đầy mùi đất bụi bị nung khô và cát sa mạc. Reacher đã đứng trong bãi đậu xe và đổ mồ hôi. Con đường bên dưới ông sáng lóa lên. Tàn bạo. Như một cái lò nung.
Trời Kuwait City rất nóng.
Bốn phát ở đó.
Sáu phát ở đây.
Ông đứng nhìn mọi người đi ra từ cánh cửa Sở Đăng kiểm. Đông quá. Mười, mười hai, mười lăm, hai mươi. Họ rẽ và đi vòng hướng Bắc rồi lại rẽ và đi về hướng Tây giữa cái hồ và con công của NBC. Họ nhường bước cho nhau. Nhưng nếu họ vào trong đoạn cổ chai thì sẽ phải chen chúc nhau.
Họ đông quá.
Sáu phát, trong bốn giây.
Ông tìm một ai đó đứng yên. Không thấy một ai. Không có cớm, không có những người già mặc bành tô. Ông quay đi và bước lại những dấu chân mình.
Nâng dải băng lên và chui bên dưới và quay trở xuống đoạn dốc. Chuồn ra đường và rẽ về hướng Tây, đi thẳng đến vùng tối dưới xa lộ. Nhắm hướng thư viện.
Ông băng qua bốn mươi thước ngoài trời, men theo bức tường bên hông của thư viện và vào qua lối dành cho người tàn tật. Ông phải đi gần chiếc bàn, nhưng ông không lo điều đó. Nếu Emerson bắt đầu phân phát lệnh truy nã thì ông ta sẽ đến các bưu điện và quán rượu và khách sạn trước. Phải mất một thời gian khá lâu thì ông ta mới đi vận động những người thủ thư.
Ông đi đến khách sảnh an toàn và bước đến dãy điện thoại công cộng. Lấy tờ khăn giấy trong túi ra rồi bấm số di động của Helen Rodin. Cô nghe ở hồi chuông thứ năm. Ông hình dung cô lục túi xách, liếc nhìn màn hình, lóng ngóng bấm nút.
Ông hỏi, “Cô đang một mình chứ?”
“Reacher đấy à?”
Ông đáp, “Phải. Cô đang một mình chứ?”
Cô đáp, “Có. Nhưng ông đang gặp rắc rối to.”
“Ai gọi cho cô?”
“Cha tôi.”
“Cô tin ông ấy không?”
“Không.”
“Tôi sẽ đến gặp cô.”
“Có một tay cảnh sát trong khách sảnh.”
“Tôi cũng nghĩ vậy. Tôi sẽ đi lối nhà xe.”
Ông cúp máy, đi trở lại ngang qua bàn giấy và ra ngoài lối vào bên hông nhà. Trở lại dưới xa lộ. Ông đi dưới bóng che chắn của nó cho tới khi ông đối diện với mặt sau tòa cao ốc kính đen. Đối diện con dốc cho xe lên. Ông xem xét bên trái, bên phải rồi đi thẳng xuống. Đi qua những chiếc xe tải của NBC, qua chiếc Mustang mà ông nghĩ là của Ann Yanni, đến thang máy. Ông nhấn nút gọi và chờ. Xem đồng hồ. Năm giờ ba mươi. Phần lớn mọi người đang rời tòa nhà. Buồng thang máy đi xuống chắc ngừng ở tầng khách sảnh. Buồng thang máy đi lên, có lẽ không. Ông hy vọng vậy.
Buồng thang máy đến nhà để xe và ba người đi ra. Họ bỏ đi. Reacher bước vào. Bấm số 4. Bước lui. Buồng thang máy chạy lên một tầng rồi dừng lại. Trong khách sảnh. Hai cánh cửa trượt trở lại như cánh màn sân khấu. Tay cớm đứng ngay đó, cách thang máy bốn bộ, mặt hướng về phía khác. Chân ông ta dạng ra và tay chống nạnh. Ông ta đứng gần bên hầu như có thể chạm được. Một người đàn ông bước vào thang máy. Ông ta không nói năng gì. Chỉ khẽ gật đầu theo kiểu bạn đồng hành thang máy. Reacher gật đầu trả. Ông ta bấm số 7. Hai cánh cửa vẫn còn mở. Tay cớm nhìn con đường. Người mới vào lắc lắc cái nút. Tay cớm động đậy. Ông ta lột mũ ra khỏi đầu rồi luồn tay vuốt tóc. Cửa đóng lại. Thang máy đi lên.
Reacher đi ra ở lầu bốn, và đi qua một nhóm người đang ra về. Helen Rodin mở sẵn cửa cho ông. Ông bước vào phòng và cô đóng cửa lại. Cô đang mặc một chiếc váy ngắn màu đen và áo trắng. Cô nhìn rất trẻ. Như một nữ sinh. Và có vẻ lo lắng. Như một người đang bối rối.
Cô nói, “Tôi phải nộp ông cho cảnh sát.”
Reacher nói, “Nhưng cô sẽ không làm thế.”
Cô đáp, “Không. Tôi phải nộp, nhưng tôi sẽ không làm.”
Reacher nói, “Sự thật là tôi mến cô bé ấy. Cô ta là một cô bé dễ thương.”
“Cô ta đã gài ông.”
“Tôi không bực mình.”
“Một kẻ nào đó không thích cô ta.”
“Chúng ta không chắc được. Tình cảm không có trong chuyện này. Cô ta là thứ xài xong thì vứt bỏ, chỉ vậy thôi. Một phương tiện để đạt được cứu cánh.”
“Kẻ giật dây quả thật không muốn ông hiện diện chút nào.”
Reacher gật đầu. “Điều đó là chắc chắn. Nhưng hắn rủi đứt đi rồi, vì giờ thì tôi không bỏ đi nữa. Hắn vừa mới tự mình đảm bảo điều đó.”
“Ở lại thì có an toàn không?”
“Tàm tạm. Nhưng chuyện cô bé này sẽ làm tôi chậm lại. Thế nên cô phải thực hiện phần lớn công việc.”
Cô dẫn ông vào phòng bên trong. Cô ngồi vào bàn giấy. Ông đứng cách cửa sổ khá xa. Ông ngồi xuống sàn nhà và dựa lưng vào tường.
Helen nói, “Tôi đã bắt đầu công việc. Tôi nói chuyện với Rosemary và những người hàng xóm của Barr. Rồi tôi trở lại bệnh viện. Tôi nghĩ là chúng ta đang cần một kẻ có tên là Charlie. Nhỏ con, tóc đen lởm chởm. Khoái chơi súng. Tôi có cảm giác hắn thuộc loại người ẩn mặt. Tôi nghĩ tìm ra hắn không dễ đâu.”
“Hắn có mặt được bao lâu rồi?”
“Hình như năm hay sáu năm. Hắn là người bạn lâu dài duy nhất mà mọi người có thể nêu lên. Và hắn là kẻ duy nhất mà Barr thừa nhận.”
Reacher lại gật đầu. “Tôi chấp nhận điều này.”
“Và Barr không biết Jeb Oliver cũng không chơi ma túy.”
“Cô tin hắn ư?”
Helen đáp, “Vâng, tôi tin. Thật vậy. Ngay bây giờ thì tôi tin mọi chuyện hắn nói. Như thể hắn đã bỏ ra mười bốn năm để làm lại cuộc đời và giờ thì hắn không thể tin là mình đi lại đường cũ. Tôi nghĩ là hắn cũng đau buồn về chuyện này như bất cứ ai khác.”
“Ngoại trừ các nạn nhân ra.”
“Nương tay với hắn tí chút nào, Reacher. Một chuyện kỳ quái đang xảy ra.”
“Gã Charlie này biết chuyện ở Kuwait City không?”
“Barr không nói. Nhưng tôi nghĩ là biết.”
“Gã sống ở đâu?”
“Barr không biết.”
“Barr không biết ư?”
“Anh ta chỉ gặp hắn đây đó. Hắn chỉ thỉnh thoảng xuất hiện. Như tôi nói, tôi nghĩ là tìm ra hắn không dễ đâu.”
Reacher không nói gì.
Helen hỏi, “Ông đã nói chuyện với Eileen Hutton chưa?”
“Cô ấy không phải là mối đe dọa. Quân đội che giấu mọi chuyện.”
“Ông có tìm ra tên theo dõi ông không?”
Reacher đáp, “Không. Tôi không thấy lại hắn. Hẳn là chúng rút hắn đi rồi.”
“Vậy là chúng ta không có manh mối gì cả.”
“Chúng ta có tiến triển hơn trước. Chúng ta có thể nhận thấy cái hình thù của sự việc. Chúng ta có thể biết ít nhất là bốn tên. Một là gã lớn tuổi mặc bành tô. Hai là kẻ có tên Charlie. Ba là một tên to con, rất khỏe và thuận tay trái.”
Ông không sướng điên lên vì được ở lại phòng 310, nếu cân nhắc mọi điều kiện. Nó nằm trên tầng ba, khiến cho việc thoát ra bằng cửa sổ rất khó khăn. Phòng số tám ở nhà trọ thì tiện hơn nhiều. Tầng trệt, khu nhà cũ, nó cho người ta một cơ hội may rủi khá cao. Mở cửa sổ, bước ra, tìm con hẻm, hay một cánh cửa, hay một cái cửa sổ khác. Ở đó thì dễ. Ở đây không dễ chút nào. Ông đang ở tầng ba. Leo xuống cũng lâu đấy. Và ông không biết chắc cửa sổ của khách sạn Marriott có mở được hay không. Có thể nó không mở. Có thể những luật gia ở văn phòng chính ngại liên đới. Có thể họ đã lường trước một trận lũ những đứa trẻ sơ sinh rơi xuống nền trải nhựa của bãi đậu xe. Hay có thể nó thuộc vấn đề mở rộng quy mô. Có thể giá chốt cửa và tay nắm cửa vượt qua hóa đơn máy điều hòa một ít. Bất kể vì lý do gì đi nữa, thì căn phòng này cũng không phải lựa chọn tuyệt vời. Không một chút nào. Không thích hợp cho cư trú dài hạn.
Nhưng cho một thời gian ngắn thì nó cũng tạm ổn. Thế nên ông nhắm mắt và thiếp đi. Hãy ngủ khi có thể, vì mi không thể biết khi nào mình sẽ được ngủ lại. Đó là quy tắc cổ điển trong quân đội.
Kế hoạch của Emerson rất đơn giản. Ông để Donna Bianca ở phòng số bảy. Bảo hai viên cảnh sát tuần tiễu cất xe họ cách ba con đường rồi đi bộ trở lại và chờ trong phòng số chín. Ông cho một chiếc xe chờ cách hai con đường sau lưng nhà trọ, và một chiếc cách bốn khối phố về hướng Bắc, nơi có những bãi bán xe, và chiếc nữa cách hai khối phố về hướng Nam. Ông yêu cầu tay quản lý thức canh chừng qua cửa sổ, và gọi cho Bianca ở phòng số bảy ngay khi thấy người mà anh ta biết dưới tên Heffner bước vào.
Eileen Hutton trở về khách sạn Marriott lúc bốn giờ ba mươi. Không có thẻ khóa ở bàn cho bà. Không có lời nhắn. Thế nên bà vào thang máy đi lên và theo những mũi tên hướng dẫn đến phòng 310, gõ cửa. Im lặng một thoáng rồi cánh cửa mở ra và Reacher để bà bước vào.
Bà hỏi, “Phòng của em thế nào?”
Ông đáp, “Giường khá thoải mái.”
Bà nói, “Em có trách nhiệm phải gọi cho Emerson nếu thấy anh.”
“Em có gọi không?”
“Không.”
“Khai man trước tòa và chứa chấp kẻ đào thoát. Chỉ trong có một ngày.”
Bà lục ví rồi lấy ra danh thiếp của Emerson. “Anh là nghi can duy nhất của họ. Ông ta cho em ba số điện thoại khác nhau. Họ có vẻ rất nghiêm trọng.”
Ông lấy tấm danh thiếp trên tay bà. Bỏ nó vào túi sau cùng với miếng khăn giấy có ghi số điện thoại của Helen Rodin. Ông đã trở thành một cuốn niên giám biết đi.
Ông hỏi, “Chuyện với ông Rodin thế nào?”
“Thẳng thắn.”
Ông không nói gì. Bà đi loanh quanh, xem xét căn hộ. Phòng tắm, phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp. Bà lấy túi xách của mình và dựa nó vào tường ngay ngắn.
Bà hỏi, “Anh muốn ở lại không?”
Ông lắc đầu.
Ông nói, “Không được.”
Bà nói, “Được thôi.”
“Nhưng anh sẽ quay lại sau, nếu em muốn.”
Bà ngừng lại một thoáng.
“Được thôi. Trở lại sau nhé.”
Alex Rodin quay vào phòng, đóng cửa lại và gọi điện cho Emerson.
Ông hỏi, “Ông tóm được hắn chưa?”
Emerson đáp, “Không sớm thì muộn thôi. Chúng tôi đang tìm hắn khắp nơi. Và đang canh chừng căn phòng hắn thuê. Hắn ở một phòng trọ. Dùng tên giả.”
“Thú vị nhỉ. Có nghĩa là có thể hắn đã dùng tên giả ở Metropole nữa.”
Emerson nói, “Tôi sẽ xem lại. Tôi sẽ cho lễ tân xem tấm ảnh.”
Rodin nói, “Chúng ta sẽ tóm cổ hắn.” Ông gác máy, nghĩ đến hai dòng tít đóng khung mới sẽ treo trên vách văn phòng. Trước tiên là Barr, rồi đến Reacher.
Reacher ra khỏi phòng của Hutton và đi cầu thang thay vì dùng thang máy. Ở tầng trệt, ông tránh lối vào khách sảnh và tìm thấy một hành lang phía sau có một cửa thoát hiểm nằm ở cuối đường. Ông đẩy cánh cửa thoát hiểm mở ra và dùng chân giữ nó mở hờ. Lấy tấm danh thiếp của Emerson ra, xé đôi nó theo chiều dài, rồi gấp phân nửa có tên trên đó lại làm bốn. Ông ấn tịt lưỡi khóa vào trong bằng đầu ngón tay cái và lấy mảnh giấy gấp chêm nó trong đó. Ông nhẹ nhàng khép cửa và đẩy nó khớp vào khung cửa bằng lòng bàn tay. Rồi ông bỏ đi, qua thùng rác lớn, qua bãi đậu xe của nhân viên, ra ngoài đường thẳng về hướng Bắc. Hè phố đông đúc và những làn xe bắt đầu tắc nghẽn. Ông bước đi với tốc độ bình thường và lợi dụng chiều cao của mình để quan sát từ xa, tìm các xe tuần tiễu hay cảnh sát ở các góc phố. Trời vẫn còn ấm. Có một cơn áp thấp ở đâu đó. Ở rất gần đây. Áp suất không khí khá cao, nén xuống, chặn lại cái mùi đất ẩm và phân bón ni tơ trong không khí.
Ông đến chân xa lộ treo và rẽ về hướng Tây dưới bóng nó. Mặt đường xa lộ chạy dọc trên những cây trụ cao bốn mươi bộ. Bên dưới nó là những khu đất bừa bộn, một số để trống và đầy rác, một số có những tòa nhà gạch cũ với cửa thông gió tối om trên mái, một số có nhà kho mới bằng kim loại chứa những tiệm làm đồng xe và tiệm sơn xịt. Ông đi qua phía sau tòa cao ốc kính đen và vẫn ở nguyên dưới bóng xa lộ rồi rẽ về hướng Nam, chuẩn bị băng ngang qua phía sau thư viện. Bất ngờ ông dừng chân, cúi xuống lắc lắc cái giày. Như có sạn trong giày. Liếc nhìn dưới cánh tay ra sau và không thấy ai theo mình cả. Không có đuôi bám.
Ông đi tiếp. Sau thư viện thì ông đi giữa trời trong bốn mươi thước. Quảng trường nằm về hướng Đông của ông. Ông dừng lại trong một thoáng ở cái chỗ mà ông cho rằng nằm ngay dưới nơi Helen Rodin đã đậu xe ngày hôm trước và là nơi James Barr chắc đã đậu trong ngày thứ Sáu. Xuống thấp bốn mươi bộ, cảnh vật khác hẳn nhưng về hình học thì giống nhau. Ông có thể thấy những vòng hoa héo úa dựa vào bức tường phía Nam của cái hồ nước. Chúng là những vệt màu nhàn nhạt ở xa. Bên ngoài chúng là cánh cửa của Sở Đăng kiểm. Người ta bước ra một mình hay từng đôi. Ông xem đồng hồ. Năm giờ kém mười.
Ông đi tiếp ngoài khoảng trống và băng ngang đến khối phố cực Bắc của đường số Một. Ông đi vòng một khối về hướng Nam và ba khối về hướng Đông rồi đi lên đến lối vào bãi đậu xe từ hướng Tây. Ông đi lên con dốc và tìm thấy ống kính máy quay an ninh. Nó là một vòng kính nhỏ bẩn bụi được gắn trên một chiếc hộp trơn màu đen bắt trên cao ở giao điểm của hai cây xà nhà bằng bê tông. Ông vẫy tay với nó. Nó quá cao, lý tưởng đối với ông. Lẽ ra nó phải thấp hơn, ngang tầm với bảng số xe. Nhưng tất cả các cây cột dưới khoảng ngang hông đều bị trầy xơ xác. Một cầu vồng nhiều màu khác nhau. Giới tài xế nói chung khá bất cẩn. Gắn thấp hơn, chiếc máy quay chắc chỉ sống sót được một ngày rưỡi. Có thể ít hơn.
Ông đi lên con dốc đến tầng hai. Nhắm về hướng Bắc và Đông, đến góc tít trong cùng. Bãi đậu xe yên lặng và vắng vẻ, nhưng chật xe. Chỗ đậu mà James Barr từng dùng đã có xe đậu. Không có chỗ dành cho sự đa cảm khi phải giành chỗ đậu xe ở khu thương mại. Không có chỗ dành cho lòng tôn kính.
Biên giới giữa bãi đậu xe cũ và khu xây dựng mới được đánh dấu bằng một bộ ba dải băng giăng giữa các cây cột. Có dòng chữ Chú Ý Không Được Vào trên dải băng tiêu chuẩn màu vàng - đen của nhà thầu, bên trên và bên dưới nó là những đoạn băng mới màu xanh - trắng Đường Vạch Cảnh Sát Không Được Băng Qua.Ông dùng cẳng tay kéo cả ba dải băng lên cao hơn và chui qua bên dưới. Không cần phải quỳ một gối xuống. Không cần làm xơ rách chiếc quần jeans. Không cần phải để lại cả đống sớ vải. Không cần thậm chí là với một người cao hơn Barr đến mười lăm phân, và thậm chí dải băng mới còn thấp hơn mười lăm phân so với dải băng mà Barr đã gặp. Hắn đã đi quá xa theo nghĩa đen khi cố để lại bất kỳ chứng cứ gì có thể.
Reacher bước vào chỗ tối. Khu xây dựng mới có hình chữ nhật. Có lẽ bốn mươi thước theo chiều Nam-Bắc, hai trăm thước theo chiều Đông-Tây. Có nghĩa là Reacher đến cái góc Đông Bắc mới sau ba mươi lăm bước chân. Ông đứng lui lại cách bức tường vành đai sáu bộ và nhìn xuống về bên phải. Ông có được tầm nhìn tuyệt hảo. Không cần phải dựa vào cây cột. Không cần vặn vẹo như một con ngựa cọ lưng trong một cánh đồng cỏ mùa hè.
Ông đứng đó nhìn. Người ta đang đi ra khỏi tòa văn phòng chính phủ càng lúc càng đông. Một dòng khá lớn. Vài người dừng chân châm thuốc lá ngay khi họ vừa ra ngoài. Những người khác đi tiếp thẳng về hướng Tây, người đi nhanh, người bước chậm. Tất cả rẽ và đi quanh rìa phía Bắc của cái hồ. Không một ai đi vào nơi những nạn nhân của Barr đã đi. Những vòng hoa tưởng niệm xua đuổi họ. Một sự nhắc nhở. Do đó thật khó đánh giá cảnh tượng hôm thứ Sáu trông ra sao. Khó, nhưng không phải là không thể. Reacher nhìn những người đang bước và, trong hình dung, bắt họ từ bỏ những bước rẽ phải đầy tôn trọng của họ. Ông tưởng tượng họ tiếp tục đi thẳng. Họ sẽ chậm bước khi vào đến đoạn cổ chai. Nhưng không quá chậm. Và họ sẽ ở gần. Sự kết hợp giữa tốc độ vừa phải và sự kề cận sẽ gia tăng góc lệch. Nó sẽ làm cho công việc trở nên khó hơn. Đó là nguyên tắc căn bản khi sử dụng súng trường. Một con chim bay ngang bầu trời cách một trăm thước là một mục tiêu dễ bắn. Cũng con chim đó với cùng một tốc độ bay trước mặt bạn sáu bộ lại là một mục tiêu không thể bắn trúng.
Ông hình dung mọi người đi xuôi từ phải qua trái. Ông nhắm một mắt lại và vươn tay ra chỉ bằng ngón tay. Tạch, tạch-tạch, tạch-tạch-tạch. Sáu phát có ngắm. Bốn giây. Nhanh. Bài toán hình học gay go. Căng thẳng, lộ liễu, dễ bị tấn công.
Sáu phát, gồm cả phát cố tình trượt.
Tài năng ngoại hạng.
Họ không quên.
Ông thả tay xuống bên hông. Trong chỗ tối này lạnh. Ông rùng mình. Không khí lạnh và ẩm ướt và nồng mùi vôi vữa. Trời Kuwait City rất nóng. Không khí rung rinh và tràn đầy mùi đất bụi bị nung khô và cát sa mạc. Reacher đã đứng trong bãi đậu xe và đổ mồ hôi. Con đường bên dưới ông sáng lóa lên. Tàn bạo. Như một cái lò nung.
Trời Kuwait City rất nóng.
Bốn phát ở đó.
Sáu phát ở đây.
Ông đứng nhìn mọi người đi ra từ cánh cửa Sở Đăng kiểm. Đông quá. Mười, mười hai, mười lăm, hai mươi. Họ rẽ và đi vòng hướng Bắc rồi lại rẽ và đi về hướng Tây giữa cái hồ và con công của NBC. Họ nhường bước cho nhau. Nhưng nếu họ vào trong đoạn cổ chai thì sẽ phải chen chúc nhau.
Họ đông quá.
Sáu phát, trong bốn giây.
Ông tìm một ai đó đứng yên. Không thấy một ai. Không có cớm, không có những người già mặc bành tô. Ông quay đi và bước lại những dấu chân mình.
Nâng dải băng lên và chui bên dưới và quay trở xuống đoạn dốc. Chuồn ra đường và rẽ về hướng Tây, đi thẳng đến vùng tối dưới xa lộ. Nhắm hướng thư viện.
Ông băng qua bốn mươi thước ngoài trời, men theo bức tường bên hông của thư viện và vào qua lối dành cho người tàn tật. Ông phải đi gần chiếc bàn, nhưng ông không lo điều đó. Nếu Emerson bắt đầu phân phát lệnh truy nã thì ông ta sẽ đến các bưu điện và quán rượu và khách sạn trước. Phải mất một thời gian khá lâu thì ông ta mới đi vận động những người thủ thư.
Ông đi đến khách sảnh an toàn và bước đến dãy điện thoại công cộng. Lấy tờ khăn giấy trong túi ra rồi bấm số di động của Helen Rodin. Cô nghe ở hồi chuông thứ năm. Ông hình dung cô lục túi xách, liếc nhìn màn hình, lóng ngóng bấm nút.
Ông hỏi, “Cô đang một mình chứ?”
“Reacher đấy à?”
Ông đáp, “Phải. Cô đang một mình chứ?”
Cô đáp, “Có. Nhưng ông đang gặp rắc rối to.”
“Ai gọi cho cô?”
“Cha tôi.”
“Cô tin ông ấy không?”
“Không.”
“Tôi sẽ đến gặp cô.”
“Có một tay cảnh sát trong khách sảnh.”
“Tôi cũng nghĩ vậy. Tôi sẽ đi lối nhà xe.”
Ông cúp máy, đi trở lại ngang qua bàn giấy và ra ngoài lối vào bên hông nhà. Trở lại dưới xa lộ. Ông đi dưới bóng che chắn của nó cho tới khi ông đối diện với mặt sau tòa cao ốc kính đen. Đối diện con dốc cho xe lên. Ông xem xét bên trái, bên phải rồi đi thẳng xuống. Đi qua những chiếc xe tải của NBC, qua chiếc Mustang mà ông nghĩ là của Ann Yanni, đến thang máy. Ông nhấn nút gọi và chờ. Xem đồng hồ. Năm giờ ba mươi. Phần lớn mọi người đang rời tòa nhà. Buồng thang máy đi xuống chắc ngừng ở tầng khách sảnh. Buồng thang máy đi lên, có lẽ không. Ông hy vọng vậy.
Buồng thang máy đến nhà để xe và ba người đi ra. Họ bỏ đi. Reacher bước vào. Bấm số 4. Bước lui. Buồng thang máy chạy lên một tầng rồi dừng lại. Trong khách sảnh. Hai cánh cửa trượt trở lại như cánh màn sân khấu. Tay cớm đứng ngay đó, cách thang máy bốn bộ, mặt hướng về phía khác. Chân ông ta dạng ra và tay chống nạnh. Ông ta đứng gần bên hầu như có thể chạm được. Một người đàn ông bước vào thang máy. Ông ta không nói năng gì. Chỉ khẽ gật đầu theo kiểu bạn đồng hành thang máy. Reacher gật đầu trả. Ông ta bấm số 7. Hai cánh cửa vẫn còn mở. Tay cớm nhìn con đường. Người mới vào lắc lắc cái nút. Tay cớm động đậy. Ông ta lột mũ ra khỏi đầu rồi luồn tay vuốt tóc. Cửa đóng lại. Thang máy đi lên.
Reacher đi ra ở lầu bốn, và đi qua một nhóm người đang ra về. Helen Rodin mở sẵn cửa cho ông. Ông bước vào phòng và cô đóng cửa lại. Cô đang mặc một chiếc váy ngắn màu đen và áo trắng. Cô nhìn rất trẻ. Như một nữ sinh. Và có vẻ lo lắng. Như một người đang bối rối.
Cô nói, “Tôi phải nộp ông cho cảnh sát.”
Reacher nói, “Nhưng cô sẽ không làm thế.”
Cô đáp, “Không. Tôi phải nộp, nhưng tôi sẽ không làm.”
Reacher nói, “Sự thật là tôi mến cô bé ấy. Cô ta là một cô bé dễ thương.”
“Cô ta đã gài ông.”
“Tôi không bực mình.”
“Một kẻ nào đó không thích cô ta.”
“Chúng ta không chắc được. Tình cảm không có trong chuyện này. Cô ta là thứ xài xong thì vứt bỏ, chỉ vậy thôi. Một phương tiện để đạt được cứu cánh.”
“Kẻ giật dây quả thật không muốn ông hiện diện chút nào.”
Reacher gật đầu. “Điều đó là chắc chắn. Nhưng hắn rủi đứt đi rồi, vì giờ thì tôi không bỏ đi nữa. Hắn vừa mới tự mình đảm bảo điều đó.”
“Ở lại thì có an toàn không?”
“Tàm tạm. Nhưng chuyện cô bé này sẽ làm tôi chậm lại. Thế nên cô phải thực hiện phần lớn công việc.”
Cô dẫn ông vào phòng bên trong. Cô ngồi vào bàn giấy. Ông đứng cách cửa sổ khá xa. Ông ngồi xuống sàn nhà và dựa lưng vào tường.
Helen nói, “Tôi đã bắt đầu công việc. Tôi nói chuyện với Rosemary và những người hàng xóm của Barr. Rồi tôi trở lại bệnh viện. Tôi nghĩ là chúng ta đang cần một kẻ có tên là Charlie. Nhỏ con, tóc đen lởm chởm. Khoái chơi súng. Tôi có cảm giác hắn thuộc loại người ẩn mặt. Tôi nghĩ tìm ra hắn không dễ đâu.”
“Hắn có mặt được bao lâu rồi?”
“Hình như năm hay sáu năm. Hắn là người bạn lâu dài duy nhất mà mọi người có thể nêu lên. Và hắn là kẻ duy nhất mà Barr thừa nhận.”
Reacher lại gật đầu. “Tôi chấp nhận điều này.”
“Và Barr không biết Jeb Oliver cũng không chơi ma túy.”
“Cô tin hắn ư?”
Helen đáp, “Vâng, tôi tin. Thật vậy. Ngay bây giờ thì tôi tin mọi chuyện hắn nói. Như thể hắn đã bỏ ra mười bốn năm để làm lại cuộc đời và giờ thì hắn không thể tin là mình đi lại đường cũ. Tôi nghĩ là hắn cũng đau buồn về chuyện này như bất cứ ai khác.”
“Ngoại trừ các nạn nhân ra.”
“Nương tay với hắn tí chút nào, Reacher. Một chuyện kỳ quái đang xảy ra.”
“Gã Charlie này biết chuyện ở Kuwait City không?”
“Barr không nói. Nhưng tôi nghĩ là biết.”
“Gã sống ở đâu?”
“Barr không biết.”
“Barr không biết ư?”
“Anh ta chỉ gặp hắn đây đó. Hắn chỉ thỉnh thoảng xuất hiện. Như tôi nói, tôi nghĩ là tìm ra hắn không dễ đâu.”
Reacher không nói gì.
Helen hỏi, “Ông đã nói chuyện với Eileen Hutton chưa?”
“Cô ấy không phải là mối đe dọa. Quân đội che giấu mọi chuyện.”
“Ông có tìm ra tên theo dõi ông không?”
Reacher đáp, “Không. Tôi không thấy lại hắn. Hẳn là chúng rút hắn đi rồi.”
“Vậy là chúng ta không có manh mối gì cả.”
“Chúng ta có tiến triển hơn trước. Chúng ta có thể nhận thấy cái hình thù của sự việc. Chúng ta có thể biết ít nhất là bốn tên. Một là gã lớn tuổi mặc bành tô. Hai là kẻ có tên Charlie. Ba là một tên to con, rất khỏe và thuận tay trái.”
Bình luận truyện