Năm Tháng Huy Hoàng
Chương 11: Chương 11: Ánh sáng
Nương theo ngón tay nàng chỉ, A Diệu ngước lên ngắm nhìn bầu trời đêm, vầng trăng khuyết trên cao kia tựa như khóe môi cong lên xinh đẹp. Tuy rằng ánh trăng không chói chang như ánh mặt trời, song vẫn có thể chiếu rọi khắp bốn bề xung quanh. A Diệu cúi đầu chạm phải gương mặt đầy bình tĩnh và tự tin với nét cười tinh nghịch và chân thành của Hiến Dung. Trái tim chàng chợt rung động, đã bao lâu rồi chàng không được nhìn thấy nụ cười động lòng người như vậy? Một nụ cười đơn thuần xinh đẹp như thế chàng chỉ nhìn thấy ở Linh Nhi và Dương Yên cách đây năm năm về trước.
Thấy A Diệu cứ im lặng, Hiến Dung quơ tay ra hiệu trước mặt chàng và gọi: "Công tử! Công tử!"
Cuối cùng theo tiếng gọi, A Diệu cũng hoàn hồn nhìn thẳng vào nàng, đến lúc này Hiến Dung mới nhân cơ hội hỏi một câu mà nàng đã kìm nén bấy lâu nay: "Xin cho hỏi quý danh của công tử là gì?"
Tâm tư A Diệu trở lại bình thường, chàng bật cười nói: "Từ nãy đến giờ ta cứ mãi suy nghĩ lung tung mà quên mất việc giới thiệu bản thân mình." Chàng chắp tay thi lễ như một quý công tử nho nhã lễ độ: "Tại hạ là Liễu Quang Minh đến từ Hà Đông[1]."
Hiến Dung vỗ tay và tươi cười nói rằng: "Hóa ra ánh sáng ở nơi đây."
A Diệu không hiểu nên hỏi lại nàng: "Gì cơ?"
"Là tên của huynh đó." Hiến Dung mỉm cười dịu dàng nhìn chàng, "Quang Minh có nghĩa là ánh sáng, đây là tên mà phụ mẫu đã đặt cho huynh. Ta nghĩ họ luôn mong muốn cả đời này của huynh có thể sống trong ánh sáng, thế nên huynh không cần phải ngước nhìn lên bầu trời nữa, bởi vì chính bản thân huynh đã là ánh sáng rồi."
Lúc này đây A Diệu đã hiểu ra, Dương Hiến Dung đang giảng giải về cái tên mà chàng đã bịa đặt ra cho mình. Sở dĩ chàng dùng tên [Quang Minh] cũng bởi vì liên quan đến Dương Yên. Năm đó, Dương Yên dựa trên cách phát âm của chàng, nàng ấy đã dùng nhành cây viết ra trên mặt đất một chữ [Diệu], Dương Yên nói rằng từ này có nghĩa là ánh sáng. Đó là lần đầu tiên A Diệu biết được ý nghĩa tên thật của mình.
Hiến Dung tiếp tục hỏi: "Hà Đông? Chẳng lẽ là nhà họ Liễu ở huyện Giải[2]?"
A Diệu có hơi sững sờ, chàng nói không nên lời: "À, cũng có thể."
Hiến Dung nhớ lại gia phả nhà họ Liễu mà mình đã từng đọc qua trong sách, nàng cười nói: "Họ Liễu ở huyện Giải đúng là một gia tộc có tiếng tăm, vào thời Hán gia tộc này có khá nhiều quan đại thần nổi danh. Tổ tiên đời trước chính là Liễu Hạ Huệ, ông sống rất mực đoan chính và luôn là người giữ mình trong sạch."
Vào thời Tào Ngụy, nhà họ Liễu ở huyện Giải đã từng có nhiều người làm quan trong triều. Khi gia tộc Tư Mã soán ngôi nhà Ngụy thì nhà họ Liễu là một trong số ít những gia tộc đã đứng lên chống đối thế nên đã khiến Tư Mã Viêm phật lòng, kết quả là những quan đại thần ấy bị ép phải từ quan và tìm một nơi để ẩn cư. Song, những người thuộc gia tộc họ Liễu đều có tính cách vô cùng thẳng thắn, họ không hề có sự sợ hãi, không luồn cúi và không bao giờ khuất phục trước quyền thế vì vậy thanh danh tốt đẹp của họ vẫn còn lưu truyền mãi ở Lạc Dương.
Kỳ thực A Diệu luôn ghi nhớ những gì chàng đã học được, nhưng không hiểu vì sao khi đứng trước mặt nàng, chàng lại hoàn toàn quên mất những câu chuyện gia phả vô vị đó. A Diệu lúng túng ngượng ngùng đáp: "Hình như......là vậy."
Hiến Dung liền thay đổi suy nghĩ của mình, nàng bật cười nói rằng: "Bản thân ta luôn miệng nói chán ghét những gia tộc quyền quý, thế nhưng khi nhắc đến những dòng họ thời xa xưa ta đều không kìm lại được mà nhớ đến những chuyện liên quan đến gia phả. Như vậy cũng đủ thấy, ta khó mà tránh khỏi tật xấu này."
Nàng ấy đã cố hết sức không ra dáng tiểu thư quý tộc rồi. Trong lòng A Diệu đang nghĩ vậy nhưng ngoài miệng chàng lại nói: "Người đời đều thế mà. Từ nhỏ đến lớn cô nương sống trong hoàn cảnh như vậy cũng đã tạo thành một thói quen khó bỏ rồi nên vừa nói liền thuận miệng thôi."
Hiến Dung xấu hổ gật đầu: "Ôi trời, thực ra ta biết rõ mười tám đời tổ tông của mấy gia tộc quyền thế này thì có ích lợi gì chứ? Nhưng mà lúc ta học có nghe lão sư nói rằng, việc đầu tiên khi hai người gặp mặt là phải thăm hỏi tổ tiên của nhau để tránh phiền lòng đôi bên."
Quan hệ huyết thống trong gia tộc là tiêu chí duy nhất để đánh giá một người ở thời đại này. Khi hai người lần đầu gặp gỡ, trước tiên phải thăm hỏi quê quán dòng họ của người kia cho rõ ràng để còn phân chia địa vị cao thấp, sĩ tộc thì chỉ nói chuyện với sĩ tộc. Tra cứu gia phả xong sẽ có sự phân biệt giai cấp dựa trên những mối quan hệ phức tạp đó.
Đến khi hai người họ thực sự bắt đầu nói về mọi thứ thì nửa canh giờ cũng đã trôi qua.
Ánh mắt A Diệu sáng rực, chàng nói: "Dựa theo khuôn phép của giới quý tộc, cô nương sẽ bắt đầu hỏi ta về mười tám đời tổ tông của Liễu gia phải không?"
Hiến Dung vội xua tay: "Không, không, ta không quan tâm chuyện này đâu. Huynh biết không, ta rất ghét tham dự vào những bữa tiệc linh đình không ngớt của các hoàng tử và các nhà quyền quý trong thành Lạc Dương này. Những bữa tiệc như thế luôn chỉ có ba kiểu trò chuyện: một là làm quen để kết thân, hai là ca tụng tổ tiên của nhau và cuối cùng là lan truyền đủ loại tin đồn. Mỗi lần nghe họ buôn chuyện, ta đều cảm thấy rất mệt mỏi chỉ muốn về nhà ngủ cho rồi."
A Diệu mỉm cười: "Nhưng nếu cô nương vẫn có ý định tiếp tục hỏi thêm nữa, không sớm thì muộn thân phận của ta cũng sẽ bị lộ tẩy. Tốt hơn hết hãy để ta tự thú nhận trước vậy." Chàng nhìn thẳng vào gương mặt linh hoạt ưa nhìn của Dương Hiến Dung, giọng điệu của chàng hết sức bình tĩnh: "Ta không phải người trong gia tộc họ Liễu ở huyện Giải, ta chỉ là......một người dân thường."
Nếu Cổ Li ở bên cạnh ngay lúc này, chắc chắn rằng nàng ta sẽ rất tức giận mà tát cho A Diệu một bạt tai. Cổ Li đã cố gắng sắp xếp cuộc gặp gỡ lãng mạn như thế này chỉ để chàng quyến rũ được trái tim của Dương Hiến Dung. Đừng nói đến việc đóng giả quý tộc, chỉ cần nàng ta giúp chàng đóng giả là một vương gia Tư Mã nào đó thôi, thì đối với năng lực của Cổ Li cũng không thành vấn đề. Thật sự không biết đêm nay A Diệu đã uống nhầm thuốc gì, vừa mới nãy chàng như bị Dương Hiến Dung cám dỗ nên mới tự nhận mình là một người dân thường. Bây giờ chẳng khác nào chàng tự nói với người khác rằng: Hai người không còn hy vọng nữa.
Trái lại Dương Hiến Dung không nghĩ nhiều như A Diệu, nàng chỉ cảm thấy có lẽ do nàng bàn luận hơi nhiều về gia phả của những nhà quyền quý trong sử sách đã khiến chàng có chút tự khinh bỉ thân phận mình. Nàng vội vàng lên tiếng xin lỗi: "Thực xin lỗi, ta không hề có ý coi khinh bất kỳ người dân thường nào cả."
"Ta hiểu. Cô nương từng nói rằng, trước mặt Đức Phật mọi người đều bình đẳng, vì vậy ta không muốn giấu giếm điều gì và cũng không cần phải giả bộ trước mặt cô nương." Chàng nhìn Dương Hiến Dung nhẹ nhàng hỏi, "Bây giờ, cô nương có thể nói cho ta biết......cô nương tên gì không?"
Nàng vui vẻ trả lời: "Tên của ta là Dương Hiến Dung."
A Diệu cố ý hỏi lại: "Là họ Dương sao?"
Hiến Dung đặt tay lên trán của mình và giả vờ phát ra tiếng "gầm gừ": "Đúng vậy đấy, chú sói xám ham ăn!"
A Diệu cảm thấy thích thú trước vẻ ngoài dễ thương của nàng, chàng mỉm cười và tiếp tục nói: "Quả nhiên ta đoán không sai, cô nương xuất thân từ một gia đình quý tộc. Ta nghe nói, họ Dương tuy hiếm nhưng lại là một trong bảy gia tộc lớn ở Lạc Dương. Chỉ tính riêng trong triều đại này đã có một Hoàng hậu và một số quan đại thần mang họ Dương rồi. Cô nương cũng thấy đấy, ta không rành lắm về các nhà quyền thế."
Hiến Dung thở dài: "Thật lòng mà nói ta rất chán ghét xuất thân sĩ tộc của mình. Bởi vì mai này, ta sẽ phải gả cho một nam nhân sĩ tộc mà ta rất không xem trọng."
Đôi mắt A Diệu ánh lên tia sáng lấp lánh, chàng nói: "Ta không quen thuộc các sỹ tộc ở Lạc Dương này, ta chỉ biết về sau rất có thể cô nương sẽ phải gả cho những gia đình quyền thế thôi. Nhưng nếu cô nương không lấy những nam nhân sĩ tộc đó thì chuyện gì sẽ xảy ra?"
"Hậu quả là, vì ta mà Dương gia sẽ bị thiên hạ chế giễu, từ đó về sau mọi người trong nhà ta không thể ngẩng đầu lên giữa các tầng lớp quý tộc được nữa." Nàng ngước mắt lên nhìn A Diệu và nở nụ cười gượng gạo: "Vì nguyên do ấy, nếu ta cứ khăng khăng không gả cho những gia tộc đó thì chỉ sợ rằng ta còn chưa kịp bước ra khỏi cổng chính Dương phủ thì đã bị người trong thị tộc ép phải treo dải lụa trắng lên xà nhà rồi. Cho dù ta may mắn thoát chết thì cũng sẽ bị xóa tên khỏi gia phả đồng nghĩa với việc bị đuổi ra khỏi nhà họ Dương, từ đó ta không còn là người trong gia tộc này nữa."
A Diệu choáng váng khi nghe nàng nói ra những lời ấy. Thủ đoạn như vậy thật sự rất tàn nhẫn. Đã thế thì còn ai dám vì tình yêu mà từ bỏ thân phận? Tất cả những việc làm này chẳng khác nào ngăn chặn con đường thăng quan tiến chức của những người dân thường và dồn họ vào bước đường cùng.
"À, đúng rồi......" Hiến Dung lấy từ trong tay áo ra cây trâm cài tóc có hình dạng kỳ lạ đó.
Hai mắt A Diệu sáng lên, vội vàng cầm lấy cây trâm từ trong tay nàng: "Hóa ra món đồ này ở cùng cô nương. Ta đi qua con đường đó mấy ngày nay và lục tìm khắp mọi nơi, gần như không bỏ qua từng bụi cỏ từng viên đá, ta còn tính treo thưởng thật lớn cho ai nhặt được nó nữa kìa!"
Nhìn dáng vẻ xúc động của chàng, trong lòng, Hiến Dung dâng lên cảm giác khó tả, nàng nghiêng người hỏi: "Chủ nhân của cây trâm này......là một người rất quan trọng với Liễu công tử ư?"
A Diệu cố nén cười, chàng im lặng một lúc rồi khẽ "Ừm": "Ta đến Lạc Dương cũng chỉ vì người đó."
Hiến Dung giả vờ như rất thoải mái, nàng nói: "Cây trâm này có kiểu dáng rất đặc biệt và được làm bằng răng sói. Chủ nhân của cây trâm này chắc hẳn có đôi mắt rất tinh tế."
Nàng thật không biết mình đã ăn nhầm phải thứ gì mà lại ra sức để tâm đến chàng như vậy. Cho dù trước đó nàng có chút ít nghĩ đến chàng trai khôi ngô tuấn tú này, nhưng sau khi chàng tiết lộ thân phận của mình thì nàng cũng nên cắt đứt mọi tơ tưởng trong lòng mới phải. Dù can đảm đến đâu, nàng cũng không dám mạo hiểm mà phạm sai lầm với thiên hạ rộng lớn ngoài kia và nàng cũng không muốn thách thức những nhà sĩ tộc đó cùng với nhiều phong tục truyền thống khác.
"E rằng ta cũng không biết." A Diệu chăm chú nhìn vào món đồ chàng đang cầm trên tay, ánh mắt chàng trở nên thâm sâu u tối: "Chủ nhân của cây trâm này......Ta chưa từng thấy qua......"
"Làm sao có thể......"
"Người đó rời đi khi ta mới ba tuổi. Ta làm sao có ấn tượng được?"
"Vậy người đó là......"
Hai mắt A Diệu trông thật tối tăm, chàng thở ra một hơi dài tựa như muốn đem những hỗn loạn trong lòng mà chàng đã đè nén tuôn ra cùng hơi thở ấy. Sau một hồi im lặng, chàng trả lời: "Là mẫu thân của ta."
A Diệu nhìn vẻ mặt của Dương Hiến Dung, rõ ràng nàng rất muốn hỏi nhưng lại sợ chàng có những chuyện riêng tư không tiện nói ra.
A Diệu nhớ lại, lần đầu tiên chàng gặp phải rất nhiều khó khăn khi biết đến tên của bà ấy. Làm sao có thể tìm thấy một người mà chàng chưa từng gặp qua bao giờ và còn đang sống mai danh ẩn tích nữa chứ? "Người đó" chỉ ném xuống trước mặt chàng một cây trâm làm bằng răng sói và nói rằng chàng nhất định phải lên đường gặp chủ nhân của cây trâm này.
Nàng vẫn không nén nổi sự tò mò nên đã mở miệng hỏi: "Tại sao mẫu thân lại bỏ rơi huynh?"
Trên mặt A Diệu hiện lên vẻ châm chọc, đôi con ngươi trở nên rét lạnh: "Cô nương có nói, những nữ nhi sĩ tộc không được phép gả cho dân thường. Vậy cô nương có biết, một nữ nhi tầm thường mà gả cho nhà quyền quý sẽ như thế nào không?"
Dương Hiến Dung cảm thấy khó hiểu.
A Diệu vẫn giữ nguyên vẻ mặt châm biếm chế nhạo đó, chàng nói: "Khi ta mới ba tuổi mẫu thân đã bỏ rơi ta và muội muội để bước chân vào nhà giàu sang quyền thế."
Hiến Dung nói "Ừ" nhưng rồi nhanh chóng che miệng lại.
A Diệu nhìn chăm chú cây trâm trên tay: "Đây là kỷ vật duy nhất bà ấy để lại cho ta......"
"Vậy là huynh tới đây để tìm mẫu thân?"
A Diệu cầm chặt cây trâm cài tóc trong tay, ánh mắt tràn đầy oán hận: "Nếu có thể lựa chọn, ta thà cả đời không gặp bà ấy!"
Một đứa trẻ bị mẫu thân bỏ rơi từ nhỏ như vậy, tất nhiên, trong lòng sẽ có sự căm ghét mẫu thân của mình. Dương Hiến Dung thở dài hỏi: "Vậy thì......vì điều gì mà huynh lại đến đây tìm bà ấy?"
Lửa giận trong mắt chàng lập tức tắt ngấm, giọng nói liền trở nên nghẹn ngào: "Bởi vì muội muội của ta......rất muốn nhìn thấy bà ấy......" Chàng thở dài, lo lắng nói, "Ngay sau khi được sinh ra, muội ấy đã mắc phải căn bệnh khó chữa nên sức khỏe rất yếu kém."
Nhắc đến Linh Nhi, ánh mắt A Diệu liền trở nên dịu dàng, khóe miệng chàng nở nụ cười: "Linh Nhi rất tốt tính và hiền lành, muội ấy hát hay hơn cả chim sơn ca, còn tài may vá thì còn giỏi hơn cả thợ may. Y phục trên người của ta đều là do muội ấy cắt may đấy."
Dương Hiến Dung ngắm nhìn y phục màu xanh trang nhã trên người A Diệu với những đường khâu tỉ mỉ và tinh xảo, cổ tay áo của chàng có thêu hoa văn hình Thao Thiết[3], nhìn kỹ vào những hoa văn đó nàng cảm thấy tài thêu thùa của cô nương ấy đúng là giỏi hơn cả những người thợ may hời hợt khác. Nàng không khỏi thốt lên lời tán thưởng: "Chẳng trách y phục của huynh không phô trương như những công tử giàu có kia. Muội muội Linh Nhi của huynh thật sự rất khéo tay và còn đối với huynh rất tốt nữa."
Nghĩ đến khuôn mặt luôn tươi cười với nét hiền lành ngây thơ của Linh Nhi, trong lòng A Diệu tràn đầy sự cảm khái: "Đúng vậy, nếu như không có muội ấy, ta sẽ không thể nào chống đỡ nổi trong nhiều năm như thế......"
Từ nhỏ, chàng là người luôn sống vì Linh Nhi. Vì muội ấy, chàng có thể làm rất nhiều việc gian khổ và luôn cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chi tiêu ăn uống để dành dụm tiền chữa bệnh cho muội muội của mình. Vì muội ấy, chàng có thể chịu đựng hết thảy mọi sự sỉ nhục và hành hạ. Để có thuốc cho Linh Nhi, chàng đã bán chiếc áo khoác chần bông duy nhất của mình dùng cho mùa đông lạnh giá. Vào năm chàng mười lăm tuổi, người Hung Nô đã phát động cho quân lính của họ chống lại nhà Tấn và triệu tập tất cả những đứa trẻ trên mười lăm tuổi làm nô lệ cho họ. Đó là lần duy nhất chàng rời xa muội muội của mình. Chàng nghĩ rằng nếu ra chiến trường thì mai này chàng và Linh Nhi có khả năng sẽ thoát khỏi thân phận nô lệ. Nhưng thật không ngờ, vận mệnh lại cho chàng gặp A Lạc......
"Linh Nhi sống tốt bụng như vậy và không hề muốn oán hận một ai, kể cả người đã bỏ rơi muội ấy không lâu sau khi sinh." Chàng chuyển hướng câu chuyện với chất giọng đầy trầm lắng và bi thương: "Thế nhưng......thầy thuốc lại nói rằng muội ấy không thể sống nổi trong vòng ba tháng nữa......"
Hiến Dung không thể nào tin được.
A Diệu âm thầm quan sát Hiến Dung, nhìn thấy vẻ mặt thương xót của nàng, khóe miệng chàng hiện lên tia giễu cợt, song chàng nhanh chóng khôi phục lại vẻ đau đớn xót xa: "Muội ấy nói, ước nguyện duy nhất trên đời này của muội ấy là được gặp mặt mẫu thân......"
Bản năng tình mẫu tử trong người Dương Hiến Dung liền trỗi dậy, nàng lo lắng nói: "Vậy huynh phải mau đi tìm mẫu thân càng sớm càng tốt."
"Nhưng mà vào năm đó, những nhà quyền thế đã xua đuổi hết thảy những người biết về mẫu thân của ta, phụ thân khi còn sống cũng chưa bao giờ kể cho ta nghe bất cứ điều gì về mẫu thân cả. Ta thậm chí còn không biết tên của bà ấy chứ đừng nói là hình dáng dung mạo, ta chỉ biết rằng bà ấy đã tái giá với người giàu sang nằm trong bảy đại gia tộc ở thành Lạc Dương. Tuy nhiên, mỗi gia tộc có đến hàng trăm người, chuyện tìm người giống như mò kim đáy bể vậy. Cho dù ta có tự mình đến Lạc Dương tìm bà thì cơ hội cũng rất mong manh."
Trong thời đại này, đối với việc đòi hỏi về "trinh tiết" của nữ giới cũng không khắt khe lắm. Những quan điểm đạo đức cứng nhắc và thậm chí là bi.ến thái về trinh tiết mãi cho đến thời nhà Minh hay nhà Thanh mới xuất hiện. Kể từ thời nhà Hán đến thời Tam Quốc, người nữ có thể từ bỏ phu quân của mình để tái giá với người khác, chuyện như vậy hết sức là phổ biến, thậm chí ngay cả Hoàng đế khi nạp thê thiếp cũng đều là những góa phụ hoặc những người nữ đã ly khai với phu quân họ. Vì vậy câu chuyện mà A Diệu đã kể về mẫu thân nghe có vẻ hoàn toàn hợp lý với Dương Hiến Dung. Vì muốn có một cuộc đời sung túc, bà ấy đã bỏ rơi phu quân và các con của mình để gả vào một gia đình giàu có. Giờ đây, hai người con cũng đã lớn, mà nhi nữ của bà lại đang lâm bệnh nặng khó bề sống tiếp và trước khi chết cô nương ấy muốn gặp mặt mẫu thân mình. Để thỏa mãn nguyện vọng cuối cùng của muội muội, chàng trai này đã đi đến Lạc Dương để tìm mẫu thân.
Đối với Hiến Dung câu chuyện này đã làm nàng cảm động!
Việc bày ra những lý do khiến Dương Hiến Dung thương cảm cho số phận của A Diệu, Cổ Li đã phải tốn rất nhiều công sức mới nghĩ ra được. Cái tên Thẩm Cẩm Tú đã mai danh ẩn tích từ lâu nên rất khó tìm, người trong giới quý tộc chỉ biết rằng phu nhân của Dương Huyền Chi là thứ nữ chính tông của gia tộc họ Tôn ở Sơn Đông và tên của bà ấy là Tôn Thiểu Hoa. Vậy nên nếu A Diệu nói thẳng rằng, người mà chàng đang tìm kiếm chính là mẫu thân của Dương Hiến Dung thì sẽ khiến nàng sợ hãi và rất dễ bứt dây động rừng. Những lời nói dối này không chỉ giành được thiện cảm của Dương Hiến Dung mà còn tiếp cận được nàng ấy một cách hợp tình hợp lý và có thể nói đây là mưu tính quá hoàn hảo.
Hai người vừa đi thêm được một lúc thì phía trước dần hiện ra một đại viện cao lớn, trong đêm tối nhìn nó thật uy nghiêm sừng sững. Dương Hiến Dung liền dừng bước, nàng chọn nơi có bóng tối và đứng khuất vào trong góc tường: "Nhà ta ở phía trước kia rồi."
A Diệu đã đến nơi đây xem thử nhiều lần, chàng đương nhiên biết rõ phía trước chính là Dương phủ, vậy thì nên thuận theo nàng ấy mà dừng bước tại đây.
Nếu đi thêm mấy bước nữa sẽ đụng phải đội tuần tra ban đêm của Dương phủ, thế nên Dương Hiến Dung buộc phải cáo biệt chàng tại nơi này. Nàng nói lời an ủi với công tử Liễu Quang Minh: "Huynh đừng vội nản lòng, ta sẽ giúp huynh tìm ra cách giải quyết."
A Diệu ngước mắt lên và nhìn Dương Hiến Dung với vẻ mặt tràn đầy hy vọng. Mọi sự sắp đặt tỉ mỉ cho đêm nay chính là điều mà chàng mong muốn.
Hiến Dung không ngừng nhìn về hướng nhà họ Dương, nàng lo lắng sẽ có người xuất hiện nên vội quay đầu lại hỏi: "Huynh sống ở đâu? Chiều mai ta sẽ tới tìm huynh."
A Diệu nói cho Dương Hiến Dung biết nơi ở và sau đó cáo từ nàng một cách nho nhã lễ độ.
Dương Hiến Dung đi bộ về đến Dương phủ và khi vừa tới cửa, nàng đã thấy Xuân Nhi lao ra khóc nức nở. Xuân Nhi tội nghiệp đã đứng ở cửa lo lắng chờ đợi tiểu thư của mình gần một canh giờ, nàng từng nghĩ về những điều tồi tệ nhất có thể và thậm chí còn muốn chết.
Hiến Dung vỗ vai người hầu của mình để giúp nàng ấy giải tỏa: "Ta không sao mà, đi thôi nào, mau vào nhà thôi."
Trong lúc Xuân Nhi đang gõ cửa, Dương Hiến Dung cảm thấy dường như có đôi mắt nào đó ở phía sau lưng nàng. Nàng lén quay đầu lại, thì ra là công tử Liễu Quang Minh đang đứng trong con hẻm nhỏ và dõi theo nàng.
Thấy Hiến Dung quay lại nhìn, A Diệu liền mỉm cười nhẹ với nàng rồi vẫy tay ra hiệu cho nàng nhanh vào nhà. Dương Hiến Dung không ngờ rằng chàng vẫn chưa rời đi mà âm thầm tiễn nàng cho đến cửa, trong lòng nàng như có một ngọn lửa ấm áp đang dần nhen nhúm.
Quản gia Dương Hỉ đích thân ra mở cửa, hắn vô tình đón đại tiểu thư vào nhà mà không hề hay biết. Thật ra, Dương Hỉ có một người con trai tên là Dương Quân, con trai của hắn rất muốn lấy Xuân Nhi và đương nhiên đó là điều mà hắn luôn mong muốn.
Cửa đại viện đóng lại, mọi vật liền trở nên tịch mịch vắng lặng. A Diệu bước ra khỏi bóng tối và ngẩng đầu nhìn lên tấm bảng to có đề hàng chữ Dương phủ được thiếp vàng trên nền đen. Đôi mắt chàng sâu thẳm khó có thể nhận ra.
*****
Năm năm trước đây.
Cuộc sống của chàng và Linh Nhi đã thay đổi đáng kể. Họ không phải sống trong những căn nhà dột nát nữa mà chuyển vào những ngôi nhà gạch khang trang. Chàng cũng không cần phải lao động nặng nhọc nữa mà đã có người tận tình lo cho chàng cơm ăn áo mặc.
Ban ngày, chàng có thể theo các học giả Hán Nho học cách đọc sách và viết chữ giống như con cái của các nhà quý tộc Hung Nô. Vì người Hung Nô không có chữ viết riêng nên bọn họ đều học theo tiếng Hán. Những đứa trẻ quý tộc đó không thích đọc sách nhưng riêng chàng lại rất thích.
Sau khi trở về nơi ở của mình, chàng vẫn tiếp tục chăm chỉ học hành giống như một miếng bọt biển khô hăng hái hấp thụ mọi chất dinh dưỡng. Mỗi đêm chàng ngủ chưa đến ba canh giờ, và bất cứ khi nào chàng thực sự thấm mệt vì đọc sách, chàng sẽ lấy kim châm vào ngón tay mình. Thời gian trôi qua, những ngón tay của chàng dày đặc những vết kim châm.
Linh Nhi nhìn thấy cảnh ấy thì rất đau lòng và hỏi chàng tại sao phải học cả ngày lẫn đêm vất vả như thế. Chàng nói: "Đáng lý ra huynh phải học cách đọc chữ và viết thư pháp từ sớm, nhưng mãi cho đến bây giờ khi huynh mười lăm tuổi mới bắt đầu học thì đã muộn hơn nhiều so với những người khác, vì thế huynh phải học hành chăm chỉ hơn mới bắt kịp họ."
Bất kể là bắn cung, kiếm thuật hay văn thơ, chàng đều học mọi thứ nhanh hơn người khác. Đó không phải là tài năng thiên bẩm của chàng mà do chàng biết cách nắm bắt mọi cơ hội. Thật ra, lúc mới bắt đầu học chàng hoàn toàn không đọc được một chữ nên đã bị đám trẻ quý tộc chê cười. Thế nhưng ba năm sau, dựa vào nghị lực của chính bản thân mình cùng với sự cần mẫn chăm chỉ học hành, chàng đã vượt qua mọi người và trở thành học trò giỏi trong mắt lão sư.
Đang nhớ về quá khứ trước đây của mình thì bỗng nhiên A Diệu nhớ ra điều gì đó. Đúng là còn một việc cuối cùng chàng phải làm cho xong trong đêm nay.
Chàng quay trở về nơi ở của mình và đi thẳng đến một gian phòng nằm ẩn náu ở phía sau khoảng sân Tam tiến[4]. Bên trong phòng, Cổ Li đang mặc chiếc áo ngủ mỏng manh trên người, nàng ta đang soi gương để tháo trang sức thì chợt nghe thấy tiếng leng keng, cánh cửa phòng được đẩy ra và A Diệu sải bước đi vào.
Cổ Li xoay người nắm lấy chiếc áo choàng trên ghế vội khoác vào: "Huynh bị thần kinh gì đấy, không biết bây giờ là giờ nào sao?"
"Tại sao cô lại diễn một vở kịch như vậy?" A Diệu nói với vẻ mặt rất bình tĩnh, từ đầu đến cuối chàng không hề nhìn đến sự ẩn hiện của lớp da thịt lấp ló bên trong bộ áo ngủ mỏng manh của Cổ Li. Chàng tiếp tục gặn hỏi: "Sao cô không nói trước với ta?"
Hóa ra là vì điều này. Cổ Li thở phào nhẹ nhõm, nàng ta nở nụ cười quyến rũ nói: "Kết quả không phải rất tốt sao? Chẳng nhẽ huynh không vui mừng khi trông thấy phản ứng của Dương Hiến Dung?"
Trong mắt A Diệu như phủ đầy hơi sương, chàng lạnh lùng nói: "Ta hoàn toàn không quan tâm đến phản ứng của nàng ấy! Ngược lại chính là cô, đừng làm những chuyện thừa thãi vô ích, coi chừng sẽ hỏng việc đấy!"
A Lạc nghe thấy có động tĩnh liền xông vào, vừa bước vào cửa hắn nhìn thấy A Diệu đang trừng mắt nhìn Cổ Li, thế nhưng Cổ Li vẫn mang dáng vẻ phong tình lẳng lơ như vậy giống như không có chuyện gì xảy ra với nàng ta. A Lạc cảm thấy kỳ lạ nên nhìn hai người họ và hỏi: "Hai người có chuyện gì sao?"
Trong hai người vẫn không có ai lên tiếng trước, A Lạc đành phải giảng hòa bằng cách hỏi sang chuyện khác: "Cổ Li, bước tiếp theo chúng ta nên làm gì đây?"
"Chúng ta nên bố trí sắp xếp phủ họ Liễu cho thật tốt để bất cứ lúc nào cũng có thể hoan nghênh Dương đại tiểu thư đến thăm."
A Diệu hết sức bất ngờ nhìn sang Cổ Li. Nàng ta bước về hướng A Diệu rồi đặt tay lên vai chàng: "Ta nghĩ, chắc chắn nàng ấy có hẹn thời gian gặp mặt với huynh rồi."
Cổ Li thực sự rất hiểu rõ về nữ giới đến mức nàng ta có thể đoán được từng chút tâm tư nhỏ nhặt và suy nghĩ của những nữ nhân khác. A Diệu gạt tay nàng ta xuống, chàng trầm giọng nói: "Là chiều mai."
Cổ Li mỉm cười đắc ý, nàng ta cầm lên một cuộn giấy cói từ trên chiếc bàn dài và đưa cho A Diệu nói rằng: "Hôm nay có người vừa đưa đến cho ta, huynh chỉ có một đêm để chuẩn bị mọi thứ."
Vào thời đại này, những cuốn sách có chữ viết được đóng buộc chỉ vẫn chưa xuất hiện, họ chỉ có thể viết chữ lên một cuộn giấy cói hoặc giấy da mà thôi. A Diệu mở cuộn giấy trong tay ra và nhìn thấy dòng chữ đầu tiên bên trong: [Gia phả của Liễu gia ở Hà Đông]
"Đây là gì vậy?"
"Ta đã dùng tiền để làm giả bản gia phả này. Huynh nhất định phải học thuộc lòng nó trước khi Dương Hiến Dung đưa huynh đi đến những đại gia tộc quyền quý."
Cổ Li hành động thật sự rất nhanh chóng. A Diệu cười khẩy và ném lại cuộn giấy cho nàng ta: "Ta đã nói với Dương Hiến Dung rằng ta không phải người nhà họ Liễu ở Hà Đông, ta chỉ là một người dân bình thường."
Cổ Li kinh ngạc: "Tại sao huynh lại nói thật với nàng ấy chuyện này? Không phải ta đã sắp xếp mọi thứ để huynh đóng giả là người con thứ ba chính tông của nhà họ Liễu từ lâu rồi ư? Những người sĩ tộc sẽ không qua lại với huynh nếu họ biết huynh chỉ là dân thường. Huynh muốn bị nhà họ Dương đuổi ra ngoài sao?"
Nàng ta đã tính toán mọi thứ rất chu toàn nhưng không ngờ A Diệu lại bày ra những quân bài không nên chơi như vậy. Nàng ta chợt hiểu ra liền tức giận thở gấp nói: "Huynh cố ý làm vậy! Huynh không muốn lấy người sĩ tộc. Huynh chỉ muốn tìm Thẩm Cẩm Tú thông qua Dương Hiến Dung nhưng lại không có ý muốn dụ dỗ nàng ấy, vậy nên lúc nãy huynh mới nói hoàn toàn không quan tâm Dương Hiến Dung nghĩ gì về huynh."
A Diệu không trả lời, đôi con người đen láy của chàng ánh lên tia sáng. Cổ Li nhìn đến khuôn mặt anh tuấn của A Diệu, nàng ta bật cười nói: "Không sao, ta vẫn còn rất nhiều cách."
A Diệu giận tím mặt, nắm lấy cánh tay Cổ Li không chút thương tiếc: "Nhiệm vụ của ta là giết Thẩm Cẩm Tú chứ không phải dụ dỗ cô nương ấy. Dù cô có dùng bao nhiêu cách đi chăng nữa, chỉ cần cô chạm vào điểm giới hạn của ta, ta tuyệt đối sẽ không bao giờ làm theo. Vậy nên cô còn có thể làm gì?"
Cánh tay của Cổ Li bị nắm đến phát đau. Nàng ta không vùng vẫy mà chỉ vừa cười khẩy vừa thở hổn hển nói: "Nếu Thẩm Cẩm Tú dễ bị giết như vậy, tại sao phải đợi đến bây giờ? Nữ giới khi yêu sẽ không giữ kín bất cứ điều gì với người mình yêu, thế nên nếu huynh không trở thành người yêu của Dương Hiến Dung, huynh sẽ không tìm được tung tích mẫu thân của nàng ấy đâu!"
A Diệu thả tay Cổ Li ra và bước ra ngoài, chàng đáp lại rằng: "Ta tự có cách riêng của mình."
"Huynh định từ từ chơi đùa với nàng ấy ư?" Cổ Li trừng mắt với bóng lưng của chàng, "Đừng quên chúng ta là ai. Nếu ở lại đây thêm một ngày sẽ càng nguy hiểm thêm một ngày đấy."
A Diệu dừng bước, chàng đứng một lúc nhưng không quay đầu nhìn lại mà tiếp tục đi ra ngoài. Cổ Li đưa cuộn giấy trong tay mình cho A Lạc với vẻ mặt lạnh lùng: "Đưa cho huynh ấy, để huynh ấy học thuộc lòng."
A Lạc vội vàng đuổi theo A Diệu. Nhìn thấy hai người rời đi, Cổ Li nở nụ cười nhẹ. Huynh muốn thoát khỏi sự trói buộc ư? Không dễ đâu, từ trước tới nay chỉ là sự sắp đặt để lót đường mà thôi, giờ đây trò chơi mới thật sự bắt đầu.
*****
[1]河东: quận Hà Đông còn được gọi là quận Triệu Dương (兆陽郡), là một khu vực lịch sử trong các triều đại nhà Tần và Hán của Trung Quốc cổ đại. Vào đầu triều đại nhà Tấn, Hà Đông quản lý chín huyện, bao gồm: An Ấp, Văn Hỷ, Viên, Phần Dương, Đại Dương, Y Thị, Giải, Bồ Phản và Hà Bắc. Hà Đông nằm ở phía đông của sông Hoàng Hà ở tỉnh Sơn Tây. Đến thời hiện đại ngày nay Hà Đông đổi tên là Vận Thành.
[2]解州: huyện Giải: tên gọi cũ là Giải Lương, Hà Đông (nay là Vận Thành, tỉnh Sơn Tây Trung Quốc). Huyện Giải là quê hương của Quan Vũ, một danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Đây là một huyện cổ có lịch sử rất lâu đời, có đền Guandi lớn nhất hiện nay ở phía tây.
Đây là một huyện cổ có lịch sử rất lâu đời, có đền Guandi lớn nhất hiện nay ở phía tây
(Haizhou Guandi Temple)
[3]饕餮: Thao Thiết: là một hình tượng thường được tìm thấy trên các vật dụng bằng đồng thời nhà Chu và nhà Thương. Thiết kế thường có hình dạng một gương mặt chính diện của thần thú, đối xứng hai bên, với cặp mắt to và thường không có phần hàm dưới. Một số người cho rằng hình tượng này có thể được tìm thấy trong các mảnh ngọc ở thời đại đồ đá mới.
Một số người cho rằng hình tượng này có thể được tìm thấy trong các mảnh ngọc ở thời đại đồ đá mới
[4]三進: Tam tiến: là khoảng sân nhỏ nằm trong ngôi nhà Tứ hợp viện hình chữ "Nhật"(日). Trong một sân vườn của Tứ hợp viện, Nhất tiến là dãy nhà có cửa ra vào, Nhị tiến là sảnh, Tam tiến hoặc sau Tam tiến là phòng ngủ hoặc nhà trong, tức không gian hoạt động của phụ nữ và gia quyến, người thường không được tùy tiện bước vào. Nơi này được thiết kế đặc biệt dành cho những người phụ nữ không thường ra khỏi phòng. Phụ nữ thời cổ đại phải tuân theo tam tòng tứ đức, nếu không có sự cho phép thì không được xuất đầu lộ diện. Vào thời xưa chỉ những nhà khá giả mới có thể sống trong một ngôi nhà như vậy.
Thấy A Diệu cứ im lặng, Hiến Dung quơ tay ra hiệu trước mặt chàng và gọi: "Công tử! Công tử!"
Cuối cùng theo tiếng gọi, A Diệu cũng hoàn hồn nhìn thẳng vào nàng, đến lúc này Hiến Dung mới nhân cơ hội hỏi một câu mà nàng đã kìm nén bấy lâu nay: "Xin cho hỏi quý danh của công tử là gì?"
Tâm tư A Diệu trở lại bình thường, chàng bật cười nói: "Từ nãy đến giờ ta cứ mãi suy nghĩ lung tung mà quên mất việc giới thiệu bản thân mình." Chàng chắp tay thi lễ như một quý công tử nho nhã lễ độ: "Tại hạ là Liễu Quang Minh đến từ Hà Đông[1]."
Hiến Dung vỗ tay và tươi cười nói rằng: "Hóa ra ánh sáng ở nơi đây."
A Diệu không hiểu nên hỏi lại nàng: "Gì cơ?"
"Là tên của huynh đó." Hiến Dung mỉm cười dịu dàng nhìn chàng, "Quang Minh có nghĩa là ánh sáng, đây là tên mà phụ mẫu đã đặt cho huynh. Ta nghĩ họ luôn mong muốn cả đời này của huynh có thể sống trong ánh sáng, thế nên huynh không cần phải ngước nhìn lên bầu trời nữa, bởi vì chính bản thân huynh đã là ánh sáng rồi."
Lúc này đây A Diệu đã hiểu ra, Dương Hiến Dung đang giảng giải về cái tên mà chàng đã bịa đặt ra cho mình. Sở dĩ chàng dùng tên [Quang Minh] cũng bởi vì liên quan đến Dương Yên. Năm đó, Dương Yên dựa trên cách phát âm của chàng, nàng ấy đã dùng nhành cây viết ra trên mặt đất một chữ [Diệu], Dương Yên nói rằng từ này có nghĩa là ánh sáng. Đó là lần đầu tiên A Diệu biết được ý nghĩa tên thật của mình.
Hiến Dung tiếp tục hỏi: "Hà Đông? Chẳng lẽ là nhà họ Liễu ở huyện Giải[2]?"
A Diệu có hơi sững sờ, chàng nói không nên lời: "À, cũng có thể."
Hiến Dung nhớ lại gia phả nhà họ Liễu mà mình đã từng đọc qua trong sách, nàng cười nói: "Họ Liễu ở huyện Giải đúng là một gia tộc có tiếng tăm, vào thời Hán gia tộc này có khá nhiều quan đại thần nổi danh. Tổ tiên đời trước chính là Liễu Hạ Huệ, ông sống rất mực đoan chính và luôn là người giữ mình trong sạch."
Vào thời Tào Ngụy, nhà họ Liễu ở huyện Giải đã từng có nhiều người làm quan trong triều. Khi gia tộc Tư Mã soán ngôi nhà Ngụy thì nhà họ Liễu là một trong số ít những gia tộc đã đứng lên chống đối thế nên đã khiến Tư Mã Viêm phật lòng, kết quả là những quan đại thần ấy bị ép phải từ quan và tìm một nơi để ẩn cư. Song, những người thuộc gia tộc họ Liễu đều có tính cách vô cùng thẳng thắn, họ không hề có sự sợ hãi, không luồn cúi và không bao giờ khuất phục trước quyền thế vì vậy thanh danh tốt đẹp của họ vẫn còn lưu truyền mãi ở Lạc Dương.
Kỳ thực A Diệu luôn ghi nhớ những gì chàng đã học được, nhưng không hiểu vì sao khi đứng trước mặt nàng, chàng lại hoàn toàn quên mất những câu chuyện gia phả vô vị đó. A Diệu lúng túng ngượng ngùng đáp: "Hình như......là vậy."
Hiến Dung liền thay đổi suy nghĩ của mình, nàng bật cười nói rằng: "Bản thân ta luôn miệng nói chán ghét những gia tộc quyền quý, thế nhưng khi nhắc đến những dòng họ thời xa xưa ta đều không kìm lại được mà nhớ đến những chuyện liên quan đến gia phả. Như vậy cũng đủ thấy, ta khó mà tránh khỏi tật xấu này."
Nàng ấy đã cố hết sức không ra dáng tiểu thư quý tộc rồi. Trong lòng A Diệu đang nghĩ vậy nhưng ngoài miệng chàng lại nói: "Người đời đều thế mà. Từ nhỏ đến lớn cô nương sống trong hoàn cảnh như vậy cũng đã tạo thành một thói quen khó bỏ rồi nên vừa nói liền thuận miệng thôi."
Hiến Dung xấu hổ gật đầu: "Ôi trời, thực ra ta biết rõ mười tám đời tổ tông của mấy gia tộc quyền thế này thì có ích lợi gì chứ? Nhưng mà lúc ta học có nghe lão sư nói rằng, việc đầu tiên khi hai người gặp mặt là phải thăm hỏi tổ tiên của nhau để tránh phiền lòng đôi bên."
Quan hệ huyết thống trong gia tộc là tiêu chí duy nhất để đánh giá một người ở thời đại này. Khi hai người lần đầu gặp gỡ, trước tiên phải thăm hỏi quê quán dòng họ của người kia cho rõ ràng để còn phân chia địa vị cao thấp, sĩ tộc thì chỉ nói chuyện với sĩ tộc. Tra cứu gia phả xong sẽ có sự phân biệt giai cấp dựa trên những mối quan hệ phức tạp đó.
Đến khi hai người họ thực sự bắt đầu nói về mọi thứ thì nửa canh giờ cũng đã trôi qua.
Ánh mắt A Diệu sáng rực, chàng nói: "Dựa theo khuôn phép của giới quý tộc, cô nương sẽ bắt đầu hỏi ta về mười tám đời tổ tông của Liễu gia phải không?"
Hiến Dung vội xua tay: "Không, không, ta không quan tâm chuyện này đâu. Huynh biết không, ta rất ghét tham dự vào những bữa tiệc linh đình không ngớt của các hoàng tử và các nhà quyền quý trong thành Lạc Dương này. Những bữa tiệc như thế luôn chỉ có ba kiểu trò chuyện: một là làm quen để kết thân, hai là ca tụng tổ tiên của nhau và cuối cùng là lan truyền đủ loại tin đồn. Mỗi lần nghe họ buôn chuyện, ta đều cảm thấy rất mệt mỏi chỉ muốn về nhà ngủ cho rồi."
A Diệu mỉm cười: "Nhưng nếu cô nương vẫn có ý định tiếp tục hỏi thêm nữa, không sớm thì muộn thân phận của ta cũng sẽ bị lộ tẩy. Tốt hơn hết hãy để ta tự thú nhận trước vậy." Chàng nhìn thẳng vào gương mặt linh hoạt ưa nhìn của Dương Hiến Dung, giọng điệu của chàng hết sức bình tĩnh: "Ta không phải người trong gia tộc họ Liễu ở huyện Giải, ta chỉ là......một người dân thường."
Nếu Cổ Li ở bên cạnh ngay lúc này, chắc chắn rằng nàng ta sẽ rất tức giận mà tát cho A Diệu một bạt tai. Cổ Li đã cố gắng sắp xếp cuộc gặp gỡ lãng mạn như thế này chỉ để chàng quyến rũ được trái tim của Dương Hiến Dung. Đừng nói đến việc đóng giả quý tộc, chỉ cần nàng ta giúp chàng đóng giả là một vương gia Tư Mã nào đó thôi, thì đối với năng lực của Cổ Li cũng không thành vấn đề. Thật sự không biết đêm nay A Diệu đã uống nhầm thuốc gì, vừa mới nãy chàng như bị Dương Hiến Dung cám dỗ nên mới tự nhận mình là một người dân thường. Bây giờ chẳng khác nào chàng tự nói với người khác rằng: Hai người không còn hy vọng nữa.
Trái lại Dương Hiến Dung không nghĩ nhiều như A Diệu, nàng chỉ cảm thấy có lẽ do nàng bàn luận hơi nhiều về gia phả của những nhà quyền quý trong sử sách đã khiến chàng có chút tự khinh bỉ thân phận mình. Nàng vội vàng lên tiếng xin lỗi: "Thực xin lỗi, ta không hề có ý coi khinh bất kỳ người dân thường nào cả."
"Ta hiểu. Cô nương từng nói rằng, trước mặt Đức Phật mọi người đều bình đẳng, vì vậy ta không muốn giấu giếm điều gì và cũng không cần phải giả bộ trước mặt cô nương." Chàng nhìn Dương Hiến Dung nhẹ nhàng hỏi, "Bây giờ, cô nương có thể nói cho ta biết......cô nương tên gì không?"
Nàng vui vẻ trả lời: "Tên của ta là Dương Hiến Dung."
A Diệu cố ý hỏi lại: "Là họ Dương sao?"
Hiến Dung đặt tay lên trán của mình và giả vờ phát ra tiếng "gầm gừ": "Đúng vậy đấy, chú sói xám ham ăn!"
A Diệu cảm thấy thích thú trước vẻ ngoài dễ thương của nàng, chàng mỉm cười và tiếp tục nói: "Quả nhiên ta đoán không sai, cô nương xuất thân từ một gia đình quý tộc. Ta nghe nói, họ Dương tuy hiếm nhưng lại là một trong bảy gia tộc lớn ở Lạc Dương. Chỉ tính riêng trong triều đại này đã có một Hoàng hậu và một số quan đại thần mang họ Dương rồi. Cô nương cũng thấy đấy, ta không rành lắm về các nhà quyền thế."
Hiến Dung thở dài: "Thật lòng mà nói ta rất chán ghét xuất thân sĩ tộc của mình. Bởi vì mai này, ta sẽ phải gả cho một nam nhân sĩ tộc mà ta rất không xem trọng."
Đôi mắt A Diệu ánh lên tia sáng lấp lánh, chàng nói: "Ta không quen thuộc các sỹ tộc ở Lạc Dương này, ta chỉ biết về sau rất có thể cô nương sẽ phải gả cho những gia đình quyền thế thôi. Nhưng nếu cô nương không lấy những nam nhân sĩ tộc đó thì chuyện gì sẽ xảy ra?"
"Hậu quả là, vì ta mà Dương gia sẽ bị thiên hạ chế giễu, từ đó về sau mọi người trong nhà ta không thể ngẩng đầu lên giữa các tầng lớp quý tộc được nữa." Nàng ngước mắt lên nhìn A Diệu và nở nụ cười gượng gạo: "Vì nguyên do ấy, nếu ta cứ khăng khăng không gả cho những gia tộc đó thì chỉ sợ rằng ta còn chưa kịp bước ra khỏi cổng chính Dương phủ thì đã bị người trong thị tộc ép phải treo dải lụa trắng lên xà nhà rồi. Cho dù ta may mắn thoát chết thì cũng sẽ bị xóa tên khỏi gia phả đồng nghĩa với việc bị đuổi ra khỏi nhà họ Dương, từ đó ta không còn là người trong gia tộc này nữa."
A Diệu choáng váng khi nghe nàng nói ra những lời ấy. Thủ đoạn như vậy thật sự rất tàn nhẫn. Đã thế thì còn ai dám vì tình yêu mà từ bỏ thân phận? Tất cả những việc làm này chẳng khác nào ngăn chặn con đường thăng quan tiến chức của những người dân thường và dồn họ vào bước đường cùng.
"À, đúng rồi......" Hiến Dung lấy từ trong tay áo ra cây trâm cài tóc có hình dạng kỳ lạ đó.
Hai mắt A Diệu sáng lên, vội vàng cầm lấy cây trâm từ trong tay nàng: "Hóa ra món đồ này ở cùng cô nương. Ta đi qua con đường đó mấy ngày nay và lục tìm khắp mọi nơi, gần như không bỏ qua từng bụi cỏ từng viên đá, ta còn tính treo thưởng thật lớn cho ai nhặt được nó nữa kìa!"
Nhìn dáng vẻ xúc động của chàng, trong lòng, Hiến Dung dâng lên cảm giác khó tả, nàng nghiêng người hỏi: "Chủ nhân của cây trâm này......là một người rất quan trọng với Liễu công tử ư?"
A Diệu cố nén cười, chàng im lặng một lúc rồi khẽ "Ừm": "Ta đến Lạc Dương cũng chỉ vì người đó."
Hiến Dung giả vờ như rất thoải mái, nàng nói: "Cây trâm này có kiểu dáng rất đặc biệt và được làm bằng răng sói. Chủ nhân của cây trâm này chắc hẳn có đôi mắt rất tinh tế."
Nàng thật không biết mình đã ăn nhầm phải thứ gì mà lại ra sức để tâm đến chàng như vậy. Cho dù trước đó nàng có chút ít nghĩ đến chàng trai khôi ngô tuấn tú này, nhưng sau khi chàng tiết lộ thân phận của mình thì nàng cũng nên cắt đứt mọi tơ tưởng trong lòng mới phải. Dù can đảm đến đâu, nàng cũng không dám mạo hiểm mà phạm sai lầm với thiên hạ rộng lớn ngoài kia và nàng cũng không muốn thách thức những nhà sĩ tộc đó cùng với nhiều phong tục truyền thống khác.
"E rằng ta cũng không biết." A Diệu chăm chú nhìn vào món đồ chàng đang cầm trên tay, ánh mắt chàng trở nên thâm sâu u tối: "Chủ nhân của cây trâm này......Ta chưa từng thấy qua......"
"Làm sao có thể......"
"Người đó rời đi khi ta mới ba tuổi. Ta làm sao có ấn tượng được?"
"Vậy người đó là......"
Hai mắt A Diệu trông thật tối tăm, chàng thở ra một hơi dài tựa như muốn đem những hỗn loạn trong lòng mà chàng đã đè nén tuôn ra cùng hơi thở ấy. Sau một hồi im lặng, chàng trả lời: "Là mẫu thân của ta."
A Diệu nhìn vẻ mặt của Dương Hiến Dung, rõ ràng nàng rất muốn hỏi nhưng lại sợ chàng có những chuyện riêng tư không tiện nói ra.
A Diệu nhớ lại, lần đầu tiên chàng gặp phải rất nhiều khó khăn khi biết đến tên của bà ấy. Làm sao có thể tìm thấy một người mà chàng chưa từng gặp qua bao giờ và còn đang sống mai danh ẩn tích nữa chứ? "Người đó" chỉ ném xuống trước mặt chàng một cây trâm làm bằng răng sói và nói rằng chàng nhất định phải lên đường gặp chủ nhân của cây trâm này.
Nàng vẫn không nén nổi sự tò mò nên đã mở miệng hỏi: "Tại sao mẫu thân lại bỏ rơi huynh?"
Trên mặt A Diệu hiện lên vẻ châm chọc, đôi con ngươi trở nên rét lạnh: "Cô nương có nói, những nữ nhi sĩ tộc không được phép gả cho dân thường. Vậy cô nương có biết, một nữ nhi tầm thường mà gả cho nhà quyền quý sẽ như thế nào không?"
Dương Hiến Dung cảm thấy khó hiểu.
A Diệu vẫn giữ nguyên vẻ mặt châm biếm chế nhạo đó, chàng nói: "Khi ta mới ba tuổi mẫu thân đã bỏ rơi ta và muội muội để bước chân vào nhà giàu sang quyền thế."
Hiến Dung nói "Ừ" nhưng rồi nhanh chóng che miệng lại.
A Diệu nhìn chăm chú cây trâm trên tay: "Đây là kỷ vật duy nhất bà ấy để lại cho ta......"
"Vậy là huynh tới đây để tìm mẫu thân?"
A Diệu cầm chặt cây trâm cài tóc trong tay, ánh mắt tràn đầy oán hận: "Nếu có thể lựa chọn, ta thà cả đời không gặp bà ấy!"
Một đứa trẻ bị mẫu thân bỏ rơi từ nhỏ như vậy, tất nhiên, trong lòng sẽ có sự căm ghét mẫu thân của mình. Dương Hiến Dung thở dài hỏi: "Vậy thì......vì điều gì mà huynh lại đến đây tìm bà ấy?"
Lửa giận trong mắt chàng lập tức tắt ngấm, giọng nói liền trở nên nghẹn ngào: "Bởi vì muội muội của ta......rất muốn nhìn thấy bà ấy......" Chàng thở dài, lo lắng nói, "Ngay sau khi được sinh ra, muội ấy đã mắc phải căn bệnh khó chữa nên sức khỏe rất yếu kém."
Nhắc đến Linh Nhi, ánh mắt A Diệu liền trở nên dịu dàng, khóe miệng chàng nở nụ cười: "Linh Nhi rất tốt tính và hiền lành, muội ấy hát hay hơn cả chim sơn ca, còn tài may vá thì còn giỏi hơn cả thợ may. Y phục trên người của ta đều là do muội ấy cắt may đấy."
Dương Hiến Dung ngắm nhìn y phục màu xanh trang nhã trên người A Diệu với những đường khâu tỉ mỉ và tinh xảo, cổ tay áo của chàng có thêu hoa văn hình Thao Thiết[3], nhìn kỹ vào những hoa văn đó nàng cảm thấy tài thêu thùa của cô nương ấy đúng là giỏi hơn cả những người thợ may hời hợt khác. Nàng không khỏi thốt lên lời tán thưởng: "Chẳng trách y phục của huynh không phô trương như những công tử giàu có kia. Muội muội Linh Nhi của huynh thật sự rất khéo tay và còn đối với huynh rất tốt nữa."
Nghĩ đến khuôn mặt luôn tươi cười với nét hiền lành ngây thơ của Linh Nhi, trong lòng A Diệu tràn đầy sự cảm khái: "Đúng vậy, nếu như không có muội ấy, ta sẽ không thể nào chống đỡ nổi trong nhiều năm như thế......"
Từ nhỏ, chàng là người luôn sống vì Linh Nhi. Vì muội ấy, chàng có thể làm rất nhiều việc gian khổ và luôn cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chi tiêu ăn uống để dành dụm tiền chữa bệnh cho muội muội của mình. Vì muội ấy, chàng có thể chịu đựng hết thảy mọi sự sỉ nhục và hành hạ. Để có thuốc cho Linh Nhi, chàng đã bán chiếc áo khoác chần bông duy nhất của mình dùng cho mùa đông lạnh giá. Vào năm chàng mười lăm tuổi, người Hung Nô đã phát động cho quân lính của họ chống lại nhà Tấn và triệu tập tất cả những đứa trẻ trên mười lăm tuổi làm nô lệ cho họ. Đó là lần duy nhất chàng rời xa muội muội của mình. Chàng nghĩ rằng nếu ra chiến trường thì mai này chàng và Linh Nhi có khả năng sẽ thoát khỏi thân phận nô lệ. Nhưng thật không ngờ, vận mệnh lại cho chàng gặp A Lạc......
"Linh Nhi sống tốt bụng như vậy và không hề muốn oán hận một ai, kể cả người đã bỏ rơi muội ấy không lâu sau khi sinh." Chàng chuyển hướng câu chuyện với chất giọng đầy trầm lắng và bi thương: "Thế nhưng......thầy thuốc lại nói rằng muội ấy không thể sống nổi trong vòng ba tháng nữa......"
Hiến Dung không thể nào tin được.
A Diệu âm thầm quan sát Hiến Dung, nhìn thấy vẻ mặt thương xót của nàng, khóe miệng chàng hiện lên tia giễu cợt, song chàng nhanh chóng khôi phục lại vẻ đau đớn xót xa: "Muội ấy nói, ước nguyện duy nhất trên đời này của muội ấy là được gặp mặt mẫu thân......"
Bản năng tình mẫu tử trong người Dương Hiến Dung liền trỗi dậy, nàng lo lắng nói: "Vậy huynh phải mau đi tìm mẫu thân càng sớm càng tốt."
"Nhưng mà vào năm đó, những nhà quyền thế đã xua đuổi hết thảy những người biết về mẫu thân của ta, phụ thân khi còn sống cũng chưa bao giờ kể cho ta nghe bất cứ điều gì về mẫu thân cả. Ta thậm chí còn không biết tên của bà ấy chứ đừng nói là hình dáng dung mạo, ta chỉ biết rằng bà ấy đã tái giá với người giàu sang nằm trong bảy đại gia tộc ở thành Lạc Dương. Tuy nhiên, mỗi gia tộc có đến hàng trăm người, chuyện tìm người giống như mò kim đáy bể vậy. Cho dù ta có tự mình đến Lạc Dương tìm bà thì cơ hội cũng rất mong manh."
Trong thời đại này, đối với việc đòi hỏi về "trinh tiết" của nữ giới cũng không khắt khe lắm. Những quan điểm đạo đức cứng nhắc và thậm chí là bi.ến thái về trinh tiết mãi cho đến thời nhà Minh hay nhà Thanh mới xuất hiện. Kể từ thời nhà Hán đến thời Tam Quốc, người nữ có thể từ bỏ phu quân của mình để tái giá với người khác, chuyện như vậy hết sức là phổ biến, thậm chí ngay cả Hoàng đế khi nạp thê thiếp cũng đều là những góa phụ hoặc những người nữ đã ly khai với phu quân họ. Vì vậy câu chuyện mà A Diệu đã kể về mẫu thân nghe có vẻ hoàn toàn hợp lý với Dương Hiến Dung. Vì muốn có một cuộc đời sung túc, bà ấy đã bỏ rơi phu quân và các con của mình để gả vào một gia đình giàu có. Giờ đây, hai người con cũng đã lớn, mà nhi nữ của bà lại đang lâm bệnh nặng khó bề sống tiếp và trước khi chết cô nương ấy muốn gặp mặt mẫu thân mình. Để thỏa mãn nguyện vọng cuối cùng của muội muội, chàng trai này đã đi đến Lạc Dương để tìm mẫu thân.
Đối với Hiến Dung câu chuyện này đã làm nàng cảm động!
Việc bày ra những lý do khiến Dương Hiến Dung thương cảm cho số phận của A Diệu, Cổ Li đã phải tốn rất nhiều công sức mới nghĩ ra được. Cái tên Thẩm Cẩm Tú đã mai danh ẩn tích từ lâu nên rất khó tìm, người trong giới quý tộc chỉ biết rằng phu nhân của Dương Huyền Chi là thứ nữ chính tông của gia tộc họ Tôn ở Sơn Đông và tên của bà ấy là Tôn Thiểu Hoa. Vậy nên nếu A Diệu nói thẳng rằng, người mà chàng đang tìm kiếm chính là mẫu thân của Dương Hiến Dung thì sẽ khiến nàng sợ hãi và rất dễ bứt dây động rừng. Những lời nói dối này không chỉ giành được thiện cảm của Dương Hiến Dung mà còn tiếp cận được nàng ấy một cách hợp tình hợp lý và có thể nói đây là mưu tính quá hoàn hảo.
Hai người vừa đi thêm được một lúc thì phía trước dần hiện ra một đại viện cao lớn, trong đêm tối nhìn nó thật uy nghiêm sừng sững. Dương Hiến Dung liền dừng bước, nàng chọn nơi có bóng tối và đứng khuất vào trong góc tường: "Nhà ta ở phía trước kia rồi."
A Diệu đã đến nơi đây xem thử nhiều lần, chàng đương nhiên biết rõ phía trước chính là Dương phủ, vậy thì nên thuận theo nàng ấy mà dừng bước tại đây.
Nếu đi thêm mấy bước nữa sẽ đụng phải đội tuần tra ban đêm của Dương phủ, thế nên Dương Hiến Dung buộc phải cáo biệt chàng tại nơi này. Nàng nói lời an ủi với công tử Liễu Quang Minh: "Huynh đừng vội nản lòng, ta sẽ giúp huynh tìm ra cách giải quyết."
A Diệu ngước mắt lên và nhìn Dương Hiến Dung với vẻ mặt tràn đầy hy vọng. Mọi sự sắp đặt tỉ mỉ cho đêm nay chính là điều mà chàng mong muốn.
Hiến Dung không ngừng nhìn về hướng nhà họ Dương, nàng lo lắng sẽ có người xuất hiện nên vội quay đầu lại hỏi: "Huynh sống ở đâu? Chiều mai ta sẽ tới tìm huynh."
A Diệu nói cho Dương Hiến Dung biết nơi ở và sau đó cáo từ nàng một cách nho nhã lễ độ.
Dương Hiến Dung đi bộ về đến Dương phủ và khi vừa tới cửa, nàng đã thấy Xuân Nhi lao ra khóc nức nở. Xuân Nhi tội nghiệp đã đứng ở cửa lo lắng chờ đợi tiểu thư của mình gần một canh giờ, nàng từng nghĩ về những điều tồi tệ nhất có thể và thậm chí còn muốn chết.
Hiến Dung vỗ vai người hầu của mình để giúp nàng ấy giải tỏa: "Ta không sao mà, đi thôi nào, mau vào nhà thôi."
Trong lúc Xuân Nhi đang gõ cửa, Dương Hiến Dung cảm thấy dường như có đôi mắt nào đó ở phía sau lưng nàng. Nàng lén quay đầu lại, thì ra là công tử Liễu Quang Minh đang đứng trong con hẻm nhỏ và dõi theo nàng.
Thấy Hiến Dung quay lại nhìn, A Diệu liền mỉm cười nhẹ với nàng rồi vẫy tay ra hiệu cho nàng nhanh vào nhà. Dương Hiến Dung không ngờ rằng chàng vẫn chưa rời đi mà âm thầm tiễn nàng cho đến cửa, trong lòng nàng như có một ngọn lửa ấm áp đang dần nhen nhúm.
Quản gia Dương Hỉ đích thân ra mở cửa, hắn vô tình đón đại tiểu thư vào nhà mà không hề hay biết. Thật ra, Dương Hỉ có một người con trai tên là Dương Quân, con trai của hắn rất muốn lấy Xuân Nhi và đương nhiên đó là điều mà hắn luôn mong muốn.
Cửa đại viện đóng lại, mọi vật liền trở nên tịch mịch vắng lặng. A Diệu bước ra khỏi bóng tối và ngẩng đầu nhìn lên tấm bảng to có đề hàng chữ Dương phủ được thiếp vàng trên nền đen. Đôi mắt chàng sâu thẳm khó có thể nhận ra.
*****
Năm năm trước đây.
Cuộc sống của chàng và Linh Nhi đã thay đổi đáng kể. Họ không phải sống trong những căn nhà dột nát nữa mà chuyển vào những ngôi nhà gạch khang trang. Chàng cũng không cần phải lao động nặng nhọc nữa mà đã có người tận tình lo cho chàng cơm ăn áo mặc.
Ban ngày, chàng có thể theo các học giả Hán Nho học cách đọc sách và viết chữ giống như con cái của các nhà quý tộc Hung Nô. Vì người Hung Nô không có chữ viết riêng nên bọn họ đều học theo tiếng Hán. Những đứa trẻ quý tộc đó không thích đọc sách nhưng riêng chàng lại rất thích.
Sau khi trở về nơi ở của mình, chàng vẫn tiếp tục chăm chỉ học hành giống như một miếng bọt biển khô hăng hái hấp thụ mọi chất dinh dưỡng. Mỗi đêm chàng ngủ chưa đến ba canh giờ, và bất cứ khi nào chàng thực sự thấm mệt vì đọc sách, chàng sẽ lấy kim châm vào ngón tay mình. Thời gian trôi qua, những ngón tay của chàng dày đặc những vết kim châm.
Linh Nhi nhìn thấy cảnh ấy thì rất đau lòng và hỏi chàng tại sao phải học cả ngày lẫn đêm vất vả như thế. Chàng nói: "Đáng lý ra huynh phải học cách đọc chữ và viết thư pháp từ sớm, nhưng mãi cho đến bây giờ khi huynh mười lăm tuổi mới bắt đầu học thì đã muộn hơn nhiều so với những người khác, vì thế huynh phải học hành chăm chỉ hơn mới bắt kịp họ."
Bất kể là bắn cung, kiếm thuật hay văn thơ, chàng đều học mọi thứ nhanh hơn người khác. Đó không phải là tài năng thiên bẩm của chàng mà do chàng biết cách nắm bắt mọi cơ hội. Thật ra, lúc mới bắt đầu học chàng hoàn toàn không đọc được một chữ nên đã bị đám trẻ quý tộc chê cười. Thế nhưng ba năm sau, dựa vào nghị lực của chính bản thân mình cùng với sự cần mẫn chăm chỉ học hành, chàng đã vượt qua mọi người và trở thành học trò giỏi trong mắt lão sư.
Đang nhớ về quá khứ trước đây của mình thì bỗng nhiên A Diệu nhớ ra điều gì đó. Đúng là còn một việc cuối cùng chàng phải làm cho xong trong đêm nay.
Chàng quay trở về nơi ở của mình và đi thẳng đến một gian phòng nằm ẩn náu ở phía sau khoảng sân Tam tiến[4]. Bên trong phòng, Cổ Li đang mặc chiếc áo ngủ mỏng manh trên người, nàng ta đang soi gương để tháo trang sức thì chợt nghe thấy tiếng leng keng, cánh cửa phòng được đẩy ra và A Diệu sải bước đi vào.
Cổ Li xoay người nắm lấy chiếc áo choàng trên ghế vội khoác vào: "Huynh bị thần kinh gì đấy, không biết bây giờ là giờ nào sao?"
"Tại sao cô lại diễn một vở kịch như vậy?" A Diệu nói với vẻ mặt rất bình tĩnh, từ đầu đến cuối chàng không hề nhìn đến sự ẩn hiện của lớp da thịt lấp ló bên trong bộ áo ngủ mỏng manh của Cổ Li. Chàng tiếp tục gặn hỏi: "Sao cô không nói trước với ta?"
Hóa ra là vì điều này. Cổ Li thở phào nhẹ nhõm, nàng ta nở nụ cười quyến rũ nói: "Kết quả không phải rất tốt sao? Chẳng nhẽ huynh không vui mừng khi trông thấy phản ứng của Dương Hiến Dung?"
Trong mắt A Diệu như phủ đầy hơi sương, chàng lạnh lùng nói: "Ta hoàn toàn không quan tâm đến phản ứng của nàng ấy! Ngược lại chính là cô, đừng làm những chuyện thừa thãi vô ích, coi chừng sẽ hỏng việc đấy!"
A Lạc nghe thấy có động tĩnh liền xông vào, vừa bước vào cửa hắn nhìn thấy A Diệu đang trừng mắt nhìn Cổ Li, thế nhưng Cổ Li vẫn mang dáng vẻ phong tình lẳng lơ như vậy giống như không có chuyện gì xảy ra với nàng ta. A Lạc cảm thấy kỳ lạ nên nhìn hai người họ và hỏi: "Hai người có chuyện gì sao?"
Trong hai người vẫn không có ai lên tiếng trước, A Lạc đành phải giảng hòa bằng cách hỏi sang chuyện khác: "Cổ Li, bước tiếp theo chúng ta nên làm gì đây?"
"Chúng ta nên bố trí sắp xếp phủ họ Liễu cho thật tốt để bất cứ lúc nào cũng có thể hoan nghênh Dương đại tiểu thư đến thăm."
A Diệu hết sức bất ngờ nhìn sang Cổ Li. Nàng ta bước về hướng A Diệu rồi đặt tay lên vai chàng: "Ta nghĩ, chắc chắn nàng ấy có hẹn thời gian gặp mặt với huynh rồi."
Cổ Li thực sự rất hiểu rõ về nữ giới đến mức nàng ta có thể đoán được từng chút tâm tư nhỏ nhặt và suy nghĩ của những nữ nhân khác. A Diệu gạt tay nàng ta xuống, chàng trầm giọng nói: "Là chiều mai."
Cổ Li mỉm cười đắc ý, nàng ta cầm lên một cuộn giấy cói từ trên chiếc bàn dài và đưa cho A Diệu nói rằng: "Hôm nay có người vừa đưa đến cho ta, huynh chỉ có một đêm để chuẩn bị mọi thứ."
Vào thời đại này, những cuốn sách có chữ viết được đóng buộc chỉ vẫn chưa xuất hiện, họ chỉ có thể viết chữ lên một cuộn giấy cói hoặc giấy da mà thôi. A Diệu mở cuộn giấy trong tay ra và nhìn thấy dòng chữ đầu tiên bên trong: [Gia phả của Liễu gia ở Hà Đông]
"Đây là gì vậy?"
"Ta đã dùng tiền để làm giả bản gia phả này. Huynh nhất định phải học thuộc lòng nó trước khi Dương Hiến Dung đưa huynh đi đến những đại gia tộc quyền quý."
Cổ Li hành động thật sự rất nhanh chóng. A Diệu cười khẩy và ném lại cuộn giấy cho nàng ta: "Ta đã nói với Dương Hiến Dung rằng ta không phải người nhà họ Liễu ở Hà Đông, ta chỉ là một người dân bình thường."
Cổ Li kinh ngạc: "Tại sao huynh lại nói thật với nàng ấy chuyện này? Không phải ta đã sắp xếp mọi thứ để huynh đóng giả là người con thứ ba chính tông của nhà họ Liễu từ lâu rồi ư? Những người sĩ tộc sẽ không qua lại với huynh nếu họ biết huynh chỉ là dân thường. Huynh muốn bị nhà họ Dương đuổi ra ngoài sao?"
Nàng ta đã tính toán mọi thứ rất chu toàn nhưng không ngờ A Diệu lại bày ra những quân bài không nên chơi như vậy. Nàng ta chợt hiểu ra liền tức giận thở gấp nói: "Huynh cố ý làm vậy! Huynh không muốn lấy người sĩ tộc. Huynh chỉ muốn tìm Thẩm Cẩm Tú thông qua Dương Hiến Dung nhưng lại không có ý muốn dụ dỗ nàng ấy, vậy nên lúc nãy huynh mới nói hoàn toàn không quan tâm Dương Hiến Dung nghĩ gì về huynh."
A Diệu không trả lời, đôi con người đen láy của chàng ánh lên tia sáng. Cổ Li nhìn đến khuôn mặt anh tuấn của A Diệu, nàng ta bật cười nói: "Không sao, ta vẫn còn rất nhiều cách."
A Diệu giận tím mặt, nắm lấy cánh tay Cổ Li không chút thương tiếc: "Nhiệm vụ của ta là giết Thẩm Cẩm Tú chứ không phải dụ dỗ cô nương ấy. Dù cô có dùng bao nhiêu cách đi chăng nữa, chỉ cần cô chạm vào điểm giới hạn của ta, ta tuyệt đối sẽ không bao giờ làm theo. Vậy nên cô còn có thể làm gì?"
Cánh tay của Cổ Li bị nắm đến phát đau. Nàng ta không vùng vẫy mà chỉ vừa cười khẩy vừa thở hổn hển nói: "Nếu Thẩm Cẩm Tú dễ bị giết như vậy, tại sao phải đợi đến bây giờ? Nữ giới khi yêu sẽ không giữ kín bất cứ điều gì với người mình yêu, thế nên nếu huynh không trở thành người yêu của Dương Hiến Dung, huynh sẽ không tìm được tung tích mẫu thân của nàng ấy đâu!"
A Diệu thả tay Cổ Li ra và bước ra ngoài, chàng đáp lại rằng: "Ta tự có cách riêng của mình."
"Huynh định từ từ chơi đùa với nàng ấy ư?" Cổ Li trừng mắt với bóng lưng của chàng, "Đừng quên chúng ta là ai. Nếu ở lại đây thêm một ngày sẽ càng nguy hiểm thêm một ngày đấy."
A Diệu dừng bước, chàng đứng một lúc nhưng không quay đầu nhìn lại mà tiếp tục đi ra ngoài. Cổ Li đưa cuộn giấy trong tay mình cho A Lạc với vẻ mặt lạnh lùng: "Đưa cho huynh ấy, để huynh ấy học thuộc lòng."
A Lạc vội vàng đuổi theo A Diệu. Nhìn thấy hai người rời đi, Cổ Li nở nụ cười nhẹ. Huynh muốn thoát khỏi sự trói buộc ư? Không dễ đâu, từ trước tới nay chỉ là sự sắp đặt để lót đường mà thôi, giờ đây trò chơi mới thật sự bắt đầu.
*****
[1]河东: quận Hà Đông còn được gọi là quận Triệu Dương (兆陽郡), là một khu vực lịch sử trong các triều đại nhà Tần và Hán của Trung Quốc cổ đại. Vào đầu triều đại nhà Tấn, Hà Đông quản lý chín huyện, bao gồm: An Ấp, Văn Hỷ, Viên, Phần Dương, Đại Dương, Y Thị, Giải, Bồ Phản và Hà Bắc. Hà Đông nằm ở phía đông của sông Hoàng Hà ở tỉnh Sơn Tây. Đến thời hiện đại ngày nay Hà Đông đổi tên là Vận Thành.
[2]解州: huyện Giải: tên gọi cũ là Giải Lương, Hà Đông (nay là Vận Thành, tỉnh Sơn Tây Trung Quốc). Huyện Giải là quê hương của Quan Vũ, một danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Đây là một huyện cổ có lịch sử rất lâu đời, có đền Guandi lớn nhất hiện nay ở phía tây.
Đây là một huyện cổ có lịch sử rất lâu đời, có đền Guandi lớn nhất hiện nay ở phía tây
(Haizhou Guandi Temple)
[3]饕餮: Thao Thiết: là một hình tượng thường được tìm thấy trên các vật dụng bằng đồng thời nhà Chu và nhà Thương. Thiết kế thường có hình dạng một gương mặt chính diện của thần thú, đối xứng hai bên, với cặp mắt to và thường không có phần hàm dưới. Một số người cho rằng hình tượng này có thể được tìm thấy trong các mảnh ngọc ở thời đại đồ đá mới.
Một số người cho rằng hình tượng này có thể được tìm thấy trong các mảnh ngọc ở thời đại đồ đá mới
[4]三進: Tam tiến: là khoảng sân nhỏ nằm trong ngôi nhà Tứ hợp viện hình chữ "Nhật"(日). Trong một sân vườn của Tứ hợp viện, Nhất tiến là dãy nhà có cửa ra vào, Nhị tiến là sảnh, Tam tiến hoặc sau Tam tiến là phòng ngủ hoặc nhà trong, tức không gian hoạt động của phụ nữ và gia quyến, người thường không được tùy tiện bước vào. Nơi này được thiết kế đặc biệt dành cho những người phụ nữ không thường ra khỏi phòng. Phụ nữ thời cổ đại phải tuân theo tam tòng tứ đức, nếu không có sự cho phép thì không được xuất đầu lộ diện. Vào thời xưa chỉ những nhà khá giả mới có thể sống trong một ngôi nhà như vậy.
Bình luận truyện