My Beloved
Chương 3
Một người phụ nữ thấp bé mặc một chiếc áo choàng xanh đậm bên ngoài chiếc váy màu vàng nhạt hối hả bướcvào phòng ngay khi Sebastian rời đi. Chiếc khăn trùm đầu màu trắng tinh của bà ta làm nổi bật khuôn mặt tròn xoe, quanh đôi mắt nâu thân thiện đã xuất hiện vài nếp nhăn.
“Tôi tên là Grazide, thưa phu nhân. Tôi được phân công làm người phục vụ cho cô.”
Juliana không quen với việc có người phục vụ cho mình nhưng nàng vẫn mỉm cười.
Grazide bận rộn với việc tháo dỡ những cái rương của Juliana. “Phu nhân, tôi chưa từng nhìn thấy thứ gì đẹp như thế này.” Bà ta chuyển ngọn đèn dầu lại gần những chiếc váy trải trên giường để xem xét kĩ hơn tay nghề thủ công làm ra những chiếc váy đó.
“Tu viện nổi tiếng về kĩ năng thêu thùa, Grazide ạ. Tôi may mắn vì sự hào phóng mà cha tôi mang lại.”
“Tôi ước gì được một nửa tài năng này, thưa phu nhân.” Cái nhìn của bà ta trông thật thảm não. “Nhưng tất cả chúng ta đều không thể cùng là sơn ca, phải không ạ? Có vài người trong chúng ta phải mãi mãi là chim sẻ.” Những lời bình luận của Grazide làm nàng mỉm cười. Tuy nhiên những hành động tiếp theo của bà ta làm nàng bị sốc. Người đàn bà tháo lớp vải lanh buộc trên chiếc mũ không vành của nàng và gỡ nó ra khỏi những vòng hoa cài tóc của Juliana, sau đó cúi xuống và túm lớp vải của chiếc áo choàng của nàng và bắt đầu kéo nó qua đầu nàng.
Những lời phản đối của Juliana không có gì hơn là một tiếng thì thầm nhỏ, nhưng nàng giật lớp vải lại và giữ chặt lấy nó trong những nắm tay.
Grazide nhăn nhó trong sự lúng túng. “thưa phu nhân, cô phải thay bộ trang phục đi đường đi chứ ạ.”
“Tôi có thể tự làm được.”
“Nếu cô muốn thế, thưa phu nhân,” bà ta nói, nhưng cùng lúc đó bà ta cầm lấy trang phục đang bị túm chặt trong tay Juliana. “Chúng ta có thể làm cùng nhau.” Bà mỉm cười một nụ cười hân hoan và ấm áp.
Juliana cảm thấy như một chiếc lá trong cơn bão vậy.
“Chúng tôi đều đang chờ đợi cô, thưa phu nhân,” bà nói khi kéo chiếc váy qua đầu Juliana. “Đã lâu lắm rồi từ khi lâu đài hạnh phúc có một đôi tình nhân trẻ. Tại sao ư, lần cuối cùng là khi phu nhân của chúng tôi còn sống và bà đã mất nhiều năm trước. Ngài John- cha của đức ngài - đã già khi ông ra đi 5 năm trước.”
Chiếc váy đã tháo ra được đặt cẩn thận lên giường. “Langlinais là một nơi đẹp tuyệt vời, thưa phu nhân. Tôi đảm bảo cô sẽ thích sống ở đây. Tại sao ư, ông chủ của chúng tôi là người đốc công tốt bụng và rộng rãi nhất. Con trai của tôi cũng được ban cho một công việc và hiện đang là thợ mộc của lâu đài.” Bà ta chỉ ngừng nói một chút để hỏi Juliana thích mặc bộ váy nào hơn.
Juliana chỉ cho bà ta.
“Và lễ chúc mừng.” Grazide vung vẩy trong không khí. “Trời, mọi người đều được mời tham dự. Tất cả 50 người giúp việc trong lâu đài. Có cả những người hát rong và nhạc sĩ, thưa phu nhân, và một bữa tiệc cạnh tranh với bất kì bữa tiệc nào khác vào thời của ngài John. Ôi, những ngày đó thật tuyệt, phu nhân Juliana. Chúng tôi đã làm lễ chúc mừng trong hầu hết các dịp. Lớn nhất là khi Ngài John phong tước hiệu hiệp sĩ cho hai người con trai.” Bà ta thở dài, đặt hai tay lên hông, và nhìn vào khoảng không như thể để xác nhận lại sự kiện lớn đó.
Sự im lặng đó không kéo dài lâu.
“Nhưng tôi e rằng những ngày đó đã qua rồi. Ông chủ không còn khuyến khích khách đến với Langlinais nữa. Ngài ấy giữ nó cho mình. Nhưng cô vẫn có thể luôn tìm thấy ngài trên đỉnh tháp phía đông, đang quan sát chúng tôi.” Bà ta mỉm cười và lắc đầu.
Cuối cùng khi Grazide giúp nàng chui vào trong chiếc váy sạch sẽ Juliana thấy hết sức ngượng. Bộ váy mát lạnh trên làn da nóng rực của nàng. Nàng chưa từng ở trần trước người khác từ khi nàng được 5 tuổi và được mẹ nàng chăm sóc.
“Không có gì xảy ra ở Langlinais mà ngài ấy không biết, từ số những con gà mái đang nằm ổ đến những mái nhà cần lợp lại. Nhưng, ngài vốn luôn như vậy, thưa phu nhân, quan tâm đến những người của ngài. À, ít nhất là như thế khi ngài thôi cư xử ngông cuồng. Họ rẩt thân thiết, ngài và em trai. Không ai bị gửi đi làm con nuôi, không nghi ngờ gì bởi vì đã có quá nhiều đứa trẻ bị chết trước khi hai người họ ra đời.” Grazide thở dài. “Cha họ đã dạy họ trở thành những hiệp sĩ và đã có rất nhiều cô gái khi đó tìm đủ mọi lí do để đến gần khi họ đang luyện tập.”
Grazide đặt một cái vòng lên tóc nàng, bước lùi lại để chiêm ngưỡng thành quả của bà ta.
“Nhưng bây giờ cô đã đến Langlinais, thưa phu nhân. Tôi nghĩ, đôi khi, ngài ấy quá nghiêm nghị. Một cô dâu mới đúng là thứ ngài ấy cần. Tôi biết nghe có vẻ kì lạ, phu nhân ơi, nhưng có thể ngài ấy quá mộ đạo. Chúng tôi hiếm khi gặp ngài, khác với việc nhìn thấy ngài trên ngọn tháp. Nhưng tôi biết ngài sử dụng phần lớn thời gian trong nhà nguyện.”
Sự đồng tình, trong một thoáng, làm ngực Juliana nặng như chì. Vậy anh ta đã nói dối sao? Có thật anh ta không phải là một kẻ cuồng tín.
Nàng đứng dậy, để cho Grazide buộc cái áo choàng không tay qua vai nàng. Những bông hoa màu vàng và đỏ tươi thêu trên đó chắc chắn giúp cho chiếc áo có thể dựng lên mà không cần hỗ trợ.
“Cô trông như một nàng công chúa vậy, thưa phu nhân.” Grazide nói. Bà ta mỉm cười với nàng, rõ ràng là rất hài lòng.
Thoáng một cái, Grazide rời đi, và căn phòng trở nên quá tĩnh lặng. Juliana ngồi lên chiếc ghế dài đặt trước cửa sổ, chiếc áo choàng cuộn lên khi nàng ngồi xuống.
Nàng đã được phục sức cho lễ ăn mừng đang được tổ chức bên dưới phòng ăn lớn. Ở đó, vị lãnh chúa và người vợ mới sẽ nhận lời chúc mừng từ các nông nô, các hiệp sĩ của lâu đài, các vị khách và những người quyền cao chức trọng được mời tới một dịp quan trọng như thế này. Liệu anh ta có tới đón nàng không? Hay anh ta sẽ đợi cho đến khi sự vắng mặt của họ làm cho những lời phỏng đoán lan rộng hơn? Những bản balát đầy sức sống về Sebastian của Langlinais và sự nôn nóng của anh ta sẽ được cất lên để làm tăng tính hợp pháp cho hôn lễ của anh ta chứ?
Juliana nhìn về phía chiếc giường. Lí do mà chồng nàng không muốn lên giường cùng nàng là gì?
Bây giờ đây, nàng ước rằng nàng chưa bao giờ đọc Ars Amatoria* của Ovid. Nàng đã tự bào chữa nó là để chuẩn bị cho đêm tân hôn của nàng. Thay vì thế, bài thơ về nghệ thuật ái tình chỉ càng làm nàng thêm tò mò. Vì vậy, tác phẩm thi ca cổ mà nàng đọc và làm nàng kinh ngạc, với những lời lẽ vẫn có thể khuấy động cảm xúc thậm chí sau nhiều năm tháng như vậy.
(*)Thuật yêu đương (Ars Amatoria) là bộ sách gồm ba cuốn viết theo thể văn vần, của nhà thơ La Mã danh tiếng tên đầy đủ là Publius Ovidius Naso, nhưng phương Tây thường gọi tắt là Ovid. Hai cuốn đầu (viết trong khoảng năm 1 trước Công nguyên tới năm 1 đầu Công nguyên) chủ yếu bàn về nghệ thuật quyến rũ, cám dỗ, chinh phục phụ nữ, giữ chân người tình để họ khỏi bỏ rơi đàn ông. Cuốn thứ ba nhằm hướng dẫn phụ nữ cách quyến rũ đàn ông sao cho hiệu quả nhất.
Đến với em, người yêu dấu, và hãy ban cho em một nụ cười. Để vẻ ngọt ngào quay về trên đôi môi anh. Hãy cầm bàn tay em đặt lên ngực anh để em có thể cảm nhận được sự sống của anh, và khát khao cùng với nó.
Ngọn đèn dầu yếu dần trong đêm. Nàng bước lại bên cửa sổ, nhìn xuống khu vườn. Một ngọn đuốc đựợc cắm lên giá soi sáng con đuờng bộ. Ánh sáng và âm nhạc, cùng với tiếng cười thoáng qua và màn đêm đang đón chào những người tham dự cuộc vui.
Có mùi vị của nỗi cô đơn mà nàng không hề mong đợi. Thứ gì đó trong thoả thuận lạ lùng này mà nàng đã không làm sao nghĩ ra được.
Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu nàng chỉ việc quay về tu viện. Tại đó, nàng sẽ được phép dùng phòng viết một giờ mỗi ngày, và dù rất hiếm nhưng trong những dịp đặc biệt nàng có thể dụ dỗ bà tu viện trưởng chơi một ván cờ. Trong tu viện, không cần đến sự có mặt của đàn ông. Phụ nữ không quan tâm đến tình yêu. Hay là có cảm giác lo sợ với lời đề nghị bí ẩn.
Sẽ khá hợp lý nếu nàng tiếp tục ngồi một mình trong đêm và suy ngẫm về tương lai. Nhưng nàng là Juliana Chuột nhắt, luôn bị bóng tối làm cho kinh hãi. Nàng quay lại với chiếc ghế dài và ước gì ngọn đèn dầu sáng hơn.
Sebastian quỳ trong Nhà nguyện. Một ngọn nến lẻ loi trên bàn thờ đá toả ánh sáng dịu dàng lên hình dáng của chàng. Đầu chàng cúi thấp, trán tì lên thanh chắn bằng gỗ bao quanh thánh đường. Hai cánh tay chàng giang rộng, hai bàn tay ghì chặt lấy lớp gỗ thô cứng. Bộ áo choàng tu sĩ màu đen đan bằng len thô của chàng dài qua cả cổ tay và loà xoà trên mặt sàn đá.
Sau lưng chàng khu nhà nguyện đơn sơ hoàn toàn trống trải và im ắng. Tiếng cười đùa vọng lại đằng sau cánh cửa khung sắt quả thật là sự trớ trêu đáng mỉa mai nhất. Một buổi lễ chúc mừng ca ngợi cuộc hôn nhân của vị lãnh chúa vùng Langlinais. Nhưng họ sẽ không bao giờ kết hợp thật sự với nhau.
Thanh gỗ hằn sâu vào trán chàng, những giằm gỗ cứa vào da chàng. “Lạy chúa,” chàng nói. Không có gì đáp lại chàng. Không hề có động tĩnh gì xảy ra. Chúa vẫn làm thinh. Cả đến những tạo vật của ngài cũng vậy. Những con cú làm tổ gần đó tở ra trang nghiêm và im hơi lặng tiếng. Nếu có một con chuột đào hang trong nhà nguyện của Langlinais thì sự hiện diện của nó cũng không được để ý tới.
Chiếc mũ trùm ngả xuống trên vai chàng, khuôn mặt chàng để lộ ra. Chỉ có bóng tối, thâm trầm và an ủi, bảo vệ chàng khỏi những đôi mắt tò mò. Chàng lại cúi đầu xuống, hạ mình một cách miễn cưỡng không phải vì sự trung thành hay lòng mộ đạo mà bởi một nỗi chán chường không thể diễn tả bằng lời và sâu thẳm như bầu trời đêm.
Chàng nên cầu nguyện vì lí do gì đây? Xin tha thứ cho tội sát nhân, thậm chí nhân danh lòng trung thành ư? cho những tội lỗi gây ra cảnh đổ máu? Hay vì đã thật sự thích thú với những cảnh đó? Có lẽ chàng nên cầu xin cái chết, sự lãng quên đến nhanh chóng và ngay lập tức. Một sự kết thúc mau lẹ, như những cái chết mà chàng đã chững kiến trên chiến trường. Thế này chả là gì so với chiến tranh, không phải sao? Một cuộc chiến đơn độc, với Thần chết một bên và chàng ở phía đối diện, những đối thủ không cân sức mà kết quả là hiển nhiên. Chàng đã từng luôn có thể nắm giữ sức mạnh của thần chết trong tay. Với mỗi ngày trôi qua, khoảng cách càng rút ngắn trong gang tấc, cho đến một buổi sáng chàng và Tử thần sẽ đững mũi chạm mũi và Sebastian sẽ hít được cả hơi thở hư vô của chính chàng.
Nhưng chàng không mong nhìn thấy những kẻ thù cũ của chàng nhỏ nước mắt khóc thương hay khoái trí trước vẻ bề ngoài của chàng. Chàng đã cưỡi ngựa xông thẳng vào chiến trường mà không hề có một khoảnh khắc thấy sợ hãi. Chàng đã đứng lên với thanh gươm giơ cao bằng cả hai tay và dự kiến khi nào thì phải đưa ra những nhát chém chí tử. Đó là cách chết mà chàng ưa thích. Không phải theo cách này.
“Xin Chúa.” Một lời cầu xin khẩn thiết từ trong yết hầu.
Hai nắm tay siết chặt thanh chắn thánh đường, đầu chàng cúi gằm trong lời thỉnh cầu. Chàng không phải loại người tử vì đạo, không hề tin tưởng vào sự cứu rỗi linh hồn. Đúng vậy, không phải vì sự cứu rỗi cho linh hồn mà chàng có mặt ở đây? Chàng không còn gì ngoài một cái xác không hồn. Chàng có thể tự sát bằng chính thanh gươm của chàng hoặc đơn giản hơn là lao xuống biển, bộ áo giáp của chàng sẽ kéo chàng chìm sâu xuống. Chàng có thể sử dụng những cây nấm độc hay hàng trăm cách thức khác hứa hẹn những giấc mơ ngọt ngào mà không bao giờ phải thức tỉnh. Hay tự ném mình xuống từ trên ngọn tháp phía đông với những tiếng gào thét và nguyền rủa.
Đã quá muộn để hối tiếc vì chàng đã không làm như thế. Quá muộn để ước mong chàng chưa bao giờ nhìn thấy vợ chàng. Nhìn thấy Juliana.
Chàng bắt chéo hai cánh tay và gục mặt lên đó. Lớp vải len chà xát vào má chàng.
Những cảm xúc. Chàng sẽ đánh mất điều đó. Ngày tháng của chàng bây giờ đang được đo đếm, cẩn thận đánh dấu với sự mất đi của cảm xúc. Mỗi sáng chàng thức dậy và tự kiểm tra lại mình, vuốt một ngón tay lên tấm ga trải giường để đảm bảo rằng chàng vẫn còn xúc giác. Một ngày nào đó chàng sẽ bắt đầu nhận thấy sự khác biệt. Ngày đó chàng sẽ rời bỏ thế giới mà chàng đang sống. Chỉ một vài năm sau thôi, người ta sẽ loan báo tin chàng đã chết. Một cái chết bí ẩn, một cái chết mà sẽ để lại Juliana được bảo vệ khỏi những tin đồn bẩn thỉu có thể làm tổn hại tương lai của nàng. Một goá phụ còn trinh trắng.
“Lạy Chúa,” chàng nói một lần nữa, và lần này lời cầu nguyện không phải cho chàng, mà cho lợi ích của người con gái mà chàng đã triệu tới bên chàng. Chàng ước mong cho nàng được che chắn khỏi chàng, được bảo vệ khỏi sức mạnh của quân Templar, tránh xa khỏi những nguy hiểm.
Đó là một lời cầu xin dễ đáp ứng, so với những lời cầu xin lớn hơn của chàng.
“Tôi tên là Grazide, thưa phu nhân. Tôi được phân công làm người phục vụ cho cô.”
Juliana không quen với việc có người phục vụ cho mình nhưng nàng vẫn mỉm cười.
Grazide bận rộn với việc tháo dỡ những cái rương của Juliana. “Phu nhân, tôi chưa từng nhìn thấy thứ gì đẹp như thế này.” Bà ta chuyển ngọn đèn dầu lại gần những chiếc váy trải trên giường để xem xét kĩ hơn tay nghề thủ công làm ra những chiếc váy đó.
“Tu viện nổi tiếng về kĩ năng thêu thùa, Grazide ạ. Tôi may mắn vì sự hào phóng mà cha tôi mang lại.”
“Tôi ước gì được một nửa tài năng này, thưa phu nhân.” Cái nhìn của bà ta trông thật thảm não. “Nhưng tất cả chúng ta đều không thể cùng là sơn ca, phải không ạ? Có vài người trong chúng ta phải mãi mãi là chim sẻ.” Những lời bình luận của Grazide làm nàng mỉm cười. Tuy nhiên những hành động tiếp theo của bà ta làm nàng bị sốc. Người đàn bà tháo lớp vải lanh buộc trên chiếc mũ không vành của nàng và gỡ nó ra khỏi những vòng hoa cài tóc của Juliana, sau đó cúi xuống và túm lớp vải của chiếc áo choàng của nàng và bắt đầu kéo nó qua đầu nàng.
Những lời phản đối của Juliana không có gì hơn là một tiếng thì thầm nhỏ, nhưng nàng giật lớp vải lại và giữ chặt lấy nó trong những nắm tay.
Grazide nhăn nhó trong sự lúng túng. “thưa phu nhân, cô phải thay bộ trang phục đi đường đi chứ ạ.”
“Tôi có thể tự làm được.”
“Nếu cô muốn thế, thưa phu nhân,” bà ta nói, nhưng cùng lúc đó bà ta cầm lấy trang phục đang bị túm chặt trong tay Juliana. “Chúng ta có thể làm cùng nhau.” Bà mỉm cười một nụ cười hân hoan và ấm áp.
Juliana cảm thấy như một chiếc lá trong cơn bão vậy.
“Chúng tôi đều đang chờ đợi cô, thưa phu nhân,” bà nói khi kéo chiếc váy qua đầu Juliana. “Đã lâu lắm rồi từ khi lâu đài hạnh phúc có một đôi tình nhân trẻ. Tại sao ư, lần cuối cùng là khi phu nhân của chúng tôi còn sống và bà đã mất nhiều năm trước. Ngài John- cha của đức ngài - đã già khi ông ra đi 5 năm trước.”
Chiếc váy đã tháo ra được đặt cẩn thận lên giường. “Langlinais là một nơi đẹp tuyệt vời, thưa phu nhân. Tôi đảm bảo cô sẽ thích sống ở đây. Tại sao ư, ông chủ của chúng tôi là người đốc công tốt bụng và rộng rãi nhất. Con trai của tôi cũng được ban cho một công việc và hiện đang là thợ mộc của lâu đài.” Bà ta chỉ ngừng nói một chút để hỏi Juliana thích mặc bộ váy nào hơn.
Juliana chỉ cho bà ta.
“Và lễ chúc mừng.” Grazide vung vẩy trong không khí. “Trời, mọi người đều được mời tham dự. Tất cả 50 người giúp việc trong lâu đài. Có cả những người hát rong và nhạc sĩ, thưa phu nhân, và một bữa tiệc cạnh tranh với bất kì bữa tiệc nào khác vào thời của ngài John. Ôi, những ngày đó thật tuyệt, phu nhân Juliana. Chúng tôi đã làm lễ chúc mừng trong hầu hết các dịp. Lớn nhất là khi Ngài John phong tước hiệu hiệp sĩ cho hai người con trai.” Bà ta thở dài, đặt hai tay lên hông, và nhìn vào khoảng không như thể để xác nhận lại sự kiện lớn đó.
Sự im lặng đó không kéo dài lâu.
“Nhưng tôi e rằng những ngày đó đã qua rồi. Ông chủ không còn khuyến khích khách đến với Langlinais nữa. Ngài ấy giữ nó cho mình. Nhưng cô vẫn có thể luôn tìm thấy ngài trên đỉnh tháp phía đông, đang quan sát chúng tôi.” Bà ta mỉm cười và lắc đầu.
Cuối cùng khi Grazide giúp nàng chui vào trong chiếc váy sạch sẽ Juliana thấy hết sức ngượng. Bộ váy mát lạnh trên làn da nóng rực của nàng. Nàng chưa từng ở trần trước người khác từ khi nàng được 5 tuổi và được mẹ nàng chăm sóc.
“Không có gì xảy ra ở Langlinais mà ngài ấy không biết, từ số những con gà mái đang nằm ổ đến những mái nhà cần lợp lại. Nhưng, ngài vốn luôn như vậy, thưa phu nhân, quan tâm đến những người của ngài. À, ít nhất là như thế khi ngài thôi cư xử ngông cuồng. Họ rẩt thân thiết, ngài và em trai. Không ai bị gửi đi làm con nuôi, không nghi ngờ gì bởi vì đã có quá nhiều đứa trẻ bị chết trước khi hai người họ ra đời.” Grazide thở dài. “Cha họ đã dạy họ trở thành những hiệp sĩ và đã có rất nhiều cô gái khi đó tìm đủ mọi lí do để đến gần khi họ đang luyện tập.”
Grazide đặt một cái vòng lên tóc nàng, bước lùi lại để chiêm ngưỡng thành quả của bà ta.
“Nhưng bây giờ cô đã đến Langlinais, thưa phu nhân. Tôi nghĩ, đôi khi, ngài ấy quá nghiêm nghị. Một cô dâu mới đúng là thứ ngài ấy cần. Tôi biết nghe có vẻ kì lạ, phu nhân ơi, nhưng có thể ngài ấy quá mộ đạo. Chúng tôi hiếm khi gặp ngài, khác với việc nhìn thấy ngài trên ngọn tháp. Nhưng tôi biết ngài sử dụng phần lớn thời gian trong nhà nguyện.”
Sự đồng tình, trong một thoáng, làm ngực Juliana nặng như chì. Vậy anh ta đã nói dối sao? Có thật anh ta không phải là một kẻ cuồng tín.
Nàng đứng dậy, để cho Grazide buộc cái áo choàng không tay qua vai nàng. Những bông hoa màu vàng và đỏ tươi thêu trên đó chắc chắn giúp cho chiếc áo có thể dựng lên mà không cần hỗ trợ.
“Cô trông như một nàng công chúa vậy, thưa phu nhân.” Grazide nói. Bà ta mỉm cười với nàng, rõ ràng là rất hài lòng.
Thoáng một cái, Grazide rời đi, và căn phòng trở nên quá tĩnh lặng. Juliana ngồi lên chiếc ghế dài đặt trước cửa sổ, chiếc áo choàng cuộn lên khi nàng ngồi xuống.
Nàng đã được phục sức cho lễ ăn mừng đang được tổ chức bên dưới phòng ăn lớn. Ở đó, vị lãnh chúa và người vợ mới sẽ nhận lời chúc mừng từ các nông nô, các hiệp sĩ của lâu đài, các vị khách và những người quyền cao chức trọng được mời tới một dịp quan trọng như thế này. Liệu anh ta có tới đón nàng không? Hay anh ta sẽ đợi cho đến khi sự vắng mặt của họ làm cho những lời phỏng đoán lan rộng hơn? Những bản balát đầy sức sống về Sebastian của Langlinais và sự nôn nóng của anh ta sẽ được cất lên để làm tăng tính hợp pháp cho hôn lễ của anh ta chứ?
Juliana nhìn về phía chiếc giường. Lí do mà chồng nàng không muốn lên giường cùng nàng là gì?
Bây giờ đây, nàng ước rằng nàng chưa bao giờ đọc Ars Amatoria* của Ovid. Nàng đã tự bào chữa nó là để chuẩn bị cho đêm tân hôn của nàng. Thay vì thế, bài thơ về nghệ thuật ái tình chỉ càng làm nàng thêm tò mò. Vì vậy, tác phẩm thi ca cổ mà nàng đọc và làm nàng kinh ngạc, với những lời lẽ vẫn có thể khuấy động cảm xúc thậm chí sau nhiều năm tháng như vậy.
(*)Thuật yêu đương (Ars Amatoria) là bộ sách gồm ba cuốn viết theo thể văn vần, của nhà thơ La Mã danh tiếng tên đầy đủ là Publius Ovidius Naso, nhưng phương Tây thường gọi tắt là Ovid. Hai cuốn đầu (viết trong khoảng năm 1 trước Công nguyên tới năm 1 đầu Công nguyên) chủ yếu bàn về nghệ thuật quyến rũ, cám dỗ, chinh phục phụ nữ, giữ chân người tình để họ khỏi bỏ rơi đàn ông. Cuốn thứ ba nhằm hướng dẫn phụ nữ cách quyến rũ đàn ông sao cho hiệu quả nhất.
Đến với em, người yêu dấu, và hãy ban cho em một nụ cười. Để vẻ ngọt ngào quay về trên đôi môi anh. Hãy cầm bàn tay em đặt lên ngực anh để em có thể cảm nhận được sự sống của anh, và khát khao cùng với nó.
Ngọn đèn dầu yếu dần trong đêm. Nàng bước lại bên cửa sổ, nhìn xuống khu vườn. Một ngọn đuốc đựợc cắm lên giá soi sáng con đuờng bộ. Ánh sáng và âm nhạc, cùng với tiếng cười thoáng qua và màn đêm đang đón chào những người tham dự cuộc vui.
Có mùi vị của nỗi cô đơn mà nàng không hề mong đợi. Thứ gì đó trong thoả thuận lạ lùng này mà nàng đã không làm sao nghĩ ra được.
Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu nàng chỉ việc quay về tu viện. Tại đó, nàng sẽ được phép dùng phòng viết một giờ mỗi ngày, và dù rất hiếm nhưng trong những dịp đặc biệt nàng có thể dụ dỗ bà tu viện trưởng chơi một ván cờ. Trong tu viện, không cần đến sự có mặt của đàn ông. Phụ nữ không quan tâm đến tình yêu. Hay là có cảm giác lo sợ với lời đề nghị bí ẩn.
Sẽ khá hợp lý nếu nàng tiếp tục ngồi một mình trong đêm và suy ngẫm về tương lai. Nhưng nàng là Juliana Chuột nhắt, luôn bị bóng tối làm cho kinh hãi. Nàng quay lại với chiếc ghế dài và ước gì ngọn đèn dầu sáng hơn.
Sebastian quỳ trong Nhà nguyện. Một ngọn nến lẻ loi trên bàn thờ đá toả ánh sáng dịu dàng lên hình dáng của chàng. Đầu chàng cúi thấp, trán tì lên thanh chắn bằng gỗ bao quanh thánh đường. Hai cánh tay chàng giang rộng, hai bàn tay ghì chặt lấy lớp gỗ thô cứng. Bộ áo choàng tu sĩ màu đen đan bằng len thô của chàng dài qua cả cổ tay và loà xoà trên mặt sàn đá.
Sau lưng chàng khu nhà nguyện đơn sơ hoàn toàn trống trải và im ắng. Tiếng cười đùa vọng lại đằng sau cánh cửa khung sắt quả thật là sự trớ trêu đáng mỉa mai nhất. Một buổi lễ chúc mừng ca ngợi cuộc hôn nhân của vị lãnh chúa vùng Langlinais. Nhưng họ sẽ không bao giờ kết hợp thật sự với nhau.
Thanh gỗ hằn sâu vào trán chàng, những giằm gỗ cứa vào da chàng. “Lạy chúa,” chàng nói. Không có gì đáp lại chàng. Không hề có động tĩnh gì xảy ra. Chúa vẫn làm thinh. Cả đến những tạo vật của ngài cũng vậy. Những con cú làm tổ gần đó tở ra trang nghiêm và im hơi lặng tiếng. Nếu có một con chuột đào hang trong nhà nguyện của Langlinais thì sự hiện diện của nó cũng không được để ý tới.
Chiếc mũ trùm ngả xuống trên vai chàng, khuôn mặt chàng để lộ ra. Chỉ có bóng tối, thâm trầm và an ủi, bảo vệ chàng khỏi những đôi mắt tò mò. Chàng lại cúi đầu xuống, hạ mình một cách miễn cưỡng không phải vì sự trung thành hay lòng mộ đạo mà bởi một nỗi chán chường không thể diễn tả bằng lời và sâu thẳm như bầu trời đêm.
Chàng nên cầu nguyện vì lí do gì đây? Xin tha thứ cho tội sát nhân, thậm chí nhân danh lòng trung thành ư? cho những tội lỗi gây ra cảnh đổ máu? Hay vì đã thật sự thích thú với những cảnh đó? Có lẽ chàng nên cầu xin cái chết, sự lãng quên đến nhanh chóng và ngay lập tức. Một sự kết thúc mau lẹ, như những cái chết mà chàng đã chững kiến trên chiến trường. Thế này chả là gì so với chiến tranh, không phải sao? Một cuộc chiến đơn độc, với Thần chết một bên và chàng ở phía đối diện, những đối thủ không cân sức mà kết quả là hiển nhiên. Chàng đã từng luôn có thể nắm giữ sức mạnh của thần chết trong tay. Với mỗi ngày trôi qua, khoảng cách càng rút ngắn trong gang tấc, cho đến một buổi sáng chàng và Tử thần sẽ đững mũi chạm mũi và Sebastian sẽ hít được cả hơi thở hư vô của chính chàng.
Nhưng chàng không mong nhìn thấy những kẻ thù cũ của chàng nhỏ nước mắt khóc thương hay khoái trí trước vẻ bề ngoài của chàng. Chàng đã cưỡi ngựa xông thẳng vào chiến trường mà không hề có một khoảnh khắc thấy sợ hãi. Chàng đã đứng lên với thanh gươm giơ cao bằng cả hai tay và dự kiến khi nào thì phải đưa ra những nhát chém chí tử. Đó là cách chết mà chàng ưa thích. Không phải theo cách này.
“Xin Chúa.” Một lời cầu xin khẩn thiết từ trong yết hầu.
Hai nắm tay siết chặt thanh chắn thánh đường, đầu chàng cúi gằm trong lời thỉnh cầu. Chàng không phải loại người tử vì đạo, không hề tin tưởng vào sự cứu rỗi linh hồn. Đúng vậy, không phải vì sự cứu rỗi cho linh hồn mà chàng có mặt ở đây? Chàng không còn gì ngoài một cái xác không hồn. Chàng có thể tự sát bằng chính thanh gươm của chàng hoặc đơn giản hơn là lao xuống biển, bộ áo giáp của chàng sẽ kéo chàng chìm sâu xuống. Chàng có thể sử dụng những cây nấm độc hay hàng trăm cách thức khác hứa hẹn những giấc mơ ngọt ngào mà không bao giờ phải thức tỉnh. Hay tự ném mình xuống từ trên ngọn tháp phía đông với những tiếng gào thét và nguyền rủa.
Đã quá muộn để hối tiếc vì chàng đã không làm như thế. Quá muộn để ước mong chàng chưa bao giờ nhìn thấy vợ chàng. Nhìn thấy Juliana.
Chàng bắt chéo hai cánh tay và gục mặt lên đó. Lớp vải len chà xát vào má chàng.
Những cảm xúc. Chàng sẽ đánh mất điều đó. Ngày tháng của chàng bây giờ đang được đo đếm, cẩn thận đánh dấu với sự mất đi của cảm xúc. Mỗi sáng chàng thức dậy và tự kiểm tra lại mình, vuốt một ngón tay lên tấm ga trải giường để đảm bảo rằng chàng vẫn còn xúc giác. Một ngày nào đó chàng sẽ bắt đầu nhận thấy sự khác biệt. Ngày đó chàng sẽ rời bỏ thế giới mà chàng đang sống. Chỉ một vài năm sau thôi, người ta sẽ loan báo tin chàng đã chết. Một cái chết bí ẩn, một cái chết mà sẽ để lại Juliana được bảo vệ khỏi những tin đồn bẩn thỉu có thể làm tổn hại tương lai của nàng. Một goá phụ còn trinh trắng.
“Lạy Chúa,” chàng nói một lần nữa, và lần này lời cầu nguyện không phải cho chàng, mà cho lợi ích của người con gái mà chàng đã triệu tới bên chàng. Chàng ước mong cho nàng được che chắn khỏi chàng, được bảo vệ khỏi sức mạnh của quân Templar, tránh xa khỏi những nguy hiểm.
Đó là một lời cầu xin dễ đáp ứng, so với những lời cầu xin lớn hơn của chàng.
Bình luận truyện