Mùa Trôi Trên Quang Gánh
Chương 8: Mùi rơm rạ
Giá gas, giá điện cứ rủ nhau leo thang từng ngày. Lo đến thót tim. Tinh thần căng như dây đàn. Vì biết rằng, cũng như muôn vàn thứ khác, đã tăng là rất khó mà giảm. Một bình gas bằng 1/4 tháng lương công chức, rồi còn bao nhiêu thứ khác rập rình đe dọa... Giá kể nhà rộng hoặc có người ở nhà suốt ngày còn đốt viên than, đỏ lửa ninh nấu cả ngày. Nhưng nhà chật, nhà chung cư lại đi làm từ sáng sớm tới tối khuya, thì chẳng có cách nào khác ngoài “đốt” 1/4 tháng lương. Thốt nhiên, tôi chợt nhớ đến những chất đun có mùi. Phải, có mùi chứ không phải là không mùi như gas. Nhớ mùi rơm rạ cháy đến nao lòng. Ước gì, nhà mình không ở phố.
Có lẽ, nhiều người nghĩ tôi lẩn thẩn. Giờ đồng ruộng lúa mới bén rễ xanh rì. Mùa gặt năm ngoái, năm kia, nhiều góc Hà Nội lao đao vì những vùng ngoại thành đốt rơm “hun” khói người nội thành. Khó chịu, ngộp thở đã đành, người ta còn phân tích rằng trong khói rơm có bao nhiêu chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đấy là những vùng gặt hái bằng máy, chắt lọc lấy hạt gạo, phần tinh túy nhất của cây lúa, còn những phần không cần đến thì “hỏa công” cho gọn. Quê tôi, từ bao đời nay, thân ngô thân lúa luôn được tận dụng triệt để. Có lẽ, chính vì thế, kí ức rơm rạ chưa bao giờ phai mờ trong trí nhớ.
Những ngày hè khi thì nắng chói chang, lúc lại mưa sầm sập, tôi ghét nhất là phải canh nắng để phơi rơm sau khi đã tuốt hết thóc. Cứ nắng to thì bới đống rơm đã tuốt ra trải khắp mặt đê. Thấy phía chân trời mây đen kéo sầm sập thì hò nhau hối hả “chạy” rơm. Cứ như thế, qua vài ngày, rơm khô cong, tỏa mùi thơm nồng nắng, lúc này thì bắt đầu công cuộc đánh đống rơm. Có lẽ, khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ chẳng ai là không quen với những hình ảnh đống rơm lúp xúp sau nhà. Một chiếc cọc đại cắm ở giữa, những thanh niên lực lưỡng ôm từng ôm lớn, “đánh” thoăn thoắt. Người nào khéo, cây rơm chất xong vững chãi, chặt mà lại rất đẹp mắt. Hết rơm lại đến rạ, cứ như thế, một năm vụ chiêm vụ mùa, người làng tôi đủ chất đốt quanh năm, không biết đến bất kì thứ nhiên liệu nào khác.
Mặc cho mưa gió bão bùng, cây rơm đánh chặt, chỉ ướt phần trên, cứ ra rút dần từng ôm. Cá rô đồng om dưa, thịt chuột kho tương, tôm rang mùa hè hay thịt nấu đông, canh măng hầm chân giò, nem chả ngày đông, gà vịt nem chả cỗ bàn ngày Tết, tất thảy đều nấu bằng rơm. Đống rơm đống rạ cũng là chỗ lũ trẻ chúng tôi đùa nghịch vật lộn với con chó, con mèo. Có khi chơi trốn tìm, tôi chui vào hốc đống rơm, ôm con chó, cả hai nín thở, ngủ khì lúc nào chả hay, tỉnh dậy, cuộc trốn tìm đã vãn tự khi nào và cái roi của mẹ thì đang vun vút vì gọi khản cổ chẳng thấy con đâu, vừa tức giận, vừa lo sợ.
Nhiều khi tôi nghĩ cứ thương đời cây lúa. Từ hạt đến thân đến gốc, cống hiến đến kiệt cùng mình cho người nông dân. Ngay cả phần chôn sâu trong đất, hết vụ mùa người ta cũng cày lật lên, để gốc lúa tự làm phân bón cho mùa màng lần sau. Cứ như thế, chẳng đòi hỏi gì. Có phải chăng rơm rạ mùa mùa tháng tháng nuôi người làng tôi lớn lên, nên cái vị rạ rơm ấy cứ như thấm vào tóc, vào da, vào huyết quản mất rồi.
Bao năm sống đời thành thị, mỗi lần bắt đầu về quê, trong đầu tôi đã mường tượng ra mình được đi chân trần trên mặt đê ngập dày rơm phơi, được nhìn thấy hình ảnh cây rơm vàng ươm chất ngất sau nhà, những con gà liếp chiếp mổ những hạt thóc còn sót lại đầu cọng rơm. Vẫn biết mình chẳng thể bỏ phố về quê, song vẫn mong, cái mùi rạ rơm ấy vẫn còn để ấm lòng mỗi khi nghĩ về quê mẹ.
_
Có lẽ, nhiều người nghĩ tôi lẩn thẩn. Giờ đồng ruộng lúa mới bén rễ xanh rì. Mùa gặt năm ngoái, năm kia, nhiều góc Hà Nội lao đao vì những vùng ngoại thành đốt rơm “hun” khói người nội thành. Khó chịu, ngộp thở đã đành, người ta còn phân tích rằng trong khói rơm có bao nhiêu chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đấy là những vùng gặt hái bằng máy, chắt lọc lấy hạt gạo, phần tinh túy nhất của cây lúa, còn những phần không cần đến thì “hỏa công” cho gọn. Quê tôi, từ bao đời nay, thân ngô thân lúa luôn được tận dụng triệt để. Có lẽ, chính vì thế, kí ức rơm rạ chưa bao giờ phai mờ trong trí nhớ.
Những ngày hè khi thì nắng chói chang, lúc lại mưa sầm sập, tôi ghét nhất là phải canh nắng để phơi rơm sau khi đã tuốt hết thóc. Cứ nắng to thì bới đống rơm đã tuốt ra trải khắp mặt đê. Thấy phía chân trời mây đen kéo sầm sập thì hò nhau hối hả “chạy” rơm. Cứ như thế, qua vài ngày, rơm khô cong, tỏa mùi thơm nồng nắng, lúc này thì bắt đầu công cuộc đánh đống rơm. Có lẽ, khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ chẳng ai là không quen với những hình ảnh đống rơm lúp xúp sau nhà. Một chiếc cọc đại cắm ở giữa, những thanh niên lực lưỡng ôm từng ôm lớn, “đánh” thoăn thoắt. Người nào khéo, cây rơm chất xong vững chãi, chặt mà lại rất đẹp mắt. Hết rơm lại đến rạ, cứ như thế, một năm vụ chiêm vụ mùa, người làng tôi đủ chất đốt quanh năm, không biết đến bất kì thứ nhiên liệu nào khác.
Mặc cho mưa gió bão bùng, cây rơm đánh chặt, chỉ ướt phần trên, cứ ra rút dần từng ôm. Cá rô đồng om dưa, thịt chuột kho tương, tôm rang mùa hè hay thịt nấu đông, canh măng hầm chân giò, nem chả ngày đông, gà vịt nem chả cỗ bàn ngày Tết, tất thảy đều nấu bằng rơm. Đống rơm đống rạ cũng là chỗ lũ trẻ chúng tôi đùa nghịch vật lộn với con chó, con mèo. Có khi chơi trốn tìm, tôi chui vào hốc đống rơm, ôm con chó, cả hai nín thở, ngủ khì lúc nào chả hay, tỉnh dậy, cuộc trốn tìm đã vãn tự khi nào và cái roi của mẹ thì đang vun vút vì gọi khản cổ chẳng thấy con đâu, vừa tức giận, vừa lo sợ.
Nhiều khi tôi nghĩ cứ thương đời cây lúa. Từ hạt đến thân đến gốc, cống hiến đến kiệt cùng mình cho người nông dân. Ngay cả phần chôn sâu trong đất, hết vụ mùa người ta cũng cày lật lên, để gốc lúa tự làm phân bón cho mùa màng lần sau. Cứ như thế, chẳng đòi hỏi gì. Có phải chăng rơm rạ mùa mùa tháng tháng nuôi người làng tôi lớn lên, nên cái vị rạ rơm ấy cứ như thấm vào tóc, vào da, vào huyết quản mất rồi.
Bao năm sống đời thành thị, mỗi lần bắt đầu về quê, trong đầu tôi đã mường tượng ra mình được đi chân trần trên mặt đê ngập dày rơm phơi, được nhìn thấy hình ảnh cây rơm vàng ươm chất ngất sau nhà, những con gà liếp chiếp mổ những hạt thóc còn sót lại đầu cọng rơm. Vẫn biết mình chẳng thể bỏ phố về quê, song vẫn mong, cái mùi rạ rơm ấy vẫn còn để ấm lòng mỗi khi nghĩ về quê mẹ.
_
Bình luận truyện