Một Tấc Tương Tư
Chương 62: Lưới đôi
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Ánh bình minh vừa ló dạng, cánh cửa cung điện nặng nề mở ra, bức tường cung điện màu đỏ cao vời vợi. Tuyết đọng trên đường được dọn sạch để lộ những ô gạch ẩm ướt, lan can đá xanh nối liền các trụ đá và những bức tượng đầu ly* chạy sâu hun hút, hành lang vuông vắn nối các tòa cung điện với nhau, khung cảnh rộng lớn bao la và hùng vĩ.
Ly: con rồng không sừng trong truyền thuyết để trang trí các công trình kiến trúc hoặc công nghệ phẩm.
Đầu ly
Lan can nối trụ đá với đầu ly
Phía trước cung điện có kiến trúc trang trọng và uy nghiêm, bên trong là vườn ngự uyển thanh tao tinh thế. Giữa lòng hồ nước trong vườn đặt những ngọn núi giả tinh xả, con kênh cung cấp nước tưới cho những hàng liễu dày đặc uốn lượn quanh co tạo thành một con suối uyển chuyển, làm giảm bớt cảm giác ngột ngạt vô hình giữa chốn cung cấm*.
Mọi người hãy nhìn hình này để dễ hình dung con kênh dẫn nước ở hoàng cung trong truyện.
Một thiếu nữ ngồi trên ghế dựa mềm đặt bên cạnh con đường quanh co, nàng khoác áo lông chồn màu xám, dung nhan đẹp đẽ, đôi mắt trong veo, gương mặt hãy còn nét ngây thơ, đột nhiên đôi mắt nàng sáng bừng, vui mừng reo lên, “Nhị ca!”
Người thanh niên oai hùng bước nhanh đến gần, nhưng phía sau Tả Khuynh Hoài hiện ra một thân hình cao ráo tựa ngọc khác, thiếu nữ mở to mắt, nàng bỗng đứng dậy, loạng choạng bước vội đến, “Đại ca!”
Tả Khuynh Hoài hoảng sợ, lập tức chạy đến đỡ nàng, “Tình Y đừng nghịch, cẩn thận ngã bị thương bây giờ. Chân của muội…” hắn nhìn nàng với vẻ không thể tin được, ngạc nhiên xen lẫn vui mừng hỏi, “Muội có thể đi được rồi sao?”
“Sao hai huynh lại đi cùng nhau?” Mắt Tả Tình Y ươn ướt, nàng cười bảo, “Ngày nào muội cũng luyện tập, lời đại ca nói quả nhiên là thật, chân của muội đã khỏi rồi.
Đôi mắt rưng rưng và nét mặt tươi cười của nàng khiến người ta cảm thấy thương yêu, Tả Khanh Từ nhìn kỹ, khen ngợi nàng hai câu rồi nhẹ nhàng trách móc, “Trời lạnh thế này, sao muội lại chờ ở bên ngoài?”
Chàng gọi ma ma đứng bên cạnh đến đỡ Tả Tình Y đi vào trong lầu, còn huynh đệ hai người thì chậm rãi bước theo sau. Mặc dù đi đứng hơi chậm, nhưng quả thực nàng đã có thể bước đi, không lâu nữa sẽ chẳng khác gì người thường.
“Muội sốt ruột nên ra ngoài chờ, lúc đầu chỉ muốn dọa Nhị ca thôi, ai dè gặp được Đại ca liền quên mất.” Tả Tình Y dẩu môi than phiền, trong giọng nói hàm chứa vui mừng.
Dù không có duyên phận chung dòng máu, nhưng Tả Khuynh Hoài chăm sóc nàng nhiều năm như vậy, trong lòng hắn đã xem tiểu muội hoạt bát hiền lành này là người thân ruột thịt từ lâu, tình cảm giữa hai người họ rất tốt. Bây giờ thấy nàng và Tả Khanh Từ tuy gặp nhau rất ít nhưng lại thân thiết đến vậy, đáy lòng hắn cảm thấy chua xót, bên ngoài vẫn tỏ ra không có chuyện gì, trêu ghẹo nàng, “Nếu huynh sớm nói cho muội biết Đại ca cũng đến, chỉ sợ Tình Y sẽ chạy vội ra cửa cung chờ mất.”
Tả Tình Y không phủ nhận, “Lâu lắm rồi đại ca mới đến, nếu sớm biết hôm nay huynh ấy vào cung, chắc chắc đêm qua muội sẽ mất ngủ vì mừng.”
Tả Khuynh Hoài gạt bỏ cảm xúc phức tạp trong lòng, nhìn thấy nàng phấn chấn tinh thần như vậy hắn cũng cảm thấy được an ủi phần nào, “May mà Đại ca tìm được phương thuốc tốt trên giang hồ. Đám Ngự y kia còn nói không thể chữa khỏi, đúng là lang băm.”
Tả Khanh Từ hờ hững nói, “Chỉ là tình cờ mà thôi, kỳ thật tất cả đều do bản thân Tình Y khổ luyện, chắc là muội đã chịu không ít gian khổ.”
Tả Tình Y đắc ý gật đầu, “Đương nhiên rồi, muội bị ngã rất nhiều lần, cánh tay bầm tím hết cả lên. Nương nương đau lòng nhắc nhở muội mấy lần nhưng vừa nghĩ đến chuyện đại ca vì muội mà đi xa như vậy, muội ở trong cung chỉ đi có mấy bước mà cũng không xong, muội liền cảm thấy không còn mặt mũi nào nữa.”
Từ ngày nàng ngã bị thương ở sống lưng, Tả Khuynh Hoài lo lắng không thôi, bây giờ cuối cùng cũng có thể thả lỏng, “Chắc chắc nương nương rất vui, phụ thân mà biết được cũng sẽ vui mừng.”
Tả Tình Y mừng rỡ nói, “Nương nương bảo muội khỏi hẳn muốn đi lại bao nhiêu cũng được. Tết đến trong cung có nhiều yến tiệc, ngài ấy còn may riêng cho muội mấy bộ đồ mới.”
Lòng Tả Khuynh Hoài khẽ động, Tình Y đã cập kê, nếu không xảy ra chuyện bất ngờ thì cũng nên tính đến chuyện hôn nhân. Bây giờ chuyện Sơn Hà Đồ đã kết thúc, lời đồn đại cũng dần tiêu tan, chắc hẳn Thục phi nương nương đã có tính toán. Hắn liếc nhìn Tả Khanh Từ theo bản năng, nhưng thấy đối phương chỉ mỉm cười, dường như chẳng hề để tâm.
Tả Tình Y không nghĩ xa như vậy, nàng chợt nhớ đến một chuyện khác, đôi mắt sáng lên, “Nhắc đến cung yến muội mới nhớ ra, lần trước muội nhìn thấy Thẩm tiểu thư cháu gái của Thẩm Quốc Công, nàng ấy có dáng người đẹp, cử chỉ nho nhã, nghe nói nàng ấy từng đi cùng đại ca đến Thổ Hỏa La, chuyện này có phải là thật không?”
Tả Khanh Từ thờ ơ trả lời, “Đúng là có việc này.”
Tả Tình Y khẽ gật đầu, nói thẳng, “Nếu là nàng ấy thì cũng xứng với đại ca.”
Tả Khuynh Hoài ngồi bên cạnh nghe thấy thế thì cảm thấy không ổn, “Tình Y nói bậy bạ gì đó, đây đâu phải chuyện mà một cô nương nên nói.”
Tả Tình Y ấm ức giải thích, “Muội nói bậy chỗ nào. Thẩm tiểu thư thường xuyên được mời vào cung, nàng ấy có dung nhan xuất sắc và khí chất bất phàm, các nương nương đều khen ngợi hết lời. Nghe nói bởi vì nàng ấy ở trên núi học đạo nên đến nay vẫn chưa lập gia đình, các nương nương đều nói nàng ấy hộ tống Đại ca suốt quãng đường đến Tây Vực, hai người gần bằng tuổi nhau lại có tình nghĩa đồng sinh cộng tử, trông rất xứng đôi, vậy nên muội hiếu kì mới để ý thêm một chút.”
“Trong cung thật sự có ý đó?” Tả Khuynh Hoài nghe thấy nàng nói chắc như vậy thì nửa tin nửa ngờ, trái tim vô thức chậm lại một nhịp. Tuy Thẩm Quốc Công không có thực quyền nhưng lại có địa vị cao, là người lão luyện láu cá, hiển nhiên sau này ông ta muốn trói tước vị Tĩnh An Hầu lên người Tả Khanh Từ, “Đại ca thấy thế nào?”
Đối diện với ánh mắt tò mò của hai người, Tả Khanh Từ vẫn dửng dưng như không, “Ta mời nàng ta đồng hành chỉ vì coi trọng nàng ta là cao đồ của Kim Hư chân nhân chứ không hề có ý khác. Nếu nói tuổi tác gần nhau thì đâu chỉ có mình ta, chẳng phải sư đệ cùng học nghệ với Thẩm cô nương thích hợp hơn ta sao?”
Tả Tình Y thất vọng chép miệng, “Đại ca không thích? Muội thấy nàng ấy không tệ, cứ tưởng rằng nàng ấy có thể làm tẩu tẩu cơ.”
Tả Khuynh Hoài không nói rõ được mình cảm thấy thất vọng hay là nhẹ nhõm, đáy lòng trăm vị trộn lẫn. Nếu như Tả Khanh Từ đồng ý thì chắc chắn huynh ấy sẽ được phủ Thẩm Quốc Công dốc sức giúp đỡ kế thừa tước vị. Nhưng huynh ấy chẳng những thuận miệng từ chối mà còn chậm chạp không chịu về phủ. Rốt cuộc huynh ấy muốn làm gì, hắn không thể đoán được.
Thẩm Mạn Thanh tham gia yến tiệc trở về, nàng đi gặp Tổ phụ trước, sau khi ra ngoài thì đi về Bắc uyển, qua ba tầng viện, bước vào nơi Ân Trường Ca ở một mình, vừa vào đã nhìn thấy thân hình mạnh mẽ như chim ưng đang tấn công con mồi giữa không trung, khuấy lên bóng kiếm rợp trời.
Nàng đứng chờ bên cạnh, chờ đến khi Ân Trường Ca luyện hết kiếm pháp rồi dừng lại nghỉ ngơi, hắn thu kiếm hơi gật đầu với nàng, lạnh nhạt chào hỏi, “Sư tỷ.”
Thẩm Mạn Thanh cảm thấy bất thường nhưng nàng vẫn điềm nhiên như không có việc gì hỏi thăm, “Mấy ngày nay trong nhà có chút việc vặt nên có lẽ đã có sơ suất, Trường Ca có thấy khó chịu chỗ nào không?”
Ân Trường Ca hơi lắc vai trái, thờ ơ nói, “Đều ổn cả, đã khiến sư tỷ nhọc lòng quan tâm.”
Thẩm Mạn Thanh hỏi với vẻ thăm dò, “Ngày mai có lẽ ta không bận việc gì, ta và đệ đến bến Đào Diệp* du thưởng, được chứ?”
Ân Trường Ca lặng im một khắc, hỏi một đằng trả lời một nẻo, “Gần đây sư tỷ có luyện kiếm không?”
Thẩm Mạn Thanh cảm thấy xấu hổ, gần đây nàng bận rộn giao lưu với các thục viện ở Kim Lăng, chiều thì luân phiên đi đến nhà họ hàng chào hỏi, ngay cả một chút thời gian rảnh cũng không có thì làm sao có tâm tư luyện kiếm.
Ân Trường Ca hỏi thẳng, “Lòng sư tỷ không đặt ở kiếm nữa, sư tỷ định lấy chồng thế gia, từ đây cắt đứt với giang hồ?”
Bỗng dưng bị chất vấn, Thẩm Mạn Thanh cảm thấy bối rối, nàng cố giữ vững vẻ bình tĩnh, “Ta không hề nghĩ như vậy, sao sư đệ lại hỏi câu này?”
Ân Trường Ca nhìn nàng chằm chằm, câu chữ bức người, “Đệ và sư tỷ cùng vào sư môn, quanh năm luyện kiếm không đổi, mà nay mới chỉ có mấy tháng sư tỷ đã bỏ thói quen cũ. Có lẽ là do ở Kim Lăng thoải mái, hơn xa Thiên Đô Phong bần khổ chăng?”
“Trường Ca!” Ân Trường Ca vẫn luôn kính trọng và ngưỡng mộ nàng, hắn chưa từng chỉ trích sắc bén như thế này. Thẩm Mạn Thanh xấu hổ sinh giận, hai gò má đỏ bừng, “Hai mươi năm rồi ta mới quay về phủ, mới về nên rất nhiều họ hàng đến thăm viếng. Ta bị chuyện xã giao quấn thân, bỏ bê luyện kiếm là không đúng, sau này ta sẽ đi nhận phạt với sư phụ, không dám nhận lời chất vấn này của đệ.”
Ân Trường Ca nhìn nàng chăm chú, nàng cao quý rực rỡ, châu ngọc quanh người, nghiễm nhiên trở thành một quý nữ thế gia ở Kim Lăng, chỉ riêng khí chất thanh tao nhã nhặn vẫn giống hệt ngày trước, hắn bỗng mềm lòng, “Sư tỷ, tỷ có biết bên ngoài đang đồn đại gì không? Họ đều nói tỷ và Tả Khanh Từ có tình ý với nhau.”
Thẩm Mạn Thanh im lặng, nàng đương nhiên biết rõ, thậm chí còn biết tin đồn đó xuất phát từ đâu.
Cha mẹ Thẩm Mạn Thanh qua đời sớm, thuở nhỏ người ta đồn nàng khắc người thân nên nàng bị gửi nuôi trên núi, nhiều năm qua trong nhà chẳng hề ngó ngàng đến. Những tưởng cả đời này sẽ nàng vung kiếm khắp chốn giang hồ, sống ẩn dật trên đỉnh núi, ai ngờ sau chuyến đi Thổ Hỏa La, con ruột của Tĩnh An Hầu xuất hiện trước mặt người đời, nàng lại được Thánh thượng nhắc đến trong chiếu chỉ, phủ Quốc Công bỗng phát hiện mình còn có một cô cháu gái.
Mặc dù nàng là cháu gái của Quốc Công, nhưng đã lớn tuổi*. Danh hiệu nữ hiệp giang hồ nghe thì nở mày nở mặt nhưng nó không phù hợp với tiêu chuẩn chọn con dâu của thế gia vọng tộc bình thường. Phủ Tĩnh An Hầu là thế gia võ tướng, Đại công tử đã quay về, dù An Hoa công chúa không thích thì chắc chắn Hầu gia cũng sẽ nghĩ hết cách để con ruột của mình được kế thừa tước vị. Mà vị này không rành bắn cung cưỡi ngựa, sau này chàng sẽ là một thế tử nho nhã yếu đuối, thứ chàng cần là một người vợ mạnh mẽ có thể quản lý nhà cửa.
Chỗ này tác giả sử dụng cụm 摽梅已过 (phiếu mai đã qua). Mình tra baidu thì thấy đây là cách nói chỉ những cô gái lớn tuổi nhưng chưa lấy chồng.
Những lời này các di thẩm bá nương đã nói vô số lần, nhưng sao nàng có thể mở miệng nói với Ân Trường Ca những điều ấy, chỉ gượng gạo bảo, “Chỉ là những lời đồn vớ vẩn, Trường Ca nghe làm gì cho bẩn tai.”
Ân Trường Ca nhìn vào mắt nàng, nở nụ cười chua chát, “Có phải lời đồn hay không, trong lòng sư tỷ biết rõ. Tả công tử nhìn thì có vẻ hiền hoà nhưng kỳ thật lòng dạ thâm trầm, nếu như hắn có ý với tỷ thì đã không biết rõ tỷ đang ở Kim Lăng mà chẳng hề ghé qua thăm.”
Không đợi nàng trả lời, Ân Trường Ca lại nói, “Huống chi hắn và Tô Vân Lạc có vướng mắc. Sư tỷ cũng đã tận mắt nhìn thấy ở Đại Hội Đấu Kiếm, cho dù người lớn hai bên có ý kết thành thông gia thì sư tỷ sẽ đối mặt thế nào?”
Tỷ muội đồng môn tranh nhau một nam nhân, dù là Chính Dương Cung đứng đầu chính đạo cũng khó tránh khỏi chuyện trở thành trò cười trong chốn giang hồ.
Thẩm Mạn Thanh trầm mặc, sao nàng lại không nghĩ đến những chuyện này, nhưng mà…
Ân Trường Ca đánh trúng băn khoăn trong lòng nàng, “Không sai, muội ấy là một Hồ cơ, nhiều nhất chỉ có thể làm thiếp, nhưng dù sao muội ấy cũng là sư muội. Sư tỷ thanh cao lại đi tranh giành tình cảm với đồng môn sư muội, từ đây quên mất những gì sư môn dạy dỗ, trở thành một mệnh phụ chỉ có hư danh?”
“Trường Ca!” Nàng quát lên bảo hắn ngừng nói, lòng nàng rối như tơ vò, đúng là trăm miệng khó cãi, “Đệ không hiểu, ta…”
Nàng không muốn người khác nhìn thấy tình cảnh khốn khó của mình, nhưng lại không nói lên lời, gặp gỡ và thân phận khiến nàng ở trong một tình cảnh vô cùng xấu hổ. Hoặc là dốc lòng luyện kiếm, an phận làm bạn với thanh đăng hoàng quyển, quay mặt vào xó nhà cầu đạo; hoặc là nhập thế lấy chồng, sinh con dưỡng cái sống quãng đời trong nhà, buông bỏ giấc mộng giục ngựa giang hồ.
Đây là thanh xuân của nàng, chọn cái trước thì nàng không cam tâm, chọn cái sau thì với xuất thân của mình sao nàng có thể lấy một kẻ phàm phu. Tuy sự nhiệt tình đến muộn của người nhà chỉ là lợi dụng, nhưng họ cũng trải sẵn một con đường cho nàng.
“Ngày mai đệ sẽ lên đường về núi, sư tỷ đi hay ở thì tùy.” Ân Trường Ca đợi một lúc, thấy nàng mãi không nói gì, thời gian dần trôi qua lòng hắn cũng nguội lạnh, “Đệ không đi bến Đào Diệp, ngược lại có câu thơ này không biết sư tỷ đã từng nghe chưa?”
Hắn thoáng im lặng, cuối cùng nói, “Nam vọng thủy liên Đào Diệp Độ, bắc lai sơn chẩm Thạch Đầu Thành. Nhất trần bất đáo tâm nguyên tịnh, vạn hữu câu không nhãn giới thanh*. Trái tim và đôi mắt của sư tỷ nhìn vào quá nhiều chỗ.”
Hết chương 62.
Chú thích:
Đây là hai câu thơ trích trong bài thơ thiền Du Thanh Lương Tự của nhà thơ Thưởng Tích:
“Bạch vân hồng thụ lộ hu oanh, cổ điện trường lang thứ đệ hành.
Nam vọng thủy liên Đào Diệp Độ, bắc lai sơn chẩm Thạch Đầu Thành.
Nhất trần bất đáo tâm nguyên tịnh, vạn hữu câu không nhãn giới thanh.
Trúc viện phùng tăng cựu tằng thức, toàn phi thiền nạp vi tương nghênh.”
Bài thơ này bao gồm triết lý của Phật giáo, mình edit tóm tắt một đoạn trích phân tích hai câu thơ mà Ân Trường Ca nói trong một bài phân tích thơ để mọi người hiểu rõ nhé. Vì mình không hiểu về đạo Phật nên có chỗ nào sai sót mong mọi người thông cảm.
Câu thơ thứ hai trong bài thơ, nhà thơ mượn địa thế của chùa Thanh Lương, kín đáo và khéo léo biểu đạt thế sự hỗn loạn. Ánh mắt của nhà thơ cũng chuyển từ gần ra xa, chùa Thanh Lương gối mình vào sông núi, nhìn về phía Nam và phía Bắc Bến Đào Diệp và Thành Thạch Đầu hiện lên rõ mồn một ở trước mặt.
Bến Đào Diệp là bến đò bên bờ sông Tần Hoài ở Nam Kinh. Tương truyền Tấn vương từng tiễn biệt ái thiếp ở bến Đào Diệp. “Duyên vu đốc ái”, Vương Hi Chi đã sáng tác “Đào Diệp Từ” ở bến đò khi tiễn nàng Đào Diệp. Từ nói:
“Đào Diệp phục Đào Diệp,
Giang bất dụng tiếp.
Đãn độ vô sở khổ,
Ta nga tự nghênh tiếp nhữ.”
(Bản dịch của phanlang @www.tvvn.org:
“Đào Diệp trở lại bến Đào,
Qua sông không chèo không chống.
Khổ sở chẳng biết là bao,
Tôi tự thân ra đón tiếp.”)
Trong tình ý triền miên lộ ra vẻ sầu não nhàn nhạt làm rung động lòng người. Vậy nên ở Giang Nam thường hay ca bài từ này.
Thành Thạch Đầu là tên gọi khác của Nam Kinh ngày nay, thời Chiến Quốc nước Sở gọi nơi đây là Kim Lăng. Đến thời Tam quốc Tôn Ngô đóng đô ở đây, xây dựng thành trì cung điện, gọi là Thành Thạch Đầu. Nơi đây là Cố đô Lục triều nổi tiếng (Lục triều là một danh từ dùng để chỉ sáu triều đại trong các thời kỳ Tam Quốc (220–280), Lưỡng Tấn (265–420), và Nam-Bắc triều (420–589) trong lịch sử Trung Quốc), có thịnh có suy, đến đời Đường thì hoang phế tịch mịch. Trong truyền thuyết, Bến Đào Diệp là nơi tình cảm tụ hợp và chia ly còn Thành Thạch Đầu là một địa danh lịch sử thấm đẫm tiếng thở dài vì buồn hận hưng vong. Nhà thơ chọn hai hình ảnh trên và đặt chùa Thanh Lương vào bối cảnh đó, không chỉ muốn thuật lại địa thế của chùa Thanh Lương dưới con mắt của một du khách mà còn sáng tạo dựa trên ý cảnh, hình thành so sánh giữa Thiền viện Thanh Lương với Thành Thạch Đầu và Bến Đào Diệp, dùng thế sự và tình cảm hỗn loạn làm nổi bật lên Tịnh thổ (Theo đạo Phật, Tịnh thổ là một vùng đất hoàn mỹ, lý tưởng, an hòa và viên mãn) thanh tịnh, vì vậy câu thơ ca tụng chùa Thanh Lương có thêm một tầng ý nghĩa khác.
Câu thơ thứ ba là sự cảm hoài của nhà thơ trong lúc tham quan chùa. Ông ví Thành Thạch Đầu và Bến Đào Diệp tượng trưng cho cõi trần trong chùa Thanh Lương, tuy trần tục nhưng không nhiễm phiền não, khiến người ta cảm thấy tịch mịch gấp bội. Như vậy, không phải do hoàn cảnh thanh tịnh mà chủ yếu là ở Thiền tâm thanh tịnh. Thiền tông Phật giáo nhấn mạnh trở về bản tâm. Một mặt nói, trời sinh con người có bản tâm thanh tịnh, giống như hư không, không có bến bờ. Mặt khác nói bản tâm của con người là căn nguyên của vạn pháp, đại thiên thế giới, vạn vật sắc tượng, bao quát mọi thứ. Theo Đạo Phật, bởi vì Tâm tính bản giác, phật tính vốn có, nên một người chỉ cần nhìn thẳng vào bản tâm, thông qua một loại giác ngộ nào đó, Trong tích tắc, ý nghĩ xằng bậy bị tiêu diệt thì có thể trở về với bản tâm, từ đó đạt đến cảnh giới vô dục vô niệm, không buồn không vui, tầm mắt sáng tỏ, tâm nguyên trong suốt, không nhuốm bụi trần, tức cái gọi là Nhất ngộ tức chí Phật. Đây cũng là “Nhất trần bất đáo tâm nguyên tịnh, vạn hữu câu không nhã giới thanh” mà nhà thơ cảm nhận được.
(Nhấn vào ĐÂY để xem bài gốc)
→ Theo ý hiểu của mình thì Ân Trường Ca mượn hai câu thơ trong bài thơ Du Thanh Lương Tự để nhắc nhở Thẩm Mạn Thanh đừng quá tham lam, hãy buông bỏ những tham muốn trong lòng để quay về với bản tâm.
– Bến Đào Diệp
Bến Đào Diệp ngày nay
Ánh bình minh vừa ló dạng, cánh cửa cung điện nặng nề mở ra, bức tường cung điện màu đỏ cao vời vợi. Tuyết đọng trên đường được dọn sạch để lộ những ô gạch ẩm ướt, lan can đá xanh nối liền các trụ đá và những bức tượng đầu ly* chạy sâu hun hút, hành lang vuông vắn nối các tòa cung điện với nhau, khung cảnh rộng lớn bao la và hùng vĩ.
Ly: con rồng không sừng trong truyền thuyết để trang trí các công trình kiến trúc hoặc công nghệ phẩm.
Đầu ly
Lan can nối trụ đá với đầu ly
Phía trước cung điện có kiến trúc trang trọng và uy nghiêm, bên trong là vườn ngự uyển thanh tao tinh thế. Giữa lòng hồ nước trong vườn đặt những ngọn núi giả tinh xả, con kênh cung cấp nước tưới cho những hàng liễu dày đặc uốn lượn quanh co tạo thành một con suối uyển chuyển, làm giảm bớt cảm giác ngột ngạt vô hình giữa chốn cung cấm*.
Mọi người hãy nhìn hình này để dễ hình dung con kênh dẫn nước ở hoàng cung trong truyện.
Một thiếu nữ ngồi trên ghế dựa mềm đặt bên cạnh con đường quanh co, nàng khoác áo lông chồn màu xám, dung nhan đẹp đẽ, đôi mắt trong veo, gương mặt hãy còn nét ngây thơ, đột nhiên đôi mắt nàng sáng bừng, vui mừng reo lên, “Nhị ca!”
Người thanh niên oai hùng bước nhanh đến gần, nhưng phía sau Tả Khuynh Hoài hiện ra một thân hình cao ráo tựa ngọc khác, thiếu nữ mở to mắt, nàng bỗng đứng dậy, loạng choạng bước vội đến, “Đại ca!”
Tả Khuynh Hoài hoảng sợ, lập tức chạy đến đỡ nàng, “Tình Y đừng nghịch, cẩn thận ngã bị thương bây giờ. Chân của muội…” hắn nhìn nàng với vẻ không thể tin được, ngạc nhiên xen lẫn vui mừng hỏi, “Muội có thể đi được rồi sao?”
“Sao hai huynh lại đi cùng nhau?” Mắt Tả Tình Y ươn ướt, nàng cười bảo, “Ngày nào muội cũng luyện tập, lời đại ca nói quả nhiên là thật, chân của muội đã khỏi rồi.
Đôi mắt rưng rưng và nét mặt tươi cười của nàng khiến người ta cảm thấy thương yêu, Tả Khanh Từ nhìn kỹ, khen ngợi nàng hai câu rồi nhẹ nhàng trách móc, “Trời lạnh thế này, sao muội lại chờ ở bên ngoài?”
Chàng gọi ma ma đứng bên cạnh đến đỡ Tả Tình Y đi vào trong lầu, còn huynh đệ hai người thì chậm rãi bước theo sau. Mặc dù đi đứng hơi chậm, nhưng quả thực nàng đã có thể bước đi, không lâu nữa sẽ chẳng khác gì người thường.
“Muội sốt ruột nên ra ngoài chờ, lúc đầu chỉ muốn dọa Nhị ca thôi, ai dè gặp được Đại ca liền quên mất.” Tả Tình Y dẩu môi than phiền, trong giọng nói hàm chứa vui mừng.
Dù không có duyên phận chung dòng máu, nhưng Tả Khuynh Hoài chăm sóc nàng nhiều năm như vậy, trong lòng hắn đã xem tiểu muội hoạt bát hiền lành này là người thân ruột thịt từ lâu, tình cảm giữa hai người họ rất tốt. Bây giờ thấy nàng và Tả Khanh Từ tuy gặp nhau rất ít nhưng lại thân thiết đến vậy, đáy lòng hắn cảm thấy chua xót, bên ngoài vẫn tỏ ra không có chuyện gì, trêu ghẹo nàng, “Nếu huynh sớm nói cho muội biết Đại ca cũng đến, chỉ sợ Tình Y sẽ chạy vội ra cửa cung chờ mất.”
Tả Tình Y không phủ nhận, “Lâu lắm rồi đại ca mới đến, nếu sớm biết hôm nay huynh ấy vào cung, chắc chắc đêm qua muội sẽ mất ngủ vì mừng.”
Tả Khuynh Hoài gạt bỏ cảm xúc phức tạp trong lòng, nhìn thấy nàng phấn chấn tinh thần như vậy hắn cũng cảm thấy được an ủi phần nào, “May mà Đại ca tìm được phương thuốc tốt trên giang hồ. Đám Ngự y kia còn nói không thể chữa khỏi, đúng là lang băm.”
Tả Khanh Từ hờ hững nói, “Chỉ là tình cờ mà thôi, kỳ thật tất cả đều do bản thân Tình Y khổ luyện, chắc là muội đã chịu không ít gian khổ.”
Tả Tình Y đắc ý gật đầu, “Đương nhiên rồi, muội bị ngã rất nhiều lần, cánh tay bầm tím hết cả lên. Nương nương đau lòng nhắc nhở muội mấy lần nhưng vừa nghĩ đến chuyện đại ca vì muội mà đi xa như vậy, muội ở trong cung chỉ đi có mấy bước mà cũng không xong, muội liền cảm thấy không còn mặt mũi nào nữa.”
Từ ngày nàng ngã bị thương ở sống lưng, Tả Khuynh Hoài lo lắng không thôi, bây giờ cuối cùng cũng có thể thả lỏng, “Chắc chắc nương nương rất vui, phụ thân mà biết được cũng sẽ vui mừng.”
Tả Tình Y mừng rỡ nói, “Nương nương bảo muội khỏi hẳn muốn đi lại bao nhiêu cũng được. Tết đến trong cung có nhiều yến tiệc, ngài ấy còn may riêng cho muội mấy bộ đồ mới.”
Lòng Tả Khuynh Hoài khẽ động, Tình Y đã cập kê, nếu không xảy ra chuyện bất ngờ thì cũng nên tính đến chuyện hôn nhân. Bây giờ chuyện Sơn Hà Đồ đã kết thúc, lời đồn đại cũng dần tiêu tan, chắc hẳn Thục phi nương nương đã có tính toán. Hắn liếc nhìn Tả Khanh Từ theo bản năng, nhưng thấy đối phương chỉ mỉm cười, dường như chẳng hề để tâm.
Tả Tình Y không nghĩ xa như vậy, nàng chợt nhớ đến một chuyện khác, đôi mắt sáng lên, “Nhắc đến cung yến muội mới nhớ ra, lần trước muội nhìn thấy Thẩm tiểu thư cháu gái của Thẩm Quốc Công, nàng ấy có dáng người đẹp, cử chỉ nho nhã, nghe nói nàng ấy từng đi cùng đại ca đến Thổ Hỏa La, chuyện này có phải là thật không?”
Tả Khanh Từ thờ ơ trả lời, “Đúng là có việc này.”
Tả Tình Y khẽ gật đầu, nói thẳng, “Nếu là nàng ấy thì cũng xứng với đại ca.”
Tả Khuynh Hoài ngồi bên cạnh nghe thấy thế thì cảm thấy không ổn, “Tình Y nói bậy bạ gì đó, đây đâu phải chuyện mà một cô nương nên nói.”
Tả Tình Y ấm ức giải thích, “Muội nói bậy chỗ nào. Thẩm tiểu thư thường xuyên được mời vào cung, nàng ấy có dung nhan xuất sắc và khí chất bất phàm, các nương nương đều khen ngợi hết lời. Nghe nói bởi vì nàng ấy ở trên núi học đạo nên đến nay vẫn chưa lập gia đình, các nương nương đều nói nàng ấy hộ tống Đại ca suốt quãng đường đến Tây Vực, hai người gần bằng tuổi nhau lại có tình nghĩa đồng sinh cộng tử, trông rất xứng đôi, vậy nên muội hiếu kì mới để ý thêm một chút.”
“Trong cung thật sự có ý đó?” Tả Khuynh Hoài nghe thấy nàng nói chắc như vậy thì nửa tin nửa ngờ, trái tim vô thức chậm lại một nhịp. Tuy Thẩm Quốc Công không có thực quyền nhưng lại có địa vị cao, là người lão luyện láu cá, hiển nhiên sau này ông ta muốn trói tước vị Tĩnh An Hầu lên người Tả Khanh Từ, “Đại ca thấy thế nào?”
Đối diện với ánh mắt tò mò của hai người, Tả Khanh Từ vẫn dửng dưng như không, “Ta mời nàng ta đồng hành chỉ vì coi trọng nàng ta là cao đồ của Kim Hư chân nhân chứ không hề có ý khác. Nếu nói tuổi tác gần nhau thì đâu chỉ có mình ta, chẳng phải sư đệ cùng học nghệ với Thẩm cô nương thích hợp hơn ta sao?”
Tả Tình Y thất vọng chép miệng, “Đại ca không thích? Muội thấy nàng ấy không tệ, cứ tưởng rằng nàng ấy có thể làm tẩu tẩu cơ.”
Tả Khuynh Hoài không nói rõ được mình cảm thấy thất vọng hay là nhẹ nhõm, đáy lòng trăm vị trộn lẫn. Nếu như Tả Khanh Từ đồng ý thì chắc chắn huynh ấy sẽ được phủ Thẩm Quốc Công dốc sức giúp đỡ kế thừa tước vị. Nhưng huynh ấy chẳng những thuận miệng từ chối mà còn chậm chạp không chịu về phủ. Rốt cuộc huynh ấy muốn làm gì, hắn không thể đoán được.
Thẩm Mạn Thanh tham gia yến tiệc trở về, nàng đi gặp Tổ phụ trước, sau khi ra ngoài thì đi về Bắc uyển, qua ba tầng viện, bước vào nơi Ân Trường Ca ở một mình, vừa vào đã nhìn thấy thân hình mạnh mẽ như chim ưng đang tấn công con mồi giữa không trung, khuấy lên bóng kiếm rợp trời.
Nàng đứng chờ bên cạnh, chờ đến khi Ân Trường Ca luyện hết kiếm pháp rồi dừng lại nghỉ ngơi, hắn thu kiếm hơi gật đầu với nàng, lạnh nhạt chào hỏi, “Sư tỷ.”
Thẩm Mạn Thanh cảm thấy bất thường nhưng nàng vẫn điềm nhiên như không có việc gì hỏi thăm, “Mấy ngày nay trong nhà có chút việc vặt nên có lẽ đã có sơ suất, Trường Ca có thấy khó chịu chỗ nào không?”
Ân Trường Ca hơi lắc vai trái, thờ ơ nói, “Đều ổn cả, đã khiến sư tỷ nhọc lòng quan tâm.”
Thẩm Mạn Thanh hỏi với vẻ thăm dò, “Ngày mai có lẽ ta không bận việc gì, ta và đệ đến bến Đào Diệp* du thưởng, được chứ?”
Ân Trường Ca lặng im một khắc, hỏi một đằng trả lời một nẻo, “Gần đây sư tỷ có luyện kiếm không?”
Thẩm Mạn Thanh cảm thấy xấu hổ, gần đây nàng bận rộn giao lưu với các thục viện ở Kim Lăng, chiều thì luân phiên đi đến nhà họ hàng chào hỏi, ngay cả một chút thời gian rảnh cũng không có thì làm sao có tâm tư luyện kiếm.
Ân Trường Ca hỏi thẳng, “Lòng sư tỷ không đặt ở kiếm nữa, sư tỷ định lấy chồng thế gia, từ đây cắt đứt với giang hồ?”
Bỗng dưng bị chất vấn, Thẩm Mạn Thanh cảm thấy bối rối, nàng cố giữ vững vẻ bình tĩnh, “Ta không hề nghĩ như vậy, sao sư đệ lại hỏi câu này?”
Ân Trường Ca nhìn nàng chằm chằm, câu chữ bức người, “Đệ và sư tỷ cùng vào sư môn, quanh năm luyện kiếm không đổi, mà nay mới chỉ có mấy tháng sư tỷ đã bỏ thói quen cũ. Có lẽ là do ở Kim Lăng thoải mái, hơn xa Thiên Đô Phong bần khổ chăng?”
“Trường Ca!” Ân Trường Ca vẫn luôn kính trọng và ngưỡng mộ nàng, hắn chưa từng chỉ trích sắc bén như thế này. Thẩm Mạn Thanh xấu hổ sinh giận, hai gò má đỏ bừng, “Hai mươi năm rồi ta mới quay về phủ, mới về nên rất nhiều họ hàng đến thăm viếng. Ta bị chuyện xã giao quấn thân, bỏ bê luyện kiếm là không đúng, sau này ta sẽ đi nhận phạt với sư phụ, không dám nhận lời chất vấn này của đệ.”
Ân Trường Ca nhìn nàng chăm chú, nàng cao quý rực rỡ, châu ngọc quanh người, nghiễm nhiên trở thành một quý nữ thế gia ở Kim Lăng, chỉ riêng khí chất thanh tao nhã nhặn vẫn giống hệt ngày trước, hắn bỗng mềm lòng, “Sư tỷ, tỷ có biết bên ngoài đang đồn đại gì không? Họ đều nói tỷ và Tả Khanh Từ có tình ý với nhau.”
Thẩm Mạn Thanh im lặng, nàng đương nhiên biết rõ, thậm chí còn biết tin đồn đó xuất phát từ đâu.
Cha mẹ Thẩm Mạn Thanh qua đời sớm, thuở nhỏ người ta đồn nàng khắc người thân nên nàng bị gửi nuôi trên núi, nhiều năm qua trong nhà chẳng hề ngó ngàng đến. Những tưởng cả đời này sẽ nàng vung kiếm khắp chốn giang hồ, sống ẩn dật trên đỉnh núi, ai ngờ sau chuyến đi Thổ Hỏa La, con ruột của Tĩnh An Hầu xuất hiện trước mặt người đời, nàng lại được Thánh thượng nhắc đến trong chiếu chỉ, phủ Quốc Công bỗng phát hiện mình còn có một cô cháu gái.
Mặc dù nàng là cháu gái của Quốc Công, nhưng đã lớn tuổi*. Danh hiệu nữ hiệp giang hồ nghe thì nở mày nở mặt nhưng nó không phù hợp với tiêu chuẩn chọn con dâu của thế gia vọng tộc bình thường. Phủ Tĩnh An Hầu là thế gia võ tướng, Đại công tử đã quay về, dù An Hoa công chúa không thích thì chắc chắn Hầu gia cũng sẽ nghĩ hết cách để con ruột của mình được kế thừa tước vị. Mà vị này không rành bắn cung cưỡi ngựa, sau này chàng sẽ là một thế tử nho nhã yếu đuối, thứ chàng cần là một người vợ mạnh mẽ có thể quản lý nhà cửa.
Chỗ này tác giả sử dụng cụm 摽梅已过 (phiếu mai đã qua). Mình tra baidu thì thấy đây là cách nói chỉ những cô gái lớn tuổi nhưng chưa lấy chồng.
Những lời này các di thẩm bá nương đã nói vô số lần, nhưng sao nàng có thể mở miệng nói với Ân Trường Ca những điều ấy, chỉ gượng gạo bảo, “Chỉ là những lời đồn vớ vẩn, Trường Ca nghe làm gì cho bẩn tai.”
Ân Trường Ca nhìn vào mắt nàng, nở nụ cười chua chát, “Có phải lời đồn hay không, trong lòng sư tỷ biết rõ. Tả công tử nhìn thì có vẻ hiền hoà nhưng kỳ thật lòng dạ thâm trầm, nếu như hắn có ý với tỷ thì đã không biết rõ tỷ đang ở Kim Lăng mà chẳng hề ghé qua thăm.”
Không đợi nàng trả lời, Ân Trường Ca lại nói, “Huống chi hắn và Tô Vân Lạc có vướng mắc. Sư tỷ cũng đã tận mắt nhìn thấy ở Đại Hội Đấu Kiếm, cho dù người lớn hai bên có ý kết thành thông gia thì sư tỷ sẽ đối mặt thế nào?”
Tỷ muội đồng môn tranh nhau một nam nhân, dù là Chính Dương Cung đứng đầu chính đạo cũng khó tránh khỏi chuyện trở thành trò cười trong chốn giang hồ.
Thẩm Mạn Thanh trầm mặc, sao nàng lại không nghĩ đến những chuyện này, nhưng mà…
Ân Trường Ca đánh trúng băn khoăn trong lòng nàng, “Không sai, muội ấy là một Hồ cơ, nhiều nhất chỉ có thể làm thiếp, nhưng dù sao muội ấy cũng là sư muội. Sư tỷ thanh cao lại đi tranh giành tình cảm với đồng môn sư muội, từ đây quên mất những gì sư môn dạy dỗ, trở thành một mệnh phụ chỉ có hư danh?”
“Trường Ca!” Nàng quát lên bảo hắn ngừng nói, lòng nàng rối như tơ vò, đúng là trăm miệng khó cãi, “Đệ không hiểu, ta…”
Nàng không muốn người khác nhìn thấy tình cảnh khốn khó của mình, nhưng lại không nói lên lời, gặp gỡ và thân phận khiến nàng ở trong một tình cảnh vô cùng xấu hổ. Hoặc là dốc lòng luyện kiếm, an phận làm bạn với thanh đăng hoàng quyển, quay mặt vào xó nhà cầu đạo; hoặc là nhập thế lấy chồng, sinh con dưỡng cái sống quãng đời trong nhà, buông bỏ giấc mộng giục ngựa giang hồ.
Đây là thanh xuân của nàng, chọn cái trước thì nàng không cam tâm, chọn cái sau thì với xuất thân của mình sao nàng có thể lấy một kẻ phàm phu. Tuy sự nhiệt tình đến muộn của người nhà chỉ là lợi dụng, nhưng họ cũng trải sẵn một con đường cho nàng.
“Ngày mai đệ sẽ lên đường về núi, sư tỷ đi hay ở thì tùy.” Ân Trường Ca đợi một lúc, thấy nàng mãi không nói gì, thời gian dần trôi qua lòng hắn cũng nguội lạnh, “Đệ không đi bến Đào Diệp, ngược lại có câu thơ này không biết sư tỷ đã từng nghe chưa?”
Hắn thoáng im lặng, cuối cùng nói, “Nam vọng thủy liên Đào Diệp Độ, bắc lai sơn chẩm Thạch Đầu Thành. Nhất trần bất đáo tâm nguyên tịnh, vạn hữu câu không nhãn giới thanh*. Trái tim và đôi mắt của sư tỷ nhìn vào quá nhiều chỗ.”
Hết chương 62.
Chú thích:
Đây là hai câu thơ trích trong bài thơ thiền Du Thanh Lương Tự của nhà thơ Thưởng Tích:
“Bạch vân hồng thụ lộ hu oanh, cổ điện trường lang thứ đệ hành.
Nam vọng thủy liên Đào Diệp Độ, bắc lai sơn chẩm Thạch Đầu Thành.
Nhất trần bất đáo tâm nguyên tịnh, vạn hữu câu không nhãn giới thanh.
Trúc viện phùng tăng cựu tằng thức, toàn phi thiền nạp vi tương nghênh.”
Bài thơ này bao gồm triết lý của Phật giáo, mình edit tóm tắt một đoạn trích phân tích hai câu thơ mà Ân Trường Ca nói trong một bài phân tích thơ để mọi người hiểu rõ nhé. Vì mình không hiểu về đạo Phật nên có chỗ nào sai sót mong mọi người thông cảm.
Câu thơ thứ hai trong bài thơ, nhà thơ mượn địa thế của chùa Thanh Lương, kín đáo và khéo léo biểu đạt thế sự hỗn loạn. Ánh mắt của nhà thơ cũng chuyển từ gần ra xa, chùa Thanh Lương gối mình vào sông núi, nhìn về phía Nam và phía Bắc Bến Đào Diệp và Thành Thạch Đầu hiện lên rõ mồn một ở trước mặt.
Bến Đào Diệp là bến đò bên bờ sông Tần Hoài ở Nam Kinh. Tương truyền Tấn vương từng tiễn biệt ái thiếp ở bến Đào Diệp. “Duyên vu đốc ái”, Vương Hi Chi đã sáng tác “Đào Diệp Từ” ở bến đò khi tiễn nàng Đào Diệp. Từ nói:
“Đào Diệp phục Đào Diệp,
Giang bất dụng tiếp.
Đãn độ vô sở khổ,
Ta nga tự nghênh tiếp nhữ.”
(Bản dịch của phanlang @www.tvvn.org:
“Đào Diệp trở lại bến Đào,
Qua sông không chèo không chống.
Khổ sở chẳng biết là bao,
Tôi tự thân ra đón tiếp.”)
Trong tình ý triền miên lộ ra vẻ sầu não nhàn nhạt làm rung động lòng người. Vậy nên ở Giang Nam thường hay ca bài từ này.
Thành Thạch Đầu là tên gọi khác của Nam Kinh ngày nay, thời Chiến Quốc nước Sở gọi nơi đây là Kim Lăng. Đến thời Tam quốc Tôn Ngô đóng đô ở đây, xây dựng thành trì cung điện, gọi là Thành Thạch Đầu. Nơi đây là Cố đô Lục triều nổi tiếng (Lục triều là một danh từ dùng để chỉ sáu triều đại trong các thời kỳ Tam Quốc (220–280), Lưỡng Tấn (265–420), và Nam-Bắc triều (420–589) trong lịch sử Trung Quốc), có thịnh có suy, đến đời Đường thì hoang phế tịch mịch. Trong truyền thuyết, Bến Đào Diệp là nơi tình cảm tụ hợp và chia ly còn Thành Thạch Đầu là một địa danh lịch sử thấm đẫm tiếng thở dài vì buồn hận hưng vong. Nhà thơ chọn hai hình ảnh trên và đặt chùa Thanh Lương vào bối cảnh đó, không chỉ muốn thuật lại địa thế của chùa Thanh Lương dưới con mắt của một du khách mà còn sáng tạo dựa trên ý cảnh, hình thành so sánh giữa Thiền viện Thanh Lương với Thành Thạch Đầu và Bến Đào Diệp, dùng thế sự và tình cảm hỗn loạn làm nổi bật lên Tịnh thổ (Theo đạo Phật, Tịnh thổ là một vùng đất hoàn mỹ, lý tưởng, an hòa và viên mãn) thanh tịnh, vì vậy câu thơ ca tụng chùa Thanh Lương có thêm một tầng ý nghĩa khác.
Câu thơ thứ ba là sự cảm hoài của nhà thơ trong lúc tham quan chùa. Ông ví Thành Thạch Đầu và Bến Đào Diệp tượng trưng cho cõi trần trong chùa Thanh Lương, tuy trần tục nhưng không nhiễm phiền não, khiến người ta cảm thấy tịch mịch gấp bội. Như vậy, không phải do hoàn cảnh thanh tịnh mà chủ yếu là ở Thiền tâm thanh tịnh. Thiền tông Phật giáo nhấn mạnh trở về bản tâm. Một mặt nói, trời sinh con người có bản tâm thanh tịnh, giống như hư không, không có bến bờ. Mặt khác nói bản tâm của con người là căn nguyên của vạn pháp, đại thiên thế giới, vạn vật sắc tượng, bao quát mọi thứ. Theo Đạo Phật, bởi vì Tâm tính bản giác, phật tính vốn có, nên một người chỉ cần nhìn thẳng vào bản tâm, thông qua một loại giác ngộ nào đó, Trong tích tắc, ý nghĩ xằng bậy bị tiêu diệt thì có thể trở về với bản tâm, từ đó đạt đến cảnh giới vô dục vô niệm, không buồn không vui, tầm mắt sáng tỏ, tâm nguyên trong suốt, không nhuốm bụi trần, tức cái gọi là Nhất ngộ tức chí Phật. Đây cũng là “Nhất trần bất đáo tâm nguyên tịnh, vạn hữu câu không nhã giới thanh” mà nhà thơ cảm nhận được.
(Nhấn vào ĐÂY để xem bài gốc)
→ Theo ý hiểu của mình thì Ân Trường Ca mượn hai câu thơ trong bài thơ Du Thanh Lương Tự để nhắc nhở Thẩm Mạn Thanh đừng quá tham lam, hãy buông bỏ những tham muốn trong lòng để quay về với bản tâm.
– Bến Đào Diệp
Bến Đào Diệp ngày nay
Bình luận truyện